Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Cái tôi trữ tình trong hai tập thơ khát linh của vi thùy linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.86 KB, 68 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:

CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG HAI TẬP THƠ KHÁT, LINH
CỦA VI THÙY LINH
Người hướng dẫn:
TS. Ngơ Minh Hiền
Người thực hiện:
Hồng Thị Hằng

Đà Nẵng, tháng 5/2013


2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi: Hồng Thị Hằng, xin cam đoan rằng: Cơng trình này do tơi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Minh Hiền.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của nội dung khoa học trong
cơng trình.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Người thực hiện



Hoàng Thị Hằng


3

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được sự
quan tâm, tạo điều kiện từ phía các thầy cơ giáo và sự động viên
khích lệ của các bạn sinh viên trong khoa Ngữ văn, các thầy cô thủ
thư trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Đặc biệt là sự
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của TS. Ngơ Minh Hiền.
Nhân dịp hồn thành khóa luận, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn
chân thành tới cô giáo hướng dẫn cùng các thầy cô và các bạn.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Người thực hiện

Hoàng Thị Hằng


4

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cái tơi là một khái niệm của triết học và tâm lí học được các nhà khoa
học giải thích khi đề cao ý thức, lí tính trong mối quan hệ vật chất – ý thức,
chủ quan – khách quan, cá nhân – xã hội. Với định nghĩa “Tôi tư duy tức là
tôi tồn tại”, Descart đã thể hiện cái tôi như một thực thể biết tư duy, như căn
nguyên của nhận thức duy lí và khẳng định tính độc lập của cái tơi. Hà Minh

Đức trong Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại cho rằng: “Cái tơi
trữ tình là cái tơi của tác giả được nghệ thuật hóa. Đó là nhân vật trữ tình quan
trọng trong thơ. Sự hiện diện này bộc lộ ở cốt cách, bản sắc của một lối cảm
nghĩ sâu xa hơn chính là nội dung của tiếng hát tâm hồn” [9, tr.74]. Có thể
thấy, cái tơi trữ tình là yếu tố quan trọng trong thế giới nghệ thuật thơ ca; là
thế giới tinh thần của nhà thơ được thể hiện với những sắc thái đa dạng. Cái
tơi trữ tình là hiện tượng tổng hợp các phương diện cá nhân, xã hội, thẩm mĩ.
Bản thân các yếu tố cấu thành nó ln vận động theo từng giai đoạn lịch sử,
xã hội nên cái tơi trữ tình có sự vận động không ngừng cùng với sự vận động
của cuộc sống và sự thay đổi của lịch sử. Nó ln vận động để tự làm mới
mình, để theo kịp nhu cầu bộc lộ bản thân và nhu cầu thẩm mĩ của thời đại.
Bởi thế trong mỗi thời đại thi ca lại có một kiểu cái tơi trữ tình đóng vai trò
chủ đạo, thể hiện tập trung cao độ tinh thần thơ ca của thời đại ấy. Nếu cái tôi
trữ tình cổ điển là “phi cá thể” thì với nhu cầu giải phóng cái tơi cá nhân của
giai đoạn văn học 1930 – 1945 làm nảy sinh cái tôi lãng mạn, lấy tâm hồn con
người làm đối tượng. Sang đến giai đoạn văn học kháng chiến chống Pháp,
chống Mĩ cái tơi trữ tình lại là cái tơi lại hịa vào cái ta cộng đồng. Trở về thời
bình, cái tơi trữ tình trong thơ ca sau 1975 lại tiếp tục xu thế vận động trong
sự đào sâu vào thế giới bản thể nên “cái tôi tự thức”, “cái tôi cá thể” được


5

hiện diện rõ nét. Xã hội càng phát triển, nghệ thuật có sự thay đổi cho phù
hợp thì cái tơi trữ tình cũng có sự đổi khác.
Vi Thùy Linh là một trong những hiện tượng của thơ Việt Nam đương
đại: “Đó là hiện tượng chín sớm trong thơ, và cả trong đời. Cơ gái mới hai
mươi tuổi đã có những khát khao dữ dội về chức năng làm mẹ, và nghĩ một
cách thâm trầm, sâu sắc đến không ngờ về thiên chức người mẹ trong thế giới.
Bằng cú pháp thơ già dặn, cách nói thơ đơn giản và trực diện. Những bài thơ

của Vi Thùy Linh như hồ nước chứa những cơn sóng ngầm từ bên dưới” [14,
tr.119]. Có thể nói, bằng tâm huyết sáng tạo và đổi mới thi ca trong tâm thế
của người “làm tiếng Việt”, muốn góp sức mình vào sự duy trì và và sinh sơi
vẻ đẹp, sự phong phú, biểu cảm của của tiếng Việt, qua hơn 15 năm với 7 tập
thơ, Vi Thùy Linh đã gây được sự chú ý lớn trong nền thơ ca đương đại.
Cái tơi trữ tình là một trong những điều khá đặc sắc trong thơ Vi Thùy
Linh. Nghiên cứu “Cái tơi trữ tình trong hai tập thơ Khát, Linh của Vi Thùy
Linh”, người viết hi vọng sẽ góp phần tìm ra những giá trị riêng của cái tơi trữ
tình trong thơ Vi Thùy Linh trong sự vận động của thơ Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
Kể từ khi cho ra mắt tập thơ đầu tay đến nay, trong giới nghiên cứu phê
bình có nhiều ý kiến khác nhau về thơ Vi Thùy Linh.
Chu Thị Thơm khi bàn đến nhục cảm - vấn đề mà dư luận lên tiếng nhiều
nhất khi đọc thơ Vi Thùy Linh đã cho rằng “nhục cảm đã vượt qua con chữ”
[23].
Dường như không tán đồng với ý kiến này, Nguyễn Trọng Tạo tranh
biện: “Vẫn biết con người thường có những ngộ nhận, nhưng người phê bình
ngộ nhận thường đưa ra những phán xét liều lĩnh đến nực cười. Tỷ dụ như
với thơ Vi Thùy Linh, Hồng Xn Tuyền phán: "Chúng tơi khơng coi
những ghi chép lộn xộn đó là thơ ", cịn Nguyễn Thanh Sơn thì bảo, đó chỉ


6

là “một món nộm thơ nhạt nhẽo”. Tất nhiên, thích hay khơng thích là quyền
của mỗi người, nhưng đâu phải cứ phán bừa như thế thì thơ Vi Thùy Linh sẽ
bị hạ thấp xuống đáy vực hay trở thành văn xuôi, mà ngược lại, nhà thơ trẻ
này vẫn Khát, vẫn Linh, vẫn Song Mã nước đại “Tới vùng sa mạc ánh nhũ
mặt trời xanh/ Cùng cả tham sân si đầu thai kiếp khác”” [22].
Nguyễn Thanh Sơn trong bài viết Linh ơi! đã bày tỏ đầy đủ ý kiến của

mình về thơ Vi Thùy Linh. Theo tác giả, trong thơ Linh đầy những từ ngữ to
tát, những đại ngôn, hàm ngôn, những diễn dịch tối nghĩa. Đó là sản phẩm
của “mặc cảm chưa thành người lớn”. Nguyễn Thanh Sơn quả quyết “Dù
rằng ngơn ngữ có vẻ hiện đại, chất đầy những phần mềm, cập nhật, mã hố,
nhưng khơng vì thế mà rõ ràng hơn, và nhất là, hay hơn ”. Từ chối gọi những
dòng như thế trong thơ Linh là thơ, Nguyễn Thanh Sơn hy vọng những sáng
tác sau trên con đường thi ca của Vi Thùy Linh sẽ hạn chế dần đại ngơn sáo
rỗng và có được những vẫn thơ chân thành, có giá trị [28].
Nguyễn Hồng Đức với bài viết “Sự khả tín, khả ngờ về hiện tượng thơ
mới – trẻ thứ thiệt” đã tỏ ra nghi ngờ “ống phóng” Nguyễn Trọng Tạo - người
đã “có cơng” phát hiện ra hiện tượng Vi Thùy Linh. Bài viết đặt ra vấn đề có
hay khơng một dạng “ơng Kễnh”, “ơng Bầu”, “lăng xê” hay “dìm hàng” trong
văn nghệ? [23].
Đỗ Nguyên Phong cho rằng sự trình diễn thơ của thi sĩ “hơi rởm”.
Bài Yêu ở Rome được trình diễn là một tiết mục vừa “rởm” lại vừa “mượn đỡ”
của người khác. Như lời Đỗ Nguyên Phong, bài thơ ngoài việc nhắc đến cái
tên tháp nghiêng Pisa cho sang khơng có gì đáng nói. Phần trình diễn lại
mượn ý tưởng từ “các bức tranh mà Rene Magritte đã vẽ cách đây gần một
thế kỉ” [23].
Trong bài Thử bàn về trách nhiệm của những người đi trước qua trường
hợp thơ Vi Thùy Linh, Nguyễn Trọng Bình cho rằng : “những cái mới, cái lạ


7

về cảm xúc và ngôn ngữ trong thơ Vi Thùy Linh cũng như sự chân thành, tinh
thần dấn thân sống chết với thơ của Vi Thùy Linh là điều mà tất cả chúng ta
phải tôn trọng, thừa nhận và tri ân chị” [5].
Chu Văn Sơn trong bài nghiên cứu Vi Thùy Linh thi sĩ ái quyền đã phát
hiện ra cấu trúc tam vị nhất thể trong thi giới của một nhà thơ trữ tình. Tam vị

đó là cái tơi trữ tình - người tình - thế giới. Chu Văn Sơn nhìn thấy mối quan
hệ xoắn bện, hữu cơ giữa ba đối tượng này. “Người tình” về thực chất là một
đối ảnh của “cái tơi trữ tình”. “Ngoại giới” là những đối ảnh của cái tơi cá
nhân, và chính cái tơi cá nhân là một đối ảnh của người tình, ngoại giới [29].
Lưu Khánh Thơ trong bài viết Vi Thùy Linh phiêu du cùng Phim đơi –
tình tự chậm đã chỉ ra “hướng của véctơ” tinh thần trong sáng tạo thơ của Vi
Thùy Linh. Tác giả nêu lên vấn đề “tổ chức bài thơ theo sự dẫn dắt của vô
thức” trong Phim đơi – Tình tự chậm. Liên tưởng, tưởng tượng là những thao
tác của tư duy được Lưu Khánh Thơ đề xuất nghiên cứu như là một hướng
vận động làm nên trường thẩm mĩ của Vi Thùy Linh [24].
Nguyễn Đăng Điệp quan tâm tới những phác họa ban đầu về mầu của cõi
yêu cùng với cái tôi bản thể, trường chữ, nhịp điệu, thái độ tận hiến cho nghệ
thuật,…của Vi Thùy Linh. Trong rất nhiều diễn giải, đặt định về Vi Thùy
Linh, tác giả đã tìm ra mã gen trong cấu trúc tinh thần của thi sĩ: “khát khao
và hối hả - dâng hiến và chiếm đoạt - hòa hợp và sinh thành ”. Ông cho rằng,
nhịp điệu thơ Linh là “Cơn gió tình đồng vọng”, chữ của Linh là “cuồng
phong thân người” và “yêu là động lực để tích tụ năng lượng thơ ca” [23].
Thụy Khuê tỏ ra là người am hiểu Vi Thùy Linh trước hết trên phương
diện tâm lý một người cùng giới. Tác giả cho rằng: “nhục cảm chính là cội
nguồn sáng tạo của Linh. “Anh” là “kim chỉ nam” là ảo ảnh không bao giờ
vươn tới của Linh trên đỉnh sóng cuồng si”. Thơ sinh ra từ “cuộc hợp cẩn giữa
tình yêu và sáng tạo, trong thống khổ và hạnh phúc”. Bài viết của Thụy Khuê


8

tập trung vào tập Đồng tử với trọng tâm là việc truy tìm cội nguồn mĩ cảm của
Linh. Khẳng định thơ Linh hay ở mảng thơ tình, cái tình đau thống thiết, rách
xé hợp cẩn với cơn ngất ngây sáng tạo đã hạ sinh những vần thơ “ứa máu”.
“Tình yêu trong thơ Linh là một thứ tình u khơng bao giờ đạt đích, một thứ

tình chưa tìm tới bến, mà càng lao vào, càng mù mịt đơn cơi. Tình u trong
thơ Linh là thứ tình chưa thỏa, và chẳng bao giờ được thoả”. Cái tình đau đớn
cũng là nguồn mĩ cảm và Linh luôn hướng tới sự “khai nhụy, nở hoa”. Đồng
tử ra đời là kết quả của cuộc tình cuồng nhiệt, tuyệt vọng và thống lụy của
Linh [12].
Cũng trong bài viết, Thụy Khuê đã có những nhắc nhở nghiêm túc đối
với Linh: “Những đoạn thơ trí tuệ của Linh có nhiều câu khơng tự nhiên,
dùng những chữ lớn mà rỗng” [12]. Đó là một hạn chế của Linh mà ta bắt gặp
khá nhiều trong thơ chị. Thụy Khuê đã chỉ ra bằng thái độ bao dung nên vấn
đề vẫn được nhận thức trong sự thanh thản. Trong một bài luận khác có tính
chất tổng qt, Thụy Kh đã có một nhận định quan trọng: “Những người
viết trẻ như Nguyễn Quốc Chánh, Vi Thùy Linh,…thế hệ lớn lên trong xã hội
chủ nghĩa có thể chưa từng đọc Thanh Tâm Tuyền, nhưng họ đang làm thơ
“kiểu” Thanh Tâm Tuyền” [12].
Nhã Thuyên có bài viết khá sắc sảo về thơ Vi Thùy Linh. Tác giả đã chỉ
ra những điểm cơ bản trong thi giới của Vi Thùy Linh từ góc độ giới. Tác giả
bài viết cho rằng “Vi Thùy Linh đã cố cơng tạo dựng một bầu trời huyền
thoại, tình u, xưng tụng nó với niềm tin mãnh liệt”. Từ góc độ giới, Nhã
Thuyên cho rằng Linh là thi sĩ có ý thức mãnh liệt về “tính nữ” của mình.
Tính nữ ấy biểu hiện trong tình yêu, trong dâng hiến, trong xác thân,… “Có
thể nói, ý thức tính nữ trong thơ nữ Việt từ sau Đổi mới đến Vi Thùy Linh là
giai đoạn chuyển động đầu tiên: phá dỡ dần định kiến xã hội lên người nữ, địi
hỏi được nói tiếng nói cá nhân, tái hiện kinh nghiệm nữ giới trong văn


9

chương, trong điều kiện chính trị, văn hóa, xã hội thay đổi” [25]. Xuất phát từ
quan điểm giới và những chuyển động của nó trong đời sống đương đại Nhã
Thuyên cho rằng: “Khỏa Thể trong thơ Vi Thùy Linh, không nhục dục mà

thanh tân, thậm chí nhiều khi cịn Đức Hạnh” [25].
Văn Giá cho rằng thơ Linh là “những trận bạo động chữ”. Tư duy của
Văn Giá hướng đến vấn đề “chữ” như là bản thể của thơ ca (Ngôn từ), từ đó
nhận diện chân dung nghệ thuật của Vi Thùy Linh. Ta nhớ đến luận đề quan
trọng của M. Heidegger “Ngôn ngữ là ngôi nhà của hữu thể” để thấy rằng
Văn Giá có lý khi muốn phục dựng chân dung nghệ thuật của Vi Thùy Linh
từ việc thâm nhập ngôi nhà ngôn ngữ của chị. Văn Giá cho rằng: “Thơ Vi
Thùy Linh bời bời những chữ, mỗi bài thơ là mỗi trận mưa lũ ngôn từ xối xả,
cuồng hứng…, đó là một thứ ngơn từ trào vọt “ngùn ngụt” như đám cháy, như
“bão cuốn”, một thứ hỏa diệm sơn của chữ nghĩa. Đó là những con chữ chỉ
mức độ cực hạn, tuyệt cùng, mang tính cách bạo động. Chúng kết hợp và tổng
lực làm nên những trận bạo động của chữ” [10]. Văn Giá đã khảo sát cái tôi
trữ tình trong thơ Vi Thùy Linh. Đó là một cái tơi mang hai tư cách: “người
tình – người mẹ”. Thực tế, trong sâu thẳm tâm lý của người nữ, “người tình –
người mẹ” chính là hai tư cách mà họ khao khát nhất. Khi là một tình nhân,
người nữ ấy bộc lộ đam mê tuyệt cùng của mình trong hai trạng thái “tâm
tình” và “làm tình”. Điều quan trọng là Văn Giá làm phát lộ quan niệm về
tình yêu trong thơ Vi Thùy Linh “Tình yêu được là tình yêu chỉ khi mang tính
thiêng liêng”. Chính quan niệm này đã đưa Linh tìm đến tư cách thứ hai
“người mẹ”. Đó là hệ quả cũng rất thiêng liêng từ một tình yêu thiêng liêng.
Sự đồng hiện hai phẩm tính, hai tư cách này trong cái tơi trữ tình cho thấy
khát vọng bản thể của Linh hướng tới một giá trị nhân bản sâu xa. Văn Giá
cũng cho rằng Thùy Linh đã hóa giải những mặt cực đoan của kiểu tình u


10

thuần túy tinh thần (Platonique) và đề cao nhục dục bởi chính tinh thần hướng
đến cái thiêng của ái tình [10].
Có thể thấy giới nghiên cứu đã có những phê bình đa chiều trên các

phương diện như: thi pháp, ngơn ngữ, phân tâm học đối với hiện tượng thơ Vi
Thùy Linh. Nhưng với khả năng bao quát của mình, chúng tơi chưa thấy có
cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về cái tơi trữ tình trong hai tập
thơ Khát, Linh của Vi Thùy Linh. Đó là lý do để chúng tơi chọn đề tài: Cái tơi
trữ tình trong hai tập thơ “Khát”, “Linh” của Vi Thùy Linh để nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những yếu tố nội dung và nghệ thuật làm nên cái tơi trữ tình trong hai
tập thơ Khát, Linh của Vi Thùy Linh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Hai tập thơ của Vi Thùy Linh gồm: Khát (Nxb Hội nhà văn, Hà Nội,
1999), Linh (Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2000).
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp hệ thống- cấu trúc
Tiến hành hệ thống lại toàn bộ sáng tác của Vi Thùy Linh trong 2 tập
Khát, Linh. Khảo sát một cách có chọn lọc nhằm làm nổi rõ cái tơi trữ tình
trong thơ Vi Thùy Linh.
4.2. Phương pháp phân tích- tổng hợp
Xem xét, lí giải, đánh giá những yếu tố nội dung, nghệ thuật trong tập thơ
Khát, Linh; tổng hợp, khái qt nên cái tơi trữ tình trong hai tập thơ Khát,
Linh của Vi Thùy Linh.


11

4.3. Phương pháp so sánh
Tìm ra những nét tương đồng, khác biệt về nội dung và nghệ thuật của
cái tôi trữ tình trong 2 tập thơ Khát, Linh cũng như sự khác biệt trong thơ Vi
Thùy Linh so với các nhà thơ đương đại.
Ngoài ra, để phục vụ nghiên cứu, chúng tơi cịn sử dụng một số phương

pháp nghiên cứu hỗ trợ khác.


12

NỘI DUNG
Chương 1
THƠ VI THÙY LINH
TRONG SỰ VẬN ĐỘNG CỦA THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Một số đặc điểm nổi bật của thơ Việt Nam đương đại
1.1.1. Xuất hiện các khuynh hướng thơ mới
Sau 1975 thơ Việt Nam có xu hướng tiếp tục nói về chiến tranh qua
những khúc ca bi tráng về số phận của dân tộc. Từ điểm nhìn hiện tại, các nhà
thơ phóng chiếu cái nhìn sâu, xa về lịch sử đất nước – một lịch sử oai hùng
nhưng cũng khơng ít đau thương và bất hạnh. Ý thức nói nhiều hơn về bi kịch
khiến cho các tập thơ này không rơi vào giọng điệu tụng ca dễ dãi mà thể hiện
chiều sâu ngẫm ngợi của nhà thơ về thế thái nhân tình trong sự chuyển động
khơng ngừng của lịch sử. Bên cạnh những cây bút thành danh ở thể loại
trường ca như Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Đức
Mậu,…là sự xuất hiện của Trần Anh Thái với Đổ bóng xuống mặt trời, Hồng
Trần Chương với Trầm tích,… Sự vạm vỡ, tính trường sức của thể loại được
gắn kết với những thể loại cá nhân và những suy tư mang tính khái quát cao
đã khiến cho thơ ca giai đoạn này có những khúc ca giàu tính nghệ thuật về
đất nước, về nhân dân.
Từ sau 1975, đặc biệt là sau 1986, cuộc sống dần trở lại với những quy
luật bình thường của nó, con người trở về với muôn mặt đời thường, phải đối
mặt với bao nhiêu vấn đề trong một giai đoạn có nhiều biến động, đổi thay
của xã hội. Bối cảnh đó đã thúc đẩy sự thức tỉnh ý thức cá nhân, đòi hỏi sự
quan tâm đến mỗi người và từng số phận. Thơ có xu hướng trở về với cái tơi
cá nhân, những lo âu của đời sống thường nhật. Đây là xu hướng nổi bật nhất



13

trong thơ đương đại. Những năm đầu thập kỷ 80 thơ ở giai đoạn chuyển
giọng: nhà thơ nói nhiều hơn về nỗi buồn nhân sinh, về những cảm nhận của
cái tôi trước một thực tại khắc nghiệt. Nếu như trước đây, các nhà thơ dường
như e ngại nói về nỗi buồn thì trong thơ đương đại, nhiều nhà thơ cơng khai
bày tỏ nỗi buồn. Đó là nỗi buồn gắn chặt với một thực tại mới, một cảm quan
nghệ thuật mới. Có nỗi buồn về thần tượng bị gãy đổ, ảo tưởng bị tan vỡ khi
nhận ra “Chúa chỉ bằng đất đá” (Nguyễn Trọng Tạo), có nỗi buồn vì cuộc
sống mưu sinh làm cho con người chỉ chú ý chuyện tồn tại mà “xa dần truyện
bớt dần thơ” (Nguyễn Duy) và có những trắc ẩn về riêng tư, đơi lứa: “Em chết
trong nỗi buồn - Chết như từng giọt sương - Rơi không thành tiếng” (Lâm Thị
Mỹ Dạ). Chất giọng tự thú, tự bạch trở thành gam giọng phổ biến. Cắt nghĩa
về thực trạng này có thể nhìn từ hai phía: thứ nhất, đó là nỗi buồn xuất phát từ
thời thế, sự khủng hoảng về niềm tin, sự bất an trước thời cuộc; thứ hai, trong
nền kinh tế thị trường, quan hệ người trở nên lỏng lẻo, con người sống trong
nhiều mối quan hệ hơn nhưng cũng cô đơn hơn. Câu hỏi người sống với nhau
thế nào thể hiện rất rõ tâm trạng của một thời đoạn lịch sử cụ thể. Nét nổi bật
của xu hướng này là các nhà thơ rung động trước những biến thái tâm lý tinh
tế, sâu kín, nhiều khi ngỡ như thật mong manh. Sự thức tỉnh trở lại ý thức cá
nhân đã mở ra cho văn học nói chung và thơ đương đại nói riêng nhiều đề tài
và chủ đề mới, làm thay đổi quan niệm về con người. Thơ ngày càng đi tới
một quan niệm toàn vẹn và sâu sắc hơn về con người mà nền tảng cơ bản và
hạt nhân triết học của quan niệm đó là tư tưởng nhân bản. Con người vừa là
điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu , vừa là cái đích cuối cùng của
văn học, đồng thời là điểm quy chiếu, là thước đo giá trị của mọi vấn đề xã
hội, mọi sự kiện và biến cố lịch sử. Con người trong văn học hôm nay được
nhìn ở nhiều vị thế và trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ: con người với

xã hội, con người với lịch sử, con người với gia đình, gia tộc, con người với


14

phong tục, với thiên nhiên, với những người khác và với chính mình. Con
người cũng được văn học khám phá, soi chiều ở nhiều bình diện, nhiều tầng
bậc: ý thức và vơ thức, đời sống tư tưởng, tình cảm, đời sống tự nhiên, bản
năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và
con người trong tính nhân loại phổ qt.
Bên cạnh đó, thơ cịn có xu hướng đi sâu vào những vùng mờ tâm linh
đậm chất tượng trưng siêu thực. Về thực chất đây là sự phát triển sâu hơn của
khuynh hướng thứ hai. Nét nổi bật của khuynh hướng này là sự nỗ lực đào
sâu vào cái tôi ẩn dấu, cố gắng phát hiện chiều sâu tâm linh của con người. Sự
khác biệt giữa xu hướng này và xu hướng trên chủ yếu nằm ở cấp độ và cách
khai thác sự đa chiều của cái tôi. Nếu như xu hướng thứ hai chủ yếu tìm hiểu
bản thể cái tơi trong các quan hệ đời sống, sự tương tác giữa cá nhân và hồn
cảnh thì xu hướng thứ ba này, các nhà thơ tập trung tìm hiểu cấu trúc cái tơi
trong quan hệ với chính nó. Tại đây tính “tự động tâm lí” đậm màu sắc siêu
thực và sự “ú ớ” trong cảm thức nghệ thuật được đề cao. Xu hướng này có thể
tìm thấy trong thơ vụt hiện của Hồng Hưng, một số thi phẩm của Hoàng
Cầm, Lê Đạt… Tất nhiên trên quan điểm lịch sử, đây là những cách tân được
tôn trọng vì những cái cực đoan và sai lầm (nếu có) cịn có ý nghĩa hơn rất
nhiều lần những cái “đung đúng”, chừng mực, đúng nhưng vô hồn và nhàm
chán.
Sự đa dạng và phong phú của các khuynh hướng thơ còn thể hiện ở xu
hướng hiện đại chủ nghĩa. Xu hướng này thể hiện rõ nhất trong các sáng tác
của nhiều cây bút trẻ trưởng thành sau 1975 như Nguyễn Quang Thiều (Sự
mất ngủ của lửa) Nguyễn Bình Phương (Buồn), Phan Huyền Thư (Nằm
nghiêng), Vi Thùy Linh (Khát, Linh). Việc thúc đẩy tính hiện đại trong thơ

khơng phải là chạy theo những thời thượng nghệ thuật mà quan trọng hơn,
nhà thơ phải thể hiện được tinh thần hiện đại trong tác phẩm của mình. Ở đó


15

các nhà thơ ý thức rất rõ việc nêu lên quan điểm cá nhân và chống lại những
quan điểm mang tính tồn tri. Nhưng dù đổi mới thế nào đi chăng nữa, hướng
này cũng đã bộc lộ được sự hồn nhiên nhất, nguyên sơ nhất và giàu tính nhân
bản nhất của con người về cuộc sống, vì sự cao đẹp của con người.
1.1.2. Có nhiều biến đổi về thể loại
Sau 1975, trường ca phát triển mạnh mẽ. Bởi độ dài của trường ca cho
phép các nhà thơ có điều kiện miêu tả, tái hiện những vùng hiện thực rộng
lớn. Ở đó, các nhà thơ có thể thơng qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong đời
sống để trình bày những suy ngẫm về dân tộc, con người. Hơn thế với trường
ca, các nhà thơ có thể cùng lúc sử dụng nhiều thể thơ khác nhau như một hình
thức phơ diễn các cung bậc của cảm xúc, tạo dựng tiết tấu và âm hưởng thơ.
Các tác giả tiêu biểu có thể kể đến là: Thanh Thảo (Những người đi tới biển),
Hữu Thỉnh (Đường tới thành phố), Nguyễn Khoa Điềm (Mặt đường khát
vọng), Hồng Trần Cương (Trầm tích).
Trong thơ đã có sự nới lỏng cấu trúc các thể thơ truyền thống. Các thể
thơ truyền thống khơng cịn “ngun bản” mà có những thay đổi đáng kể về
cấu trúc bên trong. Thơ đương đại được tăng cường tính “điệu nói” và cấu
trúc thể loại dựa vào nhịp nhiều hơn vần, giọng điệu thơ gân guốc hơn, các
liên tưởng thơ ít tuân theo quan hệ nhân – quả hơn. Riêng về lục bát, đã có
những nỗ lực cách tân về bài trí văn bản theo kiểu xuống dòng bậc thang và
hiện tượng ngắt giữa các dòng và kiểu thơ tự do. Giọng điệu cũng có sự thay
đổi. Cùng với sự xuất hiện của ngôn ngữ đậm chất tượng trưng, siêu thực
khiến khả năng diễn đạt tâm thức sâu thẳm của con người được mở rộng.
Sự biến đổi thể loại trong thơ Việt Nam đương đại còn thể hiện rõ trong

thơ tự do và thơ văn xi. Ở đó, xuất hiện sự giao thoa thể loại, đặc biệt chất
tiểu thuyết được tăng cường khiến giọng điệu thơ khơng cịn êm ái, mượt mà
như trước mà trở nên thô ráp hơn, nhịp điệu thơ mang nhiều tính bất ngờ hơn.


16

1.1.3. Mới mẻ trong ngơn ngữ biểu hiện
Chính sự đa dạng về tư duy nghệ thuật và sự phong phú về giọng điệu đã
khiến cho ngơn ngữ thơ có sự phân hoá và phân cực về cả bề nổi và về cả
tầng sâu.
Ngôn ngữ thơ Việt Nam đương đại đậm chất đời thường. Các nhà thơ sử
dụng lớp ngôn ngữ của đời sống sinh hoạt hàng ngày kết hợp với cách nói dân
gian và giọng điệu “bụi bặm” khiến thơ trở nên “tếu táo” hơn và gần gũi với
đời thường hơn. Tiêu biểu cho hướng đi này là Nguyễn Duy (Kiêng), Bùi Chí
Vinh (Buồn gì đâu). Tuy nhiên khi để ngôn ngữ thơ quá gần với tiếng cười
dân gian và ngơn ngữ đời thường bên cạnh việc gia tăng tính giễu nhại trong
thơ nhằm thể hiện tinh thần dân chủ thì khơng phải khơng dễ khiến thơ rơi
vào đơn nghĩa trong khi bản chất của ngôn ngữ thi ca là đa nghĩa, mơ hồ.
Một điều dễ nhận thấy là trong thơ Việt Nam đương đại khá đậm chất
tượng trưng. Lớp ngôn ngữ tượng trưng này khiến cho nghĩa của thơ trở nên
mờ nhịe, độ mở của hình tượng thơ được nhân lên, màu sắc lạ hóa của ngơn
ngữ thơ trở nên nổi bật. Lê Đạt, Nguyễn Quang Thiều…là những nhà thơ có
chí hướng cách tân, hiện đại thơ bằng việc tỉnh lược từ ngữ tối đa để gia tăng
tính biểu đạt của ngôn ngữ thơ. Tất nhiên, khác với ngôn ngữ giàu chất tượng
trưng trong thơ Mới, ngôn ngữ giàu chất tượng trưng trong thơ đương đại
mang tâm thế của một hành trình văn hóa khác: văn hóa cơng nghiệp và hậu
cơng nghiệp.
Bên cạnh đó, các nhà thơ đương đại chú ý nhiều đến việc tạo dựng những
“trò chơi” ngữ nghĩa trong thơ. Sự xuất hiện của loại thơ dùng thanh điệu,

ngôn ngữ, cấu trúc ngôn bản như một “tiếng nói” đã góp phần tạo nên sự thú
vị trong thưởng thức và sự rộng mở trong tiếp nhận nghệ thuật. Với những
“trò chơi” chữ nghĩa này, thơ cần được cảm hơn là dùng để hiểu. Và các cây


17

bút như Hồng Hưng (Người đi tìm mặt), Đặng Đình Hưng (Ơ mai), Lê Đạt
(Bóng chữ),… có thể được coi là những cây bút tiêu biểu.
Đặc biệt nhất có thể kể đến sự xuất hiện của ngôn ngữ thân thể trong thơ
đương đại. Thân thể tự nó là một ngơn ngữ giao tiếp. Trong thơ đương đại,
ngôn ngữ thân thể được biểu hiện tự nhiên, kiêu hãnh; phần nhiều trở thành
ngơn ngữ của sự thân mật, thức tỉnh, giải phóng cá tính và bản năng. Có thể
kể đến các sáng tác của các nhà thơ như Dư Thị Hoàn (Tan vỡ), Vi Thùy Linh
(Sư tử buồn), Phan Huyền Thư (Nằm nghiêng).
1.2. Vi Thùy Linh – “hiện tượng” của thơ Việt Nam đương đại
1.2.1. Quan niệm nghệ thuật của Vi Thùy Linh
“Quan niệm nghệ thuật được hiểu là nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con
người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó có khả năng thể hiện
đời sống với một chiều sâu nào đó” [11, tr.273]. Quan niệm nghệ thuật có thể
được hiểu là cách cắt nghĩa, lí giải hiện thực của nhà thơ, nhà văn trong tác
phẩm. Mỗi nhà thơ nhà văn khi sáng tạo dù tuyên ngôn hay im lặng, đều viết
dưới ánh sáng của một quan niệm nghệ thuật nào đó. Quan niệm này chi phối
trực tiếp tư duy thơ, khúc xạ lên hình ảnh, biểu tượng, đổ bóng lên cái tơi trữ
tình và in dấu vào ngôn ngữ.
Vi Thùy Linh từng tuyên bố rằng: “vì chán ngấy sự cũ kĩ, nhàm chán.
Tác giả quyết tránh xa những mơ phạm và sáo mịn, ngụy tạo và hèn nhát”
[21, tr.431]. Tác giả nhấn mạnh sự thành thật và quyết liệt: “Tôi là một nhà
thơ sôlô. Tôi không cần dàn đồng ca. Tôi sẵn sàng là một chiến binh có thể bị
tử đạn để tạo nên làn sóng mới trong thi ca” [21, tr.431] .

Nhà thơ cũng quan niệm “nghệ thuật đồng nghĩa với sự mới lạ một cách
đặc biệt…trong nghệ thuật cần vượt qua cái bình thường” [2, tr.29]. Quyết
sống theo ý mình nhưng không phải là trụy lạc, tiêu cực; tác giả muốn khẳng
định cá tính và bản lĩnh vững vàng trong sáng tạo nghệ thuật. Với Vi Thùy


18

Linh, sống là phải cho ra sống, không nhợt nhạt, không nửa vời. Điều này
cũng được tác giả khẳng định trong thơ của mình:
Đập nát sự đơn điệu, khn khổ cũ kĩ, nhàm chán và cam chịu
Em tự làm mất đối xứng bằng em
(Không thanh thản)
Vi Thùy Linh cũng suy nghĩ rất nghiêm túc về “kĩ thuật” trong thơ: “Kỹ
thuật thể hiện là căn cứ để phân định cây bút chuyên nghiệp với một người
tập tành làm thơ. Về kỹ thuật, tôi rất chú ý đến nhịp điệu, nhạc điệu, biết chú
ý tìm câu chữ, hình tượng mới, cách so sánh mới và nét nghĩa mới cho từ.
Thậm chí phải thay đổi và thêm vào nét nghĩa mới của một từ, loại từ đã
quen. Tôi cho rằng viết "tôi đang vui, tơi đang buồn, đang thất vọng" thì
người nào đó biết chữ cũng có thể viết ra. Những người đã mang chữ "sĩ" nghệ sĩ, thi sĩ hay họa sĩ, văn sĩ… thì phải biết thể hiện trạng thái của thế giới
và con người một cách khác thường. Vẫn là cuộc sống nhưng không phải là
bê nguyên cuộc sống. Nhà thơ phải đem đến cho người đọc rung cảm mới đầy
tinh tế, phóng khống và mãnh liệt” [31].
Có thể coi Vi Thùy Linh là một trong số những nhà thơ coi việc làm thơ
là sự sáng tạo thực sự, là lao động nghề nghiệp nghiêm túc: Nghệ thuật cần
phải được trả giá và trả giá cao. Đấy chính là văn hóa và tri thức. Đấy chính là
thượng tầng xã hội, là dân trí. Nhà thơ từng phát biểu: “Tơi khơng điên cuồng
lao vào văn chương, mà chủ động tận tụy cho nó suốt đời” [5].
Điều đặc biệt là Vi Thùy Linh không viết trong tâm thế của một phụ nữ
và cịn ln khẳng định khơng cần bất cứ sự châm chước nào cho phái yếu:

“Khi viết, tôi là một thi sĩ. Khơng có nghệ sĩ nam, nữ. Tơi khơng nhìn cuộc
sống bằng con mắt phái tính, như thế sẽ bị hạn hẹp. Tơi nhìn và sáng tác bằng
con mắt nghệ sĩ” [26].


19

Như vậy, Vi Thùy Linh có quan niệm rất rõ ràng về nghệ thuật. Tác giả
đề cao sự sáng tạo và lao động nghệ thuật nghiêm túc. Với tác giả, sáng tác là
một công việc chủ động và tận tụy cống hiến suốt đời.
1.2.2 Những dấu ấn của thơ Vi Thùy Linh trong thơ Việt Nam đương đại
Vi Thùy Linh là nhà thơ trẻ ghi dấu ấn của thơ mình một cách đầy ấn
tượng trên thi đàn. Với tâm thế của người làm tiếng Việt, muốn góp sức mình
vào sự duy trì và sinh sơi vẻ đẹp, sự phong phú, biểu cảm của tiếng Việt, qua
hơn 17 năm với 7 tập thơ riêng, và sự xuất hiện của tập tùy bút “Vili tùy bút”
Vi Thùy Linh đã là một tác giả trẻ từng bước ghi tên mình vào lịng khán giả.
Điều ấy được chứng minh một cách thuyết phục qua các tập thơ, tập tùy bút
đầu tay cũng như các đêm thơ luôn gây được chú ý trong giới văn nghệ, báo
chí và cơng chúng cả nước. Vi Thùy Linh là tác giả trẻ có thơ in trong Tuyển
tập thơ Việt Nam 1975-2000 (tập 1, Nxb Hội nhà văn, 2000), Sài Gòn tạp
bút (Nxb Thanh niên, 4/2005).
Về nội dung, ái quyền là nguồn cảm hứng sôi nổi nhất của hồn thơ và
làm nên khuôn mặt nghệ thuật Vi Thùy Linh trong thơ đương đại:
Ta
Lúc nào cũng phá giới để yêu
Thì có nên tu khơng?
Biết tu ở kiếp nào?
Hơn nhau tràn tràn
Ta tu suốt đời dưới gốc cây bồ đề - Anh
(Dưới cây bồ đề)

Tác giả đã xây dựng được một thế giới riêng trong thơ : Thế giới đang
yêu. Một tình u ln ở thì hiện tại. Thế giới ấy có thời gian là những mùa
tình khơng dứt, khơng gian là cõi tình khơng biên giới, cả khơng gian và thời
gian đều nhuốm một sắc tím khơng cùng. Vạn vật trong đó, từ cụm hoa đến


20

bầu trời, từ rêu cỏ đến biển đảo, từ cơn gió đến ngọn sóng, từ thân cầu đến
đỉnh tháp, từ khung cửa đến bức rèm, từ ly rượu đến ngọn nến, đến cả những
thành phố lớn như Hà Nội, Rome, Paris… đều đang u, đang tình tự bằng
mn vàn tế bào.
Trong thơ Vi Thùy Linh có mơ hình phổ biến với ba hệ thống hình tượng
vừa song hành vừa đan xen chuyển hóa lẫn nhau: “Cái tơi – Người tình – Thế
giới”. “Tôi” là nàng Eva Linh. Cái tôi ấy mang trong mình một tình yêu nồng
nàn và đam mê. Khát khao yêu và khát khao làm mẹ luôn song hành cùng
nhau. “Người tình” là Anh, một Anh ln được viết hoa. Và “Thế giới”, cõi
tình quanh họ, là vườn địa đàng thì hiện tại.
Về nghệ thuật, Vi Thùy Linh táo bạo, quyết liệt khi tham gia vào công
cuộc hiện đại hóa thơ. Điều này thể hiện rõ ở ý thức về việc đổi mới ngơn
ngữ. Tác giả từng nói “tôi rất chú ý đến nhịp điệu, nhạc điệu, biết chú ý tìm
câu chữ, hình tượng mới, cách so sánh mới và nét nghĩa mới cho từ. Thậm chí
phải thay đổi và thêm vào nét nghĩa mới của một từ, loại từ đã quen” [31].
Những tương giao về hình ảnh và nội dung trong thơ Vi Thùy Linh gây nên
niềm thích thú đối với bạn đọc:
Em ngắt vài cọng gió
Thả lên dấu thời gian
“Vừng ơi” – em niệm chú
Ước mơ về xênh xang…
(Giao cảm)

Hay:
Đừng trách em nữa anh!
Em thấy mình lạnh tốt
Đêm, ngày vỡ trên mơi
Sao mãi mình chưa gặp?


21

(Anh còn cho em)
Thơ Vi Thùy Linh là khát vọng bùng nổ, vượt qua mọi xúc cảm, là sự
cựa quậy, phá vỡ mọi quy tắc, khát khao đổi mới táo bạo về nghệ thuật.
Người ta chỉ khát khao cháy bỏng khi thấm thía phần đời mịn cũ, vơ vị đã
qua:
Họ đi qua
Một nửa hành trình cuộc đời
Vết thời gian in dấu
Mãnh liệt sống
Một nửa hy sinh
Một nửa khát khao
Khát khao không bật tiếng
Khát khao cháy
Cũng từ đấy
Họ mạnh hơn
(Một nửa thế giới)
Trong thế giới thơ của nhà thơ trẻ này ngổn ngang hiện thực và đầy ắp
những suy tư trăn trở. Đó là một gương mặt riêng, cá tính, góc cạnh, khó mà
trộn lẫn:
Là mùa đầu cánh đồng Mẹ tơi sinh nở
Là cơn gió của đại ngàn Cha…

Khi bị gọi nhầm tên.
Tơi khơng nói gì.
Khi ai đó nói rằng, tơi giống người họ đã gặp
- Tơi bỏ đi
(Tơi)
Đó cũng là cái tôi tự do, tự lập không chấp nhận sự gị bó, áp đặt:


22

Cha mẹ định quàng dây cương vào tôi
“ Hãy để tự con đi!”
Độc mã
Quyết làm những gì mình muốn
(Tơi)
Có thể thấy, Vi Thùy Linh là một trong số những nhà thơ trẻ đương đại
ghi được nhiều dấu ấn của thơ mình vào lịng bạn đọc bởi nỗ lực sáng tạo.
Với tinh thần làm thơ là làm tiếng Việt sao cho đẹp và biểu cảm hơn, Vi Thùy
Linh không chỉ là người dám đánh động vào tinh thần đổi mới của các nhà
thơ Việt Nam đương đại, đặc biệt là những nhà thơ trẻ mà còn là “người đang
nỗ lực để thơ ca Việt vang trên đất khách – nơi mà kiều bào ít khi sử dụng và
hưởng thụ tiếng Việt đẹp, thuần khiết và tinh tế - nơi mà thế hệ thứ hai, ba,
bốn đã mai một ít nhiều ngơn ngữ gốc của tâm hồn cội nguồn nơi xứ sở” [26].


23

Chương 2
CÁC DẠNG THỨC CỦA CÁI TƠI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ VI THÙY LINH

Cái tơi trữ tình trong thơ Vi Thùy Linh tồn tại ở nhiều dạng thức. Có
thể thấy nổi rõ lên là dạng thức của Cái tôi tự thân “khơng bao giờ hóa trang
để nhập vai người khác”, cái tôi khát khao tự biểu hiện và cái tôi suy ngẫm.
2.1.Cái tơi tự thân “khơng bao giờ hóa trang để nhập vai người khác”
2.1.1.Cái tôi tự ý thức về cá nhân của mình
Thơ trẻ đương đại có sự trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân với tất cả
những biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm sâu kín. Các nhà thơ đương đại
đã đào sâu tận cùng ngõ ngách tâm hồn mình với đầy đủ những yêu thương,
đam mê, hân hoan lẫn cô đơn, tuyệt vọng và nhiều khi là cả cái chết. Sự “nổi
loạn” trong tâm hồn đòi hỏi được giải tỏa, được dấn thân, được nói, được tung
hồnh cùng với lối viết bạo dạn, tự do phóng khống. Cái “Tơi” bản thể
khẳng định vai trị của cá nhân mình đã trở thành một xu thế của thơ ca.
Vi Thùy Linh viết nhiều về mình: Tơi, Những người sinh tháng Tư,
Chân dung, Hai miền hoa Thùy Linh, Linh,…trong những bài thơ đó cái tơi tự
hiện rất mạnh mẽ, quyết liệt. Bên cạnh việc trực tiếp xưng tên mình: “Linh”
(Linh), “Thùy Linh” (Thánh giá), nàng “Vi” (Lá thư và ổ khóa), “họ Vi”,
“Linh thị” (Song mã)…Nhà thơ luôn chú ý đến khẳng định cái tôi bản thể
“đầy mâu thuẫn” của mình.
Khẳng định mình, Vi Thùy Linh muốn khẳng định một cái tôi cá nhân
đặc thù, không giống ai, không thể nhầm lẫn với bất cứ người nào:
Là mùa đầu cánh đồng Mẹ tơi sinh nở
Là cơn gió của đại ngàn Cha…


24

Khi bị gọi nhầm tên,
Tơi khơng nói gì
Khi ai đó nói rằng tơi giống người họ đã gặp
- Tơi bỏ đi

Khi Cha tôi bảo, sự dữ dội của tôi khiến Người lo sợ
Tơi âm thầm khóc.
(Tơi)
Cũng có khi tác giả hình dung mình cưỡi con ngựa ơ bờm dài, bước đi
đầy kiêu hãnh:
Độc mã
Vượt trước gió
Cuốn ánh sáng ràn rạt
Đêm khơng ngủ…
(Độc mã)
Có thể thấy Vi Thùy Linh trong thơ là một cơ gái đầy cá tính, bản lĩnh
và độc lập: “Khơng bao giờ hóa trang để nhập vai kẻ khác”:
Tơi đã nhìn mình trong gương cả khi khóc khi cười
Bất cứ khi nào, trên sân khấu cuộc đời
Tôi vẫn là diễn viên tồi
Bởi tơi khơng bao giờ hóa trang để nhập vai kẻ khác
(Tơi)
Trong thơ Vi Thùy Linh cịn xuất hiện rất nhiều hình ảnh “hoa Thùy
Linh”. Tác giả hóa thân thành bơng hoa Thùy Linh tạo thành miền hoa Thùy
Linh trong thế đối lập với “miền Anh”. “Miền Anh” ấm áp, khơng mùa đơng
thì miền hoa Thùy Linh lại “co ro”, “giàn giụa”:
Co ro trong phịng kín
Như con chim nhỏ


25

Hoa Thùy Linh
Miền Anh không mùa đông
(Hai miền Thùy Linh)

Hay:
Trong cơn mơ chập chờn, em thấy Anh vừa tắm nước sơng Hằng tinh khiết,
đến nâng em đi về phía dịng sơng ngọc bích hắt sáng đến
chân trời nơi đầy hoa Thùy Linh nở
(Linh)
Hoa Thùy Linh mong manh và tinh khiết. Trong một thế giới hỗn độn
đang quay đảo, con người lạc vào sự triền miên vơ tận của toan tính, thực
dụng, sự trượt dốc của nhân cách tâm hồn thì hoa Thùy Linh đã ln hướng
về tình u. Dường như với cơ tình u có sức mạnh vạn năng che lấp được
tất thảy mọi xơ bồ của cuộc sống. Có thể thấy, khi hóa thân thành hoa Thùy
Linh, nhà thơ đã tự khẳng định về cá nhân của mình trong tương quan với
thực tại: co ro, giàn giụa nhưng luôn hướng về miền ánh sáng – tình u.
Cái tơi trữ tình trong thơ Vi Thùy Linh mạnh mẽ, quyết liệt nhưng
khơng hề thách thức. Quyết sống theo ý mình nhưng đó khơng phải là cái tơi
trụy lạc, tiêu cực mà đó là cái tơi cá tính, cái tơi có bản lĩnh vững vàng. Vi
Thùy Linh khác người vì muốn khẳng định mình, muốn là mình. Với tác giả
đã sống là phải cho ra sống, không nhợt nhạt, không nửa vời, không uể oải,
không chán chường, không cầm chừng:
Đập nát sự đơn điệu, khuôn khổ cũ kĩ, nhàm chán và cam chịu
Em tự làm mất đối xứng bằng em
(Không thanh thản)
Tự ý thức về mình, cái tơi trữ tình trong thơ Vi Thùy Linh tạo cho mình
một lối sống độc lập:
Cha mẹ muốn quàng dây cương vào tôi


×