Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tìm hiểu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin tại thư viện tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 75 trang )

Tìm hiểu nhu cầu tin v mức độ đáp ứng nhu cầu tin tại th viện tỉnh hng yên * Vũ thị kiều trang - lớp tv43b

Trờng Đại học Văn hoá H Nội
Khoa th viện - thông tin
-------------------------



Tìm hiểu nhu cầu tin v mức độ đáp ứng
nhu cầu tin tại th viện tỉnh hng yên


Giảng viên hớng dẫn : Th.s. nguyễn hữu nghĩa
Sinh viên thực hiện
Lớp

: vũ thị kiều trang
: TV 43b

Hμ Néi - 2015


 
 

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận của mình, em đã nhận được
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy cơ giáo và các bạn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ths. Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó
trưởng khoa Thư viện - Thơng tin Trường Đại Học Văn hóa Hà Nội. Thầy là
người định hướng và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.


Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, cô trong Khoa Thư viện- Thơng
tin Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã động viên giúp đỡ để em có thể hồn
thành Khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, đội ngũ cán bộ thư viện và
người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý
kiến cho em trong q trình khảo sát, thu thập thơng tin, tài liệu liên quan đến
đề tài để em có thể hồn thiện khóa luận của mình.
Do khả năng và điều kiện nghiên cứu cịn nhiều hạn chế nên khóa luận
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của q thầy cơ và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
VŨ THỊ KIỀU TRANG

1


 
 

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1. Màn hình mục lục tra cứu điện tử .................................................. 17
Hình 1.2. Màn hình website thư viện ............................................................. 18
Biểu đồ 1.1. Thành phần người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên .......... 20
Bảng 2.1: Loại hình tài liệu người dùng tin thường sử dụng ......................... 24
Bảng 2.2. Nhu cầu sử dụng ngôn ngữ tài liệu người dùng tin ...................... 27
Bảng 2.3. Các lĩnh vực người dùng tin sử dụng ............................................ 30
Bảng 2.4. Thời gian khai thác thông tin của người dùng tin tại thư viện ...... 32
Bảng 2.5. Nguồn khai thác thông tin chủ yếu của người dùng tin ............... 33

Bảng 2.6. Sản phẩm và dịch vụ thông tin người dùng tin thường sử dụng .. 35
Bảng 2.7. Đánh giá của người dùng tin về nguồn lực thông tin của thư viện ...... 38
Bảng 2.8. Kết quả trả lời câu hỏi “ Nhận xét của bạn về các sản phẩm và dịch
vụ thông tin của thư viện tỉnh Hưng Yên?” ................................................... 40
Bảng 2.9. Đánh giá của người dùng tin về cơ sở vật chất, trang thiết bị ...... 42

2


 
 

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 5
Chương 1: NHU CẦU TIN VÀ NGƯỜI DÙNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN- THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN............................... 9

1.1. Những vấn đề chung về nhu cầu tin và người dùng tin........................ 9
1.1.1. Khái niệm nhu cầu tin và người dùng tin................................................ 9
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu của người dùng tin ......................... 10
1.2. Vai trị của nhu cầu tin trong hoạt động thơng tin – thư viện ........... 11
1.3. Khái quát tỉnh hưng yên và hoạt động thông tin - thư viện tại Thư
viện tỉnh Hưng Yên ....................................................................................... 11
1.3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa tỉnh Hưng Yên .............................. 11
1.3.2. Hoạt động thông tin- thư viện tại thư viện tỉnh Hưng Yên ................... 13
1.4. Người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên ....................................... 20
1.4.1. Đặc điểm chung người dùng tin tại thư viện tỉnh Hưng Yên ................... 20
1.4.2. Đặc điểm các nhóm người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên ............ 22
Chương 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG NHU CẦU

TIN TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN ..................................................................... 24

2.1. Thực trạng nhu cầu người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên .......... 24
2.1.1. Đặc điểm nhu cầu người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng n ............... 24
2.1.2. Thói quen khai thác thơng tin ............................................................... 32
2.2. Mức độ đáp ứng nhu cầu tin ................................................................. 39
2.2.1. Mức độ đáp ứng nguồn lực thông tin .................................................... 39
2.2.2. Mức độ đáp ứng các sản phẩm và dịch vụ thông tin ............................ 40
2.2.3. Mức độ đáp ứng về thời gian phục vụ .................................................. 42
2.2.4. Mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất trang thiết bị ................................... 42

3


 
 

2.3. Nhận xét chung ....................................................................................... 44
2.3.1. Ưu điểm ................................................................................................. 45
2.3.2. Hạn chế .................................................................................................. 46
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VÀ KÍCH THÍCH
NHU CẦU NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN ................... 48

3.1. Giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu người dùng tin .......... 48
3.1.1. Củng cố và tăng cường nguồn lực thông tin ......................................... 48
3.1.2. Nâng cao số lượng và chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tinthư viện ............................................................................................................ 50
3.1.3. Đào tạo hướng dẫn người dùng tin ....................................................... 52
3.1.4.Tập huấn nâng cao trình độ cán bộ thư viện .......................................... 52
3.2. Giải pháp kích thích nhu cầu người dùng tin...................................... 53
3.2.1. Nâng cao chất lượng phục vụ và tăng cường trang thiết bị cho thư viện . 54

3.2.2. Tăng cường marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện ............... 54
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 58
PHỤ LỤC............................................................................................................................. 60

4


 
 

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong bối cảnh thông tin bùng nổ hiện nay, lượng thông tin mới được
tăng lên đáng kể. Cũng như vậy, sản lượng tài liệu mới được xuất bản cũng tăng
lên rất nhiều, không những đa dạng về nội dung, mơn loại mà cịn phong phú về
hình thức. Từ đó tạo ra hiện tượng nhiễu và tản mạn thơng tin, địi hỏi phải có sự
đánh giá và tìm kiếm các nguồn thơng tin tin cậy có giá trị. Vì vậy, các thư viện
phải đặt ra cho mình định hướng trong cơng tác xử lý nghiệp vụ, bổ sung tài liệu
và phục vụ bạn đọc thế nào cho tốt nhất, nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của mọi đối
tượng người dùng tin trong thư viện. Việc nắm vững nhu cầu tin để phục vụ
thông tin cho người dùng tin một cách đầy đủ, chính xác kịp thời nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động thông tin thư viện là vô cùng quan trọng. Đây cũng là một
trong những mục tiêu hướng tới của các cơ quan thông tin thư viện.
Từ khi thành lập đến nay, Thư viện Tỉnh Hưng Yên ngày càng được
củng cố và phát triển thu hút đông đảo người đọc đến sử dụng thư viện, đáp
ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu, công tác, giải trí cho mọi tầng lớp nhân
dân, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên trong tỉnh, góp phần
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài , phát triển khoa học,

công nghệ, kinh tế, văn hóa, góp phần vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa- hiện
đại hóa đất nước.
Cùng với các địa phương khác trong cả nước, tỉnh Hưng Yên đang đổi
mới về mọi mặt để theo kịp nhịp độ phát triển chung của cả nước. Thư viện
tỉnh, thành phố là trung tâm văn hóa, thơng tin khoa học, kỹ thuật ở địa
phương. Thư viện đã có những biến đổi sâu sắc về nhiều mặt: số lượng người

5


 
 

dùng tin ngày càng tăng, nhu cầu tin ngày càng phong phú, đa dạng,... cùng
với sự biến đổi đó là đòi hỏi cao hơn về mức độ đáp ứng các nhu cầu thông
tin của họ. Nếu không biết nắm bắt và phân tích các nhu cầu sẽ rất khó thỏa
mãn cho bạn đọc. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình học tập, nghiên
cứuvà kìm hãm sự phát triển của địa phương. Như vậy, việc nghiên cứu nhu
cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin để đưa ra những chính sách, giải pháp
phát triển cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ nhu cầu người dùng
tin là rất cần thiết.
Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, Em chọn đề tài : “Tìm
hiểu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin tại Thư viện tỉnh Hưng
Yên” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tìm hiểu thực trạng nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu người
dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên. Từ đó đưa ra những nhận xét và nêu
một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng và kích thích
nhu cầu người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên.

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận có đối tượng nghiên cứu là nhu cầu của người dùng tin và
mức độ đáp ứng các nhu cầu đó.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

- Về khơng gian: Khóa luận được thực hiện với phạm vi tại Thư viện
tỉnh Hưng Yên.
- Về thời gian: Quá trình nghiên cứu, khảo sát, điều tra được tiến hành
trong quá trình thực tập kể từ ngày 19/01/2015 đến 03/04/2015.

6


 
 

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Khảo sát thực tế: Tác giả tiến hành quan sát trong thư viện nhằm làm
rõ hơn về tập qn, thói quen tìm và sử dụng nguồn lực thông tin của thư
viện. Quan sát hoạt động tại các phòng: phòng mượn sách tự chọn, phòng
báo- tạp chí, phịng địa chí- tra cứu, phịng thiếu nhi giúp tác giả khóa luận

hiểu thêm về nhu cầu thơng tin của người dùng tin.
- Điều tra bằng bảng hỏi: tác giả khóa luận đã tiến hành lập một bảng
các câu hỏi nhằm mục đích điều tra về các vấn đề: Những loại hình tài liệu mà
người dùng tin quan tâm, Các sản phẩm và dịch vụ thông tin được người dùng
tin sử dụng, Những nhận xét, ý kiến đánh giá của người dùng tin về chất
lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin, về hạ tầng công nghệ thông tin, cơ
sở vật chất trang thiết bị, thái độ và tinh thần phục vụ của đội ngũ cán bộ thư
viện. Từ đó, Thư viện ngày càng điều chỉnh các hoạt động của mình để phục
vụ một cách tốt hơn, hiệu quả hơn.
- Phỏng vấn trực tiếp: song song với việc điều tra bằng bảng hỏi, tác giả
khóa luận đã tiến hành gặp gỡ trao đổi với một số người dùng tin tại Thư viện
tỉnh Hưng Yên về nội dung nhu cầu tin cũng như thói quen tìm và sử dụng thông
tin , ý kiến đánh giá nhận xét của họ về hoạt động của Thư viện. Qúa trình trao
đổi với người dùng tin tại thư viện diễn ra thoải mái, họ không e dè, lúng túng
khi trao đổi.
- Phân tích, thống kê, tổng hợp số liệu: : Sau khi thu được kết quả từ
các phương pháp khảo sát thực tế, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp
ta tiến hành phân tích, thống kê và tổng hợp lại. Để nắm được nhu cầu tin của
người dùng tin như thế nào và thực trạng Thư viện đã đáp ứng được các nhu
cầu đó của họ ra sao? Từ đó đưa ra những giải pháp mà thư viện cần thực hiện
7


 
 

để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dùng tin và kích thích nhu cầu thơng
tin ở họ.
5. CẤU TRÚC KHĨA LUẬN


Ngồi phần mở đầu (…tr), Kết luận (…tr), Tài liệu tham khảo và Phụ lục
(…tr), nội dung chính của khóa luận chia làm 03 chương:
Chương 1: Nhu cầu tin và người dùng tin trong hoạt động thông tinthư viện
Chương 2: Thực trạng nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin tại
thư viện tỉnh Hưng Yên
Chương 3: Giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng và kích thích nhu cầu
người dùng tin tại thư viện tỉnh Hưng Yên

8


 
 

Chương 1
NHU CẦU TIN VÀ NGƯỜI DÙNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN- THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHU CẦU TIN VÀ NGƯỜI DÙNG TIN

1.1.1. Khái niệm nhu cầu tin và người dùng tin
Nhu cầu tin là những đòi hỏi khách quan của người dùng tin ( cá nhân
hoặc nhóm) đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin cần thiết, phù hợp
nhằm duy trì và phát triển các hoạt động sống của con người.[10, tr.11].
Nhu cầu tin thay đổi tùy theo công việc và nhiệm vụ mà người dùng tin
phải thực hiện. Nhu cầu tin người dùng tin thường nảy sinh khi họ cần nắm
bắt được những kết quả của một lĩnh vực mà họ quan tâm hay khi họ cần nắm
bắt các thông tin dữ kiện, những số liệu và phương pháp cần cho công việc
của họ.
Người dùng tin là pháp nhân hoặc cá nhân sử dụng các tài liệu và dịch
vụ của thư viện.[13, tr.5]. Đó là đối tượng phục vụ của công tác thông tin tư

liệu. Người dùng tin (NDT) vừa là khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch
vụ thông tin đồng thời họ cũng là người sản sinh ra thơng tin mới. NDT giữ
vai trị quan trọng trong các hệ thống thông tin. Là cơ sở để định hướng các
hoạt động của đơn vị hoạt động thông tin. NDT tham gia vào hầu hết các
công đoạn của dây chuyền thông tin tư liệu. Giữa NDT và cơ quan thơng tin
thơng tin- thư viện có mối quan hệ tương hỗ, điều này phụ thuộc vào khả
năng về chính sách phục vụ của cơ quan thơng tin thư viện và tập quán khai
thác thông tin của NDT. Mối quan hệ này chính là thước đo hiệu quả hoạt
động của cơ quan thông tin- thư viện . Thông tin phải được đáp ứng đầy đủ để
đảm bảo tính liên tục của quá trình nghiên cứu khoa học, phục vụ việc học tập
và bảo đảm mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học và sản xuất.

9


 
 

Thư viện không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin cho NDT. Bên cạnh
đó cần kích thích nhu cầu thơng tin và khuyến khích họ sử dụng thơng tin tích
cực hơn bằng cách tạo điều kiện thuận lợi nhất để NDT có thể tiếp cận và
khai thác thơng tin một cách hiệu quả.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu của người dùng tin
Yếu tố chủ quan gồm:
Giới tính: Đặc điểm về giới tính là đặc điểm của nhóm người có những
nét đặc thù riêng mà khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan. Những đặc điểm
đó có ảnh hưởng đến nhu cầu tạo nên trong họ những xúc cảm đối với tài liệu
khác nhau, thị hiếu khác nhau.
Lứa tuổi: Tuổi tác là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu
tin. Tùy từng độ tuổi khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau. Chẳng hạn ở

độ tuổi thanh niên lúc này các bạn trẻ đang rất sơi nổi, hăng hái, ham hiểu
biết, tìm tịi. Do đó các thơng tin cần được cung cấp một cách chính xác,
nhanh nhất. Ở độ tuổi trung niên người dùng tin có kinh nghiệm hơn, sâu sắc
hơn do đó cần những thông tin chuyên môn nhiều hơn.
Nghề nghiệp: Đây là yếu tố tác động đến nhu cầu tin. Mỗi ngành, nghề
khác nhau lại có những nhu cầu tin khác nhau phù hợp với ngành nghề của mình.
Trình độ học vấn: Học vấn ảnh hưởng rất nhiều đến nhu cầu tin. Người
có trình độ học vấn càng cao thì hiểu biết càng nhiều, càng sâu rộng. Bởi vậy
nhu cầu tin của họ càng nhiều càng được chọn lọc và ngược lại.
Yếu tố khách quan:
Hoàn cảnh xã hội: Đây là một yếu tố quan trọng, có ý nghĩa trong việc
hình thành và phát triển nhu cầu. Nếu chúng ta có một xã hội với chế độ chính
trị ổn định và sự tiến bộ khoa học kĩ thuật thì nhu cầu tin càng phát triển,
ngược lại xã hội càng kém thì nhu cầu tin càng thấp.

10


 
 

Chất lượng hoạt động của cơ quan thông tin: Điều này được thể hiện ở
chỗ thư viện phải thỏa mãn đầy đủ những thơng tin một cách chính xác kịp
thời cho người dùng tin . Khi thư viện đáp ứng thỏa mãn kịp thời nhu cầu tin
cho người dùng tin thì những nhu cầu mới lại được nảy sinh và ngược lại nếu
khơng đáp ứng được thì nhu cầu sẽ bị thối hóa và triệt tiêu.
1.2. VAI TRỊ CỦA NHU CẦU TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN

Nhu cầu của người dùng tin là nguồn gốc nảy sinh hoạt động thơng tin thư
viện. Khơng có người dùng tin sẽ không tồn tại hoạt động thông tin thư viện.

Hoạt động thông tin thư viện muốn tồn tại và phát triển phải dựa vào nhu cầu
của người dùng tin trong từng thời điểm cũng như địa bàn cụ thể. Người dùng tin
là những người sẽ đánh giá các sản phẩm và dịch vụ của cơ quan thơng tin thư
viện đó. Từ những đánh giá, nhận xét của người dùng tin mà các cơ quan thư
viện có thể điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với nhu cầu của người dùng tin.
Với xu thế hội nhập và sự phát triển của công nghệ thông tin, thư viện tỉnh
Hưng Yên đang từng bước hoàn thiện, xây dựng và phát triển, để ngày một hiện
đại, là trung tâm khai thác, tàng trữ thông tin tư liệu của tỉnh, càng khẳng định vai
trò của mình trong việc phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước, góp phần xây dựng tỉnh Hưng Yên giàu đẹp, văn hoá, văn minh.
1.3. KHÁI QUÁT TỈNH HƯNG YÊN VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN

1.3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa tỉnh Hưng Yên
1.3.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên và dân số.
Hưng Yên là một tỉnh đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 6 tỉnh: Hà
Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình. Tỉnh có 10 đơn vị
hành chính gồm: thị xã Hưng Yên và các huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ,
Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ. Tổng diện tích
tự nhiên tồn tỉnh là: 923 km2, mật độ dân số trung bình là 1.227 người/km2.
11


 
 

Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, hướng dốc từ Tây Bắc xuống
Đông Nam, độ dốc 14 cm/km. Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình 23,20C khá đồng nhất trên địa bàn tỉnh, nhiệt độ
trung bình thấp nhất là 160C. Lượng mưa trung bình từ 1.450 – 1.650 mm

nhưng phân bố không đều trong năm, mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) tập
trung tới 70% lượng mưa cả năm.
Là một tỉnh có lợi thế về phát triển nơng nghiệp, có vị trí địa lý thuận lợi là
gần các thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm từ nông nghiệp, gần các trung tâm công
nghiệp các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, gần các cửa khẩu
quốc tế, các cảng biển tạo điều kiện tốt để phát triển sản xuất nơng nghiệp theo
hướng nơng nghiệp hàng hố phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Hưng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là vùng động
lực phát triển cơng nghiệp hố, hiện đại hố của vùng Bắc Bộ và cả nước, có
vị trí địa lý thuận lợi và có các tuyến đường giao thơng quan trọng đi qua, đó
là cơ hội đón nhận và tận dụng sự phát triển chung của cả vùng, trước hết về
khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm… đây là
điều kiện tốt để phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
1.3.1.2. Đặc điểm xã hội, văn hóa
Sự nghiệp giáo dục đào tạo được củng cố và phát triển, công tác xã hội
hoá giáo dục thường xuyên được quan tâm và đạt kết quả khá. Nâng cao chất
lượng giáo dục đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hố trang thiết bị
phục vụ cho cơng tác dạy và học ở các trường học, phát triển nhanh hệ thống
đào tạo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, khuyến khích các thành phần kinh tế tích
cực tham gia vào lĩnh vực này. Các hoạt động văn hoá, xã hội được giải quyết,
điều chỉnh kịp thời, hàng năm giải quyết và tạo việc làm cho khoảng 2 vạn lao
động, hỗ trợ đúng chính sách đối với các địa phương khó khăn, cho vay vốn
phát triển sản xuất, xố đói giảm nghèo, tai nạn, tệ nạn xã hội giảm đáng kể, an

12


 
 


ninh chính trị được giữ vững, quốc phịng được củng cố tăng cường, trật tự an
tồn xã hội ln bảo đảm.Thực hiện tốt cơng tác xã hội hố giáo dục, y tế, văn
hoá, thể thao. Nâng cao hiệu quả việc giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội,
giữ vững an ninh, quốc phịng, ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội,
để tạo điều kiện tốt cho tập trung phát triển kinh tế của tỉnh.
Hưng Yên là khu vực tập trung nhiều di tích lịch sử nổi tiếng. Tồn tỉnh
hiện có hơn 800 di tích lịch sử và văn ho. Đặc biệt, quần thể di tích Phố Hiến, Đa
Hồ, Dạ Trạch, khu tưởng niệm lương y Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác…
là nguồn tài ngun văn hố rất có giá trị cho phát triển du lịch. Là một tỉnh
thuộc đồng bằng sông Hồng có nền văn minh lúa nước lâu đời, Hưng Yên có
nhiều lễ hội truyền thống phản ánh khá rõ nét con người, truyền thống, phong
tục của nền văn minh lúa nước.Là là vùng đất Địa Linh Nhân Kiệt, ln đóng
góp bậc hiền tài cho đất nước ở mỗi thời đại. Tỉnh có 4 trạng nguyên trên tổng số
53 trạng nguyên của cả nước. Hiện tại Văn miếu Xích Đằng cịn lưu trên bia đá
tên hàng trăm tiến sĩ khoa bảng của tỉnh trong các thời kỳ phong kiến.
Hưng Yên đang tập trung phấn đấu cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp
trước năm 2020 với cơ cấu kinh tế hợp lý, thu nhập bình quân đầu người cao hơn
mức trung bình của cả nước, tiếp tục quan tâm đến phát triển các vấn đề xã hội,
giữ vững chính trị, bảo đảm an ninh quốc phịng và trật tự an tồn xã hội.
1.3.2. Hoạt động thông tin- thư viện tại thư viện tỉnh Hưng Yên
1.3.2.1. Qúa trình hình thành và phát triển
Thư viện tỉnh Hưng Yên được thành lập 1957. Từ cuối năm 1963 được sự
hướng dẫn nghiệp vụ của thư viện Quốc gia thư viện Hưng Yên đã bước đầu tiến
hành phân loại dựa trên bảng phân loại dành cho các thư viện khoa học tổng hợp
do thư viện Quốc gia biên soạn năm 1961. Vốn tài liệu lúc này đã được xếp lên
giá theo từng môn loại tri thức, giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong việc tra cứu và

13



 
 

lựa chọn tài liệu. Với lịng nhiệt tình và u nghề cán bộ thư viện Hưng Yên
luôn hoạt động với phương châm: Giáo dục xã hội chủ nghĩa, nâng cao kiến
thức, phổ biến khoa học kỹ thuật cho quần chúng để phát triển sản xuất, khắc
phục những phong tục tập quán lạc hậu của xã hội nhằm thỏa mãn yêu cầu giải
trí, u cầu về văn hóa nghệ thuật của quần chúng.
Khi mới tái lập, thư viện tỉnh Hưng Yên gặp rất nhiều khó khăn về con
người, trang thiết bị, trụ sở và vốn tài liệu.Với vốn lài liệu được chia tách từ thư
viện Hải Hưng chỉ có 39.268 cuốn sách, phần lớn là sách cũ, rách nát; 139 loại
báo tạp chí với 2.094 cuốn, 860 cuốn tài liệu Địa chí. Cán bộ có 7 người, trong
đó 4/7 người đi học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, học nâng cao chính trị; Trụ
sở thuê nhà dân, mượn của Trung tâm văn hoá tỉnh, câu lạc bộ Bãi Sậy, Bảo tàng
tỉnh làm kho chứa tài liệu và làm việc. Mặc dù khó khăn song cán bộ Thư viện
với lịng say mê nghề nghiệp đã sớm tổ chức đưa sách báo phục vụ bạn đọc, thu
hút đông đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn đến sử dụng thư viện.
Từ năm 2000 đến nay, Thư viện được tạm sử dụng ngôi nhà hai tầng với
tổng diện tích 170m2 (trụ sở cũ của Ban tổ chức chính quyền, số 139 Bãi Sậy,
phường Quang Trung, Tp. Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên). Khi có trụ sở mới
khang trang hơn, hoạt động thư viện được mở rộng hơn, bạn đọc đến sử dụng
thư viện nhiều hơn, phát huy được tác dụng của sách báo tài liệu. Nếu như năm
1997 thư viện cấp được 60 thẻ, phục vụ 1.053 lượt bạn đọc, luân chuyển được
2.111 lượt tài liệu, thì năm 2000 đã cấp được 800 thẻ bạn đọc, phục vụ 9.612
lượt bạn đọc, luân chuyển 19. 229 lượt sách báo tài liệu. Năm 2011, thư viện
cấp mới và làm 500 thẻ bạn đọc nâng tổng số thẻ hiện có trong thư viện trên
2.300 thẻ, phục vụ bình quân trên 1.200 lượt bạn đọc / tháng, có 2.500 lượt
sách báo tài liệu được luân chuyển tới tay bạn đọc/ tháng. Đến năm 2014, thư
viện cấp mới 950 thẻ bạn đọc, nâng tổng số thẻ hiện có trong thư viện trên


14


 
 

3.200 thẻ, phục vụ 36.600 lượt bạn đọc/năm và 130.204 lượt tài liệu luân
chuyển. Vốn tài liệu từ chỗ chỉ có gần 40 ngàn bản sách năm 1997, đến năm
2014 thư viện có 126.310 cuốn tài liệu và 165 loại báo và tạp chí, hơn 4000
biểu ghi thư mục trích báo- tạp chí có nội dung phản ánh về tỉnh trên các báo
tạp chí trung ương và địa phương. Hiện tại Thư viện có 3 cơ sở dữ liệu (
CSDL)phục vụ cho việc tra tìm tài liệu là CSDL sách, CSDL báo- tạp chí,
CSDL địa chí; đã và đang xây dựng thư viện điện tử phục vụ cho nhu cầu khai
thác thơng tin trên máy tính của bạn đọc.
Bên cạnh việc phục vụ bạn đọc mượn sách về nhà, thư viện tỉnh còn
phục vụ tài liệu cho các cuộc thi viết và một số các cuộc thi khác do trung
ương và các ban ngành của địa phương phát động. Hàng năm, Thư viện tỉnh
kết hợp với Trung tâm văn hoá tỉnh tổ chức tốt các cuộc liên hoan ca múa
nhạc và thiếu nhi kể chuyện với nhiều chủ đề phong phú, tạo cho thiếu nhi có
một sân chơi bổ ích và lý thú nâng cao hiểu biết, tìm hiểu văn hố, lịch sử của
địa phương nói riêng và của đất nước nói chung. Thơng qua cuộc thi và các
hoạt động đã giúp cho hoạt động phong trào đọc sách báo tăng lên, phát triển
văn hoá đọc mạnh mẽ rộng rãi tới mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Thư viện tỉnh Hưng Yên là trung tâm thông tin đầu não của tỉnh, là đơn
vị sự nghiệp văn hóa thơng tin trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Hưng Yên, có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng
chung các tài liệu được xuất bản tại tỉnh Hưng Yên và nói về tỉnh Hưng Yên,
các tài liệu trong nước và ngoài nước phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây
dựng và phát triển của tỉnh Hưng Yên về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội
- an ninh - quốc phịng trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,

xây dựng và phát triển màng lưới thư viện, tủ sách cơ sở trên địa bàn tỉnh. Có
nhiệm vụ: Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc
được sử dụng vốn tài liệu thư viện thơng qua các hình thức đọc tại chỗ, mượn

15


 
 

về nhà hoặc phục vụ ngoài
n
thư vviện phù hợp với nộii quy thư viện.Thu
v
t
thập,
tànng trữ và bảo quản lââu dài các tài liệu đư
ược xuất bảản tại địa phương
p
và viết
về địa phươnng. Nhận các
c xuất bảản phẩm lư
ưu chiểu đđịa phương
g do Sở Thhông
tin và Truyềnn thông chhuyển giaoo. Lưu trữ các bản sao
s khóa luuận tốt nghhiệp
củaa sinh viênn các trườnng đại họcc đóng tại địa phươnng, luận văăn thạc sĩ, luận
vănn tiến sĩ có
ó nội dung phản ánh vvề Hưng Yên.
Y Tổ chhức và thựcc hiện côngg tác

tuyyên truyền giới thiệu kịp thời, rộng
r
rãi vốốn tài liệu thư viện đến
đ mọi nggười,
đặcc biệt là cáác tài liệu phục
p
vụ cơơng cuộc phát
p
triển kkinh tế - văăn hóa - xãã hội
ở địa
đ phươngg; xây dựnng phong trrào đọc sách, báo troong nhân dân.
d
Biên soạn
s
và xuất bản các
c ấn phẩẩm thông tin
t - thư mục,
m
thơng tin có chọọn lọc phù hợp
vớii chức năn
ng, nhiệm vụ
v và đối tư
ượng phụcc vụ của thư
ư viện. Thự
ực hiện tốtt các
nhiiệm vụ kháác do Giám
m đốc Sở V
VH,TT&DL
L giao.
CƠ CẤU

C
TỔ CHỨC
C
CỦ
ỦA THƯ VIỆN
V
TỈN
NH HƯNG
G YÊN

Mô hìnnh quản lý của thư việện hiện nayy là kết hợpp trực tuyến
n và chức năng.
n
Baan giám đốc điều hànnh hoạt độnng của đơnn vị thơng qua các phhịng được quy
địn
nh theo quy
y chế tổ chức hoạt đđộng của thư
t viện tỉnnh, thành phố
p trực thhuộc


 
 

Trung Ương. Hiện nay, thư viện tỉnh có 20 cán bộ. Trong đó 15 cán bộ biên chế,
03 lao động hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ- CP, 02 hợp đồng lao động vụ việc.
Trong đó 100% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học.
Ban Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung, lãnh đạo toàn bộ hoạt động
của thư viện theo pháp luật, quản lý chuyên môn nghiệp vụ, quản lý cán bộ
vật tư, kế hoạch, áp dụng các biện pháp tổ chức lao động và quản lý khoa học,

báo cáo định kỳ về các mặt hoạt động cho các cơ quan quản lý và được hỗ trợ
bởi phòng hành chính.
Phịng xử lý nghiệp vụ: Phụ trách phịng là 3 cử nhân chun ngành thơng
tin thư viện. Phịng có nhiệm vụ: Xử lý tài liệu theo chuẩn nghiệp vụ quốc tế theo
chỉ đạo của Vụ Thư viện, Bộ VHTT&DL, hướng dẫn của Thư viện Quốc gia Việt
Nam (khung phân loại DDC, khổ mẫu biên mục MACR 21, quy tắc biên mục
Anh - Mỹ AACR2), đảm bảo nhanh chóng, chính xác, kịp thời đưa sách ra phục
vụ bạn đọc. Hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện huyện, xã…
Hệ thống phòng phục vụ bao gồm: Phòng Mượn sách tự chọn, Phịng
Báo- Tạp chí, Phịng Địa chí – Tra cứu, Phịng Thiếu nhi. Đây là bộ phận
quan trọng của thư viện, nơi cung cấp nhu cầu tin cho bạn đọc, được coi là bộ
mặt của thư viện. Phòng đảm nhiệm chức năng và nhiệm vụ cơ bản là: Cung
cấp, đáp ứng yêu cầu về sử dụng vốn tài liệu có trong Thư viện. Hướng dẫn
bạn đọc tra cứu và trả lời các thơng tin về vốn tài liệu có trong Thư viện. Tổ
chức các hoạt động tuyên truyền vốn tài liệu có trong Thư viện và các hoạt
động thơng tin tun tuyền khác.
1.3.2.2. Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Thư viện tỉnh
Hưng Yên
Sản phẩm thông tin – thư viện
“Sản phẩm thông tin - thư viện là kết quả của q trình xử lý thơng tin,
do cá nhân hoặc tập thể thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu NDT.”[12, tr.76].

17


 
 

Quá trình lao động để tạo ra sản phẩm là q trình xử lý thơng tin bao gồm:
phân loại, biên mục, định từ khóa, tóm tắt...cũng như q trình phân tích, tổng

hợp , đánh giá thơng tin.Hiện nay, Thư viện tỉnh Hưng n có các sản phẩm
thơng tin thư viện sau: Sản phẩm thông tin- thư viện truyền thống bao gồm:
Hệ thống mục lục, Thư mục.
Sản phẩm thông tin - thư viện hiện đạị bao gồm: “Cơ sở dữ liệu là một
tập hợp các bản ghi hoặc tệp có quan hệ logic với nhau và được lưu trữ trên
bộ nhớ của máy tính.”[10, tr.82]. Hiện nay, tại thư viện tỉnh Hưng Yên đang
cung cấp các cơ sở dữ liệu ( CSDL): CSDL sách, CSDL báo- tạp chí, CSDL
địa chí; đã và đang xây dựng thư viện điện tử phục vụ cho nhu cầu khai thác
thơng tin trên máy tính của bạn đọc.
Muc lục truy cập công cộng trực tuyến (OPAC). Mục lục điện tử của
Thư viện tỉnh Hưng Yên được xây dựng trên cơ sở phần mềm Ilib 6.0. Mục
lục cho phép tìm kiếm tài liệu thơng qua các yếu tố tìm kiếm như: Tên tác giả,
nhan đề tài liệu, năm xuất bản, số đăng ký cá biệt, từ khóa. Qúa trình tìm
kiếm có thể sử dụng một tiêu chí hoặc sử dụng các tốn tử tìm kết hợp nhiều
tiêu chí tìm kiếm. Tuy nhiên, việc hồi cố tài liệu chưa hoàn thiện nên mục lục
tra cứu chỉ phục vụ NDT tra cứu tại thư viện.

Hình 1.1. Màn hình mục lục tra cứu điện tử

18


 
 

Website thư viện: Năm 2012, Thư viện tỉnh Hưng Yên đã xây dựng
website tại địa chỉ . Website giới thiệu khái quát về
Thư viện tỉnh, các hoạt động do thư viện tổ chức hay các sách và ấn phẩm
mới tới bạn đọc.


Hình 1.2. Màn hình website thư viện
Các dịch vụ thông tin - thư viện.
Dịch vụ thông tin - thư viện là một trong những thành phần cơ bản tạo
nên hoạt động của thư viện. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống, thư viện tỉnh
Hưng Yên nghiên cứu phát triển dịch vụ phong phú, đa dạng với mục đích
giúp người dùng tin có thể thỏa mãn các nhu cầu với thời gian ngắn nhất, tiết
kiệm và hiệu quả.
Thư viện tỉnh Hưng Yên đang cung cấp cho người dùng tin một cách
khá đa dạng sự lựa chọn sử dụng các dịch vụ thơng tin - thư viện với các
nhóm dịch vụ chính sau: dịch vụ cung cấp tài liệu theo yêu cầu, dịch vụ phổ
biến thông tin chọn lọc, dịch vụ tìm tin, dịch vụ trao đổi thơng tin, dịch vụ
mượn tài liệu, dịch vụ sao chép tài liệu.

19


 
 

Triển lãm sách báo là một hình thức hoạt động khá thường xuyên tại
thư viện tỉnh. Đây là một hình thức trình bày trực quan có hệ thống bộ sưu tập
các loại hình tài liệu mà thư viện tỉnh đã sưu tầm được theo những nguyên tắc
chọn lựa nhất định. Triển lãm sách báo thường được tổ chức với nội dung
gắn với những sự kiện quan trọng, những sự kiện lớn trong đời sống chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội... của địa phương, của đất nước và thế giới. Ví dụ: kỷ
niệm các ngày đại lễ: Thống nhất đất nước 30/4; Cách mạng tháng 8, Quốc
khánh 2/9; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12; Quốc tế phụ
nữ 8/3; kỷ niệm các sự kiện như chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5. Đặc biệt,
ngày sách và bản quyền thế giới 23/4 được tổ chức với quy mô và chất lượng
cao. Thư viện tỉnh cũng đã giới thiệu nhiều sách địa chí, sách về danh nhân và

truyền thống quê hương nhằm góp phần tích cực vào cơng tác giáo dục truyền
thống cho thế hệ trẻ.
1.4. NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN

1.4.1. Đặc điểm chung người dùng tin tại thư viện tỉnh Hưng Yên
Người dùng tin là một người hoặc một nhóm người có nhu cầu tin, sử
dụng các sản phẩm và dịch vụ của hoạt động thơng tin thư viện để thỏa mãn
nhu cầu của mình. Việc thỏa mãn nhu cầu tin người dùng tin là mục tiêu cuối
cùng của bất kỳ tổ chức thông tin – thư viện nào. Chất lượng của việc đáp ứng
nhu cầu thông tin phụ thuộc vào sự nắm bắt nhu cầu tin và thói quen sử dụng
thơng tin của họ. Nhu cầu của người dùng tin ngày càng phong phú, đa dạng
tác động không nhỏ tới hoạt động của các tổ chức thông tin- thư viện. “Người
dùng tin là một trong 4 yếu tố cấu thành thư viện và cũng là nhân tố đánh giá
chất lượng hoạt động của tổ chức thông tin thư viện”.[13, tr.5].
Thư viện tỉnh Hưng Yên phục vụ mọi đối tượng, người dân trong tỉnh.
Trong những năm qua thư viện có nhiều đáng kể trong phương thức hoạt động.

20


 
 

Từ năm 2000, NDT tại thư viện tăng lên nhanh chóng và ngày càng đa dạng cả
về thành phần và trình độ học vấn. Tính đến nay thư viện tỉnh Hưng n có
khoảng hơn 3.000 NDT. Thư viện phải khơng ngừng tìm hiểu, cập nhật những
thơng tin mới, có tính thực tiễn cao mới có thể đáp ứng tối đa nhu cầu tin của
người dùng tin.
Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thông tin và hoạt động công tác của
người dùng tin, có thể chia NDT tại thư viện tỉnh Hưng n thành 4 nhóm

sau: Học sinh- sinh viên, Cơng nhân viên chức, Lãnh đạo- quản lý, Bạn đọc
phổ thông.
Biểu đồ 1.1. Thành phần người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên

10
12

50

Học sinh- Sinh viên
Công nhân viên chức
Lãnh đạo quản lý
Bạn đọc phổ thông

28

Hiện nay, Thư viện tỉnh Hưng Yên đang quản lý hơn 3000 thẻ bạn
đọc.Trong đó thẻ Học sinh- Sinh viên chiếm 50%; Công nhân viên chức
chiếm 28%, Lãnh đạo quản lý chiếm 12%; Bạn đọc phổ thơng chiếm 10%.
Ngồi những đặc điểm chung, mỗi nhóm người dùng tin lại có đặc điểm
nhu cầu khác nhau.

21


 
 

1.4.2. Đặc điểm các nhóm người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên
Nhóm người dùng tin là học sinh – sinh viên

Đây là nhóm NDT chiếm số lượng lớn nhất. Trình độ học vấn của
nhóm NDT này khơng chun sâu như những đối tượng là nhà nghiên cứu.
Bởi vậy, mục đích sử dụng tài liệu của nhóm NDT này chủ yếu phục cho việc
học tập nhằm nâng cao tri thức và đáp ứng nhu cầu giải trí.
Họ quan tâm chủ yếu đến các thông tin, tài liệu về chuyên ngành phục
vụ cho các môn học. Nhu cầu cao về sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu
chuyên ngành, tài liệu tham khảo, và một số các bài viết trong các tạp chí
khoa học, đời sống. Nhu cầu về những kỹ năng thiết yếu để tra cứu và sử
dụng các sản phẩm, dịch vụ thơng tin của thư viện.
Tóm lại, đây là NDT chủ yếu của Thư viện, nhóm NDT này có đặc
điểm tuổi đời rất trẻ, tham gia cơng tác học tập là chủ yếu, ham học hỏi và
khám phá những cái mới. Vì vậy, nhu cầu thơng tin và tài liệu họ cần chủ yếu
là phục vụ cho công tác học tập, nội dung phong phú, đa dạng và địi hỏi sự
linh hoạt trong phương thức phục vụ.
Nhóm người dùng tin là cơng nhân, viên chức
Đây là nhóm NDT thành phần chủ yếu là giáo viên, giảng viên, công an,
quân đội,cán bộ ngành văn hóa, các nhà nghiên cứu,… Đa số họ thuộc đối
tượng NDT tại cơ quan, đơn vị, nơi họ đang công tác. Đặc điểm của đối tượng
người dùng tin này đều ở độ tuổi khoảng 30- 50 tuổi. Trình độ học vấn tương
đối cao hầu hết là đại học và trên đại học.
Nhóm NDT này có trình độ, khả năng nghiên cứu khoa học, nhu cầu
thơng tin và tài liệu rất lớn, phong phú về cả nội dung và hình thức. Mức độ
đáp ứng địi hỏi nhanh chóng, chính xác và kịp thời.

22


 
 


Nhóm người dùng tin là lãnh đạo, quản lý
Đây là nhóm NDT có trình độ học vấn cao. Do tính chất chất công việc
nên nhu cầu tin của họ rất lớn, đa dạng về nội dung và hình thức. Lượng
thơng tin có diện rộng, khái quát trên mọi lĩnh vực, thông tin liên quan đến
chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, thơng tin có tính chất trợ giúp ra quyết
định. Công việc của họ là tổ chức, điều hành hoạt động của cơ quan, từng bộ
phận. Bởi vậy nhóm NDT này cần thơng tin có chất lượng cao, có độ tin cậy,
chọn lọc.
Nhóm người dùng tin là bạn đọc phổ thơng, cán bộ về hưu.
Đây là nhóm bạn đọc khá đặc biệt, nhóm NDT này bao gồm các đối
tượng: cán bộ đã nghỉ hưu, người dân trong địa bàn tỉnh Hưng Yên. Xã hội
ngày càng phát triển nhu cầu tiếp nhận thông tin cũng ngày càng tăng cao,
muốn nắm bắt tin tức thường ngày. Vì vậy tài liệu mà họ thường sử dụng là
Báo- tạp chí. Nhóm NDT này có số lượng khơng nhiều như các nhóm trên
nhưng tần suất sử dụng thư viện lại khá cao.

23


 
 

Chương 2
THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG
NHU CẦU TIN TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
2.1. THỰC TRẠNG NHU CẦU NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN

Để nghiên cứu thực trạng nhu cầu tin và đánh giá mức độ đáp ứng nhu
cầu người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên, khóa luận tiến hành điều tra
bằng cách phát phiếu hỏi, phỏng vấn trực tiếp đối tượng NDT và cán bộ thư

viện tỉnh.
Cuộc khảo sát điều tra được tiến hành trong thời gian thực tập (
19/01/2015 đến 03/04/2015) tại Thư viện tỉnh Hưng Yên với 200 phiếu điều
tra, nội dung phiếu điều tra được trình bày trong bảng phụ lục của khóa luận.
Các câu hỏi điều tra nhằm khai thác, tìm hiểu nội dung nhu cầu tin của NDT
cũng như thói quen khai thác thơng tin của họ. Những số liệu từ kết quả từ số
liệu điều tra thu được sẽ cho thấy thực trạng nhu cầu tin và đánh giá về mức
độ đáp ứng nhu cầu tin của NDT về nội dung nhu cầu: nhu cầu về loại hình tài
liệu, ngơn ngữ tài liệu, các lĩnh vực khoa học cũng như thói quen, nguồn khai
thác thông tin, các sản phẩm và dịch vụ thông tin mà họ thường sử dụng.
2.1.1. Đặc điểm nhu cầu người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên
2.1.1.1. Nhu cầu loại hình tài liệu
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và kỹ thuật, đặc biệt là
công nghệ thông tin đã tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thư
viện- thông tin cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển vượt bậc này.
Thông tin gia tăng theo cấp số nhân, các loại hình tài liệu ngày càng đa dạng,
phong phú cả về nội dung lẫn hình thức. Nguồn lực thơng tin thư viện tỉnh
Hưng Yên bao gồm: sách, giáo trình, tài liệu tham khảo, báo- tạp chí, tài liệu
địa chí, tài liệu điện tử,…

24


×