Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

sinh 9 tuan 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.19 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 8 -Tiết PPCT: 15 ND: 10/10. ADN. 1.Mục tiêu: 1.1.Kiến thức: - HĐ2: HS biết được thành phần hóa học, tính đặc thù và đa dạng của ADN - HĐ3: HS hiểu được cấu trúc không gian của ADN, chú ý tới nguyên tắc bổ sung của các cặp nucleotit 1.2.Kỹ năng: - HĐ2: HS thực hiện được: Kỹ năng QS mô hình ghi nhớ kiến thức - HĐ3: HS thực hiện thành thạo: kỹ năng quan sát phân tích mô hình ADN 1.3.Thái độ: - HĐ2: Thói quen: Am hiểu khoa học, thích tìm tòi - HĐ3: Tính cách: GDHN: Củng cố niềm tin cho học sinh vào sinh học hiện đại, khẳng định vai trò, vị thế của lĩnh vực sinh học. 2.Nội dung học tập: -Cấu tạo hóa học của phân tử ADN - Cấu trúc không gian của ADN 3.Chuẩn bị: 3.1.GV: Tranh và Mô hình ADN 3.2.HS: Soạn các lệnh tam giác SGK/45, 46 vào vở soạn 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 9A1………………………………………………………………………………….......................................... 9A2…………………………………………………………………………………........................................... 4.2.Kiểm tra miệng: Câu 1: Nêu đặc điểm của NST ở các kì nguyên phân? Cho biết ADN là gì? (10đ) TL: Kì đầu: NST xoắn và co ngắn, tồn tại thành cặp NST tương đồng Kì giữa: NST xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo Kì sau: NST phân li về 2 cực của tế bào Kì cuối: NST nằm gọn trong nhân mới được tạo thành *ADN là axit đêôxi ri bônuclêic Câu 2: Chức năng của NST? Gen còn được gọi là gì? ADN được cấu tạo từ những nguyên tố nào? (10đ) TL- NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, chính nhờ tự sao của ADN dẫn đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen qui định tính trạng cơ thể SV. Gen là nhân tố di truyền, bản chất là ADN *ADN đước cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P 4.3.Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC *HĐ1: (2 phút) Vào bài ? Nhắc lại chức năng của NST? *HS: Là cấu trúc mang gen, có bản chất là ADN Vậy ADN và gen có quan hệ gì ? Vào chương 3. *HĐ2:(15phút) Tìm hiểu cấu tạo hóa học của ADN. I.Cấu tạo hóa học của ADN MT: HS biết được thành phần hóa học, tính đặc thù và.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> đa dạng của ADN Tiến hành: -GV: Treo tranh cấu trúc 1 đoạn phân tử ADN *HS: Quan sát và đọc TT SGK/45, cho biết: ? ADN được gọi là gì? Cấu tạo từ các nguyên tố hóa học nào? *HS:Axitđeoxiribonucleic, nguyên tố C, H, O, N, P ? Vì sao ADN được xếp vào đại phân tử *HS:Có kích thước lớn, dài tới hàng trăm micrômet, khối lượng đạt tới hàng triệu đơn vị các bon ? ADN được cấu tạo theo nguyên tắc nào? *HS: Đa phân gồm nhiều đơn phân, mỗi phân tử gồm hàng triệu đơn phân ? Mỗi phân tử ADN gồm bao nhiêu đơn phân? *HS: Hàng vạn, hàng triệu đơn phân -GV: Yêu cầu HS xác định các loại đơn phân trên hình *HS: A(ađenin), T( timin), G(guanin), X (xitozin) ? Bốn loại Nu liên kết với nhau theo chiều nào? *HS: Chiều dọc và tùy theo số lượng của chúng mà xác định chiều dài của ADNà nhiều loại ADN khác nhau ? Ngoài trình tự sắp xếp tạo nên ADN khác nhau thì còn các yếu tố nào tạo nên ADN khác nhau không? *HS: Số lượng và thành phần các nucleotit. ? Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù? *HS: Tính đa dạng là do 4 loại Nu sắp xếp khác nhau tạo được vô số loại phân tử ADN khác nhau. - Tính đặc thù: số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của các Nu quy định. *GDHN: Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho sự đa dạng và đặc thù của các loài SV.Nhờ tính đặc thù này mà trong quá trình điều tra, ta dựa vào mẫu ADN có thể xác định chính xác người thân của mình. ? Vì sao tính đặc thù của ADN được ổn định trong quá trình sinh sản? *HS: Trong giao tử hàm lượng ADN giảm đi 1 nửa. Trong thụ tinh hàm lượng ADN lại được phục hồi VD sgk /45 *HĐ3: (18phút) Tìm hiểu cấu trúc không gian của phân tử ADN MT: HS hiểu được cấu trúc không gian của ADN, chú ý tới nguyên tắc bổ sung của các cặp nucleotit Tiến hành: -GV: Giới thiệu mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN công bố năm1953 J.oat xôn, F. Crick *GDHN: 2 nhà khoa học này được xem là phát minh. -ADN là 1 loại Axit đeoxiribonucleic, được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P. -ADN thuộc loại đại phân tử: có kích thước, khối lượng lớn. -ADN được cấu tạo theo nguyên tác đa phân, mà đơn phân là nucleotit gồm 4 loại: A, T, G, X. - Tính đa dạng là do 4 loại Nu. sắp xếp khác nhau tạo được vô số loại phân tử ADN khác nhau. - Tính đặc thù: số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của các Nu quy định.. II.Cấu trúc không gian của phân tử ADN.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> quan trọng nhất thế kỉ XX, khẳng định vai trò, vị thế của lĩnh vực sinh học. *HS: QS mô hình+ TT SGK TLN 3 phút câu hỏi: ? Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN? -ADN là 1 chuỗi xoắn kép *HS: KL gồm 2 mạch song song, xoắn ? Các loại nucleotit giữa 2 mạch liên kết với nhau đều quanh 1 trục theo chiều bằng liên kết gì? từ trái sang phải *HS: Liên kết Hiđrô ?Mỗi chu kỳ xoắn cao bao nhiêu? Có bao nhiêu cặp? - Mỗi chu kỳ xoắn cao 34 *HS: Cao 34 ăngxtơrông, 10 cặp Nu, đường kính 20 ăngxtơrông. Gồm 10 cặp Nu, ăngxtơrông đường kính là 20 ăngxtơrông ? Các loại nucleotit nào giữa 2 mạch liên kết với nhau thành cặp? Theo nguyên tắc nào? *HS: Theo NTBS : A – T, G – X ? Xác định các nucleotit trênđoạn mạch thứ 2 của ADN biết mạch 1 có trình tự các nucleotit là : - Các nucleotit giữa 2 mạch - A – T – T – G – G – X – T – A –G – T – X – đơn liên kết với nhau thành *HS – T– A – A – X – X – G – A – T – X – A –G – từng cặp theo NTBS: A–T, -GV: Như vậy khi biết trình tự sắp xếp các Nu của G – X. mạch đơn này thì suy ra các Nu trong mạch kia ? Dựa vào nguyên tắc bổ sung ta có thể rút điều gì? *HS: Theo NTBS : A = T; G = X => A + G = T+ X Tỉ số ( A + T) / ( G + X ) trong các phân tử ADN khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho loài. Nếu gọi N là tổng số Nu thì N= A + T + G + X=2(A+G).Nếu l là chiều dài của phân tử ADN thì l= N/2 x 3,4 ( ăngxtơrông) 4.4.Tổng kết : Câu 1: Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở điểm nào? TL: Tính chất của 2 mạch: khi biết trình tự sắp xếp các Nucleotit của mạch đơn này thì suy ra các Nucleotit trong mạch kia. Về mặt số lượng và tỉ lệ các loại đơn phân trong phân tử ADN A = T; G = X => A+G=T+X Câu 2: BT 4 SGK/47 – A – T – G – X – T – A – G – T – X– Mạch đơn bổ sung – T–A–X–G–A–T–X–A–G– Câu 3: Một phân tử ADN có 3000 nucleotit, trong đó A =900 a/ Xác định chiều dài của gen ? b/ Tính số nucleotit mỗi loại ? TL: a/ l=N/2 x 3,4l = 3000/2 x 3,4 =5100( ăngxtơrông) b/ N= A + T + G + X=2(A+G) G =N - 2A/2 =3000-1800/2=6000 Nu Theo NTBS ta có: A=T=900; G=X=600 nu 4.5.Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học ở tiết này: - Học bài và trả lời câu hỏi, làm bài tập trong sgk/47. Đọc mục: “ em có biết” *Đối với bài học tiết học tiếp theo: -Tìm hiểu bài “ ADN và bản chất của Gen”.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào? + Bản chất của Gen là gì ? Chức năng của ADN? 5.Phụ lục: Tuần 8-Tiết PPCT:16 ND: 13/10. ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN. 1.Mục tiêu: 1.1.Kiến thức: - HĐ2: HS biết được cơ chế tự nhân đôi ADN diễn ra theo NT: bổ sung, bán bảo toàn - HĐ3: HS hiểu được bản chất hóa học của gen là ADN - HĐ4: HS hiểu được chức năng của ADN. 1.2.Kỹ năng: -HĐ2: HS thực hiện được kỹ năng: viết 1 đoạn phân tử ADN tự nhân đôi -HĐ3,4: HS thực hiện thành thạo kỹ năng QS, thu thập và xử lí thông tin khi đọc sách 1.3.Thái độ: -HĐ2:Thói quen: Thích tìm tòi khám phá, yêu khoa học -HĐ3,4: Quá trình tự nhân đôi ADN là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền (GDHN) 2.Nội dung học tập: - ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc nào - Bản chất của gen -Chức năng của gen 3. Chuẩn bị: 3.1.GV: Mô hình sự tự nhân đôi của phân tử ADN 3.2.HS: Tìm hiểu: ADN tự nhân đôi theo ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào? 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 9A1…………………………………………………………………………………. 9A2………………………………………………………………………………….. 4.2.Kiểm tra miệng: Câu 1: ADN được cấu tạo từ mấy loại nucleotit? Chúng liên kết với nhau như thế nào? Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra ở đâu? (10đ) TL: - ADN được cấu tạo từ 4 loại nucleotit: A,T,G, X liên kết với nhau thành từng cặp tương đồng A –T, G – X * Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra ở trong nhân tế bào Câu 2: Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù? Xác định các nuclêtit ở mạch thứ 2 của 1 đoạn phân tử ADN, biết mạch thứ 1 có trình tự: – A – T – G – G – X – G – A – T–? Gen là gì? (10đ) TL: - Tính đa dạng là do 4 loại Nu sắp xếp khác nhau tạo được vô số loại phân tử ADN khác nhau. - Tính đặc thù: số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của các Nu quy định. - T – A – X – X – G –X –T – A – *Gen là 1 đoạn mạch của phân tử ADN 4.3.Tiến trình bài học:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS *HĐ1: (1 phút) Vào bài -GV: ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc nào? Có chức năng gì? *HĐ2: (19 phút) Tìm hiểu cơ chế tự nhân đôi của ADN. ? ADN có ở đâu trong tế bào? *HS: Có trong nhân tế bào tại các NST -GV: Treo bảng phụ đính mô hình tự nhân đôi ADN: ? Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra tại đâu? Vào thời kì nào của quá trình phân bào? *HS: ADN tự nhân đôi tại NST trong nhân tế bào ở kì trung gian -GV: Hướng dẫn HS QS H16.1 yêu cầu HS TLN câu hỏi SGK/48,49 *HS: 1/ Diễn ra trên cả 2 mạch đơn của ADN. 2/ Trong quá trình tự nhân đôi có các nuleotit trên mạch khuôn và nuclêôtit ở môi trường nội bào liên kết với nhau theo NTBS: A – T, G – X. 3/ Dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau 4/ Hai phân tử ADN con giống nhau và giống ADN mẹ. Trong đó mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ và 1 mạch từ môi trường nội bào *HS: Nhận xét, KL -GV: Cho HS vận dụng BT 4 SGK/50 *HS: a/ Mạch 1 cũ : - A – G – T – X – X – T – | | | | | | Mạch mới : - T – X – A – G – G – A – b/ Mạch mới: - A – G – T – X – X – T – | | | | | | Mạch 2 cũ : - T – X – A – G – G – A – ? Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào? Ý nghĩa của quá trình tự nhân đôi? *HS: Ý nghĩa: Đây là 1 đặc tính xác định ADN, là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền. *HĐ 3: (7 phút) Tìm hiểu bản chất của gen. MT: HS hiểu được bản chất hóa học của gen là ADN Tiến hành: ? Gen là gì ? Bản chất hóa học của gen là gì? *HS: 1 đoạn của phân tử ADN Từ KN gen (NTDT) gen nằm trên NSTbản chất hóa học của gen là ADN 1 phân tử gồm nhiều gen. NỘI DUNG BÀI HỌC. I. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?. -ADN tự nhân đôi trong nhân tế bào, tại NST ở kì trung gian.. -Quá trình tự nhân đôi: + 1 phân tử ADN tháo xoắn, tách rời thành 2 mạch đơn + Các nuclotit của mạch khuôn liên kết với các nuclotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc : A – T, G – X + Hai mạch mới của 2 ADN con dần dần được hình thành trên mạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau - Nguyên tắc: + Khuôn mẫu: dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ + NTBS: A – T, G – X + Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn) -Ý nghĩa: Sự tự nhân đôi ADN là cơ sở của sự nhân đôi NST, sự hình thành 2 ADN con là hình thành chất nền protein, tạo nên 2 crômatit II.Bản chất của gen:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ? Gen cấu trúc có chức năng gì? *HS: Mang thông tin quy định cấu trúc 1 loại protein ? Các loài SV khác nhau có số lượng gen ntn? *HS: SV khác nhau có số lượng gen khác nhau *GDHN:? Hiểu biết về gen có ý nghĩa gì đối với đời sống và nghiên cứu sinh học? *HS: Có ý nghĩa về lý thuyết và thực tiễn như: trong chọn giống, y học, kỹ thuật di truyền. Vd tạo TB da từ TB gốc, vi khuẩn E coli *HĐ 4: (8 phút) Tìm hiểu chức năng của ADN MT: HS hiểu được chức năng của AND Tiến hành: ? Chức năng của ADN là gì ? *HS:Trả lời, gọi HS khác nhận xét, bổ sung, KL. ? Nhờ đâu mà ADN có thể thực hiện được sự truyền đạt thông tin di truyền đó? *HS: Nhờ sự tự nhân đôi của ADN thực hiện được sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể. ? Hãy cho biết cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản? *HS: Quá trình tự nhân đôi của ADN là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản ? Nhờ đâu mà đặc tính của từng loài được duy trì ổn định qua các thế hệ? *HS: Sự duy trì các đặc tính của từng loài ổn định qua các thế hệ là nhờ trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trên gen.. - Bản chất hóa học của gen là ADN. -Gen cấu trúc: Mang thông tin quy định cấu trúc 1 loại protein. III. Chức năng của ADN. -Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể. 4.4.Tổng kết Câu 1: Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen? TL: Bản chất hóa học của gen là ADN. Chức năng của gen: di truyền xác định Câu 2: Câu 2 SGK/50 TL: Quá trình tự nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu và giữ lại 1 nữa. Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN dựa trên mạch khuôn của mẹ nên phân tử ADN được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ 5.Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học ở tiết học này: - Học bài và trả lời câu hỏi 2, 3 trong sgk/ 50 *Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Soạn bài “ Mối quan hệ giữa gen và ARN”. Tìm hiểu cấu trúc không gian và cấu tạo hóa học của ARN. 5. Phụ lục: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×