Các nhà quản lý: Hãy cẩn trọng với dư luận!
Xung quanh sản phẩm của bạn, ý kiến của chuyên gia thường phản ánh chất lượng,
còn ý kiến đám đông phản ánh về giá trị. Trong thời đại ngày nay, khi tri thức của
đám đông rất được coi trọng, hãy cẩn thận với đánh giá của dư luận!
Gần đây Jimmy Wales[1], người sáng lập của Wikipedia[2], được báo chí nhắc đến nhiều
vì ông dành sự quan tâm đặc biệt đến một trang web mà ông đang cập nhật.
Cộng đồng Wikipedia sẽ vượt qua được chuyện này, nhưng vụ ồn ào này sẽ làm người ta
đặt dấu hỏi về danh tiếng, chất lượng và tính trung thực của trang Wiki.
Lẽ ra điều này chỉ trở thành mối quan
tâm của một tờ báo lá cải Mỹ The
National Enquirer, nếu Wikipedia
không phải là một trong những trang
hàng đầu về lĩnh vực tìm kiếm trên
Google, và là một nguồn tham khảo
trích dẫn phổ biến nhất trên hành tinh
bằng tất cả các thứ tiếng.
Trong thế hệ web với phần nội dung do
những người sử dụng cung cấp đang
bùng nổ kiểu như các loại hình như
blog, wiki đã không còn là điều mới
mẻ, và tri thức của đám đông đang rất
được ưa thích.
Mặc dù vậy, chỉ có một số chuyện mà
đám đông cho là đúng đắn. Người ta có
thể nhìn vào các vụ khủng hoảng cầm
cố hiện nay để thấy rằng đám đông có
thể sai lầm trong đánh giá của mình, và
điều duy nhất đúng trong thị trường vốn là luôn có sự may rủi.
Thường các nhà quản lý chủ yếu
quan tâm đến đánh giá của chuyên gia
mà không chú ý
đúng mức tới tác động của dư luận
Nguồn: derrikdickey.com
Những người thực sự khôn ngoan kiếm được nhiều tiền hơn và tiếng nói có sức mạnh
hơn khi tranh luận hay khi buôn bán. Warren Buffet[3] được ủng hộ nhiều hơn vì ông ta
giỏi hơn tôi.
Vấn đề mà Wikipedia hay blog và các trang web có phần nội dung do những người sử
dụng cung cấp thường gặp phải là đa số chúng không được quản lý chặt chẽ.
Nói một cách khác, bất kỳ một người thiếu hiểu biết nào cũng có thể đóng góp và đăng ý
kiến của họ. Điều quan trọng nhất là người đăng ý kiến có đáng tin cậy không?
Ý kiến của họ có đáng tin cậy không? Người đó có bị ảnh hưởng bởi những tác động
phản tác dụng của ý kiến ấy không?
Trên trang eBay, những thương gia làm ăn không đàng hoàng bị hoen ố danh tiếng. Trên
trang Amazon, những người viết người bài phê bình dở sẽ bị đánh giá thấp và ít được
đọc.
Nhưng hay nhất vẫn là trên các trang web về chứng khoán như Motley Fool’s CAPS, các
cá nhân được đánh giá bởi số lượng và chất lượng trong những lựa chọn của họ.
Vì thế tiếng tăm của họ được tạo dựng do mọi người bầu chọn.
Bạn cần ba nhân tố sau để tạo lập một hệ thống kiểm soát nội dung:
• Một nhân cách kiên định để bạn luôn là chính mình khi tham dự diễn dàn do các
độc giả khởi xướng
• Một hệ thống tiêu chí để phân định các ý kiến hoặc đánh giá xem chúng có “chất
lượng cao” hay “chất lượng thấp”
• Một sự thẩm định chất lượng tốt để đánh giá và phân xử các mâu thuẫn do quan
điểm sai lầm
Cách tiếp cận vấn đề bằng ba nhân tố trên chính là kim chỉ nam cho mọi hành động.
Chuyên gia này phê bình chuyên gia khác để tìm ra chân lý mới.
Các nhà quản lý: Hãy cân nhắc thận trọng yếu tố dư luận!
Nguồn: masternewmedia.org
Chính cơ chế quản lý nội dung như thế sẽ tạo nên chất lượng cho trang web.
Hầu hết mọi doanh nghiệp theo cách này hay cách khác, đều có trang web do người sử
dụng cung cấp nội dung, nhưng rất ít trong số này thực hiện tốt việc quản lý.
Bạn có sẵn sàng phó mặc cho đám đông, hay bạn muốn hành động để chắc chắn rằng chỉ
những chuyên gia thực thụ mới có thể tạo lập được ảnh hưởng khi đánh giá sản phẩm
hoặc dịch vụ của bạn?
- Bài viết của John Sviokla trong chuyên mục “Khởi xướng thảo luận” trên trang
Harvard Business Online -
Ý kiến độc giả Harvard Business Online
Ý kiến bình luận của Ian Forinash
Tôi rất thích cách ông dùng từ “đám đông” đối lập với “các chuyên gia”.
Nếu tôi là người cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, chắc chắn tôi sẽ tin rằng
sản phẩm hoặc dịch vụ mình đưa ra có chất lượng cao nhất. Sau đó tôi mới
mong muốn sản phẩm hoặc dịch vụ của mình được thẩm định bởi những
người được coi là chuyên gia.
Tuy nhiên, nếu là một trong những người thuộc đám đông, chẳng hạn như
một khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ, chẳng phải tôi cũng tự
xem mình là một chuyên gia sao?
Có thể tôi không được giới chuyên môn công nhận, vì thế tôi không thể xếp
hạng sản phẩm dựa trên các tiêu chuẩn công nghiệp, nhưng tôi chắc chắn
mình là một chuyên gia thẩm định giá trị sản phẩm.
Sau khi mua và sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm, tôi sẽ có đủ tư cách để nói
với mọi người là tôi thấy giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ đó có xứng đáng
với những gì mình phải bỏ ra hay không.
Tôi xin mạo muội nói rằng trong khi vấn đề về “đám đông” đối lập với
“chuyên gia” rõ ràng có giá trị, thì vấn đề mà các doanh nghiệp thực sự
quan tâm là liệu khách hàng (ví dụ thuộc “đám đông”) đánh giá sản phẩm
hoặc dịch vụ của họ có đủ tốt để sử dụng nó một lần nữa hay để giới thiệu
với người khác hay không.
Còn đối với các chuyên gia, tất nhiên tôi muốn họ đứng về phía mình.
Nhưng nếu các “chuyên gia” thích sản phẩm của tôi, nhưng “đám đông” lại
đánh giá nó thấp, thì tôi nên tính sao?
Trong bất kỳ trường hợp nào, gìn giữ uy tín, danh tiếng và quản lý việc kinh
doanh bằng cách khẳng định mình hiểu khái niệm “đám đông” (ví dụ để
đánh giá giá trị) và khái niệm “chuyên gia” (ví dụ để thẩm định chất lượng)
dường như là việc tối quan trọng.
Hơn thế nữa, công bố ý kiến của hai nhóm này mà không nghiên cứu, xem
xét và cẩn thận lựa chọn cách mọi người hiểu ý kiến đó dường như là việc
làm thiếu thận trọng.
• HBV-TVN
Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông
VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực
tuyến.
[1] Jimmy Donal Wales (8/1966) là nhà sáng lập và Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ Wikipedia, một định chế phi lợi nhuận điều hành bách khoa toàn thư
mở Wikipedia cùng các đề án wiki khác. Wales cũng là nhà sáng lập Công ty Wikia hoạt động có lợi nhuận (không liên quan đến Wikipedia).
Wales từng tham gia giảng dạy tại Đại học Alabama và Đại học Indiana khi đang theo đuổi chương trình cao học.
[2] Wikipedia là một bách khoa toàn thư nội dung mở bằng nhiều ngôn ngữ trên Internet. Wikipedia được viết và xây dựng do rất nhiều người
dùng cùng cộng tác với nhau, cho nên ai muốn thay đổi những bài viết, chỉ cần có một trình duyệt Web và khả năng truy nhập Internet. Dự án
này được khởi xướng từ ngày 15 tháng 1 năm 2001 để bổ sung bách khoa toàn thư Nupedia của những nhà chuyên môn; hiện nay Wikipedia
trực thuộc Quỹ Hỗ trợ Wikimedia, một tổ chức phi lợi nhuận.
[3] Warren Edward Buffet (sinh ngày 30 tháng 8 năm 1930 tại Omaha, Nebraska) là một nhà đầu tư chứng khoán, doanh nhân người Mỹ tích
cực trong các hoạt động từ thiện. Warren Buffet đã tích cóp được một gia sản khổng lồ nhờ vào những đầu tư khôn ngoan thông qua công ty
mẹ Berkshire Hathaway, nơi mà ông là cổ đông lớn nhất và cũng là giám đốc điều hành. Với tài sản ước tính khoảng 62 tỷ USD, ông là người
giàu nhất thế giới, vượt qua Bill Gates, người 13 năm liên tục giành danh hiệu này (theo thống kê của tạp chí Forbes vào tháng 3 năm 2008).
Năm 2007, Buffet được đứng trong hàng ngũ 100 Nhân vật Ảnh hưởng Nhất Thế giới của tạp chí Time.