Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

LDS Đề 1:Phân tích nội dung của một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Chứng minh sự biểu hiện của nguyên tắc cơ bản đó thông qua các quy định cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.02 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

1


A.

MỞ ĐẦU

Nguyên tắc là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt tồn bộ q trình xây
dựng và áp dụng các quy phạm pháp luật dân sự vào trong thực tế. Nếu như
nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Dân sự năm 2005 được quy định tại một
chương với 12 điều (Chương II, từ điều 4 đến điều 12); đến Bộ luật Dân sự năm
2015, các nguyên tắc cơ bản này đã được đưa vào thành 1 điều luật (Điều 3) với
các khoản luật ngắn gọn, súc tích, rõ ràng. Trong đó có ngun tắc trung thực,
thiện chí.
Trong mọi giao dịch dân sự, trung thực thiện chí ln là ngun tắc nền
tảng và được quan tâm hàng đầu. Khi các giao dịch ngày càng trở nên phức tạp
và lý thuyết đề nghị – chấp nhận đề nghị khơng cịn phù hợp nữa, lý thuyết về
trách nhiệm tiền hợp đồng với nền tảng là nguyên tắc trung thực, thiện chí xuất
hiện như một giải pháp kịp thời.
Để làm rõ hơn về vấn đề này, em xin trình bày đề bài: “Phân tích nội dung
của một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Chứng minh sự
biểu hiện của nguyên tắc cơ bản đó thơng qua các quy định cụ thể.”
NỘI DUNG
Khái quát chung về các nguyên tắc của BLDS 2015
B.

1.

Nếu như nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Dân sự năm 2005 được quy định


tại một chương với 12 điều (Chương II, từ điều 4 đến điều 12); đến Bộ luật Dân
sự năm 2015, các nguyên tắc cơ bản này đã được đưa vào thành 1 điều luật
(Điều 3) với các khoản luật ngắn gọn, súc tích, rõ ràng. Cụ thể những nguyên tắc
cơ bản của pháp luật dân sự được thể hiện như sau:
“Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, khơng được lấy bất kỳ lý do nào
để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân
và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa
2


thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực
thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được
xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.”
2.
a.

Nội dung của các nguyên tắc
Nguyên tắc 1: Nguyên tắc bình đẳng (quy định tại khoản 1, Điều 3)
Nội dung nguyên tắc: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, khơng
được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau
về các quyền nhân thân và tài sản.”

Nguyên tắc này quy định và bảo đảm vị trí bình đẳng giữa các bên trong
quan hệ dân sự. Với nguyên tắc trên, Bộ luật Dân sự 2015 thay cụm từ “các bên”
bằng “mọi cá nhân, pháp nhân”, xác định rõ hơn, cụ thể hơn so với Bộ luật Dân
sự 2005. Cụm từ “bất kỳ lý do nào” đã bao hàm tất cả các lý do bao gồm: dân
tộc, giới tính, thành phần xã hội, hồn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tơn giáo, trình
độ văn hố, nghề nghiệp…

b.

Nguyên tắc 2: Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận: (quy định tại
khoản 2, Điều 3)
Nội dung nguyên tắc: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa
thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái
đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác
tôn trọng.”
Theo nguyên tắc này, trong quan hệ dân sự, quyền tự do cam kết, thoả
thuận trong việc xác lập các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với quy định của
3


pháp luật sẽ được pháp luật bảo đảm. Mọi sự cấm đoán, áp đặt, cưỡng ép, ngăn
cản đều bị pháp luật cấm.
c. Nguyên tắc 3: Nguyên tắc thiện chí, trung thực (quy định tại khoản 3,
Điều 3)
Nội dung nguyên tắc: “Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.”
Đây là nguyên tắc truyền thống của Luật Dân sự. Thiện chí, trung thực,
ngay thẳng là những địi hỏi cần thiết cả về mặt pháp lý lẫn đạo lý trong giao
dịch dân sự. Nguyên tắc này còn nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của các chủ

thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự; tránh gây thiệt hại cho chủ thể tham
gia quan hệ dân sự.
c.

Nguyên tắc 4: Ngun tắc tơn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng,
quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (quy định tại khoản 4, Điều 3)
Nội dung nguyên tắc: “Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự khơng được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng,
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”
Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên
chủ thể tham gia giao dịch dân sự là hoạt động của các bên chủ thể, liên quan
đến lợi ích của các bên chủ thể và chủ thể có liên quan. Nếu hành vi trên xâm
phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác thì các bên chủ thể sẽ phát sinh nghĩa vụ dân sự đối với những
thiệt hại do hành vi xâm phạm đó gây nên.
e. Nguyên tắc 5: Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự (quy định tại
khoản 5, Điều 3)
Nội dung nguyên tắc: “Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về
việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.”
Đây là một trong những quy định bắt buộc làm cơ sở để giải quyết tranh
chấp nếu có, đồng thời là một trong những biện pháp buộc các bên phải thực

4


hiện nghiêm túc những thỏa thuận, cam kết trong mối quan hệ dân sự để bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể pháp luật dân sự.
Xét thấy, so với Bộ luật dân sự 2005, Bộ luật dân sự 2015 với xu hướng
thay thế những quy định khơng cịn phù hợp với thực tế, mang đến một hệ thống
pháp luật mới ổn định hơn, áp dụng dễ dàng hơn, bền vững hơn. Hơn thế Bộ

Luật Dân sự 2015 đã chắt lọc và lược bỏ những nguyên tắc khơng cịn phù hợp
đồng thời đưa các ngun tắc vào một điều khoản, tạo tập trung, tổng quát hơn.
3.
a.

Nguyên tắc thiện chí, trung thực
Sự hình thành của ngun tắc
Ngun tắc trung thực, thiện chí là nền tảng của mọi giao dịch dân sự, bởi
lẽ một giao dịch dân sự dù đơn giản hay phức tạp, mức độ dù lớn hay nhỏ thì khi
thực hiện các quyền và thi hành các nghĩa vụ, sự trung thực, thiện chí ln được
đặt lên vị trí hàng đầu. Trung thực, thiện chí là thực hiện hành vi với ý định tốt
một cách ngay thẳng, chính trực, nên cũng có tài liệu ghi nhận ngun tắc này
dưới tên là “nguyên tắc thẳng thắn và ngay tình”. Cùng một nội hàm như nhau
nhưng hai hệ thống pháp luật thông luật và dân luật lại định nghĩa dưới hai tên
gọi khác nhau là good faith và pacta sunt servanda.
Khoản 1 Điều 2 BDL Thụy Sỹ quy định rằng các bên phải trung thực, thiện
chí khi thực hiện nghĩa vụ, và sự trung thực, thiện chí mang tính giả định và do
pháp luật quy định, các bên không được xem là trung thực, thiện chí khi khơng
thực hiện hành vi một cách mẫn cán, cẩn trọng và không đáp ứng được các điều
kiện đặt ra. Khoản 2 Điều 1 BDL Nhật Bản, Điều 19 BDL Philippines, Điều 4
Bộ Quy tắc chung về dân luật của Trung Quốc và Điều 5 BLDS và Thương mại
Thái Lan cũng rất đề cao nguyên tắc trung thực và định chế nó vào trong BDL.

b.

Ý nghĩa của nguyên tắc
Nguyên tắc này được quy định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng
không ai bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình; đồng thời
thể hiện bản chất của quan hệ pháp luật dân sự. Quy luật giá trị đòi hỏi các bên
chủ thể khi tham gia các quan hệ trao đổi phải bình đẳng với nhau; khơng ai

được viện lý do khác biệt về hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội, dân tộc, giới
5


tính hay tơn giáo… để tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ dân sự. Hơn nữa, ý
chí tự nguyện của cac bên chủ thể tham gia hợp đồng chỉ được bảo đảm khi các
bên bình đẳng với nhau trên mọi phương diện. Chính vì vậy, pháp luật khơng
thừa nhận những hợp đồng được giao kết thiếu sự bình đẳng và ý chí tự nguyện
của một trong các bên chủ thể. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc đánh giá một hợp
đồng có được giao kết bảo đảm ý chí tự nguyện của các bên hay chưa, trong một
số trường hợp lại là một cơng việc hồn tồn khơng đơn giản và khá phức tạp
bởi nhiều nguyên do chủ quan và khách quan khác nhau.

Như chúng ta đã biết, ý chí tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí chủ quan
bên trong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngồi của chủ thể. Chính vì vậy, sự thống
nhất ý chí của chủ thể giao kết hợp đồng với sự bày tỏ ý chí đó trong nội dung
hợp đồng mà chủ thể này đã giao kết chính là cơ sở quan trọng để xác định một
hợp đồng đã đảm bảo nguyên tắc tự nguyện hay chưa. Hay nói cách khác, việc
giao kết hợp đồng chỉ được coi là tự nguyện khi hình thức của hợp đồng phản
ánh một cách khách quan, trung thực mong muốn, nguyện vọng của các bên chủ
thể tham gia hợp đồng.
Do đó, theo quy định của pháp luật thì tất cả những hợp đồng được giao kết
do bị nhầm lẫn, lừa dối hay bị đe doạ đều không đáp ứng được nguyên tắc tự
nguyện khi giao kết và do đó bị vơ hiệu.
Tóm lại, việc phân loại hợp đồng và xác định các nguyên tắc khi giao kết
hợp đồng có một ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tiễn
áp dụng chế định hợp đồng, góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình điều
chỉnh các quan hệ hợp đồng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu nó một cách
chi tiết, khoa học vấn đề này luôn được đặt ra nhằm ngày càng làm hoàn thiện
hơn các quy định pháp luật về hợp đồng, giúp các chủ thể có thể tự bảo đảm

c.

được lợi ích cá nhân cũng như lợi ích cộng đồng khi tham gia giao kết hợp đồng.
Nội dung của nguyên tắc
Nội dung của nguyên tắc thiện chí, trung thực là cá nhân, pháp nhân khi
tham gia giao dịch dân sự phải hợp tác, giúp đỡ nhau để xác lập, thực hiện,
6


chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Mỗi bên không chỉ quan tâm đến lợi ích của
mình mà cịn phải quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp
nhân khác, của Nhà nước và xã hội. Cùng với việc quan tâm, tơn trọng các lợi
ích hợp pháp của người khác, các bên tham gia giao dịch dân sự cịn phải tìm
mọi biện pháp cần thiết để thực hiện các cam kết, thỏa thuận và hạn chế các thiệt
hại gây ra cho nhau.
Tuy nhiên, để đánh giá tính thiện chí, trung thực của cá nhân, pháp nhân
phải căn cứ vào thái độ và việc làm của họ trên thực tế, vào mục đích mà họ
mong muốn đạt được khi tham gia giao dịch dân sự. Thái độ bàng quang, thiếu
trách nhiệm hoặc lừa dối không mong muốn thực hiện các cam kết, thỏa thuận
của một bên là không phù hợp với cách ứng xử mà Bộ luật Dân sự quy định.
Những biểu hiện của việc thực hiện cam kết, thỏa thuận khơng thiện chí, trung
thực của các bên phải được chứng minh bằng các chứng cứ cụ thể, xác thực.
Để thực hiện nguyên tắc thiện chí, trung thực của Bộ luật Dân sự, yêu cầu
cá nhân, pháp nhân phải căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh, khả năng thực hiện các
cam kết, thỏa thuận; phải có trách nhiệm với các cam kết, thỏa thuận của mình
để đạt được mục đích chung khi tham gia các giao dịch dân sự. Khi xuất hiện
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cam kết, thỏa thuận các
bên phải cùng nhau bàn bạc tìm cách khắc phục trên tinh thần hợp tác. Các cơ
quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, Viện Kiểm sát và các cơ quan Nhà nước khác
khi giải quyết tranh chấp giữa cá nhân, pháp nhân trong giao dịch dân sự cần

phải khách quan, minh bạch đánh giá tính trung thực, thiện chí của các bên.
Đồng thời hướng dẫn, định hướng cho các bên có thái độ thiện chí, trung thực,
hợp tác khi có xung đột về mặt lợi ích hợp pháp giữa các bên.
d.

Ví dụ cho nguyên tắc trung thực, thiện chí
1. A cho B một thời hạn là 48 giờ để chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Khi B quyết định chỉ ít lâu trước khi hết hạn, nhưng không thể liên lạc với bên A
vì là ngày cuối tuần, máy fax trong văn phịng cơng ty A khơng hoạt động và
cũng khơng có một máy trả lời điện thoại tự động nào.Vào ngày thứ hai tuần
7


sau, A từ chối lời chấp nhận của B. Điều này được xem như là đi ngược lại
nguyên tắc thiện chí và trung thực, vì đã ra thời hạn chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng thì A phải đảm bảo là mọi thơng điệp đều có thể đến được văn phòng
A trong vòng 48 tiếng đồng hồ .
2. Một hợp đồng cung cấp và trang bị một dây chuyền sản xuất đặc biệt có
một điều khoản ràng buộc bên A nhà cung cấp thiết bị, có nghĩa vụ phải thông
báo cho bên B người mua, tất cả những cải tiến về dây chuyền sản xuất do bên A
thực hiện .Sau một năm bên B nhận ra rằng có một cải tiến quan trọng về dây
chuyền chưa được thông báo. Bên A giải thích là họ khơng cịn sản xuất dây
chuyền đó nữa, mà hiện nay cơng ty C cơng ty con của công ty A đảm nhận.Việc
né tránh trách nhiệm của A là đi ngược lại với nguyên tắc thiện chí vì bên A viện
dẫn đến bên C, thật ra do bên A lập riêng ra để tiếp quản việc sản xuất này, với
mục đích né tránh việc cung cấp thông tin cho bên B.
3. A một nhà đại lý, thay mặt bên B cơng ty chính, hứa sẽ khuyến mãi hàng
hố của cơng ty B trên một lãnh thổ xác định.Theo hợp đồng, A chỉ được nhận
thù lao nếu bên B chấp nhận những hợp đồng do bên A môi giới. Cho dù bên B
được tự do quyền quyết định chấp nhận hoặc từ chối những hợp đồng do bên A

kiếm được, mà khơng có lý do chính đáng là trái với nguyên tắc thiện chí.
4. Trong một hợp đồng tín dụng giữa bên A ngân hàng, và bên B khách
hàng, bên A bất ngờ từ chối cho bên B mượn tiền tiếp mà khơng hề giải thích,
kết quả là việc kinh doanh của bên B bị thiệt hại nặng do khơng có vốn để tiếp
tục kinh doanh. Cho dù hợp đồng có điều khoản cho phép bên A được từ chối
cho vay "bất cứ lúc nào", việc A từ chối cho vay và đòi B phải trả nợ ngay mà
khơng hề giải thích - là vi phạm nguyên tắc thiện chí.
4. Sự phản ánh của nguyên tắc trung thực, thiện chí trong BLDS 2015
a. Trách nhiệm trung thực, thiện chí trong giai đoạn tiền hợp đồng theo
BLDS 2015
Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nước thuộc hệ thống pháp luật Civil law,
các nhà lập pháp của Việt Nam đã ln coi trọng ngun tắc trung thực, thiện
chí trong việc điều chỉnh các mối quan hệ dân sự. Quy định về trung thực, thiện
8


chí trong pháp luật Việt Nam nằm trong Điều 3 của Bộ luật Dân sự (BLDS)
2015 quy định về các nguyên tắc cơ bản: “Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực
hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung
thực”. Khác với BLDS 2005, nguyên tắc trung thực, thiện chí trong Bộ luật dân
sự hiện hành khơng cịn được quy định riêng tại một điều luật. Ngoài ra, BLDS
2015 cũng đã loại bỏ quy định về các nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự,
trong đó có ngun tắc trung thực, thiện chí. Tuy nhiên, việc này khơng thực sự
ảnh hưởng tới vai trị của nguyên tắc trung thực, thiện chí như một nguyên tắc
cơ bản. BLDS 2015 quy định trách nhiệm trung thực, thiện chí trong giai đoạn
xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự, thể hiện rõ ràng yêu cầu trách nhiệm trung thực,
thiện chí đối với các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng.
Sự quan trọng của trách nhiệm trung thực, thiện chí trong giai đoạn tiền
hợp đồng được thể hiện trực tiếp qua quy định tại Điều 387 về nghĩa vụ thông
tin trong giao kết. Nghĩa vụ cung cấp thông tin “ảnh hưởng đến việc giao kết”

chính là biểu hiện của trung thực; nghĩa vụ bảo mật thông tin, “không sử dụng
thơng tin bí mật cho mục đích riêng hoặc mục đích trái pháp luật” cũng chính là
biểu hiện của thiện chí. Việc quy định về nghĩa vụ bồi thường của bên vi phạm
tại khoản 3 là một quy định thỏa đáng, quy định này sẽ đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng.
“Tinh thần” của nguyên tắc trung thực, thiện chí trong giai đoạn tiền hợp
đồng còn được thể hiện gián tiếp trong một số điều luật. Chẳng hạn, Bộ luật cho
phép một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép có
quyền yêu cầu Tịa án tun bố giao dịch đó vơ hiệu, bởi lẽ khi một bên có hành
vi lừa dối, đe dọa, cưỡng ép thì bên đó đã vi phạm ngun tắc trung thực, thiện
chí. Hoặc, BLDS 2015 có quy định, “Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có
nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba
trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên
được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh”. Đây
cũng là biểu hiện của nguyên tắc trung thực, thiện chí trong giai đoạn tiền hợp

9


đồng. Quy định này cũng được tìm thấy trong pháp luật của nhiều nước khác
nhau thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa.
Mặc dù có quy định về nguyên tắc trung thực, thiện chí trong giao kết hợp
đồng, BLDS 2015 vẫn chưa ban hành các chế tài cụ thể đối với hành vi vi phạm
nguyên tắc cơ bản này. Như vậy, có thể thấy, BLDS 2015 tuy có thể hiện nguyên
tắc trung thực, thiện chí trong giai đoạn tiền hợp đồng nhưng cách quy định vẫn
chưa thật sự rõ ràng và đầy đủ.
b. Hậu quả của việc trái nguyên tắc trung thực, thiện chí
Theo qui đinh của Điều 132 về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe
dọa:
“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có

quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vơ hiệu.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba
nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội
dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm
cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng,
sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ,
chồng, con của mình”.
KẾT LUẬN
“Thiện chí, trung thực” là ngun tắc được ghi nhận trong nhiều hệ thống
C.

pháp luật trên thế giới (có nhiều hệ thống pháp luật không tách trung thực ra
khỏi thiện chí mà coi “thiện chí” bao hàm cả “trung thực”). Đây là một nguyên
tắc cơ bản, có ý nghĩa định hướng, xác định những vấn đề lý luận cơ bản và có ý
nghĩa to lớn khi áp dụng vào thực tiễn. Khi đảm bảo thực hiện nguyên tắc này,
hai bên được tiếp nhận những thơng tin chính xác, qua đó đảm bảo về ý chí tham
gia giao dịch sẽ thực sự được "tự do". Với thiện chí mà hai bên có, khả năng xác
lập các giao dịch sẽ gia tăng. Trong một nền kinh tế thị trường, các giao dịch
phát sinh càng nhiều thì càng tạo ra được động lực phát triển chung.

10


1.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam I + II, Nxb. Cơng an

2.


Nhân dân, Hà Nội, 2016.
Lê Đình Nghị, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam I + II, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,

3.

2016.
Bộ Tư pháp, Một số chuyên đề về Bộ Luật Dân sự nước CHXCNVN, Nxb. Tư

4.
5.
6.
7.

pháp, Hà Nội, 2017.
/> /> /> />
11



×