Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

NGHỆ THUẬT CHỚP THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.5 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG

CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT CHỚP THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG
8 NĂM 1945

Giảng viên:
Họ và tên:
MSV:
Lớp:

1


MỤC LỤC
Trang
A. NÊU VẤN ĐỀ

2

B. NỘI DUNG
I. Thời cơ của Cách mạng tháng Tám năm 1945

3

1. Thời cơ Cách mạng là gì?

3


2. Thời cơ Cách mạng tháng Tám

3,4,5

II. Cơng tác chuẩn bị cho cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945

5

1. Nhiệm vụ cách mạng

5

2. Lực lượng cách mạng

5

2.1. Lực lượng chính trị

5,6

2.2. Lực lượng vũ trang

6

3. Xây dựng căn cứ địa cách mạng

6.7.8

4. Căn cứ địa chính trị


8

III. Thời điểm cướp chính quyền

9

IV. Nghệ thuật giữ chính quyền

10

C. KẾT LUẬN

11

A. NÊU VẤN ĐỀ
2


Trong hơn năm đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, cách mạng đứng
trước mn vàn khó khăn thử thách, có giải quyết được thì thành quả Cách mạng
tháng Tám mới được giữ vững và phát huy. Cách mạng tháng tám là một sự kiện
lịch sử vĩ đại trong toàn bộ lịch sử đấu tranhcách mạng để tự giải phóng của dân
tộc Việt Nam. Thành quả của cuộc Cách mạng
Tháng Tám được kết hợp từ nhiều yếu tố. Từ lòng yêu nước mãnh liệt của dân ta
và sự lãnh đạo tài tình sáng śt của Đảng. Trong q trình lãnh đạo cách mạng,
Đảng ta đã dự đốn được tình hình cách mạng, bắt kịp với sự chuyển biến mau le
của thời cuộc. Thực hiện tớt q trình chuẩn bị thời cơ, quyết định chớp lấy thời
cơ, thực hiện hành động kiên quyết đúng lúcThắng lợi của cách mạng tháng Tám
đã dẫn tới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, nhà nước công nông đầu tiên
được thành lập ở Đông Nam Á, đây là đỉnh cảo cách mạng trong khu vực Đông

Nam Á, và trong phong trào giải phóng dân chủ thế giới. Cuộc cách mạng dân tộc
và khởi nghĩa dân tộc năm 1945 là một cuộc cách mạng vô cùng nhân đạo, thể hiện
một chủ nghĩa dân tộc sáng śt. Đó là một cuộc cách mạng tập hợp được tuyệt đại
bộ phận nhân dân cả nước, diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu.

3


B. NỘI DUNG
I. Thời cơ Cách mạng tháng Tám năm 1945
1. Thời cơ Cách mạng là gì?
Thời cơ là thời gian, điều kiện, hoàn cảnh chủ quan và khách quan mang yếu
tố thuận lợi để tiến hành thắng lợi một việc gì đó. Trong chiến tranh, vấn đề thời cơ
là vấn đề vơ cùng quan trọng. Bởi vì, bên nào năm được thời cơ thì chắc chắn bên
đó sẽ giành được thắng lợi và Cách mạng tháng Tám năm 1945 chính là một minh
chứng về việc chớp thời cơ Cách mạng.
2. Thời cơ Cách mạng tháng Tám
Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra. Tháng 5 năm 1941, dựa trên
những dự đốn ban đầu của tình hình cách mạng trong nước và thế giới. Hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 đã nhận định: Nếu như Liên Xô thắng
trận và Trung Quốc phản công bọn phát xít Nhật thì đây sẽ là những điều kiện
thuận lợi để Đảng ta xây dựng lực lượng tiến tới khởi nghĩa rộng lớn. Đồng thời,
Đảng cũng chỉ ra những điều kiện tạo nên thời cơ chín m̀i. Đó là: Ta xây dựng
được mặt trận cứu quốc thống nhất trên tồn q́c. Nhân dân khơng thể sớng dưới
sự áp bức của Pháp - Nhật được nữa. Phe thống trị ở Đơng Dương bước vào khủng
hoảng. Và tình hình thế giới có chuyển biến thuận lợi cho ta như Trung Quốc thắng
Nhật, quân Đồng Minh thắng trận.
Từ nǎm 1942, Đảng nhận định rằng: Liên Xơ chiến thắng phát xít Đức - Nhật
là điều có khả năng nhất. Tình thế sẽ diễn biến thuận lợi cho ta. Vì vậy, Đảng xác
định chuẩn bị khởi nghĩa. Tháng 9 năm 1944, Đảng đã dự kiến rằng, mâu thuẫn

Nhật - Pháp sẽ dẫn tới Nhật đảo chính lật đổ Pháp và chỉ ra phương hướng hành
động cho tồn Đảng. Tháng 10 năm 1944, Hờ Chí Minh gửi thư kêu gọi đờng bào
tồn q́c chuẩn bị khởi nghĩa. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp,
chiếm Đơng Dương. Pháp nhanh chớng đầu hàng, Ban Thường vụ Trung ương
Đảng họp từ ngày 9 tháng 3 năm 1945 đến ngày 10 tháng 3 năm 1945 đã đánh giá
tình hình, ra chỉ thị: “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Nội dung
chủ yếu của bản Chỉ thị: Xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt và duy nhất của
nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật. Phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước
mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc khởi nghĩa. Tuy nhiên Đảng ta xác định, sự kiện
Nhật đảo chính Pháp chỉ làm cho tình hình chính trị tại Đơng Dương lâm vào
4


khủng hoảng chứ thời cơ cho khởi nghĩa chưa thật sự chín m̀i. Tháng 8 năm
1945, tình thế cách mạng trực tiếp đã xuất hiện. Cuộc khủng hoảng chính trị ở
Đơng Dương đã đến tột độ. Phe phát xít thua trận, phát xít Nhật đã đầu hàng đờng
minh vơ điều kiện. Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim hoang man cực độ. Đồng
thời, ta đã xây dựng lực lượng cách mạng hùng hậu. Nhân dân ta không thể chịu
đựng bị áp bức được nữa. Quyết tâm chiến đấu để giành độc lập tự do cho dân tộc,
khơng khí cách mạng sơi sục. Bên cạnh đó, cách mạng phải chạy đua gấp rút với
quân Anh, Mỹ trước khi chúng vào Đông Dương giải giáp quân phát xít, mượn
danh nghĩa pháp lý để chiếm nước ta. Trong tình hình đó, Hội nghị tồn q́c của
Đảng họp từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945 tại Tân Trào (Tuyên Quang).
Sau khi phân tích những điều kiện chủ quan và khách quan đã chín m̀i để cuộc
tổng khởi nghĩa có thể nổ ra và thắng lợi. Hội nghị quyết định: Đảng phải kịp thời
phát động và lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phátxít
Nhật trước khi quân Đờng minh vào Đơng Dương. Hờ Chí Minh đã kiên quyết
khẳng định: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy
cả dãy Trường Sơn cũng phải cương quyết giành cho được độc lập”.
Hưởng ứng sự lời kêu gọi của Đảng, nhân dân cả nước đã vùng lên khởi nghĩa

giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và chính quyền tay sai. Chỉ trong vòng 12
ngày, từ ngày 14 đến ngày 25 tháng 8 năm 1945, nhân dân ta đã giành được chính
quyền trong cả nước. Cách mạng Tháng Tám thành công rực rỡ. Như vậy, ta thấy
rằng Đảng ta đã nhanh chóng chớp lấy thời cơ “Nghìn năm có một” để thực hiện
thắng lợi cuộc cách mạng. Thời cơ của Cách mạng Tháng Tám trực tiếp xuất hiện
khi:
- Nhân dân ta không thể sớng trong cảnh bị áp bức, bóc lột như thế được nữa.
Ta
xây dựng được một lực lượng cách mạng hùng hậu, với ý chí quyết tâm cao độ
“Quyết tử cho Tổ q́c quyết sinh”.
- Phát xít Nhật đầu hàng qn đờng minh.
- Chính phủ tay sai hoang mang cực độ, mất hết ý chí chiến đấu.
- Khi qn Đờng minh chưa kịp nhảy vào Đông Dương giải giáp quân phát xít.
Những yếu tớ trên kết hợp tạo thành điều kiện thuận lợi khiến cho thời cơ để nổ
ra cuộc Cách mạng tháng Tám đã chín m̀i. Đây là thời cơ “nghìn năm có một”,
chỉ xuất hiện một lần trong lịch sử. Thời cơ khơng tự nhiên có mà do chúng ta tác
động nó, thúc đẩy nó ra đời. Trong suốt 15 năm Đảng ta luôn luôn chú trọng tới
5


việc xây dựng lực lượng, củng cố đội ngũ Đảng viên để làm nịng cớt cho cách
mạng. Thực hiện tun truyền, giác ngộ vận động quần chúng nhân dân dưới mọi
hình thức, trên tất cả các mặt trận. Và khi thời cơ xuất hiện, đạt đến độ chín m̀i,
Đảng ta đã nhanh chóng cướp lấy cơ hậu này, phát động khởi nghĩa giành chính
quyền. Thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, tun bớ với nhân dân Việt
Nam và thế giới, công nhận nền độc lập của dân tộc Việt Nam, chặn đứng âm mưu
xâm lược của kẻ thù.

II.


Công tác chuẩn bị cho cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945

1. Nhiệm vụ cách mạng
Giữa tháng 8/1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Chính phủ Nhật
tun bớ đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương mất hết
tinh thần. Chính quyền do Nhật dựng lên hoang mang cực độ. Thời cơ cách mạng
từ đó cũng xuất hiện. Thời cơ giành chính quyền chỉ tờn tại trong thời gian khi
Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông
Dương, vào khoảng nửa ći tháng Tám năm 1945. Trong tình hình trên, nhiệm vụ
được đặt ra như một cuộc chạy đua nước rút với quân Đồng minh mà Đảng và
nhân dân Việt Nam không thể chậm trễ, không chỉ để tranh thủ thời cơ, mà còn
phải khắc phục nguy cơ, đưa cách mạng đến thành công.
2. Lực lượng cách mạng
2.1. Lực lượng chính trị
Lực lượng chính trị quần chúng đóng một vai trị rất quan trọng cho sự thành
cơng của cách mạng tháng Tám. Để xây dựng lực lượng chính trị quần chúng ngày
càng đơng đảo, mạnh mẽ thì cần phải có một đội ngũ cán bộ trung kiên, có lý luận
nắm giữ các vị trí chủ chớt trong bộ máy lãnh đạo để liên kết các phong trào đấu
tranh. Đây là những hạt giống đầu tiên tạo nên một hệ thống tổ chức cơ sở Đảng ở
khắp các địa phương trên cả nước. Chính vì thế, trong mọi giai đoạn, Đảng ta luôn
chú trọng đến công tác cán bộ để xây dựng lực lượng chính trị quần chúng vững
mạnh.
Ngay từ những ngày đầu thành lập Đảng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chú
trọng xây dựng lực lượng chính trị. Rất nhiều những thanh niên ưu tú được đưa đi
học tập, đào tạo tại các trường của Quốc tế cộng sản. Nhiều người sau này nắm giữ
6


các chức vụ chủ chớt trong Đảng như đờng chí Trần Phú, Trường Chinh... Họ có
nhiệm vụ rất quan trọng là truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào trong nước, trang

bị lý luận cách mạng cho các tầng lớp nhân dân.
2.2. Lực lượng vũ trang
Để giành được chính quyền cách mạng, Đảng ln có chủ trương xây dựng
lực lượng vũ trang và coi đây là lực lượng nịng cớt, trực tiếp tham gia chiến đấu,
có vị trí vơ cùng quan trọng và quyết định trong sự thành công của cách mạng
tháng Tám.
Đầu những năm 1930, lực lượng vũ trang phát triển cịn rất tự do, nhỏ lẻ,
chưa có tổ chức. Từ năm 1940, đội du kích Bắc Sơn ra đời là hình mẫu cho sự ra
đời của các đội du kích, lực lượng vũ trang sau này như: đội du kích Ba Tơ, du
kích Ngọc Trạo, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng qn do đờng chí Võ
Ngun Giáp chỉ huy. Hình thức hoạt động của Đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân là vũ trang tuyên truyền, nghĩa là kết hợp đấu tranh chính trị với đấu
tranh vũ trang, coi trọng cơng tác tun truyền là chính để hướng tới khởi nghĩa vũ
trang giành chính quyền. Bên cạnh đó, Đảng ta đã biên soạn nhiều tài liệu quân sự
như: cách đánh du kích; cách huấn luyện cán bộ quân sự, mười điều kỷ luật…
Kết quả là đến đầu năm 1945 ta đã có đựợc một đội qn chính quy bên cạnh
các cơ sở, lực lượng dân quân ở các địa phương. Quần chúng nhân dân ra sức ủng
hộ lực lượng vũ trang cách mạng, họ không chỉ trực tiếp tham gia kháng chiến mà
cịn ni giấu bộ đội, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Trong tình
hình trên, nhiệm vụ được đặt ra như một cuộc chạy đua nước rút với quân Đồng
minh mà Đảng và nhân dân Việt Nam không thể chậm trễ, không chỉ để tranh thủ
thời cơ, mà còn phải khắc phục nguy cơ, đưa cách mạng đến thành công.
3. Xây dựng căn cứ địa cách mạng
Trước tiên, căn cứ địa phải là một nơi có điều kiện địa lý thuận lợi. Cụ thể là
địa hình phải hiểm trở, địa thế phải hiểm yếu, thuận lợi cho cách đánh du kích và
mở rộng địa bàn hoạt động ra các vùng lân cận. Sau điều kiện địa lý, căn cứ địa
cách mạng phải là nơi có điều kiện về kinh tế. Nếu bị địch bao vây, phong toả, thì
có khả năng tự cung cấp đầy đủ những nhu cầu kinh tế cần thiết. Đảng ta cho rằng,
ở căn cứ địa cách mạng bao giờ cũng phải có cơ sở chính trị vững chắc, làm chỗ
dựa cho trung tâm đầu não lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang trên phạm vi tồn q́c,

cho hoạt động chiến đấu và đứng chân của lực lượng cách mạng.
7


Cơ sở chính trị của căn cứ địa bao gờm tổ chức đảng, cơ sở chính trị của quần
chúng, chính quyền cách mạng. Xây dựng một căn cứ địa hoàn chỉnh, khơng chỉ
xây dựng về mặt chính trị, kinh tế, quân sự, mà đặc biệt chú trọng xây dựng cả trên
lĩnh vực văn hoá.
Quan điểm của Đảng về xây dựng căn cứ địa cách mạng trong thời kì này là
phải dựa vào dân, vào những điều kiện địa lý, xã hội thuận lợi. Quá trình xây dựng
phải tiến hành từng bước, đi từ ít đến nhiều, từ nhỏ đến lớn, từ chính trị lên vũ
trang, bí mật lên cơng khai, từ riêng lẻ đến liên hoàn và hoàn chỉnh. Xây dựng căn
cứ địa vững mạnh để giác ngộ, giáo dục, tổ chức nhân dân ở địa phương tham gia
vào sự nghiệp cách mạng, phát triển lực lượng chính trị của quần chúng rộng khắp.
Cùng với quá trình ấy, căn cứ địa còn là nơi xây dựng, phát triển lực lượng
quân sự làm nịng cớt cho tồn dân đánh giặc. Theo yêu cầu của Đảng, căn cứ địa
phải thực sự trở thành nơi tổ chức, giữ gìn, phát triển lực lượng cách mạng, lực
lượng chính trị và lực lượng quân sự. Quá trình xây dựng, phát triển căn cứ địa,
phải coi trọng xây dựng, phát triển cả lực lượng chính trị và lực lượng quân sự.
Với quan điểm đó, từ năm 1940 đến năm 1945, Đảng đã tích cực chỉ đạo xây
dựng và củng cố các căn cứ địa cách mạng. Hội nghị Trung ương 7 của Đảng
(11/1940) chủ trương thành lập các căn cứ du kích, lấy Bắc Sơn - Võ Nhai làm
trung tâm. Cuối năm 1940, Trung ương Đảng và lãnh tụ Hờ Chí Minh lựa chọn
Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng. Đến Hội nghị Trung ương 8 (5/1941)
quyết định duy trì và phát triển các căn cứ du kích Bắc Sơn, Võ Nhai, đờng thời ra
sức củng cố và mở rộng căn cứ địa Cao Bằng. Sau khi xây dựng các căn cứ Cao
Bằng, Bắc Sơn, Võ Nhai, chỉ trong một thời gian ngắn, chúng ta đã xây dựng được
một vùng căn cứ địa Việt Bắc rộng lớn, bao gồm hầu hết các vùng nông thôn thuộc
sáu tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên,
cùng nhiều chiến khu và căn cứ vũ trang khác như: Bắc Giang, Vĩnh Yên, Phúc

Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Ngãi... Đây
thực sự là những nơi trọng yếu chỉ đạo quá trình xây dựng, phát triển lực lượng
cách mạng, là những trung tâm đầu não lãnh đạo lực lượng khởi nghĩa trên phạm vi
tồn q́c.
Mặt khác, trong śt thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, nhờ có những căn cứ địa
ở vùng nông thôn đồng bằng vững mạnh, Đảng ta đã ra sức xây dựng và phát triển
lực lượng cách mạng chuẩn bị điều kiện cho tổng khởi nghĩa.
Nhờ kết hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng căn cứ địa ở vùng nông thôn đồng bằng,
với việc xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng quân sự cách mạng, Đảng ta đã
8


chuẩn bị tốt về lực lượng khởi nghĩa, cả ở nông thôn và thành thị, để khi thời cơ
xuất hiện, đã nhanh chóng phát động tồn dân nổi dậy khởi nghĩa.
4. Căn cứ địa chính trị
Cơ sở chính trị của căn cứ địa bao gồm tổ chức đảng, cơ sở chính trị của quần
chúng, chính quyền cách mạng. Xây dựng một căn cứ địa hồn chỉnh, khơng chỉ
xây dựng về mặt chính trị, kinh tế, quân sự, mà đặc biệt chú trọng xây dựng cả trên
lĩnh vực văn hoá.
Quan điểm của Đảng về xây dựng căn cứ địa cách mạng trong thời kì này là
phải dựa vào dân, vào những điều kiện địa lý, xã hội thuận lợi. Quá trình xây dựng
phải tiến hành từng bước, đi từ ít đến nhiều, từ nhỏ đến lớn, từ chính trị lên vũ
trang, bí mật lên cơng khai, từ riêng lẻ đến liên hoàn và hoàn chỉnh. Xây dựng căn
cứ địa vững mạnh để giác ngộ, giáo dục, tổ chức nhân dân ở địa phương tham gia
vào sự nghiệp cách mạng, phát triển lực lượng chính trị của quần chúng rộng khắp.
Cùng với q trình ấy, căn cứ địa cịn là nơi xây dựng, phát triển lực lượng
qn sự làm nịng cớt cho toàn dân đánh giặc. Theo yêu cầu của Đảng, căn cứ địa
phải thực sự trở thành nơi tổ chức, giữ gìn, phát triển lực lượng cách mạng, lực
lượng chính trị và lực lượng quân sự. Quá trình xây dựng, phát triển căn cứ địa,
phải coi trọng xây dựng, phát triển cả lực lượng chính trị và lực lượng quân sự.

 Những yếu tố trên kết hợp tạo thành điều kiện thuận lợi khiến cho thời cơ để nổ
ra
cuộc Cách mạng Tháng Tám đã chín m̀i. Đây là thời cơ “nghìn năm có một”, chỉ
xuất hiện một lần trong lịch sử. Thời cơ khơng tự nhiên có mà do chúng ta tác
động nó, thúc đẩy nó ra đời. Trong śt 15 năm Đảng ta luôn luôn chú trọng tới
việc xây dựng lực lượng, củng cố đội ngũ Đảng viên để làm nồng cốt cho cuộc
cách mạng. Thực hiện tuyên truyền, giác ngộ vận động quần chúng nhân dân dưới
mọi hình thức, trên tất cả các mặt trận.

III. Thời điểm cướp chính quyền
Trong vận động cách mạng thời cơ xuất hiện như một tất yếu lịch sử, đưa quần
chúng đến ngay ngưỡng cửa của tổng khởi nghĩa giành chính quyền nhưng cũng ó
thể thời cơ trôi đi một cách nhanh chóng. Nếu ta khơng biết chớp ngay lấy nó mà
hành động. Thời cơ của cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám 1945 chỉ tồn
9


tại trong một khoảng thời gian rất ngắn. Nếu như cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra sớm
hơn, trước ngày 15-8-1945 khi mà Nhật Hồng chưa tun bớ đầu hàng thì sẽ gặp
vơ vàn khó khăn. Phát xít Nhật tuy suy yếu nhưng chúng cịn đủ lực lượng để
chớng lại cách mạng một cách quyết liệt, và như vậy cuộc khởi nghĩa chắc chắn sẽ
không thể dễ dàng thành công trong cả nước một cách nhanh chóng. Mặt khác nếu
cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra muộn hơn khi quân Anh, quân Tưởng đã vào đất nước
ta, khi mà thực dân Pháp đã phục hồi lại lực lượng, và viện binh của chúng từ Pháp
sang xâm lược lại nước ta một lần nữa, và chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim đã
tiếp xúc được với bọn đế q́c hì thời cơ thuận lợi nhất sẽ trôi qua. Chắc chắn ta sẽ
phải hy sinh rất nhiều của, nhiều người. Khởi nghĩa là một nghệ thuật mà chỗ tuyệt
diệu của nghệ thuật đó là chọn đúng thời cơ, tập trung toàn lực, giáng những địn
quyết định vào kẻ thù. Bí quyết để chớp lấy thời cơ của Đảng ta là nắm vững
những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin về thời cơ cách mạng, phải bám sát

tình hình, nhạy bén trước thời cuộc, để dự kiến chính xác, biết phải làm gì và làm
như thế nào, nhất là phải ra sức chuẩn bị thự lực từ trước để một khi thời cơ đến có
thể tung ra mà giành lấy thắng lợi. Tuân theo những lời giáo huấn của Mác - Lênin
đồng thời vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước lúc đó.
Đảng ta đã dũng cảm vượt mọi khó khăn, kiên quyết lãnh đạo khởi nghĩa, không sợ
gian khổ, hành động kịp thời. Lãnh đạo nhân dân nổi dậy tước vũ khí của qn
Nhật trước khi qn đờng minh vào Đơng dương, giành lấy chính quyền từ tay
Nhật, lật đổ cọn bù nhìn tay sai của Nhật, đứng ở địa vị làm chủ nước mình mà tiếp
đón qn Đờng minh vào giải giáp quân Nhật trên đất Đông Dương. Chớp đúng
thời cơ để khởi nghĩa là một đặc điểm, một ưu điểm sáng tạo của Dảng, của dân
tộc ta. Điều này không phải ngẫu nhiên, ăn may mà là kết quả của sự chuẩn bị lâu
dài, của dự đoán chiến lược đúng và kịp thời hành động khi điều kiện khởi nghĩa
đã xuất hiện.

IV. Nghệ thuật giữ chính quyền
Có thể nói thời cơ của cách mạng tháng 8 năm 1945 chính là thời cơ của đất
nước Việt Nam độc lập. Trong thời điểm chính quyền Pháp bị quân phiệt Nhật lật
đổ tình hình chính trị khủng hoảng. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh nếu Đảng ta
không chớp thời cơ trước khi quân đồng minh tiến vào nước ta với danh nghĩa giải
giáp qn Nhật thì sẽ khơng thể tự giành được độc lập. Bên cạnh đó quân Pháp đã
10


đầu hàng, qn Nhật rệu rã khơng cịn tinh thần chiến đấu. Đây chính là thời cơ
của cách mạng tháng 8, thời cơ của toàn Đảng và toàn dân ta. Nếu lật đổ được
chính quyền trong thời điểm này Việt Nam mới được công nhận là một nước độc
lập không lệ thuộc vào quân đội Đồng Minh. Sự sáng suốt của Đảng ta trong chớp
thời cơ của cách mạng tháng 8 còn thể hiện ở mức độ thương vong của quân và
dân ta. Tại thời điểm này quân dân ta hồn tồn có thể lật đổ chính quyền từ các
địa phương đến tồn q́c với mức tổn thất về người và của ít nhất. Nguyễn Ái

Q́c đã từng khẳng định đây chính là lúc thời cơ chín m̀i nhất. Bác cũng khẳng
định: “Lúc này thời cơ đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường
Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Trong bức thư gửi đồng bào cả
nước Bác cũng đã viết: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Tồn q́c
đờng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta… Chúng ta khơng thể
chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến
lên!”

C. KẾT LUẬN

Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam đã sáng suốt trong việc chớp thời
cơ của cách mạng tháng 8. Từ việc tận dụng thuận lợi trong và ngoài nước Đảng ta
11


đã giành được độc lập cho dân tộc, giành được chính quyền một cách nhanh chóng
ít đổ máu. Thời cơ của cách mạng tháng Tám mang đến bài học không chủ riêng
dân tộc Việt Nam mà còn dành cho tất cả nước thuộc địa trên thế giới. Việc tận
dụng yếu tố khách quan, chủ quan trong chiến tranh là vô cùng quan trọng. Sự lãnh
đạo độc quyền của một Đảng lãnh đạo cũng đóng vai trị với chiến thắng của Việt
Nam. Cách mạng tháng Tám là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc lần đầu
tiên giành thắng lợi ở một nước thuộc địa, đã đột phá một khâu quan trọng trong hệ
thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu thời kì suy sụp và tan rã của chủ
nghĩa thực dân cũ. Với thắng lợi từ cuộc cách mạng, nhân dân Việt Nam từ thân
phận nô lệ bước lên địa vị người chủ đất nước, có quyền quyết định vận mệnh của
mình và Cách mạng tháng Tám thành công để lại cho Đảng và nhân dân nhiều kinh
nghiệm quý báu.

12




×