Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÀO NGỌC HẠNH

ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÀO NGỌC HẠNH

ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: Kế Tốn
Mã ngành: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS MAI THỊ HỒNG MINH


Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu trình bày trong
Luận văn là trung thực và kết quả của Luận văn chưa từng được cơng bố trong bất cứ
cơng trình nghiên cứu nào.
Học viên thực hiện Luận văn
Đào Ngọc Hạnh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ----------------------------------------------------------------------- 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ---------------------------------------------------------------------- 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu --------------------------------------------------------------------------- 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ---------------------------------------------------------- 2
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------- 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu --------------------------------------------------------------------- 3
1.6 Ý nghĩa của luận văn -------------------------------------------------------------------------- 4
1.7 Kết cấu của luận văn -------------------------------------------------------------------------- 5
CHƯƠNG 2: CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ
TỐN TẠI CÁC DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM ------------------------------------- 6
2.1 Một số vấn đề chung về hệ thống thơng tin kế tốn ------------------------------------- 6

2.1.1 Hệ thống ---------------------------------------------------------------------------------------- 6
2.1.2 Hệ thống thông tin ---------------------------------------------------------------------------- 6
2.1.3 Hệ thống thông tin quản lý (MIS) ----------------------------------------------------------- 7
2.1.4 Hệ thống thông tin kế tốn (AIS) ----------------------------------------------------------- 8
2.1.5 Chất lượng hệ thống thơng tin kế toán ---------------------------------------------------- 11
2.2 Một số vấn đề chất lượng thơng tin kế tốn --------------------------------------------- 13
2.2.1 Thơng tin -------------------------------------------------------------------------------------- 13
2.2.2 Chất lượng thông tin ------------------------------------------------------------------------- 14


2.2.3 Chất lượng thơng tin kế tốn --------------------------------------------------------------- 17
2.2.3.1 Quan điểm hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính FASB ---------------------------- 18
2.2.3.2 Quan điểm hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB ------------------------------ 19
2.2.3.3 Quan điểm hội tụ IASB - FASB --------------------------------------------------------- 21
2.2.3.4 Quan điểm chuẩn mực kế toán Việt Nam ---------------------------------------------- 23
2.2.3.5 Theo tiêu chuẩn của COBIT -------------------------------------------------------------- 23
2.3 Tiêu chuẩn các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.HCM ------------------- 25
2.4 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán ---- 26
2.4.1 Kết quả của các nghiên cứu trước đây ---------------------------------------------------- 26
2.4.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thơng tin kế tốn trong các
doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa: Bằng chứng tại Malaysia” (Factors influencing AIS
Effectiveness among Manufacturing SMES: Evidence from Malaysia) -------------------- 26
2.4.1.2 Hiệu quả của hệ thống thơng tin kế tốn: Tác động đối với hiệu quả hoạt động của
các công ty niêm yết tại Thái Lan (Effectiveness of accounting information system: effect
on performance of Thai-listed firms in Thailand) ---------------------------------------------- 27
2.4.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của hệ thống thơng tin kế tốn trong các
cơng ty sản xuất: Bằng chứng từ Iran (Effective Factors on Alignment of Accounting
Information Systems in Manufacturing Companies: Evidence from Iran) ------------------ 28
2.4.2 Các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu ------------------------------------------ 30
2.4.2.1 Quan điểm chất lượng thông tin theo mô hình thành cơng hệ thống thơng tin

(Delone và McLean, 1992) ------------------------------------------------------------------------ 30
2.4.2.2 Tồn kho kịp lúc (JIT) ---------------------------------------------------------------------- 31
2.4.2.3 Quan điểm TQM - total quality management - quản lý chất lượng tồn bộ và mơ
hình PSP/IQ (Product and Service Performance Model for Information Quality) --------- 32
2.4.2.4 Quan điểm mơ hình “hệ thống hoạt động” --------------------------------------------- 35
2.5 Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán -- 38
2.5.1 Cam kết, tham gia của nhà quản lý -------------------------------------------------------- 38


2.5.2 Kiến thức sử dụng công nghệ hệ thống thông tin kế toán và kiến thức kế toán của
người quản lý ---------------------------------------------------------------------------------------- 39
2.5.3 Hiệu quả phần mềm và các trình ứng dụng kế toán ------------------------------------- 40
2.5.4 Chất lượng dữ liệu --------------------------------------------------------------------------- 41
2.5.5 Tham gia của nhân viên thực hiện hệ thống thơng tin kế tốn ------------------------- 41
2.5.6 Huấn luyện và đào tạo của nhân viên doanh nghiệp ------------------------------------ 42
2.5.7 Môi trường văn hóa doanh nghiệp --------------------------------------------------------- 43
2.6 Mơ hình nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin
kế tốn ----------------------------------------------------------------------------------------------- 44
2.6.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ---------------------------------------------------------------- 44
2.6.2 Các giả thiết nghiên cứu --------------------------------------------------------------------- 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ------------------------------------------------------------------------ 45
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN TRONG CÁC DNVVN
TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM ---------------------------------------------------------------------- 47
3.1 Quy trình nghiên cứu------------------------------------------------------------------------- 47
3.2 Thiết kế câu hỏi khảo sát và thu thập mẫu khảo sát ----------------------------------- 48
3.3 Phương trình hồi quy tuyến tính đề xuất ------------------------------------------------ 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ------------------------------------------------------------------------ 50
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN TẠI CÁC

DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM ----------------------------------------------------------- 51
4.1 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ------------------------------------------------- 51
4.2 Phân tích khám phá nhân tố (EFA - Exploratory Factor Analysis) ---------------- 52
4.2.1 Phân tích khám phá nhân tố (EFA - Exploratory Factor Analysis) cho các biến quan
sát của nhân tố độc lập (X1 - X8) ----------------------------------------------------------------- 53


4.2.2 Phân tích khám phá nhân tố (EFA - Exploratory Factor Analysis) cho các biến quan
sát của nhân tố phụ thuộc (X9) -------------------------------------------------------------------- 65
4.3 Phân tích tương quan hệ số Pearson ------------------------------------------------------ 67
4.4 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến ------------------------------------------------------ 69
4.4.1 Kiểm định giả thiết --------------------------------------------------------------------------- 69
4.4.2 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến------------------------------------------------------- 69
4.5 Kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng hệ thống thơng tin kế
tốn --------------------------------------------------------------------------------------------------- 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4: ----------------------------------------------------------------------- 75
CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC DNVVN TRÊN
ĐỊA BÀN TP.HCM ------------------------------------------------------------------------------- 76
5.1 Kết luận các kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống
thơng tin kế tốn ----------------------------------------------------------------------------------- 76
5.2 Dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn đưa
ra các kiến nghị ------------------------------------------------------------------------------------ 77
5.2.1 Đối với nhân tố “Tham gia của nhân viên” ----------------------------------------------- 78
5.2.2 Đối với nhân tố “Kiến thức sử dụng công nghệ HTTTKT của nhà quản lý” -------- 80
5.2.3 Đối với nhân tố “Cam kết của nhà quản lý” ---------------------------------------------- 80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ------------------------------------------------------------------------ 82
KẾT LUẬN CHUNG ----------------------------------------------------------------------------- 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. AIS

: Hệ thống thông tin kế toán (Accounting Information Systems)

2. COBIT

: Kiểm soát các vấn đề đối với thông tin và kỹ thuật liên quan
(Control Objective for Information and related Technology)

3. DNVVN

: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

4. EFA

: Phân tích nhân tố (Exploratory factor analysis)

5. FASB

: Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính
(Financial Accounting Standards Board)

6. HTTTKT

: Hệ thống thơng tin kế tốn

7. IASB


: Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế
(International Accounting Standards Board)

8. ISACA

: Information Systems Audit and Control Association

9. ISACF

: Information system Audit and Control Foundation

10. IT

: Công nghệ thông tin (Information Technology)

11. JIT

: Just-In-Time

12. MIS

: Hệ thống thông tin quản lý (Management Information Systems)

13. NQL

: Nhà quản lý

14. PSP/IQ


: Mô hình thực hiện sản phẩm và dịch vụ cho chất lượng thông tin
(Product and Service Performance Model for Information Quality)

15. QM

: Quản lý chất lượng (Quality Management)

16. SMES

: Small and medium-sized enterprises

17. SPC

: Kiểm sốt quy trình thống kê (Statistic Process Control)

18. TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
19. TQC

: Kiểm sốt chất lượng tồn diện (Total Quality Control)

20. TQM

: Quản lý chất lượng toàn bộ (Total Quality Management)

21. VAS

: Chuẩn mực kế toán Việt Nam

22. VIF


: Variance inflation factor


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Mơ hình PSP/IQ của Kahn và Strong, 1998
Bảng 2.2: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy mô và khu vực
Bảng 3.1: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha các nhân tố
Bảng 3.2: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần X1 khi loại bỏ biến
Bảng 3.3: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần X2 khi loại bỏ biến
Bảng 3.4: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần X3 khi loại bỏ biến
Bảng 3.5: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần X4 khi loại bỏ biến
Bảng 3.6: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần X5 khi loại bỏ biến
Bảng 3.7: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần X6 khi loại bỏ biến
Bảng 3.8: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần X7 khi loại bỏ biến
Bảng 3.9: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần X8 khi loại bỏ biến
Bảng 3.10: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thành phần X9 khi loại bỏ biến
Bảng 3.11: Kết quả phân tích KMO cho các biến quan sát của nhân tố độc lập (X1 –X8)
lần 1
Bảng 3.12: Kết quả phân tích phương sai trích Total Variance Explained các biến quan sát
của nhân tố độc lập (X1–X8) lần 1
Bảng 3.13: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố lần 1
Bảng 3.14: Ma trận xoay nhân tố các biến quan sát của nhân tố độc lập (X1 –X8) lần 1
Bảng 3.15: Kết quả phân tích KMO cho các biến quan sát của nhân tố độc lập
(X1 –X8) lần 2
Bảng 3.16: Kết quả tích phương sai trích Total Variance Explained cho các biến quan sát
của nhân tố độc lập (X1–X8) lần 2
Bảng 3.17: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố lần 2
Bảng 3.18: Ma trận xoay nhân tố các biến quan sát của nhân tố độc lập (X1 –X8) lần 2
Bảng 3.19: Bảng kết luận các nhân tố cịn lại trong mơ hình nghiên cứu
Bảng 3.20: Kết quả phân tích KMO cho các biến quan sát của nhân tố phụ thuộc (X9)



Bảng 3.21: Kết quả phân tích phương sai trích Total Variance Explained các biến quan sát
của nhân tố phụ thuộc (X9)
Bảng 3.22: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố phụ thuộc (X9)
Bảng 3.23: Kết quả phân tích hệ số tương quan giữa các biến phụ thuộc (Y1 – Y9)
Bảng 3.24: Bảng tổng hợp các nhân tố khi thực hiện phân tích tương quan (Y1 – Y9)
Bảng 3.25: Bảng phân tích hồi quy hệ số R, R2adj , hệ số Durbin-Watson lần 1
Bảng 3.26: Bảng phân tích Anova lần 1
Bảng 3.27: Kết quả phân tích bảng trọng số hồi quy lần 1
Bảng 3.28: Bảng phân tích hồi quy hệ số R, R2adj , hệ số Durbin-Watson lần 2
Bảng 3.29: Bảng phân tích Anova lần 2
Bảng 3.30: Kết quả phân tích bảng trọng số hồi quy lần 2


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Các thành phần của hệ thống thơng tin
Hình 2.2: Mối quan hệ giữa hệ thống thơng tin kế tốn (AIS) và hệ thống thơng tin quản
lý (MIS)
Hình 2.3: Mơ hình thành cơng hệ thống thơng tin của DeLone và McLean
Hình 2.4: Mơ hình Hệ thống hoạt động
Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn tại các DNVVN trên
địa bàn TP.HCM đề xuất
Hình 4.1 Mơ hình kết luận các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế
toán tại các DNVVN trên địa bàn TP.HCM


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, các tổ chức đang hoạt động trong thời đại công nghệ thông tin
đầy cạnh tranh do đó thơng tin đã trở thành một nguồn lực khơng thể thiếu hầu hết các tổ
chức, các nền kinh tế, và xã hội.
Thơng tin kế tốn là nhân tố quan trọng trong hoạt động quản lý, là công cụ không thể
thiếu để lãnh đạo điều hành và kiểm soát mọi hoạt động trong doanh nghiệp giúp gia tăng
lợi nhuận, đầu tư vào các kênh mang lại lợi nhuận. Nó cung cấp thông tin cho các cấp
quản lý, hội đồng quản trị và người sử dụng bên ngoài để ra các quyết định phù hợp.
Ngày càng nhiều các tổ chức tin rằng chất lượng thông tin là rất quan trọng cho sự thành
công của họ (Wang và cộng sự, 1998). Tuy nhiên q trình vận hành hệ thống thơng tin
của doanh nghiệp lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro làm ảnh hưởng đến tính chính xác, độ tin cậy
của thơng tin. Thơng tin có chất lượng kém có thể có tác động mạnh đến xã hội và hoạt
động kinh doanh (Strong và cộng sự, 1997), các tổ chức bị ảnh hưởng xấu đến các quyết
định dựa trên thông tin kém chất lượng (Huang và cộng sự, 1999). Vì thế chất lượng
thơng tin kế toán là vấn đề cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và
hiệu quả quyết định của người sử dụng thông tin.
Hệ thống thơng tin kế tốn (AIS) là nơi duy trì và tạo lập thơng tin kế tốn để các tổ chức
lập kế hoạch, đánh giá và chuẩn đoán các động thái của các hoạt động và tình hình tài
chính (Anthony và cộng sự, 1994). Nếu khơng có hệ thống thơng tin kế tốn chất lượng,
sẽ khơng thơng tin kế tốn chất lượng (Sacer và cộng sự, 2006). Do đó việc xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống thơng tin kế tốn là vấn đề cấp thiết để
tìm ra cơng cụ kiểm sốt tốt nhất làm giảm rủi ro, gia tăng độ tin cậy thông tin.
Nghiên cứu này tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống thơng
tin kế tốn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, là loại
hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế, đóng vai trị quan trọng


2

trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực

xã hội cho đầu tư phát triển.
Hầu hết trên thực tế các nghiên cứu về chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn tập trung vào
các mơ hình lý thuyết kiểm sốt và đo lường hệ thống thơng tin kế tốn. Ví dụ như nghiên
cứu về tác động và tuyên truyền các lỗi trong hệ thống thông tin (Brodie, 1980; Menkus,
1983; Wand và Weber, 1989; Redman, 1998). Các nghiên cứu khác tập trung vào chỉnh
sửa dữ liệu và kiểm soát đầu vào (McKeown, 1984; Garfinkel và cộng sự, 1986; Little và
Smith, 1987; Bowen, 1993). Nhiều nghiên cứu hệ thống thơng tin kế tốn (AIS) đã tập
trung vào kiểm soát nội bộ và kiểm toán (Yu, 1973; Cushing, 1974; Nicholes, 1987;
Jonson, 1981). Tuy nhiên, một vài nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu những gì gây ra sự
khác biệt trong kết quả chất lượng dữ liệu AIS, và những gì nên được thực hiện để đảm
bảo thơng tin kế tốn chất lượng cao.
Từ tầm quan trọng của vấn đề, từ chỗ số lượng nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều, nó
là vấn đề mới cịn khoảng trống trong nghiên cứu tại mơi trường Việt Nam là yêu cầu cấp
thiết hiện nay. Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này có 2 mục tiêu:
Mục tiêu thứ nhất là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống thông
tin kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu thứ hai là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống thơng tin
kế tốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:


3

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hệ thống thơng tin kế tốn và chất lượng hệ thống
thơng tin kế tốn.Từ đó đưa ra các đề xuất và kiến nghị tập trung vào các nhân tố ảnh

hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn.
Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống thơng tin kế tốn tại các doanh nghiệp Việt Nam vừa và
nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu, trọng tâm của luận văn trả lời ba câu hỏi:
-

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn trong các
DNVVN trên địa bàn TP.HCM?

-

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn trong
các DNVVN trên địa bàn TP.HCM như thế nào?

-

Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong
các DNVVN trên địa bàn TP.HCM như thế nào?

1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hỗn hợp, sử dụng mẫu và thu thập số liệu, bảng câu hỏi với năm thang đo
likert (thang đo khoảng) với sự lựa chọn từ rất thấp đến rất cao.
Kết hợp sử dụng công cụ thống kê: phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích
khám phá nhân tố EFA, phân tích tương quan hệ số Pearson, phân tích hồi quy tuyến tính
cho các biến đã được mã hóa với giả thuyết và mơ hình nghiên cứu để kiểm chứng số
liệu.
Bài nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi để điều tra, lấy cơ sở dữ liệu khảo sát thông qua
bảng câu hỏi bao gồm 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ:



25 doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng cho pre-test và pilot test
-

Pre-test: Giai đoạn trước kiểm tra, để điều chỉnh phần hướng dẫn trả lời và các câu
hỏi do tác giả đặt ra của 10 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.HCM.

-

Pilot test: Giai đoạn kiểm tra thí điểm, để kiểm tra khả năng hiểu bảng câu hỏi của
15 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.HCM.


4



175 doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng cuộc khảo sát chính (main survey).
-

Cuộc khảo sát chính (main survey): Giai đoạn thu thập dữ liệu cho bài nghiên cứu
của 175 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.HCM. Sau giai đoạn này tác giả
thu thập được 140 mẫu khảo sát phù hợp với luận văn và sử dụng để thực hiện các
bước phân tích.

Ba giai đoạn nghiên cứu:


Trước kiểm tra (pre-test): gửi bảng câu hỏi cho nhà quản lý/giám đốc doanh


nghiệp, nhân viên cơng nghệ thơng tin, kế tốn để điều chỉnh phần hướng dẫn trả lời và
các câu hỏi do tác giả đặt ra.


Kiểm tra thí điểm (pilot test): gửi bảng câu hỏi cho nhà quản lý/giám đốc doanh

nghiệp, nhân viên cơng nghệ thơng tin, kế tốn để kiểm tra khả năng hiểu bảng câu hỏi.


Cuộc khảo sát chính: gửi bảng câu hỏi cho nhà quản lý/giám đốc doanh nghiệp,

nhân viên cơng nghệ thơng tin, kế tốn để thu thập dữ liệu.
1.6 Ý nghĩa của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn đã phân tích, đúc kết các khái niệm, đề xuất các mơ hình chất
lượng và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn. Từ việc
kết hợp thu thập số liệu kết hợp với các công cụ thống kê như: Phân tích độ tin cậy giá trị
của dữ liệu khảo sát và giá trị thang đo, phân tích khám phá nhân tố (EFA), phân tích hồi
quy, sử dụng phép xoay nhân tố giúp việc khám phá nhân tố mới ảnh hưởng chất lượng
hệ thống thơng tin kế tốn. Kết quả này là nền tảng giúp phát triển các nhân tố mới và các
mơ hình nghiên cứu, tác động qua lại giữa các nhân tố.
Do đó, về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là đóng góp hữu ích giúp các
nhà quản lý doanh nghiệp tìm ra các nhân tố quan trọng giúp tập trung kiểm soát đề ra các
kế hoạch phát triển hệ thống của doanh nghiệp phù hợp và hiệu quả nhất. Việc xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế tốn có thể tăng cường khả
năng thu thập dữ liệu, xử lý thơng tin, kiểm sốt thơng tin, lưu trữ thông tin, cung cấp các
thông tin chất lượng đáp ứng cho việc ra quyết định.


5


Kết quả của nghiên cứu này sẽ góp phần kiến thức trong cả hai lĩnh vực AIS và chất
lượng dữ liệu. Kết quả nghiên cứu này không chỉ là một tài liệu tham khảo quan trọng cho
học viên có ý định thực hiện các nghiên cứu tương tự cho bối cảnh Việt Nam bằng việc
đưa thêm các biến mở rộng mơ hình nghiên cứu mà cịn cung cấp nhiều tài liệu tham khảo
quan trọng khác thông qua phần tài liệu tham khảo.
1.7 Kết cấu của luận văn
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn và các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng hệ thống thông tin kế toán tại các DNVVN trên địa bàn TP.HCM
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống
thơng tin kế tốn tại các DNVVN trên địa bàn TP.HCM
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ
thống thơng tin kế tốn tại các DNVVN trên địa bàn TP.HCM
Chương 5: Kiến nghị và kết luận các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông
tin kế toán tại các DNVVN trên địa bàn TP.HCM


6

CHƯƠNG 2: CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ
TỐN TẠI CÁC DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
2.1 Một số vấn đề chung về hệ thống thông tin kế tốn
Để làm rõ hơn vấn đề hệ thống thơng tin kế tốn ta cần xem xét các khía cạnh về hệ
thống, hệ thống thông tin, hệ thống thông tin quản lý trước khi hiểu thế nào là hệ thống
thông tin kế toán.
2.1.1 Hệ thống
Hệ thống là một tập hợp các bộ phận phụ thuộc lẫn nhau được sắp xếp theo một trình tự
nhất định để cùng thực hiện một số mục tiêu của tổ chức. Một hệ thống bất kỳ đều có bốn
đặc điểm sau:

-

Các thành phần và bộ phận trong hệ thống

-

Các mối quan hệ, cách thức và cơ chế tương tác giữa các thành phần bên trong

-

Phạm vi, giới hạn của hệ thống

-

Các mục tiêu hướng đến hệ thống

Một hệ thống tồn tại theo nhiều cấp độ khác nhau, có thể chứa nhiều hệ thống con mang
tính chất như một hệ thống, có nhiều cách thức và các phương tiện liên kết với nhau để
cùng thực hiện mục tiêu chung của hệ thống. Hệ thống được phân loại theo nhiều cách
thức khác nhau:
-

Theo sự phân cấp hệ thống: hệ thống cấp thấp và hệ thống cấp cao.

-

Theo sự tác động và mối quan hệ với môi trường bên ngồi: hệ thống đóng, hệ

thống mở và hệ thống kiểm sốt phản hồi.
2.1.2 Hệ thống thơng tin

Hệ thống thơng tin là một hệ thống do con người tạo ra thường bao gồm một tổ hợp các
cấu phần máy tính (computer-based components) để thu thập, lưu trữ và quản lý dữ liệu
để cung cấp các thông tin đầu ra cho người sử dụng. Hệ thống thông tin bao gồm các
thành phần trong hình 2.1 sau:


7

Nguồn: Thái Phúc Huy và cộng sự, 2012
Hình 2.1: Các thành phần của hệ thống thông tin
Dữ liệu đầu vào: bao gồm tất cả các nội dung cần thiết thu thập và các phương thức thu
thập dữ liệu cho hệ thống thông tin.
Hệ thống xử lý: bao gồm các quá trình, bộ phận thực hiện hoạt động xử lý dữ liệu đầu
vào như phân tích, tổng hợp, tính tốn, ghi chép, xác nhận… để làm biến đổi tính chất,
nội dung của dữ liệu, tạo ra thơng tin theo mục đích sử dụng.
Lưu trữ: lưu trữ các nội dung dữ liệu đầu vào hoặc thơng tin tạo ra trong q trình xử lý
để phục vụ cho những quá trình xử lý và cung cấp thơng tin khác.
Kiểm sốt – phản hồi: kiểm sốt q trình thu thập, xử lý, lưu trữ nhằm cung cấp thông
tin theo tiêu chuẩn mục tiêu của hệ thống đặt ra đồng thời phản hồi những sai sót, hạn chế
của các thành phần hệ thống thơng tin để khắc phục, sửa chữa.
Thông tin đầu ra: nội dung của thông tin và phương thức cung cấp thông tin được tạo ra
từ hệ thống cho người sử dụng.
2.1.3 Hệ thống thông tin quản lý (MIS)
Hệ thống thông tin quản lý (MIS) là một hệ thống thông tin để trợ giúp thực hiện các chức
năng hoạt động của một tổ chức và trợ giúp q trình ra quyết định thơng qua việc cung
cấp cho các nhà quản lý những những thơng tin để lập kế hoạch và kiểm sốt các hoạt
động của đơn vị.


8


Các nhà quản lý thực hiện việc điều hành các hoạt động của doanh nghiệp thơng ra các
q trình ra quyết định. Quá trình này được diễn giải như sau:
-

Sử dụng, đánh giá thông tin cung cấp để nhận dạng vấn đề cần giải quyết

-

Đưa ra các phương án giải quyết

-

Thu thập các dữ liệu, thông tin cần thiết để đánh giá các phương án

-

Lựa chọn phương án khả thi và ra quyết định

Hệ thống thơng tin quản lý có thể tiếp cận và phân loại theo đối tượng sử dụng thông tin
hoặc theo nội dung kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh mà hệ thống này thu thập
phản ánh:
Phân loại theo các cấp độ quản lý sử dụng thông tin: Hệ thống xử lý nghiệp vụ, hệ
thống hỗ trợ ra quyết định, hệ thống hỗ trợ điều hành
Phân loại theo nội dung kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh: quá trình sản xuất
kinh doanh tổng quát bắt đầu từ việc chuyển hóa các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
kinh doanh thành các sản phẩm, do đó hệ thống thơng tin quản lý có nhiệm vụ phải thu
thập và phản ánh xuyên suốt q trình trên để cung cấp các loại thơng tin mang nội dung
khác nhau. Dựa vào đặc điểm này hệ thống thông tin quản lý bao gồm: Hệ thống thông tin
sản xuất, hệ thống thông tin bán hàng, hệ thống thơng tin nhân sự, hệ thống thơng tin kế

tốn, hệ thống thơng tin tài chính…
2.1.4 Hệ thống thơng tin kế tốn (AIS)
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hệ thống thơng tin kế tốn (AIS). Hệ thống thơng
tin kế toán là một cấu phần đặc biệt của hệ thống thông tin quản lý nhằm thu thập, lưu trữ,
xử lý và báo cáo các thông tin liên quan đến các nghiệp vụ tài chính cho người sử dụng.
Một số các định nghĩa khác về hệ thống thơng tin kế tốn, hệ thống thơng tin kế tốn
(AIS) được xem là một hệ thống con của một hệ thống thông tin quản lý, và chức năng
chính của nó là để xử lý giao dịch tài chính, cũng như các giao dịch phi tài chính ảnh
hưởng trực tiếp đến việc xử lý các giao dịch tài chính. Hệ thống thơng tin là một công cụ
được sử dụng bởi các nhà quản lý để làm tăng lợi thế cạnh tranh (Stair và Reynolds,


9

2006), và là một cơng cụ kiểm sốt quản lý ngắn hạn thơng tin nội bộ (giá, chi phí và
dịng tiền), cũng như thơng tin cạnh tranh bên ngồi (Mitchell và cộng sự, 2000). Hệ
thống thông tin là một hệ thống quan trọng cung cấp thơng tin kế tốn chất lượng cho các
nhà quản lý ở mọi cấp độ của tổ chức, được sử dụng trong việc đưa ra các quyết định hữu
ích (Shipper và Vincent, 2003).
Mối quan hệ giữa hệ thống thơng tin kế tốn (AIS) và hệ thống thông tin quản lý thể hiện
qua sơ đồ dưới đây:

MIS
Hệ thống
thông tin
bán hàng

Hệ thống
thông tin
sản xuất


AIS
Hệ thống
thông tin
nhân sự

Hệ thống
thông tin
tài chính

Nguồn: Gelinas, Sutton & Oram, 1999
Hình 2.2: Mối quan hệ giữa hệ thống thơng tin kế tốn (AIS) và hệ thống thông tin
quản lý (MIS)


10

Do đó hệ thống thơng tin kế tốn cũng có thành phần cơ bản của một hệ thống thông tin:
Dữ liệu đầu vào: tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được đưa vào hệ thống kế toán
bao gồm: hệ thống chứng từ và nội dung các chứng từ sử dụng; các đối tượng kế toán; hệ
thống các đối tượng quản lý.
Hệ thống xử lý: tập hợp tất cả các những yếu tố tham gia vào quá trình xử lý dữ liệu để
có thơng tin kế tốn hữu ích bao gồm: quy trình luân chuyển chứng từ và quá trình kinh
doanh; hình thức ghi sổ, cách thức nhập liệu, khai báo, cập nhật dữ liệu; quy trình phân
tích, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh; phương thức xử lý (bằng máy, phần mềm, thủ
công); bộ máy xử lý, tổ chức cơng việc trong bộ máy kế tốn.
Lưu trữ: dữ liệu thu thập và xử lý có thể được lưu trữ để phục vụ cho các quá trình xử lý
cung cấp thông tin lần sau thông qua các phương thức: hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán
(hệ thống kế tốn thủ cơng); các tập tin, bảng tính lưu trữ dữ liệu (mơi trường cơng nghệ
thơng tin).

Kiểm sốt: bao gồm những quy định thủ tục chính sách được thiết lập trong hệ thống kế
tốn để kiểm sốt q trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho hệ thống kế tốn
đảm bảo tính trung thực và hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin.
Thông tin kết xuất: thơng tin của hệ thống thơng tin kế tốn thể hiện trên nội dung các
báo cáo kế toán (báo cáo kế toán, báo cáo quản trị) và hệ thống sổ sách kế toán.
Theo đặc điểm của việc cung cấp thông tin và phương thức xử lý của hệ thống thông tin,
hệ thống thông tin được chia thành các loại sau đây:
- Theo đặc điểm của thông tin cung cấp:


Hệ thống thơng tin kế tốn tài chính: cung cấp các thơng tin tài chính chủ yếu cho

các đối tượng bên ngồi như nhà đầu tư, ngân hàng, kiểm tốn… Những thông tin này
phải tuân thủ các quy định, chế độ, các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán hiện hành.


Hệ thống thơng tin kế tốn quản trị: cung cấp thơng tin nhằm mục đích quản trị

trong nội bộ doanh nghiệp để dự báo các sự kiện sẽ xảy ra và dự đốn các ảnh hưởng về
tài chính của chúng đối với tổ chức.


11

- Theo phương thức xử lý:


Hệ thống thông tin kế tốn thủ cơng: tất cả q trình thu thập, lưu trữ, xử lý, thiết

lập các báo cáo điều được thực hiện thủ công và ghi chép bằng tay.



Hệ thống thông tin kế tốn bán thủ cơng: có sự ứng dụng và hỗ trợ nhất định của

máy tính và cơng nghệ thơng tin trong q trình vận hành của hệ thống kế tốn.


Hệ thống kế tốn dựa trên nền máy tính: các quá trình thực hiện, vận hành của hệ

thống kế tốn phần lớn được thực hiện trên nền máy tính từ việc thu thập, ghi nhận, xử lý,
lưu trữ, kiểm sốt và cung cấp thơng tin…
2.1.5 Chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn
Hệ thống thơng tin kế tốn được xem ra cơng cụ, quy trình tạo ra thơng tin kế toán như
vậy khi xem xét chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn phải xét đến các khía cạnh về tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng thơng tin kế tốn và chất lượng của hệ thống thơng qua quy
trình tạo ra thơng tin kế tốn.
Có nhiều quan điểm về đo lường chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn, các định nghĩa và
khái niệm về chất lượng của hệ thống thơng tin kế tốn trong các nghiên cứu khác nhau
vẫn chưa thống nhất. Chất lượng của hệ thống thông tin kế tốn dựa trên mức độ đóng
góp của hệ thống thơng tin kế tốn vào việc đạt mục tiêu của tổ chức (Raymond, 1990).
Chất lượng của hệ thống thông tin kế tốn dựa trên việc sử dụng hệ thống thơng tin kế
toán (Lai, 1994; Magal và Lewis, 1994; Foong, 1999). Các nhà nghiên cứu khác thì đo
lường chất lượng của hệ thống thơng tin kế tốn dựa trên độ hài lịng của người sử dụng
thơng tin (Bailey và Pearson, 1983; Montazemi, 1988; Yap và cộng sự, 1992; Raymond
và Bergeron, 1992). Trong khi đó, Wang và cộng sự, 1995 định nghĩa xét hệ thống thơng
tin kế tốn trong mơi trường kiểm sốt nội bộ địi hỏi độ tin cậy tối đa với tối thiểu chi phí
của hệ thống, chất lượng thơng tin kế tốn chính là sự chính xác về tần số, kích thước, và
phân phối các sai sót trong dữ liệu. Xét về quan điểm vận hành và cấu tạo thì chất lượng
hệ thống thơng tin kế tốn là sự kết hợp hài hòa giữa phần cứng, phần mềm, mạng viễn
thơng, cơ sở dữ liệu, và quy trình (Sacer và cộng sự, 2006; O'Brien, 2005) để xử lý dữ



12

liệu có liên quan đến vấn đề tài chính để cung cấp thơng tin tài chính (Azhar Susanto,
2008). Chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn đo lường bởi quy trình tạo lập thơng tin dựa
vào chất lượng dữ liệu đầu vào, chất lượng xử lý dữ liệu và chất lượng đầu ra (Sacer và
công sự, 2006).
Để hội nhập các quan điểm trên về định nghĩa chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn,
DeLone & McLean (1992) đã tổng hợp 180 nghiên cứu về vấn đề này trong cả lý luận và
thực tiễn để hình thành một quan điểm: chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn được đo
lường dựa trên 6 chiều: chất lượng của hệ thống, chất lượng thơng tin, mức độ sử dụng hệ
thống, độ hài lịng của người sử dụng, tác động tích cực với cá nhân và tác động tích cực
với tổ chức.


Chất lượng của hệ thống tập trung vào đặc điểm kỹ thuật của hệ thống như độ tin

cậy, đặc tính, chức năng và thời gian phản hồi của hệ thống.


Chất lượng thơng tin liên quan đến bản chất định tính và định lượng của thông tin

như độ rõ ràng, đầy đủ, hữu dụng và chính xác của thơng tin.


Mức độ sử dụng hệ thống phản ánh mức độ sử dụng của người tiếp nhận đầu ra của

hệ thống thông qua mức độ thường xuyên sử dụng, số lần yêu cầu thông tin, thời gian sử
dụng và độ thường xuyên yêu cầu báo cáo.



Độ hài lòng của người sử dụng cho thấy thái độ của người sử dụng thơng tin như

độ hài lịng nói chung, sự thích thú, khoảng cách giữa nhu cầu và đáp ứng trong thơng tin,
độ hài lịng về phần mềm.


Tác động tích cực với cá nhân thể hiện hiệu quả của hệ thống thông tin đối với thái

độ và hành vi của người tiếp nhận như hiệu quả thiết kế của hệ thống, giúp cá nhân xác
định vấn đề và tăng năng suất cá nhân.


Tác động tích cực với tổ chức đo lường tác động của thông tin đến các chỉ số hoạt

động của tổ chức như phần đóng góp trong việc đạt mục tiêu, tỷ số giữa lợi ích và chi phí,
mức tăng năng suất chung, hiệu quả dịch vụ cung cấp.


13

Tuy nhiên, yếu tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến hệ thống thơng tin kế tốn vẫn cịn là một
lĩnh vực tranh luận.
2.2 Một số vấn đề chất lượng thông tin kế tốn
2.2.1 Thơng tin
Thơng tin là một khái niệm cơ bản của khoa học, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã
hội và có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thông tin ngay trong các từ điển cũng khơng
thể có một định nghĩa thống nhất. Từ điển Oxford English Dictionary: “Thông tin là điều
mà người ta đánh giá hoặc nói đến là tri thức, tin tức”. Trong các từ điển khác thì đơn

giản đồng nhất thơng tin với kiến thức: "Thông tin là điều mà người ta biết" hoặc "thông
tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người". Nguyên nhân có
sự khác biệt trong định nghĩa là do thơng tin là khái niệm đa chiều thông qua tác động
trừu tượng người ta bắt gặp thơng tin trong q trình hoạt động. Do đó, tùy thuộc vào
từng lĩnh vực nghiên cứu, mà thông tin được đưa ra với nhiều định nghĩa khác nhau phục
vụ mục đích nghiên cứu:
Theo quan điểm kinh tế học: Thơng tin là những gì con người thu nhận được từ dữ liệu
và xử lý dữ liệu nhằm tạo ra sự hiểu biết, các tri thức và được đánh giá là có ích phục vụ
cho việc ra quyết định.
Theo quan điểm xã hội học: Thông tin là sự phản ánh nội dung và hình thức vận động
của tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con
người, được hình thành trong q trình giao tiếp, thơng qua các phương tiên thông tin đại
chúng, từ các ngân hàng dữ liệu, hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi
trường xung quanh.
Theo quan điểm triết học: Thông tin phản ánh sự vận động và tương tác của tự nhiên và
xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh... và quá trình tư duy bằng tất cả
các phương tiện tác động lên giác quan của con người phản ánh và tiếp nhận phản ánh,
biến phản ánh thành hiểu biết, thành tri thức.
Theo quan điểm một số nhà nghiên cứu:


14

Thông tin là những sự kiện, con số được thể hiện trong một hình thức hữu ích với người
sử dụng để phục vụ việc ra quyết định. Thơng tin có ích với việc ra quyết định vì nó giảm
sự khơng chắc chắn và tăng tri thức về vấn đề được đề cập (Gelinas and Dull, 2008).
Thông tin được định nghĩa như một loại sản phẩm mục tiêu thể hiện qua các hình thái và
mối liên quan đến những người tạo ra nó, tại sao và như thế nào nó được tạo ra và mối
quan hệ với thực tế nó biểu hiện (Shanks và Darke, 1999).
2.2.2 Chất lượng thông tin

Mặc dù khái niệm về dữ liệu và thông tin là những khái niệm khác nhau nhưng khái niệm
về chất lượng dữ liệu và chất lượng thông tin được xem là tương tự nhau trong một số tài
liệu nghiên cứu và thực tế. Thông tin là khái niệm đa chiều phục vụ đa dạng các lĩnh vực
nghiên cứu nên có rất nhiều quan điểm và tiêu chuẩn đánh giá khác nhau về chất lượng
thông tin:
Chất lượng thông tin là thước đo giá trị mà các thông tin cung cấp cho người sử dụng,
chất lượng được xem là chủ quan đối với người sử dụng do mẫu thuẫn giữa các mục tiêu
giữa độ chính xác và các khía cạnh khác mà các khía cạnh hoặc yếu tố của thông tin được
xác định phù hợp với mục tiêu của người sử dụng (Wikipedia Dictionary).
Chất lượng thông tin được định nghĩa là sự khác biệt giữa thông tin yêu cầu được xác
định bởi mục tiêu và thơng tin đạt được. Trong một tình huống lý tưởng sẽ khơng có sự
khác biệt giữa thơng tin u cầu và thông tin đạt được. Việc đo lường chất lượng thơng tin
có tính cảm tính và sự khác biệt giữa thông tin yêu cầu và thông tin đạt được càng nhỏ thì
chất lượng thơng tin càng cao (Lesca và Lesca, 1995; Eppler và Wittig, 2000).
Chất lượng thông tin là đặc tính của thơng tin để giúp đạt được các yêu cầu hay sự mong
đợi của người sử dụng thông tin (Kahn và Strong, 1998).
Dựa vào nghiên cứu về chất lượng của Deming năm 1986, Juran và Gryna năm 1988,
Figenbaum năm 1991, Khalil và cộng sự năm 1999, Wang và cộng sự năm 1999 đã hình
thành quan điểm về chất lượng thông tin: “chất lượng thông tin là thông tin phù hợp cho


×