Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.96 KB, 130 trang )

Chuyên đề thực tập Khoa kế toán
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ...................................................................3
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 3 1.............................................................3
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 3................................................................3
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A
1
Chuyên đề thực tập Khoa kế toán
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TK.........................................................Tài khoản
CNVT....................................................Chi nhánh viễnc thông
ĐT&PT..................................................Đầu tư và phát triển
CPQĐ....................................................Cổ phần quân đội
TNDN....................................................Thu nhập doanh nghiệp
GTGT....................................................Giá trị gia tăng
HĐKT....................................................Hợp đồng kinh tế
UTNK....................................................Uỷ thác nhập khẩu
TM&XNK.............................................Thương mại và xuất nhập khẩu
CTTM....................................................Công ty thương mại
CTCP.....................................................Công ty cổ phần
CTĐTVT...............................................Công ty điện tử viễn thông
DNTM...................................................Doanh nghiệp thương mại
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A
2
Chuyên đề thực tập Khoa kế toán
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 3................................................................1
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 3 1 3..........................................................1
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 3 3.............................................................1
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ...................................................................3
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A


3
Chuyên đề thực tập Khoa kế toán
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 1986, nền kinh tế Việt Nam chính thức bước vào công cuộc đổi mới
với sự xuất hiện của khái niệm về kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước Xã hội chủ nghĩa. Trải qua hơn hai mươi năm, công cuộc đổi mới đất
nước ta đã và đang đơm hoa nảy lộc. Đóng góp vào những thành tựu về mặt
kinh tế trong những năm qua chính là sự tích cực trong kinh doanh của tất các
doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực, trong đó bao gồm cả các doanh
nghiệp kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu.
Thương mại là hoạt động kinh doanh trong khâu lưu thông, phân phối
hàng hoá trên thị trường, là mắt xích nối liền giữa khâu sản xuất và khâu tiêu
dùng trong chu trình tái sản xuất. Xuất nhập khẩu là họat động mua bán, trao
đổi hàng hoá, dịch vụ giữa quốc gia này với quốc gia khác bằng nghị định thư,
ký kết giữa các tổ chức kinh tế thông qua hợp đồng thương mại, là cầu nối lưu
chuyển hàng hoá, giao lưu giữa các quốc gia với nhau. Kinh doanh hàng hoá
trong các doanh nghiệp thương mại bao gồm các giai đoạn: mua hàng, bán
hàng không qua khâu chế biến để cuối cùng đi đến xác định kết quả tiêu thụ.
Trong khi đó, lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bao gồm các giai đoạn:
mua bán hàng nhập khẩu, mua bán hàng xuất khẩu và thời gian các giai đoạn
này thường dài hơn thời gian lưu chuyển hàng hoá trong nước. Mối quan hệ
giữa thương mại và xuất nhập khẩu là hỗ trợ nhau cùng phát triển, lĩnh vực này
là bàn đạp thúc đẩy để lĩnh vực kia phát triển và ngược lại. Vì vậy, kế toán với
chức năng thông tin của mình phải phản ánh được hoạt động thương mại và
xuất nhập khẩu của doanh nghiệp theo những đặc điểm kinh doanh trong từng
lĩnh vực riêng.
Công ty TM&XNK Viettel là Doanh nghiệp Trách nhiệm hữu hạn Nhà
nước một thành viên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu,
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A
4

Chuyên đề thực tập Khoa kế toán
trực thuộc Tổng công ty Viễn thông Quân đội. Công ty TM&XNK Viettel
được hạch toán độc lập chính thức vào tháng 4 năm 2006, lĩnh vực hoạt động
kinh doanh của Công ty là kinh doanh và phân phối điện thoại di động, xuất
nhập khẩu uỷ thác, thiết bị Điện, Điện tử viễn thông, công nghệ thông tin,…và
Công ty TM&XNK Viettel dự kiến ngày càng một mở rộng quy mô cả về chất
lượng và số lượng hơn nữa trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Xuất phát từ đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty, với mong
muốn tiếp tục củng cố và nâng cao hiểu biết về kế toán tiêu thụ hàng hóa và
xác định kết quả tiêu thụ, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Minh
Phương và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị tại Phòng Tài chính –
Kế toán Công ty, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp mang đề tài
“Hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại Công
ty Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel”.
Nội dung của Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm ba
chương:
Chương 1: Tổng quan vể Tổng công ty Viễn thông Quân đội và Công ty
TM&XNK Viettel
Chương 2: Thực trạng kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu
thụ tại Công ty TM&XNK Viettel
Chương 3: Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác kế
toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Công ty
TM&XNK Viettel
Trong thời gian có hạn cũng như sự hiểu biết còn hạn chế của bản thân,
em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của PGS.TS Nguyễn Minh Phương và
của các cô chú, các anh chị trong Phòng Tài chính - Kế toán của công ty để bản
báo cáo của em có thể hoàn thiện hơn.
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A
5
Chuyên đề thực tập Khoa kế toán

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Minh Phương và
các cô chú, các anh chị trong phòng Tài chính – Kế toán của Công ty
TM&XNK Viettel đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo chuyên đề thực tập
tốt nghiệp này.
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A
6
Chuyên đề thực tập Khoa kế toán
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VÀ
CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIETTEL
1.1Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Viễn Thông Quân
Đội và Công ty TM&XNK Viettel
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Viễn Thông
Quân Đội
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI vào tháng 12 năm 1986, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã quyết định đổi mới đất nước, hướng nền kinh tế nước ta vận
động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý và điều tiết của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn cách mạng đổi mới, cùng với
toàn quân, Bộ đội thông tin liên lạc tập trung xây dựng theo hướng cách mạng,
chính quy, từng bước hiện đại hoá. Trước tình hình quốc tế diễn biến phức tạp,
kinh tế trong nước còn khó khăn, Bộ đội thông tin liên lạc đã phát huy truyền
thống anh bộ đội Cụ Hồ, tự lực tự cường và tiềm năng lao động sáng tạo của
đội ngũ quân nhân, cán bộ, công nhân viên, tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật
được trang bị để tổ chức lao động sản xuất và làm kinh tế có hiệu quả, từ đó
góp phần ngày một nâng cao đời sống, vừa giúp mình và nhu cầu xây dựng
đơn vị, góp phần xây dựng kinh tế nước nhà.
Trong bối cảnh lịch sử đó, ngày 1 tháng 6 năm 1989 Công ty Viễn thông
quân đội (VIETTEL) đã được thành lập theo Quyết định số 58 – HĐBT của
Hội đồng Bộ trưởng do Phó Chủ Tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt ký,
với tên gọi ban đầu là Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO), là doanh

nghiệp nhà nước trực thuộc Binh chủng thông tin liên lạc, chịu sự quản lý trực
tiếp của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Quyết định nêu rõ: “Công ty là
Doanh nghiệp Nhà nước, là đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động theo chế độ
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A
7
Chuyên đề thực tập Khoa kế toán
hạch toán kinh tế độc lập, theo điều lệ liên hiệp xí nghiệp do Nhà nước ban
hành, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Ngân hàng (Kể cả tài khoản
ngoại tệ), được trực tiếp ký hợp đồng kinh tế về sản xuất, gia công, tiêu thụ sản
phẩm, xuất nhập khẩu, được liên kết liên doanh với các cơ sở kinh tế trong
nước và nước ngoài theo đúng chế độ, chính sách, luật pháp của Nhà nước và
được dùng con dấu dân sự riêng để giao dịch”.
Trải qua gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, vượt lên bao khó khăn thử
thách, tự khẳng định mình và tạo lập danh tiếng đầy uy tín trong nước và dần
dần tiến xa hơn ra thị trường thế giới trong kinh doanh, Tổng Công ty Viễn
thông quân đội đã nhiều lần thay đổi tên gọi, mô hình, cơ cấu. Đó là những
quan điểm tích cực để hoà chung không khí trong thời kỳ đổi mới: Cạnh tranh
và hội nhập.
Ngày 14 tháng 7 năm 1995, theo quyết định số 615/QĐ-QP của Bộ Quốc
phòng, Công ty Điện từ và thiết bị thông tin đổi tên thành Công ty Điện tử
Viễn thông Quân đội, tên giao dịch quốc tế là VIETTEL. Trụ sở chính được
toạ lạc tại số 01 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội và chi nhánh phía Nam có
trụ sở tại 270 Lý Thường Kiệt, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định
này cho phép Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được bổ sung thêm hoạt
động kinh doanh truyền thống đang có.
Ngày 28 tháng 10 năm 2003, căn cứ Quyết định số 80/2003/QĐ-TTg
(ngày 29/4/2003) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể sắp
xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng giai đoạn2003
– 2005, xét đề nghị của Tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc, Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng ra quyết định số 262/2003/QĐ-BQP đổi tên Công ty Điện tử Viễn

thông Quân thành Công ty Viễn thông Quân đội thuộc Binh chủng thông tin
liên lác, tên giao dịch bằng tiếng Anh là VIETTEL.
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A
8
Chuyên đề thực tập Khoa kế toán
Ngày 01 tháng 7 năm 2004, theo Quyết định số 56/QĐ-BQP ngày 07
tháng 4 năm 2004 do Bộ trưởng Bộ quốc phòng ký, Công ty Viễn thông Quân
đội được điều chuyển về trực thuộc Bộ quốc phòng. Quyết định nêu rõ: Công
ty Viễn thông Quân đội là Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, thực
hiện hạch toán độc lập.
Ngày 06 tháng 4 năm 2005, Bộ quốc phòng quyết định đổi tên Công ty
Viễn thông Quân đội thành Tổng công ty Viễn thông Quân đội, tên giao dịch
quốc tế là VIETTEL CORPORATION, tên viết tắt là VIETTEL.
Những thông tin chính về Tổng công ty Viễn Thông Quân Đội:
- Tên doanh nghiệp: Tổng Công ty Viễn thông Quân Đội
- Tên giao dịch quốc tế: Viettel Corporation
- Trụ sở chính: Số 1 – Giang Văn Minh – Ba Đình – Hà Nội
- Tài khoản: 051230630 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Hà Nội
- Mã số thuế: 0100109106
- Điện thoại: (84 - 4) 2556 789
- Fax: (84 - 4) 2556 789
- Website: www.viettel.com
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TM&XNK Viettel
Công ty TM&XNK là một đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty
Viễn thông Quân đội. Hoạt động của Công ty TM&XNK được đặt dưới sự chỉ
đạo trực tiếp của Ban quản trị của Tổng công ty. Trong quá trình hoạt động,
Công ty TM&XNK luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt những chỉ tiêu, kế
hoạch đã đề ra, bảo đảm thực hiện đúng các yêu cầu về tiến độ, thời hạn giao
hàng, thời hạn thanh toán, thanh lý Hợp đồng.
Quay ngược dòng thời gian trở lại năm 1989, khi ấy tiền thân của Công ty

TM&XNK Viettel là phòng Xuất nhập khẩu của Tổng Công ty thiết bị thông
tin, nhiệm vụ chính là quan hệ trong và ngoài nước, nhập khẩu thiết bị phục vụ
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A
9
Chuyên đề thực tập Khoa kế toán
các dự án của Tổng công ty và Bộ quốc phòng. Đến năm 1999, phòng Xuất
nhập khẩu phát triển thành Trung tâm Xuất nhập khẩu. Tháng 01 năm 2005,
Trung tâm được đổi tên thành Công ty TM&XNK Viettel. Và đến tháng 4 năm
2006 Công ty mới chính thức hạch toán độc lập.
Công tác tại Công ty TM&XNK, các thành viên đều là những cá nhân có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc.
Những thông tin chính vế Công ty TM&XNK Viettel:
- Tên doanh nghiệp: Công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel
- Địa chỉ: Số 6 – 7 lô14B Phố Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội
- Mã số thuế: 0100109106 - 077
- Điện thoại: 04 – 2 661 399
- Fax: 04 – 2 661 205
1.2Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TM&XNK Viettel
1.2.1 Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh và phạm vị hoạt động
Về lĩnh vực kinh doanh của Công ty TM&XNK hiện đang tiến hành trong
các lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu uỷ thác thiết bị vật tư Điện, Điện tử
Viễn thông, Công nghệ thông tin, Đo lường điều khiển và trang thiết bị dụng
cụ dây chuyền sản xuất phục vụ Quốc phòng, sản xuất kinh doanh của Công ty
và các hợp đồng kinh tế. Các lĩnh vực này Công ty TM&XNK Viettel tiến
hành bao gồm cả hai hoạt động mua và bán, luân chuyển hàng hoá, cung cấp
hàng hoá đến các tổ chức doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng cuối cùng .
Trong lĩnh vực kinh doanh của Công ty TM&XNK Viettel, mảng kinh doanh
điện thoại di động và những phụ kiện đi kèm trong quá trình sử dụng hiện đang
là một trong những hoạt động kinh doanh chủ lực, rất được quan tâm trong bối
cảnh bùng nổ xã hội thông tin nhà nhà dùng điện thoại di động, người người

dùng điện thoại di động là phổ biến, như một phương tiện không thể thiếu
trong công tác, học tập hay trong đời sống hàng ngày.
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A
10
Chuyên đề thực tập Khoa kế toán
Về phạm vi hoạt động, Công ty TM&XNK Viettel có 83 chi nhánh hoạt
động trên khắp các tỉnh thành trên cả nước và dự kiến mở rộng thị trường ra
nước ngoài. Hiện tại, Công ty TM&XNK Viettel đã, đang và sẽ tiếp tục phát
triển thị trường tại đất nước Campuchia.
Xuất phát từ đặc điểm lĩnh vực kinh doanh cũng như phạm vi hoạt động
của Công ty TM&XNK Viettel, Công ty đã quyết định phục vụ đối tượng là
khách hàng mục tiêu bao gồm:
- Tổng Công ty Viễn thông Quân Đội
- Bộ Quốc phòng: Bộ Tư lệnh Thông tin, các cơ quan đơn vị thuộc Bộ
Quốc phòng, các Quân chủng, Quân khu, Quân đoàn
- Các Bộ, Ngành, Cơ quan Nhà nước, các Tỉnh, Thành phố, các Tổ chức
đoàn thể.
- Các doanh nghiệp lớn như Tổng Công ty Điện lực, Tổng Công ty Hàng
không Việt Nam, Liên hiệp Đường sắt Việt Nam, hệ thống các siêu thị,
các doanh nghiệp…
1.2.2 Đặc điểm thị trường, hàng hóa và ảnh hưởng của nó tới công tác
tiêu thụ hàng hóa
1.2.2.1 Tổng quan về thị trường tiêu thụ trong phạm vi kinh doanh của
Công ty TM&XNK Viettel ở Việt Nam hiện nay và ảnh hưởng của nó tới
công tác kế toán kế toán tiêu thụ hàng hoá
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa xã hội, kỷ nguyên công nghệ
số, phát triển cùng xu hướng của đại gia đình WTO, thị trường điện thoại di
động ở Việt Nam là một trong những thị trường sôi động nhất trong toàn vùng
Châu Á - Thái Bình Dương. Ở những thành phố lớn thì hiện tượng “nhà nhà di
động, người người di động” là chuyện phổ biến, đặc biệt trong năm 2007 người

dân Việt Nam đã chứng kiến sự tăng đột biến, theo nguồn tin đáng tin cậy từ
một công ty nghiên cứu thị trường có uy tín, toàn bộ năm 2007, thị trường Việt
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A
11
Chuyên đề thực tập Khoa kế toán
Nam tiêu thụ khoảng hơn 5 triệu chiếc ĐTDĐ (so với hơn 3,5 triệu chiếc của
năm 2006), với giá trị khoảng gần 800 triệu USD (không tính hàng nhập lậu).
Và rất có thể số lượng ĐTDĐ tiêu thụ trong năm 2008 cũng chỉ đạt khoảng 5
triệu chiếc bởi như phân tích ở trên, số lượng thuê bao di động khó lòng tăng
đột biến như năm 2007. Tuy rầm rộ như thế nhưng so với các nước trong khu
vực, thị trường nước ta còn khá non trẻ. Thống kê năm 2006 cho biết tỉ lệ thuê
bao điện thoại di động trên tổng dân số ở Việt Nam chỉ là 20%, trong khi
Philippin 40%, Thái Lan 50%, Malaysia 80% và Singapore 106% (nhiều người
có 2 hay 3 máy). Do vậy, tiềm năng tăng trưởng của thị trường điện thoại di
động Việt Nam còn rất lớn. Theo ước tính của Công ty nghiên cứu thị trường
GfK Asia, số lượng ĐTDĐ tiêu thụ tại Việt Nam cả năm 2007 đạt khoảng 6,2
triệu sản phẩm, tăng khoảng 35% so với năm 2006 và vẫn giữ mức tăng trưởng
30% trong những năm kế tiếp. Đây quả là một "miếng bánh" hấp dẫn cho các
nhà kinh doanh.
Có hơn 20 hãng điện thoại di động đã và đang cạnh tranh khốc liệt trên
thị trường Việt Nam với những tên tuổi như Nokia, Samsung, Motorola, Sony
Ericsson, Siemens... Với doanh số thị trường bán lẻ điện thoại di động Việt
Nam năm 2006 xấp xỉ 900 triệu USD, tăng hơn 40% so với năm 2005. Đầu
năm 2000, tổng số thuê bao điện thoại di động tại thị trường Việt Nam chỉ đạt
mức 0,3 triệu. Nhưng chỉ 6 năm sau – tính đến hết năm 2006, cả nước đã có
hơn 20 triệu thuê bao. Với mức tăng trưởng rất cao hiện nay, số thuê bao điện
thoại di động được ước tính đã đạt khoảng 30 triệu vào cuối năm 2007, tức là
tăng gấp 100 lần trong vòng 7 năm. Thị trường phân phối điện thoại di động tại
Việt Nam vì thế vẫn được xem đã đủ độ lớn để kích thích nhiều công ty có
tiềm lực vào cuộc.

Trong hai năm trở lại đây, hàng loạt các siêu thị điện thoại di động ra đời
như Thế giới di động, Mobile Mart... Trong bối cảnh đó, năm 2007 Viettel
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A
12
Chuyên đề thực tập Khoa kế toán
cũng đã công bố đồng loạt khai trương hệ thống siêu thị điện thoại di động trên
toàn quốc. Với mục tiêu là trở thành nhà phân phối số 1, cả bán lẻ và bán sỉ về
sản phẩm này tại Việt Nam đã được khẳng định với kế hoạch đến hết năm
2007 đã nâng tổng số cửa hàng và siêu thị trong hệ thống của mình lên hơn 600
cửa hàng và 83 siêu thị.
Gần đây, trong cuộc trò chuyện của Ông Đỗ Ngọc Cường, Giám đốc Công
ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel cho biết, trong năm 2007, doanh
nghiệp này đã đạt được mức tăng trưởng rất cao đối với mặt hàng điện thoại di
động. Trong 6 tháng đầu năm, số máy bán ra của Viettel đã chiếm 10% thị
trường, con số này tăng lên 16% vào quý 3/2007. Đến hết năm 2007, tổng sản
phẩm bán ra của Viettel cho mặt hàng này chiếm khỏang 20% thị trường.
Những điểm thuận lợi của một nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động cũng đã
được Viettel phát huy tối đa nhằm thu hút khách hàng. Đó là một hệ thống cửa
hàng và siêu thị với dịch vụ đồng bộ cả thu cước, điện thoại cố định, ADSL, di
động và kèm theo đó là các sản phẩm điện thoại di động chính hãng. Hiện kênh
phân phối của Viettel được chia làm 2 tuyến: các siêu thị ở các thành phố lớn
và các cửa hàng ở tuyến huyện.
Trong thực tế, Viettel cũng thường xuyên có các chiến lược kinh doanh
được mô hình hóa qua các chương trình bán máy điện thoại, tặng Simcard
Viettel cho khách hàng, vừa đảm bảo phân phối máy, lại vừa phục vụ mục tiêu
tăng trưởng thuê bao của Viettel Telecom. Bên cạnh đó, hệ thống phân phối
điện thoại của Viettel cũng lôi kéo khách hàng bằng cả những chương trình
khuyến mại nặng ký.
Mới đây nhất, trong chương trình khuyến mãi lớn vừa kết thúc ngày 10/12
vừa qua, Viettel đã quyết định dành hàng trăm phần quà dành cho khách hàng

mua điện thoại di động, trong đó có 1 giải đặc biệt là 1 xe ô tô Honda Civic trị
giá 480 triệu đồng, 2 giải nhất là xe mô tô Attila Elizabeth trị giá 31 triệu
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A
13
Chuyên đề thực tập Khoa kế toán
đồng... Doanh nghiệp này đang đặt cho mình một mục tiêu mới trong năm
2008: đạt tổng doanh thu từ 2.800-3.500 tỷ đồng và chiếm giữ khoảng 25% thị
phần của năm 2008, tương đương với hơn 1,9 triệu máy.
Cũng giống như dịch vụ di động, sự gia tăng tốc độ của Viettel chắc chắn
sẽ tác động không nhỏ tới chiến lược kinh doanh của các nhà phân phối lớn
khác như FPT, PV Telecom...
Sau sự kiện ngày 29/7/2005 Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington
cho Việt Nam vay 200 triệu USD không lãi suất để đầu tư vào các dự án phát
triến Hệ thống truyền tải và phân phối điện ở Việt Nam. Hiện nay, thị trường
viễn thông Việt Nam đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, được Tổ chức Liên
minh Viễn thông Quốc tế đánh giá là đứng thứ 3 trên Thế giới về tốc độ phát
triển Viễn thông. Cùng với việc ngày càng gia tăng những nhà cung cấp các
thiết bị Viễn thông, theo đó những nhà phân phối điện thoại di động cũng phát
triển nhiều hơn lên. Điều này cho ta thấy một bức tranh tổng quan chứa đựng
nhiều cạnh tranh với nhau trong hệ thống những nhà phân phối điện thoại di
động, nổi bật lên hiện nay có những nhà phân phối sau hoạt động trong lĩnh
vực này cạnh tranh với nhau, bao gồm những nhà phân phối sau: FPT Mobile,
VIETTEL Telecom, PV Telecom ( Công ty Viễn thông Dầu khí), Thành Công
Mobile, Thuận Phát, AB Telecom (An Bình Telecom), Rồng Thái Dương,
PT&T. Trong số những nhà phân phối điện thoại di động ở đây, có những nhà
phân phối mang danh đại gia ngay từ những thời kỳ thị trường tiêu thụ điện
thoại di động còn sơ khai như: FPT Telecom, Thuận Phát, Thành Công Mobile,
AB Telecom.
Trong những nhà phân phối trên có những nhà phân phối chính thức và
nhà phân phối chính hãng của thế giới điện thoại di động của thị trường Việt

Nam. Mặc dù đã bắt đầu nhen nhóm những sự khác biệt giữa các thuật ngữ trên
nhưng thị trường tiêu dùng điện thoại di động ở Việt Nam vẫn chưa có tác
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A
14
Chuyên đề thực tập Khoa kế toán
phong của thời kỳ hội nhập WTO. Đây là điểm yếu của thị trường trong thời
kỳ hiện nay nhưng điều này cũng thể hiện rằng đây là một thị trường tiềm năng
trong tương lai cho những nhà phân phối điện thoại di động như Viettel.
Qua một vài đặc điểm trên ta thấy, thị trường tiêu thụ hàng hóa như điện
thoại di động chứa đựng nhiều cạnh tranh, việc này có ảnh hưởng đến rất lớn
công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá tại Công ty TM&XNK Viettel, thị trường
lớn mạnh cũng là điều kiện lý tưởng để Công ty TM&XNK Viettel có kết quả
tiêu thụ tốt. Tuy nhiên, thị trường cũng chứa đựng nhiều những biến số mà cần
có những nhà chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực thị trường tìm hiểu, nghiên
cứu, phân tích, dự báo thị trường để những rủi ro do thị trường đem lại là
không đáng kể thậm trí có thể trở thành những cơ hội để Công ty TM&XNK
Viettel ngày càng phát triển và chiếm vị thế cao trong ngành phân phối điện
thoại di động tại thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng như ở Việt Nam.
1.2.2.2 Đặc điểm hàng hoá tiêu thụ tại Công ty TM&XNK Viettel và ảnh
hưởng của nó tới công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá
Hàng hóa mà Công ty TM&XNK Viettel đang thực hiện kinh doanh tập
trung chủ lực vào kinh doanh điện thoại di động. Điện thoại di động là cụm từ
vô cùng thịnh hành trong năm 2007 vừa qua. Đây là một mặt hàng có tình hữu
dụng rất cao. Mọi liên lạc về thông tin tưởng chừng như trở nên không khoảng
cách về không gian trong thời đại ngày nay. Nó truyền tải thông tin nhanh,
giúp các cá nhân, tổ chức dù khác nhau về quy mô như thế nào, nhưng khả
năng thu nhận thông tin là vô cùng kịp thời, chính xác – những yếu tố quan
trọng nhất đối với nền kinh tế thị trường chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ hiện
nay. Mặt hàng này với những tính năng cơ bản thời kỳ ban đầu như gọi và
nhận cuộc gọi, gửi tin nhắn SMS, giờ đây tính năng đó phát triển cao hơn, bao

gồm: gửi MMS, chức năng ghi âm, chụp ảnh và lưu trữ tài liệu, công nghệ
Bluetooth, cổng hồng ngoại, lên lịch làm việc, giải trí ( nghe nhạc, chơi
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A
15
Chuyên đề thực tập Khoa kế toán
game..), không chỉ dừng ở đây chiếc điện thoại di động giờ được phát triển lên
như một chiếc máy tính mini là có thể truy cập mạng SWAPS. Sang năm 2008,
những nhà cung cấp có dự định phát triển chiếc điện thoại di động thêm các
tính năng như Theo nhiều dự báo, các tính năng sau sẽ được đẩy mạnh hơn và
sẽ trở thành cơ bản trong ĐTDĐ năm 2008: Bluetooth 2.0 với A2DP, màn hình
16 triệu màu, USB mini, máy ảnh 3,2 megapixel, thẻ nhớ mở rộng, nhạc số,
radio FM, e-mail; các tính năng như 2 SIM, GPRS, WLAN, 3G, và các ứng
dụng web, location servieces(xác định vị trí), Maps 2.0( bản đồ), Moblie –
payment (trả tiền qua điện thoại)... sẽ bùng nổ trong năm 2008 trên ĐTDĐ theo
các công nghệ CDMA, WIMAX…
Với những tính năng như trên điện thoại di động có rất nhiều kiểu dáng
như trơn, trượt, gấp, xoay… được ứng dụng ở nhiều hãng điện thoại di động.
Trên thị trường Việt Nam hiện có hơn 20 hãng điện thoại di động đang cạnh
tranh khốc liệt chẳng hạn như: Nokia, Sam sung, Sony Ericson, Motorola,
BenQ – Siemens, Panasonic, LG, iMobile, Pantech… với các mức giá vô cùng
phpng phú: loại phổ thông từ khoảng 700 – 800 trăm nghìn đồng đến dưới 2.5
triệu, loại trung bình: từ trên 2.5 triệu đến 5 triệu, và loại cao cấp từ 5 triệu trở
lên. Trong đó, có Nokia, Samsung, Sony Ericson, Motorola là những hãng có
tên tuổi và chiếm thị phần lớn thị trường Việt Nam. Cụ thể như sau:
TOP 4 NHÃN HIỆU ĐTDĐ VIỆT NAM NĂM 2007 (TÍNH THEO GIÁ TRỊ)
Nhãn hiệu Thị phần năm 2007 (%) Thị phần năm 2006 (%)
Nokia 57 54
Samsung 18 19
Motorola 10 15
Sony Ericson 9 5

Các hãng khác 6 7
Từ giữa năm 2004, bên cạnh các hãng đã cung cấp lâu đời tại thị trường
Việt Nam như đã kể trên, còn xuất hiện thêm các hãng cung cấp điện thoại di
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A
16
Chuyên đề thực tập Khoa kế toán
động như: Innostream, Toplux, DPtel, Bird, Seưonn, LENOVO…. Mỗi hãng
điện thoại di động đều có những nhà phân phối độc quyền, hay phân phối
chính thức cho mình, ví dụ như: FPT với Nokia, Sam sung, Motorola; Thành
Công Mobile với Panasonic, Innostream, Pantech; P&T với Sony Ericsson; An
Bình với Dopod, BenQ –Siemens… Công ty TM&XNK Viettel là một trong
những nhà phân phối trẻ trên thị trường phân phối điện thoại di động tại Việt
Nam. Tuy nhiên, với sự ra đời của mình, Công ty TM&XNK Viettel cũng làm
nhiều nhà phân phối lớn phải dè chừng. Bởi sau khi được thành lập, Công ty
TM&XNK Viettel nhanh chóng trở thành nhà phân phối của nhiều hãng điện
thoại di động lớn như Nokia, Samsung, Sony Ericson, Motorola, BenQ –
Siemens, Bavapen, LG, O
2
, Panasonic, iMobile…Điều này cho thấy tình hình
kinh doanh của Công ty TM&XNK Viettel là bao gồm nhiều bước đi thật
hoành tráng và đáng để nhiều nhà phân phối điện thoại di động ngưỡng mộ, và
muốn học tập theo.
Đặc điểm của hàng hóa điện thoại di động có ảnh hưởng rất lớn đến tình
hình kinh doanh của Công ty TM&XNK Viettel, với đặc điểm hàng hóa đa
dạng, phong phú thì nhu cầu cũng như công việc kinh doanh theo đó mà phát
triển lên. Ngược lại, nếu đặc điểm hàng hóa không thường xuyên được cập
nhật, cải tiến thì kết quả kinh doanh không thể có một tình hình khả quan được.
Như vậy, công việc tiêu thụ hàng hóa, hạch toán tiêu thụ hàng hóa cũng như
công tác xác định kết quả tiêu thụ phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của hàng
hóa kinh doanh của Công ty TM&XNK Viettel.

1.3Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A
17
Chuyờn thc tp Khoa k toỏn
1.3.1 Mi quan h gia Tng cụng ty Vin thụng Quõn i v Cụng ty TM&XNK Viettel
S 01: Mô hình tổ chức tCt Viễn thông quân đội


Lờ Bớch Huyn Lúp K toỏn 46A
Phó Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc
khối cơ quan
tổng công ty
văn phòng TCT
P. Chính trị
P. Tổ chức LĐ
P. Tài chính
P. Kế hoạch
P. Kinh doanh
P. Kỹ thuật
P. Đầu tư PT
P. Xây dựng CSHT
p. csBCVT
- Ban Thanh tra
Ban Dự áN ĐTNN
VP Đại diện MN
khối đơn vị

hạch toán độc lập
Công ty TM & XNK Viettel
Công ty bưu chính viettel
Công ty công trình Viettel
Công ty tư vấn và khảo sát
VIETTEL
Công ty VTC
khối Đơn vị
hạch toán phụ thuộc
Công ty viễn thông Viettel
Công ty truyền dẫn VIettel
Công ty thu cước dịch vụ Viettel
Công ty tài chính Viettel
Công ty địa ốc
Công ty VAS
Trung tâm tư vấn và đầu tư nước
ngoài
khối đơn vị
sự nghiệp
Câu
lạc bộ
bóng đá
thể
công
viettel
Trung
tâm
Đào
tạo
viettel

Trung
tâm
Nghiên
cứu
KHKT&CN
Viettel
18
Chuyên đề thực tập Khoa kế toán
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A
19
Chuyên đề thực tập Khoa kế toán
Vốn của Công ty bao gồm vốn do Tổng công ty đầu tư tại Công ty, vốn do
Công ty tự huy động, và các nguồn vốn khác theo quy định của Pháp luật.
Trong quá trình kinh doanh, Tổng công ty có quyền quyết định tăng hoặc giảm
vốn điều lệ của Công ty. Việc tăng giảm vốn điều lệ được thực hiện theo đúng
các quy định của Bộ Tài chính và được công bố công khai. Tài sản của Công ty
được hình thành từ vốn Tổng công ty đầu tư tại Công ty, vốn vay và các nguồn
vốn hợp pháp khác do Công ty quản lý và sử dụng. Như vậy, Công ty
TM&XNK đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty. Hoạt động của Công ty
được đặt dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc Tổng công ty.
Hiện nay, lĩnh vực Xuất nhập khẩu đang hoạt động tại Tổng công ty Viễn
Thông Quân Đội Viettel là: Nhập khẩu tổng đài, Viba, cáp quang, thiết bị cáp
quang giai đoạn 2, thiết bị Viba truyền hình cho Bộ tư lệnh, Bộ Quốc phòng;
Nhập khẩu thiết bị, vật tư cho các Dự án VoIP; Mạng truyền dẫn, lắp ráp máy
vi tính văn phòng với thương hiệu Vcom. Đối với khách hàng ngoài
Quân đội, Tổng công ty Viễn Thông Quân Đội Viettel đã tham gia cung cấp
thiết bị, chủ trì khảo sát thiết kế và thi công xây dựng nhiều công trình thi công
Cáp quang (Bộ công an, Bưu điện Hà Nội, Đắc Lắc, Thanh Hoá), Viba và các
hệ thống tổng đài cho cơ quan, thiết kế và lắp đặt mạng máy tính, mạng truyền
số liệu cho các Bộ, ngành, các Nhà trường, khu công nghiệp, khách sạn, các

văn phòng đại diện nước ngoài. Công ty TM&XNK được Tổng công ty giao
cho nhiệm vụ thực hiện các Hợp đồng UTNK hàng Quốc phòng, Kinh tế, Hợp
đồng mua bán ngoại thương với các bạn hàng trong và ngoài quân đội, trong và
ngoài nước. Trong quá trình thực hiện các Hợp đồng, Công ty luôn cố gắng
phấn đấu hoàn thành tốt những chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra, bảo đảm thực hiện
đúng các yêu cầu về tiến độ, thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán, thanh lý
Hợp đồng.
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A
20
Chuyên đề thực tập Khoa kế toán
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TM&XNK Viettel
1.3.2.1 Chức năng của Công ty TM&XNK Viettel
Công ty TM&XNK Viettel có chức năng tham mưu cho Đảng uỷ, Ban
giám đốc Tổng Công ty về định hướng chiến lược công tác xuất nhập khẩu và
đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược công tác xuất nhập khẩu thuộc lĩnh
vực điện, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin.
Quản lý điều hành và tổ chức triển khai các hoạt động xuất nhập khẩu uỷ
thác theo nhiệm vụ; kinh doanh các hệ thống và thiệt bị điện, Điện tử viễn
thông và Công nghệ thông tin. Hợp tác kinh doanh với các Công ty trong và
ngoài nước. Thực hiện tốt các nhiệm vụ phục vụ Quốc phòng, dự án đầu tư của
Công ty và hoạt động kinh doanh của Trung tâm.
1.3.2.2 Nhiệm vụ của Công ty TM&XNK Viettel
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh:
-Xây dựng các kế hoạch Sản xuất - Kỹ thuật – Tài chính – Xã hội, tổ chức
bộ máy phù hợp để thực hiện các mục tiêu đã đề ra đạt kế hoạch và có hiệu
quả.
-Triển khai kế hoạch nhập khẩu thiết bị máy móc phục vụ Quốc phòng và
các dự án của Công ty.
-Tham gia xây dựng đấu thầu và thực hiện các dự án kinh doanh thiết bị
Điện, Điện tử Viễn thông, Công nghệ thông tin, đo lường điều khiển và các

thiết bị khác theo giấy phép kinh doanh của Công ty TM&XNK.
-Tổ chức lắp ráp, kinh doanh máy tính Vcom và các thiết bị Điện tử, Điện
tử Viễn thông, Công nghệ thông tin khác theo nhu cầu thị trường.
Nhiệm vụ quản lý:
-Xây dựng các quy chế, quy định về hoạt động, tổ chức lực lượng phù hợp
với loại hình kinh doanh, thực hiện các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn.
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A
21
Chuyên đề thực tập Khoa kế toán
-Thực hiện quản lý kế hoạch Marketing, sản xuất kinh doanh, quản lý
nhân lực, quản lý tài chính, quản lý kỹ thuật và tài sản, quản lý hành chính, và
các hoạt động khác của Công ty TM&XNK để đảm bảo cho Công ty phát triển
toàn diện, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và trong khuôn khổ Hiến pháp và
Pháp luật của Nhà nước, Kỷ luật của Quân đội và quy chế, quy định của Công
ty TM&XNK.
Nhiệm vụ chính trị:
-Xây dựng bộ máy tổ chức đảm bảo Công ty TM&XNK phát triển toàn diện.
-Xây dựng Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh.
-Xây dựng các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Phụ nữ vững mạnh.
Nhiệm vụ Tài chính - Kế toán:
-Thu thập, xử lý thông tin số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo chế độ, chuẩn mực và hướng dẫn của Tổng
công ty và Công ty TM&XNK.
-Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính; các nghĩa vụ thu nộp,
thanh toán công nợ; kiểm tra quản lý việc sử dụng tài sản, vật tư, hàng hoá, văn
phòng phẩm, nguồn vốn cấp phát, cho vay, tạm ứng, thanh toán giữa Tổng
công ty và Công ty TM&XNK; phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp
luật về chế độ tài chính kế toán.
-Phân tích, tổng hợp số liệu kế toán – tài chính của Công ty TM&XNK để

lập báo cáo tài chính, các báo cáo kinh tế khác đáp ứng theo yêu cầu quản lý
của Tổng công ty và Giám đốc Công ty TM&XNK.
-Kiểm kê tài sản, vật tư hàng hoá, của Công ty theo chế độ, yêu cầu quản lý.
-Bảo quản lưu trữ tài liệu kế toán theo chế độ, quy định của Tổng Công ty
Viễn thông và Công ty TM&XNK Viettel.
1.3.3 Mô hình tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty TM&XNK
Viettel
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A
22
Chuyên đề thực tập Khoa kế toán
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A
23
Chuyên đề thực tập Khoa kế toán
MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TM&XNK VIETTEL
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A
Phòng
Kế
hoạch
1 Trưởng
phòng
36
người
Chi
nh¸nh
PhÝa Nam
(142ng­êi)
Phòng
Nghiệp
vụ XNK
1 Trưởng

phòng
17 người
GIÁM ĐỐC CÔNG
TY
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng
Kinh
doanh
1 Trưởng
phòng
19 người
Phòng
Tài
chính
1
Trưởng
phòng
21 người
Phòng
Kỹ
thuật
1
Trưởng
phòng
70 người
PHÓ GIÁM ĐỐC
Ban
Kinh
doanh
§TDD

2 P. ban
176 ng­êi
Phòng
TCLĐ
- HC
1 Phụ
trách
phòng
26
người
Phòng
Đào
tạo
1
Trưởng
phòng
6 người
Chi
nhánh
phía
Nam
142 người
Ban
Kinh
doanh
ĐTDĐ
2 P. ban
176
người
24

Chuyên đề thực tập Khoa kế toán
Sơ đồ 02: Mô hình Tổ chức Bộ máy quản lý của Công ty Thương Mại và Xuất Nhập khẩu Viettel
Theo thống kê, hiện nay Công ty TM&XNK Viettel có khoảng 380 CBCNV
Lê Bích Huyền Lóp Kế toán 46A
25

×