Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Ảnh hưởng của truyện tranh Nhật Bản (Manga) đối với giới trẻ Việt Nam - Trường hợp THPT Khoa học giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 106 trang )

ĐẠI H

QU

GI H N I

ƢỜ

DOÃN HẢ



Ƣ

ƢỞNG CỦA TRUY N TRANH

NH T BẢ (MA
VI T NAM –

A) ỐI VỚI GIỚI TRẺ
ƢỜNG HỢP

ƢỜNG

THPT KHOA H C GIÁO DỤC

KHU VỰC H C – VI T NAM H C

i



ĐẠI H

QU

GI H N I

ƢỜ

Ƣ

DOÃN HẢ



ƢỞNG CỦA TRUY N TRANH

NH T BẢ (MA
VI T NAM –

A) ỐI VỚI GIỚI TRẺ
ƢỜNG HỢP

ƢỜNG

THPT KHOA H C GIÁO DỤC
T NAM H C
M

ƢỜ
.




Í

ƢỚ

ỂM

A
ŨM

i

A


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ẦU
ƢƠ

: TỔNG QUAN VỀ LÍ THUYẾT ............................................. 1

1.1. Khái niệm ngoại giao văn hóa .............................................................. 1
1.2. Ngoại giao văn hóa của Nhật Bản........................................................ 3
1.3. Khái niệm truyện tranh Nhật Bản - Manga ....................................... 6
1.4. Những nghiên cứu trƣớc đó về truyện tranh Nhật Bản .................. 11

1.4.1. Những nghiên cứu về truyện tranh Nhật Bản trên thế giới ............ 11
1.4.2. Những nghiên cứu về truyện tranh Nhật Bản ở Việt Nam ............. 14
ƢƠ

: TÌNH HÌNH TRUY N TRANH NH T BẢN MANGA Ở

VI T NAM..................................................................................................... 19
. . Manga đƣợc phổ biến trên thế giới ................................................... 19
. . Manga đƣợc phổ biến ở Việt Nam .................................................... 21
.3.

iao lƣu văn hóa hật Bản ở Việt Nam thơng qua truyện tranh .. 27

ƢƠ
BẢ MA

3: NHỮNG Ả

ƢỞNG CỦA TRUY N TRANH NH T

A ẾN GIỚI TRẺ VI T NAM HI N NAY ........................ 32

3. . ặc điểm của địa b n v đối tƣợng nghiên cứu ............................... 32
3.2. Kết quả điều tra................................................................................... 32
3.2.1. Thực trạng việc đọc truyện tranh Manga của giới trẻ Hà Nội ........ 33
3.2.2. Cảm nhận về truyện tranh manga ................................................... 36
3.2.3. Hình thức và phương thức đọc manga ............................................ 38
3.2.4. Thời gian dành cho việc đọc manga ............................................... 39
3.2.5. Địa điểm đọc truyện tranh manga ................................................... 41
3.2.6. Yếu tố ảnh hưởng đến việc mua manga ......................................... 42

3.2.7. Thói quen mua truyện tranh manga ................................................ 44


3.2.8. Xu hướng đọc truyện ...................................................................... 47
3.2.9. Thái độ gia đình đối với việc đọc manga........................................ 52
3.2.10. Những điều học được từ manga.................................................... 53
3.2.11. Những khía cạnh manga ảnh hưởng đến người đọc ..................... 56
3.2.11.1. Giao tiếp ................................................................................. 56
3.2.11.2. Hành vi.................................................................................... 58
3.2.11.3. Ngôn ngữ ................................................................................ 59
3.2.11.4. Học tập.................................................................................... 61
3.2.12. Sự quan tâm đến những loại hình văn hóa Nhật Bản khác ngoài
manga ........................................................................................................ 62
3.2.13. Sự liên hệ giữa manga và Nhật Bản ............................................. 63
ƢƠ

4 : KẾT LU N ........................................................................... 68

4.1. Kết luận ................................................................................................ 68
4.2. Khuyến nghị......................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LI U THAM KHẢO ..................................................... 72
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................... 75
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................... 78


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thực trạng việc đọc truyện tranh Manga của giới trẻ Hà Nội ....... 33
Bảng 3.2: để ý độ tuổi quy định được ghi trên mặt sau của quyển truyện tranh
......................................................................................................................... 44
Bảng 3.3: hú ý đến thể loại truyện tranh mình đọc ...................................... 47

Bảng 3.4: bạn có đọc thể loại truyện tranh khác khơng? ................................ 50
Bảng 3.5: Bạn có học hỏi được gì từ việc đọc truyện tranh không? ............... 53
Bảng 3.6: Bài học rút ra từ việc đọc truyện tranh ........................................... 54
Bảng 3.7: bạn có quan tâm đến những hình thức giải trí hay các trào lưu khác
của Nhật Bản có liên quan đến manga hay khơng?” ...................................... 62
Bảng 3.8: Truyện tranh manga có khiến bạn quan tâm hơn đến Nhật Bản
không? ............................................................................................................. 65
Bảng 3.9: Bạn có học được gì về đất nước Nhật Bản thông qua truyện tranh
không? ...........................................................................................................................65


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Độ tuổi khảo sát của luận văn ......................................................... 33
Hình 3.2: Độ tuổi lần đầu tiên đọc truyện tranh Manga của giới trẻ Hà Nội . 34
Hình 3.3: Lí do khơng đọc truyện tranh manga nữa ....................................... 35
Hình 3.4: Số lượng người đã từng mua truyện ............................................... 36
Hình 3.5: Cảm nhận về truyện tranh manga ................................................... 37
Hình 3.6: Hình thức đọc truyện tranh manga.................................................. 38
Hình 3.7: Phương thức đọc truyện tranh manga ............................................. 39
Hình 3.8: Khoảng thời dành để đọc truyện tranh manga ................................ 40
Hình 3.9: Thời gian để đọc truyện tranh manga ............................................. 41
Hình 3.10: Địa điểm đọc truyện tranh manga ................................................. 42
Hình 3.11: Lí do chọn mua một quyển truyện tranh manga ........................... 43
Hình 3.12: Người mua truyện tranh ................................................................ 44
Hình 3.13: Số lượng truyện tranh manga sở hữu ............................................ 45
Hình 3.14: Số tiền dành để mua truyện tranh manga ...................................... 46
Hình 3.15: thể loại truyện tranh manga thường đọc ....................................... 48
Hình 3.16: Chủ đề truyện tranh manga u thích ........................................... 49
Hình 3.17: Thể loại truyện tranh khác được u thích ................................... 50
Hình 3.18: Cảm nhận về truyện tranh và truyện chữ ...................................... 51

Hình 3.19: Thái độ gia đình đối với việc đọc manga...................................... 52
Hình 3.20: cảm hứng từ việc đọc truyện tranh ............................................... 55
Hình 3.21: Giao tiếp tích cực .......................................................................... 56
Hình 3.22: Giao tiếp tiêu cực .......................................................................... 57
Hình 3.23: Hành vi tích cực ............................................................................ 58
Hình 3.24: Hành vi tiêu cực ............................................................................ 58
Hình 3.25: Ngơn ngữ tốt ................................................................................. 59
Hình 3.26: Ngơn ngữ xấu ................................................................................ 60
Hình 3.27: Học tập tốt ..................................................................................... 61
Hình 3.28: Học tập xấu ................................................................................... 61
Hình 3.29: Những loại hình văn hóa Nhật khác được quan tâm .................... 63
Hình 3.30: Manga có thể làm tư liệu nghiên cứu khơng? ............................... 64
Hình 3.31: Cảm nhận về Nhật Bản thông qua truyện tranh ............................ 66


LỜ

AM

A

Tơi xin cam đoan nội dung được trình bày trong luận văn là kết quả
nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của

.

.

ũ


Minh Giang.
Kết quả nghiên cứu này hồn tồn trung thực và khơng trùng lặp với
bất kì cơng trình nào đã được cơng bố.
Nếu sai, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Doãn Hải Thư


LỜI CẢM Ơ
Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến những người đã giúp đỡ tơi trong q
trình viết luận văn. Nếu thiếu sự giúp đỡ và động viên của họ, tơi sẽ khơng thể
hồn thiện luận văn này.
Đầu tiên, tơi muốn gửi lời cảm ơn đến các thầy cô của trường Đại học
Việt – Nhật đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện luận văn. Tôi muốn gửi
lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ tơi trong q trình thực
hiện luận văn.
Đặc biệt, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng
dẫn của tôi, GS. TSKH Vũ Minh Giang, đã giúp đỡ tơi trong q trình làm
luận văn. Tơi khơng thể nào hồn thành luận văn nếu thiếu sự giúp đỡ và
những lời gợi ý của thầy.
Bên cạnh đó, tơi xin gửi lời cảm ơn đến biên tập viên của nhà xuất bản
Kim Đồng đã cho phép tơi được phỏng vấn, thu nhận những thơng tin hữu
ích. Tôi xin cảm ơn các em học sinh và thầy cô giáo của trường THPT Khoa
học Giáo dục đã tạo điều kiện gặp gỡ, khảo sát và cung cấp những thơng tin, ý
kiến cần thiết để hồn thành nghiên cứu này.Ngồi ra, tơi muốn gửi lời cảm
ơn đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Những gợi ý và lời động viên chân thành của họ là những yếu tố đã thúc đẩy
tơi trong q trình hồn thành luận văn.

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Doãn Hải Thư


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BTV

: Biên tập viên

NXB

: Nhà xuất bản

PGS.TS

: Phó giáo sư tiến sĩ

THPT

: Trung học phổ thông


PHẦN MỞ ẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại tồn cầu hóa, khi những biên giới về mọi mặt giữa các
quốc gia ngày càng phai mờ, sức mạnh mềm càng khẳng định vai trị của
mình trong việc quảng bá hình ảnh của quốc gia với thế giới. Chiếm được
cảm tình và sự ủng hộ của quần chúng, và trong thế giới thơng tin như hiện

nay, việc đó càng trở nên thiết yếu hơn. Những giá trị văn hóa trở thành sức
mạnh, bên cạnh những sức mạnh như kinh tế hay quân sự. Thông tin là sức
mạnh, và với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ, việc truyền tải thông
tin đến đại chúng càng rộng rãi hơn. Bên cạnh việc quảng bá những giá trị văn
hóa, sức mạnh mềm được kì vọng sẽ mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu
các sản phẩm văn hóa ra nước ngồi, từ đó tạo sức hút đối với những nước
khác. Mỗi quốc gia sẽ có cách thực hiện sức mạnh mềm khác nhau. Một trong
những phương tiện của sức mạnh mềm là ngoại giao văn hóa. Ngoại giao văn
hóa được hiểu cơ bản là hoạt động ngoại giao gắn liền với văn hóa. Nhìn từ
góc độ quan hệ quốc tế, ngoại giao văn hóa là “một hình thức ngoại giao
thơng qua cơng cụ văn hóa để thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại
nhằm đạt được các mục tiêu lợi ích cơ bản của quốc gia là phát triển, an ninh
và ảnh hưởng”. Ngoại giao văn hóa có thể bao gồm việc giới thiệu các thành
tựu khoa học kỹ thuật, nghệ thuật và khoa học xã hội của quốc gia và của các
nhóm quốc gia hoặc tổ chức quốc tế. Với sự nổi trội của xu hướng “đối thoại
thay cho đối đầu”, ngoại giao văn hóa được cơng nhận là một trong ba trụ cột
chính của hoạt động ngoại giao, với hai trụ cột còn lại là ngoại giao chính trị
và ngoại giao kinh tế. Mỗi nước sẽ có hình thức sử dụng kênh ngoại giao văn
hóa khác nhau. Ví dụ, đối với Mỹ, đó là hàng tiêu dùng được sản xuất hàng
loạt, phim ảnh, truyền hình, tạp chí âm nhạc và kể cả thương hiệu đồ ăn
nhanh, như McDonald, nhạc Pop, phim Hollywood... Đối với Hàn Quốc, đó là
cơng nghiệp điện ảnh và cơng nghiệp giải trí, với những chương trình truyền


hình, các phim truyền hình, quảng bá thần tượng cùng nhiều lĩnh vực khác.
Đối với Nhật Bản, ngoại giao văn hóa của quốc gia này được thể hiện trong
chính sách truyền bá và xuất khẩu truyện tranh (manga), hoạt hình (anime),
cùng những nhân vật truyện tranh, hoạt hình được yêu thích ra các quốc gia
trên thế giới.
Truyện tranh Nhật Bản, hay còn gọi là manga, là một sản phẩm văn hóa

tinh thần rất được ưa chuộng ở Nhật. Loại hình nghệ thuật này mang nhiều
đặc trưng trong cách thể hiện. Những nhân vật trong manga thường có tỉ lệ cơ
thể khác với người thật. Tùy từng họa sĩ mà một số truyện, nhân vật sẽ có
cách vẽ hoạt hình, vui nhộn hơn, và một số sẽ có cách vẽ giống với người thật
hơn. Đặc biệt, đôi mắt của nhân vật trong truyện tranh thường được vẽ to và
lấp lánh. Cách manga thể hiện nội dung truyện cũng rất đặc biệt. Chủ đề trong
các tác phẩm manga cũng có rất nhiều thể loại, như phiêu lưu, hành động, giả
tưởng, đời thường, cuộc sống học đường, thể thao, hài hước và nhiều thể loại
khác. Tại quê nhà, truyện tranh Nhật Bản được mọi tầng lớp trong xã hội yêu
thích. Từ những trẻ em bé đến người già, cả nam cả nữ, độc giả manga rất đa
dạng. Manga được bày bán ở mọi nơi, từ những hiệu sách đến sạp báo, ở ga
tàu hay cả trong cửa hàng tiện lợi. Manga là một phương tiện giải trí tốt, giúp
người đọc giải tỏa áp lực và cũng mang đến một số bài học có ý nghĩa. Đây
cũng là một hình thức giải trí được nhiều người dân Nhật Bản lựa chọn vì nó
cho phép người đọc giải tỏa căng thẳng nhưng không làm phiền đến xung
quanh, một phương pháp giải trí im lặng. Ngành công nghiệp truyện tranh
cũng là một trong những ngành công nghiệp lớn của Nhật Bản. Vào những
năm đầu thập niên 1990, khi nền kinh tế Nhật Bản bị khủng hoàng, manga và
anime (truyện tranh và phim hoạt hình) lại trở thành chủ đề văn hóa. Theo số
liệu thống kê từ Viện nghiên cứu và Xuất bản Nhật Bản, vào năm 2008, qui
mô thị trường nội địa của ngành công nghiệp truyện tranh đã đạt 448 tỷ yên,
chiếm khoảng 40% thị trường in ấn (Hạ Thị Lan Phi, 2017). Ở Nhật Bản,


manga khơng chỉ đơn thuần là loại hình văn hóa giải trí đại chúng, phàn ảnh
những hiện tượng của xã hội đương thời, mà đã phát triển đến đỉnh cao nghệ
thuật, sánh ngang với văn học và nghệ thuật thị giác, có giá trị phê bình nghệ
thuật và nghiên cứu. Với sự pha trộn giữa văn hóa truyện thống và hiện đại,
giữa phong cách phương Đông và phương Tây, sự phong phú về nội dung, thể
loại và cách thể hiện, cùng công nghệ hiện đại đã khiến truyện tranh trở thành

loại hình văn hóa đặc sắc của Nhật Bản. Sự thành cơng của manga và các
ngành cơng nghiệp văn hóa giải trí khác đã trở thành kì vọng vực dậy nền
kinh tế, đưa Nhật Bản thoát khỏi khủng hoảng.
Nhờ thành cơng của mình, truyện tranh Nhật Bản đã được lựa chọn là
một trong những cơng cụ ngoại giao văn hóa để nước Nhật quảng bá hình ảnh
và lan tỏa sự ảnh hưởng ra thế giới. Truyện tranh Nhật Bản đã được xuất
khẩu đến nhiều nước trên thế giới và nhanh chóng nhận được sự chú ý.
Những tựa truyện nổi tiếng được nhiều người trẻ biết là Doraemon, Sailor
Moon, Crayon Shinchan, Dragon Ball và nhiều đầu truyện khác. Ở những
nước châu Á, do vị trí gần nên sức lan tỏa của truyện tranh Nhật Bản ở những
quốc gia này nhanh hơn ở những nước phương Tây. Trong một thời gian,
truyện tranh Nhật Bản đã trở thành một hiện tượng ở các quốc gia châu Á và
được đơng đảo người đọc đón nhận. Việt Nam cũng không phải một ngoại lệ.
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được hình thành từ lâu
trong lịch sử. Mối quan hệ này bắt đầu vào thế kỉ XVI, khi những nhà buôn
người Nhật tìm đến Việt Nam để bn bán. Trong lịch sử, mối quan hệ giữa
hai nước không phải lúc nào cũng tốt đẹp, có một khoảng thời gian đã bị gián
đoạn, nhưng cả hai nước đã bình thường hóa quan hệ sau khi Việt Nam thực
hiện chính sách mở cửa. Vào năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản lập quan hệ
ngoại giao chính thức. Từ đó đến nay, mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã
được mở rộng về mọi mặt. Nhiều sản phẩm, hàng hóa uy tín của Nhật như đồ
gia dụng, ô tô, xe máy, cùng các công nghệ, khoa học kĩ thuật đã có cơ hội


đến Việt Nam. Một trong những sản phẩm Nhật Bản du nhập vào Việt Nam
chính là truyện tranh Nhật Bản. Việc thành lập mối quan hệ ngoại giao chính
thức giữa hai nước đã giúp truyện tranh Nhật Bản có cơ hội đến Việt Nam.
Tuy nhiên, để trả lời chính xác câu hỏi truyện tranh Nhật Bản du nhập vào
Việt Nam từ khi nào thì rất khó. Có thể ước tính rằng truyện tranh Nhật Bản
đã xâm nhập vào Việt Nam được khoảng 20 năm.Truyện tranh Nhật Bản du

nhập vào Việt Nam thơng qua hai con đường, con đường chính thức và khơng
chính thức.

on đường chính thức là thơng qua các nhà xuất bản uy tín.

Truyện tranh được mua bản quyền, dịch và xuất bản ở Việt Nam dưới sự cho
phép của nhà xuất bản bên phía Nhật Bản. Trái lại, con đường khơng chính
thức là thơng qua nhập, dịch và in lậu. Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt
Nam lần VI thực hiện chính sách Đổi Mới vào năm 1986 đã tạo tiền đề cho
truyện tranh Nhật Bản được du nhập vào Việt Nam. Truyện tranh Nhật Bản
đóng vai trị như một cơng cụ ngoại giao khơng chính thức để người dân Việt
Nam có thể tiếp cận và biết đến văn hóa Nhật Bản. Một số tác phẩm kinh điển
đã được xuất bản từ lâu và trở thành một phần tuổi thơ của nhiều thế hệ.
Từ khi tiến vào thị trường Việt Nam, truyện tranh Nhật Bản được yêu
thích bởi nhiều thế hệ và ngày càng nhiều đầu sách mới được xuất bản. Khi
đến những nhà sách, truyện tranh ln được dành một gian bán riêng. Trong
đó, có thể tìm thấy truyện tranh Nhật Bản (manga) chiếm đa số. Những đầu
truyện tranh được bán chủ yếu là những truyện nổi tiếng như Doraemon,
Dragon Ball (Bảy viên ngọc rồng), Detective Conan (Thám tử lừng danh
Conan), Sailor Moon (Thủy thủ mặt trăng) và một số tựa truyện khác. Ở
những hội sách lớn, khơng khó để tìm thấy những gian hàng bán truyện tranh.
Ở những tiệm sách cũ, truyện tranh manga cũng được bày bán nhiều. Không
những vậy, một số đầu truyện nổi tiếng còn được tái bản nhiều lần và dưới
nhiều hình thức khác nhau. Trong những bộ truyện tranh Nhật Bản đã được
xuất bản, tựa truyện tranh quan trọng nhất có lẽ là Doraemon, được NXB Kim


Đồng mua bản quyền và xuất bản ở Việt Nam vào năm 1992. Sự xuất hiện
của bộ truyện này là dấu mốc quan trọng ở nhiều mặt, cả trong việc xuất bản
truyện thiếu nhi của NXB Kim Đồng cũng như mở đường cho nhiều đầu

truyện tranh Nhật Bản khác vào Việt Nam. Bộ truyện đã đưa nhà xuất bản
thoát khỏi bế tắc khi nền kinh tế bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường.
Ngoài ra, trong số những độc giả của truyện tranh, trẻ em và thanh thiếu niên
là những đối tượng chủ yếu. Bộ truyện Doraemon nói riêng và truyện tranh
Nhật Bản nói chung đã đem đến đam mê đọc truyện tranh cho nhiều thế hệ
thanh, thiếu niên, nhi đồng của Việt Nam. Đời sống văn hóa của lứa tuổi học
sinh đã trở nên phong phú và đa dạng hơn. Truyện tranh Nhật Bản đã ảnh
hưởng đến tư duy văn học, sáng tác truyện tranh, hình thành nhân sinh quan
và cách nhìn nhận thế giới của những người trẻ tuổi.
Sau hơn 20 năm hiện diện ở thị trường Việt Nam, thế hệ độc giả truyện
tranh cũng đã thay đổi. Cùng với đó, mối quan hệ giữa truyện tranh Nhật Bản
và độc giả cũng trở thành chủ đề tranh luận. Những ảnh hưởng của truyện
tranh đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ và thanh thiếu niên là chủ đề rất
được quan tâm trên nhiều trên báo chí và mạng xã hội. Tuy nhiên, có một
điểm cần nhắc lại là manga đã xâm nhập và phát triển ở Việt Nam được hai
thập kỉ, điều này có nghĩa là thế hệ đọc truyện tranh đã có sự biến đổi. Mặc dù
thế hệ độc giả đã bước sang thế hệ thứ hai, nhưng vẫn có nhiều ý kiến cho
rằng manga là loại hình ấn phẩm có ảnh hưởng tiêu cực đến lứa tuổi này vì
nhiều manga có bao hàm yếu tố giới tính và bạo lực. Bên cạnh đó, tại Việt
Nam, đa phần nghiên cứu quan tâm đến ảnh hưởng của truyện tranh đến đối
tượng là trẻ em mà ít quan tâm đến lứa tuổi lớn hơn. Với những yếu tố đó,
một số câu hỏi về thị trường xuất bản manga ở Việt Nam và bộ phận độc giả.
Đối với thị trường xuất bản truyện tranh,trải qua quá trình du nhập lâu dài như
vậy, truyện tranh Nhật Bản được xuất bản ở Việt Nam có chuyển biến gì
khơng? Thể loại được xuất bản ở Việt Nam sau hai thập kỉ có thay đổi không?


Hình thức xuất bản như thế nào so với trước kia? Về phía độc giả độc giả Việt
Nam, những thế hệ thứ hai đọc truyện tranh, loại ấn phẩm này được họ đón
nhận như thế nào? Mức độ quan tâm và yêu thích của độc giả đối với truyện

tranh Nhật Bản manga? Truyện tranh Nhật Bản manga có ảnh hưởng như thế
nào đến người đọc? Bên cạnh đó, với vai trị là một trong những cơng cụ của
ngoại giao văn hóa, truyện tranh manga có quảng bá hình ảnh Nhật Bản đến
độc giả Việt Nam khơng? Hình ảnh đất nước Nhật Bản hiện lên thế nào với
những độc giả truyện tranh? Truyện tranh Nhật Bản có phải một kênh văn
hóa giúp người Việt Nam tiếp cận và hiểu hơn về văn hóa Nhật Bản khơng?
Ngồi ra, truyện tranh Nhật Bản manga có đóng góp như thế nào vào mối
quan hệ Việt Nam – Nhật Bản và cả hai nước có thể thu được lợi ích gì thơng
qua loại hình văn hóa này.
Với những lí do đó, luận văn lựa chọn tìm hiểu về ảnh hưởng của
truyện tranh Nhật Bản manga đến giới trẻ Việt Nam là đề tài nghiên cứu.
Luận văn hi vọng có thể tìm hiểu q trình truyện tranh manga thâm nhập và
phát triển tại thị trường Việt Nam, những độc giả Việt Nam thế hệ mới đón
nhận loại hình văn hóa này ra sao, và hiểu hơn về ảnh hưởng của văn hóa
Nhật Bản. Đồng thời, nghiên cứu mong muốn có thể đóng góp vào sự phát
triển của quan hệ Nhật Bản và Việt Nam, và hai quốc gia có thể thấu hiểu
nhau hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu cách độc giả Việt Nam tiếp nhận
truyện tranh manga Nhật Bản, mức độ quan tâm, mức độ ảnh hưởng của
manga đến người trẻ Việt Nam. Nghiên cứu hi vọng làm rõ những lí do khiến
truyện tranh Nhật Bản được ưa chuộng ở Việt Nam và đưa ra những gợi ý để
phát triển hơn nữa giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản. Ngồi ra, nghiên
cứu muốn tìm hiểu hình ảnh đất nước Nhật Bản hiện lên trong những người
đọc truyện tranh như thế nào và truyện tranh có ảnh hưởng đến cách người trẻ
nhìn nhận Nhật Bản hay khơng.


3. ối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng trong nghiên cứu này là những người trẻ Việt Nam, cụ thể là

thanh niên trong lứa tuổi 16 và 17 tuổi, hiện đang học lớp 10 và 11 tại trường
THPT Khoa học Giáo Dục. Nghiên cứu tập trung làm rõ những ảnh hưởng
của truyện tranh manga đến lứa tuổi này, mức độ quan tâm của họ với manga
và hình ảnh đất nước Nhật Bản thông qua truyện tranh Nhật Bản manga.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên địa bàn Hà Nội. Luận văn khảo sát ngẫu
nhiên 100 người để tìm hiểu tác động của truyện tranh tới giới trẻ hiện nay.
Khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 7 tháng 5 năm 2019
đến ngày 17 tháng 5 năm 2019.
Về nội dung, luận văn chỉ chú trọng vào truyện tranh Nhật Bản là
manga. Cần phân biệt rõ chủ thể được nghiên cứu là manga chứ không phải
Ehon, cũng là một thể loại sách tranh Nhật Bản. Ngoài ra, luận văn khơng tập
trung vào các loại hình văn hóa đại chúng Nhật Bản nào khác, như phim ảnh,
phim truyền hình, âm nhạc, hoạt hình, thời trang... Luận văn sử dụng ln
thuật ngữ “manga” thay vì gọi là “truyện tranh Nhật Bản”. Manga đã vô cùng
phát triển, trở thành một thể loại thay vì chỉ đơn thuần được dịch là “truyện
tranh” trong tiếng Việt hay “comic” trong tiếng nh. Vì lí do đó, luận văn lựa
chọn gọi là manga để nói không chỉ nghĩa đen của từ mà bao hàm cả những
cách thể hiện trong loại nghệ thuật này.
5. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Luận văn chú trọng tìm hiểu những khía cạnh sau:
- Thực trạng đọc truyện tranh manga ở lứa thổi THPT. Luận văn tìm hiều
thái độ của học sinh THPT đối với truyện tranh, mức độ yêu thích, quan tâm,
nguồn đọc, thời gian đọc, thể loại truyện tranh thường được các học sinh phổ
thơng tìm đọc, số tiền chi vào sở thích đọc truyện tranh và những yếu tố tác
động đến việc đọc và mua truyện tranh.


- Truyện tranh Nhật Bản manga có ảnh hưởng đến hành vi, giao tiếp,
ngôn ngữ và học tập của giới trẻ Việt Nam hiện nay?

- Phụ huynh có quan điểm như thế nào về việc con cái đọc truyện tranh?
- Độc giả nhìn nhận nước Nhật thơng qua truyện tranh manga như thế nào?
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được những kết quả tốt nhất, luận văn sử dụng nhiều phương
pháp. Luận văn sử dụng bảng hỏi để điều tra, thu thập thông tin và những dữ
liệu cần thiết. Bên cạnh đó, luận văn đưa ra mơ tả, nhận xét và phân tích
thơng qua những tài liệu, những nghiên cứu trước đó về chủ đề truyện tranh
Nhật Bản manga. Những tư liệu sử dụng trong luận văn bao gồm các cơng
trình nghiên cứu, bài báo tạp chí và sách về truyện tranh của những tác giả
trong nước và nước ngoài. Ngồi ra, nghiên cứu có tham khảo thêm những
sách và tư liệu về chính sách ngoại giao, ngoại giao văn hóa và sức mạnh
mềm (soft power). Những tài liệu dung để tham khảo được viết bằng tiếng
Việt và tiếng Anh. Ngoài ra, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tình
huống (case study). Đầu tiên, luận văn sẽ thu thập và phân tích những tài liệu.
Tiếp theo, luận văn sử dụng bảng hỏi điều tra để thu thập những thông tin cần
thiết. Luận văn sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi. Đây là phương pháp
nghiên cứu chính được sử dụng. Số người được khảo sát là 100 người, hiện
đang học tập tại trường THPT Khoa học Giáo dục. Những đối tượng được
khảo sát ở độ tuổi 16 và 17. Địa bàn điều tra là thành phố Hà Nội. Ngoài ra,
luận văn sử dụng phương pháp phỏng vấn đề tìm hiểu hiện trang xuất bản
truyện tranh manga ở Việt Nam. Luận văn phỏng vấn 1 BTV nam, 28 tuổi,
hiện đang làm ở NXB Kim Đồng. Thông qua việc phỏng vấn, luận văn sẽ tìm
hiểu hiện trang, số liệu những đầu truyện tranh hiện đang được xuất bản ở
Việt Nam và doanh thu đạt được từ truyện tranh.


ƢƠ

. ỔNG QUAN VỀ LÍ THUYẾT


1.1. Khái niệm ngoại giao văn hóa
Ngoại giao văn hóa khơng cịn là một khái niệm mới. Một số định
nghĩa đã được đưa ra để giải thích cụm từ này. Nhà nghiên cứu Simeo
Adebolu, thành viên Hiệp hội các nhà ngoại giao thương mại nh, định nghĩa
ngoại giao văn hóa là “là một hình thức ngoại giao nhấn mạnh tới sự thừa
nhận văn hóa và hiểu biết lẫn nhau như là một cơ sở của đối thoại.” Nhà
nghiên cứu Milton C. Cummings Jr thuộc Trung tâm nghệ thuật và văn hóa
Mỹ ở Washington cho rằng ngoại giao văn hóa là “sự giao lưu những tư
tưởng, trao đổi thông tin nghệ thuật, lối sống, hệ giá trị, truyền thống, tín
ngưỡng và các phương diện khác nhau của văn hóa nhằm thúc đẩy sự hiểu
biết lẫn nhau.” Bên cạnh đó, giáo sư Joseph S. Nye thuộc đại học Harvard,
đồng thời là nguyên trợ lý Thứ trưởng ngoại giao Mỹ từ năm 1977 đến năm
1979, nhận định ngoại giao văn hóa là “một ví dụ hàng đầu về sức mạnh mềm
hoặc khả năng thuyết phục thông qua văn hóa, giá trị và những tư tưởng trái
với sức mạnh cứng, tức là chinh phục hoặc cưỡng ép thông qua sức mạnh
quân sự.” Ở Việt Nam, một số định nghĩa đã được đưa ra để giải thích ngoại
giao văn hóa. Theo Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, ngoại giao văn
hóa là “một trong những trụ cột của ngoại giao chứ khơng phải là bộ phận của
văn hóa đối ngoại. Đó là việc thực hiện chính sách đối ngoại để đạt được mục
tiêu chính trị bằng cơng cụ văn hóa, biện pháp văn hóa. Trong đó các giá trị
văn hóa sẽ là chỗ dựa tinh thần bền vững cho các hoạt động ngoại giao, làm
áp lực đối với các đối tác để thực hiện có kết quả các chính sách chính trị,
kinh tế và văn hóa quốc gia.” Đối tượng của ngoại giao văn hóa là những chủ
thể quốc gia khác, chính phủ và người dân ở những quốc gia đó. Ngoại giao
văn hóa hướng đến quảng bá hình ảnh quốc gia, nâng cao vị thế của đất nước,
dân tộc và khơng hướng tới mục đích lợi nhuận.Mục đích của ngoại giao văn
hóa là góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế, nâng

1



cao vị thế, hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế và phục vụ cộng đồng người
Việt ở nước ngoài. Ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn
hóa là ba trụ cột của ngoại giao Việt Nam1.
Ngoại giao văn hóa có ba vai trị chính, đó là chính trị, kinh tế và phát
huy bản sắc dân tộc. Về chính trị, vai trị của ngoại giao văn hóa có sự khác
biệt giữa các quốc gia. Đối với những nước lớn, ngoại giao văn hóa là phương
tiện để tăng tầm ảnh hưởng của mình với thế giới. Ví dụ, đối với Mỹ, mục
tiêu hàng đầu là “mở rộng những giá trị về dân chủ và nhân quyền trên khắp
thế giới nhằm tạo lập sự thống trị và ảnh hưởng rộng khắp”. Về kinh tế, ngoại
giao văn hóa góp phần thu hút đầu tư, phát triển du lịch và khai thác các
ngành cơng nghiệp văn hóa. Ở Hàn Quốc, thơng qua phim ảnh, văn hóa Hàn
Quốc đã được đưa đến những đất nước trong vực, mang lại cho chính phủ và
quốc gia những khoản lợi nhuận lớn. Ở Singapore, chính phủ quảng bá văn
hóa gắn liền với phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài và lao động
nước ngồi có tay nghề làm việc tại nước này. Trong việc phát huy bản sắc
dân tộc, ngoại giao văn hóa khơng phải là một hoạt động một chiều mà là
tương tác có sự qua lại giữa các quốc gia. Sự trao đổi này sẽ khiến các quốc
gia tiếp nhận các giá trị và thành tựu văn hóa nổi bật của nhân loại, làm giàu
kho tàng văn hóa của đất nước, định hướng việc gìn giữ, phát huy và điều
chỉnh các giá trị văn hóa riêng cho phù hợp với dịng chảy phát triển chung
của thế giới.2
Nhìn chung, ngoại giao văn hóa có thể được hiểu là một hoạt động
ngoại giao, sử dụng văn hóa làm phương tiện để đạt được những mục tiêu cơ
bản trong chính sách đối ngoại, quảng bá hình ảnh và văn hóa của đất nước,
đồng thời góp phần vào việc gia tăng ảnh hưởng và củng cố an ninh. Ba yếu
1

Trần Thị Thu Hà (2012). Ngoại giao văn hóa và vai trị của nó đối với chính trị Việt Nam từ 1986 đến nay.
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại Ngữ 28 (2012) 185-193

2

Phạm Thủy Tiên (2016). Ngoại giao văn hóa ( ultural diplomacy).
/>
2

Truy

xuất

từ


tố chính ngoại giao văn hóa đóng góp là chính trị, kinh tế và phát huy bản sắc
dân tộc. Ngoại giao văn hóa hướng đến việc gây ảnh hưởng lên những chủ thể
quốc gia khác, chính phủ và người dân ở những quốc gia đó. Ngoại giao văn
hóa đã đem lại những lợi ích đáng kể cho quốc gia. Mỗi quốc gia và chính
phủ sẽ có cách sử dụng ngoại giao văn hóa khác nhau.
1.2. Ngoại giao văn hóa của Nhật Bản
Khái niệm về sức mạnh mềm xuất hiện ở Nhật Bản vào những năm 90
của thế kỉ XX. Luận thuyết về sức mạnh mềm đã được chính phủ Nhật Bản
vận dụng sau Chiến tranh thế giới lần thứ Hai. Với mục đích cải thiện hình
ảnh, truyền thơng điệp về một Nhật Bản u hịa bình, phát triển và thân
thiện, phương hướng chiến lược phát triển văn hóa của Nhật Bản đã xác định
và triển khai trên mọi khía cạnh, gồm những giá trị kinh tế, chính trị, ngoại
giao, giáo dục mang đặc trưng nền văn hóa Nhật Bản.

hính sách văn hóa

Nhật Bảo được chia thành nhiều giai đoạn: giai đoạn trong những năm 1950 –

1960, giai đoạn 1960 – 1970, giai đoạn đầu những năm 1980 và giai đoạn từ
năm 1990 trở đi. Trong giai đoạn 1950 và 1960, Nhật Bản tập trung vào
quảng bá hình ảnh đất nước, thay đổi từ một nước quân phiệt trong chiến
tranh sang một đất nước vì hịa bình. Từ năm 1960 đến năm 1970, Nhật Bản
chú trọng vào hình ảnh một đất nước hịa bình, có nền kinh tế phát triển. Vào
đầu những năm 1980, nền kinh tế Nhật Bản đã lớn mạnh và có ảnh hưởng
tồn cầu, đối tượng trong chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản là các
quốc gia châu Á. Từ những năm 1990, Nhật Bản bắt đầu phát triển văn hóa
đại chúng (Pop Culture) với mục đích quảng bá hình ảnh, truyền tải “bản sắc
Nhật Bản” sang các nước khác3. Có thể thấy rằng, trong giai đoạn đầu triển
khai, Nhật Bản muốn thay đổi hình ảnh của đất nước với toàn thế giới, chuyển
từ một đất nước quân phiệt trong chiến tranh thành một nước hòa bình, có nền
3

Ngơ Phương nh (2015). Chiến lược quảng bá sức mạnh mềm của Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt
Nam. Tạp chí Lý luận chính trị điện tử số 9-2015.

3


kinh tế phát triển. Khi nền kinh tế trong nước đã đủ mạnh mẽ, thay vì hướng
tới tồn cầu như trước, chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản hướng
đến những quốc gia lân cận, cụ thể là những nước châu Á. Với vị trí gần,
Nhật Bản sẽ quảng bá văn hóa, xuất khẩu những sản phẩm văn hóa đại chúng
một cách dễ dàng, từ đó sẽ thuận lợi cho việc lan tỏa rộng ảnh hưởng. Vào
năm 2004, khái niệm sức mạnh mềm đã chính thức được cơng nhận trong
“Sách Xanh” ngoại giao Nhật Bản. Ngoài ra, khái niệm “sức mạnh mềm”
được nhắc đến nhiều trong những cuộc bàn luận và văn bản hoạch định chính
sách của Chính phủ Nhật Bản. Một viện nghiên cứu mang tên “The Japan
Soft Power Research Institute” đã được thành lập ở Nhật Bản đề nghiên cứu

về sức mạnh mềm. Sức mạnh mềm cũng là chủ đề trong cuốn sách “Soft
Power Superpowers: Cultural and National Assets of Japan and the United
States” do hai tác giả Yasushi Watanabe và David L. Mc onnell đồng thực
hiện. Cuốn sách đã nghiên cứu những ưu điểm và khuyết điểm về sức mạnh
mềm của Nhật Bản và Hoa Kì. Có thể thấy rằng sức mạnh mềm của Nhật Bản
ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ những nghiên cứu trong nước lẫn
quốc tế.
Chính sách ngoại giao văn hóa được thể hiện trong chiến dịch “ ool
Japan”, với mục tiêu đẩy mạnh hình ảnh một “Nhật Bản thú vị”. Đây là chiến
dịch để Nhật Bản cải thiện, quảng bá hình ảnh của mình với những nước khác
và thúc đẩy kinh doanh thông qua việc xuất khẩu sản phẩm văn hóa ngoại
chúng ra nước ngồi. Thuật ngữ “ ool Japan” lần đầu xuất hiện thông qua một
bài báo của tác giả Douglas McGray đăng trên tờ Chính sách Ngoại giao vào
năm 2002. Bài báo đó mang tên "Japan's Gross National

ool" (Tổng sản

lượng thú vị quốc gia của Nhật Bản). Trong bài viết của mình, McGray (2002)
đã chỉ ra những thành công Nhật Bản đạt được và trở thành một đất nước siêu
cường văn hóa thơng qua những loại hình văn hóa đại chúng lan tỏa trên thế
giới, mặc cho những vấn đề kinh tế và chính trị gặp phải trong giai đoạn

4


đó.Chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản cịn được thể hiện qua việc lựa
chọn những đại sứ văn hóa vào cuối những năm 1990 – đầu thế kỉ XXI. Những
đại sứ văn hóa trong giai đoạn này là những nhân vật manga được yêu thích
như Doraemon, Hello Kitty. thay thế những nghệ sĩ nổi tiếng để đảm nhiệm
việc quảng bá, giao lưu văn hóa đến các nước khác. Trong thời gian này, chính

sách ngoại giao của Nhật Bản đã chuyển đổi sang “hướng về hâu Á”. Thơng
qua hình ảnh những nhân vật truyện tranh dễ thương, Nhật Bản hướng đến mục
tiêu tăng thiện cảm và hình ảnh đẹp đến các nước lân cận.
Đã có nhiều ý kiến được đưa ra để giải thích về tính hấp dẫn của các
sản phẩm văn hóa đại chúng Nhật Bản. Iwabuchi (2002) cho rằng các sản
phẩm Nhật Bản thu hút được khán giả tồn cầu là vì những sản phẩm đó
khơng cịn nhiều thuộc tính Nhật. Bên cạnh đó, theo Leheny (2006), khán giả
ở các nước châu Á ít bị thu hút bởi đất nước Nhật Bản mà đa phần bị hấp dẫn
qua những hình ảnh hiện đại thể hiện trong các sản phẩm văn hóa của Nhật
Bản. Ngồi ra, khi bàn về “công cuộc quyến rũ” của Nhật Bản, Jung Sun
(2012) cho rằng cơng cuộc này diễn ra vì kinh tế Nhật Bản đang giảm sút,
quyền lực cứng về mặt kinh tế khơng vững chắc nên Nhật Bản khó có thể
quảng bá bản thân như một hình mẫu4. Bên cạnh đó, Võ Thị Mai Thuận
(2012) chỉ ra rằng “ ool Japan” đã mở ra cái hình mới về Nhật Bản. “ ool
Japan” đã khiến người nước ngoài bị thu hút từ văn hóa Nhật đương thời là
manga và anime, cho đến mơn đấu vật sumo [14, tr. 64]. Ngồi việc gián tiếp
mở rộng quan hệ của Nhật Bản với các nước ngồi, tính thiết thực của manga
và anime với quan hệ quốc tế Nhật Bản cịn có một số hạn chế. Võ Thị Mai
Thuận (2012) cho rằng manga và anime có thể thu hút một số người nước
ngoài, tuy nhiên sự hấp dẫn của chúng hơi cường điệu, đặc biệt là với những
quốc gia châu Á bảo thủ. Ở những đất nước này, manga và anime được cho
4

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Lịch sử, văn hóa và ngoại giao văn hóa: sức sống của quan hệ Việt Nam –
Nhật Bản trong bối cảnh mới của quốc tế và khu vực. tr. 203.

5


rằng là sản phẩm dành cho người trưởng thành, có yếu tố bạo lực và dâm tục,

không phù hợp với đạo đức xã hội ở nước họ. Bên cạnh đó, những sản phẩm
này có thể hấp dẫn và là thứ giải trí hữu ích với một số người, nhưng một số
khác có thể thấy rằng chúng trẻ con và khơng thấy thích thú. Khơng những
vậy, trong thời đại tồn cầu hóa, người dân ở những quốc gia châu Á cũng
chịu ảnh hưởng bởi những sản phẩm văn hóa từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn
Độ, Mỹ và nhiều nước khác chứ không chỉ bị thu hút duy nhất bởi sản phẩm
của Nhật.
Tóm lại, khái niệm sức mạnh mềm bắt đầu được chính phủ Nhật Bản
chú ý vào những năm 90 của thế kỉ XX. Các loại hình văn hóa đại chúng Nhật
Bản từ lâu đã lan tỏa rộng đến nhiều quốc gia trên thế giới và được yêu thích
ở rất nhiều nơi. Đến cuối thập niên 1990 – đầu thế kỉ XXI, khi chính sách
ngoại giao trong thời kì hiện nay đã chuyển sang “hướng về hâu Á”, những
quốc gia châu Á là những nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất. Mặc dù có nhiều ý
kiến cho rằng ngoại giao văn hóa đã đem về nhiều lợi ích, một số nghiên cứu
chỉ ra những mặt hạn chế của nó. Sự thu hút từ các loại hình văn hóa này
khơng phải từ chính bản thân văn hóa hay đất nước Nhật Bản mà từ hình ảnh
thể hiện trên những sản phẩm văn hóa. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sức lôi
cuốn của các loại hình văn hóa Nhật Bản. Một trong những cơng cụ của ngoại
giao văn hóa là truyện tranh Nhật Bản, hay còn được gọi là manga.
1.3. Khái niệm truyện tranh Nhật Bản - Manga
Manga là một phần của văn hóa đại chúng. Văn hóa đại chúng (popular
culture) được PGS. TS Lương Hồng Quang định nghĩa “là một kiểu loại văn
hóa cần được chúng ta nghiên cứu sâu hơn bởi là sản phẩm của xã hội đô thị,
xã hội tiêu thụ, của quan niệm văn hóa là cái của đời sống hằng ngày thay vì
chỉ tất cả là tinh túy, cao siêu. Hiểu biết hơn về văn hóa đại chúng sẽ là nền

6


tảng lý luận cho chúng ta phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo”5. Thuật

ngữ “manga” được cho rằng sử dụng lần đầu vào những năm 1770 [22, tr.
20]. Đến thế kỉ 19, từ ngữ này trở nên thông dụng hơn và được dùng để chỉ
tranh khắc gỗ có chủ đề truyện tranh, như loạt tranh biếm họa khắc gỗ
(Hyakumenso) của họa sĩ Katsushika Hokusai. Yuichiro(2014) cũng có nhận
định tương tự . Cụm từ “manga” được họa sĩ Hokusai sử dụng vào năm 1814,
để đặt tên cuốn sách về tác phẩm của mình. Cuốn sách đó mang tên Hokusai
Manga. Quyển sách có 15 tập, tổng hợp gần 40.000 bức tranh về con người,
động vật, yêu quái, đời sống, phong tục và nhiều đề tài khác [15, tr. 22].
Từ ngữ “manga” được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Về mặt
dịch thuật, “manga” được định nghĩa là vơ tư, “những hình vẽ kì dị” và
“những bức tranh vẽ vì bản thân” [21, tr. 28]. Thêm vào đó, Schodt (1996)
miêu tả manga là sự kết hợp của nghệ thuật hội họa truyền thống của Nhật và
những yếu tố phương Tây [26, tr. 21]. Schodt (1996) nói rằng người Nhật Bản
đã gắn bó với hội họa từ lâu. Hội họa được thể hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau, nổi tiếng nhất là những đường nét đơn sắc. Những tạp chí manga và
truyện có nguồn gốc từ thế kỉ 18 và đầu thế kỉ 19 [26, tr. 22]. Cách các họa sĩ
vẽ trong manga hiện đại, với khung tranh và bong bóng thoại, là bị ảnh hưởng
từ những mẩu chuyện nhỏ trên các tờ báo Mỹ.Về mặt từ ngữ, chữ Hán của
manga là “漫画”, nghĩa là “Mạn họa”. Theo Yuichiro (2014), thuật ngữ
manga đã xuất hiện một lần nữa trong tác phẩm “Tiên sinh Đông Tâm tạp họa
đề kỷ” do nhà văn Kim Đông Tâm sáng tác vào thời nhà Thanh. Từ “Mạn
họa” trong tác phẩm được sử dụng với ý nghĩa vẽ tranh vơ tư, vẽ tranh theo ý
thích của mình. Hạ Thị Lan Phi (2017) cũng đề cập việc về mặt ngữ nghĩa,
trong nghĩa Hán – Việt, manga có nghĩa là “mạn họa”, có thể hiểu là “bức họa
mang tính trào phúng.”Về mặt mĩ thuật, trong một số nghiên cứu, các nhà
5

Hà Hương (2012). Làn sóng Hàn Quốc: thành cơng của văn hóa đại chúng. Truy xuất từ
/>
7



chuyên môn định nghĩa manga là “tên gọi chung của một loại hình hội họa về
cơ bản lấy sự châm biếm và hài hước làm nội dung, dựa trên cách vẽ giản
lược hay khoa trương. Nó là một phương tiện giải trí truyền tải thơng tin đến
người xem thơng qua thị giác dưới hình thức các bức tranh vẽ mang tính liên
hồn”6. Manga có thể được hiểu là “một hình thức đồ họa mang tính ngẫu
hứng hoặc ứng tác, áp dụng những thủ pháp cường điệu (intensification), cách
điệu (stylization) hay biến (caricature)” để thể hiện sự ngộ nghĩnh, dí dỏm,
hài hước, kì lạ và khác thường. Theo từ điển Quốc ngữ Nhật Bản, Manga có
hai khái niệm. Đầu tiên là “loại tranh hoạt hình, hài hước, loại tranh gây cười,
hóm hỉnh (comics). Nghĩa cịn lại là “loại tranh đả kích, châm biếm nhân tình
thế thái”7. Nhìn từ góc độ lịch sử, nét phác họa đơn giản nhưng hài hước của
manga có nguồn gốc từ một loại tranh vẽ của Nhật Bản. Loại tranh này xuất
hiện vào khoảng giữa thế kỉ VI và VII. Vào thời gian đó, những cuộn giấy da
có hình khắc đã được những thầy tu sử dụng để làm một loại lịch để theo dõi
thời gian. Hình vẽ thường là những hình tượng phổ biến có thể tìm thấy trong
tự nhiên như hoa anh đào và lá phong đỏ để báo hiệu sự chuyển giao mùa,
hoặc những động vật như cáo, gấu trúc, những con vật được xem là đại diện
cho thời gian. Những hình ảnh này được vẽ bằng những nét đơn giản nhưng
rất ngộ nghĩnh và dí dỏm.
Cụm từ “manga” có ý nghĩa khác nhau ở Nhật Bản và nước ngoài. Ở
Nhật Bản, cụm từ này dùng để chỉ các thể loại truyện tranh. Tuy nhiên, ở
những nước khác, cụm từ này lại có ý nghĩa khác biệt. Như ở Đức, “manga”
dùng để chỉ nghệ thuật truyện tranh có xuất xứ từ Nhật Bản. Ngồi ra, đi đơi
với manga là “anime”.

nime có nguồn gốc từ từ “animation” trong tiếng

nh, dùng đẻ chỉ phim hoạt hình. Manga và anime là hai thứ không thể tách

6

Hạ Thị Lan Phi (2017). Ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội. Đại
học Văn hóa Hà Nội. tr. 23
7
Hạ Thị Lan Phi (2017). Ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến học sinh phổ thơng tại thành phố Hà Nội. Đại
học Văn hóa Hà Nội. tr. 23

8


×