Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

CD7 tuan 27 tiet 27

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.95 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 27 Tiết 27 Bài 16:. NS: 10 /03/2013 NG: 12/03/2013. QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO (Tiết 1). I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - HS hiểu thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. - Kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta. 2. Về kỹ năng: - Biết phân biệt tín ngưỡng với mê tín dị đoan. - Đấu tranh với các hiện tượng mê tín dị đoan. 3. Về thái độ: Giáo dục HS: - Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác. - Ý thức cảnh giác với các hiện tượng mê tín dị đoan. II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC: - Phân tích, so sánh sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo, tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan. - Kĩ năng thu thập thông tin và xử lí thông tin về tình hình tôn giáo ở nước ta và chính sách của Nhà nước về tôn giáo. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở soạn của 3 HS. 3. Dạy - học bài mới: a. Giới thiệu: Cho biết gia đình các em thường thờ những ai và theo đạo gì? =>HS trả lời, GV chuẩn xác: Như vậy, mỗi gia đình đều có một tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau. Để hiểu rõ hơn về tín ngưỡng và tôn giáo, chúng ta cùng tìm hiểu bài học (vào bài). b. Bài mới: Hoạt động của thầy – trò Nội dung cần đạt Hoạt động1: Khai thác thông tin và sự kiện I. Thông tin, sự kiện: SGK *GV gọi 2 HS đọc thông tin sự kiện /51 – 52, và “Tình hình tôn giáo ở Việt Nam”. cho HS đàm thoại: H: Em hãy cho biết tình hình tôn giáo ở Việt Nam? HS: Việt Nam là nước có nhiều loại hình tín ngưỡng và tôn giáo. H: Kể tên các loại hình tín ngưỡng và tôn giáo đó? HS: Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Cao Đài, Hoà Hảo và Tin Lành… *Yêu cầu HS thảo luận nhóm (2 bàn/nhóm trong 3’): N1,3: Nhận xét những mặt tích cực và hạn chế của tôn giáo nước ta..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> =>Hướng trả lời: -Ưu điểm: Đa số đồng bào tôn giáo là người lao động, có tinh thần yêu nước và cộng đồng, góp công sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện tốt chính sách pháp luật của nhà nước, hàng chục vạn thanh niên có đạo hy sinh vì TQ… -Hạn chế: Do trình độ văn hoá thấp nên còn mê tín và lạc hậu, bị kích động và lợi dụng vào mục đích xấu, hoạt động trái pháp luật (hành nghề mê tín) ->ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản công dân và lợi ích quốc gia… N2,4: Cho biết chính sách của Đảng và Nhà nước ta với tín ngưỡng và tôn giáo? =>Hướng trả lời: -Luôn quan tâm đến tôn giáo, có chủ trương chính sách phù hợp với từng thời kì -> thể hiện rõ qua văn kiện của ĐCS và Hiến pháp 1992… =>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV nhận xét và cùng HS rút ra, sau GV giới thiệu các điều luật - chuẩn kiến thức và chuyển ý. Hoạt động 2: Tìm hiểu các khái niệm II. Nội dung bài học: *GV hướng dẫn HS rút ra các khái niệm từ thông 1. Khái niệm: tin mục 2/ 53 SGK. H: Thế nào là tín ngưỡng? Cho ví dụ cụ thể? * Tín ngưỡng: là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình. Ví dụ: Thần linh, thượng đế, chúa trời… H: Thế nào là tôn giáo? Cho ví dụ cụ thể? * Tôn giáo: là hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, có giáo lí và lễ nghi. Ví dụ: đạo Phật, đạo Thiên chúa… H: Thế nào là mê tín dị đoan? Cho ví dụ minh * Mê tín dị đoan: là tin vào những hoạ? điều mơ hồ dẫn đến hậu quả xấu. Ví dụ: Bói toán, chữa bệnh bằng phù =>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn xác và cho HS phép.. ghi bài. (GV có thể chia thành 3 cột cho HS phân biệt trên * Quyền tự do tín ngưỡng và tôn bảng phụ) giáo là: H: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo là gì? - Theo hoặc không theo tín ngưỡng =>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức - lấy tôn giáo. các ví dụ chứng minh để HS có thể phân biệt các - Không ai được cưỡng bức hoặc cản khái niệm và cho HS ghi bài. trở… Hoạt động 3: Thảo luận, liên hệ thực tế GV: Câu ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”. “Nhớ ngày giỗ tổ” => “tổ” ở đây là ai? Vì sao phải.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> giỗ tổ? Biểu hiện của việc làm đó ntn? H: Nhà Lan theo đạo Phật, nhà An theo đạo Thiên Chúa thì thờ những ai? HS trả lời. GV chốt lại. 4. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học. 5. Đánh giá: Cho HS kể một câu chuyện về mê tín dị đoan gây tác hại đến tính mạng con người mà em biết hoặc đọc trên báo? 6. Hoạt động tiếp nối: - Học thuộc các khái niệm. - Tìm hiểu về tôn giáo và tín ngưỡng tại nơi em ở. - Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ nói về chủ đề bài học. - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra viết. 7. Rút kinh nghiệm: ______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ ______________________________________________________________________.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×