Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Chính sách duyệt tuyển trong quân đội dưới triều nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 69 trang )

-1

ỌC
N N
ỌC SƢ P
M
K OA LỊC SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

I HỌC

Chính sách duyệt tuyển trong quân đội dƣới triều
Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX

Sinh viên thực hiện : Phan Diệu Linh
Ngƣời hƣớng dẫn : Lê Thị Thu Hiền

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013


-2

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn tới cô giáo - Thạc sĩ Lê Thị
Thu Hiền đã tận tình chỉ báo, giúp đỡ, động viên em trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử – trường ĐHSP
Đà Nẵng đã dìu dắt, nâng đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu tại trường.
Và cuối cùng em xin chân thành gửi lời cảm ơn Cô giáo chủ nhiệm Dương Thị
Tuyết cùng tất cả các bạn sinh viên lớp 09SLS và gia đình, bạn bè đã động viên, giúp


đỡ em trong thời gian học tập, nghiên cứu vừa qua.
Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm bản thân nên đề tài khơng tránh khỏi
những hạn chế và thiếu sót nhất định. Em kính mong được sự góp ý và hướng dẫn
thêm từ các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013
Sinh viên

Phan Diệu Linh


-3

MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, được xác
lập trong một bối cảnh hết sức nhảy cảm khi bên ngoài chủ nghĩa tư bản đã phát triển
ở mức độ cao và dần chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa với nhu cầu lớn về thị
trường và thuộc địa, mục tiêu hướng đến của các nước đế quốc là các quốc gia ở châu
Á trong đó có Đơng Nam Á, còn ở trong nước chế độ phong kiến bước vào giai đoạn
khủng hoảng và suy thoái nghiêm trọng. Vì vậy, ngay từ khi mới thành lập, triều
Nguyễn phải đối đầu với nhiều khó khăn, thách thức mà lớn nhất là họa xâm lăng của
thực dân phương Tây. Để bảo vệ độc lập dân tộc, hơn ai hết, triều Nguyễn ý thức được
vai trò của quân đội đối với đất nước, vì vậy, triều Nguyễn đã ra sức xây dựng và củng
cố quân đội, trong đó có việc xây dựng chính sách duyệt tuyển.
Duyệt tuyển là việc làm thường niên có từ thời các chúa Nguyễn nhằm kén
chọn binh lính, bổ sung lực lượng cho quân đội. Kế tục chính sách duyệt tuyển của các
chúa Nguyễn, triều Nguyễn ngay từ đầu đã rất quan tâm, chú trọng đến vấn đề duyệt
dân tuyển lính. Năm 1802, vua Gia Long định lệ kén chọn binh lính: “kén bổ binh lính
nên chọn lựa những nhà nhiều đinh giàu mạnh, không được ức bất những người kiều
ngụ cô đơn nghèo cùng, làm trái thì xử theo pháp luật” [25; tr.522]. Triều Nguyễn đã

quy định rất rõ ràng về chính sách này từ việc đặt ra tiêu chuẩn tuyển chọn, cách thức
duyệt tuyển, nơi tuyển, quy định người đi tuyển, thời gian tuyển, trị gian dối, nhũng
lạm,… Có thể nói, triều Nguyễn rất coi trọng chính sách duyệt tuyển bởi những ý
nghĩa mà nó mang lại cho quân đội triều Nguyễn lúc bấy giờ. Vì vậy, nghiên cứu về
chính sách duyệt tuyển của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX là việc làm hết sức cần
thiết.
Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, q trình tồn cầu hóa, khu
vực hóa đem lại cho đất nước ta nhiều cơ hội nhưng cũng đứng trước những thách thức
to lớn, đặc biệt là việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Vì vậy, quân đội ngày càng
đóng vai trị quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Để tăng cường
sức mạnh cho quân đội, hàng năm Đảng và Nhà nước ta có chủ trương tuyển quân,
thực hiện nghĩa vụ quân sự để xây dựng Quân đội nhân dân chính quy và hiện đại,
tăng cường quốc phịng, bảo đảm hồn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng


-4

Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu chính sách
duyệt tuyển của triều Nguyễn có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi những bài học rút ra từ
lịch sử đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tơi chọn đề tài: Chính sách duyệt tuyển
trong qn đội dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Viết về chính sách duyệt tuyển của triều Nguyễn có một số tài liệu cổ sử đề cập
đến như:
Trong tác phẩm Đại Nam thực lục - bộ chính sử lớn nhất, quan trọng nhất của
triều Nguyễn của Quốc sử quán triều Nguyễn do Viện sử học phiên dịch và xuất bản
năm 2004, đã ghi chép về sự nghiệp của chín Chúa Nguyễn và lịch sử triều Nguyễn từ
vua Gia Long đến vua Đồng Khánh, trong đó có đề cập đến đến lệ duyệt tuyển và biên

niên sự kiện duyệt tuyển ở các địa phương hàng năm. Tuy nhiên, tác phẩm chưa đi sâu
vào phân tích chính sách duyệt tuyển của triều Nguyễn.
Cơng trình Minh Mệnh chính yếu của Quốc sử qn triều Nguyễn do Nhà xuất
bản Thuận Hóa tái bản năm 2011 đã ghi lại những văn kiện, những việc làm thiết yếu
dưới thời vua Minh Mệnh, trong đó có đề cập đến việc thành lập Binh Giáo dưỡng và
định lệ duyệt tuyển hàng năm ở một số tỉnh. Tuy nhiên, tác phẩm cũng không thể dành
một dung lượng lớn để trình bày về chính sách duyệt tuyển của triều Nguyễn.
Tác phẩm Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ của Nội các triều Nguyễn do Nhà
xuất bản Thuận Hóa xuất bản năm 1993, đã ghi chép lại các điển pháp, quy chuẩn và
các dữ kiện liên quan đến tổ chức và hoạt động của một triều Nguyễn, trong đó có đề
cập đến các quy định của việc tuyển lính.
Khóa luận tốt nghiệp Thủy quân triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX của tác giả
Ngơ Thị Bích Lan, sinh viên Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, năm
2011, đã đề cập đến cơng tác duyệt tuyển lính thủy nói riêng và các loại binh nói
chung.
Có thể nói, mặc dù có nhiều cơng trình nghiên cứu về triều Nguyễn trên các
lĩnh vực nhưng chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và
hệ thống về chính sách duyệt tuyển của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.


-5

3. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu chính sách duyệt tuyển trong
quân đội của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX. Bên cạnh đó, chúng tơi còn khảo sát
vài nét về quân đội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX và cơ sở để triều Nguyễn ban hành
chính sách duyệt tuyển.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tơi sẽ đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu tồn bộ chính sách duyệt tuyển

của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.
- Về không gian: Bao gồm tất cả các tỉnh của nước ta nửa đầu thế kỉ XIX.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu các chính sách này chủ yếu dưới 4 triều vua:
Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức (từ năm 1802 đến năm 1883).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Chính sách duyệt tuyển có ý nghĩa to lớn đối với việc xây dựng quân đội của
triều Nguyễn. Vì vậy, mục đích nghiên cứu chính của đề tài là khảo cứu một cách tồn
diện và có hệ thống về chính sách duyệt tuyển của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.
Đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác tuyển chọn thanh niên đến
tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích trên, chúng tơi hướng vào thực hiện các nhiệm vụ
sau:
- Tìm hiểu tình hình Việt Nam dưới triều Nguyễn.
- Khái lược về quân đội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.
- Phân tích cơ sở để triều Nguyễn xây dựng chính sách duyệt tuyển.
- Phân tích chính sách duyệt tuyển của triều Nguyễn.
- Rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự ở nước ta
ngày nay.


-6

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi sẽ sử dụng các nguồn tư liệu thành văn
chủ yếu sau:
- Các bộ sử phong kiến Việt Nam gồm: Đại Nam thực lục chính biên (Quốc sử
quán triều Nguyễn), Minh Mệnh chính yếu (Quốc sử quán triều Nguyễn), Khâm định

Đại Nam hội điển sự lệ (Nội các triều Nguyễn),…
- Các bài viết từ các sách chuyên ngành, báo, kỷ yếu, tạp chí như: Nghiên cứu
Lịch sử, Xưa & Nay.
- Ngoài ra, chúng tơi cịn khai thác tài liệu từ các bài viết trên một số website
như: , , city.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Về phương pháp luận: Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi đứng trên quan
điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước để xem xét, đánh giá
các sự kiện.
- Về phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi kết hợp chặt chẽ hai phương pháp
nghiên cứu của chuyên ngành Lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp khác như: sưu tầm, tập hợp tư liệu,
phân tích, so sánh, đối chiếu… theo yêu cầu của đề tài.
6. óng góp của đề tài
Việc nghiên cứu thành cơng đề tài “Chính sách duyệt tuyển trong qn đội dưới
triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX” có ý nghĩa sâu sắc trên cả hai phương diện khoa học
và thực tiễn:
Thứ nhất, đề tài góp phần làm sáng tỏ và cung cấp một hệ thống tư liệu hồn
chỉnh về chính sách duyệt tuyển quân đội của triều Nguyễn, nhằm góp phần nghiên
cứu một cách toàn diện lịch sử triều Nguyễn.
Thứ hai, qua đề tài này, rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá phục vụ cho
công tác tuyển chọn nghĩa vụ quân sự của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, đề tài này hoàn thành sẽ cung cấp và bổ sung thêm vào tài liệu chuyên
khảo phục vụ công tác nghiên cứu và học tập cho học sinh, sinh viên và những ai quan
tâm đến vấn đề này.


-7

7. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm ba
chương:
- Chương 1: Tổng quan về triều Nguyễn và cơ sở để triều Nguyễn xây dựng
chính sách duyệt tuyển trong quân đội
- Chương 2: Chính sách duyệt tuyển trong quân đội của triều Nguyễn nửa đầu thế
kỉ XIX
- Chương 3: Kết quả và bài học kinh nghiệm rút ra từ chính sách duyệt tuyển
trong quân đội của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.


-8

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TRIỀU NGUYỄN V CƠ SỞ Ể TRIỀU
NGUYỄN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH DUYỆT TUYỂN TRON

QUÂN ỘI

1.1. Tình hình Việt Nam dƣới triều Nguyễn
1.1.1. Chính trị
Thành lập vào đầu thế kỉ XIX, triều Nguyễn thừa hưởng được thành quả to lớn
của phong trào nông dân Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước, làm chủ một
lãnh thổ kéo dài từ Nam Quan đến mũi Cà Mau. Triều Nguyễn ra đời và tồn tại không
những trong một bối cảnh đặc biệt của đất nước mà còn trong tình thế có nhiều chuyển
biến lớn. Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu đã kéo theo sự phát triển của chủ
nghĩa thực dân và sự giao lưu buôn bán quốc tế. Hàng loạt các nước châu Á lần lượt
rơi vào ách đô hộ của thực dân và Việt Nam cũng khơng tránh khỏi mối đe dọa đó.
Cơng việc đầu tiên mà triều Nguyễn phải tập trung giải quyết ngay sau khi đánh
thắng nhà Tây Sơn là thiết lập một hệ thống cai trị từ trung ương đến địa phương trên
một lãnh thổ rộng lớn, tương đương với lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Vua Gia Long
quyết định xây dựng một thể chế quân chủ quan liêu chuyên chế, trong đó vua là người

đứng đầu triều đình và toàn quyền quyết định mọi việc hệ trọng của đất nước. Dưới
vua có sáu bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Cơng), đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Dưới
bộ có các ti chuyên trách. Đến thời Minh Mạng, tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn
thiện chặt chẽ hơn. Ngoài Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện…, vua Minh Mạng lần
lượt bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành cũng các chức Tổng trấn (thời Gia Long),
chia lại cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên). Các tỉnh đều do Tổng đốc hay
Tuần Phủ đứng đầu, nhưng đều thuộc chính quyền trung ương. Dưới tỉnh là phủ,
huyện, châu, tổng và xã, thôn. Ở vùng miền núi, về cơ bản vẫn duy trì mơ hình tổ chức
quản lí thời vua Lê Thánh Tông (1490), đứng đầu các miền Thượng vẫn là các tù
trường, già làng hay quan do nhà nước cử.
Để bảo vệ uy quyền tuyệt đối của Hồng đế, triều Nguyễn khơng đặt chức Tể
tướng, khơng lấy đỗ Trạng ngun, khơng lập Hồng hậu và khơng phong tước Vương
cho người ngoài họ. Triều Nguyễn cũng rất coi trọng pháp luật. Năm 1815, bộ Hoàng
Việt luật lệ (hay còn gọi là Luật Gia Long) gồm 398 điều, chia làm 7 chương, được
chính thức ban hành.


-9

Cũng như các triều đại phong kiến khác, việc xây dựng quân đội luôn là mối
quan tâm và ưu tiên lớn của các nhà nước. Triều Nguyễn chủ trương xây dựng quân
đội thường trực mạnh với khoảng trên 20 vạn quân, chia làm 4 binh chủng: bộ binh,
thủy binh, pháo binh và tượng binh). Mặt khác, nhận thấy tầm quan trọng của vùng
miền núi trong phòng thủ và bảo vệ biên giới lãnh thổ, cho nên triều Nguyễn rất quan
tâm xây dựng quân đội và tổ chức các lực lượng trấn giữ ở những vùng này. Một mặt,
để thu phục nhân tâm, tranh thủ các tù trưởng dân tộc, mặt khác bảo vệ và đàn áp các
mầm móng ly khai và các cuộc nổi dậy của các dân tộc thiểu số nhằm giữ vững sự
thống nhất quốc gia - dân tộc.
Trong ngoại giao, triều Nguyễn chủ trương thuần phục nhà Thanh, trong khi đó,
lại sử dụng lực lượng quân sự bắt Cao Miên và Lào thuần phục. Đối với các nước

phương Tây, ngay từ đầu triều Nguyễn đã thấy được âm mưu xâm lược của chúng, vì
vậy triều Nguyễn rất đề phòng và cảnh giác. Trong giai đoạn đầu, do sự giúp đỡ của
Pháp mà triều Nguyễn được thành lập nên vua Gia Long thi hành chính sách tương đối
cởi mở với Pháp và đạo Thiên Chúa, nhưng đến thời Minh Mạng, triều Nguyễn khước
từ dần mối quan hệ với các nước phương Tây, bắt đầu thi hành chính sách đàn áp
Thiên Chúa giáo và “đóng cửa” ngăn cản ảnh hưởng của người phương Tây trên đất
Việt Nam.
Triều Nguyễn thành lập trong hoàn cảnh như vậy đã đặt ra yêu cầu xây dựng,
bảo vệ và phát triển đất nước. Để giữ vững độc lập chủ quyền trong bối cảnh họa xâm
lăng đang đến gần, nhà Nguyễn ý thức được vấn đề củng cố và xây dựng quân đội
hùng mạnh. Nó là cơ sở, tiền đề thôi thúc triều Nguyễn xây dựng chính sách duyệt
tuyển.
1.1.2. Kinh tế, xã hội
Vào nửa đầu thế kỉ XIX, triều Nguyễn ra sức phục hồi nền kinh tế trên cơ sở coi
trọng ruộng đất và sản xuất nông nghiệp. Năm 1803, ngay khi mới lên ngôi Gia Long
đã ra lệnh đo đạc lại toàn bộ ruộng đất, lập địa bạ cho từng xã, thôn ở Bắc Hà. Đến
năm 1839, dưới thời Minh Mạng việc lập địa bạ các thơn, xã trên phạm vi tồn quốc
được hồn thành. Năm 1804, Gia Long ban hành chính sách quân điền. Mặc dù triều
Nguyễn đã có nhiều cố gắng, nhưng vẫn khơng thốt khỏi lối mịn của các triều đại
phong kiến trong chính sách bảo vệ cơng điền, khi ruộng đất cơng chỉ cịn 20% tổng


-10

diện tích ruộng đất cả nước. Chính sách quân điền của triều Nguyễn, do đó, chỉ mang ý
nghĩa tượng trưng; về thực chất, chỉ là một hình thức cấp ruộng đất cho quan lại và
binh lính.
Trong các biện pháp trọng nơng, chính sách khai hoang dưới hình thức doanh
điền là có hiệu quả hơn cả. Ngay cả những người lưu tán và khơng có ruộng đất cày
cấy đều được tập hợp lại dưới sự chỉ đạo của một quan chức nhà nước, được nhà nước

cấp vốn để tiến hành khai hoang, lập làng trên những vùng đất mới bồi lấp ở ven biển.
Đối với vùng miền núi, thời Gia Long, Nguyễn Cơng Trứ và Nguyễn Khắc Tn được
giao phó thực hiện một số chủ trương như: Tổ chức các khu dinh điền và đồn điền, di
dân các tỉnh miền xuôi lên khai hoang; hướng dẫn đồng bào thiểu số sử dụng trâu bị
để cày bừa; khuyến khích trao đổi hàng hóa giữa người kinh và người miền núi.
Tuy số ruộng đất khai khẩn thêm là khá lớn, nhưng vẫn không thể bù đắp được
số ruộng đất để hoang hóa. Chính sách doanh điền, khai hoang của triều Nguyễn
không thể giải quyết được những mâu thuẫn đang đặt ra cho nông nghiệp Việt Nam.
Đối với thủ công nghiệp, cùng với sự phát triển của các nghề thủ công truyền
thống trong dân gian, triều Nguyễn có khuynh hướng tăng cường xây dựng các quan
xưởng, chủ yếu tập trung ở Huế. Trong chính quyền hình thành những cơ quan chức
năng chuyên trách về từng loại sản phẩm. Quản lí chung các ngành, nghề thủ công của
nhà nước là ti Vũ khố chế tạo, gồm 57 cục trông coi từng ngành cụ thể như đúc súng,
làm đồ trang sức, làm gạch ngói, khắc in… Làm việc trong những quan xưởng đều là
những người thợ giỏi, được trưng tập từ các địa phương nên sản phẩm làm ra đều có kĩ
thuật cao.
Một trong những hoạt động kinh tế có ý nghĩa trong giai đoạn này là khai
khoáng. Phần lớn số mỏ được giao cho các thương nhân, các tù trưởng miền núi lĩnh
trưng, hằng năm nộp thuế cho nhà nước. Đối với một số mỏ quan trọng, triều Nguyễn
trực tiếp tổ chức khai thác. Các mỏ lớn thường nằm ở vùng miền núi, vì vậy triều
Nguyễn đặc biệt quan tâm đến công tác khai thác và tận thu khoáng sản ở những vùng
này.
Sang thế kỉ XIX, thương nghiệp có chiều hướng suy thối. Triều Nguyễn thi
hành chính sách thuế khóa phức tạp và chế độ kiểm sốt ngặt nghèo đối với các hoạt
động bn bán. Về ngoại thương, triều Nguyễn thi hành chính sách độc quyền và hết


-11

sức dè dặt với các tàu buôn phương Tây. Cho nên, việc thực hiện song hành giữa phát

triển kinh tế và bảo vệ đất nước là yêu cầu đặt ra đối với triều Nguyễn.
Cũng như các triều đại trước, dưới triều Nguyễn, xã hội Việt Nam cũng chia
thành hai giai cấp lớn: thống trị và bị trị. Giai cấp thống trị bao gồm vua, quan, thơ lại
trong hệ thống chính quyền và giai cấp địa chủ. Vua và Hoàng tộc giờ đây đã trở thành
một lực lượng đơng đảo, có đặc quyền. Họ có dinh thự, ruộng vườn rộng rãi và được
một hệ thống cơ quan, đứng đầu là phủ Tôn nhân, chăm lo, bảo vệ. Các quan chức
xuất thân từ nhiều tầng lớp, xã hội khác nhau nhưng do vị thế của mình trở thành
người đối lập với quần chúng nhân dân, hạch sách, bóc lột nhân dân. Ở họ, hệ tư tưởng
Nho giáo được củng cố, họ vừa có thế trong quan trường, vừa có uy quyền trong làng
xã. Xu thế phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất Việt Nam không tạo ra những địa
chủ lớn có ruộng đất tập trung ở bắc cũng như nam. Do đó, giai cấp địa chủ vừa là cơ
sở xã hội của nhà nước, vừa luôn luôn phải dựa vào lực lượng hào lí ở xã và quyền lực
chính trị của nhà nước để tồn tại. Giai cấp bị trị bao gồm tồn bộ nơng dân, thợ thủ
cơng, thương nhân, một số dân nghèo thành thị. Lớp người bị lưu đày, nơ tì cùng gia
quyến sống ở các đồn điền cũng tăng lên đáng kể.
Tuy tình hình xã hội khơng được ổn định, nhưng với tư cách là một triều đại,
triều Nguyễn khơng qn ban hành các chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho
nhân dân như cứu tế cho dân chúng trong những năm mất mùa hay hạn hán lớn, đặc
biệt là chính sách cứu đói, khuyến khích khai hoang lập làng, cố gắng giữ cơng bằng
đối với các dân tộc miền núi.
1.1.3. Văn hóa
Cũng như các triều đại phong kiến khác, triều Nguyễn rất đề cao và chú trọng
việc phát triển văn hóa, giáo dục đặc biệt là giữ gìn những lề thói truyền thống vốn có
từ lâu đời. Nhờ sự quan tâm của nhà nước, giáo dục, văn học nghệ thuật đạt được
nhiều thành tựu quan trọng. Đồng thời, triều Nguyễn không ngừng đề ra các chính
sách xã hội, tạo điều kiện cho dân chúng ổn định, chăm lo phát triển kinh tế, cũng cố
lòng tin đối với nhân dân, đặc biệt là khu vực miền núi.
Gia Long, vị vua khai sáng triều Nguyễn, đã nhận thức được tầm quan trọng
của việc lựa chọn nhân tài, ông quan niệm: “Nhà nước cầu nhân tài, tất đo đường khoa
mục”, và để tuyển chọn quan lại, vào đầu năm 1807, ông ban hành quy chế thi Hương



-12

và thi Hội. Theo quy định này, tháng 10 - 1807, triều Nguyễn bắt đầu mở khoa thi
Hương từ Nghệ An ra Bắc. Đến năm 1822, Minh Mạng cho khôi phục các kì thi Hội
và thi Đình. Cũng bắt đầu từ thời Minh Mạng, việc tổ chức học tập và thi cử được
chấn chỉnh và đi vào nề nếp. Thành tựu lớn nhất trong giáo dục của triều Nguyễn đó
chính là việc xây dựng trường Quốc học (1803) ở Huế, sau đổi thành Quốc tử giám.
Năm 1808, Văn Miếu cũng chính thức được xây dựng để thờ Khổng Tử và 72 vị tiên
hiền Nho học. Từ năm 1822, Văn Miếu - Quốc tử giám Huế bắt đầu thực hiện chế độ
dựng bia đề danh tiến sĩ.
Bên cạnh đó, để củng cố bệ đỡ tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, triều
Nguyễn thi hành chính sách độc tơn Nho giáo, phục hồi Nho giáo vốn đã bị suy đồi
trong những thế kỉ trước. Đồng thời, triều Nguyễn tìm mọi cách hạn chế Phật giáo và
các tín ngưỡng dân gian khác, nhưng Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian vẫn tiếp tục
phát triển, nhất là ở nông thôn. Tục thờ cũng tổ tiên và tôn thờ các anh hùng dân tộc,
những người có cơng với làng, với nước trở nên phổ biến trong xã hội. Đình, đền, chùa
được tơn tạo hoặc xây mới ở khắp nơi. Đối với Thiên Chúa giáo, bắt đầu từ thời Minh
Mạng, triều Nguyễn thi hành những biện pháp cấm đốn gắt gao, thậm chí cịn thẳng
tay đàn áp.
Trong lĩnh vực văn học, khoa học, nghệ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu
rực rỡ. Về văn học, trong thế kỉ XIX, dòng văn học chữ Hán tiếp tục phát triển với
nhiều nhà thơ, nhà văn tiểu biểu như: Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu,
Minh Mạng, Tự Đức, Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương… Văn học dân gian tiếp tục
phát triển. Thành tựu khoa học chủ yếu trong thời kì này là sự ra đời của các bộ sử, địa
lí và bách khoa thư lớn như: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực
lục của Quốc sử quán triều Nguyễn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy
Chú, Gia Định thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức… Kĩ thuật vẽ bản đồ đạt được
những thành tựu mới, đặc biệt là Đại Nam nhất thống toàn đồ được vẽ cuối đời Minh

Mạng thể hiện tương đối chính xác hình ảnh nước Đại Nam thống nhất, bao gồm cả
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngồi Biển Đơng. Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc
với nhiều cơng trình thành qch và lăng tẩm được xây dựng, trong đó tiêu biểu là
kiến trúc kinh đơ Huế, Hồng thành, Ngọ Mơn, lăng các vua… Những thành tựu đó
góp phần đưa nền văn hóa nước ta tiếp tục phát triển.


-13

Những thành tựu văn hóa, văn học, nghệ thuật,... trên đã có nhiều đóng góp cho
nền văn hóa dân tộc. Trên cơ sở những thành tựu đó, triều Nguyễn có đủ điều kiện để
phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ độc lập chủ quyền và lãnh thổ
quốc gia.
1.2. Vài nét về quân đội triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX
1.2.1. Tổ chức
1.2.1.1. Tuyển binh
Để duy trì lực lực lượng và xây đựng một quân đội hùng mạnh cũng như để ổn
định tình hình chính trị xã hội trong nước và chống lại các thế lực bên ngoài, triều
Nguyễn đã rất chú trọng đến việc tuyển lính. Tuy nhiên căn cứ vào tình hình kinh tế,
chính trị, dân số… mà chính sách tuyển lính của triều Nguyễn có sự khác nhau ở các
địa phương, các vùng về số lượng. Theo như Trần Trọng Kim ghi lại thì các chính
sách về binh chế và việc tuyển lính dưới thời Gia Long (vua Thế Tổ):
“Khi vua Thế Tổ đánh được Tây Sơn rồi, ngài ban thưởng cho các tướng sĩ,
tặng phong và làm đền thờ những người tử trận, cịn những người lính già nua thì cho
về q quán. Đặt ra phép giản binh: Lệ định các trấn, từ Quảng Bình vào đến Bình
Thuận cứ ba tên đinh kén lấy một tên lính; từ Biên Hịa trở vào thì cứ 5 tên đinh kén
lấy một tên lính; tự Hà Tĩnh trở ra đến 5 nội trấn ở Bắc Thành thì cứ 7 tên đinh kén
lấy một tên lính. Cịn 6 ngoại trấn là Tun Quang, Hưng Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn,
Thái Nguyên, Quảng Yên, thì cứ 10 tên đinh kén lấy một tên lính”[21; tr.175].
Nếu lấy trung bình là tám suất đinh lấy một lính, căn cứ trên số tráng đinh năm

1847 là 1.024.388 thì có khoảng 128.000 lính trên tồn quốc. Áp dụng phép "Biền binh
định lệ" tức ln phiên cho lính về q làm ruộng thì số quân hiện dịch là khoảng 4050 nghìn.
Việc tuyển binh chủ yếu căn cứ theo tầm vóc và sức mạnh của các dân đinh. Ai
xách quả tạ nặng 100 cân bằng một tay đi được 30 trượng thì xếp hạng ưu; đi 24
trượng thì hạng thứ ưu; đi 20 trượng thì hạng bình; 16 trượng là hạng thứ bình; 10
trượng là hạng thứ.
Triều Minh Mạng lại lập thêm đội "Giáo dưỡng binh" để con các võ quan theo
học cùng được lãnh lương hầu đào tạo giới trẻ. Học trình kéo dài sáu năm.


-14

Ngồi ra, nhà Nguyễn cịn sử dụng những người mắc tội để xung quân, làm đồn
điền tại những miền biên viễn như trấn Gia Định hay trấn Tây Thành (Campuchia).
Tại Gia Định, lực lượng này chủ yếu gồm những người mắc tội ở miền Bắc hay miền
Trung Việt Nam, gọi là quân Thanh Thuận, An Thuận, Hồi Lương và Bắc Thuận.
Thanh Thuận và An Thuận là những người tham gia cuộc nổi loạn tại Thanh
Hóa, Nghệ An trong năm 1810. Hồi Lương là những tội phạm cũ, nay được tha, được
đưa vào quân đội để chuộc tội. Bắc Thuận là những người trốn tránh lao dịch, bỏ làng
xã, khơng có tên trong sổ bạ ở Bắc Thành (Bắc Bộ), được tuyển mộ vào quân ngũ, tức
là khác với những binh lính qn dịch thơng thường. Các đơn vị Hồi Lương và Bắc
Thuận là những tốn qn tích cực tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi sau
này.
1.2.1.2. Biên chế
Về biên chế, cũng giống như các triều đại phong kiến trước, quân đội thời đầu
triều Nguyễn cũng thực hiện chính sách “ngụ binh ư nơng”, chia binh lính thành các
ban, thay nhau tập luyện và sản xuất. Thời Gia Long, binh lính được chia làm 3 ban
luân phiên nhau, 2 phiên về quê tham gia sản xuất, 1 phiên tham gia huấn luyện và
phòng thủ. Hết hạn lại thay phiên nhau xung vào quân dịch.
Mỗi người lính trong một năm có 8 tháng ở nhà sản xuất và 4 tháng tại ngũ.

Chính sách này vừa đảm bảo sức sản xuất cho nền kinh tế, đồng thời đảm bảo cho vấn
đề an ninh, quốc phòng của đất nước.
Riêng đối với bộ phận lính cơ (biền binh), thuộc loại lính mộ địa phương, khi
cần tới thì gọi nhưng thời bình thì về quê làm ruộng, chủ yếu là bổ sung thêm cho lực
lượng chính quy. Phép ln phiên đó gọi là “biền binh định lệ”.
1.2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Nửa đầu thế kỉ XIX, một trong những thành quả về quân sự triều Nguyễn đạt
được sau nhiều năm nội chiến với Tây Sơn là lực lượng quân đội tương đối mạnh,
được trang bị, tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Sau khi thống nhất và làm
chủ toàn vẹn lãnh thổ, các vua đầu triều Nguyễn tiếp tục xây dựng quân đội hồn
thiện, chính quy hơn.
Về tổ chức, qn đội triều Nguyễn được tổ chức khá hoàn chỉnh, bao gồm hai
lực lượng chiến đấu chính là Vệ binh và Cơ binh. Đứng đầu lực lượng quân đội là


-15

Thượng thư bộ Binh và các chức Tả, Hữu Thị Lang, Tả, Hữu Tham Tri, chịu trách
nhiệm trước triều đình về mọi vấn đề liên quan đến binh lính.
Vệ binh đóng ở Kinh đơ chia làm 3 bộ phận: Thân binh (bảo vệ Vua), Cấm binh
(canh giữ và chăm sóc Kinh thành), Tinh binh hay Biền binh (trấn giữ khu vực ngoài
kinh thành). Vệ binh thường được tuyển ở Đàng Trong, nơi các vua Nguyễn tin cậy.
Cơ binh là quân đóng ở các tỉnh, trấn đặt dưới sự điều hành của các Đề đốc hay
Lãnh binh.
Binh lính gồm hai loại: lính tuyển và lính mộ, được tập trung ở Kinh đơ và các
vùng trọng yếu. Số lượng binh lính trong quân đội triều Nguyễn nữa đầu thế kỉ XIX
được xem là khá đông. Theo Đại Nam thực lục, thời Gia Long có khoảng “113.000 bộ
binh và 26.800 thủy binh” [12; tr.32]; thời Minh Mạng có khoảng 250.000 qn chính
quy. Tính riêng số quân năm 1820 là “hơn 204.220 quân”, năm 1840 là “hơn 212.290
quân” [12; tr.32]. Về số lượng quân trong các binh chủng, theo Sênh (Chaigneau) và

Baridi (Barisy), hai người đã từng ở Việt Nam thời bấy giờ thì : “bộ binh thời Nguyễn
có 111.500 người, thuỷ binh có 17.600 người và 200 chiến hạm, 500 chiến thuyền,
tượng binh có 8.000 người và 200 thớt voi. Thân binh mỗi vệ có 500 người và 50 qn
nhạc”[21; tr.399]. Ước tính lực lượng bảo vệ tại Kinh thành có khoảng 4 vạn bộ binh,
15.000 thủy binh và 10 vạn biền binh; ngồi ra cịn lực lượng tượng binh, pháo binh ở
các địa phương.
Nửa đầu thế kỉ XIX, quân đội triều Nguyễn bao gồm các binh chủng: bộ binh,
thủy binh, tượng binh, pháo binh. Trong đó mạnh nhất là bộ binh và thủy binh.
Bộ binh gồm có kinh binh (đóng giữ ở Kinh thành hoặc sai đi các tỉnh) và cơ
binh (lính riêng của từng tỉnh). Bộ binh được biên chế thành các doanh, cơ đội, thập,
ngũ. Mỗi cơ gồm 10 đội, mỗi đội gồm 5 thập, mỗi thập có 2 ngũ, mỗi ngũ có 5 người.
Đứng đầu các cơ là chánh cơ, phó cơ; đứng đầu đội là suất đội.
Thủy binh được tổ chức thành nhiều doanh, vệ, đội, thuyền. Thuyền được xem
là đơn vị chiến đấu cơ sở của thủy quân. Thống lãnh thủy quân là Thủy sư Đô thống,
đứng đầu các doanh là chưởng doanh. Cũng như bộ binh, thủy binh cũng gồm thủy
binh ở kinh kỳ và thủy binh ở các địa phương.
Tượng binh gồm có 5 vệ ở Kinh đô và các đội ở một số tỉnh quan trọng. Tượng
binh được tổ chức thành đội, mỗi đội 40 con voi. Theo Việt Nam sử lược: “Số voi ở


-16

Kinh thành là 150 con, ở Bắc thành là 110 con, ở Gia Định thành là 75 con, Quảng
Nam 35 con, ở Bình Định 30 con, ở Nghệ An 21 con, Quảng Bình, Quảng Nghĩa,
Thanh Hóa mỗi nơi 15 con, Quảng Trị, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Bình mỗi nơi 7
con”[10; tr.204]. Dưới thời Gia Long và Minh Mạng, hàng năm ở Kinh đô đều tổ chức
thao diễn tượng binh.
Pháo binh được chia làm thành vệ, mỗi vệ có 2 khẩu thần công (đại bác), 200
khẩu điểu thương và 21 ngọn cờ. Chỉ huy lực lượng pháo binh là chánh và phó Lãnh
binh.

Quân đội triều Nguyễn có năm vị chỉ huy cao nhất chỉ huy 5 đạo quân, gồm
trung quân, tả quân, hữu quân, tiền quân và hậu quân. Dưới 5 vị tướng quân này là
Thống chế, Đề đốc, Lãnh binh và phó Lãnh binh.
Đơn vị nhà binh nhỏ nhất gọi là ngũ gồm 5 người có ngũ trưởng đứng đầu. Hai
ngũ là một thập, tức 10 người có cai chỉ huy. Năm thập là một đội, tức 50 lính có
Chánh suất đội chỉ huy và phó suất đội phụ tá. Tập hợp 10 – 12 đội là một vệ hay một
cơ, tức 500 – 600 lính. Vệ thì có Lãnh binh chỉ huy và phó vệ hiệp tá. Cơ thì có quản
cơ và phó quản cơ. Một doanh có 5 – 8 vệ, tức khoảng 2.500 – 4.800 lính.
Các vị tướng tập trung lo phần chiến thuật và luyện tập cịn chiến lược và tổng
điều hành thì do Bộ binh nắm.
Nhà nước cũng quy định, võ quan mang phẩm trật nào thì được chỉ huy đạo, chỉ
huy doanh, vệ,… được thống kê cụ thể theo bảng sau:
Bảng 1: Thống kê ngạch Võ quan được phép chỉ huy các đơn vị
Quan tƣớc

Phẩm trật
Nhất phẩm

Tướng quân

Nhị phẩm

Đề đốc

Tam phẩm

Lãnh binh, Chưởng vệ

Tứ phẩm


ơn vị chỉ huy

Huy hiệu trên bố tử

Đạo

Kỳ lân
Bạch trách

Doanh (2.500 - 4.800
lính)

Sư tử

Vệ (500 – 600 lính)

Quản cơ

Hổ

Cơ (500 – 600 lính)

Ngũ phẩm

Chánh suất đội

Báo

Đội (50 lính)


Lục phẩm

Phó suất đội

Hùng

Thất phẩm

Cai

Bưu

Thập (10 lính)

Bát phẩm

Ngũ trưởng

Hải mã

Ngũ (5 lính)

Cửu phẩm

Thơ lại

Tê ngưu

“Nguồn: />


-17

Quân đội thời Nguyễn có tổ chức chặt chẽ, có quy củ, từng bước đi vào chính quy
hố từ tổ chức đến trang bị, là một đội quân khá mạnh ở vùng Đông Nam Á bấy giờ.
Thế nhưng, quân đội đó đã khơng bảo vệ được nền độc lập của đất nước trước cuộc
xâm lược của tư bản Pháp. Nguyên nhân thất bại không phải do tổ chức, trang bị, lực
lượng yếu kém mà bởi những nguyên nhân khác, trong đó nguyên nhân cơ bản là do
đường lối đánh giặc giữ nước sai lầm của vua quan triều Nguyễn ở nửa cuối thế kỷ
XIX.
1.2.2. Trang bị
Mặc dù được tiếp nhận một vài yếu tố tích cực trong huấn luyện và trang bị của
phương Tây nhưng nhìn chung, vũ khí của qn lính dưới triều Nguyễn cịn khá thơ sơ
và lạc hậu. Vũ khí trong qn đội thời kì này chủ yếu vẫn là gươm, giáo, đại bác, súng
điểu thương, ống phun lửa và quả nổ: “Những binh khí thì dùng gươm giáo, mã

tấu, và lại có sung lớn bằng đồng gọi là sung đại bác, súng nhỏ gọi là súng
thạch cơ điểu thương, nghĩa là bắn thì nổ bằng máy lửa”[21; tr.176]. Hầu hết là
những vũ khí truyền thống.
Trang bị của bộ binh vẫn là các vũ khí truyền thống như gươm, giáo, mã tấu,
dựa vào hệ thống thành lũy để phòng thủ. Trang bị hiện đại nhất trong quân đội triều
Nguyễn lúc bấy giờ là là thủy quân với những chiến thuyền tiếp thu kĩ thuật chế tạo từ
tàu chiến phương Tây, đó là loại thuyền bọc đồng. Trang bị cho pháo binh có nhiều
loại súng ống cỡ lớn như đại bác hay còn gọi là súng thần cơ, nhỏ là súng thạch cơ
điểu thương.
Dưới thời vua Minh Mạng, mỗi vệ được cấp 2 khẩu thần công và 200 khẩu
thạch cơ điểu thương với tỷ số 4 tay súng cho 10 người lính. Sang thời Tự Đức, mỗi
đội (50 lính) có 5 khẩu điểu thương nên tỷ số rút thành 1 tay súng cho 10 người lính.
Các vua đầu triều Nguyễn rất quan tâm đến việc chế tạo và quản lý vũ khí. Năm
Minh Mạng thứ 11 (1830), vua cho tiến hành đúc súng gọi là “mẫu tử liên châu” [25;
tr.70] bắn liền 4 phát. Vũ khí được chế tạo bởi ty Hỏa pháo và các xưởng súng. Súng

và các loại đạn dược được bảo quản tại các kho và phái quân canh giữ: “Phàm số
thuốc súng nổ kèm theo với súng, thì chia 24 sở kho các đài 4 mặt kinh thành, sô thuốc
nổ là 34330 cân”[19; tr.269]. Ngoài kho ở kinh thành, các loại súng, thuốc nổ còn


-18

được lưu trữ ở một số tỉnh như: Gia Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định,
Hải Dương, Sơn Tây,.. Việc quản lý các loại vũ khí khá nghiêm ngặt. Vũ khí chỉ được
sử dụng trong quân đội, cấm dân không được tự tiện tàng trữ và mua bán các loại
thuốc nổ, vũ khí. Các vua thường xuyên ra chỉ dụ kiểm kê vũ khí tại các kho. Năm
1822, vua Minh Mạng ra lệnh kiểm tra thuốc súng: “các hạng thuốc nổ, diêm tiêu, lưu
hoàng ở các thành, trấn, trừ ra đã chuẩn y lời tâu cho chi tiêu thời khơng kể, hiện cịn
lại kho bao nhiêu, khi làm sách tâu, do bộ đề tâu cả một thể” [19; tr.282]. Đến thời
vua Thiệu Trị, quân tại kinh thành được lệnh mỗi tháng kiểm tra vũ khí một lần.
Dưới thời vua Gia Long, Minh Mạng thường xuyên mở thêm các xưởng đúc
súng và đúc thêm nhiều loại súng đạn, đại bác. Vua Gia Long cịn sử dụng vũ khí trục
vớt được của quân Tây Sơn. Theo ghi chép của Đại Nam thực lục, năm 1803, vua Gia
Long cho vớt vũ khí tại cửa sơng Thị Nại: “Vua thấy trong trận Thị Nại súng đạn Tây
Sơn chìm đắm nhiều, sai binh dân lặn mò, được 160 cỗ súng và hơn 500 hòn đạn đưa
về kinh” [23; tr.547]. Thời vua Minh Mạng đã cho cải tiến và chế tạo thêm nhiều loại
vũ khí mới. Năm 1823, vua Minh Mạng ra lệnh cho ty Vũ khố sản xuất các loại súng
tay có thuốc súng mạnh theo kiểu phương Tây. Năm 1831, pháo thủ Nguyễn Cửu Nghị
chế tạo thành công hỏa cầu sấm sét, hỏa cầu đạn lửa với sức công phá lớn.
Không chỉ trang bị vũ khí cho các binh chủng trong quân đội, quân ở các địa
phương, ở các phủ thành, huyện thành cũng được cấp vũ khí để phịng thủ và bảo vệ
các phủ huyện.
Qua q trình nghiên cứu, chúng tơi lập ra bảng thống kê sau:
Bảng 2: Thống kê các phủ thành và huyện thành được cấp vũ khí và số lượng được cấp
Đơn vị: Khẩu

STT

Loại súng và số lƣợng đƣợc cấp

Tên phủ thành và huyện
thành

Quá sơn

Hồng y

Tích sơn

1

Phủ thành Hà Nội

4

4

8

2

Phủ thành Nam Định

4

4


8

3

Phủ thành Hải Dương

4

4

8

4

Phủ thành Bắc Ninh

4

4

8

5

Phủ thành Sơn Tây

5

4


8

6

Phủ thành Hưng Yên

2

4

8

Loại khác


-19

7

Phủ thành Lý Nhân

8

16

24

12


8

Huyện thành Hà Nội

4

4

3

9

Huyện thành Hải Dương

4

4

4

10

Huyện thành Nam Định

4

4

4


11

Huyện thành Sơn Tây

4

4

6

12

Huyện thành Hưng Yên

4

4

7

13

Huyện thành Bắc Ninh

4

4

“Nguồn: Đại Nam thực lục, Tập 2, NXB Giáo dục”


Qua bảng thống kê cho thấy, các tỉnh được cấp vũ khí chủ yếu là các tỉnh ở Bắc
Thành, sở dĩ như vậy là do Bắc Thành có vị trí chiến lược quan trọng, tiếp giáp với
nước lớn Trung Quốc ở phía Bắc ln nhịm ngó nước ta. Mặt khác, đồng bằng Bắc
Bộ không chỉ là vựa lúa của cả nước mà cịn rất giàu tài ngun khống sản, hơn nữa
hệ thống giao thông thủy ở đây rất thuận lợi cho việc bn bán, di chuyển của tàu
thuyền,… vì những lý do đó nên nhà Nguyễn rất chú trọng phịng bố ở đồng bằng Bắc
bộ, nhất là phủ Lý Nhân, cửa ngõ phía Nam bảo vệ thành Thăng Long.
Nhìn chung, các vua đầu triều Nguyễn đã có những cố gắng nhất định trong
việc cải tiến nhiều loại vũ khí, thuyền chiến nhằm hiện đại trang thiết bị cho quân đội.
Tuy vậy, so với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật thế giới đầu thế kỉ XIX thì các loại vũ
khí do triều Nguyễn chế tạo đã lạc hậu. Điều này hạn chế một phần sức chiến đấu của
quân đội triều Nguyễn đầu thế kỉ XIX.
1.2.3. Huấn luyện
Đầu triều Nguyễn, việc huấn luyện, thao diễn trong quân đội diễn ra hàng năm.
Ngay năm đầu tiên lên ngôi, vua Gia Long đã cho tổng duyệt các binh, chuẩn định cho
các cơ đội thủy sư thao diễn, đích thân vua ngự thuyền đi xem.
Mỗi binh chủng trong quân đội có cách thức luyện tập và thao diễn khác nhau tùy
vào đặc thù của các binh chủng. Chẳng hạn, năm Gia Long thứ 2 đã định ra cách thức
và lệ diễn tập thủy quân:
“Thủy quân diễn cách chèo thuyền tức thì ở chỗ đất liền, thiết lập đội chèo thuyền,
chọn vài trăm người viết chèo, cho diễn tập làm như hình dáng đi thuyền. Hằng năm
đầu xuân, y theo phép ấy diễn tập”[11; tr.55]. Vua Gia Long còn đặt lệ xuất binh đầu
năm: “Hằng năm lấy ngày khai ấn, bói xem hướng bầy đàn xuất binh và các việc đẩy


-20

thuyền, đặt súng. Đến ngày xuất binh, rước vua thân ngự đeo đao ban bảo hiệu lệnh.
Trước hết cho bộ binh ra, cơ Trung hầu bắn đại bác,... Ghi làm lệ mãi”[20; tr.361].
Để đảm bảo cho việc luyện tập được thống nhất trong cả nước, nhà nước đã đặt ra

phép luyện binh từ Quảng Bình đến Khánh Hịa và phép rèn quân, duyệt võ từ Hà Tĩnh
trở ra Bắc. Năm 1843, vua Minh Mạng đặt phép luyện binh cho các hạt từ Quảng Bình
vào Nam đến Khánh Hịa như sau: “Mỗi vệ binh thao diễn 500 người, Thừa thiên 3 vệ
đặt tên là Kim binh Trung vệ, Kim binh Tả vệ và Kim binh Hữu vệ, Quảng Trị, Quảng
Nam mỗi tỉnh 2 vệ, đặt là Quảng Trị Tả về và Quảng Trị Hữu vệ, Quảng Nam tả vệ và
Quảng Nam hữu vệ, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, mỗi
tỉnh một vệ đều gọi tên tỉnh”[26; tr.162]. Phép rèn binh từ Quảng Bình vào Nam đã
được chuẩn thi hành, còn từ Hà Tĩnh ra Bắc số quân nhiều hơn, nên nhà nước quy
định: “Võ nghệ của binh dõng được tinh thục là cốt ở rèn luyện sẵn sàng… Trong một
tháng thì 7, 8 ngày tập trận pháp, tập bắn súng điểu sang và phép trường thương, 2,3
ngày thì tập xen cơn quyền khiến cho các cách ngồi, dậy, đánh, đấm, đi, đứng, lui tới
đều đúng phép,…”[26; tr.217].
Nhà nước cũng thường xuyên tổ chức các buổi thao diễn cho các binh chủng. Năm
1849, vua Tự Đức cho bàn về việc thao diễn voi, ngựa, bắn súng, đua thuyền:
“Trừ ra vệ thần cơ và pháo thủ, mỗi vệ 100 người sẽ diễn tập bắn súng và vệ Kinh
tượng viện Thượng tứ đúng kỳ hạn phải thao diễn trận voi, trận ngựa,… các dinh Thần
cơ, Tiền phong, Long võ, Hổ oai, Hùng nhuệ, Kỳ võ và các bảo đều do viên thống
chưởng các dinh ấy đều chiếu số lính ở bản tiêu, sức sai viên quant hay nhau đến giáo
trường thao diễn phép bắn súng, phép bày trận,…”[30; tr.123].
Về số lượng các lần thao diễn, dựa vào ghi chép trong Đại Nam thực lục, chúng tôi
lập ra bảng số liệu sau:
Bảng 3: Thống kê các lần thao diễn của các binh chủng đầu triều Nguyễn
STT

Thời gian

1

1820


2

1821

3

1822

4

1823

Binh chủng/ Nội dung
thao diễn

Thao diễn trận voi

ịa diểm

Kinh đô


-21

5

1824

6


1825

7

1826

8

1827

9

1828

10

1829

4

1830

5

1832

6

1832


11

1833

12

Thao diễn

Kinh đô

1832

Thao diễn trận voi

Kinh đô

13

1834

Thao diễn trận voi

14

1826

Thao diễn thủy sư

15


1827

Thao diễn trận ngựa

16

1832

Thao diễn súng quá sơn

17

1833

và các loại súng khác

18

1867

19

1871

Thao diễn trận đồ lớn (6
trận đồ)

Cánh đồng phía
Nam Kinh thành


Kinh đơ

Thao diễn trận thủy, trận

Sơng Kim Giang,

bộ

sông Bạch Hổ

“Nguồn: Đại Nam thực lục, Tập 1 - 8, NXB Giáo dục”
Qua bảng số liệu cho thấy, triều Nguyễn ý thức được vai trò của quân đội đối với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, chính vì vậy, triều Nguyễn rất chú trọng cơng
tác huấn luyện, diễn tập trong quân đội.
Cùng với lệ thao diễn và luyện tập, triều Nguyễn còn định lệ duyệt binh thường
niên. Tháng giêng hàng năm các vua đầu triều Nguyễn cho tiến hành duyệt binh,
thường gọi là duyệt binh đầu xuân. Vua Minh Mạng định:
“Hằng năm cứ đầu năm các lính ở Kinh đô đều họp cả. Trước kỳ bộ binh xin định
ngày điểm binh. Được chỉ thì chép ra đem dán yết cho mọi người đều biết. Cứ các
người cai quản lấy đủ danh sách biền binh thực tại để chiếu điểm. Trước một ngày, tự
đường quan Bộ binh đến Viên ngoại lang, đều mặc triều phục đến sân điện Cần Chính


-22

để làm lễ bái mạng. Đến canh năm ngày duyệt binh, sau khi bắn ống lệnh, các viên
quản lĩnh đầu mặc nhung phục đem biền binh bộ thuộc chỉnh bị quân dụng võ khí,
theo ban thứ bày hàng ở trước Nam đài.”[24; tr.856, 857].
Lệ duyệt binh này diễn ra thường xuyên và liên tục ở Kinh đô. Qua nghiên cứu,
chúng tôi đã thống kê được số lượng các lần duyệt binh đầu triều Nguyễn như sau:

Bảng 4: Bảng thống kê số lượng các lần duyệt binh đầu triều Nguyễn
STT

Thời gian

1

1830

2

1831

3

1832

4

1833

5

1834

ịa điểm

Kinh đơ

Quảng


Bình,

Bình

Định,

Phú

n,

Khánh

Hịa,

Bình

Thuận
6

1837

7

1851

8

1853


9

1854

10

1856

11

1859

12

1866

Ngọ Mơn

“Nguồn: Đại Nam thực lục, Tập 1 - 8, NXB Giáo dục”
1.3. Cơ sở để triều Nguyễn xây dựng chính sách duyệt tuyển trong quân đội
Duyệt tuyển là phép duyệt dân để xếp hạng đánh thuế, tuyển lính và đóng sưu
dịch, một cách điều tra dân số thuở xưa. Cơng tác này đóng vai trị rất quan trọng lúc
bấy giờ. Duyệt tuyển trong quân đội là phép duyệt dân để tuyển lính nhằm bổ sung
thêm lực lượng cho quân đội. Xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau triều Nguyễn
đã ban hành chính sách duyệt tuyển trong quân đội.


-23

1.3.1. Xuất phát từ tầm quan trọng của quân đội đối với công cuộc xây dựng và bảo

vệ đất nước
Mỗi quốc gia có truyền thống dựng nước và giữ nước riêng. Ở vào một vị trí địa
lý tự nhiên nhiều thuận lợi, lại phong phú tài nguyên khoáng sản nên việc dựng nước
của Việt Nam đã khó, việc giữ nước càng khó hơn bội phần.
Từ khi nhà nước đầu tiên Văn Lang - Âu Lạc ra đời, chúng ta đã phải đứng
trước nguy cơ xâm lược của các thế lực ngoại xâm. Lịch sử dân tộc ta là lịch sử của
đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, suốt 12 thế kỉ (từ sau thất bại trong cuộc kháng chiến chống
Tần đến thế kỉ XX) Việt Nam phải tiến hành hàng trăm cuộc khởi nghĩa, chiến đấu
chống ngoại xâm. Qua quá trình đó, các nhà nước phong kiến Việt Nam khẳng định
sức mạnh của qn đội có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất
nước.
Là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, các vua triều Nguyễn
hiểu rằng sức mạnh của quân đội có tầm quan trọng rất lớn đối với công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước. Trước hết, trong công cuộc xây dựng đất nước, với chính
sách “ngụ binh ư nơng”, “biền binh giản lệ”, quân lính được thay phiên nhau về quê
tham gia sản xuất, phát triển kinh tế. Đặc biệt, qn đội triều Nguyễn có vai trị vơ
cùng lớn trong quá trình mở mang lãnh thổ quốc gia về phía Nam thơng qua chính
sách khai hoang, lập đồn điền. Nhờ các đồn điền mà nhà nước đã giảm được chi phí
cung cấp cho quân đội hàng năm, tiết kiệm được một khoản kinh phí lớn cho đất nước,
mặt khác, nó cũng hạn chế tình trạng mất ổn định trong xã hội, tạo công ăn việc làm
cho nhân dân, hạn chế tình trạng phiêu tán. Cùng với nhiệm vụ xây dựng đất nước,
nhiệm vụ chính của qn đội đó là bảo vệ đất nước. Lịch sử dựng nước và giữ nước
của dân tộc hơn 10 thế kỉ qua đã khẳng định quân đội ta đã làm rất tốt nhiệm vụ bảo vệ
đất nước. Vì vậy, xuất phát từ tầm quan trọng của quân đội trong lịch sử mà các vua
đầu triều Nguyễn rất coi trong quân đội, ra sức xây dựng quân đội và đặc biệt chú ý
đến khẩu duyệt tuyển, bởi đây là yếu tố đầu tiên đảm bảo chọn lọc được đội quân tinh
nhuệ cho quân đội.
Để xây dựng quân đội hùng mạnh, không chỉ chú trọng công tác huấn luyện,
luyện tập, mà còn phải quan tâm đến chất lượng đầu vào của qn đội, chính vì vậy,
cần phải tiến hành duyệt tuyển trong quân đội. Duyệt tuyển có vai trị rất quan trọng,



-24

đảm bảo đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng cho quân đội, đồng thời tuyển được
binh lính phù hợp với từng loại binh chủng, mặt khác, duyệt tuyển góp phần hạn chế
tình trạng gian dối, trốn lính trong nhân dân. Có thể thấy rằng, cơng tác duyệt tuyển
góp phần tạo nên sự sức mạnh của quân đội.
Nhận thức được vai trò to lớn của quân đội trong xây dựng vào bảo vệ đất nước
đây là cơ sở quan trọng để triều Nguyễn xây dựng hệ thống các chính sách trong qn
đội, trong đó có chính sách duyệt tuyển. Nhưng để hồn thành được vấn đề mang tính
chiến lược này cần xuất phát từ nhiều cơ sở, điều kiện, đặc biệt là nhu cầu xây dựng
quốc gia trên cơ sở tiềm lực quân sự vững mạnh của triều Nguyễn.
1.3.2. Nhu cầu xây dựng quốc gia hùng mạnh trên cơ sở tiềm lực quân đội vững
mạnh
Trong tiến trình phát triển của lịch sử, Việt Nam nằm ở một khu vực được coi là
cái nơi của lồi người, trung tâm phát sinh nhà nước sớm với nền văn minh lúa nước.
Thế kỉ VII TCN, nhà nước đầu tiên của nước ta là Văn Lang - Âu Lạc ra đời. Vừa
dựng nước, người Việt đã phải đương đầu với sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài.
Độ dài thời gian và tần suất các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa, chiến tranh giải phóng
dân tộc ở Việt Nam là rất lớn. Là một đất nước chiến tranh chiếm 2/3 thời gian tồn tại
và luôn chịu sự đe dọa của các thế lực bên ngồi, chính vì vậy, từ xa xưa ơng cha ta đã
ý thức được cần phải xây dựng một đất nước vững mạnh, mà trước hết là lực lượng
quân đội hùng mạnh và tinh nhuệ.
Thế kỉ XIX trong lịch sử châu Á nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng là
thời kì đầy biến động. Quan hệ tiếp xúc Đông - Tây đã chuyển từ thương mại tự do
sang đối địch. Thay vì tơn trọng chủ quyền, thiết lập mối quan hệ buôn bán như trước
đây, các nước tư bản châu Âu bắt đầu thực hiện chính sách “ngoại giao pháo đạn”, sử
dụng vũ khí để thực hiện ý đồ thực dân. Tư bản phương Tây, nhất là tư bản Pháp ráo
riết thực hiện âm mưu xâm lược, trong bối cảnh đó các nước châu Á bị đặt trước

những thử thách vô cùng hiểm nghèo. Đến giữa thế kỉ XIX, một loạt các nước châu Á,
trong đó có Đơng Nam Á bị biến thành thuộc địa. Việt Nam cũng khơng khỏi bị dịm
ngó. Ý thức được âm mưu của thực dân phương Tây, ngay từ khi mới thành lập triều
Nguyễn đã không ngừng đề cao cảnh giác, vấn đề xây dựng và bảo vệ quốc gia - dân
tộc thống nhất, độc lập trở thành nhu cầu xuyên suốt của triều Nguyễn.


-25

Từ thế kỉ XVII, tư bản Pháp đã có âm mưu xâm lược nước ta, trong cuộc chạy
đua với các nước tư bản phương Tây, cuối cùng tư bản Pháp đã “bám sâu” được vào
Việt Nam, thông qua Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp. Các giáo sĩ Pháp đã tích
cực hoạt động, gây cơ sở ở cả trong Nam lẫn ngoài Bắc, vạch đường cho cuộc chiến
tranh xâm lược của thực dân Pháp. Cuối thế kỉ XVIII, lợi dụng sự bất hịa của triều
đình Tây Sơn, được sự giúp đỡ của Giám mục Bá Đa Lộc, nhà Nguyễn đã giành được
chiến thắng, thống nhất đất nước, thiết lập vương triều độc lập vào đầu thế kỉ XIX, tuy
vậy, cũng như các triều đại phong kiến Việt Nam khác, cả chính quyền và nhân dân
nhà Nguyễn rất có ý thức về chủ quyền quốc gia, dân tộc và lòng tự trọng dân tộc.
Trước họa xâm lăng của thực dân phương Tây, triều Nguyễn đã thi hành các chính
sách ngoại giao cứng rắn với phương Tây, thực hiện “bế quan tỏa cảng”, đồng thời
chú trọng các chính sách nội trị và xây dựng quân đội, trong đó, nhà Nguyễn đặc biệt
chú ý đến chính sách duyệt đinh tuyển lính.
Ngồi âm mưu xâm lược của thực dân phương Tây, Việt Nam dưới triều
Nguyễn còn đối diện với mối nguy hiểm thường trực của nhà Thanh ở phương Bắc và
quân Xiêm La, Ai Lao ở phía Tây. Nhà Nguyễn hiểu rằng Trung Quốc là một nước
lớn, từ xa xưa đế chế Trung Hoa ln trong tư thế dịm ngó lân bang chờ khi có điều
kiện là đem quân chinh phạt và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Nhận thức được âm
mưu bành trướng của Trung Quốc, triều Nguyễn luôn trong tư thế cảnh giác, xây dựng
đi đôi với tăng cường bảo vệ đất nước. Với Xiêm La, Ai Lao ở phía tây là những tiểu
quốc kề cận vùng biên miền Trung đất nước. Mặc dù đây là các tiểu quốc nhỏ nhưng

lại thường xuyên nổi dậy quấy phá dân ta. Riêng Xiêm La đã nhiều lần đánh lấn Cam
Lộ, các miền phụ cần Quảng Trị, hai tỉnh Thanh Nghệ. Theo sử gia Phạm Văn Sơn, sở
dĩ quân Xiêm thường tấn công Việt Nam do: Xiêm La từ khi mất quyền bảo hộ Chân
Lạp vẫn hằn học với Việt Nam, lúc không sinh sự được với ta thì lại quay ra quấy rối
Ai Lao và Chân Lạp, hoặc khi thấy có biến cố xảy ra trên đất Việt Nam liền nhằm cơ
hội để xâm lấn. Do sự quấy phá của quân Xiêm và các thế lực khác bên kia biên giới,
nên triều Nguyễn càng nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ các vùng phên
dậu của đất nước.


×