Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Tài liệu luận văn Đo Lường Hiệu Ứng Truyền Dẫn Tỷ Giá Hối Đoái Đến Lạm Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------

NGƠ HỒNG DŨNG

ĐO LƯỜNG HIỆU ỨNG
TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
ĐẾN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------

NGƠ HỒNG DŨNG

ĐO LƯỜNG HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN LẠM PHÁT
Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. TRẦN NGỌC THƠ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng
dẫn của GS.TS. Trần Ngọc Thơ. Nguồn số liệu và kết quả thực nghiệm được thực
hiện trung thực, chính xác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 09 năm 2013
Tác giả

Ngơ Hồng Dũng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
TÓM TẮT ..................................................................................................................4
1.

GIỚI THIỆU ......................................................................................................5


2.

TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ...................7
2.1. Các nghiên cứu đối với các nước phát triển ..............................................7
2.2. Nghiên cứu đối với các nước đang phát triển ...........................................8
2.3. Các nghiên cứu trong nước về truyền dẫn tỷ giá hối đoái. ......................9
2.4. Truyền dẫn tỷ giá hối đoái và mối quan hệ với các chỉ số giá khác. .....10

3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................14
3.1. Giới thiệu về mơ hình VAR ......................................................................14
3.1.1. Tổng quan về mơ hình vecto tự hồi quy (VAR) ...................................14
3.1.2. Ứng dụng của mơ hình VAR ................................................................15
3.2. Mơ hình, biến nghiên cứu và dữ liệu .......................................................15
3.2.1. Mơ hình nghiên cứu. .............................................................................16
3.2.2. Biến nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. ...............................................16

4.

NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................19
4.1. Thực trạng về tỷ giá của Việt Nam ..........................................................19


4.1.1. Diễn biến tỷ giá .....................................................................................19
4.1.2. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát ......................................22
4.2. Kiểm định tính dừng .................................................................................23
4.3. Lựa chọn độ trễ tối ưu ...............................................................................24
4.4. Kiểm định tính ổn định của mơ hình .......................................................26
4.5. Phân tích tác động của cú sốc tỷ giá đến các chỉ số giá khác từ hàm

phản ứng xung (IRF) ...........................................................................................27
4.5.1. Phản ứng của chỉ số giá nhập khẩu trước cú sốc tỷ giá hối đoái ..........27
4.5.2. Phản ứng của giá xăng dầu trong nước trước cú sốc tỷ giá hối đoái ....28
4.5.3. Phản ứng của CPI trước cú sốc tỷ giá hối đối. ....................................29
4.5.4. Kiểm định Robustness ..........................................................................35
4.6. Phân tích phân rã phương sai (VD) .........................................................39
5.

KẾT LUẬN .......................................................................................................44

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................46
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 48
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................. 48
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................. 50
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................. 53
PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................. 56
PHỤ LỤC 5 ............................................................................................................. 59


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nội dung

ADF

Kiểm định Dickey – Fuller mở rộng

DOTS


Nguồn dữ liệu thương mại của IMF

ERPT

Truyền dẫn tỷ giá hối đoái

GSO

Tổng Cục Thống Kê

IFS

Nguồn dữ liệu tài chính quốc tế của IMF

NEER

Tỷ giá danh nghĩa đa phương

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

REER

Tỷ giá thực đa phương


SVAR

Mơ hình Vector tự hồi quy cấu trúc

USD

Đồng Dollar Mỹ

VAR

Mơ hình Vector tự hồi quy

VECM

Mơ hình Vector hiệu chỉnh sai số

VD

Chức năng phân rã phương sai

VND

Đồng Việt Nam

WB

Ngân hàng Thế Giới



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Phản ứng của giá tiêu dùng CPI các nước với cú sốc 1% tỷ giá ............... 8
Bảng 3.1: Tổng hợp nguồn dữ liệu đối với các biến sử dụng: OIL, GAP, M2,
NEER, IMP, PVN, CPI ............................................................................................ 18
Bảng 4.1: Thống kê những lần điều chỉnh tỷ giá VND/USD của NHNN những năm
gần đây ..................................................................................................................... 20
Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả kiểm định tính dừng của dữ liệu ................................. 24
Bảng 4.3: Lựa chọn độ trễ tối ưu cho mơ hình VAR ............................................... 25
Bảng 4.4: Phản ứng của CPI với cú sốc 1% của NEER .......................................... 30
Bảng 4.5: Độ lớn của truyền dẫn tỉ giá hối đoái trong nghiên cứu của Võ Văn Minh
(2009) giai đoạn 2001M1 – 2007M2 ....................................................................... 32
Bảng 4.6: Mức truyền dẫn Tỷ giá của một số quốc gia Châu Á theo nghiên cứu của
Ito và Sato (2007) ..................................................................................................... 33
Bảng 4.7: Tầm quan trọng của các biến số trong việc giải thích sự thay đổi của IMP.
................................................................................................................................... 39
Bảng 4.8: Tầm quan trọng của các biến số trong việc giải thích sự thay đổi của
PVN. ......................................................................................................................... 40
Bảng 4.9: Tầm quan trọng của các biến số trong việc giải thích sự thay đổi của CPI.41


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1: Kênh truyền dẫn tỷ giá hối đối ............................................................... 11
Hình 4.1: Diễn biến tỷ giá VND/USD từ 2001 - 2012 ............................................ 19
Hình 4.2: Biến động NEER và REER của Việt Nam từ 2001 – 2012 ..................... 21
Hình 4.3: Tỷ giá danh nghĩa VND/USD và và lạm phát, 2001 – 2012 ................... 23
Hình 4.4: Kiểm định tính ổn định của mơ hình ....................................................... 26
Hình 4.5: Phản ứng của IMP trước cú sốc NEER .................................................... 27
Hình 4.6: Phản ứng của PVN trước cú sốc NEER ................................................... 28

Hình 4.7: Phản ứng của CPI trước cú sốc NEER ..................................................... 29
Hình 4.8: Phản ứng của CPI với cú sốc 1% của NEER ........................................... 31
Hình 4.9: Phản ứng của CPI trước cú sốc IMP ........................................................ 34
Hình 4.10: Phản ứng của CPI trước cú sốc PVN ..................................................... 34
Hình 4.11: Kết quả hàm phản ứng xung theo Thứ tự 2 ........................................... 36
Hình 4.12: Kết quả hàm phản ứng xung theo Thứ tự 3 ........................................... 37
Hình 4.13: Kết quả hàm phản ứng xung theo Thứ tự 4 ........................................... 38
Hình 4.14: Tầm quan trọng của các biến số trong việc giải thích sự thay đổi của CPI
................................................................................................................................... 42


-1-

MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng
quan tâm, cùng với sự phát triển đa dạng của nền kinh tế thì nguyên nhân dẫn tới
lạm phát ngày càng phức tạp. Với nền kinh tế đang phát triển của nước ta luôn
thường trực nguy cơ tái lạm phát cao, đây là vấn đề nhức nhối không chỉ cho các
nhà quản lý kinh tế, các doanh nghiệp mà còn là nỗi lo chung của hàng triệu người
dân Việt Nam. Lạm phát khơng cịn là chủ đề dành riêng cho các nhà hoạch định
chính sách mà nó cịn trở thành đề tài chung được bàn thảo trong mọi tầng lớp xã
hội bởi xu hướng gia tăng và duy trì của lạm phát đã hóa thành nỗi ám ảnh, là gánh
lo chén cơm manh áo… của mọi người dân. Đặc biệt là sự thiệt hại, mất mát rất lớn
cho nền kinh tế quốc gia.
Vậy tại sao lại xảy ra hiện tượng lạm phát cao kéo dài trong những năm qua mặc
dù Chính phủ đã và đang dồn sức để chống chọi với lạm phát bằng cách thay đổi
hàng loạt các chính sách kinh tế. Hơn thế nữa nhằm tạo niềm tin trong nhân dân,
Chính phủ xem lạm phát như là tâm điểm, là vấn đề cấp bách cần phải ứng phó một
cách kiên trì và bền bỉ với hy vọng sẽ làm giảm bớt cơn bùng phát của nó. Mặc dù

khơng dễ có một đáp án thuyết phục cho bài tốn lạm phát nhưng nó đang được các
nhà nghiên cứu, các chuyên gia lần lượt đưa ra những lời giải riêng theo quan điểm,
cách nhìn nhận và mơ hình nghiên cứu khác nhau trong thời gian qua. Cùng với
dòng chảy chung, tác giả đưa ra lời giải thích cho vấn đề lạm phát dựa trên góc độ
phân tích về “Đo lường hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát ở Việt
Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Liệu có mối
quan hệ như thế nào giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát tại Việt Nam? Sự tăng hay
giảm tỷ giá hối đoái ảnh hưởng như thế nào đến lạm phát? Yếu tố nào là nguyên
nhân chính khiến lạm phát tăng cao? Đây là những câu hỏi mà nhiều nhà kinh tế
quan tâm và để hiểu được vấn đề này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối Chính phủ


-2-

nói chung và Ngân hàng Nhà nước nói riêng trong việc điều hành tỷ giá như thế nào
để kiềm chế lạm phát.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Đo lường mức độ tác động của cú sốc tỷ giá hối đoái và độ trễ của nó vào
các chỉ số giá đặc biệt là chỉ số lạm phát của Việt Nam trong khoảng thời
gian tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm 2012.

-

Từ mô hình truyền dẫn tỷ giá hối đối, thực hiện chức năng phân rã phương
sai để xác định tầm quan trọng của các cú sốc của các biến trong mơ hình
đến sự gia tăng lạm phát của Việt Nam.

3. Đối tượng nghiên cứu

Để đạt mục tiêu nghiên cứu trên thì luận văn hướng tới đối tượng nghiên cứu
sau:
-

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực đa phương (NEER), các chỉ số giá nhập
khẩu (IMP), chỉ số giá xăng dầu (PVN), chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

-

Cơ chế chính sách điều hành tỷ giá hối đoái.

-

Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT)

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phân tích định
lượng. Trong phân tích định lượng, luận văn sử dụng mơ hình VAR đệ quy (cơng cụ
tin học Eviews phiên bản 6.0) cơ sở dữ liệu theo tháng từ 2001 - 2012 để đo lường
và đánh giá hệ số truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên lạm phát.
5. Nguồn số liệu
Trong bài luận văn tác giả đã sử dụng số liệu thống kê từ các nguồn dữ liệu:
Tổng cục Thống kê (GSO), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB).
Các quyết định của Ban Vật giá Chính phủ, Quyết định của Bộ Thương Mại, Bộ Tài


-3-

chính, Bộ Cơng Thương về giá xăng A92. Dữ liệu được thu thập trong giai đoạn
2001 – 2012.

6. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu thì cấu trúc của luận văn bao gồm phần tóm tắt đề tài nghiên
cứu và 5 phần chính như sau:
Phần 1 Giới thiệu
Phần 2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
Phần 4 Nội dung và các kết quả nghiên cứu
Phần 5 kết luận.


-4-

ĐO LƯỜNG HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
ĐẾN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
TÓM TẮT
Truyền dẫn tỷ giá hối đoái là tác động của những thay đổi trong tỷ giá hối
đoái đến các chỉ số giá trong nước gọi chung là sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái. Với
mục tiêu đo lường truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát ở Việt Nam tác giả đã sử
dụng mô hình Vector tự hồi quy để đo lường truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến các chỉ
số giá, đặc biệt là truyền dẫn đến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2012. Tác
giả sử dụng mơ hình nghiên cứu tương tự như của Ito và Sato (2006) đối với mơ
hình 7 biến, trong đó dữ liệu được thu thập theo tháng gồm 144 quan sát từ 2001
đến 2012. Kết quả phân tích hàm phản ứng xung cho thấy truyền dẫn tỷ giá hối đoái
đến lạm phát là lớn hơn so với các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam và so với một
số quốc gia Châu Á khác, độ lớn của truyền dẫn này đang có xu hướng tăng nhanh
và thời gian tác động của cú sốc tỷ giá hối đối đến lạm phát là khơng nhất thời mà
thể hiện xu hướng kéo dài. Phân rã phương sai cho thấy lạm phát bị ảnh hưởng bởi
cú sốc từ trễ của chính nó ở kỳ đầu tiên 80,12% sau đó giảm dần và duy trì ổn định
từ kỳ 11 khoảng 32%, tiếp theo là cú sốc M2 mặc dù kỳ đầu tiên rất thấp khoảng
1,4% nhưng tăng lên nhanh chóng khoảng 22% từ kỳ thứ 11, tiếp theo là ảnh hưởng

cú sốc từ các biến OIL, IMP, NEER, GAP và ảnh hưởng thấp nhất đến lạm phát là
PVN hơn 6%.
Từ khóa: Truyền dẫn tỷ giá hối đối (ERPT), Vector tự hồi quy (VAR), hàm
phản ứng xung (IRF), phân rã phương sai (VD).


-5-

1. GIỚI THIỆU
Trong nhiều năm qua lạm phát của Việt Nam liên tục duy trì ở mức cao có
thể kể đến là mức đỉnh điểm năm 2008 cho đến năm 2012 lần lượt là 19,89%,
6,52%, 11,75%, 18,13% và 6,81%. Nhắc đến lạm phát đó khơng chỉ là nỗi ám ảnh
khơng chỉ cho các nhà quản lý kinh tế, các doanh nghiệp mà còn là nỗi lo chung của
hàng triệu người dân Việt Nam. Lạm phát thường gắn liền với thuật ngữ đồng tiền
mất giá và thật trùng hợp khi lạm phát Việt Nam tăng cao thì cũng là lúc mà đồng
tiền Việt Nam bị phá giá mạnh.
Tỷ giá hối đoái là cầu nối quan trọng để một nền kinh tế hội nhập với nền
kinh tế thế giới. Có một chính sách điều hành tỷ giá đúng đắn sẽ góp phần quan
trọng trong việc ổn định nền kinh tế vĩ mô và thúc đẩy sản xuất phát triển. Do đó
đối với bất kỳ quốc gia nào tỷ giá hối đoái cũng là một trong những biến số quan
trọng của nền kinh tế. Tỷ giá hối đối có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế, một trong
những ảnh hưởng quan trọng của nó là tác động đến lạm phát. Do đó nghiên cứu
truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát được xem là một trọng tâm của nghiên cứu,
theo đó bài luận văn tập trung trả lời cho câu hỏi liệu có mối quan hệ như thế nào
giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát tại Việt Nam? Sự tăng hay giảm tỷ giá hối đoái ảnh
hưởng như thế nào đến lạm phát? Yếu tố nào là nguyên nhân chính khiến lạm phát
tăng cao? Để hiểu được truyền dẫn ERPT này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối
với Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành tỷ giá như thế nào để kiềm chế lạm
phát.
Đây là những câu hỏi mà nhiều nhà kinh tế quan tâm và để trả lời cho câu

hỏi này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đo lường hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái
đến lạm phát ở Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp
của mình. Thơng qua việc sử dụng mơ hình VAR tác giả thực hiện đo lường hiệu
ứng ERPT đến các chỉ số giá đặc biệt là truyền dẫn đến lạm phát bằng hàm phản
ứng xung (IRF) và xác định tầm quan trọng của các biến trong mơ hình nhờ vào


-6-

phân rã phương sai (VD). Kết quả truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát là tương
đối cao nếu so sánh với những nghiên cứu trước đây tại Việt Nam và so với một số
quốc gia Châu Á khác.


-7-

2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1.

Các nghiên cứu đối với các nước phát triển
Jonathan McCarthy (2000) với nghiên cứu tựa đề “Truyền dẫn tỷ giá và giá

nhập khẩu đến lạm phát trong nước tại một số nền kinh tế phát triển”, trong đó tác
giả sử dụng mơ hình VAR đệ qui để nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ giá đối với giá
nhập khẩu (IMP) đến giá sản xuất (PPI) và giá tiêu dùng (CPI) tại 9 nước có nền
kinh tế phát triền bao gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Bỉ, Hà Lan, Thụy
Điển và Thụy Sĩ giai đoạn 1976 – 1998. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc nâng giá
đồng nội tệ sẽ làm giảm giá cả nhập khẩu và điều này kéo dài ít nhất là một năm với
hầu hết các nước khảo sát, phản ứng của chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng
đối với chỉ số giá nhập khẩu là dương và có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các nước

khảo sát.
Reginaldo P. Nogueira, Jr và Miguel A. León-Ledesma (2009) với nghiên
cứu tựa đề “Truyền dẫn tỷ giá hối đối có thay đổi khi bất ổn mơi trường kinh tế vĩ
mơ khơng?” trong đó tác giả sử dụng mơ hình Logistic smooth transition
regressions (LSTR) để đo lường truyền dẫn của tỷ giá hối đối ảnh hưởng tuyến
tính hay phi tuyến đối với bất ổn môi trường kinh tế vĩ mô tại Mexico giai đoạn
1992M1 – 2005M12. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng là phi tuyến, có nghĩa
là mơi trường kinh tế vĩ mơ bất ổn thì truyền dẫn ERPT gia tăng và ngược lại.
Felix P. Hufner và Michael Schroder (2002) với nghiên cứu tựa đề “Truyền
dẫn tỷ giá hối đoái vào giá tiêu dùng: một quan điểm người Châu Âu” trong đó tác
giả sử dụng mơ hình VECM cho 5 quốc gia Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha và Hà
Lan giai đoạn 1981 - 2001 nhằm lượng hóa tác động cú sốc tỷ giá đến giá tiêu dùng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy Hà Lan biểu thị truyền dẫn tỷ giá đến giá tiêu dùng
nhanh nhất, nhưng tác động lâu nhất là Ý và Pháp được biểu thị ở bảng sau:


-8-

Bảng 2.1: Phản ứng của giá tiêu dùng CPI các nước với cú sốc 1% tỷ giá
Sau 6 tháng

Sau 12 tháng

Sau 18 tháng

Sau 24 tháng

Pháp

0.01


0.07

0.12

0.16

Đức

0.07

0.08

0.09

0.10

Ý

0.06

0.12

0.16

0.18

Hà Lan

0.12


0.11

0.11

0.11

Tây Ban Nha

0.09

0.08

0.08

0.08

Nguồn: Felix P. Hufner và Michael Schroder (2002)
2.2.

Nghiên cứu đối với các nước đang phát triển
Takatoshi Ito và Kiyotaka Sato (2006) đã sử dụng mơ hình VAR để nghiên

cứu so sánh truyền dẫn tỷ giá hối đối tại các nước Đơng Á chịu ảnh hưởng của
cuộc khủng hoàng 1997 – 1998 gồm Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippine và
Malaysia. Dữ liệu nghiên cứu từ 1993M1 – 2005M08, kết quả nghiên cứu cho thấy
truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu là cao nhất, sau đó đến chỉ số giá sản
xuất và chỉ số giá tiêu dùng. Mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập
khẩu là khá cao ở các nước bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tiền tệ. Mức truyền
dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá tiêu dùng nhìn chung là thấp ở các nước được

khảo sát ngoại trừ Indonesia.
Michele Ca’ Zorzi, Elke Hahn & Marcelo Sánchez (2007) tác giả đã sử dụng
mơ hình VAR và phân rã Cholesky nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá
hối đoái tại 12 nước đang phát triển thuộc 3 nền kinh tế công nghiệp cũng như 3
khu vực kinh tế mới nổi trên thế giới, bao gồm Châu Á (Trung Quốc, Nam Hàn,
Singapore, Đài Loan và Hồng Kơng), Trung và Đơng Âu (Cộng hịa Séc, Hungary,


-9-

Phần Lan), Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ Latin (Arhentina, Chilê và Mexico). Kết quả nghiên
cứu cho thấy một mối quan hệ cùng chiều rõ rệt giữa độ lớn của sự truyền dẫn tỷ giá
hối đoái và lạm phát. Trong khi mối tương quan cùng chiều giữa độ mở cửa một
quốc gia và độ lớn của sự truyền dẫn tỷ giá hối đối chỉ được hỗ trợ ở mức yếu.
Ngồi ra bài nghiên cứu còn phủ định lập luận ERPT trong nền kinh tế đang phát
triển thì ln cao hơn so với nền kinh tế phát triển.
2.3.

Các nghiên cứu trong nước về truyền dẫn tỷ giá hối đoái.
Võ Văn Minh (2009) với nghiên cứu tựa đề “Truyền dẫn tỷ giá hối đoái và

liên kết với lạm phát của Việt Nam” tác giả đã sử dụng mơ hình VAR giai đoạn
2001M1 – 2007M2 và đã tìm thấy mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá
nhập khẩu sau 6 tháng là 1,04; sau một năm là 0,21. Tuy nhiên mức truyền dẫn tỷ
giá hối đoái đến CPI trong 4 tháng đầu là âm và mức tác động tích lũy trong một
năm là 0,13 thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên hạn chế của
nghiên cứu là tác giả chưa sử dụng chỉ số giá sản xuất (PPI) trong quá trình ước
lượng và dữ liệu chỉ số giá nhập khẩu chưa có chính thức mà tự tính tốn lại thơng
qua chỉ số giá xuất khẩu của các quốc gia có tỷ lệ giao thương lớn với Việt Nam.
Nguyễn Đình Minh Anh, Trần Mai Anh, Võ Trí Thành (2010) đã sử dụng

mơ hình VAR để ước tính mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát ở Việt Nam
từ tháng 01/2003 đến tháng 03/2009. Kết quả cho thấy mức truyền dẫn là 0,07 với
độ trễ là 2 tháng kể từ cú sốc tỷ giá, tác động này được loại bỏ hoàn toàn trong
tháng thứ 3. So với một số nước đang phát triển khác, mức truyền dẫn của tỷ giá
vào lạm phát ở Việt Nam có mức độ vừa phải. Nghiên cứu cũng tìm thấy rằng lạm
phát ở Việt Nam trong những năm 2008 – 2009 chủ yếu là do việc mở rộng cung
tiền. Vì vậy nhóm tác giả đưa ra giải pháp để kiểm soát lạm phát là NHNN cần phải
quản lý cung tiền. Khi cung tiền được kiểm soát một cách hiệu quả sẽ giúp kiểm
soát biến động tỷ giá hối đoái và như vậy sẽ khơng gây ra lạm phát. Ngồi ra, lãi
suất tiền đồng cũng là một trong những công cụ mạnh mẽ để kiểm soát lạm phát.


-10-

Bạch Thị Phương Thảo với luận văn thạc sỹ (2011) với tựa đề “Truyền dẫn
tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011” tác giả đã
sử dụng mơ hình VAR đệ quy để đo lường truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá
nhập khẩu (IMP), chỉ số giá sản xuất (PPI) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) với kỳ dữ
liệu 2001Q1 – 2011Q4. Kết quả truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu
(IMP) là mạnh nhất tiếp đến là chỉ số giá sản xuất (PPI) và cuối cùng là chỉ số giá
tiêu dùng (CPI).
2.4.

Truyền dẫn tỷ giá hối đoái và mối quan hệ với các chỉ số giá khác.
Theo Goldberg và Knetter (1997), truyền dẫn tỷ giá hối đoái được xác định

như là phần trăm thay đổi giá nhập khẩu tính bằng đồng nội tệ khi tỷ giá giữa các
nước xuất khẩu và nhập khẩu thay đổi 1%. Jonathan McCarthy (2000) thì xem xét
các khái niệm truyền dẫn tỷ giá hối đối dưới góc độ là sự tác động của biến động
tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu đến giá sản xuất và giá tiêu dùng tại những nước

nền kinh tế phát triển. Ito và Sato (2006) cũng nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái
vào các chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng tại các nước
Châu Á. Từ những nghiên cứu đó tác giả cho rằng có thể hiểu truyền dẫn tỷ giá hối
đối là tác động của những thay đổi trong tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá trong
nước gọi chung là sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái.
Biến động tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá trong nước qua hai kênh trực
tiếp và gián tiếp như sơ đồ bên dưới:


-11-

Hình 2.1: Kênh truyền dẫn tỷ giá hối đối

Phá giá đồng nội tệ
(Tỷ giá tăng)

Truyền dẫn trực tiếp

Giá hàng
nhập khẩu
đầu vào sản
xuất đắt hơn

Truyền dẫn gián tiếp

Nhu cầu nội
địa cho các
hàng hóa
thay thế


Hàng hóa
nhập khẩu
cuối cùng
đắt hơn

Nhu cầu về
hàng xuất
khẩu tăng

Nhu cầu lao
động tăng
Hàng hóa
và hàng
xuất khẩu
thay thế trở
nên đắt hơn

Chi phí sản
xuất tăng

Tiền lương
tăng

Giá tiêu dùng tăng

Nguồn: Felix P.Hufner và Michael Schroder (2002)
Kênh trực tiếp: Diễn ra khi biến động tỷ giá ảnh hưởng đến giá trong nước
thông qua thay đổi của hàng hóa nhập khẩu tiêu dùng cuối cùng hoặc hàng hóa nhập



-12-

khẩu sử dụng làm đầu vào cho sản xuất trong nước. Khi đó một sự phá giá đồng nội
tệ sẽ làm giá nhập khẩu tăng, ngược lại một sự nâng giá nội tệ sẽ làm giá nhập khẩu
giảm. Trong trường hợp phá giá, chi phí nhập khẩu nguyên liệu sẽ cao hơn làm tăng
chi phí biên và dẫn tới chi phí sản xuất hàng nội địa tăng. Mặt khác, các cơng ty
nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng cuối cùng có thể tăng giá bán để phản ứng lại việc
tăng chi phí hàng nhập khẩu. Như vậy kênh truyền dẫn tỷ giá hối đoái đầu tiên là
các thay đổi của tỷ giá hối đoái làm tăng giá nhập khẩu ảnh hưởng đến giá sản xuất
đầu vào rồi đến ảnh hưởng đến mức giá sản xuất, và cuối cùng ảnh hưởng đến mức
giá tiêu dùng.
Kênh gián tiếp: Trong trường hợp phá giá tiền tệ sẽ làm thay đổi xu hướng
tiêu dùng trên thị trường trong nước và nước ngoài. Khi quốc gia phá giá đồng tiền,
hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt hơn nên người dân trong nước có xu hướng chuyển
sang tiêu dùng sản phẩm sản xuất trong nước. Đối với thị trường nước ngồi, cầu về
hàng hóa của nước có đồng tiền phá giá có xu hướng tăng lên. Cả hai yếu tố này
đều tạo áp lực tăng giá hàng nội địa. Khi sản xuất trong nước sử dụng yếu tố đầu
vào từ nhập khẩu, khi giá nhập khẩu trở nên đắt hơn thì nhu cầu nội địa cho hàng
hóa thay thế tăng lên, giá hàng hóa thay thế này cũng sẽ tăng và điều này cũng làm
tăng mức giá tiêu dùng. Hoặc khi nhu cầu về hàng xuất khẩu tăng lên thì nhu cầu
mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu cũng tăng, tiền lương cũng tăng lên. Kết quả là giá
cả hàng hóa nội địa tăng lên.
Điểm lại các nghiên cứu trước đây cho đến nay đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu viết về cơ chế truyền dẫn tỷ giá lên lạm phát hay các chỉ số giá không
chỉ ở những nước phát triển mà còn ở những nước đang phát triển bằng nhiều mơ
hình nghiên cứu và được xây dựng dựa trên góc độ tiếp cận khác nhau. Hiểu được ý
nghĩa độ lớn, thời gian ảnh hưởng của truyền dẫn tỷ giá hối đoái rất quan trọng. Nhà
hoạch định chính sách khi hiểu được các vấn đề này sẽ đưa ra các quyết định thích
hợp về: độ lớn của mức điều chỉnh tỷ giá hối đoái, thời gian đưa ra quyết định điều
chỉnh để đảm bảo sự ổn định xã hội và đạt hiệu quả cao đối với các mục tiêu mà



-13-

việc phá giá muốn hướng đến. Độ lớn của mức truyền dẫn tỷ giá hối đối tại mỗi
quốc gia có thể cho ta biết được mức tác động của biến động tỷ giá hối đoái đến tỷ
lệ lạm phát tại quốc gia đó, nghĩa là mức độ và thời gian ảnh hưởng của tỷ giá hối
đoái đến các chỉ số giá là rất quan trọng cho việc dự đoán tỷ lệ lạm phát. Nếu một
quốc gia có mức truyền dẫn tỷ giá hối đối đến lạm phát q lớn thì một khi đồng
nội tệ bị phá giá tất yếu sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát và ảnh hưởng đến an sinh
xã hội.
Việc điều hành chính sách tỷ giá hối đối cũng địi hỏi người làm chính sách
phải có hiểu biết chuyên sâu về truyền dẫn tỷ giá hối đối, nếu một quốc gia có mức
truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát thấp nghĩa là biến động tỷ giá hối đối
khơng ảnh hưởng nhiều đến lạm phát tại quốc gia đó trong khi quốc gia này đang
đang đối mặt với tình trạng nhập siêu cao thì một biến pháp phá giá mạnh hơn đồng
tiền trong nước có thể được xem xét áp dụng mà không ảnh hưởng nhiều đến lạm
phát trong nước của quốc gia đó.
Trên cơ sở đo lường hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát ở Việt
Nam giai đoạn 2001 – 2012 tác giả tập trung trả lời câu hỏi liệu có mối quan hệ như
thế nào giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát tại Việt Nam? Sự tăng hay giảm tỷ giá hối
đoái ảnh hưởng như thế nào đến lạm phát? Yếu tố nào là nguyên nhân chính khiến
lạm phát tăng cao? Để trả lời cho câu hỏi này thì tác giả sẽ trình bày trong phần tiếp
theo là phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu.


-14-

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.


Giới thiệu về mơ hình VAR

3.1.1. Tổng quan về mơ hình vecto tự hồi quy (VAR)
Mơ hình tự hồi quy vector VAR được Sims đưa ra lần đầu vào năm 1980.
Theo ơng nếu có một tác động đồng thời xảy ra giữa một số biến thì tất cả các biến
đó phải được xem xét như nhau. Hay nói cách khác các biến tác động qua lại lẫn
nhau do đó khơng có lý do để quy định đâu là biến nội sinh đâu là biến ngoại sinh
trong mơ hình, tất cả các biến đều là nội sinh. Các dạng mơ hình VAR:
Mơ hình VAR cấu trúc (Structural VAR): Mơ hình có dạng sau:
yt  A  A0 yt  ...  Ap yt  p   t

Đây cũng là mơ hình VAR mà Sims (1980) đã giới thiệu, trong mơ hình này
một biến khơng chỉ chịu tác động hiện tại của các biến khác mà còn ảnh hưởng bởi
độ trễ của chính nó và độ trễ của các biến khác trong quá khứ. Tuy nhiên không thể
ước lượng được các hệ số nếu dựa vào mô hình VAR dạng cấu trúc, do đó địi hỏi
phải biến đổi về mơ hình VAR dạng tiêu chuẩn (Standard VAR) hay mơ hình VAR
dạng rút gọn (Reduced VAR).
Mơ hình VAR rút gọn (Reduced VAR, Standard VAR): Mơ hình được
viết như sau:
yt  B0  B1 yt 1  ...  B p yt  p  et

Trong đó: yt: đại diện cho chuỗi dừng của các biến nội sinh
B0: là vectơ hằng số
Bp: ma trận hệ số hồi quy


-15-

et: là các nhiễu trắng

Trong mơ hình, mỗi biến được biểu diễn dưới dạng một hàm tuyến tính của
các biến trễ của chính nó, biến trễ của các biến khác trong mơ hình. Các nhiễu trắng
trong các phương trình ở dạng VAR rút gọn bao hàm trong đó tính chất của các
biến, nếu các biến khác nhau có tương quan với nhau thì các nhiễu trắng của chúng
cũng tương quan với nhau.
Mơ hình VAR đệ quy (Recursive VAR): Đây là mơ hình mà nhiễu trắng
trong phương trình hồi quy khơng tương quan với các nhiễu trắng trong các phương
trình hồi quy trước đó. Điều này có thể được ước lượng được bằng phương pháp
phân rã Cholesky (Cholesky decoposition).
3.1.2. Ứng dụng của mơ hình VAR
Mơ hình VAR có 2 ứng dụng quan trọng là: Chức năng hàm phản ứng xung
và Phân rã phương sai.
Chức năng hàm phản ứng xung (Impulse response function – IRF). Chức
năng này sẽ cho biết các biến cịn lại trong mơ hình phản ứng như thế nào khi xảy ra
cú sốc đối với một biến trong mô hình.
Chức năng phân rã phương sai (Variance decomposition): Chức năng này
giải thích cho sự biến động của một biến trong mơ hình.
Tuy được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu kinh tế vĩ mơ nhưng mơ hình
VAR vẫn tồn tại điểm mạnh và hạn chế. Điểm mạnh của mơ hình VAR là chúng ta
không cần băn khoăn về biến nào là biến nội sinh, biến nào là biến ngoại sinh. Với
một số ít biến trong mơ hình nhưng tin cậy của dự báo thu được thường tốt hơn so
với một mơ hình cồng kềnh, nhiều biến. Một số điểm hạn chế của mơ hình như việc
địi hỏi số quan sát lớn, việc lựa chọn độ trễ cho mơ hình cịn mang nhiều cảm tính.
3.2.

Mơ hình, biến nghiên cứu và dữ liệu


-16-


3.2.1. Mơ hình nghiên cứu.
Để đo lường truyền dẫn tỷ giá hối đoái ở Việt Nam tác giả sử dụng mơ hình
nghiêu cứu tương tự của Ito và Sato (2006). Để tạo ra cú sốc cấu trúc tác giả sử
dụng phân rã Cholesky của ma trận Ω (mơ hình VAR dạng đệ quy – Recursive
VAR), ma trận phương sai - hiệp phương sai của phần dư VAR dạng rút gọn.
Mô hình 7 biến:

Với εtoil đại điện cho cú sốc cung, εtgap đại diện cho cú sốc cầu, εtm đại diện
cho cú sốc tiền tệ, εtneer đại diện cho cú sốc tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực, εtimp
đại diện cho cú sốc giá nhập khẩu, εtppi đại diện cho cú sốc giá sản xuất, εtcpi đại diện
cho cú sốc giá tiêu dùng. Các kết quả ở tam giác bên dưới của ma trận S ngụ ý rằng
một cú sốc cấu trúc khơng có tác động đồng thời đến một số biến nội sinh căn cứ
vào việc sắp xếp thứ tự các biến nội sinh.
3.2.2. Biến nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu.
Biến nghiên cứu được thu thập theo tháng dữ liệu từ 2001M1 – 2012M12
gồm: Biến giá dầu thế giới (OIL) tượng trưng cho cú sốc cung, Biến lỗ hổng sản
lượng công nghiệp (GAP) tượng trưng cho cú sốc cầu, Biến cung tiền (M2), Biến
lãi suất danh nghĩa hiệu dụng (NEER), Biến chỉ số giá nhập khẩu (IMP), Biến giá
xăng dầu Việt Nam (PVN), Biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI).


-17-

OIL: Giá dầu được sử dụng là giá dầu Europe Brent Spot Price từ 2001M12012M12 đơn vị tính là USD/Barrel từ nguồn Energy Information Administration1.
GAP: Lỗ hổng sản lượng công nghiệp được tính từ chênh lệch giữa sản
lượng thực tế và sản lượng tiềm năng, trong đó sản lượng tiềm năng được tính bằng
cách sử dụng bộ lọc Hodrick Prescott (Hodrick – Prescott filter) từ đó tác giả lấy trị
tuyệt đối của chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng để tính lỗ
hổng sản lượng, dữ liệu được điều chỉnh yếu tố mùa vụ bằng phương pháp Cencus
X12, nguồn World Bank.

M2: Cung tiền mở rộng M2 từ nguồn IFS-IMF. Biến M2 thể hiện lập trường
của chính sách tiền tệ vì NHNN thơng qua điều chỉnh cung tiền cơ sở sẽ nhanh
chóng ảnh hưởng đến cung tiền mở rộng M2 thông qua số nhân tiền tệ m.
NEER: Tỷ giá danh nghĩa hiệu lực đa phương (2005M1 =100) giữa VND
với 25 đối tác thương mại chính gồm China, Japan, United States, Korea,
Singapore, Thailand, Australia, Malaysia, Germany, Hongkong, Indonesia, France,
UK, India, Netherlands, Switzerland, Philippines, Italy, Russian, Cambodia,
Belgium, Spain, Canada, UAE và Brazil chiếm tỷ trọng 92,57% tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nguồn DOTS-IMF và tính tốn của tác giả. Tác giả
không sử dụng biến tỷ giá thực hiệu lực đa phương (REER) để đo lường truyền dẫn
tỷ giá hối đối đến lạm phát bởi vì REER đã điều chỉnh chỉ số giá tiêu dùng CPI và
sử dụng NEER là hợp lý vì từ 1995 trở về đây Việt Nam đã giao thương với rất
nhiều nước thương mại khác nhau nên NEER đại diện cho rổ tiền tệ.
IMP: Chỉ số giá nhập khẩu (2005 = 100), dữ liệu được điều chỉnh yếu tố
mùa vụ bằng phương pháp Cencus X12. Nguồn World Bank.
PVN: Do thiếu dữ liệu nên tác giả đã không sử dụng biến chỉ số giá sản xuất.
Thay vào đó sẽ xem xét giá xăng A92 (PVN) để làm đại diện cho chi phí sản xuất.

1 Nguồn: />

×