Tải bản đầy đủ (.docx) (193 trang)

(Luận án tiến sĩ) tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 193 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

--------



--------

BÙI THANH HÀ

TÁC ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO
TẠO NGHỀ ĐẾN GIẢM NGHÈO ĐA
CHIỀU Ở VÙNG TÂY BẮC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

--------



--------

BÙI THANH HÀ



TÁC ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO
TẠO NGHỀ ĐẾN GIẢM NGHÈO ĐA
CHIỀU Ở VÙNG TÂY BẮC
Chuyên ngành: KHOA HỌC QUẢN LÝ
Mã số: 9310110

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐOÀN THỊ THU HÀ

HÀ NỘI, NĂM 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không
vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Bùi Thanh Hà

năm 2021



ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả xin trân trọng cảm ơn Khoa Khoa học quản lý và Viện Đào
tạo Sau Đại học - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hỗ trợ và tạo điều kiện để tác
giả có thể hoàn thành Luận án.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đồn Thị Thu Hà
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tác giả trong suốt q trình nghiên cứu.
Đồng thời, Luận án khơng thể hồn thành nếu khơng có sự giúp đỡ về nguồn dữ
liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, Sở Lao Động Thương Binh, Xã hội và chính quyền các địa phương các tỉnh Hịa Bình, Sơn La, Điện
Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái. Vì vậy, tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ quan
đã hỗ trợ tác giả trong quá trình khảo sát và thu thập dữ liệu.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã ln ủng hộ, tạo điều kiện để tác giả có thể vượt qua những giai đoạn khó
khăn trong q trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Bùi Thanh Hà

năm 2021


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. ii

MỤC LỤC..................................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................. 7
1.1. Các nghiên cứu về tác động của đào tạo nghề đến việc làm của người lao
động........................................................................................................................... 7
1.1.1. Các nghiên cứu quốc tế về tác động của đào tạo nghề đến việc làm của
người lao động........................................................................................................ 7
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về tác động của đào tạo nghề đến việc làm của
người lao động........................................................................................................ 8
1.2. Các nghiên cứu về tác động của đào tạo nghề đến thu nhập của người lao
động........................................................................................................................... 9
1.2.1. Các nghiên cứu quốc tế về tác động của đào tạo nghề đến thu nhập của
người lao động........................................................................................................ 9
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước về tác động của đào tạo nghề đến thu nhập của
người lao động...................................................................................................... 11
1.3. Các nghiên cứu về tác động của đào tạo nghề đến giảm nghèo, nghèo đa
chiều........................................................................................................................ 12
1.3.1. Các nghiên cứu quốc tế về tác động của đào tạo nghề đến giảm nghèo,
nghèo đa chiều...................................................................................................... 12
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước về tác động của đào tạo nghề đến giảm nghèo,
nghèo đa chiều...................................................................................................... 16
1.4. Khoảng trống nghiên cứu............................................................................... 18
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ
GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU..................................................................................... 21
2.1. Đào tạo nghề và lao động qua đào tạo nghề.................................................. 21
2.1.1. Đào tạo nghề và hình thức dạy nghề........................................................... 21

2.1.2. Lao động qua đào tạo nghề......................................................................... 23
2.2. Nghèo và nghèo đa chiều................................................................................ 25


iv
2.2.1. Quan điểm về nghèo nói chung.................................................................. 25
2.2.2. Quan điểm về nghèo đa chiều..................................................................... 28
2.3. Khung phân tích tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo
đa chiều................................................................................................................... 35
2.3.1. Cơ sở lý thuyết tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa
chiều..................................................................................................................... 35
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tác động của lao động qua đào tạo nghề đến
giảm nghèo đa chiều............................................................................................. 41
2.4. Mơ hình nghiên cứu tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo

đa chiều................................................................................................................... 42
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TÁC
ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ ĐẾN GIẢM NGHÈO ĐA
CHIỀU........................................................................................................................ 45
3.1. Căn cứ lựa chọn mơ hình và phương pháp nghiên cứu................................ 45
3.1.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng Tây Bắc........................ 45
3.1.2. Đặc điểm lực lượng lao động vùng Tây Bắc............................................... 46
3.2. Phương pháp nghiên cứu tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm
nghèo đa chiều........................................................................................................ 52
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu sơ cấp....................................... 52
3.2.2. Phương pháp thu thập nguồn thông tin số liệu thứ cấp............................... 53
3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu nghiên cứu...................................54
3.3. Mơ hình phân tích tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo
đa chiều................................................................................................................... 54
3.3.1. Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến khả năng có việc làm của

người lao động...................................................................................................... 54
3.3.2. Tác động đào tạo nghề đến thu nhập của người lao động...........................56
3.3.3. Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều............58
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ
ĐẾN GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VÙNG TÂY BẮC GIAI ĐOẠN 2014 - 2018
..................................................................................................................................... 60
4.1. Thực trạng về cơ sở đào tạo nghề và số học sinh tham gia học nghề ở vùng
Tây Bắc................................................................................................................... 60
4.1.1. Số cơ sở dạy nghề phân theo loại hình, loại cơ sở và tỉnh/thành phố..........60
4.2. Thực trạng lao động qua đào tạo nghề (được đào tạo nghề) ở vùng Tây
Bắc........................................................................................................................... 67
4.2.1. Thực trạng lao động qua đào tạo nghề theo khu vực................................... 67
4.2.2. Thực trạng lao động qua đào tạo nghề theo giới tính.................................. 68


v
4.2.3. Thực trạng lao động qua đào tạo nghề theo nhóm tuổi............................... 69
4.2.4. Thực trạng lao động qua đào tạo nghề theo lao động được trả lương.........70
4.2.5. Thực trạng lao động qua đào tạo nghề theo ngành sản xuất........................71
4.2.6. Thực trạng lao động qua đào tạo nghề theo nghề nghiệp, chuyên môn.......72
4.2.7. Thực trạng lao động qua đào tạo nghề theo loại hình doanh nghiệp...........73
4.3. Thực trạng về thu nhập của người lao động qua đào tạo nghề ở vùng Tây
Bắc giai đoạn 2014 - 2018...................................................................................... 74
4.3.1. Thực trạng về thu nhập của người lao động qua đào tạo nghề theo khu
vực........................................................................................................................ 74
4.3.2. Thực trạng về thu nhập của người lao động qua đào tạo nghề theo giới tính
76
4.3.3. Thực trạng về thu nhập của người lao động qua đào tạo nghề theo nhóm tuổi
77
4.3.4. Thực trạng về thu nhập của người lao động qua đào tạo nghề theo ngành

kinh tế................................................................................................................... 79
4.3.5. Thực trạng về thu nhập của người lao động qua đào tạo nghề theo nghề
nghiệp................................................................................................................... 80
4.3.6. Thực trạng về thu nhập của người lao động qua đào tạo nghề theo loại hình
doanh nghiệp........................................................................................................ 81
4.4. Thực trạng giảm nghèo và giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc...............82
4.4.1. Kết quả về thực hiện giảm nghèo chung tại vùng Tây Bắc.........................82
4.4.3. Kết quả về thực hiện giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc.......................85
4.4.4. Quan hệ giữa lao động qua đào tạo nghề và nghèo đa chiều ở vùng Tây
Bắc....................................................................................................................... 93
4.5. Phân tích tác động của lao động qua đào tạo nghề đến việc làm, thu nhập
và giảm nghèo đa chiều vùng Tây Bắc................................................................103
4.5.1. Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến khả năng có việc làm và thu
nhập.................................................................................................................... 103
4.5.2. Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều..........117
4.6. Đánh giá chung về công tác đào tạo nghề, việc làm cho người lao động,
công tác giảm nghèo và giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc.........................122
4.6.1. Những mặt đã đạt được về công tác đào tạo nghề, việc làm cho người lao
động, công tác giảm nghèo và giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc.................122
4.6.2. Những hạn chế về công tác đào tạo nghề, việc làm cho người lao động, công
tác giảm nghèo và giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc................................... 126
4.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế.............................................................. 132


vi
4.7. Đánh giá chung về tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo
đa chiều ở vùng Tây Bắc .......................................................................................
4.7.1. Đào tạo nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập và giảm nghèo
đa chiều của các hộ gia đình vùng Tây Bắc .........................................................
4.7.2. Kết quả giảm nghèo đa chiều một số nơi chưa thật bền vững, chưa đồng

đều, chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch về tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị
trường việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp ........................
4.7.3. Hiện tại cơ chế liên kết hiệu quả với doanh nghiệp nhằm giải quyết việc làm
cho người lao động sau đào tạo nghề chưa thực sự được mở rộng ......................
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO
ĐỘNG NHẰM GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VÙNG TÂY BẮC
2025 .............................................................................................................................
5.1. Định hướng và mục tiêu về đào tạo nghề và giảm nghèo đa chiều vùng Tây
Bắc đến năm 2025 ..................................................................................................
5.1.1. Định hướng về đào tạo nghề cho người lao động vùng Tây Bắc đến năm
2025 ...................................................................................................................... 143
5.1.2. Mục tiêu về đào tạo nghề và giảm nghèo đa chiều vùng Tây Bắc đến năm
2025 ...................................................................................................................... 144
5.2. Các nhóm giải pháp thúc đẩy đào tạo nghề cho người lao động nhằm giảm
nghèo đa chiều vùng Tây Bắc đến năm 2025 ..........................................................
5.2.1. Nhóm giải pháp về đào tạo nghề cho người lao động ................................
5.2.2. Nhóm giải pháp về giải quyết việc làm ......................................................
5.2.3. Nhóm giải pháp về giảm nghèo đa chiều ...................................................

5.3.Kiến nghị .................................................................
5.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành Trung ương .............................
5.3.2. Đối với chính quyền các địa phương trong vùng Tây Bắc .........................

PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................................
6.1.Kết luận chính .........................................................
6.2.Đóng góp của Luận án ...........................................
6.3.Hạn chế của luận án ................................................
6.4.Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài .................
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN ...............................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................
PHỤ LỤC ...................................................................................................................


VHLSS
TCTK


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tính tốn sơ bộ các chiêu, chỉ số, ngưỡng thiếu.................................. 33
Bảng 3.1: Lực lượng lao động vùng Tây Bắc theo khu vực giai đoạn 2014-2018.......47
Bảng 3.2: Tình trạng việc làm vùng Tây Bắc giai đoạn 2014-2018............................. 51
Bảng 3.3: Các biến độc lập trong mô hình................................................................... 58
Bảng 4.1: Số cơ sở dạy nghề tại thời điểm 31/12 phân theo loại hình và tỉnh/thành phố
..................................................................................................................................... 60
Bảng 4.2: Số cơ sở dạy nghề tại thời điểm 31/12/2018 phân theo loại hình, cấp quản lý
và tỉnh/ thành phố..................................................................................... 61
Bảng 4.3: Số giáo viên dạy nghề tại thời điểm 31/12/2018 phân

theo loại cơ sở, giới

tính và tỉnh/ thành phố............................................................................. 63
Bảng 4.4: Số học sinh học nghề tuyển mới phân theo trình độ đào tạo và tỉnh/ thành
phố tại thời điểm 31/12/2018................................................................... 65
Bảng 4.5: Số học sinh học nghề tốt nghiệp phân loại theo tỉnh/ thành phố..................66
Bảng 4.6: Số học sinh học nghề tốt nghiệp phân loại theo trình độ đào tạo và tỉnh/
thành phố năm 2018................................................................................. 67
Bảng 4.7: Tình trạng lao động qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo nhóm

tuổi giai đoạn 2014-2018......................................................................... 70
Bảng 4.8: Tình trạng lao động qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo nghề
nghiệp, chuyên môn giai đoạn 2014-2018............................................... 73
Bảng 4.9: Thu nhập qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo nhóm tuổi giai
đoạn 2014-2018....................................................................................... 77
Bảng 4.10: Thu nhập qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo ngành kinh tế
giai đoạn 2014-2018................................................................................. 79
Bảng 4.11: Thu nhập qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc

theo nghề nghiệp

giai đoạn 2014-2018................................................................................. 80
Bảng 4.12. Số hộ nghèo, hộ cận nghèo phân theo tỉnh thành phố................................ 83
Bảng 4.13: Số hộ nghèo phân theo nhóm đối tượng, tỉnh/ thành phố năm 2018.........84
Bảng 4.20: Kết quả ước lượng mơ hình tác động của đào tạo nghề tới thu nhập của
người lao dộng....................................................................................... 108
Bảng 4.21: Kết quả ước lượng mơ hình tác động của lao động qua đào tạo nghề đến
nghèo đa chiều....................................................................................... 117


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1:

Lực lượng lao động vùng T

Hình 3.2:

Lực lượng lao động vùng T


Hình 3.3: Lực lượng lao động vùng Tây Bắc theo trình độ chun mơn kỹ thuật giai
đoạn 2014-2018 .........................................................................................
Hình 3.4: Tình trạng việc làm vùng Tây Bắc theo hình thức trả lương
2018............................................................................................................
Hình 4.1: Số lượng giáo viên dạy nghề tại thời điểm 31/12/2018 phân
phố..............................................................................................................
Hình 4.2: Số học sinh học nghề tuyển mới phân theo tỉnh/ thành phố .........................
Hình 4.3: Tỷ lệ học sinh học nghề tuyển mới phân theo trình độ đào tạo và tỉnh/ thành
phố tại thời điểm 31/12/2018 .....................................................................
Hình 4.4: Tình trạng lao động qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc
vực giai đoạn 2014-2018 ...........................................................................
Hình 4.5: Tình trạng lao động qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc
tính giai đoạn 2014-2018 ...........................................................................
Hinh 4.6: Tình trạng lao động qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo nhóm
tuổi giai đoạn 2014-2018 ........................................................................... 71
Hinh 4.7: Tình trạng lao động qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo ngành
sản xuất giai đoạn 2014-2018 ....................................................................
Hình 4.8: Tình trạng lao động qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo loại
hình doanh nghiệp giai đoạn 2014-2018 ...................................................
Hình 4.9: Thu nhập qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo khu vực ...........
giai đoạn 2014-2018 ......................................................................................................
Hình 4.10: Thu nhập qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo giới tính giai
đoạn 2014-2018 .........................................................................................
Hình 4.11: Thu nhập qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc
trung niên giai đoạn 2014-2018 .................................................................
Hình 4.12: Thu nhập qua đào tạo nghề có việc làm vùng Tây Bắc theo loại hình doanh
nghiệp giai đoạn 2014-2018 ......................................................................
Hình 4.13. Số hộ nghèo, hộ cận nghèo phân theo tỉnh thành phố .................................
Hình 4.14: Tỷ lệ thiếu hụt tiếp cận đa chiều của hộ ......................................................



x
Hình 4.15: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo khu vực giai đoạn 2014-2018......................89
Hình 4.16: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo giới tính của chủ hộ giai đoạn 2014-2018...90
Hình 4.17: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo nhóm dân tộc giai đoạn 2014-2018.............92
Hình 4.18: Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong hộ phân theo tình trạng nghèo.......95
Hình 4.19: Tỷ lệ thiếu hụt về tham gia bảo hiểm y tế theo trình độ đào tạo................98
Hình 4.20: Tỷ lệ thiếu hụt về chất lượng nhà ở theo trình độ đào tạo..........................99
Hình 4.21: Tỷ lệ thiếu hụt về diện tích nhà ở theo trình độ đào tạo............................. 99
Hình 4.22: Tỷ lệ thiếu hụt về nguồn nước sinh hoạt theo trình độ đào tạo.................101
Hình 4.23: Tỷ lệ thiếu hụt về hố xí hợp vệ sinh theo trình độ đào tạo.......................101


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lý thuyết về vốn con người của Becker (1975) đào tạo nghề tạo ra kĩ năng giúp
nâng cao năng suất lao động của cơng nhân. Lý thuyết này cũng khẳng định có mối quan
hệ giữa đào tạo nghề và sự nghèo đói, đào tạo nghề là một trong những công cụ hữu hiệu
để giảm nghèo. Mối liên hệ này có thể được tìm thấy ở cả mức độ vi mơ và vĩ mơ; dựa
vào mức độ nghèo và trên trình độ giáo dục. Vì thơng qua đào tạo nghề, người lao động có
tay nghề có cơ hội tìm kiếm việc làm mới để nâng cao thu nhập (Nickell, 2004).

Bên cạnh đó, Krueger (1983) lập luận rằng nghèo đói được cho là xuất phát từ
những ảnh hưởng đến tiền lương thực nhận của những người lao động khơng có trình
độ hoặc có khả năng lao động nhưng khơng có trình độ tay nghề và khơng có nguồn
lực tài chính. Đào tạo nghề cho người lao động giúp giảm nghèo thông qua tăng năng
suất lao động cho người nghèo (Ngân hàng thế giới, 1995). Đồng thời trang bị cho con

người những kĩ năng mà họ cần để tham gia vào phát triển nền kinh tế - xã hôi, hơn
nữa đây là lực lượng lớn lao động tham gia học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề.
Lao động qua đào tạo nghề thực chất là nâng cao trình độ tay nghề của người
lao động thơng qua học nghề. Lao động có chất lượng cao sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế xã hội, tạo cơ hội việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống và xóa đói
giảm nghèo trong nơng thơn (Zhang Cong Cheng, 2008). Đối với các nước đang phát
triển, để thực hiện thành cơng việc xố đói giảm nghèo thì vấn đề trước tiên là tập
trung phát triển chất lượng của lực lượng lao động thông qua đào tạo nghề cho người
lao động (Adetunji Babatunde và các cộng sự, 2012). Đào tạo nghề cho người lao động
là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề đói nghèo vì nó làm cho người học có thu nhập
cao (Nasir Muhammad, 2016).
Trong khi đó lực lượng lao động vùng Tây Bắc trong giai đoạn 2014 - 2018
thay đổi khơng nhiều trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, số lao động ở
nông thôn thường chiếm trên 82% tổng số lao động của tồn vùng và có xu hướng tăng
qua các năm. Trong vòng 5 năm từ 2014 đến 2018, đã có thêm 105.942 người tham gia
vào lực lượng lao động của vùng trong đó số lao động ở khu vực thành thị chỉ tăng
thêm 34.658 người, còn lại là ở khu vực nông thôn. Lực lượng lao động của vùng Tây
Bắc tuy lớn nhưng trình độ của lao động lại không cao, đa số lao động của vùng hiện
nay không có trình độ chun mơn (chiếm khoảng trên 83% tổng số lao động của cả
vùng). Đây là một trong những cản trở rất lớn trong việc phát triển kinh tế chung của


2
cả vùng. Tỷ lệ người lao động học sơ cấp nghề và cao đẳng nghề cũng rất ít. Qua đây
có thể thấy, với hơn 3 triệu người trong lực lượng lao động hàng năm nhưng lại tập
trung chủ yếu ở nông thôn, làm những công việc giản đơn, không cần nhiều đến
chuyên môn kỹ thuật là một trong những nguyên nhân dẫn đến kinh tế vùng Tây Bắc
trong những năm qua cịn rất nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, vùng Tây Bắc có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp
cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 vẫn ở mức cao nhất cả nước, với tỷ lệ 29,14% hộ

nghèo và 10,69% hộ cận nghèo, nơi đây được coi là “lõi nghèo” của cả nước, trong đó
có nhiều tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 30% như: Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Lai
Châu, Sơn La, Yên Bái... Các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc đều có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn nhất cả nước, điều kiện sống người dân còn rất thấp bởi đây là nơi có
điều kiện tự nhiên, điều kiện địa hình phức tạp, khó khăn, đất đai khơ cằn, diện tích đất
sản xuất giảm, chất lượng suy thoái; thiếu nguồn nước; do các ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu, thiên tai khắc nghiệt như nóng, lạnh, lũ quét, sạt lở đất thường xuyên xảy ra
gây thiệt hại lớn đến tính mạng, đời sống cũng như việc sản xuất của nhân dân trong
vùng, đặc biệt là các khó khăn về khả năng tiếp cận các dịch vụ Y tế, giáo dục, thông
tin…
Trong những năm vừa qua công tác giảm nghèo ở khu vực Tây Bắc đã phát huy
hiệu quả, các địa phương vận dụng lồng ghép tốt các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ để thực
hiện các giải pháp giảm nghèo, thông qua việc nâng cao nhận thức, chuyển giao khoa
học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, triển khai các chính sách vay vốn
ưu đãi, xây dựng mơ hình kinh tế phù hợp với đặc thù mang lại hiệu quả cao… Nhiều
mơ hình nơng nghiệp chất lượng cao được hình thành từng bước tạo vùng sản xuất
hàng hóa ở vùng Tây Bắc.
Tuy nhiên việc giảm tỉ lệ nghèo đói ở vùng Tây Bắc mới chỉ dựa vào các chính
sách nhà nước là chủ yếu, chưa phát huy được tính tự chủ, tự giác của người dân trong
việc tự vươn lên thốt nghèo trong cuộc sống. Cịn hạn chế trong cơng tác đào tạo
nghề cho người lao động; hỗ trợ tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm cho người dân;
giúp cho người dân tự đảm bảo thu nhập, tự đảm bảo cuộc sống, góp phần xóa đói
giảm nghèo, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Như vậy, nếu nâng cao được tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề sẽ góp phần thúc
đẩy xã hội phát triển, góp phần tăng năng suất lao động, tăng lao động việc làm, tăng
thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế
phát triển như vũ bão, cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng len lỏi vào đời sống
của người dân, nếu chỉ dựa vào nông nghiệp, nông thôn, không đưa khoa học kỹ thuật



3
vào đời sống thì cuộc sống của người dân sẽ rất khó được cải thiện nếu như khơng
muốn nói sẽ là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.
Nghiên cứu này sẽ tìm hiểu rõ mối quan hệ tương quan giữa lao động qua đào tạo
nghề và vấn đề giảm nghèo đa chiều ở một vùng kém phát triển như Tây Bắc, luận án
nghiên cứu đề tài “Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều
ở vùng Tây Bắc”. Kết quả của luận án sẽ chỉ ra những tác động trong ngắn hạn và dài

hạn của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc, cụ thể là sự
tác động của lao động qua đào tạo nghề đến cơ hội việc làm, thu nhập của người lao động
và khả năng tiếp cận tới dịch vụ xã hội cơ bản của hộ gia đình (y tế, giáo dục, nhà ở, thơng
tin,..). Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở kiểm chứng cho các mơ hình lý thuyết đã có từ
trước nhưng được áp dụng phân tích trong điều kiện hồn cảnh mới. Đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay, việc xác định tỷ lệ nghèo đói ở nước ta được thực hiện dựa trên hai tiêu chí
là nghèo theo thu nhập (nghèo đói nói chung) và nghèo đa chiều. Tỷ lệ Nghèo đa chiều
được xác định căn cứ vào Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, sẽ là cơ
sở để kiểm chứng thực tiễn của mơ hình đánh giá lý luận nghèo đa chiều hiện nay.

2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung: Nghiên cứu sự tác động của lao động qua đào tạo nghề
(lao động đã được đào tạo nghề) thông qua việc làm, thu nhập đến nghèo đa chiều trên
cơ sở vận dụng các lý thuyết về vốn con người và tăng trưởng kinh tế; lý thuyết về vốn
con người và thu nhập của người lao động và lý thuyết về vốn con người trong giảm
nghèo.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về tác động của lao động qua đào tạo nghề (lao

động đã qua đào tạo nghề, được học nghề) đến giảm nghèo đa chiều thông qua việc
làm và thu nhập của người của người lao động.

- Xây dựng được mơ hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu phù hợp để

phân tích, đánh giá một cách khách quan về đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng sự tác động của lao động qua đào

tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc giai đoạn 2014 - 2018 thông qua tỷ
lệ lao động được đào tạo nghề có việc làm, thu nhập để từ đó đánh giá ảnh hưởng đến
giảm nghèo đa chiều.


4
- Thông qua kết quả nghiên cứu, đề xuất được giải pháp về đào tạo nghề cho

chính quyền địa phương ở vùng Tây Bắc trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo đa
chiều giai đoạn 2020 - 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tác động của lao động đã qua đào tạo nghề (tức là tỷ
lệ của lao động đã được đào tạo nghề, được học nghề ở góc độ hộ gia đình) đến giảm
nghèo đa chiều thông qua việc làm và thu nhập của người lao động vùng Tây Bắc.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung:
- Thực trạng lao động qua đào tạo nghề ở vùng Tây Bắc;
- Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến việc làm, thu nhập của người làm

động qua đào tạo nghề vùng Tây Bắc.
- Tác động của lao động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc,

số liệu để phân tích tác động là bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình VHLSS năm 2016


– 2018. (Số liệu năm 2020 chưa công bố).
- Nghèo đa chiều được xác định căn cứ theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg

của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho
giai đoạn 2016 - 2020.
+ Quy định về ngheo theo thu nhập khu vực nông thôn là 700.000

đồng/người/tháng; khu vực thành thị 900.000 đồng/người/tháng.
Quy định chuẩn cận nghèo ở khu vực nông thôn là 1.000.000
đồng/người/tháng; khu vực thành thị 1.300.000 đồng/người/tháng.
+

+ Về tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm 5 dịch

vụ: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.
+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ

số: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng
đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước
sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp
cận thông tin.
* Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại vùng Tây Bắc, trong đó đại diện là các tỉnh:

Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hồ Bình, Lào Cai, Yên Bái. Đây là các tỉnh thuộc vùng lõi
nghèo của cả nước có tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào nông


5
nghiệp, lao động chủ yếu là lao động nông thôn có thu nhập thấp. Trong khi đó giai
đoạn 2014 -2018, Đảng và nhà nước ta đã tập trung khá nhiều các chế độ chính sách để

thực hiện chính sách giảm nghèo để nâng cao đời sống người dân. Nhưng các cơng cụ
chính sách mới chỉ là giải pháp tạm thời trong chiến lược xố đói giảm nghèo, chưa
đem lại hiệu quả cao và mang tính bền vững.
* Về thời gian: Số liệu phản ánh giai đoạn từ 2014 - 2018.

4. Câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu sẽ đạt được thông qua việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu
dưới đây:
+ Câu hỏi nghiên cứu 1: Lao động đã qua đào tạo nghề tác động thế nào đến

cơ hội có việc làm của người lao động ở vùng Tây Bắc.
+ Câu hỏi nghiên cứu 2: Lao động đã qua đào tạo nghề tác động thế nào đến

thu nhập của người dân ở vùng Tây Bắc.
+ Câu hỏi nghiên cứu 3: Lao động đã qua đào tạo nghề tác động thế nào đến

giảm nghèo đa chiều vùng Tây Bắc.

5. Đóng góp mới của đề tài
5.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
- Thứ nhất, Lý thuyết về vốn con người là nền tảng khoa học để giải thích cho

mối quan hệ giữa đào tạo nghề cho lao động và thu nhập, giảm nghèo đa chiều;
- Thứ hai, Để lượng hóa mức độ ảnh hưởng của đào tạo nghề đến cơ hội việc

làm, thu nhập của người lao động, mơ hình Mincer với phương pháp điều chỉnh sai số
mẫu Heckman là cơng cụ phân tích đảm bảo độ tin cậy và chính xác cao;
- Thứ 3, Mơ hình hồi quy logistic nhị phân đã được ước tính cho xác suất một

hộ gia đình nghèo ở các trình độ học vấn khác nhau trên cơ sở nghiên cứu của Demaris

(1995); Greene (2008); Wooldridge (2009), cho thấy có sự tác động rất lớn của lao
động qua đào tạo nghề đến giảm nghèo đa chiều.

5.2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu,
khảo sát của luận án
- Thứ nhất, Đào tạo nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập của

các hộ gia đình vùng Tây Bắc, thơng qua đào tạo nghề sẽ tạo ra nguồn nhân lực chất
lượng cao, (1) tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có việc làm thường cao hơn ở nam


6
giới; (2) người lao động ở thành thị dễ kiếm được việc làm ở khu vực nông thôn;
(3) các lao động trẻ có độ tuổi dưới 35 tuổi có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt nhất;
(4) người lao động được đào tạo nghề có thu nhập cao hơn người chưa được đào tạo

nghề; (5)Người có tuổi càng cao thì thu nhập càng cao nhưng mức thu nhập đạt ở mức
cao nhất là ở tuổi 44.
- Thứ hai, Lao động qua đào tạo nghề tác động trực tiếp đếm giảm nghèo và

nghèo đa chiều vùng Tây Bắc, (1) Lao động trong hộ được đào tạo nghề càng nhiều thì
khả năng hộ rơi nghèo đói càng giảm; (2) các chủ hộ đã qua đào tạo nghề có khả năng
thốt khỏi tình trạng nghèo đa chiều cao hơn so với chủ hộ chưa được đi học, chưa đào
tạo nghề;
- Thứ ba, Vận dụng kết quả nghiên cứu trong thực tiễn giúp người lao động

được học nghề, có việc làm ổn định, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và điều kiện làm
việc của bản thân và gia đình, góp phần tích cực trong cơng cuộc xố đói, giảm nghèo
của vùng;
- Thứ tư, Để thực hiện tốt công tác giảm nghèo đa chiều, trọng tâm là cơng tác


giảm nghèo bền vững thì chính quyền các địa phương cần tập trung các nguồn lực để
giải quyết tốt 3 nhóm giải pháp với 15 giải pháp cụ thể. Luận án cho rằng để giải quyết
tốt vấn đề vấn đề việc làm cho người lao động gắn với đào tạo nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động ở
nông thôn trong lĩnh vực nơng nghiệp và phi nơng nghiệp để từ đó trở thành cơng cụ
hữu hiệu trong việc xóa đói giảm nghèo và giảm nghèo đa chiều ở vùng Tây Bắc.


7

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu về tác động của đào tạo nghề đến việc làm của người
lao động
1.1.1. Các nghiên cứu quốc tế về tác động của đào tạo nghề đến việc làm của
người lao động
Vốn xã hội tạo ra việc làm cho người lao động ở tất cả các khu vực, trong đó
khu vực thành thị chiếm tỷ trọng lớn (Norwood, 2001). Qua nghiên cho thấy tác động
của các thuộc tính về vốn xã hội đối với chất lượng việc làm là tối thiểu so với vốn
nhân lực. Kết quả nghiên cứu cho rằng các ảnh hưởng của vốn con người đối với chất
lượng việc làm là sự trung gian của vốn xã hội theo một cách cụ thể. Cũng có sự hạn
chế cho giả thuyết rằng sự canh tranh và vốn xã hội có tác động đến chất lượng việc
làm. Những phát hiện này cho thấy cần tiếp tục nhấn mạnh vào sự công bằng trong
việc đào tạo nghề cho người lao động. Kết quả cho thấy cần phải có nhiều nguồn lực
để làm cầu nối thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo nghề và xã hội, trong đó có các dân
tộc thiểu số. Các chương trình tập trung nâng cao kỹ năng kỹ thuật là cần thiết nếu như
người lao động được kỳ vọng sẽ có khả năng cạnh tranh về cơ hội việc làm trong thị
trường lao động.

Trong nghiên cứu của mình tại Trung Quốc, Zhang Cong Cheng (2008) cho rằng
trong điều kiện làm việc của Trung Quốc, từ các khía cạnh về số lượng việc làm, cơ cấu
việc làm và phân phối ngành cho thấy cơ cấu dân số của người làm việc tại Trung Quốc
không thể đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế xã hội và u cầu q trình cơng nghiệp.
Vì vậy tăng cường đào tạo nghề cho người lao động và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của
người lao động là những phương pháp hiệu quả để thúc đẩy việc làm và giảm thất nghiệp.
Bên cạnh đó ơng cũng chỉ ra rằng trình độ tay nghề thấp của người lao động là lý do chính
để sa thải và thất nghiệp ở các thành phố và thị trấn, do đó tăng cường đào tạo nghề là chìa
khóa để thúc đẩy việc tái lao động cho người thất nghiệp.
Ở góc độ xã hội, Jacobs Garry and Slaus Ivo (2011) cho rằng lý thuyết về việc

làm trong xã hội rộng lớn cần phải tính đến nhu cầu thực tế và năng lực của người lao
động. Nếu bạn càng phát triển và thu hút họ, thì sự phát triển về năng lực và trình độ
tay nghề của họ càng mở rộng nhiều chiều. Thất nghiệp là một hình thức nghiêm trọng
của sự tước đoạt đi cơ hội làm việc và thu nhập của người lao động. Một lý do cho sự


8
thiếu sót này là khó khăn trong việc phân tích, dự báo chính xác và đáng tin cậy liên
quan đến mức thất nghiệp và thiếu việc làm trong tương lai. Trong trường hợp khơng
có cơ hội việc làm phù hợp, nhiều người tìm đến các cơng việc bán thời gian vì khơng
thể tìm được việc làm tồn thời gian. Theo kết quả nghiên cứu thì số người làm việc
bán thời gian ở Mỹ đã tăng gấp đôi trong suốt cuộc suy thoái kinh tế. Dedu (2012) vấn
đề lao động qua đào tạo nghề và việc làm là một chủ đề quan trọng của các nhà nghiên
cứu quan tâm để phát triển kinh tế, xã hội và chính trị. Theo Tổ chức Hợp tác kinh tế
và phát triển (2012), đầu tư vào đào tạo nghề làm tăng những kỹ năng của cá nhân,
tăng khả năng làm việc và cơ hội kinh doanh cho cả nam và nữ. Ngoài tác động trực
tiếp của đào tạo nghề lên sự tham gia vào nền kinh tế hay các hoạt động khác, đào tạo
nghề cũng có tác động đến những khía cạnh xã hội khác như tuổi thọ, tỉ lệ tử vong ở
trẻ sơ sinh, tỉ lệ sinh hay sức khỏe cá nhân. Vì vậy cần một sự đầu tư lớn trong chính

sách đào tạo nghề nâng cao chất lượng lao động cho người lao động và sức khỏe của
những thế hệ tương lai. Không một quốc gia hiện đại nào có thể phát triển thịnh vượng
mà khơng có một hệ thống các cơ sở đào tạo nghề chất lượng và phù hợp với quy luật
cung cầu lao động.

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về tác động của đào tạo nghề đến việc làm
của người lao động
Bùi Tôn Hiến (2009) cùng với nghiên cứu của mình tác giả đã chỉ ra xác suất để
một lao động qua đào tạo nghề tìm được việc làm ổn định cao hơn rất nhiều so với những
người lao động khơng có chun mơn kỹ thuật, trong đó chú trọng quan tâm đào tạo nghề
cho đối tượng lao động có trình độ học vấn từ trung học cơ sở và trung học phổ thông trở
lên. Tác giả cũng nhấn mạnh vai trò của giáo dục và đào tạo mang lại cơ hội việc làm cho
người lao động nói chung và lao động qua đào tạo nghề nói riêng.
Đặng Thị Thơm (2015) với nghiên cứu quyền bình đẳng cơ hội việc làm và thu
nhập của lao động nữ, tác giả đã chỉ ra rằng: “Bình đẳng giữa lao động nam và lao động
nữ về việc làm trước hết được thể hiện ngay ở việc tuyển dụng lao động; đây chính là giai
đoạn quan trọng trong việc thiết lập quan hệ lao động để người lao động được làm việc;
khơng có sự phân biết đối xử giữa lao động nam và lao động nữ trong vấn đề này; bất kể
nam hay nữ đủ độ tuổi, đủ điều kiện đều được tuyển dụng lao động”.

Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2017) trong báo cáo về đào tạo nghề cho
thanh niên nông thôn ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa - Hiện đại
hóa đã nghiên cứu ba nội dung chính, đó là: 1) Đổi mới hệ thống đào tạo nghề; 2)
Chính sách hỗ trợ cho lao động nơng thôn và thanh niên nông thôn tham gia học nghề;
3) Việc làm và thu nhập của thanh niên nông thôn sau khi học nghề. Qua kết quả


9
nghiên cứu khẳng định việc đào tạo nghề cho thanh niên nơng thơn đã góp phần thay
đổi cơ cấu tỷ lệ lao động theo hướng hiện đại trong các lĩnh vực của đời sống. Nghiên

cứu cũng chỉ ra các ưu điểm và hạn chế của Đề án 1956 của Chính phủ để từ đó gợi ý
và đề xuất một số chính sách đến đào tạo nghề cho thanh niên nơng thôn trong thời
gian tới. Một điểm đáng lưu ý của nghiên cứu đó là thu nhập của thanh niên nơng thơn
sau khi đào tạo nghề có hướng tăng hơn so với thanh niên chưa qua đào tạo nghề
khoảng 20%.
Nguyễn Đình Phúc (2017) đã đánh giá xác định các yếu tố tác động đến khả
năng tham gia việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn. Tác giả đã kế thừa
các lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm để xác định sự tác động đến khả năng
tham gia việc làm của lao động nông thôn, cụ thể: “Tuổi; giới tính; trình độ giáo dục;
học nghề; quy mơ gia đình; thu nhập nơng nghiệp; nơng nhàn; tổ hợp sản xuất; giao
thông; thông tin việc làm; dự án tạo việc làm; chính sách tín dụng”. Tác giả sử dụng
mơ hình xác suất Probit để xác định mức độ tác động đến khả năng tham gia việc làm
phi nông nghiệp của lao động nông thôn.

1.2. Các nghiên cứu về tác động của đào tạo nghề đến thu nhập của người
lao động
1.2.1. Các nghiên cứu quốc tế về tác động của đào tạo nghề đến thu nhập của
người lao động
Lý thuyết về vốn con người của Becker (1975) khẳng định rằng đào tạo nghề
tạo ra kĩ năng lao động với trình độ tay nghề cao là cơ sở để nâng cao năng suất lao
động. Một phần quan trọng của lợi nhuận để đào tạo nghề dường như mang lại lợi ích
cho người sử dụng lao động. Nghiên cứu tìm thấy tác động tích cực đến năng suất
thường lớn hơn hiệu ứng tiền lương (Bartel, 1994; Zwick, 2005), ngụ ý rằng đào tạo
nghề làm tăng khả năng sinh lời (Ballot và cộng sự, 2006; Dearden và cộng sự, 2006;
Conti, 2005). Trong thực tế, Hansson's (2008) tổng quan cho thấy rằng các nhà tuyển
dụng nắm bắt phần lớn về lợi nhuận của việc đào tạo nghề cho người lao động. Đầu tư
vào đào tạo nghề cũng như đầu tư vào bất kỳ dự án nào đều đem lại lợi ích. Những
người đưa ra lý thuyết về vốn con người tìm thấy những bằng chứng để củng cố những
khẳng định trên.
Đầu tiên, họ tìm thấy mối quan hệ mạnh mẽ về tiền lương (thu nhập) người lao

động nhận được trong cơng việc với trình độ tay nghề của họ. Mối quan hệ này được
kiểm chứng và có mối quan hệ cùng chiều ở tất cả các lĩnh vực xã hội. Trên thị trường
lao động cạnh tranh và thị trường hàng hóa, những người có trình độ tay nghề cao hơn


10
thì có năng suất lao động cao hơn. Những người thuê nhân công thường sử dụng
những đặc điểm của đào tạo nghề như là một điều kiện để kiểm tra sự phù hợp và xem
họ có đạt tiêu chuẩn cho một công việc cũng như năng suất lao động của những lao
động trong tương lai.
Thứ hai, thu nhập của những người được đào tạo nghề ngày càng cao và tăng
nhanh hơn so với những người không được đào tạo nghề. Những xu hướng này chỉ ra
rằng đào tạo nghề không chỉ làm cho người ta có năng suất lao động cao hơn, thu nhập
cao hơn mà còn tăng khả năng tự học thông qua việc làm hàng ngày của họ.
Theo Psacharopoulos (2000) giáo dục tạo ra nguồn nhân lực bằng cách truyền
đạt học tập và đào tạo. Giáo dục cho phép mọi người kiếm tiền theo cách tốt hơn. Họ
nhận thấy rằng mức thu nhập của người lao động khác nhau trên cơ sở mức độ học tập
hay một gói giáo dục bao gồm về phương pháp sư phạm và kỹ năng linh hoạt là một
cách tiếp cận thành công để giúp tăng thu nhập của người lao động.
Self and Grabowski (2004) xem xét tác động của các cấp giáo dục khác nhau
đối với thu nhập ở Ấn Độ. Họ phân loại giáo dục thành ba cấp độ: tiểu học, trung học
và đại học. Kết quả của họ cho thấy giáo dục tiểu học có tác động nhân quả tích cực
mạnh mẽ đến tăng trưởng thu nhập trong khi giáo dục trung học có tác động tương đối
hạn chế đến tăng trưởng thu nhập.
Trong nghiên cứu của Mughal,W.H. (2007) đã tìm thấy mối quan hệ tuyến tính
trực tiếp giữa giáo dục và thu nhập. Ở Pakistan, người ta đã phát hiện ra rằng thu nhập
hàng tháng của một công nhân sẽ tăng 7,3% nếu như người đó có thêm 1 năm học tập
và 37% nếu có 10 năm học tập. Hơn nữa, với mỗi năm học tăng thêm ở mối cấp thì
tương ứng mức thu nhập sẽ tăng thêm tương ứng là 3% ở cấp tiểu học, 5% ở cấp trung
học và từ 7,1 đến 8,2% ở cấp cao hơn đại học. Mỗi năm đào tạo kỹ thuật bổ sung tăng

thu nhập 2,5 %. Do đó, điều khá rõ ràng là giáo dục có thể làm tăng khả năng kiếm
tiền của người nghèo và năng suất lao động của họ cũng cao hơn.
Thường có một khoảng cách lớn về thu nhập giữa người được đào tạo nghề và
người chưa được đào tạo nghề. Những sự khác biệt trong thu nhập này được hiểu như
là sự khác biệt lớn về cơ hội và tương lai cho những đứa trẻ lớn lên trong những gia
đình này (Carnevale, 2012). Khẳng định rằng đào tạo nghề có tác động dài hạn và
ngắn hạn lên cuộc sống của người lao động thông qua mức lương của mỗi người.


11

1.2.2. Các nghiên cứu trong nước về tác động của đào tạo nghề đến thu nhập
của người lao động
Nguyễn Thị Nguyệt và Lê Thị An Bình (2007) trong nghiên cứu về bất bình
đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng sự
chênh lệch về thu nhập của lao động nam và lao động nữ với xu hướng ngày càng
tăng. Nhóm tác giả đã sử dụng mơ hình tuyến tính của Juhn, Murphy và Pierce (1991)
Yt = xt’bt + et’,E(et) = 0, để phân tích mức độ ảnh hưởng. Từ đó, nhóm tác giả cũng đã
đề xuất nhóm giải pháp nhằm hạn chế bất bình đẳng giới về thu nhập, trong đó chú
trọng đầu tư cho giáo dục; nâng cao chuyên môn, tay nghề cho lao động nữ...
Phạm Lê Thông (2012) đã sử dụng hàm thu nhập vốn nhân lực để lượng hố
mức độ ảnh hưởng của trình độ học vấn đối với thu nhập của người lao động. Tác giả
đã ước lượng suất sinh lợi từ hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động đào tạo nghề
dựa trên giả định rằng các cá nhân không khác nhau về năng lực bẩm sinh. Tuy nhiên,
những cá nhân khác nhau có thể có những năng lực bẩm sinh khác nhau.
Hàm thu nhập vốn nhân lực có dạng như sau:
lnY = ß0 + ß1EDU1 + ß2EXPi + ß3EXPi2 + αkXk + £I

(1)


Hàm kiểm soát năng lực bẩn sinh đến thu nhập như sau:
Ln(TNHAPik) = α0+α1HVANik+α2KNGHIEMik+α3KNGHIEMik2 + α4GTINHik
+ α5 GLAMik + α6 NNGHIEPik + µik + £ik (2)
Mơ hình (2) có thể được xem là mơ hình hiệu ứng cố định (fixed effects model
- FEM). Tác giả sử dụng phương pháp OLS và mô hình hiệu ứng cố định FEM để hồi

quy các biến độc lập có ảnh hưởng đến tiền cơng hay thu nhập của người lao động.
Đặng Thị Thơm (2015) với nghiên cứu quyền bình đẳng cơ hội việc làm và thù
lao thu nhập của lao động nữ, bên cạnh việc chỉ ra sự bình đẳng trong tìm kiếm việc
làm của cả nam và nữ, tác giả cũng chỉ ra việc bình đẳng về thu nhập và tiền công, cụ
thể: “Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng
công việc; người sử dụng lao động phải trả lương bình đẳng khơng phân biệt giới tính
đối với người lao động làm cơng việc giá trị như nhau”.
Đặng Trung Dũng (2016) sử dụng mơ hình thực nghiệm của Troske (1999) để
phân tích mối quan hệ giữa mức lương của người lao động và đặc điểm của người lao
động với đặc điểm của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trình độ học
vấn ở mọi cấp đều phản ánh xu hướng người lao động có trình độ học vấn cao hơn
(trình độ tay nghề, kinh nghiệm) có tác động tích cự đến mức lương cao hơn. Bên cạnh


12
đó cũng phản ánh mức lương của người lao động có tác động cùng chiều với chiều
tăng về quy mơ của doanh nghiệp. Mơ hình Troske (1999) có dạng: LnW i = α + XiBi +
ZiV + TiƷ + ui

1.3. Các nghiên cứu về tác động của đào tạo nghề đến giảm nghèo, nghèo đa
chiều
1.3.1. Các nghiên cứu quốc tế về tác động của đào tạo nghề đến giảm nghèo,
nghèo đa chiều
Psacharopoulos (1994) kết luận rằng giáo dục tiểu học tạo ra tỷ lệ sinh lợi cao

hơn các cấp độ giáo dục khác. Ở các nước đang phát triển hoặc kém phát triển, tỷ lệ
nghèo đói ở mức cao do tỷ lệ mù chữ cao. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nghèo đói cao
là do học tập thơng qua hệ thống giáo dục khơng chính thức, trong đó đào tạo và học
tập dựa trên kiến thức và phương pháp truyền thống. Kết quả nghiên cứu đề xuất rằng
giáo dục có thể giảm nghèo thơng qua các kênh trực tiếp (thu nhập) và gián tiếp (bên
ngồi). Trong chính sách giảm nghèo, một lựa chọn quan trọng là mức độ giáo dục
(đào tạo nghề cho người dân). Dựa trên yêu cầu lao động và trình độ phát triển của một
quốc gia, Gemmel (1996) thấy rằng giáo dục tiểu học là quan trọng nhất cho tăng
trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển có thu nhập thấp, giáo dục trung học cho các
nước đang phát triển có thu nhập trung bình và giáo dục đại học cho các nước giàu.
Giáo dục và nghèo đói có liên quan nghịch đảo. Trình độ học vấn của dân số
càng cao, số người nghèo sẽ càng ít đi vì giáo dục truyền đạt kiến thức và kỹ năng hỗ
trợ cho mức lương cao hơn. Tác động trực tiếp của giáo dục đối với giảm nghèo là
thông qua việc tăng thu nhập hoặc tiền lương. Tác động gián tiếp của giáo dục đối với
nghèo đói là khi giáo dục cải thiện thu nhập, việc thực hiện các nhu cầu cơ bản trở nên
dễ dàng hơn và nâng cao mức sống từ đó sẽ dẫn tới giảm nghèo. Mối liên hệ giữa giáo
dục và nghèo đói có thể được nhìn nhận theo hai cách: Thứ nhất, đầu tư vào giáo dục
làm tăng kỹ năng và năng suất của các hộ nghèo từ đó nâng cao mức thu nhập cũng
như mức sống tối thiểu của con người. Thứ hai, nghèo đói sẽ giảm bớt khi con người
có trình độ học vấn và có tỷ lệ được học nghề, đào tạo nghề cao.
Ferreira và cộng sự (1998) nghiên cứu về đói nghèo tại Brazil đã chỉ ra rằng đào
tạo nghề cho người lao động là một đặc tính quan trọng mà có thể xác định khả năng
một hộ gia đình có nguy cơ chịu đói nghèo hay khơng. Các yếu tố tạo ra đói nghèo
khác như độ tuổi, quy mơ gia đình, sắc tộc và sinh sống ở nơng thôn. Tất cả những bàn
luận trên đều chỉ ra rằng tác động của lao động qua đào tạo nghề làm giảm sự nghèo
đói. Đào tạo nghề rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân. Nó


13
cũng đảm bảo sự phát triển của gia đình, của cộng đồng trong khu vực và mỗi quốc gia

hay thế giới nói chung. Đào tạo nghề là quan trọng và cần thiết trên tồn thế giới và có
tác động tích cực đến sức khỏe, xóa đói giảm nghèo và cân bằng giới tính.
Gundlach, de Pablo và Weisert (2001) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa giáo dục
nói chung và bất bình đẳng thu nhập và phát hiện ra rằng lao động được đào tạo nghề,
học nghề thực chất là nền tảng để phân phối lại thu nhập và tạo cơ hội cho người
nghèo được hưởng sự tăng trưởng kinh tế ở mức độ lớn hơn.
Theo Qureshi và Arif (2001), trình độ học vấn là một yếu tố quan trọng quyết
định đến tỷ lệ đói nghèo cần được xem xét. Họ đã thực hiện một nghiên cứu để xác
định tỷ lệ đói nghèo của giai đoạn 1998-1999, sự khác biệt về đói nghèo giữa các
nhóm kinh tế xã hội như nơng thôn - thành thị cũng đã được nghiên cứu bằng phương
pháp hồi quy logistic. Kết quả cho thấy các hộ gia đình nơng thơn nghèo hơn thành thị
và tỷ lệ nghèo của chủ trang trại thấp hơn những hộ không có trang trại.
Gundlach, Pablo và Weisert (2002) nghiên cứu mối quan hệ giữa giáo dục và bất
bình đẳng thu nhập. Theo kết quả nghiên cứu của họ, giáo dục không phân phối trung lập.
Giáo dục dường như cải thiện sự phân phối thu nhập và do đó có thể cho phép người
nghèo hưởng lợi từ tăng trưởng ở mức độ cao hơn, tăng tốc độ phát triển của nền kinh tế.

Harper, Marcus và Moore (2003) cung cấp một đánh giá toàn diện về các tài
liệu về giảm nghèo. Trong nghiên cứu của mình các tác giả đã nhấn mạnh tầm quan
trọng của giáo dục như là một phương tiện để xóa đói giảm nghèo, và lập luận rằng
người lao động được đào tạo nghề có chất lượng tốt sẽ làm tăng cơ hội việc làm trong
tương lai. Kết luận này xác nhận tầm quan trọng của việc đào tạo nghề cho người lao
động có tác đơng to lớn đến việc giảm nghèo cho người dân, từ thu nhập cá nhân đến
tổng thu nhập của cả gia đình. Khan (2003) đói nghèo là một hiện tượng đa chiều bao
gồm không chỉ là chi tiêu/thu nhập tiêu dùng mà còn thiếu tiếp cận các cơ sở y tế và
giáo dục, cơ hội việc làm.
Những quan niệm sai lầm về vai trò của việc đào tạo nghề cho người lao động
trong quá khứ mang tới hậu quả là tỷ lệ đói nghèo gia tăng. (Ramphele, 2003) lao động
được đào tạo nghề là điều kiện quan trọng trong nâng cao tiềm năng tăng thu nhập của
người lao động. Vener(2004) đưa ra ý kiến rằng một lực lượng lao động được đào tạo

nghề với chất lượng cao sẽ tạo ra năng suất lao động cao hơn, đây là một điều cần thiết
cho sự phát triển của nền kinh tế và giảm nghèo. Vener (2004), chỉ ra hai kết luận quan
trọng (a) mối liên hệ giữa đói nghèo và đặc điểm của những thành viên trong hộ gia
đình và (b) các nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương. Khả năng nghèo đói của một hộ gia


×