Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Ban ve chu THO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.18 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Lan man về chữ THỌ.



Người xưa từng cho rằng:
Tứ thời xuân tại thủ
Ngũ phúc thọ vi tiên.
<i>( Bốn mùa, mùa xuân trước- Năm phúc, thọ đầu tiên)</i>


Trong LỤC CỰC ( sáu cái cực của một đời người: Hung đoản chiết,Tật, Bần,
Bệnh, Nhược và Ác.) thì Nho giáo cũng xếp cái cực "Hung đoản chiết" (chết non) là
điều cực đầu tiên của con người. Sung sướng nhất là được sống thọ, khổ cực nhất là
bị chết non.


Các vua triều Nguyễn xưa chỉ mới 40 tuổi mà triều đình đã vội làm lễ mừng thọ
TỨ TUẦN ĐẠI KHÁNH. Ngày nào tai Vua cũng nghe quần thần tung hơ: Hồng
thượng vạn tuế, vạn vạn tuế, thế mà họ đều đi sớm cả. Các vị vua chúa có lẽ ăn uống
dư chất, cung tần mĩ nữ nhiều hay lo quá về việc nước mà vị nào cũng băng hà sớm
như vậy!?


Nhớ hồi trước khi nhà thơ Nguyễn Khuyến đi dự mừng thọ 80 của ông Nhiêu
trong làng, thấy Tam nguyên Yên Đỗ vái chào ông Nhiêu mọi người cho là khơng
đúng lễ. Nguyễn Khuyến nói: tơi đây chỉ vái chào cái THIÊN TƯỚC của ông ấy mà
thôi. Nguyễn Khuyến thấy mọi người chưa hiểu mới giải thích rằng: Thiên tước là
tước của trời ban cho. Theo đó, người ta hưởng thọ từ 90 tuổi trở lên là tương đương
với Trạng nguyên. Từ 80 tuổi đến 89 là Tiến sỹ. Từ 70 đến 79 tuổi là cử nhân. Còn từ
60 đến 69 tuổi chỉ là Tú tài mà thôi. Vua ban với Trời ban ai hơn? Ai chưa đến 60
tuổi khi chết, con cháu phải ghi 2 chữ HƯỞNG DƯƠNG chứ không được ghi chữ


<b>Hưởng thọ</b> trên tờ cáo phó hay bức trướng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Các anh hùng liệt sĩ vì nước quên thân thì họ sẵn sàng chết vinh hơn sống nhục.
Tướng Trần Bình Trọng, nhàTrần xưa thì: “Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm


vương đất Bắc”. Quan niệm của họ về sống chết; trường thọ hay đoản thọ thật rõ
ràng, dứt khốt. Hồi Văn hầu Trần Quốc Toản, sứ thần Nguyễn Biểu thời Hậu Trần,
Giang Văn Minh thời Lê… ngày xưa, rồi Lí Tử Trọng, Nguyễn Văn Trỗi, Tơ Vĩnh
Diện, Phan Đình Giót, các cơ gái thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc, Truông
Bồn và bao người con ưu tú đã ngã xuống vì độc lập thống nhất của tổ quốc, hạnh
phúc của nhân dân. Họ ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng họ sống mãi với non sông
đất nước. Họ khơng bao giờ “đoản thọ”, mà THỌ VƠ CƯƠNG, tinh thần của họ, sự
cống hiến của họ là trường tồn với dân tộc. Cái tuổi “THỌ” này của họ thật đáng
nâng niu, trân trọng biết bao.


Ngày nay, đời sống của chúng ta ngày càng được cải thiện nên tuổi thọ của con
người ngày một được nâng cao. Mơ ước của tuổi già là được sống cho lâu (thọ) chết
cho mau. Họ không muốn sống làm khổ cho con cháu, họ coi như thế là đa thọ, đa
nhục. Khi tuổi cao các cụ có khi trí nhớ kém, lẫn thẩn, tre già tốt gỗ, người già lẩm
cẩm, ta cần thông cảm sẻ chia. Người sống già, giàu kinh nghiệm, các cụ là trung tâm
đoàn kết của gia tộc. Họ như gừng, như quế càng già càng cay, (Khương quế chi tính,
<i>đáo lão dũ lạt). Các cụ sống vui sống khoẻ, sống có ích, là gương sáng cho cháu con</i>
học tập. Vì thế, bất luận ở hồn cảnh nào chúng ta cũng phải kính trọng người già.
Việc mừng thọ cho cha mẹ tuỳ điều kiện và mục đích mà mỗi nơi, mỗi người
một khác. Trong dịng họ nào ít có người sống thọ, cha mẹ mới 60,70 tuổi, con cháu
đã làm lễ mừng. Lại có kẻ chức trọng, quyền cao muốn phô trương, cầu lợi họ hay
làm lễ mừng thọ linh đình và sớm cho cha mẹ.Thơng thường cha mẹ song toàn, tuổi
70,80 trở lên mới nên mừng thọ. Những năm gần đây nhiều làng xã, khối phường tổ
chức mừng thọ cho các cụ tại nhà văn hoá, rất hay, vừa trang trọng, vừa tiết kiệm.
Chúng ta nên học tập và làm theo cách này.


Tuổi thọ cao là mơ ước của mọi người. Muốn vậy, ngoài cuộc sống no đủ, cần
biết sống điều độ, hay làm việc thiện, biết lấy TRI TÚC để vui sống. Chúng ta, bậc
con cháu, cần nhớ lời khuyên của tiền nhân: Phải biết kính già, yêu trẻ, vì: Mến trẻ
trẻ đến nhà, kính già già để tuổi cho. Âu đó cũng là một nét đẹp văn hoá truyền thống


đầy chất nhân văn của dân tộc ta.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×