Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Cấu trúc so sánh trong thơ phạm tiến duật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.88 KB, 112 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN HỒI THƯƠNG

CẤU TRÚC SO SÁNH TRONG THƠ
PHẠM TIẾN DUẬT

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

CẤU TRÚC SO SÁNH TRONG THƠ
PHẠM TIẾN DUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:
TS. Trần Văn Sáng
Người thực hiện:
Nguyễn Hồi Thương
(Khóa 2012 - 2016)


Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Hồn thành luận văn, tơi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Trần Văn
Sáng - người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong suốt quá trình
nghiên cứu bằng một tinh thần khoa học nhiệt thành và nghiêm túc.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy cơ giáo
khoa Ngữ văn, Đại học - Trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã
giảng dạy và giúp đỡ tơi hồn thành khóa học này.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã quan tâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.
Với trình độ và kiến thức còn hạn chế của người viết, luận văn chắc
chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự lượng thứ
và góp ý chân thành của các thầy, cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp đã quan
tâm đến vấn đề được tìm hiểu trong luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 6
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 12
3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 12
Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận là cấu trúc so sánh trong thơ Phạm Tiến

Duật ................................................................................................................. 12
3. 2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 12
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 13
5. Bố cục luận văn: .......................................................................................... 14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TẾ ............................................. 15
1.1 Khái quát về so sánh ................................................................................. 15
1.1.1 Khái niệm so sánh .................................................................................. 15
1.1.2 Cấu trúc so sánh ..................................................................................... 18
1.1.3 Các kiểu so sánh ..................................................................................... 29
1.2 Phạm Tiến Duật và những bài thơ của ông .............................................. 31
1.2.1 Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Tiến Duật ..................... 31
1.2.2 Khái quát về thơ Phạm Tiến Duật .......................................................... 34
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA CỦA
PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT............... 38


2.1 Đặc điểm hình thái - cấu trúc của phương thức so sánh trong thơ Phạm
Tiến Duật ......................................................................................................... 39
2.1.1 Các kiểu so sánh ..................................................................................... 39
2.1.2 Đặc điểm của yếu tố được so sánh ......................................................... 53
2.1.3 Đặc điểm của yếu tố so sánh .................................................................. 61
2.1.4 Đặc điểm của các từ ngữ biểu thị qua hệ so sánh ................................. 68
2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của phương thức so sánh trong thơ Phạm Tiến Duật
......................................................................................................................... 71
2.2.1 Đặc điểm của yếu tố được so sánh ......................................................... 71
2.2.2 Đặc điểm của yếu tố so sánh ................................................................. 79
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ TU TỪ CỦA PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG
THƠ PHẠM TIẾN DUẬT .............................................................................. 88
3.1. Giá trị nhận thức của so sánh tu từ.......................................................... 88
3.2. Giá trị biểu cảm của so sánh tu từ ........................................................... 94

3.3. Phương thức so sánh với hình tượng nghệ thuật trong thơ Phạm Tiến
Duật ................................................................................................................. 99
KẾT LUẬN ................................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 110


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Để nhận thức thế giới khách quan, để hiểu rõ sự vật hiện tượng với các
thuộc tính mn màu mn vẻ trong đời sống, con người thường thực hiện
việc so sánh, nhằm phát hiện ra những thuộc tính đồng nhất và khác biệt giữa
các sự vật hiện tượng này, để quy loại và phân biệt chúng với nhau. Có thể
nói, so sánh là một thao tác thường xun, có ý thức hoặc vơ thức, trong đời
sống hàng ngày của con người. Đối với văn học nghệ thuật, so sánh được xem
là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo. Nghiên cứu về phép so sánh của một tác
phẩm văn học giúp ta tìm hiểu một cách thức quan trọng (trong số các phép tu
từ khác) được các tác giả dùng để tạo nên ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm
của mình.
Sự nghiệp văn chương của Phạm Tiến Duật khởi từ tuyến đường mòn
vận tải Trường Sơn 559, con đường huyền thoại mang tên Hồ Chí Minh trong
cuộc chiến tranh chống Mỹ của dân tộc. Thơ Phạm Tiến Duật "đã lưu lại
trong lịch sử dân tộc dấu mốc sáng tạo của thơ trữ tình Việt Nam trên hành
trình đi tìm cái đẹp từ trong các sự kiện và in đậm chất sử thi của một thế kỷ
đầy biến động".
Là một gương mặt độc đáo của văn học Việt Nam 1945 - 1975, nét độc
đáo, nổi bật trong thơ Phạm Tiến Duật là ở ngôn ngữ thơ thô nhám, gân guốc
nhưng lại được ông sử dụng một cách uyển chuyển và vơ cùng tự nhiên. Ơng
được đánh giá là một trong những tác giả tiêu biểu của nền thơ chống Mỹ.
Đọc thơ Phạm Tiến Duật, chúng ta như được quay ngược dịng q
khứ, được sống trong khơng khí của những năm tháng hào hùng, gian khổ

nhưng hết sức lạc quan của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông


gieo vào lòng người đọc niềm tin tưởng ở những phẩm chất tốt đẹp, vững bền
của con người Việt Nam trước những thử thách lịch sử.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn và tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Cấu trúc so sánh trong thơ Phạm Tiến Duật”
2. Lịch sử vấn đề
Các phương thức biểu hiện của ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn
chương, trong đó có phương thức so sánh, đã được nhiều nhà nghiên cứu
trước đây đề cập tới.
Lịch sử nghiên cứu phương thức so sánh ghi nhận tên tuổi của nhà triết
học, nhà hùng biện lỗi lạc của Hi Lạp là Arisstotle (384 - 322 TCN). Trong
cuốn Thi học, khi trình bày những cách tu từ chủ yếu và phổ dụng, Arisstotle
đã chú ý đến so sánh. Ông xem đây là một trong những biện pháp được sử
dụng rất phổ biến trong văn chương, đặc biệt rất đắc dụng trong thơ ca nhằm
tăng hiệu quả biểu cảm và giá trị thẩm mĩ.
Ở Trung Hoa cổ đại, cùng với ẩn dụ, lí luận về so sánh được bộc lộ qua
những lời bình giải về hai thể tỉ và hứng trong thơ ca dân gian Trung Quốc.
Trong các cơng trình nghiên cứu, các học giả Trung Hoa thường dùng khái
niệm “tỉ” và “hứng” khi nói về phương thức nghệ thuật có liên quan đến
cách ví von bóng gió.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu phương thức nghệ thuật này trên quan
điểm ngữ văn học được kế thừa và phát triển truyền thống bình giảng tác
phẩm văn học Trung Hoa, theo khuynh hướng coi đó là thuộc mĩ từ pháp, là
một trong những “phép làm văn”.


Cho đến nay, ở Việt Nam đã có hàng loạt các cơng trình nghiên cứu về
các phương thức tu từ, trong đó có so sánh, tiêu biểu là: Đinh Trọng Lạc với

Giáo trình Việt ngữ (NXB GD, 1964), 99 phương tiện và biện pháp tu từ
tiếng Việt (NXB GD, 1996), Phong cách học tiếng Việt (NXB GD, 1998); Cù
Đình Tú với cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (NXB ĐH &
THCN,1983); Hữu Đạt với cuốn Phong cách học tiếng Việt hiện đại (NXB
ĐHQGHN, 2001); Nguyễn Thế Lịch với Từ so sánh đến ẩn dụ (T/c Ngụn
ngữ, số 3, 1991); Hoàng Kim Ngọc với cuốn So sánh và ẩn dụ trong ca dao
trữ tình (NXB KHXH, 2009)...
Qua tìm hiểu, có thể nhận thấy trong những cơng trình nghiên cứu kể
trên, các tác giả đã chú trọng đến việc hình thành khái niệm, phân loại và tìm
ra giá trị của các phương thức tu từ nói chung và so sánh nói riêng. Đây là cơ
sở lí thuyết vơ cùng q báu để khóa luận tốt nghiệp có thể tham khảo trước
khi đi sâu nghiên cứu về phương thức so sánh trong thơ Phạm Tiến Duật.
Phạm Tiến Duật có thơ đăng báo từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX,
nhưng thơ ơng lúc này vẫn cịn lẫn trong thơ nhiều người. Phải đến cuộc thi
thơ do báo Văn nghệ tổ chức vào năm 1969 -1970, ông mới thực sự ghi được
tên tuổi của mình vào làng thơ Việt Nam. Chùm thơ đoạt giải nhất của ông
gây được ấn tượng mạnh mẽ với độc giả về một phong cách thơ rất lạ. Bắt
đầu từ đây, nhiều cây bút, nhiều nhà phê bình, nghiên cứu văn học đã quan
tâm đánh giá thơ ông. Một trong những bài viết đầu tiên về thơ Phạm Tiến
Duật là Giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ (Tạp chí Văn nghệ Quân
đội, số 10, 1970 của Nhị Ca). Nhị Ca cho rằng chùm thơ được giải bốn bài
của Phạm Tiến Duật thực sự gây được ấn tượng với độc giả về một phong
cách thơ "rất lạ", lạ từ chất liệu, thi liệu đến giọng điệu. Ông chỉ ra rằng, đây
là một hồn thơ "được nuôi dưỡng bằng chất liệu sống thực, tươi trẻ thở hết


khơng khí mặt trận dữ dội và tự tin, có thời gian ngẫm nghĩ về cuộc chiến đấu
quyết liệt, dũng cảm". Nhị Ca cũng rất quan tâm đến việc tạo dựng câu thơ,
một trong những yếu tố làm nên sự mới mẻ của Phạm Tiến Duật so với các
nhà thơ khác là "dáng dấp xốc vác, xô bồ, cứng cáp hơn, như hạt gạo đỏ đồng

chiêm vừa chắc dạ, vừa béo ngọt". Bên cạnh đó, Nhị Ca đã có ý kiến nhận xét
khá xác đáng về những thành công cũng như hạn chế qua việc phân tích một
số bài thơ tiêu biểu của tập “Vầng trăng quầng lửa”.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu (trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 7,
1972) có bài Người viết trẻ giữa cánh rừng già cho rằng: "Sự xuất hiện của
Phạm Tiến Duật đã làm xơn xao đời sống thơ ca vốn có. Thơ Phạm Tiến Duật
đã cổ vũ cho cuộc chiến đấu theo cách riêng của mình và đã đón nhận được
sự quan tâm đặc biệt từ nhiều phía".
Dưới quan điểm văn nghệ phục vụ chính trị như vậy, nhà nghiên cứu
văn học Nguyễn Ngọc Thiện với bài viết Chỗ mạnh và chỗ yếu trong thơ
Phạm Tiến Duật (in trên Tạp chí Văn học, số 4, 1974) đã khẳng định: "hồn
thơ Phạm Tiến Duật phóng khống, rộng mở, cái đẹp của cuộc sống chiến
đấu đi vào thơ ơng tự nhiên và rất thật". Ơng cho rằng, thơ Phạm Tiến Duật
"là tiếng nói khoẻ khoắn, đôn hậu, bắt nguồn trực tiếp từ cuộc sống chiến đấu
sôi nổi mà hào hùng của dân tộc". Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Thiện cũng
phê phán một số bài thơ như “Qua một mảnh trời thành phố Vinh”, “Vòng
trắng”... mà trong điều kiện chiến tranh được coi là có tư tưởng lệch lạc làm
yếu sức mạnh của cộng đồng.
Và từ góc nhìn vận động và phát triển của thơ ca dân tộc, nhà thơ, nhà
phê bình Vũ Quần Phương trong bài “Một đóng góp của dịng thơ qn đội
vào nền thơ Việt Nam” (trong Tạp chí Văn học, số 6, 1979) đã chỉ ra sự kế
thừa những kinh nghiệm của thơ ca dân gian trong thơ Phạm Tiến Duật. Theo


Vũ Quần Phương, điều đó khiến cho thơ Phạm Tiến Duật "đầy rẫy những chi
tiết đời sống đánh Mỹ chính xác, cụ thể như hiện vật trong bảo tàng...". Năm
năm sau, năm 1985, Vũ Quần Phương phát triển bài viết thành bài nghiên cứu
tác giả Phạm Tiến Duật trong cuốn Nhà thơ Việt Nam hiện đại (NXB Khoa
học Xã hội, Hà Nội, 1985), với tư cách là một nhà thơ trẻ tiêu biểu của nền
thơ trữ tình cách mạng.

Năm 1986, Đỗ Trung Lai cũng có một bài viết rất cơng phu với nhan đề
“Một chặng đường thơ Phạm Tiến Duật” (Tạp chí Văn học, số 4, 1986) đã
đánh giá, tổng kết giai đoạn sáng tác trong chiến tranh của Phạm Tiến Duật.
Nhà văn đã khẳng định vai trò của thực tiễn chiến tranh đối với sáng tác của
Phạm Tiến Duật.
Một cơng trình nghiên cứu tương đối tồn diện về thơ Phạm Tiến Duật
là của Trần Đăng Suyền trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập III (NXB
Đại học Sư phạm I, 2002). Tác giả cơng trình đã giới thiệu tiểu sử, con người
nhà thơ. Ông cho rằng "Vùng thẩm mĩ" của thơ Phạm Tiến Duật là rừng
Trường Sơn. Tác giả đặc biệt quan tâm đến phong cách thơ Phạm Tiến Duật
là tính chất trẻ trung, giọng thơ ngang tàng, sự xô bồ, rậm rạp mà khái quát
của chi tiết, ngôn ngữ sinh hoạt ùa vào trong thơ. Cũng như nhiều nhà nghiên
cứu khác, tác giả Trần Đăng Suyền vẫn mong đợi một sự đổi mới của nhà thơ
Phạm Tiến Duật để thơ ơng có thể đến được, hồ nhập với cuộc sống mới.
Bài nghiên cứu mới nhất gần đây về Phạm Tiến Duật của Vũ Văn Sỹ,
in trước ngày mất của Phạm Tiến Duật với nhan đề Phạm Tiến Duật, người
"chứa được Trường Sơn nhiều nhất"...(trong Tạp chí Nhà văn, số 12, 2007).
Vũ Văn Sỹ đánh giá cao vị trí của Phạm Tiến Duật trong hành trình thơ trữ
tình cách mạng. Ông cho rằng "Thơ Phạm Tiến Duật đã lưu lại trong lịch sử


văn học dấu mốc của thơ trữ tình Việt Nam trên hành trình đi tìm cái đẹp trên
các sự kiện và biến cố in đậm chất sử thi của một thế kỉ đầy biến động".
Cùng với những bài viết trên, có thể kể đến các bài của Thiếu Mai, Mai
Hương, Hồ Phương, Hoàng Kim Ngọc... đăng tải trên các báo và tạp chí.
Phạm Tiến Duật cũng từng được nhắc đến và giới thiệu trong các cơng trình
tiểu luận và nghiên cứu như Dọc đường văn học (NXB Văn học, Hà Nội,
1996); Nhà văn Việt Nam thế kỉ XX, tập III (NXB Hội nhà văn, Hà Nội,
2000); Từ điển tác giả văn học Việt Nam thế kỉ XX (NXB Hội nhà văn, Hà
Nội, 2003). Hầu hết các cuốn sách đều tập trung phân tích, nghiên cứu những

giá trị mới mẻ mà nhà thơ Phạm Tiến Duật đưa lại.
Các bài viết đều có những mặt mạnh riêng, màu sắc riêng, nhưng đều
thể hiện một cái nhìn nghiêm túc, khoa học trong nghiên cứu của các tác giả.
Tất cả đều công nhận Phạm Tiến Duật là một hiện tượng lạ của thơ ca Việt
Nam. Ơng có biệt tài trong việc lựa chọn chi tiết, dựng cảnh, sử dụng ngôn
ngữ và các biện pháp tu từ. Phạm Tiến Duật là nhà thơ có vị trí hết sức quan
trọng trong thơ ca chiến tranh , là “mối tình đầu của thơ ca chống Mỹ”, rất
“ấn tượng, “đắm say”.
Như vậy có thể nói, đã có rất nhiều bài báo, nhiều cơng trình nghiên
cứu khoa học về nội dung lẫn nghệ thuật trong thơ Phạm Tiến Duật. Tuy
nhiên, các cơng trình nghiên cứu trước đó chỉ dừng lại ở việc làm rõ về giọng
thơ, phong cách thơ, các hình tượng trong thơ. Với việc nghiên cứu và làm rõ
các cấu trúc so sánh trong thơ Phạm Tiến Duật, chúng tôi khẳng định đây là
một đề tài mới mẻ, và chưa có ai chạm đến.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận là cấu trúc so sánh trong thơ
Phạm Tiến Duật
3. 2. Phạm vi nghiên cứu
Về phương diện nghiên cứu, thơ Phạm Tiến Duật có thể được xét trên
nhiều cách tiếp cận. Về phương diện ngơn ngữ học có thể xem xét thơ Phạm
Tiến Duật ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, luận văn này chỉ xin dừng
lại ở việc xem xét một trong các phương thức tu từ, cụ thể là so sánh thơng
qua việc khảo sát đặc điểm hình thái cấu trúc - ngữ nghĩa của so sánh tu từ và
giá trị của phương thức so sánh trong thơ Phạm Tiến Duật.
Về phạm vi khảo sát ngữ liệu, Phạm Tiến Duật là một cây bút tài hoa,
có mặt trên nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, trường ca, phê bình, tiểu luận, thơ.
Những tác phẩm ơng đã có gồm:

*Vầng trăng quầng lửa, NXB Văn học, 1970.
*Thơ một chặng đường, NXB Quân đội nhân dân, 1971.
*Câu chuyện quanh nồi cao vôi, NXB Quân đội nhân dân, 1972.
*Những vùng rừng không dân - Trường ca đăng trên các báo.
*Ở hai đầu núi, NXB TPM, 1981.
*Vầng trăng và những quầng lửa, NXB Văn học, 1983.
*Nhóm lửa, NXB Văn học, 1996.


*Tiếng bom và tiếng chuông chùa, NXB Quân đội nhân dân, 1997.
*Tuyển thơ một chặng đường, NXB Kim Đồng 2001.
*Đường dài và những đốm lửa, NXB Hội nhà văn, 2001.
*Tuyển tập Phạm Tiến Duật, NXB Hội Nhà văn, 2007.
Tuy vậy, do giới hạn của đề tài khóa luận, nên đối tượng khảo sát của
chúng tôi chủ yếu là tập thơ “Vầng trăng và những quầng lửa” NXB Văn
học, 1983, và tập thơ “Đường dài và những đốm lửa”, NXB HNM, 2001. Bên
cạnh đó, chúng tơi liên hệ với các tập thơ khác của ơng để có những nhận
định, kết luận chính xác hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu chính của khóa luận là phương pháp miêu tả
ngơn ngữ. Phương pháp này (với cách phân tích và tổng hợp), được sử dụng
để đi sâu vào miêu tả và khái quát các kiểu cấu trúc so sánh, chỉ ra các đặc
điểm ngữ nghĩa cùng các vai trò của chúng trong việc xây dựng hình tượng
nghệ thuật của thơ Phạm Tiến Duật. Sử dụng phương pháp miêu tả, chúng tôi
vận dụng các thủ pháp nghiên cứu sau:
+ Thủ pháp thống kê, phân loại: thủ pháp này được sử dụng để khảo
sát, thống kê tần số xuất hiện và phân loại các kiểu so sánh trong thơ Phạm
Tiến Duật, từ đó, làm cơ sở phân tích, nhận xét, đánh giá những kiểu loại hình
thức, đặc trưng về giá trị biểu đạt của đối tượng nghiên cứu.
+ Thủ pháp phân tích ngữ nghĩa: Thủ pháp này được sử dụng khi phân

tích mối quan hệ giữa ý nghĩa bản thể gốc và ý nghĩa có được do sự liên


tưởng, nghĩa bề mặt ngôn từ với nghĩa biểu trưng, của các yếu tố tham gia vào
phương thức so sánh.
5. Bố cục luận văn:
CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÍ LUẬN VÀ THỰC TẾ
1.1 Khái quát về so sánh
1.1.1 Khái niệm “so sánh”
1.1.2 Cấu trúc so sánh
1.1.3 Các kiểu so sánh
1.2 Phạm Tiến Duật và những bài thơ của ông
1.2.1 Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Tiến Duật
1.2.2 Khái quát về thơ Phạm Tiến Duật
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA CỦA
PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT
2.1 Đặc điểm hình thái - cấu trúc của phương thức so sánh trong thơ
Phạm Tiến Duật
2.1.1 Các kiểu cấu trúc so sánh
2.1.2 Đặc điểm của yếu tố được so sánh
2.1.3 Đặc điểm của yếu tố so sánh
2.1.4 Đặc điểm của từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh
2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của phương thức so sánh trong thơ Phạm Tiến
Duật
2.2.1 Đặc điểm của yếu tố được so sánh
2.2.2 Đặc điểm của yếu tố so sánh
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ TU TỪ CỦA PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG
THƠ PHẠM TIẾN DUẬT



3.1. Giá trị nhận thức của so sánh tu từ
3.2. Giá trị biểu cảm của so sánh tư từ
3.3. Phương thức so sánh với hình tượng nghệ thuật trong thơ Phạm
Tiến Duật
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TẾ

1.1 Khái quát về so sánh
1.1.1 Khái niệm so sánh
So sánh là thao tác đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác để nhìn
thấy nét tương đồng và khác biệt giữa chúng. Thuật ngữ “so sánh” trong
tiếng Việt dùng chỉ một biện pháp được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
của cuộc sống. Trong Từ điển tiếng Việt do Hồng Phê (Chủ biên) có giải
thích về “so sánh” theo cách hiểu phổ thơng là “nhìn vào cái này mà xem xét
cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém”.[11;1089]
Nhìn từ góc độ phong cách học, so sánh là một phương thức phổ biến ở
mọi ngơn ngữ. Vì thế, đây cũng là vấn đề được các nhà ngôn ngữ học quan
tâm nghiên cứu: A.Ju.Xtêpannov với Phong cách học tiếng Pháp (1965),
Vinôgradov với Phong cách học tiếng Nga (1969)... Những cơng trình này
được giới thiệu ở Việt Nam góp phần làm sáng tỏ về mặt lí thuyết và ứng
dụng của phương thức so sánh cũng như khẳng định giá trị của phương thức
này trong sáng tạo hình tượng nghệ thuật.
Phương thức này cũng sớm được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học
nước ta đề cập đến. Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XX, khi xuất hiện
những cơng trình nghiên cứu tiếng Việt, so sánh cũng được nhắc đến trong
các bài giảng về phong cách học.


Có thể kể đến những cơng trình nghiên cứu có đề cập đến so sánh như:
Giáo trình Việt ngữ; 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt của Đinh
Trọng Lạc; Phong cách học tiếng Việt của Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái

Hòa; Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt của Cù Đình Tú, Phong
cách học tiếng Việt hiện đại của Hữu Đạt... Trong những công trình kể trên,
hầu hết các tác giả đều đưa ra sự phân biệt giữa so sánh tu từ và so sánh logic.
Theo các tác giả này, trong so sánh logic, cái được so sánh và cái so sánh là
các đối tượng cùng loại và mục đích của sự so sánh là xác lập sự tương đương
giữa hai đối tượng. Ví dụ:
- Mặt con cũng trịn như mặt mẹ
- Cơ Thương gầy hơn cô Tú
- Giá trị của (a+b) (a-b) bằng giá trị của a2 - b2
So sánh tu từ khác với so sánh logic ở tính hình tượng, tính biểu cảm và
tính dị loại (khơng cùng loại) của sự vật. Ví dụ:
- Tiếng khoan như gió thoảng ngồi
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa (Nguyễn Du)
- Tình anh như nước dâng cao
Tình em như dải lụa đào tẩm hương (Ca dao)
- Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lịng gặp sữa
Chiếc nơi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa


(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Với sự phân biệt nói trên, những khái niệm được đưa ra trong các giáo
trình phong cách học đều định nghĩa so sánh với tư cách là một trong những
biện pháp tu từ ngữ nghĩa.
Trong cuốn Giáo trình Việt ngữ, tác giả Đinh Trọng Lạc đã quan niệm
về so sánh như sau: “So sánh là định nghĩa sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm
ở trong ngôn ngữ nghệ thuật thông qua sự so sánh chúng với hiện tượng hoặc
khái niệm có cùng dấu hiệu chung. Mục đích so sánh là để cụ thể hóa những
sự vật trừu tượng, để người đọc dễ hiểu, dễ tưởng tượng hơn”. [9; 28] Ở cuốn

giáo trình này, tác giả chủ yếu tiến hành khảo sát hình thức biểu hiện của so
sánh. Có thể nói, đây chính là một trong những giáo trình đầu tiên của Phong
cách học ở Việt Nam. Tiếp đó, trong 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng
Việt, tác giả Đinh Trọng Lạc đã có cách nhận diện so sánh tu từ rõ ràng và
đầy đủ hơn “So sánh tu từ là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người
ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan khơng đồng nhất
hồn tồn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh
một lối tri giác mới mẻ về đối tượng” [8; 154]
Sau này, các tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hịa ở giáo trình
Phong cách học tiếng Việt cũng đưa ra định nghĩa về so sánh: “So sánh là
phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn
là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể,
những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe” [7; 24]
Theo tác giả Cù Đình Tú trong Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng
Việt, “so sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng cùng


có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình
ảnh đặc điểm của một đối tượng”. [2; 272]
Như vậy, qua nhiều quan niệm của các nhà nghiên cứu đã nêu ở trên,
chúng ta có thể rút ra một vài đặc điểm của phương thức so sánh như sau:
- So sánh là việc đối chiếu một phương diện nào đó của ít nhất hai sự vật, hiện
tượng
- Những sự vật, hiện tượng đưa ra đối chiếu phải khác loại
- Những sự vật, hiện tượng đưa ra đối chiếu phải có nét tương đồng sâu xa
nào đó trong những ngữ cảnh nhất định mà giác quan có thể nhận biết được
- Đối chiếu để tìm ra nét giống nhau và khác biệt giữa các đối tượng so sánh
và được so sánh.
1.1.2 Cấu trúc so sánh
Có nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc so sánh

Theo các tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa trong cuốn giáo
trình Phong cách học tiếng Việt, hình thức đầy đủ nhất của phương thức so
sánh gồm 4 yếu tố:
- Cái cần được so sánh, kí hiệu là (A)
- Cơ sở so sánh, kí hiệu là (t)
- Từ so sánh, kí hiệu là (tss)
- Cái được dùng làm chuẩn để so sánh, kí hiệu là (B)
A

(t)

(tss)

B


Cổ tay em

như

trắng

ngà

Mơ hình cấu trúc đầy đủ được đưa ra là: A (t) tss B
Tuy nhiên, trên thực tế, tùy trường hợp, người ta có thể đảo trật tự so
sánh hoặc bớt một số yếu tố trong mơ hình. Cụ thể, ta có 5 biến thể của mơ
hình cấu trúc so sánh trên:
1. Đảo trật tự so sánh: tss B A
Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng

tnss

B

Hồn tơi vang vọng cả hai miền (Tế Hanh)
A
2. Bớt cơ sở so sánh: A tss B. Ví dụ:
- Ai về ai ở mặc ai
Ta như dầu đượm thắp hoài năm canh (Ca dao)
A tss

B

- Công cha như núi Thái Sơn
A

tnss

B

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (Ca dao)
A

tnss

3. Bớt từ so sánh: A (t) B. Ví dụ:

B



Gái thương chồng đương đông buổi chợ
A

(t)

B

Trai thương vợ nắng quái chiều hôm (Ca dao)
A

(t)

B

4. Thêm “bao nhiêu”, “bấy nhiêu”. Ví dụ
- Qua đình ngả nóng trơng đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu (Ca dao)
- Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu (Ca dao)
5. Dùng “là” làm từ so sánh: A là B. Ví dụ:
- Tình cơ là đóa hoa đơn
A

tss

B

Bình minh nở để hồng hơn mà tàn (Nguyễn Bính)
- Bác Hồ là vị cha chung
A tss


B1

Là sao bắc Đẩu là vầng Thái dương (Ca dao)
tss

B2

tss

B3

Trong Phong cách học tiếng Việt hiện đại, tác giả Hữu Đạt đã đưa ra
mơ hình khái quát của phép so sánh như sau:
A-X-B


A: cái chưa biết được đem ra so sánh,
X: từ so sánh
B: cái đã biết đem ra để so sánh
Trong mơ hình trên, có thể nhận thấy sự thiếu vắng của yếu tố chỉ
phương diện so sánh. Điều này đã khiến cho cấu trúc so sánh mà tác giả đưa
ra chỉ có 3 yếu tố. Và biến thể của cấu trúc này chỉ có hai loại là:
- So sánh khơng có từ so sánh:
Mơ hình: A - B.
(Trong đó:
A: cái chưa biết được đem ra so sánh
B: cái đã biết đem ra để so sánh)
Ví dụ:
Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
A

B
(Cây dừa - Trần Đăng Khoa)

Biến thể: A - B1, B2...; A1, A2... - B; A1, A2 - B1, B2. Ví dụ:
(Trong đó:
A: cái chưa biết được đem ra so sánh
B: cái đã biết đem ra để so sánh)


Bác ngồi đó lớn mênh mơng
A
Trời cao biển rộng, ruộng đồng nước non (Tố Hữu)
B1

B2

- So sánh có từ so sánh:
Mơ hình: A - X - B. Biến thể: A - X - B1, B2; A1, B1 - X - B; A1, B1 X - B1, B2. Ví dụ:
(Trong đó:
A: cái chưa biết được đem ra so sánh,
X: từ so sánh
B: cái đã biết đem ra để so sánh)
Ví dụ:
- Đẹp như tiên, hôi như cú
A

X


B

A

X

B

- Thiếp xa chàng như rồng nọ xa mây
A

X

B1

Như chim chèo bẻo xa cây măng vòi
X

B2

Trong bài viết “Các yếu tố và cấu trúc của so sánh nghệ thuật” đăng
trên Số phụ Tạp chí ngơn ngữ số 1, 1998, cũng giống như các tác giả Đinh


Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa, tác giả Nguyễn Thế Lịch đã đưa ra một cấu
trúc so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố:
- Yếu tố được so sánh (YTĐSS) - (A)
- Yếu tố biểu thị thuộc tính của sự vật, nêu rõ phương diện so sánh
(YTPD) - (x)

- Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh (YTQH) - (tss)
- Yếu tố được dùng làm chuẩn để so sánh (YTSS) - (B)
Theo tác giả, mơ hình cấu trúc so sánh hoàn chỉnh là:
YTĐSS

YTPD

YTQH

YTSS

(A)

(x)

(tss)

(B)

Mặt

tươi

như

hoa

Đặc điểm của từng yếu tố được Nguyễn Thế Lịch trình bày cụ thể như
sau:
a. Yếu tố được so sánh: về nguyên tắc, bất kì sự vật, hiện tượng gì cũng

có thể đem ra so sánh:
- Được so sánh là người, sự vật. Ví dụ:
- Thân em như quế giữa rừng
Thơm cay ai biết ngát lừng ai hay (Ca dao)
- Đôi ta như thể con tằm


Cùng ăn một lá cùng nằm một nong (Ca dao)
- Được so sánh là hành động. Ví dụ:
- Thấy anh như thấy mặt trời
Chói chang khó ngó, trao lời khó trao (Ca dao)
-Bỗng nhiên một con cá
Nhảy bên thuyền như trêu
(Bên bờ sông Kinh Thầy - Trần Đăng Khoa)
- Được so sánh là thuộc tính. Ví dụ:
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời (Nguyễn Du)
b. Yếu tố phương diện so sánh: có vai trị thể hiện thuộc tính của sự vật mà
yếu tố được so sánh biểu thị, là thuộc tính được xem như tiêu biểu của sự vật
mà yếu tố so sánh biểu thị. Khi trong cấu trúc so sánh vắng yếu tố phương
diện thì phải dựa vào liên tưởng để tìm ra nét tương đồng giữa yếu tố được so
sánh và yếu tố so sánh, từ đó, mới có thể xác định được là đã thực hiện sự so
sánh về phương diện nào.
c. Yếu tố quan hệ: được xem là đơn giản nhất trong cấu trúc so sánh, bao gồm
các từ so sánh, từ “là” và cặp từ hô ứng bao nhiêu ... bấy nhiêu.
Các từ so sánh được dùng phổ biến nhất là: là, như, tựa, như là, như
thể, chừng như, tựa như, hồ như..., ví dụ:
- Cổ tay em trắng như ngà



Con mắt em liếc như là dao cau (Ca dao)
- Em là con gái hóa long
Chín tầng mây phủ nằm trong da trời
Anh là quân tử lỡ thời
Nằm trong da trời úp cá hóa long (Ca dao)
Từ “là” trong cấu trúc so sánh có giá trị tương đương từ “như”, nhưng
sắc thái ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Từ “như” có sắc thái giả định, chỉ sự
tương đồng về một khía cạnh nào đó, cảm nhận thiên về chủ quan; từ “là” có
sắc thái khẳng định sự đồng nhất hồn tồn, sự đánh giá có cơ sở khách quan.
Ví dụ:
Tình tôi là giọt thủy ngân
Dù nghiền chẳng nát, dù lăn vẫn trịn (Nguyễn Bính)
Cặp từ hơ ứng bao nhiêu ... bấy nhiêu, ví dụ:
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu (Ca dao)
- Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu
(Việt Bắc - Tố Hũu)
d. Yếu tố được dùng làm chuẩn để so sánh (YTSS) : được xem là quan trọng
nhất và không thể thiếu của cấu trúc so sánh vì đó là chuẩn của so sánh , vì
khơng có chuẩn thì khơng thành so sánh. Sự xuất hiện của yếu tố này là kết


×