Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tìm hiểu di tích đình trường lâm phường việt hưng quận long biên tp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA BẢO TÀNG
**************

LƯƠNG THÚY HỒNG

TÌM HIỂU DI TÍCH ĐÌNH TRƯỜNG LÂM
( PHƯỜNG VIỆT HƯNG –QUẬN LONG BIÊN –TP HÀ NỘI )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:PGS.TS. NGUYỄN VĂN TIẾN

HÀ NỘI - 2010


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và làm việc nghiêm túc, được sự giúp đỡ chỉ
bảo tận tình của các thầy cơ giáo, tơi đã hồn thành bài khóa luận này.
Đầu tiên tơi xin được dành lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới PGS-TS.
Nguyễn Văn Tiến người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và chỉ bảo cho tôi từ
khi nghiên cứu xây dựng đề cương đến lúc hồn thiện bài khóa luận. Tơi cũng
xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Bảo Tàng Trường Đại học
Văn hóa Hà Nội, các bạn bè đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tơi
hồn thiện bài khóa luận này.
Qua đây tơi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ về tư liệu của Ủy ban
Nhân dân Quận Long Biên. Bác Âu Xuân Kiên Trưởng ban quản lý di tích đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình khảo sát, tiếp cận di tích đình
Trường Lâm.
Là một sinh viên năm thứ tư chưa được tiếp xúc nhiều với thực tế, kiến thức


cịn hạn chế, chắc hẳn khóa luận của tơi cịn nhiều kiếm khuyết. Kính mong
nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp để khóa
luận được tiến bộ hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 6 năm 2010
Sinh viên

Lương Thúy Hồng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ ĐÌNH TRƯỜNG LÂM .................... 4
1.1: VÀI NÉT VỀ ĐỊA DANH VÀ CƯ DÂN NƠI DI TÍCH TỒN TẠI. .... 4
1.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .......................................................... 4
1.1.2.Lịch sử hình thành làng Trường Lâm .................................................... 4
1.1.3.Các giá trị văn hóa truyền thống ............................................................ 6
1.1.3.1. Truyền thống lao động :.................................................................. 6
1.1.3.2. Truyền thống văn hóa: .................................................................... 8
1.1.3.3. Truyền thống cách mạng : ............................................................ 11
1.2 : LỊCH SỬ ĐÌNH TRƯỜNG LÂM ........................................................ 12
1.2.1. Lịch sử hình thành và tồn tại của đình Trường Lâm .......................... 12
1.2.2. Sự tích thành hoàng làng .................................................................... 14
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI ĐÌNH
TRƯỜNG LÂM ................................................................................................. 21
2.1. GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT: .............................................. 21
2.1.1. Không gian cảnh quan kiến trúc ......................................................... 21
2.1.2 Bố cục mặt bằng tổng thể .................................................................... 22
2.1.2.1. Bình phong.................................................................................... 23

2.1.2.2. Thủy đình ...................................................................................... 23
2.1.2.3. Khu nhà tưởng niệm Bác Hồ ....................................................... 24
2.1.3. Kết cấu kiến trúc và nghệ thuật trang trí đình Trường Lâm....... 25
2.1.3.1. Nghi môn ...................................................................................... 25
2.1.3.2. Tiền tế ........................................................................................... 27
2.1.3.3. Đại đình......................................................................................... 30
2.1.3.4.Thiêu hương ................................................................................... 34
2.1.3.5. Hậu cung ....................................................................................... 34
2.1.3.6.Tả vu – hữu vu ............................................................................... 36
2.2. CÁC DI VẬT TRONG DI TÍCH ........................................................... 36
2.2.1.Di vật bằng gỗ ...................................................................................... 37
2.2.2.Di vật vải .............................................................................................. 47
2.2.3.Di vật sứ ............................................................................................... 48
2.2.4.Di vật bằng giấy ................................................................................... 48
2.3. LỄ HỘI ĐÌNH TRƯỜNG LÂM ............................................................ 49
2.3.1. Thời gian và khơng gian diễn ra lễ hội đình Trường Lâm ................. 50
2.3.2. Lịch lễ hội ........................................................................................... 51
2.3.3. Công việc tổ chức chuẩn bị................................................................. 52
2.3.4.Quy mơ lễ hội....................................................................................... 53
2.3.5.Diễn trình lễ hội ................................................................................... 54
2.3.5.1.Các nghi lễ chính: .......................................................................... 54
2.3.5.2.Các trị chơi dân gian trong lễ hội đình làng Trường Lâm ............ 60
2.3.5.3. Diễn xướng nghệ thuật dân gian ................................................... 62
2.3.6.Giá trị của lễ hội dân gian đình làng Trường Lâm .............................. 62


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN PHÁT
HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ĐÌNH TRƯỜNG LÂM .......................................... 65
3.1. THỰC TRẠNG DI TÍCH, DI VẬT VÀ TỔ CHỨC LỄ HỘI ĐÌNH
TRƯỜNG LÂM.............................................................................................. 65

3.1.1. Thực trạng di tích đình Trường Lâm .................................................. 65
3.1.2.Thực trạng các di vật............................................................................ 67
3.1.3. Thực trạng lễ hội đình Trường Lâm ................................................... 67
3.2. Một số giải pháp bảo tồn di tích đình Trường Lâm ............................ 69
3.2.1. Các giải pháp bảo tồn kiến trúc .......................................................... 69
3.2.2 . Bảo quản các di vật trong di tích ....................................................... 73
3.2.3.Bảo tồn lễ hội cổ truyền ....................................................................... 73
3.2.4. Một số giải pháp về quản lý và bảo vệ di tích .................................... 74
3.3.KHAI THÁC VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ĐÌNH TRƯỜNG
LÂM................................................................................................................. 74
3.3.1. Những giá trị của di tích đình Trường Lâm ........................................ 74
3.3.2. Một số giải pháp khai thác phát huy giá trị của di tích ....................... 75
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 78
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, nơi hội tụ kết tinh những tinh hoa văn hóa
của dân tộc, nơi hun đúc trí khí, tài năng và lịng dũng cảm. Nơi tỏa sáng rực rỡ
những giá trị của mảnh đất “ Ngàn năm văn vật “ thơng qua các di tích lịch sử
văn hóa lắng đọng hồn núi sơng việt nam, là minh chứng cho lịch sử ngàn năm
của thủ đô Hà Nội hào hùng , văn minh và thanh lịch.
Năm 2010 là năm diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại.Trong đó việc tổ chức
kỉ niệm các ngày lễ lớn là một hoạt động trọng tâm : Kỷ niệm 80 năm ngày
thành lập Đảng cộng sản việt nam (03/02/1930 – 03/02/2010 ) ; Kỷ niệm 35 năm
ngày giải phóng hồn toàn miền nam thống nhất đất nước (30/4/197530/4/2010) ; kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 19/5/2010 ) ; 20 năm tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa liên hợp quốc
(unesco) cơng nhận Hồ Chí Minh là “ Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa
kiệt xuất việt nam “ ( 1990 - 2010 ) ; Kỷ niệm 65 năm cách mạng tháng tám

(19/8/1945 - 19/8/2010 ) ; Quốc khánh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
( 02/9/1945 – 02/9/2010 ) và đặc biệt là đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long –
Hà Nội, là một sự kiện lịch sử trọng đại mà mỗi người dân việt nam từng ngày
hướng đón.
Di tích lịch sử văn hóa là những biểu hiện cụ thể và dễ nhận biết về bản sắc
văn hóa, biểu đạt sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của dân tộc. Là bằng chứng
xác thực nhất của văn hóa cho những ngươi đang sống nhận thức được xã hội và
những gì đã qua, là phương tiện để giao lưu văn hóa giúp các dân tộc hiểu biết
lẫn nhau, là thông điệp của quá khứ gửi lại cho hiện tại và tương lai. Vì vậy,
nghiên cứu về di tích lịch sử văn hóa Hà nội sẽ giúp ta thấy được những giá trị
lịch sử và văn hóa của thủ đơ Hà nội. Để từ đó có những biện pháp nhằm bảo
tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
- Hà nội.
Quận Long Biên là một quận mới được thành lập trên cơ sở tách một phần đất
tự nhiên và dân số của huyện Gia lâm. Quận Long Biên nằm ở bờ bắc sông
Hồng, nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng trong việc giao lưu
kinh tế, văn hóa của đất nước. Cũng như nhiều vùng đất cổ của đồng bằng sông
Hồng, Long Biên chứa đựng trong mình nhiều giá trị lịch sử văn hóa đặc sắc, là
vùng đất có truyền thống lâu đời – vùng đất “ địa linh nhân kiệt ” trong đó có
những di tích được nhiều ngươi biết đến ; khu di tích Bắc Biên ( Ngọc Thụy )
nơi đây là quê hương của người anh hùng Lý Thường Kiệt ; Đền Trấn Vũ thờ
Huyền Thiên Thượng Đế là hiện thân của sức mạnh trị thủy ; Đình Lệ Mật thờ
Hồng Q Cơng, người có cơng khai phá vùng đất phía tây thành Thăng long
và lập “ Thập tam trại “ …về di sản văn hóa phi vật thể. Long Biên cịn là nơi
lưu giữ được loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc như: Chèo ở Giang Biên,
múa Ải Lao ở đình Hội Xá ( Phúc Lợi ) , múa Giảo Long ở đình Lệ Mật, múa
 1
 



Lột Rắn ở đình Trường Lâm ( việt Hưng ) và nhiểu trò chơi dân gian rất độc đáo
như Bịt mắt bắt dê, bắt trạch trong chum, kéo co ngồi …mang đậm nét văn hóa
của vùng kinh bắc xưa. Các di tích lịch sử văn hóa và lễ hội truyền thống dân tộc
thực sự gắn bó với cuộc sống của mỗi người dân. Đây là một nét sinh hoạt văn
hóa tinh thần của quảng đại quần chúng nhân dân, góp phần quan trọng vào
việc gìn giữ tinh hoa văn hóa dân tộc, tạo tiền đề cho việc xây dựng “ nền văn
hóa việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ”.
Nhận thức được tầm quan trọng của di tích lịch sử văn hóa và di tích cách
mạng kháng chiến, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta bước vào
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiêp hóa – hiện đại hóa. Để có thể xây dựng đất nước
vững mạnh, sánh ngang bạn bè quốc tế, một trong những nhiệm vụ quan trọng
và cấp bách là phải tập trung huy động mọi nguồn lực xã hội để làm tốt công tác
bảo tồn, tu bổ, phục hồi các di tích lịch sử văn hóa. Đây là cơng việc cần thiết
cho mọi thời đại và cũng là tư tưởng chỉ đạo được nêu bật trong các nghị quyết
của Đảng và Nhà nước ta.
Là sinh viên năm thứ 4 khoa Bảo tàng, trường Đại học Văn hóa Hà nội, tơi đã
được học nhiều mơn chun ngành về Bảo tàng, di tích lịch sử và bảo tồn di tích
lịch sử văn hóa. Bằng những hiểu biết chuyên môn tôi mong muốn được góp
một phần sức lực của mình vào cơng cuộc tìm hiểu, bảo tồn, khai thác và phát
huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa. Được sự gợi ý của các thầy cô trong khoa
Bảo tàng và sự đồng ý của PGS - TS. Nguyễn Văn Tiến, tôi đã chọn đề tài “Tìm
hiểu di tích Đình Trường Lâm, xã Việt Hưng – huyện Gia Lâm – Hà nội “ ( nay
là phường Việt Hưng – quận Long Biên – thành phố Hà nội ) làm bài khóa luận
tốt nghiệp ra trường.
2.Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu vùng đất, con người và văn hóa thơn Trường Lâm gắn liền với lịch
sử ra đời và q trình tồn tại của ngơi đình.
- Tìm hiểu các giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học, kiến trúc nghệ thuật và
lễ hội của di tích đình Trường Lâm.
- Đánh giá thực trạng và nêu giải pháp bảo tồn , phát huy giá trị của di tích.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận là di tích đình Trường Lâm ở thơn
Trường Lâm – phường Việt Hưng – quận Long Biên – Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: nghiên cứu di tích đình Trường Lâm gắn liền với quá trình
hình thành, tồn tại của di tích từ khi khởi dựng cho đến nay.

 2
 


Về khơng gian: nghiên cứu di tich đình Trường Lâm trong khơng gian
lịch sử văn hóa phường Việt Hưng – quận Long Biên – Hà Nội.
4.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để xem xét những sự vật
và hiện tượng phát triển theo quy luật tất yếu khách quan.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành : bảo tàng học, bảo tồn di tích lịch sử văn
hóa, khoa học lịch sử, khảo cổ học, dân tộc học, xã hội học…
- Phương pháp điền dã gồm: khảo sát thực địa, quan sát, mô tả, đo vẽ, chụp
hình, điều tra hồi cố.
- Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp các nguồn tài liệu đã có ở di tích và
các nghành khác.
5. Bố cục khóa luận:
Ngồi phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khóa luận kết cấu thành 3 chương:
- Chương I: Tổng quan về diễn trình lịch sử đình Trường Lâm
- Chương II: Giá trị kiến trúc, nghệ thuật và lễ hội đình Trường Lâm
- Chương III: Thực trạng và những biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị
của di tích đình Trường Lâm,

 3

 


CHƯƠNG 1: DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ ĐÌNH TRƯỜNG LÂM
1.1: VÀI NÉT VỀ ĐỊA DANH VÀ CƯ DÂN NƠI DI TÍCH TỒN TẠI.
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm của
huyện Gia Lâm trên km số 7 quốc lộ 1A, nơi giao nhau của hai quốc lộ chính:
quốc lộ 1A và quốc lộ 5 gặp nhau ở ngã 3 Cầu Chui. Đây là cửa ngõ của thủ đô
Hà Nội giao lưu với các tỉnh phía bắc và 4 tỉnh Hưng n, Hải Dương, Hải
Phịng, Quảng Ninh.
Đình Trường Lâm thuộc địa phận làng Trường Lâm, xã Việt Hưng – huyện
Gia Lâm – Hà Nội. Đây là một đơn vị hành chính mới chuyển từ xã lên phường.
Nhìn trên bản đồ hành chính, xã Việt Hưng nằm về phía đơng bắc thủ đơ Hà Nội
và có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc và phía Tây giáp thị trấn Đức Giang
- Phía Đơng giáp xã Giang Biên và Hội Xá
- Phía Nam giáp xã Gia Thụy
Từ trung tâm thành phố Hà Nội chúng ta có thể đến phường Việt Hưng và
thăm khu di tích Đình Trường Lâm theo con đường sau: Từ Hà Nội qua cầu
Chương Dương hoặc Long Biên đến đường Nguyễn Văn Cừ qua thị trấn Gia
Lâm trên quốc lộ 1A qua cầu Chui và ngã Ba với đường 5 đi 7km là đến Trường
Lâm. Đến Hội đồng Nhân dân thị trấn Đức GIang gần cây số 163 thì rẽ phải đi
trên đường nhựa qua cổng xí nghiệp ơ tơ hai và qn đội là đến trước sân đình.
Đường đi thuận tiện cho tất cả các phương tiện giao thông bộ. Trường Lâm cách
sân bay Gia Lâm hơn 4km đi qua đoạn quốc lộ 1A và đường quốc lộ 5. Nằm ở
vị trí như vậy, phường Việt Hưng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh
tế nông ngư nghiệp cũng như giao lưu buôn bán với các địa bàn dân cư lân cận
từ đó đẩy mạnh phát triển mọi mặt đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của địa
phương.

1.1.2. Lịch sử hình thành làng Trường Lâm
Gia Lâm là mảnh đất nằm ở phía đơng bắc của thủ đơ Hà Nội, có bề dày lịch
sử truyền thống lâu đời. Đất này xưa kia vào thời Hùng Vương ( thiên niên kỷ I
– TCN ) thuộc bộ Vũ Ninh của nhà nước Văn Lang. theo sách “ Đại việt sử ký
toàn thư “, Gia Lâm được thành lập thành một quận và có tên chính thức là Gia
Lâm từ thời nhà Lý. Đến thời Trần, quận Gia Lâm được đổi thành huyện thuộc
lộ Bắc Giang. Năm thứ 3 niên hiệu Minh Mệnh (1822) , huyện Gia Lâm thuộc
phủ Thuận An – trấn Kinh Bắc. Thời kỳ pháp thuộc Gia Lâm vẫn thuộc tỉnh Bắc
Ninh. Mãi đến năm 1961, theo nghị quyết của Quốc hội nước Việt nam Dân chủ
Cộng hòa kỳ họp thứ 2 ngày 29/4/1961 và quyết định của thủ tướng chính phủ
ký ngày 31/5/1961 quy định địa dư hành chính huyện Gia Lâm là một huyện
 4
 


ngoại thành của thủ đô Hà Nội gồm quận 8, huyện Gia Lâm và một số xã huyện
Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành (Bắc Ninh) và huyện Văn Giang (Hưng Yên).
Xã Việt Hưng thuộc huyện Gia Lâm, sau cách mạng tháng tám 1945 xã Việt
Hưng có tên là Bái Lâm Thượng. Đến năm 1948 nhập với 3 làng Mai Phúc, Sài
Đồng, Gia Thụy và lấy tên là Việt Hưng. Như vậy xã Việt Hưng có 7 thơn là: Lệ
Mật, Trường Lâm, Kim Quan, Ô Cách, Gia Thụy, Mai phúc, Sài Đồng.
Tháng 10 năm 1954 tiếp quản thủ đô Hà Nội, chính quyền thành phố thành
lập 8 quận gồm 4 quận nội thành và 4 quận ngoại thành. Việt Hưng là một xã
thuộc quận VIII ngoại thành Hà Nội. Cuối năm 1955 khi cải cách ruộng đất xã
Việt Hưng còn 4 thôn : Lệ Mật , Trường Lâm , Kim Quan , Ơ cách. 3 thơn :
GiaThụy , Mai Phúc , Sài Đồng lại tách ra thuộc xã Tiến Bộ. Đến năm 1961
Việt Hưng là một trong 31 xã của huyện Gia Lâm. Năm 1982 hai thị trấn mới
của huyện Gia Lâm được thành lập là Sài Đồng và Đức Giang , cũng năm này
thơn Ơ Cách tách khỏi xã Việt Hưng để nhập vào thị trấn Đức Giang. Sau nhiều
lần đổi thay địa danh, địa giới, tính đến cuối năm 2003 xã Việt Hưng gồm 3 thôn

Trường Lâm – Kim Quan – Lệ Mật thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội
và đến ngày 6 tháng 11 năm 2003 theo nghị định số 132 – NĐ/CP của Chính
phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam, xã Việt Hưng trở thành phường
Việt Hưng gồm 12 tổ dân phố, thuộc khu dân cư
( Trường Lâm – Kim Quan
– Lệ Mật ) trực thuộc Quận Long Biên, thành Phố Hà Nội.
Long Biên là một quận của Hà Nội mới được thành lập vào tháng 11 năm
2003 theo quyết định số 132/NĐ của chính phủ trên cơ sở diện tích đất tự nhiên
của các xã và thị trấn của huyện Gia Lâm như xã: Thượng Thanh, Giang Biên,
Ngọc Thụy, Long Biên, Việt Hưng, Hội Xá, Cự Khối, Thạch Bàn, Gia Thụy và
các thị trấn như : Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng.
Làng Trường Lâm ( nay là cụm dân cư Trường Lâm ) là một trong những
ngơi làng cổ có lịch sử tồn tại lâu đời của vùng đất Gia Lâm.
Làng Trường Lâm khởi đầu là có tên là Lâm Ấp , được lập nên đầu thế kỷ 17
Sau cuộc chiến nam bắc triều nhà Lê năm 1592 . Cuộc chiến kết thúc, đất nước
thanh bình. Nhà vua đã chăm lo cuộc sống cho công thần tướng sĩ, theo luật lệ
thời bấy giờ các văn quan võ tướng có cơng đều được nhà vua ban cấp ruộng đất
để lập điền trang thái ấp giúp vua trị vì thiên hạ và an hưởng thái bình.
Năm cụ tổ họ ở Trường Lâm lúc đó được ban cấp chung ruộng đất ở một xứ
để lập ấp, cùng nhau làm ăn sinh sống. Các cụ đều là người gốc Chiêm Thành,
sau khi được ban phát ruộng đất, các cụ đã đem các phái tộc của mình và một số
dân cư các nơi đến sinh cơ lập nghiệp và quy thành từng họ, lập thành Lâm Ấp.
Lâm Ấp có 5 dịng họ là: họ Âu, họ Lương, họ Hà, họ Nguyễn và họ Tán. Lâm
Ấp được lập ở ven đê sông Nguyệt ( Nay là sông Đuống ) giáp với Thượng Cát.
Dân cư đã sống trên mảnh đất Lâm Ấp được trên 100 năm, cuộc sống ổn định,
dân cư ngày càng phát triển đã xây dựng cả đình , chùa có cả cây đa , giếng
 5
 



nước. Riêng dịng họ Tán khơng phát triển mà ngày càng mai một, tiêu vong.
Sau cịn một vài gia đình phải sát nhập vào với họ Hà. Cho nên sau này chỉ còn
4 họ. Dân Lâm Ấp đang đà thịnh vượng, đến khoảng giữa thế kỷ 18 một việc bất
ngờ đã làm cho dân Lâm Ấp dẫn đến hoang mang tan rã. Đó là sự kiện do sự
ghen ghét giàu nghèo, gái trai vô sắc của các vùng lân cận. Họ đã nhẫn tâm vứt
một xác hủi xuống giếng nước ăn của dân Lâm Ấp, làm cho dân Lâm Ấp ghê sợ
phải lấp ngay giếng nước. Dân Lâm Ấp lấp giếng bằng đất đá, rơm rạ thành
đống đất cao, nên ngày nay mới có tên gọi Gị Giếng ra lưu truyền từ đó. Dân
Lâm Ấp hoang mang chán nản khơng muốn ở gần kẻ xấu , nên rủ nhau tìm đất
di cư. Ruộng đất thì nhiều nhưng dân Lâm Ấp chỉ chọn hai nơi để di cư. Một số
dân đã tự nguyện xin ra đồng ngoài lập trại, làm ăn giữ đất giữ đồng, gọi là Trại
Lâm Ấp, sau phát triển thành làng câu cá, ngày nay gọi là làng Ngọc Lâm. Phần
lớn số đông di cư xuống cánh đồng giáp Kim quan lập trại. Xóm trại ra đời từ
đó, gọi là Huê lâm trại. Dân xóm trại sống yên vui nên số dân Lâm ấp còn lại
sau này cũng chuyển hết xuống xóm trại ở. Dân Lâm ấp bỏ hẳn nơi ở cũ để cày
cấy trồng khoai, đỗ. Vì vậy mới có khu đồng mang tên là Đồng đỗ.
Dân Lâm ấp sinh sống ở xóm trại yên ổn nhiều năm, đến đầu thế kỷ XIX
trong làng nổi lên trộm cướp, hỗn loạn, đời sống làm ăn vất vả và khó khăn. Các
cụ dân xóm trại lại phải bói tìm đất mới để di cư cho yên dân vui xóm. Dân trại
đã đồng tâm tìm thầy địa lý và chọn đất dựng đình là chỗ hiện nay với tên gọi
lúc đầu là Hoa Lâm. Sau đến năm 1841đổi tên thành Trường Lâm sở.
Làng Trường lâm sở dược quy hoạch thành bốn xóm, đình chùa ở giữa như
ngày nay. Trải qua thời kỳ phát triển khá dài tên làng vẫn được sử dụng và lưu
truyền mãi. Về sau này tên làng bỏ chữ sở ở cuối chỉ lấy là Trường lâm, tên làng
từ đó được lưu truyền, tồn tại cho đến ngày nay cùng với bao nhiêu những thăng
trầm trôi nổi của các thế hệ cụ kỵ cha ông chúng ta.
1.1.3. Các giá trị văn hóa truyền thống
Phường Việt Hưng khơng có nhiều nghề thủ cơng truyền thống đặc sắc, cũng
khơng phải là một vùng đất giàu có trù phú về sản vật. Nhưng người dân nơi đây
luôn cảm thấy tự hào bởi những giá trị văn hóa truyền thống mà cha ông ta để

lại, các thế hệ người dân Việt Hưng ln ra sức gìn giữ những giá trị văn hóa ấy
như những gì q báu và thiêng liêng nhất.
1.1.3.1. Truyền thống lao động :
Từ xa xưa trên vùng đất Việt Hưng có 3 làng cổ: Trường Lâm, Kim Quan, Lệ
Mật và đến năm 1943 có thêm làng Ơ Cách. Cũng như các cộng đồng cư dân
của dân tộc Việt Nam nói chung, người dân nơi đây có truyền thống quý báu cần
cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Về kinh tế, ba làng Lệ Mật, Trường Lâm,
Kim Quan sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước “canh nông vi bản” là
phương thức sản xuất cơ bản, chủ đạo. Nhân dân có truyền thống cần cù chịu
khó, một nắng hai sương mới làm ra hạt thóc, bắp ngơ, củ khoai. Ngày nay trong
 6
 


bối cảnh chung nền kinh tế có nhiều biến chuyển, người nông dân nếu chỉ đơn
thuần làm ruộng, cấy lúa sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Làng Trường
lâm đã nỗ lực vươn lên làm thêm nghề phụ, nhiều hộ gia đình đã mở các cửa
hàng kinh doanh với nhiều mặt hàng đa dạng phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng đang ngày càng tăng của nhân dân. Bên cạnh đó, có một số gia đình thốt
ly nơng nghiệp đi làm nghề mộc đóng tủ, bàn ghế…đi làm ở các cơng sở, nhà
máy, nên đời sống nhân dân có nhiều cải thiện. Cơ cấu lao động trong thơn cũng
vì thế có sự thay đổi, tỷ lệ người làm nơng nghiệp giảm, tỷ lệ công nhân, tiểu
thương tăng. Đời sống vật chất của dân làng ngày càng được nâng cao, cái
nghèo khó và vất vả cũng bớt đi phần nào.
Làng Lệ Mật có nghề phụ độc đáo: nam giới bắt rắn, bắt ếch, nữ giới bắt cua,
tát vét , bắt cá, tôm, cua ,ốc. Đây là nghề gia truyền của làng từ đời này qua đời
khác, lưu truyền cho đến ngày nay.Từ khi kinh tế thị trường phát triển thì nghề
kinh doanh mổ rắn ngâm rượu, chế biến rắn thành các món ăn đặc sản “rắn rán,
rắn sào miến, rắn sào xả ớt, da rắn chiên giòn, rắn hầm thuốc bắc, chả rắn…”.
Hiện nay ở Lệ Mật đã hình thành hàng chục nhà hàng đặc sản rắn có tiếng vang

trong khu vực huyện, quận, thành phố, trong cả nước, ngoài nước như : Trần
Bân, Quốc Triệu, Xuân Chu, Thanh Đạo…vào những ngày lễ, cuối tuần du
khách thập phương kéo đến các cửa hàng có tên tuổi trên để thưởng thức các
món ăn đặc sản rắn của Lệ Mật làng cổ ngày xưa và Lệ Mật đã trở thành phố
như ngày nay.
Làng Ơ Cách khơng có đất làm ruộng, chỉ có nghề làm dây chuỗi, nghề truyền
thống của làng:
“Quán chuối gần bến Bồ Đề
Có sơng tắm mát, có nghề làm dây
u nhau thì cứ về đây
Suốt ngày dan díu xe dây, vặn thừng”
Tên Quán chuối - tên gắn với nghề truyền thống của quê hương làm dây
chuỗi. Quê Quán Chuỗi đã có người được “cửu phẩm về nghề dây”. Trước cách
mạng tháng 8 năm 1945. Nhân dân làng Quán Chuối làm dây thừng đem bán ở
bên kia sơng Hồng (gần Ơ Quan Chưởng – Hà Nội ngày nay). Khách hàng ở các
nơi về đây để cất bn, ai mua nhiều thì sang quê. Nghề dây làng Ô Cách phục
vụ cho kháng chiến chống pháp và trong thời kỳ chống mỹ, dây dùng làm lưới
ngụy trang ở các trận địa pháo che mắt quân thù làm chúng không phát hiện
được mục tiêu để thả bom,khiến bộ đội ta đã bắn hạ được nhiều máy bay địch.
Hiện nay tại Ô cách một số gia đình vẫn giữ nghề quay dây, vặn thừng. Nhân
dân vẫn có ý thức giứ gìn nghề truyền thống kết hợplàm bằng máy móc và thủ
cơnglàm bằng máy móc và thủ công, đa dạng nguyên liệu (dừa, đay, gai, tre,
giang…) để mãi mãi lưu truyền xứng đáng với tên Quán Chuối ngày xưa – Ô
Cách ngày nay.
 7
 


Đến thăm phường Việt Hưng khách tham quan sẽ không khỏi ngạc nhiên trước
tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng ở nơi đây. Những ngôi nhà tranh tre nứa tạm bợ

khi xưa đã khơng cịn nữa, thay vào đố là những tòa nhà cao tầng mọc lên như
nấm. Hệ thống cơ sở vật chất điện, đường, trường, trạm cũng được xây dựng
mới khang trang hiện đại. Theo thống kê đến năm 2003 tồn phường Việt Hưng
có: 9067 nhân khẩu – số hộ 2091, trong số đó có tới 216 hộ giàu chủ yếu là các
hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất và chế biến.
1.1.3.2. Truyền thống văn hóa:
Thơn Trường Lâm có 2 chi bộ Đảng, có trên 90 dảng viên cùng các đoàn thể,
tổ chức xã hội, nhân dân trong thôn từ bao đời nay sống với nhau có tình có
nghĩa, gắn bó keo sơn, cưu mang, đùm bọc lẫn nhau. Cùng chia sẻ ngọt bùi,
đoàn kết bên nhau cùng xây dựng làng xóm, q hương, tìm về cội nguồn. Cũng
như bao làng quê khác của Việt Nam, nhân dân xã Việt Hưng đã xây dựng nên
nhiều công trình văn hóa – kiến trúc đặc sắc có giá trị mang đậm nét văn hóa của
Việt Hưng được thể hiện qua cụm di tích Đình – Chùa – Nghè – Văn chỉ. Nhân
dân làng Trường Lâm mặc dù lúc đó chưa đơng đúc như bây giờ song cũng kẻ
góp cơng, người góp của xây dựng nên được hai cơng trình văn hóa có giá trị
lớn là đình và chùa Trường Lâm.
* Cụm di tích đình – chùa Trường Lâm:
Đình và chùa Trường Lâm trước kia thuộc xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm, tỉnh
Băc Ninh. Nay thuộc cụm dân cư Trường Lâm, Tổ 2, Phường Việt Hưng – quận
Long Biên –Hà Nội.
Đình và chùa Trường Lâm là di tích cổ, gắn bó mật thiết với dân làng, bổ xung
cho nhau tạo thành cơng trình lịch sử văn hóa danh thắng của làng, xã. Đình và
chùa tọa lạc chung trên một khu đất rộng, tạo thành một tổng thể di tích hoàn
chỉnh đẹp về thờ Thánh, cúng Phật của làng.
Chùa Trường Lâm có tên chữ là Linh Quang Tự xây dựng từ thời Lý. Chùa cơ
bản gồm chùa chính, nhà tổ và điện mẫu. Chùa chính có bố cục mặt bằng kiểu
chữ “Đinh” , tiền đường có 5 gian 2 dĩ hẹp làm bít đốc tay ngai thị trụ biểu và
bình phong phía trước.Sau tiền đường là Thiêu hương và thượng điện. Thiêu
hương và Thượng điện ở chùa Trường Lâm cũng giống như các ngôi chùa được
quy hoạch vào thời nguyễn, được nhập thành một nhà. Phần nhà này làm đơn

giản có 3 gian, 2 dĩ hẹp và chỉ có hai cột trụ gạch. Sau tiền đường qua cửa nách
trên đường nhỏ của vườn cạnh là đến sân trước nhà Tổ, điện mẫu. Trong chùa
Trường Lâm hiện còn bảo lưu được các di vật q như 19 pho tượng trịn, trong
đó đáng được quan tâm nhiều nhất là pho tượng Thích Ca sơ sinh được tạo tác
vào khoảng thế kỷ XVII, tượng thể hiện một cậu bé đứng trên đài sen. Điều
đáng chú ý hơn cả là pho tượng có thân hình mập mạp, đầu tượng khá to, khn
mặt hình bầu dục, phần nào có nét tư duy già dặn, vai tương rộng để tạo sự cân
xứng với 2 tay, lưng khá dài, chân ngắn. Đây là những nét độc đáo hiếm thấy ở
 8
 


các pho tượng Thich Ca sơ sinh trong những ngôi chùa ở vùng đồng bằng Bắc
Bộ, ngồi ra chùa cịn giữ được quả chuông đồng đúc năm 1879; bia đá tạo tác
năm 1930; một chiếc lộc bình sứ có niên đại thế kỷ XIX…tuy các hiện vật
không nhiều song lại là nguồn tư liệu quý góp phần tăng thêm giá trị của di tích,
làm giàu thêm cho kho tài sản văn hóa q của chùa.
Riêng về đình Trường Lâm, xin được giới thiệu chi tiết ở các phần sau.
Với những giá trị nổi bật của mình, cụm di tích này đã được Bộ Văn hóa –
Thơng tin ( nay là Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch ) ra quyết định xếp hạng số
97 – VH/QĐ ngày 21 tháng 1 năm 1992 cơng nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp
quốc gia. Ngày 8 tháng 5 năm 2005 khu di tích đình Trường lâm được Ủy ban
Nhân dân Thành phố Hà nội ban hành quyết định số 5563/QĐ – UBND cơng
nhận là di tích lịch sử cách mạng kháng chiến. Ngày 01 tháng 02 năm 2010 đình
Trường Lâm được gắn biển cơng trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long – Hà Nội.
* Di tích lưu niệm sự kiện Bác Hồ:
Một vinh dự lớn đối với nhân dân Trường Lâm nói riêng, nhân dân xã Việt
Hưng nói chung là vào sáng sớm ngày mồng 1 tết Mậu Tuất ( tức ngày 18 tháng
2 năm 1958 ). Bác Hồ đã tới thăm chúc tết nhân dân xã Việt Hưng, lãnh đạo và

nhân dân trong xã đón Bác tại đình Trường Lâm. ( Ảnh số 2 )
Sau năm 1954, Trường Lâm thuộc quận 8 thành phố Hà Nội. Ngay khi đó, chi
ủy, chính quyền và nhân dân địa phương tích cực ổn định xây dựng và phát triển
sản xuất. Phong trào đổi công của địa phương làm tốt, sớm xây dựng phong trào
hợp tác hóa. Cuối năm 1957 , Hợp tác xã nông nghiệp Trường Lâm dã được
thành lập, là một trong những hợp tác xã thành lập sớm nhất của Hà Nội và của
cả nước . Đống chí Võ Nguyên Giáp đã có vài lần về trực tiếp chỉ đạo phong
trào của địa phương. Năm 1957 có hạn hán lớn, địa phương đã tích cực chống
hạn cứu lúa giành thắng lợi vụ chiêm. Ở địa phương cịn có phong trào tích cực
khai khẩn các cánh đồng hoang trũng của vành đai quân địch trước đây thành
ruộng đồng canh tác và cho thu hoạch rất tốt. Thành tích chống hạn khai hoang
của Trường Lâm được thành phố quan tâm, được trung ương chú ý và nhất là
được Hồ Chủ Tịch về thăm.
Tối 30 tháng chạp năm “ Đinh Dậu” chi ủy địa phương được triệu tập gấp dưới
sự chủ trì của đồng chí Phan Thiết lúc đó làm bí thư quận 8. Đồng chí Phan
Thiết phổ biến là sáng hơm sau có cấp trên về thăm, chi ủy thống nhất bàn địa
điểm đón ở đình làng. Mùng 1 tết Mậu Tuất tức ngày 18 tháng 2 năm 1958 mới
sáng ra , khi bà Vơ lúc đó là bí thư chi ủy và chủ nhiệm hợp tác xã Trường Lâm
mới ra đình để chuẩn bị thì ơ tơ của đồn đã về đến nơi. Bất ngờ và vinh dự cho
Trường Lâm dẫn đầu đoàn là Hồ Chủ Tịch, cùng đi với Bác cịn có đồng chí
Trần Duy Hưng chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và nhiều đồng chí lãnh đạo
khác của trung ương và Hà nội, đoàn dừng xe ở giữa làng, Bác dẫn đầu đoàn đi
 9
 


vào đình. Lúc đó tin Bác về lan ra cả dân Trường Lâm đổ xơ đến sân đình đón
Bác. Bác dừng ở tịa tiền tế xem rồi hỏi : ngơi đình thờ ai ? Ơng Thê lúc đó là
trưởng ban nơng hội trả lời : ngơi đình thờ Linh Lang Đại Vương , Bác liền dặn
: nhân dân phải chú ý giữ gìn bảo vệ đình. Sau đó Bác ra đứng ở gian cạnh bên

trái của đình nói chuyện với mọi người . Mọi người kể cả đảng viên cán bộ đến
quần chúng, từ trẻ đến già đều ngồi trang nghiêm, trật tự lắng nghe người nói
chuyện. Trước hết người ngợi khen hoan nghênh tinh thần làm thủy lợi chống
hạn của nhân dân địa phương, “ hôm nay Bác về thăm để chuyển lời khen của
trung ương đến địa phương và có phần thưởng. Người căn dặn cán bộ đảng viên
phải gương mẫu và chăm lo đến đời sống nhân dân , phải đồn kết và tích cực
sản xuất chống hạn tốt hơn nữa “ . Quay về các lão làng người nói : “ các cụ có
kinh nghiệm nên dạy bảo con cháu làm ăn tăng gia sản xuất , chúng ta có chính
quyền , người nơng dân có ruộng , việc này toàn dân phải chung sức , các cụ
phải hướng dẫn con cháu làm “. Đồng chí Trần Duy Hưng chia kẹo của Bác
thưởng cho mọi người xung quanh và giao cho anh Lộc chia kẹo cho các em
thiếu niên nhi đồng. Gói q cịn lại Bác dặn : Bác nhờ các cô, chú đưa giúp quà
của Bác cho các cháu khác, nếu đủ mỗi cháu một, nếu không đủ hai cháu một,
sao cho đều. mọi người dân đều cảm động biết ơn tấm lòng của Bác, chúc Bác
khỏe và hứa sẽ làm theo lời dạy của người. Trước khi đi Hồ Chủ Tịch căn dặn :
phải đoàn kết và sản xuất tốt, các cháu phải ngoan, các cụ hãy dạy bảo con
cháu.
Thời gian đã lâu nhưng kỷ niệm về Bác khơng phai nhạt trong tâm trí nhân
dân Trường lâm, số người nhớ được nay còn thống kê tới 30 người năm đó được
vinh dự gặp Bác. Sau lần đón Bác, nhân dân Trường lâm – Việt Hưng tích cực
sản xuất, làm thủy lợi, năm đó được mùa lớn . Sau lần đó, Hồ Chủ Tịch cịn về
Trường Lâm một lần nữa ở xóm Thanh Đồng dự hội nghị chiến sỹ thi đua của
Bộ nông Trường tổ chức. Vinh dự cho Trường Lâm có hai lần được Bác đến,
nhất là lần gặp gỡ tết ở ngơi đình làng. Đình Trường Lâm vừa là một cơng trình
văn hóa lớn của cha ông vừa là địa điểm lưu giữ sự kiện lịch sử lãnh tụ Hồ Chí
Minh. Ngày 19 tháng 5 năm 2006 : Thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ gắn biển di
tích lưu niệm sự kiện Bác Hồ về thăm.
Để giữ gìn kỷ niệm ngày đáng ghi nhớ ấy, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của
Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm và sự giúp đỡ của Sở văn hóa
thơng tin Thành phố Hà nội trong năm 1993 đã triển khai xây dựng nhà tưởng

niệm và tượng đài Bác Hồ trên đất văn chỉ cũ cạnh đình Trường Lâm.
* Lễ hội truyền thống:
Nói đến các giá trị văn hóa truyền thống của phường Việt Hưng, không thể
không nhắc tới lễ hội cổ truyền của người dân nơi đây. Đó là nét đẹp, là giá trị
văn hóa phi vật thể cao quý mà người dân Trường lâm từ xưa tới nay luôn luôn
tự hào và ra sức phát huy gìn giữ.

 10
 


Lễ hội truyền thống hàng năm của làng Trường Lâm được tổ chức vào ngày
mùng 9 tháng 2 âm lịch.Hội làng Trường Lâm có đặc trưng là “ múa lột rắn “
Điển tích múa “lột rắn “ liên quan đến việc Đức Thánh Linh Lang phù âm giúp
nước, rồi lại thoát xác trở về cõi tiên giới. Sau tuần lễ giá, còn gọi là “Tế phụng
tống “ , làng còn tổ chức một đám rước gọi là lễ hóa mã, khi quay về khơng cịn
đèn lửa, chiêng trống. Lễ rước này tượng trưng việc phụng nghênh các thánh sau
những ngày dự hội lễ của làng thì lại hóa đi.
1.1.3.3. Truyền thống cách mạng :
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với truyền thống yêu quê hương đất nước của tổ
tiên , nhân dân Việt Hưng kiên quyết chống giặc ngoại xâm, một lòng một dạ đi
theo đường lối của Đảng và Bác Hồ đã chọn. Trong kháng chiến chóng thực dân
pháp, mặc dù nằm trong vùng địch tạm chiếm, nhân dân Việt Hưng vẫn kiên
cường bám đất bám làng chiến đấu hy sinh hai lần diệt tề trừ gian ,tiêu diệt và
bắn sống hàng trăm tên địch, xóa sổ đại đội địa phương quân của giặc giải
phóng đồng quê. Là cơ sở hoạt động bí mật của cán bộ từ nội thành sang vùng
tự do nam phần Bắc Ninh. Lòng dân vẫn tin ở đảng, luôn hướng về kháng chiến.
Trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước, khi đế quốc mỹ mở cuộc chiến
tranh phá hoại bằng không quân, ném bom miền Bắc và thủ đô Hà nội. Nằm
trong túi bom của giặc mỹ ở phía Đơng Bắc Hà Nội nhưng nhân dân Việt Hưng

vẫn vững vàng, vừa sản xuất vừa chiến đấu chi viện sức người sức của cho tiền
tuyến miền Nam, thực hiện khẩu hiệu “thóc khơng thiếu một cân,qn khơng
thiếu một người” đóng góp hàng ngàn tấn lương thực- thực phẩm cho tiền tuyến
lớn miền Nam đến ngày thắng lợi hồn tồn.
Những tấm gương tiêu biểu cho lịng yêu nước dũng cảm đánh giặc giữ làng
bảo vệ quê hương đất nước thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp thường
được nhân dân nhắc đến là : Hà Văn Đuân, Hà Văn Đê (ở Trường Lâm) ,
Nguyễn Quang Thành (ở Lệ Mật), Nguyễn Ngọc Toản (ở Kim Quan)…Đồng
chí Hà Văn Đuân là người hoạt động cách mạng sớm, đồng chí Hà Văn Đê là
người hoạt đơng cách mạng lâu năm, kiên cường dũng cảm đã làm cho bọn pháp
và tay sai phản động sợ hãi.
Thời kỳ chống mỹ cứu nước, truyền thống yêu nước đánh giặc bảo vệ quê
hương, đất nước của nhân dân Việt Hưng càng được phát huy mạnh mẽ. Thực
hiện Luật nghĩa vụ quân sự, năm 1959 lớp thanh niên đầu tiên của xã việt Hưng
gồm 20 người đã hăng hái lên đường gia nhập quân đội, trong số này đồng chí
Lương Văn Khảng đã anh dũng hy sinh ở chiến trường miền Nam.tiếp theo sau,
mỗi năm đi một đông hơn, nhất là những năm 1965, 1968, 1972 ,1975. Kết thúc
cuộc chiến tranh chống mỹ cứu nước, nhân dân Việt Hưng đã tiến đưa 437 con
em lên đường chiến đấu, trong đó có các đồng chí đang công tác giữ trọng trách
ở xã lúc bấy giờ như các đồng chí: Đinh Gia Thệ, Lý Văn Khiên ở thôn Trường
Lâm, Nguyễn Văn Đắc ở thôn Lệ Mật…trong tổng số 437 anh em gia nhập quân
đội, tuyệt đai đa số đã hoàn thành nhiệm vụ Đảng và quân đội giao phó. Trong
 11
 


số ấy đã có 81 đồng chí là liệt sỹ, 34 đồng chí là thương binh, 16 đồng chí bệnh
binh. Kết thúc cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước toàn xã co 72 sĩ quan
(trong đó có một cấp tướng, 16 cấp tá ,55 cấp úy).
Trong những đợt tuyển quân có nhiều gia đình trong xã tiêu biểu cho tinh thần

u nước căm thù giặc như gia đình ơng Trương Văn Bình ở Lệ Mật có 3 con
lên đường đi chống mỹ, trong đó 2 con Trương Văn Quyến và Trương Văn
Duyến là liệt sĩ, nhưng khi có chiến tranh biên giới phía bắc lại cho 2 con là
Trương Văn Luân và Trương Văn Tuyên tham gia quân đội. Gia đình bà Lương
Thị Hận ở Trường Lâm có chồng là ông Hà Văn Đuân liệt sỹ trong kháng chiến
chống pháp, có con Hà Văn Minh là liệt sĩ chống mỹ. Cũng ở Trường Lâm, gia
đình bà Lương Thị Lữ có 2 con liệt sĩ: Âu Xuân Thành liệt sĩ chống mỹ, Âu
Xuân Đại liệt sĩ chiến tranh biên giới phía bắc. Với tinh thần tất cả vì miền nam
ruột thịt, giải phóng miền nam thống nhất tổ quốc một số gia đình tuy chỉ có một
con trai độc nhất nhưng người thân vẫn động viên con em đi vào nam chiến đấu
như gia đình cụ Âu Thị Sen thơn Trường lâm ; bà Nguyễn Thị Lương thôn Lệ
Mật ; cụ Âu Thị Tơm thơn Kim Quan.
1.2 : LỊCH SỬ ĐÌNH TRƯỜNG LÂM
1.2.1. Lịch sử hình thành và tồn tại của đình Trường Lâm
Đình Trường Lâm thuộc làng Trường Lâm xã Việt Hưng – huyện Gia Lâm
(nay là làng Trường Lâm – phường Việt Hưng – quận Long Biên – thành phố
Hà Nội). Hiện nay niên đại của các đơn nguyên kiến trúc hiện hữu là thời
Nguyễn và Nguyễn muộn. Song trong lịch sử tồn tại của ngơi đình dựa vào
truyền thuyết và thư tịch cổ cho ta biết Đình Trường Lâm đã có từ xa xưa và di
chuyển vị trí nhiều lần theo địa điểm cư trú của làng. Ngôi đình thứ nhất của
làng được xây dựng trong thời gian sau khi thành lập ấp đầu tiên ( vào thế kỷ
XVII ) Đình do dân Lâm Ấp xây dựng tại ven đê sơng Thiên Đức. Đình đầu tiên
của làng tồn tại khoảng 100 năm cùng với sự phát triển của dân Lâm Ấp, cho
đến giữa thế kỷ XVIII khi dân Lâm Ấp di cư xuống cánh đồng giáp Kim Quan
lập thành xóm trại thì đình được di chuyển từ nơi cũ về xây dựng tại Đồng Trại,
tại đây làng đã làm đình thờ theo hướng tây nam, theo tra cứu điền địa của làng
thì khả năng lúc đó đình chỉ là một ngơi đền thờ vì khu đất đó có tên là Đền Từ
và Miếu Từ với mong muốn cuộc sống nhân dân được an khang thịnh vượng
trường niên . Như vậy ngơi đình của làng xây dựng lần thứ hai có niên đại giữa
thế kỷ XVIII ,đình dược dựng trên gồ con quy (rùa) cao đẹp với mong ước dân

làng được dân khang vật thịnh.
Nhưng vào đầu thế kỷ XIX dân H Lâm ở xóm trại cuộc sồng khơng phát
đạt, trong làng nổi lên hỗn loạn trộm cắp, trai gái đâm chém lẫn nhau, các cụ cho
rằng động đình nên phải bói tìm đất di cư, chuyển đình cho yên dân vui xóm và
cuối cùng vói sự đồng tâm dân Huê Lâm đã tìm được thầy địa lý cắm đất di cư
và đất dựng đình là chỗ hiện nay với tên gọi lúc đầu là Hoa Lâm sau đến năm
1841 thì gọi là Trường Lâm. Hướng đình được phong quang thoáng mát, tầm
 12
 


nhìn xa rộng. Kế hoạch chuyển đình đã nhất chí trong tồn dân, thời gian chuẩn
bị cũng kiên trì nhất là về vấn đề kinh tế. Năm 1844 các cụ bơ lão phát động
nhân dân góp cơng đóng gạch ngói và góp rơm rạ để đốt lấy gạch ngói làm lại
đình tại Trường Lâm và khơng giữ ngun kiến trúc cũ. Như vậy lần thứ ba dân
làng Trường Lâm lại khởi cơng xây dựng lại đình làng, do khơng có đủ nguyên
vật liệu nên dân làng lần lượt dựng các đơn ngun kiến trúc sớm muộn như
sau: Ngơi đình hiện tại theo các cấu kiện kiến trúc, trang trí và niên đại ghi trên
khung vì có 4 phần làm trước sau khơng đồng nhất:
Tịa Đại đình lảm sớm nhất vào năm 1846 đến 1896 thì dựng vì chính
giữa hồn chỉnh
- Ống muống ( thiêu hương ) làm năm 1903
- Hậu cung làm năm 1913
- Tiền tế làm năm 1925
Trong kháng chiến chống thực dân pháp, đình bị hư hại nhiều mất cánh cửa,
hỏng tường bình phong đầu kìm…pháp đã đóng tại thơn, lấy đình làm kho và
chỗ ở, các đồ thờ tự bị hỏng. Song chính quyền và nhân dân Trường Lâm rất
quan tâm tới di tích, thể hiện qua q trình tu bổ, tơn tạo lâu dài, cụ thể là những
năm 1979, 1980 nhân dân Trường Lâm đã từng bước khôi phục lại hệ thống đồ
thờ tự đã bị xuống cấp trong thời kỳ chiến tranh và do hợp tác xã nông nghiệp sử

dụng làm kho nông nghiệp. Sau đó đến năm 1982 đã sửa tồn bộ cửa đình, năm
1987 đảo ngói, chống dột và chỉnh trang diện mạo di tích gần như ngày nay, vì
những giá trị di sản văn hóa đặc trưng, di tích đình Trường Lâm đã được Bộ Văn
hóa – Thơng tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1992. Từ đó được
sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp, UBND quận Long Biên đã đầu tư
các cơng trình: Tuyến đường phố Hoa Lâm, tuyến đường ngõ 80 Hoa Lâm,
tuyến 4 xung quanh khu di tích và đặc biệt cơng trình tu bổ tơn tạo khu di tích
các hạng mục: nhà Tả vu, hữu vu, khu nhà tưởng niệm Bác Hồ, tứ trụ nghi mơn
ngoại, cổng Đơng Tây đình, Bình phong bằng đá, kè ao cá Bác Hồ - cầu ao và
nhà thủy đình,lát tồn bộ sân gần 10.000m2, làm cổng và xây tường rào phía
ngồi.
-

Tu bổ đại đình năm 2004
Nghi môn nội tu bổ năm 1994
Nghi môn ngoại xây năm 2009
Bình phong xây năm 2009

Trị giá cơng trình tu bổ tơn tạo gần 8 tỷ đồng. Hịa chung với đầu tư cơng trình
của quận để hướng tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhân dân
khu dân cư Trường Lâm cũng tiến hành phát tâm công đức hiện vật: Đỉnh đồng,
sập thờ bằng đá nhà tưởng niệm Bác Hồ, cá chép đỏ…tổng trị giá gần 60 triệu
đồng tạo nên cảnh quan khu di tích khang trang sạch đẹp.
Trải qua các biến cố thăng trầm, ngày nay chúng ta được chiêm ngưỡng thực
trạng hiện hữu của đình Trường Lâm là kết quả bảo quản, tu sửa, gìn giữ của
 13
 


biết bao thế hệ cha ông đi trước và sự quan tâm đầu tư của Nhà nước. Thơng qua

di tích chúng ta thầm biết ơn những nhà tài trợ, những người nhiệt huyết và
nhân dân thôn Trường Lâm đã không quản ngày đem, không tiếc công sức, tiền
bạc để giữ gìn một di sản văn hóa q báu cho đất nước, cho các thế hệ hôm
nay và mai sau.
1.2.2. Sự tích thành hồng làng
Đình Trường Lâm cịn lưu giữ được một cuốn thần tích ghi lại cơng tích vị
thành hồng làng như sau: Đình Trường Lâm thờ 3 vị thánh là Đức thánh Linh
Lang Đại Vương – Tây trấn thượng đẳng phúc thần, và hai đức thánh Đào Hoa
công chúa (còn goi là Thiên tiên Đào Anh phu nhân ) và Phù Nàng công chúa.
Hai đức thánh Đào Hoa và Phù Nàng: hiện sử sách ghi chép cơng tích của hai
bà khơng có nhiều, chỉ có sắc phong và truyền tích dân gian. Trong lễ đám làng
kiệu của hai bà được rước đi trước ngai thờ cùng để trên bàn thượng với đức
thánh Linh Lang. Làng vẫn tưởng niệm bà Đào Hoa vào 2 ngày là 29 tháng 3 và
17 tháng chạp là ngày sinh và ngày hóa. Sứ sách ghi chép về cơng tích của hai
bà khơng rõ nhưng theo truyền miệng thì có nói rằng 2 bà là nhân thần được
làng thờ phụng từ khi lập làng. Đào Hoa cơng chúa cịn được kể là vào thời Hán
Hiến Vũ bà là tổ sư nghề ca xướng dạy dân nghề ca hát, ca trù. Khi đất nước bị
ngoai xâm bà đã dùng nghề hát của mình lọt vào trại giặc dò tin và lừa giết giặc
bằng tiếng hát rồi anh dũng hy sinh cho đất nước.
Nguồn gốc vị thành hoàng: Linh Lang Đại Vương:
Linh lang là đức thánh đệ nhất được nhân dân Trường Lâm phụng thờ ở vị trí
quan trọng nhất và các tiết lễ của làng đều là tưởng vọng về ông. Theo cuốn
“ Ngọc phả cổ lục” do Đơng các Đại học sỹ Nguyễn Bính soạn ngày 10 tháng 1
năm Hồng Phúc Nguyên Niên (1572) và theo truyền thuyết dân gian địa phương
kể lại thì sự tích Linh Lang được tóm lược như sau: Xưa, vào thời vua Lý Thái
Tơng ở giáp Đơng Đồi, xã Bồng Lai, tổng Thượng Trì, huyện Từ Liêm, phủ
Hồi Đức, xã Sơn Tây có gia đình họ Nguyễn Húy Thực, vợ là Lê Thị Năng vốn
dòng gia thế, hảo hữu, lại có lịng thành, tính tình chất phác, tuổi cao vẫn chưa
có con. Một hơm thái bà nằm ở nơi chính tầm, phòng lan mơ màng thiếp đi chợt
thấy đám mây ngũ sắc đuổi sao thái âm, Thái bà ngửa mặt xem thì thấy sao thái

âm rơi vào miệng. Thái bà kinh ngạc tỉnh dậy và đem điều mộng nói với chồng,
ông Thực vui mứng, nếu quả như điều mộng tất trời cho sinh con q, được ít
lâu thái bà có thai, đến kỳ sinh được con gái, hôm ấy là 15 tháng 3 năm Đinh
sửu (1037) phong tư yểu điệu mắt phượng lung linh, mơi son má phấn, thân có
mùi thơm. Cha mẹ rất yêu, tròn 3 tháng cha mẹ đặt tên là Hạo Nương. Lên 3 tuổi
bố bị bệnh chết, Thái bà làm lễ an tang, ba năm mãn tang thái bà đưa Hạo
Nương ra phường thị trại, thuộc phủ Ứng Thiên thành Thăng Long ở nhờ nhà bà
dì. Được hơn 10 năm Hạo Nương vừa sang tuổi 17, một bông hoa đào mười
phần xuân sắc, chim sa cá lặn, nguyệt thẹn hoa thua, công dung ngôn hạnh trọn
vẹn.
 14
 


Một hôm vua thánh Tông ngự ra chơi ở ngoại thành, nhác thấy Hạo Nương
dung nghi rất đẹp, vua thầm nghĩ đây khơng phải hạng người thường mà có
được, khơng phải là con gái ở chốn Bồng doanh thì cũng là kiều nương ở nơi lầu
uyển. Vua đẹp lòng, sai sứ thần mời Hạo Nương để hỏi cưới làm vợ lập làm
cung phi thứ 9. Ở cung được bốn năm thì mẹ mất, Hạo Nương xin phép về lo ma
và chịu tang mẹ ở Thị Trại. Một hôm đi chơi , Hạo Nương gặp một con giảo
long lớn rồi từ đó mang thai và sinh hạ được một người con trai mà theo điều
báo mộng là con của Long Vương đầu thai. Người con trai có dáng mạo kỳ khơi,
lưng có 28 nốt sao, giữa là hình sao Bắc Đẩu như ngọc châu, sinh vào ngày 13
tháng 12. Vua vui mừng cho đón hai mẹ con vào cung và đặt tên chàng trai theo
điều mộng là Hoàng Lang.
Đến năm 17 tuổi vào năm Nhâm Tý vua cha Lý Thánh Tông băng hà, Thái Tử
Càn Đức 7 tuổi lên nối ngôi lấy niên hiệu là Nhân Tông. Vua nhà tống ở Phương
Bắc rất mừng cho là thời cơ tốt để đánh chiếm nước nam ta, nên nhà Tống ráo
riết động binh, tích cực tăng cường binh lực, tích trữ lương thảo, tăng chiến hạm,
thu thêm thuyền của dân, lập thủy binh. Thành Ung Châu cũng được xây đắp

thêm kiến cố Châu Khâm, châu Liêm được tăng cường củng cố trở thành những
quân cảng trọng yếu, đồn trại san sát. Nhà Tống còn đem tiền bạc mua chuộc dụ
dỗ một số tù trưởng ở biên giới phía bắc sẵn sàng mở cửa cho giặc tống vào
nước ta. Ở phía nam nhà Tống sai sứ giả xuống dụ Chăm Pa hẹn cùng hợp binh
đánh nước ta.
Lúc này, thế giặc rất mạnh, tình hình đất nước lâm nguy. Từ biên thùy thư cấp
báo ngày mấy lần, quần thần bó tay nghe tin đều khiếp sợ. Nhà vua lo lắng, một
mặt cho xá nhân giao tìm người tài giỏi ra giúp nước phá giặc, mặt khác cho lập
đàn trai giới cáo tế Thiên Địa, cầu xin các tiên đế thần linh âm phù giúp nước
đánh giặc. Lập đàn cầu tế vừa được ba ngày, đêm ấy vua ngự ở cung thái hòa
mơ màng ngủ thiếp đi. Bỗng nhiên thấy tiếng đọc thơ rõ ràng như rót vào tai:
“Quốc thế duy nguy hữu thánh tài
Thiên chi dĩ định khởi ưu tai
Nhược cầu quả đắc tài nhân giả
Vĩnh trinh hồn kinh tẩu tán hoài”.
Bốn câu thơ chữ hán hiện cịn lưu tích trên cột gạch tại đình trường lâm, đời
sau dịch là:
“ Thế nước gieo neo có thánh tài
Vận trời đã định há lo hoài
Nếu cầu người giỏi – Nơi phường trại
Giặc vĩnh trinh kia chết chẳng sai ”.
 15
 


Nghe xong tiếng ngâm tụng, nhà vua tỉnh giấc, nghĩ rằng chắc là tiên địa thần
linh báo cho biết, bèn sai xá nhân đi cầu các bậc anh hùng hào kiệt trong thiên
hạ xem ai là người tài giỏi có mưu lược phá được giặc, ắt sẽ trọng thưởng. Nghe
tin ấy, tại Phường Thị Trại, Hoằng Lang vụt dậy bảo mẹ cho gọi xá nhân vào.
Bảo với xá nhân về tâu vua cho sắm một lá lệnh kỳ dài 10 trượng và một con voi

mang đến sẽ đánh tan được giặc. xá nhân về tâu lại, vua cả mừng liền sắm cờ
voi và cho mang đến. Lúc bấy giờ Hoằng Lang vụt vươn mình cao lớn, tay cầm
cờ lệnh bắt voi quỳ xuống, leo lên lưng voi. ( Chỗ voi quỳ xưa kia nay là Đền
voi phục ở Thủ Lệ ).Hoằng Lang phất cờ và nói với quân sỹ: Ta là thiên tướng !
Voi gầm lên chạy như bay dẫn đầu đoàn quân lao thẳng tới trại giặc. Trời đất
tối tăm mù mịt, đánh một trận quân giặc tan tành thua chạy và xin hàng đất nước
được thanh bình.
Trên tiền sảnh ngơi đình Trường Lâm có ghi bốn chữ Đại tự rất trang trọng: “
Đại Nhi Hóa Chi “ để nhắc nhở, ca tụng đức thánh Linh lang Đại Vương oai
phong lẫm liệt, chiến công hiển hách lưu danh muôn thuở. Thật là:
Anh hùng không kể trẻ già
Bé mà diệt giặc cũng là trượng phu.
Ngày 12 tháng 9 năm ấy vua cho mở yến tiệc ăn mừng khao thưởng ba quân
tướng sĩ công thần. Trong khi đang yến ẩm vui vầy, lòng vua rung động bèn ngự
đề một bài thơ rằng:
“ Thiên chi dĩ định hữu tài minh
Lai tảo phong trần quốc thế bình
Trẫm đức Hoằng Hoằng thiên bất phụ
Ức niên bất hủ thế vinh quang ”.
Dịch: Trời cao đã định có tài minh
Qt sạch bụi trần, rước thái bình
Đức trẫm tỏ tường trời chẳng phụ
Ngàn năm bất hủ đời vinh quang.
Hoằng Lang cũng đọc bài thơ rằng:
“Củng thiên tự giáng tảo phong trần
Đế đức tòng tư nhật nhật tân
Quốc thế thanh bình khai yến lạc
Nhất đường thanh thái hội quân” .
 16
 



Dịch : Tự trời giáng xuống quét phong trần
Đế đức từ nay càng sáng hơn
Thế nước thanh bình đều cực lạc
Một nhà yên ấm hội quân thần.
Vua có ý nhường ngôi nhưng Hoằng Lang kiên quyết không nhận. Chàng bị
đau nặng, các thầy thuốc đều bó tay. Vua lo lắng đến thăm, chàng tâu rằng:
“thần vốn là con vua Long Vương, thấy nước lâm nguy, vâng mệnh trời thác
xuống Hoàng Giả giúp nước, nay xong việc xin trở về thủy quốc !”
Vua bảo: Công thần lớn vậy trẫm biết lấy gì đền đáp ?
Hoằng Lang thưa : “ xin cho thờ ở nơi sinh và cho lấy lá cờ lệnh khi xưa tung
lê n trời đến đâu thì xin được thờ ở nơi đó.
Vua ưng thuận, chàng bèn tung cờ lệnh lên khơng trung, bước lên phiến đá,
thân hóa ra bạch xà dài trăm trượng bò xuống hồ tây biến mất. ( hiện nay phiến
đá đó vẫn cịn ở ngơi đền thủ lệ ). Hơm đó là ngày 10 tháng 2. Ngày mà sau này
các nơi lấy làm ngày hóa của Linh Lang. Ngọn cờ bay lên không trung rồi lại
bay về chỗ vua đứng. có tới 269 làng nhìn thấy lá cờ lệnh. Vua ban sắc cho
Hoằng Lang làm “ Linh Lang Đại Vương “ cho các nơi nhìn thấy cờ lệnh thờ
ơng làm thành hồng làng. Vua lại ban phong mỹ tự là: Thượng Đẳng Phúc
Thần, muôn đời huyết thực, hương hỏa cịn mãi.
Ngơi đình làng trường Lâm, phường Việt hưng là một trong số 269 nơi thờ
Đức Thánh Linh Lang Đại Vương.Nhiều đời nay nhân dân làng Trường Lâm vơ
cùng ngưỡng mộ, cầu đảo ứng nghiệm. vì vậy bốn mùa hương lửa hoa dâng,
không bao giờ dứt, ngơi đình thờ rực rỡ, thượng đẳng tối linh, khẩu hàm đệ tứ
mãi mãi còn tốt đẹp với dân làng. Linh Lang cịn được tơn là một trong bốn vị
thần của Thăng Long tứ trấn. Bốn chữ: “ Tây trấn thượng đẳng “ ghi trên cờ thần
của ngài đang tung bay trên cột cờ trước sân đình Trường Lâm nói lên điều đó.
Tại cột gạch trong sân đình Trường Lâm cịn hai đơi câu đối đời sau ca ngợi
ơng:

“ Sinh vi đế tử hóa vi thần
Tự thủ Hoằng Hoằng hữu trí tân
Thị Trại ức niên danh tích tại
Tây hồ vạn cổ thủy vô trần “.
Dịch là: sinh làm con vua, hóa làm thần
 17
 


Nơi thờ ngài sáng mãi ngàn năm
Thị trại ngàn năm danh tích đó
Tây hồ mn thuở nước trong xanh.
Cơng tích huyền thoại của linh lang có nhiều yếu tố thần thoại hóa mang màu
sắc thần linh. Trong tiềm thức nhân dân nhiều vùng đồng bằng bắc bộ nhất là
quanh vùng thăng long, Linh Lang được tôn là : “Thượng đẳng tối linh “ hay “
Thượng đẳng thần “. Nước cầu dân đảo đều thấy ứng nghiệm vô cùng. Vào dời
nhà Trần, vua Trần Thái Tông đem quân đi đánh giặc Nguyên. Ngài Hoàng
Lang lại hiển thánh để phù giúp nước để dẹp yên giặc nguyên. Nhà vua lại ban
sắc phong làm “ Bình Vương MơngThượng đẳng phúc thần “. Ngài còn hiện
ứng trong việc cứu hỏa – cứu lụt để cứu giúp lương dân đất nước, đều được các
triều đại ban phong mỹ tự.
Sang đời vua Lê Trang Tông, dấy binh dẹp loạn họ Mạc,khôi phục được đất
nước, quan Thái Úy Nguyễn Đại Thần hành quân qua đền thờ Linh Lang ( Đền
thờ chính hóa tại thị Trại ) bỗng nhiên thấy một con rắn hoa dài hơn mười
trượng bò uốn khúc ngay trước cửa đền, cổ cất cao hơn 3 thước, hai mắt sáng
rực, miệng phun ra khói đen nồng nặc. Quân mã có hơn ba vạn người, ai nấy
đều sợ hãi dừng chân, không dám bước qua cửa đền.
Một lát sau Rắn biến mất, Quan thái úy thấy linh thiêng kỳ dị, liền bước vào
đền làm lễ cầu đảo.Ông khấn xin thần phù trợ giúp nước dẹp yên giặc Mạc. Đêm
ấy quan thái úy cho đóng quân nghỉ lại, ngài nằm nghỉ trong đền, mơ màng ngủ

thiếp đi, bỗng nhiên trông thấy một vị thần nhân cao to lồng lộng, mình dài chin
thước, đầu đội mũ phượng, lưng thắt đai ngọc, mình mặc áo giáp cẩm bào rực
rỡ, tay cầm lá cờ lớn, cưỡi trên con voi lớn sừng sững từ bên ngồi đi vào, phía
sau có một ngàn binh sỹ dũng mãnh kỳ dị. Quan thái úy trở dậy ra cửa đón rước
và hỏi rằng:
- Ngài là quan nào đến đây vậy ?
Vị thần nhân nói :
- Ta đây là Hoằng Lang, nghe tin vua Lê dấy binh khôi phục cơ nghiệp, dẹp trừ
giặc Mạc bất trung. Nay thấy quan quân có lời thỉnh cầu, nên ta mang binh mã
đến phò giúp quốc gia. Thế rồi hai người cùng nắm tay nhau lên ngồi trên bậc
thượng tọa. Trong khi đơi bên trị chuyện tâm đắc chưa xong, bỗng nhiên quan
thái úy tỉnh giấc. Ngài biết đó là mộng mị, trời vừa sáng ngài làm lễ bái tạ, tiến
quân đến thẳng trại quân Mạc đánh một trận lớn. Qn Mạc thua to, Bách quan
đón rước vua Trang Tơng về kinh đơ lên ngơi Hồng Đế, Vua tơi hợp đức, thiên
hạ yên vui hạnh phúc. Vua liền ban phong mỹ tự cho bách thần, phong Linh
Lang làm “ Thượng đẳng phúc thần “ Muôn đời hương – lửa thờ cúng mãi mãi
tốt đẹp cùng non sông – đất nước.
 18
 


Dưới ánh sáng khoa học và lịch sử. Hình tượng Linh Lang được biện giải rõ
ràng, được sách sử ghi chép minh chứng, cơng tích của Linh Lang được khẳng
định những nét chính là:
Hoằng lang tức Hồng tử Hoằng Chân, một người con của vua Lý Thánh
Tông ( thế kỷ 11) với một bà cung nữ ở đất thị trại thủ lệ, được dự hàng cùng
các hoàng tử của triều đình Hoằng Chân và Chiêu Văn là hai thân vương của
vương triều, góp phần khơng nhỏ trong việc chống qn tống xâm lược của dân
tộc ta, nhất là trong trận chiến sơng Cầu năm 1076 – 1077. Sử sách cịn ghi chép
rằng : Cuối năm Ất Mão, ý đồ xâm lược nước ta của nhà tống đã rõ, năm ấy

hoàng tử Hoằng Chân vừa tròn 20 tuổi, quán triệt quyết tâm của phụ quốc thái
úy Lý Thường Kiệt : ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn
mũi nhọn của giặc. Được lệnh của thái úy, hoàng tử Hoằng Chân cùng hoàng tử
Chiêu văn chỉ huy hạm thuyền vượt cửa biển Vĩnh an phối hợp cùng các đạo
quân khác của ta bất ngờ đánh tan các đồn trú giắc tống từ trại Hốnh Sơn phía
tây đến Châu Dung phía đơng, chiếm Châu khâm, Châu Liêm tiến lên đánh
chiếm thành Ung Châu khiến cho viên tướng tô giám trấn giữ thành Ung Châu,
phải nhảy vào lửa tự vẫn làm cho âm mưu của nhà tống lợi dụng lúc vua cha Lý
Thánh Tông mới băng hà, vua nhân tông lên ngơi cịn ít tuổi định xâm lược
nước ta bị vỡ tan. Cuối năm Bính thìn với âm mưu xâm lược nước ta, để phục
thù nhà tống ồ ạt đưa 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn phu do những viên
tướng lừng danh bình liêu như Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy, vượt biên giới
kéo đến bờ bắc sông cầu cả chục vạn kỵ, bộ binh của giặc tống nhiều lần bắc cầu
phao, đóng bè lớn đổ quân qua sơng cầu hịng đánh chiếm thăng long đều bị
qn ta đánh thất bại thảm hại. Quân sĩ của giặc bị tiêu diệt nhiều, Quách Quỳ
chán nản chôn chân ở bờ bắc đợi thuyền tiếp ứng, không dám nghĩ đến chuyện
tấn công, y ra lệnh ai bàn đánh sẽ chém..Nắm được tình hình địch nao núng,
theo lệnh của phụ quốc thái úy Lý Thường Kiệt, hoàng tử Hoằng Chân cùng
hoàng tử Chiêu Văn lại chỉ huy hạm thuyền từ Vạn Xn ngược dịng sơng
Khao Túc lợi dụng đem tối bất ngờ đánh thẳng vào phịng tuyến phía đơng của
giặc tống nhằm hút đại quan của giặc về phía ấy để qn ta vượt sơng tấn cơng
vào doanh trại chính của địch. Bị ta đánh bất ngờ cả doanh trại giắc tống chìm
trong khói lửa, phần bị chết , phần bị bắt tan vỡ dần số cịn lại tìm đường tháo
chạy về nước làm cho âm mưa đánh phục thù xâm lược nước ta của nhà tống bị
thất bại. Trong trận này sối thuyền của hồng tử Hoằng Chân bị súng bắn đá
của giặc bắn trúng thuyền, nước tràn vào khoang, thuyền chao đảo dữ dội,
nhưng những bóng thủy quân cận vệ vẫn sừng sững trên mặt thuyền không một
ai bỏ thuyền nhảy xuống sơng, chủ sối Hoằng Chân vẫn hiên ngang, tay cầm
kim bài, tay cầm kiếm chỉ huy quân sĩ đánh giặc cho tới khi thuyền chìm hẳn,
khiến bọn giặc tống phải khiếp sợ, quân giao chỉ dũng cảm khơng thể khinh

nhờn.Hơm đó là ngày mồng 10 tháng 2 năm Đinh Tỵ (1077) hoàng tử Hoằng
Chân hy sinh anh dũng song chiến cơng của người đã góp phần to lớn cùng toàn
quân toàn dân Đại Việt đánh thắng giặc tống xâm lược, đem lại hịa bình n vui
cho cả nước. Cơng lao của hồng tử Hoằng Chân đã được vua Lý Nhân Tông
sắc phong Linh Lang Đại Vương thượng đẳng phúc thần và ban phong mỹ tự
 19
 


muôn đời cúng tế xây đền thờ người ngay trên nền điện ở cũ của người tọa lạc
trên Gò Long đầu thuộc làng Thủ Lệ phía tây thành thăng long nay gọi là đền
voi phục.
Ghi nhớ công ơn to lớn của hoàng tử Hoằng Chân, Linh Lang đại vương
thượng đẳng phúc thần. 269 trại, làng trong cả nước đã xây đình lập miếu tơn
thờ ngài là thành hồng làng. Trong tiềm thức nhân dân nhiều vùng đồng bằng
bắc bộ nhất là quanh vùng thăng long xưa, nay là thủ đô Hà Nội đức Thánh Linh
Lang được tôn vinh là một trong các vị thần của Thăng long tứ trấn.

 20
 


CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI ĐÌNH
TRƯỜNG LÂM
2.1. GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT:
2.1.1. Khơng gian cảnh quan kiến trúc
Đình làng là nơi gửi gắm niềm tin, niềm tự hào của cả cộng đồng làng xã,là
nơi bảo tồn các giá trị văn hóa ở mỗi làng. Vì vậy, các bậc tiền nhân rất coi
trọng việc lựa chọn địa thế, cảnh quan để xây cất cơng trình. Với thế đất phải là
nơi cao ráo, sáng sủa, phía trước rộng rãi thống đãng, xa xa có núi làm tiền án,

phía sau phải có thế tựa, hai bên tả hữu có tay ngai thế vịn, phía trước cửa đình
thường có hồ nước rộng – đó là yếu tố tụ thủy có nghĩa là tụ phúc cho cả cộng
đồng và cho từng thành viên trong cộng đồng. Đặc biệt là yếu tố “ thiêng “ , đó
là điểm hội tụ sinh khí của 4 phương 8 hướng trong trời đất. Điều đó sẽ ảnh
hưởng rất lớn tới sự hưng thịnh, phát đạt hay nghèo khó của cộng đồng làng xã.
Đình làng khơng chỉ là một cơng trình kiến trúc cộng đồng có quy mơ to lớn
nhất của làng, mà dần dần nó cịn là một cơng trình kiến trúc mang 03 chức
năng: chức năng hành chính, chức năng tơn giáo và chức năng văn hóa. Những
chức năng này trải qua các thời kỳ lịch sử đã có biến đổi rõ rệt. Hiện nay đình
làng khơng cịn chức năng là trụ sở của hành chính làng xã như xưa nữa.
Xưa kia đình làng Trường Lâm tọa lạc ở vị trí trung tâm của làng, trên một
khu đất cao, rộng và bằng phẳng, khơng gian thống đãng. Ngày nay đình làng
Trường Lâm do q trình đơ thị hóa, cảnh quan của di tích cũng bị thay đổi, để
tiện cho việc đi lại của các khu dân cư, nhân dân trong làng đã làm một con
đường tắt chạy ngang qua cửa đình. Con đường tắt này đã chia cắt ao đình với
tồn bộ khu vực di tích…khu vực xung quanh đình đã được xây tường bảo vệ.
Với sự biến đổi trên, phần nào đã làm ảnh hưởng đến không gian cảnh quan xưa
của đình làng Trường Lâm. Song nhìn vào mặt bằng tổng thể đình Trường Lâm
ngày nay thì các yếu tố về địa thế, không gian và cảnh quan chung của đình vẫn
được đảm bảo.
Về mặt hướng của đình, đình quay hướng Nam, vì hướng Nam là hướng của
trí tuệ ( theo phật giáo đó là hướng bát nhã ) nhờ có trí tuệ mới diệt trừ được vơ
minh tức ngu tối, mà ngu tối là mầm mống của tội ác. Do đó với hướng nam thì
người xưa mong muốn rằng, tuy làng được lập bởi những người nghèo nhưng
phải lấy thiện tâm trên nền tảng trí tuệ làm trọng để xây dựng làng xã. Khi ảnh
hưởng của văn hóa Trung Hoa thì hướng Nam được coi là hướng của thánh
nhân, của bậc đế vương. “ Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ “ ( thánh
nhân ngồi hướng nam để nghe thiên hạ ) hoặc “ Thánh nhân nam diện xưng
vương “ ( thánh nhân ngồi hướng nam để xưng vua ). Thành hồng làng là ơng
vua tinh thần nên ngồi quay hướng nam, gắn với quẻ Ly của lửa sáng, là hợp lẽ.

Đồng thời hướng nam tận dụng được các yếu tố thuận lợi về mặt thời tiết. Tránh
được gió lạnh phương bắc (gió mùa đơng bắc) và các cơn bão phương đông. Về
 21
 


×