Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Phát triển khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố đà nẵng bằng phương pháp teacch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 153 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC
----------------

PHAN THỊ KHÁNH LY

PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG GIAO TIẾP
CỦA TRẺ TỰ KỶ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TEACCH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CỬ NHÂN TÂM LÝ HỌC

Đà Nẵng, tháng 5/2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
----------------

PHAN THỊ KHÁNH LY

PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG GIAO TIẾP
CỦA TRẺ TỰ KỶ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TEACCH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CỬ NHÂN TÂM LÝ HỌC
MÃ NGÀNH: 605



Giảng viên hướng dẫn: ThS. LÊ THỊ HẰNG

Đà Nẵng, tháng 5/2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.

Tác giả khóa luận

Phan Thị Khánh Ly


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành được khóa luận tốt nghiệp này, em
xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của ThS. Lê
Thị Hằng cùng các thầy, cơ giáo khoa Tâm lý - Giáo dục đã
giúp đỡ, chỉ bảo thêm cho em. Em cũng xin gửi lời cảm ơn
tới Th.S. Lê Thị Kim Thu và các giáo viên can thiệp tại
Trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục đặc biệt thành
phố Đà Nẵng, bệnh viện tâm thần Đà Nẵng, bệnh viện C,
bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng thành phố Đà
Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc điều tra,
nghiên cứu.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014


Phan Thị Khánh Ly


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2
3.2. Khách thể nghiên cứu ......................................................................................... 2
3.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
4. Giả thiết khoa học .................................................................................................. 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ............................................................. 3
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................................... 3
6.2.1. Phương pháp điều tra Anket ............................................................................. 3
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn ................................................................................... 3
6.2.3. Phương pháp quan sát....................................................................................... 3
6.2.4. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ cá nhân ........................................................... 4
6.2.5. Phương pháp thực nghiệm ................................................................................ 4
6.2.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp ............................................................. 4
6.3. Phương pháp thống kê toán học .......................................................................... 4
NỘI DUNG ................................................................................................................ 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ KHẢ NĂNG GIAO TIẾP CỦA
TRẺ TỰ KỶ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TEACCH................................................. 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ........................................ 5
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................................... 5
1.1.2. Ở Việt Nam ...................................................................................................... 6

1.2. Các khái niệm liên quan đến đề tài...................................................................... 7
1.2.1. Giao tiếp .......................................................................................................... 7
1.2.2. Khả năng .......................................................................................................... 8
1.2.3. Khả năng giao tiếp ........................................................................................... 8
1.2.4. Tự kỷ................................................................................................................ 8


1.2.5. Teacch ............................................................................................................... 9
1.3. Những vấn đề chung về giao tiếp ...................................................................... 10
1.3.1. Vai trò và chức năng của giao tiếp ................................................................. 10
1.3.1.1. Vai trò của giao tiếp .................................................................................... 10
1.3.1.2. Chức năng của giao tiếp .............................................................................. 10
1.3.2. Phân loại giao tiếp .......................................................................................... 10
1.3.3. Phương tiện giao tiếp ...................................................................................... 10
1.3.3.1. Phương tiện ngôn ngữ ................................................................................. 11
1.3.3.2. Phương tiện phi ngôn ngữ ........................................................................... 11
1.3.4. Những yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp .............................................. 11
1.3.5. Đặc điểm giao tiếp của trẻ từ 3 đến 6 tuổi ...................................................... 12
1.3.5.1. Giao tiếp bằng ngôn ngữ ............................................................................. 12
1.3.5.2. Giao tiếp bằng phi ngôn ngữ ....................................................................... 13
1.4. Những vấn đề chung về trẻ tự kỷ ...................................................................... 14
1.4.1. Đặc điểm của trẻ tự kỷ.................................................................................... 14
1.4.1.1. Thể chất ....................................................................................................... 14
1.4.1.2. Nhận thức .................................................................................................... 14
1.4.1.3. Hành vi ........................................................................................................ 15
1.4.1.4. Kỹ năng tương tác xã hội ............................................................................ 16
1.4.2. Đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ ..................................................................... 17
1.4.2.1. Giao tiếp bằng ngôn ngữ ............................................................................. 17
1.4.2.2. Giao tiếp bằng phi ngôn ngữ ....................................................................... 19
1.4.3. Các phương pháp giáo dục và trị liệu cho trẻ tự kỷ ....................................... 21

1.5. Phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ ........................................................ 23
1.5.1 Ý nghĩa phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ ........................................ 23
1.5.2 Mục tiêu phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ ....................................... 23
1.5.3 Nội dung phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ ...................................... 24
1.6. Khái quát chung về phương pháp Teacch ......................................................... 24
1.6.1. Mục đích của phương pháp Teacch ............................................................... 24
1.6.2. Nội dung của phương pháp Teacch ............................................................... 25
1.6.3. Cách sử dụng và đối tượng của phương pháp Teacch................................... 25
1.6.3.1. Cách sử dụng phương pháp Teacch ............................................................. 25
1.6.3.2. Đối tượng của Teacch .................................................................................. 27


1.7. Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 27
Chương 2. PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG GIAO TIẾP CỦA TRẺ TỰ KỶ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TEACCH ....... 29
2.1. Vài nét về địa bàn và đối tượng khảo sát .......................................................... 29
2.1.1. Vài nét về địa bàn khảo sát ............................................................................. 29
2.1.2. Vài nét về đối tượng khảo sát ......................................................................... 29
2.2. Kết quả khảo sát ................................................................................................ 30
2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về giao tiếp ................................ 30
2.2.1.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về khái niệm giao tiếp ............ 30
2.2.1.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về vai trò giao tiếp .................. 30
2.2.1.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về chức năng của giao tiếp ..... 31
2.2.2. Thực trạng khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng32
2.2.3. Thực trạng can thiệp phát triển khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng ................................................................................................... 35
2.2.3.1. Nhận thức của cán bộ can thiệp về tầm quan trọng của việc phát triển khả
năng giao tiếp của trẻ tự kỷ ...................................................................................... 35
2.2.3.2. Cách thức cán bộ can thiệp giao tiếp với trẻ tự kỷ ...................................... 35
2.2.3.3. Cơ sở nhận biết khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ ........................................ 36

2.2.3.4. Những khó khăn trong việc phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ ..... 37
2.2.4. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về phương pháp Teacch ............ 38
2.2.4.1. Thực trạng sử dụng phương pháp Teacch tại thành phố Đà Nẵng .............. 38
2.2.4.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về khái niệm phương pháp
Teacch ....................................................................................................................... 39
2.2.4.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về mục đích của phương pháp
Teacch ....................................................................................................................... 39
2.2.5. Mức độ phát triển khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Nẵng .. 40
2.3. Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 44
Chương 3. THỰC NGHIỆM PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG GIAO TIẾP CỦA
TRẺ TỰ KỶ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BẰNG PHƯƠNG
PHÁP TEACCH ..................................................................................................... 46
3.1. Những vấn đề chung về thực nghiệm ................................................................ 46
3.1.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................... 46
3.1.2. Nội dung thực nghiệm .................................................................................... 46


3.1.3. Tổ chức thực nghiệm ...................................................................................... 46
3.1.3.1. Điều kiện thực nghiệm ................................................................................ 46
3.1.3.2 Chuẩn bị thực nghiệm .................................................................................. 46
3.1.3.3 Tiến trình và theo dõi thực nghiệm .............................................................. 49
3.1.3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm ..................................................................... 49
3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................................................... 50
3.2.1. Trường hợp 1: V.C.D ..................................................................................... 50
3.2.1.1. Đánh giá nhu cầu can thiệp của V.C.D ....................................................... 50
3.2.1.2. Xây dựng kế hoạch can thiệp cho V.C.D .................................................... 51
3.2.1.3. Thực nghiệm ................................................................................................ 52
3.2.1.4. Kết quả thực nghiệm của V.C.D ................................................................. 52
3.2.2. Trường hợp 2: N.L.H.H .................................................................................. 55
3.2.2.1. Đánh giá nhu cầu can thiệp của N.L.H.H .................................................... 55

3.2.2.2. Xây dựng kế hoạch can thiệp cho N.L.H.H ................................................ 56
3.2.2.3. Thực nghiệm ................................................................................................ 56
3.2.2.4. Kết quả thực nghiệm của N.L.H.H .............................................................. 56
3.2.3. Trường hợp 3: P.A.T ...................................................................................... 59
3.2.3.1. Đánh giá nhu cầu can thiệp của P.A.T ........................................................ 59
3.2.3.2. Xây dựng kế hoạch can thiệp cho P.A.T ..................................................... 60
3.2.3.3. Thực nghiệm ................................................................................................ 60
3.2.3.4. Kết quả thực nghiệm của P.A.T .................................................................. 60
3.3. Đánh giá sự phát triển khả năng giao tiếp của 3 trường hợp nghiên cứu .......... 63
3.4. Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 65
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 66
1. Kết luận ................................................................................................................ 66
2. Khuyến nghị ......................................................................................................... 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 68
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về khái niệm giao tiếp ......... 30
Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về vai trò giao tiếp .............. 31
Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về chức năng của giao tiếp ......... 31
Bảng 2.4. Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ tự kỷ ..................................... 32
Bảng 2.5. Khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ của trẻ tự kỷ ........................................ 33
Bảng 2.6. Mức độ cần thiết phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ .................. 35
Bảng 2.7. Cách thức cán bộ can thiệp giao tiếp với trẻ tự kỷ................................... 36
Bảng 2.8. Cơ sở nhận biết khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ ..................................... 36
Bảng 2.9. Những khó khăn trong việc phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ ......... 37
Bảng 2.10. Thực trạng sử dụng phương pháp Teacch tại thành phố Đà Nẵng ........ 38
Bảng 2.11. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về khái niệm phương pháp

Teacch..................................................................................................... 39
Bảng 2.12. Thực trạng nhận thức của cán bộ can thiệp về mục đích của phương
pháp Teacch ............................................................................................ 40
Bảng 2.13. Mức độ phát triển khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ tại thành phố Đà
Nẵng ....................................................................................................... 40
Bảng 2.14. Bảng phân bố tần số điểm đánh giá khả năng tập trung chú ý .............. 41
Bảng 2.15. Bảng phân bố tần số điểm đánh giá khả năng bắt chước ....................... 42
Bảng 2.16. Bảng phân bố tần số điểm đánh giá khả năng luân phiên ...................... 42
Bảng 2.17. Bảng phân bố tần số điểm đánh giá khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ ...... 43
Bảng 2.18. Bảng phân bố tần số điểm đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ .......... 44
Bảng 3.1. Thông tin về trẻ tự kỷ được thực nghiệm ................................................ 47
Bảng 3.2. Kết quả thực nghiệm của V.C.D .............................................................. 52
Bảng 3.3. Kết quả thực nghiệm của N.L.H.H .......................................................... 56
Bảng 3.4. Kết quả thực nghiệm của P.A.T ............................................................... 61
Bảng 3.5. Biểu đồ thể hiện mức độ phát triển khả năng giao tiếp của P.A.T .......... 61


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện mức độ phát triển các khả năng của V.C.D ......... 52
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện mức độ phát triển khả năng giao tiếp của D ......... 54
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thể hiện mức độ phát triển khả năng giao tiếp của N.L.H.H ..... 57
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ thể hiện mức độ phát triển khả năng giao tiếp của N.L.H.H ..... 58
Bảng 3.5. Biểu đồ thể hiện mức độ phát triển khả năng giao tiếp của P.A.T ...... 61
Biểu đồ 3.6. Mức độ phát triển khả năng giao tiếp của P.A.T .............................. 62
Biểu đồ 3.7. Mức độ phát triển khả năng giao tiếp của 3 trường hợp .................. 64


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Nội dung từ viết tắt

CBG

Chưa bao giờ

ĐL

Đo lần

ĐLC

Độ lệch chuẩn

N.L.H.H

Nguyễn Lương Hoà Hưng

P.A.T

Phạm Anh Thái

SL

Số lượng

TB


Trung bình

TL

Tỉ lệ

TS

Tần số

TT

Thỉnh thoảng

TTN

Trước thực nghiệm

TX

Thường xun

V.C.D

Võ Chí Dũng

VT

Vị thứ



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tự kỷ là một trong số các rối loạn phát triển với những khiếm khuyết phức
tạp, trong đó các khiếm khuyết đặc trưng được bộc lộ ở các lĩnh vực giao tiếp,
tương tác xã hội và sự rập khuôn trong tư duy. Những khiếm khuyết này dẫn đến
nhiều khó khăn trong cuộc sống và trong học tập của trẻ tự kỷ. Đặc biệt, việc khơng
có ngơn ngữ làm cho trẻ tự kỷ khơng thể hiện được ý mình, khơng giao tiếp được
khiến trẻ trở nên cáu kỉnh, la khóc và có những hành vi rập khn ảnh hưởng lớn
đến cuộc sống của trẻ. Khó khăn về giao tiếp đã cản trở trẻ tự kỷ học tập, vui chơi,
thiết lập các mối quan hệ… nhằm phát triển tâm lý. Đây là khó khăn lớn nhất mà trẻ
tự kỷ gặp phải cần được cải thiện.
So với các nước trên thế giới, vấn đề chẩn đoán và can thiệp cho trẻ tự kỷ tại
nước ta được tiến hành khá muộn. Khái niệm tự kỷ chỉ thật sự được phổ biến ở
nước ta những năm đầu thế kỷ XXI. Theo số liệu của Bệnh viện Nhi Trung Ương,
số trẻ tự kỷ đến điều trị trong năm 2007 đã tăng gấp 33 lần so với năm 2000. Còn
tại thành phố Hồ Chí Minh, nếu như năm 2000 chỉ có 2 trẻ tự kỷ điều trị thì năm
2008 đã là 324 trẻ, tăng hơn 160 lần, con số này chiếm một phần tỉ lệ nhỏ trong các
ca chẩn đoán tự kỷ được phát hiện trên cả nước trong những năm gần đây. Công tác
can thiệp cho trẻ tự kỷ đang là vấn đề cấp thiết khi con số trẻ tự kỷ ngày càng gia
tăng nhanh chóng. Một trong những hướng đi quan trọng và kịp thời là ứng dụng
những thành tựu can thiệp của các nước trên thế giới vào việc can thiệp cho trẻ tự
kỷ ở Việt Nam. Hiện nay, có nhiều phương pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ hiệu quả
như ABA, Teacch, PECS, RDI… Trong đó, Teacch là phương pháp được sử dụng
tại khá nhiều bang ở Mỹ và được phổ biến rộng rãi ở các nước Châu Âu, Châu Á,
Nam Mỹ, đặc biệt là tại Anh.
Phương pháp Teacch đã được ứng dụng, nghiên cứu và sử dụng hiệu quả
trong trị liệu và giáo dục trẻ tự kỷ về giao tiếp tại nhiều trung tâm can thiệp trẻ tự kỷ
trên thế giới. Với mong muốn góp phần phát triển khả năng giao tiếp và giúp trẻ tự
kỷ sớm hịa nhập cộng đồng, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển khả


1


năng giao tiếp của trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng bằng phương pháp
Teacch”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó sử dụng phương pháp Teacch nhằm giúp trẻ tự kỷ phát
triển khả năng giao tiếp và sớm hòa nhập cộng đồng.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình sử dụng phương pháp Teacch nhằm phát triển khả năng giao tiếp
cho trẻ tự kỷ.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Q trình chăm sóc - giáo dục trẻ tự kỷ.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành khảo sát 30 cán bộ hiện đang can thiệp cho trẻ tự kỷ tại một
số cơ sở chăm sóc - giáo dục trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như:
- Trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục đặc biệt.
- Bệnh viện tâm thần.
- Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng.
- Bệnh viện C
Trong số những trẻ đang được chăm sóc - giáo dục tại các cơ sở trên, chúng
tôi lựa chọn 3 trẻ tự kỷ trong độ tuổi 3 đến 4 tuổi đang được can thiệp tại Trung tâm
nghiên cứu và phát triển giáo dục đặc biệt thành phố Đà Nẵng làm đối tượng thực
nghiệm. Chúng tôi lựa chọn lứa tuổi này vì 3 đến 4 tuổi là giai đoạn trẻ có sự phát
triển mạnh mẽ về ngơn ngữ và các đặc điểm tâm lý khác, do đó việc phát triển khả
năng giao tiếp cho trẻ trong độ tuổi này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
4. Giả thiết khoa học

Số lượng trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang gia tăng nhanh
chóng, trẻ gặp nhiều khó khăn về giao tiếp như khó khăn trong sử dụng ngơn ngữ:
hiểu lời nói và diễn đạt lời nói; khó khăn khi sử dụng phương tiện giao tiếp phi

2


ngơn ngữ: tránh giao tiếp bằng mắt, khơng có khả năng sử dụng hay ít hiểu các cử
chỉ, điệu bộ...
Hiện nay có nhiều phương pháp can thiệp trị liệu cho trẻ tự kỷ, trong đó
Teacch là phương pháp giáo dục và trị liệu cho trẻ khuyết tật về giao tiếp. Tại các
cơ sở chăm sóc - giáo dục trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, phương pháp
Teacch vẫn chưa được sử dụng trong can thiệp, trị liệu cho trẻ tự kỷ. Nếu áp dụng
đúng cách phương pháp Teacch sẽ giúp trẻ tự kỷ phát triển khả năng giao tiếp một
cách rõ rệt.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
Thực trạng phát triển khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng bằng phương pháp Teacch.
Phát triển khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
bằng phương pháp Teacch và đánh giá hiệu quả của phương pháp Teacch.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Trên cơ sở đọc, phân tích, tổng hợp, khái qt hóa lý thuyết chúng tôi tiến
hành xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra Anket
Đề tài sử dụng hệ thống câu hỏi để thu thập thông tin về thực trạng và mức
độ phát triển khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ tại các cơ sở chăm sóc - giáo dục trẻ tự
kỷ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

6.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Chúng tôi phỏng vấn trực tiếp giáo viên, cán bộ can thiệp cho trẻ tự kỷ để
tìm hiểu thơng tin về thực trạng giao tiếp của trẻ tự kỷ, hỗ trợ cho phương pháp điều
tra bằng Anket.
6.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát quá trình giao tiếp giữa cán bộ can thiệp và trẻ tự kỷ nhằm tìm hiểu
thêm thơng tin về thực trạng giao tiếp của trẻ tự kỷ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

3


6.2.4. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ cá nhân
Nghiên cứu hồ sơ liên quan đến trẻ tự kỷ để tìm hiểu các thông tin liên quan
đến trẻ, đặc biệt là đặc điểm giao tiếp của trẻ.
6.2.5. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm phương pháp Teacch nhằm phát triển khả năng giao tiếp của
trẻ tự kỷ, đồng thời đánh giá hiệu quả của phương pháp Teacch.
6.2.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Nghiên cứu 3 trường hợp điển hình nhằm kiểm định hiệu quả của phương
pháp Teacch.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng cơng thức tốn thống kê, phần mềm excel 2007 để xử lý các số liệu
thu thập được từ thực trạng.

4


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ KHẢ NĂNG GIAO TIẾP CỦA TRẺ TỰ KỶ

BẰNG PHƯƠNG PHÁP TEACCH
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
1.1.1. Trên thế giới
Giao tiếp là một trong những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Tư tưởng về giao tiếp được đề cập từ thời cổ đại qua thời phục hưng và đến nay vẫn
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, có thể kể đến như:
Giữa thế kỷ XIX, trong bản thảo kinh tế - triết học 1884, Các Mác (1818 1883) đã bàn về nhu cầu xã hội giữa con người với con người trong hoạt động xã
hội và tiêu dùng, xã hội loài người phải giao tiếp thực sự với nhau. Mác chỉ ra rằng
trong sản xuất vật chất và tái tạo con người, bắt buộc con người phải giao tiếp với
nhau. Con người chỉ trở thành con người khi có những quan hệ thực hiện với những
người khác, có giao tiếp trực tiếp với người khác.
Đến thế kỷ XX, vấn đề giao tiếp càng được các nhà triết học, tâm lý học, xã
hội học quan tâm nhiều hơn. Gmit (1863 - 1931) đã đưa ra thuyết qua lại tượng
trưng, ơng khẳng định vai trị của giao tiếp đối với sự tồn tại của con người. Mác
Timhubow (1876 -1965) trong một tác phẩm nổi tiếng của mình dưới nhan đề: “Tơi
và bạn” đã cho rằng tồn tại là đối thoại, sau trở thành nguyên tắc đối thoại góp phần
phát triển lý luận về giao tiếp.
Các tác giả Tara Winterton, David warden, Rae Pica quan tâm đến vấn đề
hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ nhỏ. Họ đã chỉ ra những yếu tố cơ bản có ảnh
hưởng đến sự phát triển giao tiếp của trẻ nhỏ như: hồn cảnh, mơi trường, gia đình,
các cộng đồng cũng như đặc điểm cơ quan phát âm và trạng thái cơ thể trẻ. Theo
họ, vấn đề quan trọng là tìm kiếm, quan sát và sử dụng các yếu tố trên để luyện tập
kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
Các tác giả L.M. Sipisưna, O.V. Dairinxcaia, T.A.Nhicôlôva đặc biệt quan
tâm đến xúc cảm, tình cảm trong quá trình phát triển giao tiếp cho trẻ và đã đưa ra
phương pháp “cùng - xúc - cảm - trong - tình - huống”. Điều quan trọng ở đây là

5



nhà giáo dục phải biết đặt mình vào vị trí của trẻ để từ đó phân tích phản ứng của trẻ
(nghĩa là phân tích tình cảm, ý nghĩ, hành vi có thể xảy ra) trong tình huống cụ thể
để tìm biện pháp giáo dục phù hợp.
Những nghiên cứu về giao tiếp ở phương Tây bao trùm một phạm vi tương
đối rộng lớn, đi tìm lý luận về thơng tin, ngữ nghĩa học và ngôn ngữ học, qua
nghiên cứu thực nghiệm về hệ thống giao tiếp nằm trong những nhóm nhỏ, cho tới
những phân tích về giao tiếp đại chúng.
Ở Liên Xô, ngay từ đầu thế kỉ XX, các nhà tâm lý học như L.X. Vưgôtxky,
X.L. Rubinstein, B.G. Ananhev đã nghiên cứu vấn đề giao tiếp dưới góc độ Tâm lý
học theo quan điểm triết học Macxit. Vưgôtxky nhận xét, giao tiếp là quá trình
chuyển giao tư duy và cảm xúc. Cịn Rubinstein khảo sát giao tiếp dưới góc độ hiểu
biết lẫn nhau giữa người với người. Còn Ananhev thừa nhận giao tiếp là một trong
ba dạng của hoạt động.
Nhưng mãi đến năm 1970, phạm trù giao tiếp được các nhà tâm lý học Liên
Xô thực sự quan tâm và phát triển một cách mạnh mẽ nổi bật là các tácgiả:A. A
Leon chiev với các tác phẩm: “Tâm lý học giao tiếp ( 1974 ), “ Giao tiếp sư phạm”
(1979).
Tóm lại, vấn đề giao tiếp đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới nghiên
cứu từ rất lâu. Hầu hết các cơng trình nghiên cứu đều chỉ ra những vấn đề bản chất,
nội dung, vai trò, chức năng của giao tiếp.
1.1.2. Ở Việt Nam
Vấn đề giao tiếp mới được nghiên cứu từ cuối những năm 1970 đến những
năm 1980. Việc nghiên cứu giao tiếp phát triển mạnh mẽ và đi theo các xu hướng
khác nhau, thể hiện ở các cơng trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu
khía cạnh tâm lý giao tiếp của trẻ em, vấn đề đặc điểm giao tiếp, hình thành nhu cầu
và kỹ năng giao tiếp của trẻ được phản ánh trong các cơng trình nghiên cứu của các
tác giả như: Đỗ Long với bài luận “Các Mác và phạm trù giao tiếp” (1961), Trần
Trọng Thủy với “Giao tiếp - tâm lý - nhân cách (1981), Giao tiếp và sự phát triển
nhân cách của trẻ (1981)”, Bùi Văn Huệ “Bàn về phạm trù giao tiếp”(1981), Phạm


6


Minh Hạc với “Giao lưu là điều kiện tất yếu của sự hình thành và phát triển tâm lý
(1988)”, Nguyễn Văn Lê “Vấn đề giao tiếp” (1992).
Ngồi ra cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả ở các cấp độ
luận văn thạc sĩ và khóa luận tốt nghiệp như: Lê Thị Liên Hoan với “Một số đặc
điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo bé trong trường mầm non” (2000, luận văn Thạc
sĩ); Nguyễn Thị Huệ với “Nghiên cứu một số đặc điểm giao tiếp của học sinh cuối
bậc tiểu học ở thành phố Thanh Hóa” (1999 - luận văn Thạc sĩ)...
Ở Việt Nam, vấn đề giao tiếp cũng được nhiều nhà nghiên cứu trong nước
quan tâm. Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giao tiếp. Phần
lớn những nghiên cứu ở Việt Nam tập trung nghiên cứu những vấn đề giao tiếp liên
quan đến sư phạm, những ứng dụng trong giáo dục.
1.2. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1. Giao tiếp
Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm khác nhau về giao tiếp
tùy theo sự nhìn nhận đánh giá riêng của tác giả như sau:
T. Chuccôn (Mỹ) xem giao tiếp là sự tác động qua lại trực tiếp lên nhân cách
và dẫn đến sự hình thành những ý nghĩa, biểu tượng, chuẩn mực và mục đích hành
động; là một tổ hợp nhiều hành vi khác nhau: hành vi ngôn ngữ, hành vi điệu bộ,
hành vi cử chỉ. Tác giả mới chỉ nhấn mạnh đến mặt tác động lẫn nhau dẫn đến hình
thành những chuẩn mực và mục đích hành động, hành vi. [6, tr.7]
B.Parughin cho rằng giao tiếp là một quá trình quan hệ tác động qua lại giữa
các cá thể, là q trình thơng tin quan hệ giữa con người với con người, là quá trình
hiểu biết lẫn nhau, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, trao đổi cảm xúc với nhau. [6, tr.7]
Phạm Minh Hạc xem giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành quan hệ giữa
người với người để thực hiện hóa các quan hệ xã hội giữa người với người.
Trần Trọng Thủy khẳng định giao tiếp là quá trình tác động qua lại giữa
người với người mà nhờ đó sự tiếp xúc tâm lý giữa họ với nhau được thực hiện: trao

đổi thông tin, trao đổi tâm tư, tình cảm, kinh nghiệm… với nhau, nhận thức lẫn
nhau, cảm xúc lẫn nhau và ảnh hưởng lẫn nhau.

7


Nhìn chung có rất nhiều khái niệm khác nhau về giao tiếp tùy theo từng cách
đánh giá nhìn nhận của mỗi tác giả, nhưng các khái niệm trên đều nhấn mạnh đến
khía cạnh tiếp xúc, trao đổi thơng tin, tác động lẫn nhau giữa con người với con
người, qua đó sự tiếp xúc tâm lý, quan hệ liên nhân cách được thực hiện, bộc lộ và
hình thành. Do đó chúng tôi sử dụng khái niệm “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý
giữa người với người, thơng qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm
xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói khác đi, giao
tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hóa mối quan hệ
giữa chủ thể này với chủ thể khác.” [15, tr.5] làm khái niệm công cụ cho đề tài.
1.2.2. Khả năng
Khả năng là cái vốn có về vật chất hoặc tinh thần để có thể làm được việc gì.
[18]
1.2.3. Khả năng giao tiếp
Khả năng giao tiếp là cái vốn có của một người về việc tiếp xúc tâm lý giữa
người với người, thơng qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc,
tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. [18]
1.2.4. Tự kỷ
Trong gần một thế kỷ qua, trên thế giới đã có rất nhiều các nghiên cứu và kết
luận khác nhau về tự kỷ. Những khái niệm cũng như các phân loại của loại rối nhiễu
này rất đa dạng và đã trải qua nhiều thay đổi theo thời gian. Xin được trích dẫn một
số quan niệm cổ điển và hiện đại của các nhà khoa học về tự kỷ như sau:
Quan niệm của Bleuler năm 1911: “Tự kỷ là khái niệm dùng để chỉ những
người bệnh tâm thần phân liệt không cịn liên hệ với thế giới bên ngồi nữa mà sống
với thế giới của riêng mình, bệnh nhân chia cắt với thực tế bên ngoài và lui về thế

giới bên trong, khép mình trong ham muốn riêng và tự mãn”. [7, tr.8]. Quan niệm
này xem tự kỷ là một chứng bệnh.
Quan niệm của Kanner: “Tự kỷ là sự rút lui cực đoan của một số trẻ em lúc
mới bắt đầu cuộc sống, triệu chứng đặc biệt của bệnh là một sự hiếm thấy, là sự rối
loạn từ cội rễ, là sự khơng có khả năng của những trẻ này trong công việc thiết lập

8


các mối quan hệ bình thường với các tình huống từ lúc chúng bắt đầu cuộc sống”.
[11, tr.4]
Quan niệm của Freud: “Tự kỷ là sự đầu tư vào đối tượng quay trở lại trong
cái tơi, có nghĩa là đã trở thành tự yêu, là sự ẩn náu của trẻ em trong thế giới bên
trong huyễn tưởng và ảo ảnh để hỏi rằng cái tự trị ảo tưởng chỉ có thể được một thời
gian, đối với chủ thể với điều kiện phải thêm vào đó sự chăm sóc của người mẹ”.
[13, tr.10]
Quan niệm của M. Mahler và Franes Tustin: “Tự kỷ là biểu hiện cho sự
khơng bình thường xuất phát từ mối quan hệ mẹ con, đó là một cách thức phòng vệ
như một cái vỏ bọc gắn với xu hướng bẩm sinh tự bảo vệ khỏi những kinh nghiệm
lo hãi ghê sợ từ sự chia cắt với cơ thể mẹ”.[13, tr.11]
Theo tác giả Lê Khanh trong thì “Chứng tự tỏa (hay tự kỷ), gọi chung là hiện
tượng tự tỏa theo nguyên nghĩa là tự mình phong tỏa các khả năng quan hệ của
mình với bên ngồi. Việt Nam cịn gọi là Tự kỷ hay Tự bế… Tình trạng này có thể
xảy ra cho bất kỳ một đứa trẻ nào, không lệ thuộc vào dân tộc, xã hội hay trình độ
phát triển của cha mẹ.” [5, tr.4]
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về tự kỷ, mỗi quan điểm đều nhìn nhận tự
kỷ dưới các góc độ khác nhau, tuy nhiên các quan niệm này đều có các điểm chung
về tự kỷ là có sự rối loạn trong phát triển ở các lĩnh vực giao tiếp, tương tác xã hội,
thường tự thu mình lại, tránh tiếp xúc. Các quan điểm trên khơng đối lập nhau mà
cịn bổ sung cho nhau để đưa đến khái niệm hoàn chỉnh về tự kỷ. Từ đây chúng tôi

sử dụng khái niệm về tự kỷ của tiêu chuẩn phân loại bệnh DSM - IV: “Tự kỷ là sự
phát triển khơng bình thường hay một sự giảm sút rõ rệt, hoạt động bất thường đặc
trưng trong ba lĩnh vực quan hệ xã hội, giao tiếp và tác phong thu hẹp định hình”
[13, tr.3]làm khái niệm cơng cụ cho đề tài.
1.2.5. Teacch
TEACCH là danh hiệu của một phương pháp do 6 chữ đầu của 6 từ được kết
ráp lại với nhau: Treatment có nghĩa là cách xử lý, đối ứng, giải quyết, trị liệu;
Education: cách nuôi nấng, dạy dỗ; Autistic: tự kỷ; Children: trẻ em từ 0 đến 12

9


tuổi; Communication: trao đổi, tiếp xúc, tạo quan hệ qua lại hai chiều; Handicap:
khuyết tật.
Nói một cách ngắn gọn, “Teacch là phương pháp giáo dục và dạy dỗ dành
cho trẻ tự kỷ và những người có những rối loạn, khó khăn trong việc diễn tả mình
và trong quan hệ tiếp xúc với người khác”. [4, tr.66]
1.3. Những vấn đề chung về giao tiếp
1.3.1. Vai trò và chức năng của giao tiếp
1.3.1.1. Vai trò của giao tiếp
- Giao tiếp là điều kiện của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
- Giao tiếp là điều kiện để hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách.
+ Qua giao tiếp, con người lĩnh hội, tiếp thu nền văn hóa, kinh nghiệm, giá
trị, chuẩn mực đạo đức… của xã hội tạo ra.
+ Giao tiếp thỏa mãn nhu cầu của con người, qua giao tiếp, cá nhân được xã
hội thừa nhận, đánh giá, hình thành mối quan hệ liên nhân cách.
+ Qua giao tiếp, cá nhân tự so sánh, đối chiếu mình với các chuẩn mực, giá
trị đạo đức,… từ đó tự điều khiển, tự giáo dục để hoàn thiện nhân cách.
1.3.1.2. Chức năng của giao tiếp
Giao tiếp có các chức năng sau: Chức năng thông tin, chức năng phối hợp

hành động, chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng cảm xúc.
1.3.2. Phân loại giao tiếp
- Theo phương tiện giao tiếp có 3 loại giao tiếp: Giao tiếp vật chất, giao tiếp
bằng tín hiệu phi ngôn ngữ, giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết).
- Theo khoảng cách có 2 loại giao tiếp cơ bản: Giao tiếp trực tiếp, giao tiếp
gián tiếp.
- Theo quy cách, người ta chia giao tiếp thành hai loại: Giao tiếp chính thức,
giao tiếp khơng chính thức.
1.3.3. Phương tiện giao tiếp
Trong giao tiếp, con người sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện phi ngơn
ngữ, trong đó phương tiện ngôn ngữ là chủ yếu và phổ biến nhất.

10


1.3.3.1. Phương tiện ngơn ngữ
Ngơn ngữ là q trình con người sử dụng một thứ tiếng nào đó để giao tiếp
và tư duy. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Bằng ngơn
ngữ chúng ta có thể truyền đi một cách chính xác bất kỳ một loại thông tin nào.
Ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp bao gồm ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết.
1.3.3.2. Phương tiện phi ngôn ngữ
Trong giao tiếp, bên cạnh ngôn ngữ cịn có phương tiện phi ngơn ngữ. Theo
kết quả nghiên cứu, 80% hiệu quả giao tiếp phụ thuộc vào các phương tiện phi ngơn
ngữ. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả giao tiếp, chúng ta cần nắm được những thói
quen, những quy tắc trong việc sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để không chỉ
hiểu được ý đồ của người khác, mà cịn diễn đạt được mục đích của mình một cách
đa dạng, phong phú. Phương tiện giao tiếp phi ngơn ngữ có thể thể hiện qua ánh
mắt, nụ cười, nét mặt, tư thế, tác phong, điệu bộ, cử chỉ…
Mỗi phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đều có ý nghĩa nhất định, chúng
thường được sử dụng kết hợp với nhau và cùng với ngôn ngữ để nâng cao hiệu quả

giao tiếp.
1.3.4. Những yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp
Để nâng cao hiệu quả giao tiếp, cần phải xác định các yếu tố tham gia vào
quá trình giao tiếp để có thể lên chương trình, lập kế hoạch giao tiếp.
* Con người: vừa là chủ thể vừa là đối tượng tham gia vào quá trình giao
tiếp. Chủ thể có thể là cá nhân, nhóm, tập thể.
* Mục đích giao tiếp: có nhiều mục đích giao tiếp khác nhau và chủ thể phải
xác định được câu hỏi: Giao tiếp để làm gì? Hay tại sao phải giao tiếp?
* Đối tượng giao tiếp (Quan hệ giao tiếp): xác định sẽ giao tiếp với ai và mối
tương quan về vai trị, vị trí, tuổi tác, nghề nghiệp giữa những người giao tiếp với
nhau.
* Nội dung giao tiếp: thể hiện ở các thông tin cần truyền đạt.
* Phương tiện giao tiếp: là công cụ mà các chủ thể giao tiếp sử dụng để trao
đổi thơng tin tư tưởng tình cảm với nhau. Phương tiện giao tiếp có nhiều loại: Ngơn

11


ngữ, phi ngôn ngữ (ánh mắt, nụ cười, nét mặt, hành vi cử chỉ, điệu bộ…), trong đó
ngơn ngữ là phương tiện cơ bản.
* Hoàn cảnh giao tiếp: Các yếu tố không gian, thời gian, bối cảnh xã hội, bối
cảnh tự nhiên.
* Kênh giao tiếp: Kênh giao tiếp là môi trường kỹ thuật hoặc con đường mà
qua đó các thơng điệp được truyền qua (đường truyền thông tin giữa các chủ thể
giao tiếp). Kênh giao tiếp có nhiều loại: Kênh thị giác, kênh thính giác, kênh xúc
giác, kênh điện thoại, kênh internet…
1.3.5. Đặc điểm giao tiếp của trẻ từ 3 đến 6 tuổi
1.3.5.1. Giao tiếp bằng ngôn ngữ
Ngôn ngữ của trẻ từ 3 đến 6 tuổi có sự phát triển nhanh:
+ Khả năng phát âm ngày càng hoàn thiện. Các phụ âm đầu, âm cuối, thanh

điệu dần dần được định vị. Trẻ phát âm đúng hầu hết các âm vị của tiếng mẹ đẻ,
biết điều chỉnh nhịp điệu, cường độ của giọng nói khi giao tiếp. Tuy vậy, trẻ vẫn
cịn mắc một số lỗi về phát âm, còn nhầm lẫn khi phát âm một vài phụ âm và
nguyên âm, thanh điệu.
+ Khả năng biểu hiện cảm xúc của mình qua ngữ điệu lời nói được hồn
thiện nhanh. Đầu giai đoạn, sự thể hiện cảm xúc qua ngữ điệu chưa rõ ràng, đến
cuối giai đoạn, hầu hết trẻ đã biết biểu lộ thái độ cảm xúc của mình với người khác
qua cách nói, biết kể chuyện khá diễn cảm. Khi kể chuyện hay đóng vai trong trị
chơi trẻ đã thể hiện rõ được thái độ cảm xúc của các nhân vật qua các lời thoại trong
tác phẩm.
+ Vốn từ vựng của trẻ tăng rất nhanh về các thể loại. Giai đoạn 3 - 4 tuổi, về
cơ bản trong vốn từ của trẻ đã có đủ các loại từ, trong đó tỉ lệ danh từ, động từ cao
hơn nhiều so với các loại khác. Giai đoạn 5 - 6 tuổi, tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi
nhường chỗ cho tính từ và các từ loại khác tăng lên.
+ Từ 3 đến 4 tuổi, do tư duy từ ngữ chưa phát triển, khả năng ghi nhớ cịn
mang tính khơng chủ định nên ngơn ngữ của trẻ vẫn mang tính hồn cảnh. Trẻ dễ
dàng hiểu và diễn đạt đầy đủ những sự kiện và đối tượng mà trẻ đang tri giác hoặc

12


đang hành động, còn những đối tượng hay sự kiện đã xảy ra trẻ khó có thể diễn đạt
một cách đầy đủ, rõ ràng.
+ Từ 5 đến 6 tuổi ngôn ngữ của trẻ đặc trưng là ngôn ngữ mạch lạc, trẻ
khơng chỉ có khả năng diễn đạt rõ ý nghĩ của mình trong quá trình giao tiếp với
người khác mà cịn mơ tả, kể lại khá mạch lạc những sự kiện mà trẻ đã chứng kiến
trong quá khứ. Nhờ vậy, người nghe hiểu được những sự kiện mà mình khơng tri
giác được thông qua lời kể của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ đã hình thành kiểu ngơn ngữ
giải thích. Trong giao tiếp với bạn bè và người lớn, trẻ đã có khả năng giải thích về
nội dung trị chơi, cách hành động trong vui chơi, hoặc trẻ có thể giải thích cho

người lớn biết những điều mà trẻ muốn họ hiểu.
+ 6 tuổi, nhiều trẻ đã thể hiện khả năng ngôn ngữ của bản thân thông qua sự
hứng thú và sáng tạo khi cảm thụ những tác phẩm thơ, truyện, thậm chí có trẻ cịn
bộc lộ năng khiếu về thơ ca.
+ Trong các loại phong cách ngôn ngữ, hầu hết các trẻ giai đoạn này chỉ có
phong cách ngơn ngữ sinh hoạt và một phần phong cách nghệ thuật thông qua sự
hướng dẫn của cô giáo khi cho trẻ làm quen với văn học.
Tóm lại, ngơn ngữ của trẻ từ 3 đến 6 tuổi đang trong giai đoạn phát cảm có
nghĩa là ngơn ngữ của trẻ phát triển, hồn thiện nhanh trên mọi phương diện: từ
vựng, phát âm, ngữ điệu và khả năng diễn đạt. Sự hoàn thiện này hoàn tồn phụ
thuộc vào mơi trường giao tiếp của trẻ và ý thức rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ của
người lớn. Nếu mơi trường giao tiếp thuận lợi thì hầu hết 6 tuổi trẻ đã thành thạo
tiếng mẹ đẻ.
1.3.5.2. Giao tiếp bằng phi ngôn ngữ
Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn tình cảm thống trị tất cả các mặt trong
hoạt động tâm lý của trẻ. Do đó, đặc điểm giao tiếp phi ngôn ngữ cũng gắn liền với
các cảm xúc của trẻ.
+ Tương tác mắt
Trẻ thường nhìn vào mắt người khác để có được thơng tin, trẻ nhìn nét mặt
để đoán biết cảm xúc, quan điểm để hiểu được của người đối diện đang muốn nói
điều gì và họ hài lịng hay khơng hài lịng qua ánh mắt, nét mặt ấy và trẻ cũng biết

13


thể hiện những ý tưởng, nguyện vọng hay hành vi của mình bằng nét mặt vui, buồn,
cau có... Ví dụ: Khi trẻ mong muốn người lớn mua cho trẻ một thứ gì đó trẻ sẽ nói
cho người lớn trẻ muốn mua nhưng nếu người lớn không đồng ý trẻ sẽ thể hiện sự
khơng hài lịng qua nét mặt buồn, trẻ có thể ịa khóc, giẫm chân…
+ Cử chỉ điệu bộ

Ở giai đoạn này trẻ đã hiểu được những cử chỉ, điệu bộ thể hiện trên khuôn
mặt của người lớn và bản thân mình cũng vậy. Ví dụ: Khi bạn vẫy tay chào trẻ, trẻ
biết ý nghĩa của điều đó và đáp lại bằng cách cũng vẫy tay chào. Khi trẻ được ai cho
một vật gì đó trẻ được dạy là phải vòng tay cảm ơn. Trẻ mong muốn người lớn dùng
cử chỉ âu yếm, vỗ về, vuốt ve gần gũi trẻ cùng với những điệu bộ, nét mặt, lời nói
nhẹ nhàng, để tạo cho trẻ những cảm xúc an toàn, tin cậy, thỏa mãn nhu cầu giao
tiếp, gắn bó, tiếp xúc với người thân và môi trường xung quanh.
Đặc điểm giao tiếp phi ngôn ngữ của trẻ cũng rất phức tạp, phần lớn trẻ có
thể nhìn vào mặt của người đối diện khi giao tiếp, có thể tiếp xúc cơ thể như nắm
tay, chạm tay vào người giao tiếp… Trẻ cũng có những hành động thể hiện sự lễ
phép, chào hỏi ơng bà như vịng tay trước ngực, cuối đầu chào.
1.4. Những vấn đề chung về trẻ tự kỷ
1.4.1. Đặc điểm của trẻ tự kỷ
1.4.1.1. Thể chất
Trẻ tự kỷ có sự phát triển thể chất như những trẻ bình thường khác và phù
hợp với lứa tuổi. Thậm chí giữa trẻ bình thường và trẻ tự kỷ ta khơng thể phân biệt
được sự khác nhau về thể chất giữa hai trẻ này, nhìn bề ngồi khơng ai nói trẻ tự kỷ
mang trong mình loại tật nào cả và khi tiếp xúc với các em ta mới phát hiện được sự
khơng bình thường ở các em.
1.4.1.2. Nhận thức
Trẻ tự kỷ có đời sống trí tuệ rất khác nhau. Mỗi một trẻ tự kỷ khác nhau sẽ
phát triển khả năng trí tuệ khác nhau, trong đó phần lớn trẻ tự kỷ bị chậm phát triển
trí tuệ.
+ Cảm giác, tri giác: Trẻ tự kỷ có những khó khăn trong việc cảm nhận giác
quan, trẻ có thể thiếu nhạy cảm hay quá nhạy cảm đối với một giác quan hay nhiều

14



×