Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------------------------

TRẦN HỒNG THANH

ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Hà Nội - 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------------------------

TRẦN HỒNG THANH

ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số : 60 31 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. TRẦN VĂN TÙNG

Hà Nội - 2008


MỤC LỤC

Trang

Danh mục viết tắt
Danh mục bảng biểu
Lời Mở đầu

1

Chƣơng 1. Những lý luận chung về đổi mới công nghệ

6

1.1. Công nghệ và đổi mới công nghệ

6

1.1.1. Công nghệ

6

1.1.2. Đổi mới cơng nghệ

8


1.2. Vai trị của đổi mới cơng nghệ với cạnh tranh của doanh nghiệp

33

trong kinh tế thị trƣờng.
1.2.1. Đổi mới công nghệ là yêu cầu khách quan

33

1.2.2. Vai trị của đổi mới cơng nghệ với năng lực cạnh tranh của doanh

35

nghiệp.
1.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc về đổi mới công nghệ và bài học cho

39

Việt Nam.
1.3.1. Kinh nghiệm đổi mới công nghệ của một số nước

39

1.3.2. Bài học cho Việt Nam

45

Chƣơng 2. Tình hình đổi mới cơng nghệ tại doanh nghiệp công nghiệp


47

Việt Nam
2.1. Tổng quan về năng lực công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp Việt

47

Nam
2.1.1. Mức độ hiện đại công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.

48

2.1.2. Nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ

50

2.1.3. Vốn nhân lực KHCN trong doanh nghiệp

55

2.1.4. Năng lực đổi mới và tiếp thu công nghệ trong quá trình chuyển giao

57

cơng nghệ của các doanh nghiệp cơng nghiệp Việt Nam
2.1.5. Khả năng thương mại hố sản phẩm cơng nghệ

63

2.2. Đổi mới công nghệ tại một số doanh nghiệp cơng nghiệp Việt Nam.


65

2.2.1. Ngành Dệt may.

65

2.2.2. Ngành hố chất.

72

2.2.3. Ngành điện tử.

76

2.3. Tác động của đổi mới công nghệ đối với năng lực cạnh tranh của

81

doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam


2.3.1. Nhận thức của doanh nghiệp về đổi mới công nghệ

81

2.3.2. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

82


2.3.3. Sản phẩm

83

2.3.4. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của hàng công nghiệp Việt

84

Nam
2.4. Những tồn tại trong đổi mới cơng nghệ của doanh nghiệp cơng

87

nghiệp Việt Nam.
2.4.1. Chính sách của Nhà nước

87

2.4.2. Hạn chế từ phía doanh nghiệp đối với hoạt động đổi mới công nghệ

95

Chƣơng 3. Quan điểm và giải pháp thúc đẩy đổi mới công nghệ tại các
doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới.
3.1. Xu hƣớng phát triển khoa học công nghệ thế giới và quan điểm phát

97

triển khoa học và công nghệ nƣớc ta trong giai đoạn tới
3.1.1. Xu hướng phát triển của khoa học & công nghệ thế giới


97

3.1.2. Quan điểm phát triển và đổi mới KH&CN ở nước ta trong giai đoạn tới

100

3.2. Những đề xuất và giải pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ tại 105
các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
3.2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước

105

3.2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp.

118

Kết luận

121

Tài liệu tham khảo

122


DANH MỤC VIẾT TẮT
AFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN


APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN

Hiệp hội các nước Đơng Nam Á

BTO

Hình thức Xây dựng - chuyển giao - hoạt động

BOT

Hình thức xấy dựng - hoạt động - chuyển giao

CIEM

Viện quản lý kinh tế Trung Ương

CNC

Công nghệ cao

CNTT

Công nghệ thông tin

CSDL


Cơ sở dữ liệu

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DNNQD

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

ĐTMH

Đầu tư mạo hiểm

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GCI

Chỉ số cạnh tranh tồn cầu

GDP

Tổng sản phẩm quốc dân


KCN, KCX

Khu cơng nghiệp, khu chế xuất

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

IPRs

Các quyền sở hữu trí tuệ

NC&TK

Nghiên cứu và triển khai

NSNN

Ngân sách Nhà nước

OBM

Nhà sản xuất thương hiệu gốc

ODM


Nhà thiết kế sản phẩm gốc

OEDC

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

OEM

Nhà sản xuất thiết bị gốc

TNCs

Cồng ty xuyên quốc gia

R&D

Nghiên cứu và phát triển

SHTT

Sở hữu trí tuệ

UNCTAD

Tổ chức thương mại và phát triển của Liên Hợp Quốc

WEF

Diễn đàn kinh tế thế giới


WTO

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Kinh phí đầu tư cho KH&CN từ NSNN theo giá hiện hành

50

Bảng 2.2 Cơ cấu đầu tư cho KH&CN

51

Bảng 2.3.Phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học TW và địa phương

52

Bảng 2.4 Cơ cấu đầu tư cho R&D và đầu tư đổi mới công nghệ của doanh

52

nghiệp
Bảng 2.5 Cơ cấu đầu tư cho R&D và đổi mới cồng nghệ trong doanh

53

nghiệp xét theo cơ cấu thành phần kinh tế
Bảng 2.6 Kinh phí đầu tư cho KH&CN khu vực doanh nghiệp


54

Bảng 2.7 Tỷ lệ cán bộ nghiên cứu khoa học của Việt Nam

56

Bảng 2.8 Cơ cấu lao động doanh nghiệp phân theo trình độ lao động

57

Bảng 2.9 Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam từ năm 2000 đến

59

nay.
Bảng 2.10 Phân loại doanh nghiệp theo trình độ cơng nghệ

61

Bảng 2.11 Tỷ lệ lao động được đào tạo lại ở một số loại hình doanh nghiệp

63

(%) so với tổng lao động đang làm việc
Bảng 2.12 Đầu tư nước ngồi trong ngành cơng nghiệp – xây dựng

63

Bảng 2.13 Kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may Việt Nam trong giai


65

đoạn từ 2000 đến nay
Bảng 2.14 Tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu của ngành Dệt may từ

68

năm 2002 đến nay
Bảng 2.15 Tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn các hình thức đổi mới cơng nghệ

70

trong ngành Dệt may ( %, 65 DN được khảo sát)
Bảng 2.16 Năng lực sản xuất của ngành dệt may Việt nam

71

Bảng 2.17 Tỷ lệ các yếu tố đầu vào sản xuất của một số mặt hàng hoá chất

75

cơ bản của Việt Nam
Bảng 2.18 Tỷ lệ lựa chọn hình thức đổi mới cơng nghệ của doanh nghiệp

76

hoá chất (%, 35 DN được khảo sát)
Bảng 2.19 Kim ngạch xuất nhập khẩu ngành điện tử, máy tính Việt Nam


81

Bảng 2.20 Vị trí xếp hạng năng lực canh tranh của Việt Nam

85

Bảng 2.21 Chỉ số công nghệ của Việt Nam theo xếp hạng của WEF

85


Bảng 2.22 Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam trong kim

86

ngạch xuất khẩu cả nước
Bảng 2.23 Tỷ trọng xuất khẩu công nghiệp chế tạo của một số quốc gia

86

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam

58

Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam (%)

59

Biểu đồ 2.3. Mức đồng bộ công nghệ của các doanh nghiệp hoá chất


74

Biểu đồ 2.4. Kim ngạch xuất khẩu của ngành điện tử Việt Nam giai đoạn

77

từ 2000 đến nay.
Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành công nghiệp %

84


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiểt của đề tài:
Hiện nay, những biến chuyển to lớn của khoa học công nghệ cùng với xu thế
tồn cầu hóa đã tạo thời kỳ cách mạng mới cho nền kinh tế tồn cầu. Trong ®ã, việc
øng dụng thành tựu mới của khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh là cỏch
thức sản xuất đóng vai trò quan trọng và chiếm -u thế cao. Trình độ nghiên cứu và
ứng dụng khoa học v công nghệ vào cỏc hoạt động kinh tế - xà hội thể hiện trình
độ phát triển của một quốc gia. Tỷ trng đóng góp của khoa học công nghệ trong
tốc độ tăng tr-ởng kinh tế của các n-ớc ngày càng chiếm tỷ lệ rÊt lín. Ngồi ra, cịn
tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đi sau lợi dụng được ưu thế, rút ngắn được
khoảng cách phát triển. Các nước đang phát triển có thể tiếp cận những cơng nghệ
kỹ thuật hiện đại để ứng dụng và đổi mới công nghệ trong sản xut kinh doanh.
Thực tiễn Vit Nam cũng không nằm ngoài yêu cầu cấp thiết đó.
Nc ta chớnh thc tr thnh thành viên của WTO (11/2006). Đây là sân
chơi quốc tế lớn, vừa đem lại cơ hội và đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức
cho các doanh nghiệp. Để hội nhập thành công và tham gia sân chơi một cách cơng
bằng, bình đẳng địi hỏi các doanh nghiệp phải có đủ sức cạnh tranh. Tuy nhiên,
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó

cơng nghệ ngày càng trở thành yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng. Trước đây,
những biện pháp cạnh tranh bằng giá là hình thức cạnh tranh hiệu quả đối với các
doanh nghiệp. Nhưng hiện nay, phương thức cạnh tranh này khơng cịn tác dụng vì
giá các yếu tố đầu vào tăng cao và có nhiều biến động (đặc biệt là những biến động
về sự tăng giá xăng dầu) đã gây ảnh hưởng lớn đến giá cả hàng hoá. Do vậy, trong
giai đoạn hiện nay cạnh tranh nhờ cơng nghệ trở thành hình thức có ưu thế đem lại
hiệu quả cạnh tranh mới cho doanh nghiệp. Vì cơng nghệ và đổi mới cơng nghệ
chính là nền tảng để tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, cơ sở hạ giá thành sản phẩm,
nâng cao năng suất, sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp. Thực tế ở nhiều quốc gia Đông Á, Trung Quốc cho thấy các nước này đã rất

1


thành công khi thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, cơng nghiệp hố đất nước
nhờ phát triển và đổi mới cơng nghệ
Ở Viêt Nam trong thêi gian qua, bªn cạnh những thành tựu và đóng góp không nhỏ
của khoa học công nghệ vào quá trình xây dựng đất n-ớc, hoạt động khoa học công
nghệ n-ớc ta còn nhiều hạn chế. Tỡnh hỡnh đổi mới công nghệ trong cỏc doanh
nghip diễn ra chậm, ch-a t-ơng xứng với tiềm năng sẵn có, ch-a đáp ứng đ-ợc yờu
cu ca sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n-ớc. Trỡnh cụng nghệ nước
ta cịn thấp hơn so víi mặt bằng chung ca nhiều n-ớc trên thế giới đặc biệt là
ngành công nghiệp thì i mi công nghệ ch-a đáp ứng đ-ợc yêu cầu đ-a Việt Nam
trở thành n-ớc công nghiệp hin i vào năm 2020.
Do vậy, để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và đuổi kịp trình độ phát triển
của các n-ớc, Việt Nam cần quan tâm đến phát triển khoa học công nghệ và đổi mới
công nghệ. Đảng và nhà n-ớc đà thực thi nhiều chính sách nhằm phát triển khoa học
công nghệ và hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, thực tế tác động
của chính sách đó đến đâu v trong nhận thức, cách làm của doanh nghiệp có thực
hiện đ-ợc hay không còn là vấn đề cần nghiên cứu.

Xuất phát từ những yêu cầu trên, nhận thấy việc tìm hiểu thc trng đổi mới
công nghệ tại các doanh nghiệp cụng nghip Việt Nam và vai trò của đổi mới công
nghệ i vi quỏ trỡnh nâng cao sc cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiƯp nãi
riªng , cđa ViƯt Nam nãi chung trong héi nhập kinh tế quốc tế là công việc thực sự
cần thiết và có ý nghĩa.
Với ý nghĩa và sự cần thiết đó của vấn đề nên em lựa chọn nghiên cứu đề tài:
Đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ
luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Tỡnh hỡnh nghiờn cu
Khoa học công nghệ và các hoạt động đổi mới công nghệ hiện nay đ-ợc cỏc
cơ quan, cấp, ngành và nhiều ng-ời quan tâm nghiên cứu và xem xét d-ới nhiều góc
độ khác nhau.
Cú nhiu sỏch bỏo, tp chớ ó đề cập tới vai trị của cơng nghệ tác động đến
tăng trưởng kinh tế và sức cạnh tranh quốc gia.

2


Cũng có những sách, báo và tạp chí đã đề cập đến vai trò của hoạt động nhập
khẩu, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm của một số nước thực thi chính sách hỗ
trợ đổi mới cơng nghệ cho các doanh nghiệp:
- Phan Xuân Dũng - Hồ Mỹ Duệ ( 2004), “chuyển giao cơng nghệ ở Việt
Nam”, NXB chính trị Quốc gia.
- Kiều Gia Thư, (2007), “Kinh nghiệm của Hàn Quốc về nhập khẩu và phát
triển công nghệ”, (số 6), “ hoạt động Khoa học”
- TS. Nguyễn Văn Thu, (2007), “ Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ ở
Singpore, ( số 6) , “ hoạt động Khoa học”.
- Lê Xuân Bá, (2007), “ Hồn thiện chính sách huy động vốn cho đầu tư đổi
mới công nghệ của doanh nghiệp”, (số 9), “ hoạt động Khoa học”.
Luận án đề cập đến thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp

công nghiệp nhà nước:
- Nguyễn Mạnh Hùng, (2001), “Đầu tư đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp
công nghiệp Nhà nước, luận án TS kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Mặc dù, những vấn đề của đổi mới công nghệ đã được các chuyên gia, học giả
đề cập, phân tích và luận giải cả về mặt lý luận và thực tế. Tuy nhiên, trong quá
trình thực hiện, hoạt động đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp hiện nay cũng nảy
sinh nhiều vấn đề mới cần được tiếp tục nghiên cứu làm rõ.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ trình độ công nghệ và thực trạng đổi mới công nghệ của các doanh
nghiệp công nghiệp Việt Nam thời gian qua. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn
đề đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam trong hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ tình hình đổi mới cơng nghệ tại doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.
Đánh giá những thành tựu và chỉ rõ những hạn chế, khó khăn trong hoạt động đổi
mới công nghệ của các doanh nghiệp.

3


Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công
nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng:
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động đổi mới công nghệ tại các
doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam. Những vấn đề lý luận, những chính sách, bài
học thực tiễn, thực trạng và những giải pháp thúc đẩy đổi mới công nghệ của doanh
nghiệp công nghiệp Việt Nam.

 Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu hoạt động đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp công nghiệp
Việt Nam trong những năm gần đây ( từ 2000 đến nay).
- Giới hạn khảo sát thực trạng đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp trong
một số ngành công nghiệp chủ yếu của Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Tìm hiểu về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp, Luận văn sử dụng
phương pháp nghiên cứu cơ bản : phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, kt hp gia lý lun v thc tin.
Bên cạnh nhng phương pháp trên, luận văn còn sử dụng các phương pháp
thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, kết hợp với xây dựng biểu đồ số liệu để mô
tả hiện trạng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp.
6. Dự kiến đóng góp của luận văn
- Làm rõ vai trị đổi mới công nghệ với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Luận văn cố gắng phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng đổi mới công
nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ tại các
doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp
Việt Nam

4


7. Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt,
danh mục bảng biểu và tài liệu tham khảo, phần nội dung bao gồm ba chương:
CHƢƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỔI MỚI CƠNG NGHỆ
CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG

NGHỆ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN TỚI.

5


CHƢƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ.
1.1. Công nghệ và đổi mới công nghệ
1.1.1. Công nghệ
1.1.1.1. Một số khái niệm:
* Công nghệ:
Luật khoa học công nghệ Việt Nam:
- Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, cơng cụ,
phương tiện dùng dể biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
Theo tổ chức ESCAP ( Ủy ban Kinh tế - xã hội Châu Á – TBD)
- Cơng nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến sản
phẩm hoặc thơng tin. Nó bao gồm: kiến thức, khả năng, thiết bị, sáng chế, công thức
chế tạo, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra sản phẩm hàng hóa
hoặc dịch vụ.
Ý kiến khác
- Cơng nghệ là tập hợp các công cụ, phương tiện hoặc hệ thống các kiến thức nhằm
biến đổi các nguồn lực tự nhiên thành sản phẩm hàng hóa.
Như vậy, cách hiểu thông dụng nhất công nghệ là một tập hợp các quá trình vật
chất nhằm biến đổi các yếu tố đầu vào thành các sản phẩm đầu ra, dựa trên các tri
thức, kỹ năng để tổ chức và thực hiện quá trình đổi mới này.
Khoa học: là hệ thống các tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật tự nhiên, xã
hội và tư duy.
Kỹ thuật: Là kỹ năng cần thiết để thực hiện một hay một số nhiệm vụ đặc thù. Nói
cách khác kỹ thuật là kỹ năng bắt tay vào thực hiện một cơng việc.
Bí quyết: Là sự cải tiến về kiến thức, cải tiến về công nghệ và kỹ thuật mà chỉ có

một người một nhóm người có thể có được.
Từ những khái niệm trên đây, ta có thể phân biệt được các thuật ngữ khoa học, cơng
nghệ, kỹ thuật, bí quyết.. Cơng nghệ là khái niệm rộng hơn kỹ thuật, bí quyết bao
hàm nội dung của đổi mới khoa hoc và công nghệ.

6


1.1.1.2 .Thành phần công nghệ và mối quan hệ giữa các thành phần.
Theo quan điểm phổ biến hiện nay, khi coi công nghệ là một đầu vào quan
trọng để tạo ra hàng hố và dịch vụ, cơng nghệ bao gồm các thành phần:
Thành phần kỹ thuật (Technoware): bao gồm các công cụ và các phương tiện
sản xuất thực hiện các hoạt động sản xuất để tạo ra các sản phẩm mong muốn.
Technoware bao gồm hệ thống biến đổi nguyên vật liệu và hệ thống xử lý thơng tin.
• Hệ thống biến đổi nguyên vật liệu thực hiện các hoạt động cơ học theo thiết
kế của máy móc thiết bị.
• Hệ thống xử lý thông tin thực hiện một chuỗi kiểm sốt, có thể được xây
dựng một cách cục bộ hoặc hoàn toàn trong thành phần Thiết bị. Trong một vài
trường hợp, nó có thể khơng có trong thành phần này. Hệ thống gồm ba giai đoạn:
nhận biết – phân tích – xử lý.
Thành phần Con ngƣời (Humanware): là kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất
biểu hiện về mặt con người của công nghệ. Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất
trong quá trình sản xuất và là nguồn gốc giá trị thị trường của các loại hàng hoá.
Thành phần Tổ chức (Orgaware): đề cập tới sự hỗ trợ về nguyên lý, thực
tiễn, và bố trí để vận hành hiệu quả việc sử dụng Technoware bởi Humanware. Nó
có thể được thể hiện thông qua các thuật ngữ như nội quy công việc, tổ chức công
việc, sự thuận tiện trong công việc, đánh giá công việc và giảm nhẹ công việc.
Thành phần Thơng tin (Inforware): biểu thị việc tích luỹ kiến thức bởi con
người. Dù có tổ chức tốt, “Con người” cũng khơng thể sử dụng “Máy móc” hiệu
quả nếu khơng có cơ sở “Thơng tin, tài liệu”. Inforware được chia làm ba loại:

• Thơng tin chun về thiết bị: thơng tin cần cho việc vận hành, bảo trì và cải tiến.
• Thơng tin chun về con người: thơng tin về những hiểu biết và đánh giá
về quy trình sản xuất và thiết bị được sử dụng.
• Thơng tin chun về tổ chức: thông tin cần thiết để bảo đảm việc sử dụng
hiệu quả, sự tác động qua lại theo thời gian, và sự có sẵn của Technoware và
Humanware.

7


Bốn yếu tố này bổ sung cho nhau và tác động lẫn nhau. Chúng địi hỏi phải
có mặt đồng thời trong hoạt động sản xuất và khơng có hoạt động chuyển đổi nào
có thể hồn thành nếu thiếu một trong bốn yếu tố.
- Với các thành phần cấu thành như vậy, cơng nghệ cịn được phân loại theo hai bộ phận:
+ Phần cứng: bao gồm thành phần kỹ thuật ( T ), yếu tố vật chất.
+ Phần mềm: là các yếu tố phi vật chất, bao gồm ba thành tố H, I, O.
1.1.2 . Đổi mới công nghệ.
1.1.2.1 . Khái niệm
- OECD đưa ra định nghĩa về đổi mới công nghệ như sau:
Đổi mới khoa học và cơng nghệ có thể được xem như là biến đổi một ý tưởng
thành một sản phẩm mới có thể bán được, hoặc thành q trình vận hành trong cơng
nghiệp, trong thương mại, hoặc thành phương pháp mới về dịch vụ xã hội. [17]
Như vậy, đổi mới có thể bao gồm các biện pháp về khoa học, kỹ thuật, thương
mại và tài chính cần thiết để phát triển và thương mại hoá sản phẩm mới, để sử dụng
quá trình và vật liệu mới hoặc để đưa ra một phương pháp mới về dịch vụ xã hội.
- Hội đồng tư vấn KH – CN Anh:
Đổi mới cơng nghệ là q trình kỹ thuật, cơng nghiệp, thương mại nhằm
marketing sản phẩm mới, nhằm sử dụng các quá trình kỹ thuật và thiết bị mới. [17]
- Dựa trên tác động biến đổi các yếu tố cấu thành công nghệ
Khi xem xét đổi mới công nghệ trên cơ sở biến đổi các thành phần cơng

nghệ theo hướng tích cực thì có thể thấy khái qt kết quả của đổi mới công nghệ
thể hiện ở các trường hợp cụ thể sau:
+ Đưa ra sản phẩm mới
+ Đưa ra một phương pháp sản xuất hoặc thương mại hoá mới
+ Chinh phục thị trường mới
+ Sử dụng nguồn nguyên liệu mới
+ Tổ chức mới lại đơn vị sản xuất.
Dù có cách tiếp cận khác nhau, nhưng những quan điểm trên đều chỉ rõ tác
động của đổi mới công nghệ đem lại. Do vậy, tổng hợp các quan điểm trên, có thể
đưa ra khái niệm rộng nhất về đổi mới công nghệ như sau:

8


Thực chất đổi mới cơng nghệ là một q trình biến đổi các yếu tố đầu vào
nhằm tạo ra những cách thức và biện pháp công nghệ mới tạo lập sự biến đổi hiệu
quả các yếu tố đầu ra.
- Ph©n biệt cải tiến, hợp lý hoá công nghệ và đổi míi c«ng nghƯ
Đổi mới cơng nghệ
Loại bỏ cũ, xây dựng trên
nguyên tắc mới
Đặc trưng
Thích nghi tốt hơn
Hoạt động mang đặc trưng của
nghiên cứu và triển khai
Điều kiện
Vốn ít nhưng địi hỏi nỗ lực Vốn lớn, rủi ro cao. Nhân lực
duy trì thường trì liên tục
trình độ cao
Đánh giá kết quả Tốt hơn, cần khoảng thời Thay đổi đột ngột, năng suất,

gian dài
chất lượng thay đổi rõ rệt.
1.1.2.2. Cách thức phân loại đổi mới cơng nghệ.
Tiêu chí
Tính chất

Cải tiến, hợp lý hố
Dựa trên cái cũ

- Theo tính hiện đại của cơng nghệ : đổi mới công nghệ nguồn và công nghệ cui
ng ng.
+ Đổi mới công nghệ nguồn là hình thức đổi mới công nghệ của các n-ớc tiên tiến,
kết quả của đổi mới là sự xuất hiện của công nghệ mới nhất.
+ Đổi mới công nghệ cuối đ-ờng ống là hình thức đổi mới công nghệ diễn ra ở các
n-ớc ®i sau vỊ c«ng nghƯ. Cơng nghệ ở các nước này là công nghệ lạc hậu hơn so
với các nước tiên tiến nhưng vẫn là mới so với các nước này.
- Theo tiêu chí tác động của cơng nghệ với môi trường : đổi mới công nghệ sạch và
công nghệ bẩn.
+ Công nghệ bẩn là công nghệ gây ra nhiều ảnh hưởng tới môi trường, sản xuất
không quan tâm đến xử lý chất thải, sử dụng lãng phí tài nguyên, xả thải chất thải
vào mơi trường, có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sự sống của con người và các
sinh vật khác…
+ Công nghệ sạch là công nghệ gây ít tác động xấu tới môi trường hay là những công
nghệ thân thiện với môi trường, quan tâm đến bảo vệ môi trường như xử lý chất thải,
sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên, tạo ra ít chất thải độc hại vào mơi trường…..
- Theo tính sáng tạo: Đổi mới gián đoạn và đổi mới liên tục
+ Đổi mới gián đoạn (Discontinuous Innovation), còn gọi là đổi mới căn bản

9



(Radical innovation), thể hiện sự đột phá về sản phẩm và quá trình, tạo những
ngành mới hoặc làm thay đổi những ngành đã chín muồi. Đổi mới này tạo nên lợi
thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường mới.
+ Đổi mới liên tục (Continuous Innovation), còn gọi là đổi mới tăng dần
(Incremental Innovation), nhằm cải tiến sản phẩm và quá trình để duy trì lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện có.
Giữa hai hình thức đổi mới này có mối quan hệ với nhau được minh họa ở sơ
đồ sau:

Gíai đoạn thay thế

Cạnh tranh về kiểu Đổi mới liên tục
dáng

Đổi mới gian đoạn 1

Đổi mới giai đoạn 2
Kiểu dáng nổi bật nhất

- Theo sự áp dụng
Bao gồm công nghệ sản phẩm (product technology) và công nghệ qúa trình
(process technology)
+ Đổi mới sản phẩm : đưa ra thị trường một loại sản phẩm mới (mới về mặt
công nghệ)
+ Đổi mới quá trình : đưa vào doanh nghiệp hoặc đưa ra thị trường một quá
trình sản xuất mới (mới về mặt công nghệ).
- Theo nhân tố bên trong và bên ngồi:
Đổi mới cơng nghệ từ bên trong bao gồm : Đầu tư cho các hoạt động R & D
trong các doanh nghiệp, trong các viện và t chc khoa học và công nghệ

i mi cụng ngh t bờn ngồi : nhận Liên doanh BOT, FDI, hợp đồng
mua cơng nghệ, OEM, ODM..
- Theo phạm vi đổi mới công nghệ : đổi mới công nghệ doanh nghiệp và đổi mới
công nghệ quốc gia.

10


1.1.2.3. Các giai đoạn của đổi mới công nghệ.
Đổi mới cơng nghệ có thể bằng nhiều cách, có thể phát triển từ nguồn cơng
nghệ trong nước, cũng có thể từ nguồn cơng nghệ nhập khẩu từ nước ngồi. Nhưng
nhìn chung đổi mới công nghệ gồm một số giai đoạn sau :
+ Giai đoạn 1: Nhập khẩu công nghệ để thoả mãn nhu cầu tối thiểu .
+ Giai đoạn 2: Tổ chức cơ sở hạ tầng kinh tế ở mức tối thiểu để tiếp thu công
nghệ nhập.
+ Giai đoạn 3: Tạo nguồn cơng nghệ từ nước ngồi thơng qua lắp ráp (SKD – Semi
Knock Down, CKD – Complete Knock Down và IKD – Incomplete Knock Down).
+ Giai đoạn 4: Phát triển công nghệ nhờ lixăng.
+ Giai đoạn 5: Đổi mới công nghệ nhờ nghiên cứu và triển khai, thích ứng cơng
nghệ nhập, cải tiến cho phù hợp.
+ Giai đoạn 6: Xây dựng tiềm lực công nghệ để xuất khẩu công nghệ trên cơ sở
nghiên cứu và triển khai.
+ Giai đoạn 7: Liên tục đổi mới công nghệ dựa trên đầu tư cao về nghiên cứu cơ bản.
Ở cấp độ doanh nghiệp: Q trình đổi mới cơng nghệ bao gồm chuỗi hoạt động
kế tiếp nhau : R&D, sản xuất và thương mại hố.
Nghiên cứu
cơ bản &
ứng dụng

Phát triển sản

phẩm & q
trình

Sản
xuất

Phân phối &
Marketing

Tuỳ thuộc vào khả năng xuất phát của doanh nghiệp trong qúa trình đổi mới là
bắt đầu từ khả năng kỹ thuật hoặc từ nhu cầu thị trường mà doanh nghiệp có thể sử
dụng những phương pháp đổi mới khác nhau : phương pháp sức đẩy công nghệ
(Technology Push) hoặc phương pháp sức kéo thị trường (Market Pull)
R& D

Sản xuất

Marketing

Nhu cầu

Đổi mới công nghệ theo phương pháp sức đẩy công nghệ [17]
Nhu cầu

R&D

Marketing

Đổi mới công nghệ theo phương pháp sức kéo thị trường [17]


11

Sản xuất


1.1.2.4. Các hình thức đổi mới cơng nghệ chủ yếu.
 Nghiên cứu và triển khai công nghệ trong nước ( R & D )
Đây là hình thức đổi mới cơng nghệ phổ biến đối với các nước phát triển. Tỷ
trọng chi cho hoạt động R & D chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn đầu tư cho đổi mới
công nghệ trong các doanh nghiệp, tổ chức R & D, các tổ chức KH&CN, viện
nghiên cứu..
R & D gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và phát triển. Nghiên
cứu cơ bản thường được tập trung ở các trường đại học, cơ quan nghiên cứu. Tuy
nhiên, có nhiều doanh nghiệp rất thành công trong nghiên cứu cơ bản, nhất là những
doanh nghiệp cạnh tranh để giữ vị thế dẫn đầu về công nghệ
Nghiên cứu ứng dụng thường nhằm vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn
trong doanh nghiệp.
Sự khác nhau chủ yếu giữa nghiên cứu và phát triển là nghiên cứu để tăng
thêm kiến thức khoa học, còn phát triển nhằm đưa ra các lĩnh vực áp dụng mới.
Hoạt động R &D
Nghiên cứu cơ bản thuần túy
Nghiên cứu tổng thể

1. Nghiên cứu cơ bản
Nghiên cứu cơ bản định hướng
2. Nghiên cứu ứng dụng

Tạo mẫu (Prototype)
Tạo quy trình làm theo mẫu


3. Triển khai thực nghiệm
Thí điểm Série Nº 0

12

Nghiên cứu chuyên đề
Lƣu ý:
Triển khai =
Experimental
Development, gọi tắt là
Development


R & D theo khái niệm của UNESCO:
LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU
R
&

D

SẢN PHẨM

Nghiên cứu cơ bản

Lý thuyết

Nghiên cứu ứng dụng Vận dụng lý thuyết để mơ tả, giải thích , dự báo, đề
xuất giải pháp
Triển khai


Prototype (mẫu), pilot và làm thử loạt đầu (série 0)

Nguồn : Vũ Cao Đàm
R&D được có thể được tiến hành ở cấp độ quốc gia và cấp độ doanh nghiệp
R & D của doanh nghiệp:
Căn cứ vào các loại hình nghiên cứu hay triển khai có 2 loại hình doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp tập trung vào R : là những cơng ty có nhiều nỗ lực để tạo ra
những phát minh có khả năng áp dụng trong doanh nghiệp, được gọi chung là
những công ty dẫn đầu về công nghệ (Technological Leader)
- Doanh nghiệp tập trung vào D: là những công ty hướng vào việc cải tiến
các phát minh và thúc đẩy đổi mới để đáp ứng những nhu cầu riêng cùa họ, được
gọi chung là những công ty đi sau về công nghệ (Technological Follow).
Căn cứ vào mục tiêu hoạt động R & D trong doanh nghiệp có thể chia thành
3 lĩnh vực tuỳ theo mục đích nghiên cứu:
- R & D cho các hoạt động kinh doanh hiện tại. Nhằm bảo vệ, duy trì vị thế
hiện tại, tức là đảm bảo sản phẩm không bị lạc hậu và cạnh tranh được trên thị
trường. Mục tiêu là kéo dài đời sống sản phẩm hiện có, giảm chi phí sản xuất sản
phẩm hiện có và đưa ra những model mới của sản phẩm hiện có.
- R & D cho các hoạt động kinh doanh mới: Nhằm tạo ra các hoạt động kinh
doanh mới, mục tiêu là tạo ra sản phẩm mới
- R & D cho nghiên cứu thăm dị (exploratory research) . Nhằm tích luỹ kiến
thức trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động, kiến thức trong những lĩnh
vực khác mà doanh nghiệp cho là quan trọng trong tương lai. Mục tiêu là khám phá
những cơ sở cho công nghệ mới.

13


Đặc điểm của nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và phát triển trong DN
Đặc

điểm
Mục tiêu
cơ bản

Nghiên cứu cơ
bản
Tạo ra kiến thức
mới và chân lý
khoa học

Nghiên cứu ứng dụng

Phát triển

Tạo ra các phát minh có Cải tiến các phát minh
thể sử dụng trong doanh và đổi mới để đáp ứng
nghiệp
nhu cầu riêng của
doanh nghiệp.
Mức độ Thấp (khơng có Trung bình (hướng vào Cao (hướng vào việc
định hướng )
việc giải quyết những giải quyết những vấn
tập
vấn đề có tính chất phổ đề đặc thù)
trung
biến)
Cơ quan nghiên Những người dẫn đầu về Những người theo sau
cứu, trường đại công nghệ
về công nghệ
Nguồn học, một số người

đứng đầu về công
nghệ
Khám phá tri thức Đạt được vị thế dẫn đầu Hồn thiện cơng nghệ
Triết lý
mới
về công nghệ
Nguồn : Trần Thanh Lâm [17]
Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động R & D của doanh nghiệp:
+ Yếu tố bên ngồi: sự hỗ trợ của Chính phủ, sự hợp tác với các cơ quan
nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiệp khác, sự ủng hộ của người tiêu
dùng và nhà cung cấp.
+ Yếu tố bên trong: sự ủng hộ của Ban lãnh đạo cấp cao, sự hợp tác giữa bộ
phận R & D, sản xuất và marketing, những người đi đầu trong lĩnh vực công nghệ,
nhân viên có kỹ năng nghiên cứu..
Hệ thống R & D quốc gia
Đổi mới công nghệ ở phạm vi quốc gia có tác động rất quan trọng đối với
doanh nghiệp, có tác động hỗ trợ , thúc đẩy đổi mới công nghệ ở cấp doanh nghiệp.
Hệ thống R & D quốc gia là cơ sở hạ tầng tạo ra công nghệ mới và hướng
dẫn việc sử dụng công nghệ. Ở phạm vi quốc gia, hoạt động R & D được nghiên
cứu ở các cơ quan của ngành công nghiệp, cơ quan nghiên cứu của chính phủ và
trường Đại học. Sự gắn kết giữa doanh nghiệp, viện nghiên cứu và các trường đại

14


học là mấu chốt quan trọng để đảm bảo sự liên kết từ nghiên cứu cơ bản đến ứng
dung và triển khai vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh.
Nghiên cứu và triển khai cơng nghệ trong nước đóng vai trị quan trọng trong
q trình đổi mới cơng nghệ. Ngồi việc đem lại những lợi ích kinh tế nó cịn góp
phần phát triển khoa học công nghệ trong nước, tạo ra vị thế về công nghệ cho quốc

gia, nâng cao năng lực công nghệ và khả năng cạnh tranh cuả doanh nghiệp trong
quá trình hội nhập quốc tế.
 Ƣu điểm của hình thức đổi mới này:
Hình thức đổi mới này có nhiều ưu điểm như :
-

Tận dụng và khai thác tốt các nguồn lực có sẵn (vật lực, tài lực, nhân lực..).

-

Tạo ra cơng nghệ phù hợp và thích nghi với điều kiện sẵn có,

-

Dễ quản lý và khơng phụ thuộc vào nước ngồi,

-

Hạn chế nhập khẩu cơng nghệ,

-

Tạo điều kiện để nâng cao năng lực công nghệ trong nước.
 Nhƣợc điểm

-

Mất thời gian cho nghiên cứu và triển khai

-


Hạn chế về năng lực và nhân lực để tạo ra những cơng nghệ có chất lượng

-

Dễ mất cơ hội về chiếm lĩnh thị trường.

-

Đòi hỏi nguồn đầu tư lớn và dài hạn.

Những hạn chế này là những vấn đề lớn của các nước đang phát triển, nên hình
thức đổi mới cơng nghệ này không được thực hiện phổ biến mà chủ yếu được thực
hiện dưới hình thức nhận chuyển giao cơng nghệ.
 Chuyển giao công nghệ.
Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng
một phần hoặc tồn bộ cơng nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên
nhận công nghệ. [19]
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, khi xem xét chuyển giao
cơng nghệ là một hình thức đổi mới cơng nghệ mà doanh nghiệp tiếp nhận được từ
bên ngồi thì:

15


Chuyển giao cơng nghệ là q trình chuyển và nhận công nghệ qua biên giới
một quốc gia.
Hay theo nghĩa đơn giản nhất, chuyển giao công nghệ được hiểu là lĩnh vực
hoạt động nhằm đưa những cơng nghệ từ nơi có cơng nghệ đến nơi có nhu cầu cơng
nghệ. Chuyển giao cơng nghệ thường có sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân với

tư cách là chủ thể.
Đây là hình thức đổi mới công nghệ được thưc hiện khá phổ biến ở các quốc
gia đang phát triển. Các nước này do trình độ nghiên cứu và triển khai trong nước
cịn yếu, do đó chủ yếu thực hiện chuyển giao cơng nghệ để nâng cao năng lực công
nghệ trong nước. Chuyển giao cơng nghệ có thể thực hiện thơng qua nhiều hình
thức khác nhau, dù phương thức nào quá trình chuyển giao công nghệ bao gồm các
giai đoạn chủ yếu sau:
-

Nghiên cứu khả thi và khảo sát thị trường trước khi đầu tư.

-

Thu thập thông tin về một số công nghệ đã có

-

Thiết kế kỹ thuật – cơng nghệ

-

Xây dựng nhà máy và lắp đặt thiết bị

-

Phát triển công nghệ.
Ngày nay, chuyển giao công nghệ được thực hiện rộng rãi trong điều kiện

phân công và hợp tác quốc tế ngày càng sâu sắc. Các nước thực hiện chuyển giao
cơng nghệ vì một số lý do sau:

Thứ nhất: Các nước phát triển không đồng đều và yêu cầu công nghệ là rất
đa dạng. Các nước dù phát triển hay đang phát triển thì với nguồn lực có hạn, họ
khơng thể phát triển đầy đủ cơng nghệ mà họ cần mà chỉ có thể phát triển một số
cơng nghệ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước khác. Vì thế cần phải giao lưu
cơng nghệ với nước ngồi để vừa khai thác được nguồn lực trong nước và vừa tận
dụng công nghệ bên ngoài để đổi mới và nâng cao sản phẩm trong nước.
Thứ hai: Công nghệ hay sản phẩm công nghệ đều có chu kỳ sống nhất định
và các nhà sản xuất thường có mong muốn kéo dài chu kỳ sống của các cơng nghệ
và các sản phẩm đó. Có thể cơng nghệ hay sản phẩm đó là cũ đối với thị trường này

16


nhưng lại là mới ở các thị trường khác. Do vậy, chuyển giao công nghệ vừa tạo ra
công nghệ mới và sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu trong nước và vừa tận dụng
công nghệ ở cuối chu kỳ sống.
Thứ ba: Nhu cầu thị trường biến đổi và ngày càng đa dạng, đòi hỏi các doanh
nghiệp cần phải định hướng cho những sản phẩm mới và thay thế những sản phẩm
cũ. Liên tục đổi mới công nghệ là giải pháp hữu hiệu để thực hiện điều đó. Đổi mới
từng phần, từng cơng đoạn, đổi mới tồn bộ tuỳ thuộc theo chiến lược sản phẩm và
năng lực công nghệ. Nhưng đổi mới công nghệ bao hàm cả chuyển giao công nghệ.
Hay nói cách khác, đổi mới cơng nghệ là nhu cầu của chuyển giao công nghệ.
Thứ tư: tranh thủ được vốn đầu tư nước ngoài, di chuyển luồng chất xám, di
chuyển cơng nghệ….
 Các hình thức chuyển giao cơng nghệ.
- Phân loại theo nguồn cung cấp công nghệ gồm 2 nguồn sau:
+ Chuyển giao công nghệ dọc:
Công nghệ mới được chuyển giao từ khu vực nghiên cứu, triển khai ( R & D)
sang khu vực sản xuất và ứng dụng. Đó là việc đưa một kết quả nghiên cứu đã được
triển khai, thực nghiệm với những thông số kỹ thuật thực hiện trong giai đoạn sản

xuất thử vào áp dụng trong sản xuất chứ không phải là kết quả nghiên cứu vừa thu
được từ phịng thí nghiệm.
Hình thức này có ưu thế là mang đến một cơng nghệ hồn tồn mới, mang
lại lợi thế cạnh tranh lớn cho bên nhận. Tuy nhiên, bên nhận công nghệ phải chấp
nhận mạo hiểm nếu không nắm được thông tin của thị trường công nghệ và các vấn
đề kinh tế xã hội khác có liên quan.
+ Chuyển giao ngang:
Là chuyển giao một công nghệ hồn thiện từ xí nghiệp này (một nước này)
sang một xí nghiệp khác (một nước khác). Chuyển giao ngang có ưu điểm là độ tin
cậy cao, ít mạo hiểm. Nhưng bên nhận công nghệ thường phải chấp nhận công nghệ
tầm vừa (kênh chuyển giao phổ biến giữa các nước phát triển và đang phát triển).

17


-

Phân loại theo chiều sâu của mức độ chuyển giao.

+ Chuyển giao cơng nghệ theo hình thức “ trao kiến thức”:
Hình thức này chỉ dừng ở mức độ truyền đạt, hướng dẫn nhằm trang bị những kiến
thức về phương pháp, cách thức, bí quyết… để vận hành một cơng nghệ nào đó.
+ Chuyển giao cơng nghệ theo mức độ “ chìa khố trao tay”:
Là hình thức chuyển giao trọn gói. Bên nhận công nghệ chỉ việc tiếp nhận công
nghệ đi vào vận hành cịn bên giao cơng nghệ chịu trách nhiệm hồn thành việc
thiết kế thi cơng, lắp đặt thiết bị công nghệ được chuyển giao, hướng dẫn đào tạo
kiến thức cho bên nhận..
+ Chuyển giao công nghệ theo mức độ “ trao sản phẩm” :
Bên giao công nghệ phải có trách nhiệm đối với bên nhận cơng nghệ cho đến khi
sản xuất được những sản phẩm đầu tiên.

+ Chuyển giao công nghệ theo mức độ “ trao thị trường” :
Phương thức yêu cầu bên giao công nghệ phải đảm bảo nhận thêm cả phần trách
nhiệm bàn giao một khu vực thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc nguyên vật liệu cho
bên nhận công nghệ. Do vậy, cả hai bên giao nhận không chỉ chịu ràng buộc về mặt
thời gian mà còn trong sản xuất, tiêu thụ, xử lý các rủi ro kỹ thuật, về thị trường.,…
Phương thức này đang được ưa dùng hơn cả.
-

Phân loại theo cơ cấu chuyển giao cơng nghệ.

+ Chuyển giao trọn gói :
Hình thức này gắn liền với nhu cầu đầu tư trực tiếp và được bán đứt cho nước
chủ nhà sau khi hoàn tất và sẵn sàng đưa vào sử dụng (chìa khố trao tay). Có thể
tồn tại dưới hình thức hợp doanh trong đó tồn bộ cơng nghệ do bên chuyển nhượng
chi phối, nước chủ nhà góp vốn đầu tư bằng đất đai, lao động và khai thác nguyên
vật liệu tại chỗ để sản xuất, là cơng trình viện trợ hoặc cho vay, trong đó bên viện
trợ hoặc bên cho vay cung cấp tồn bộ vốn và cơng nghệ. Và cũng là hình thức đầu
tư mở rộng sản xuất của một công ty xuyên quốc gia do chi nhánh của nó thực hiện
ở nước sở tại.

18


×