Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Quan hệ giữa pháp trung về vấn đề bắc kì nửa sau thế kỉ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.26 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
*****

Đề tài:
QUAN HỆ GIỮA PHÁP – TRUNG VỀ VẤN ĐỀ BẮC KÌ
(NỬA SAU THẾ KỈ XIX)

SVTH: Nguyễn Thị Thu Kim
Lớp 10SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Giang
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

- Đà Nẵng, 5/2014 -


MỤC LỤC
MỞ BÀI ......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu..................................................4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................4
5. Đóng góp của khóa luận ..........................................................................................4
6. Bố cục của khóa luận ..............................................................................................5
NỘI DUNG ................................................................................................................6
CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ PHÁP, TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM
NỬA SAU THẾ KỈ XIX ...........................................................................................6
1.1. Nước Pháp nửa sau thế kỉ XIX ............................................................................6
1.1.1. Nước Pháp từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền ....................6
1.1.2. Nhu cầu cấp bách đối với sự phát triển chủ nghĩa tư bản độc quyền của nước


Pháp .............................................................................................................................8
1.2. Trung Quốc nửa sau thế kỉ XIX ...........................................................................9
1.2.1. Sự khủng hoảng chế độ phong kiến ..................................................................9
1.2.2. Các nước phương Tây chạy đua tìm kiếm thị trường ở Trung Quốc..............12
1.3. Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX .............................................................................14
1.3.1. Xã hội Việt Nam đến trước năm 1873 ............................................................14
1.3.2.Thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm Bắc Kì ...................................................18
1.3.2.1. Thực dân Pháp đánh chiếm bắc Kì lần thứ nhất ..........................................18
1.3.2.2. Pháp tiến đánh Bắc Kì lần 2 .........................................................................24
1.3.3. Quan hệ Thanh - Nguyễn đến trước năm 1873 ...............................................28
CHƯƠNG 2. BẮC KÌ TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI NHÀ NƯỚC
PHÁP - TRUNG NỬA SAU THẾ KỈ XIX............................................................32
2.1 Vấn đề Bắc Kì trong mối quan hệ Trung - Pháp .................................................32
2.1.1. Nhà Nguyễn cầu viện nhà Thanh và chủ trương của nhà Thanh về vấn đề Bắc
Kỳ ..............................................................................................................................32


2.1.2. Sự phân chia quyền lợi Bắc Kì của hai nhà nước Pháp - Trung ở Pari (20-121882)..........................................................................................................................35
2.1.3. Cuộc xung đột giữa quân Thanh và quân Pháp trên đất Bắc Kì (1882 – 1884).....37
2.1.4. Chiến tranh Trung – Pháp (1884-1885) ..........................................................43
2.1.5. Hòa ước Thiên Tân (1885) chấm dứt mối liên quan của nhà Thanh đối với
Bắc Kì ........................................................................................................................45
2.2. Tác động của việc giải quyết vấn đề Bắc Kì đến mối quan hệ Trung – Việt – Pháp .....47
2.2.1. Sự xen lẫn giữa cuộc chiến tranh Việt Nam với cuộc chiến tranh Trung-Pháp ..47
2.2.2. Bắc Kì đi từ Bảo Hộ đến “Bán thuộc địa” của Pháp......................................48
2.3. Trách nhiệm của nhà Nguyễn về vấn đề Bắc Kỳ ...............................................50
KẾT LUẬN ..............................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57



MỞ BÀI
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
Dân tộc là một vấn đề thời đại, được nhắc đến nhiều trong các tác phẩm của
các nhà sử học Mác xít cũng như của các nhà sử học khác. Sinh thời Mác và Ăng
ghen đã có nhiều quan điểm về dân tộc và thuộc địa qua các phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc. Mác và Ăng ghen đã đưa ra câu châm ngôn nổi tiếng: “Bất cứ
một dân tộc nào cũng khơng thể có tự do nếu áp bức một dân tột khác”. Kế thừa và
phát huy điều đó V.I. Lênin đã bổ sung và đưa những quan điểm lên mức độ cao
hơn trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
Ở Việt Nam, độc lập dân tộc được thể hiện từ rất sớm. Vua Lê Thánh Tơng
từng nói: “… Một thước núi, một tất sơng của ta có thể nào tự tiện bỏ đi được. Phải
cương quyết tranh đấu không để cho họ lấn dần. Nếu họ không theo thì cịn có thể
sai sứ thần sang tận triều đình của họ để biện bạch rõ phải trái. Nếu người nào dám
đêm một tấc đất của vua Lê Thái Tổ cho giặc thì sẽ bị trừng phạt nặng”. Vì mỗi thời
đại có một hồn cảnh khác nhau, đến thời đại của Hồ Chí Minh vấn đề dân tộc và
thuộc địa cũng trơ nên cấp bách. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận chủ nghĩa Mác – lênin
nhưng đồng thời cũng có những sáng tạo phù hợp với thực tiễn khách quan.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Thiên nhiên ưu đãi cho Việt Nam rất nhiều những thứ giá trị. Nhưng đó cũng
là điều góp phần làm ngăn cản sự phát triển đất nước của Việt Nam bởi vì nhiều
cuộc xâm lược của các nước khác mong có được mảnh đất trù phú này. Trung Quốc
nhiều lần đặt ách đô hộ lên đất nước ta mong muốn biến nước ta trở thành quận
huyện sát nhập vào Trung Quốc. “Thời thế tạo anh hùng”, mỗi lần như vậy điều có
những nhà lãnh đạo xuất sắc để mang lại hịa bình cho dân tộc, những nhà ngoại
giao tài ba để làm nước bạn khâm phục.
Có thể nói, từ vua Hùng cho đến triều đại vua Quang Trung bang giao của
nước ta chủ yếu là “bang giao gần”. Đến triều đại của vua Gia Long thì bang giao

1



vượt ra khỏi những đại dương bao la, đến những đất nước cách chúng ta gần nửa
vòng trái đất – phương Tây.
Ngày 1 tháng 9 năm 1858, tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) thực dân Pháp nổ
tiếng súng đầu tiên xâm lược nước ta. Quân và dân nhà Nguyễn với tinh thần anh
dũng bước đầu đánh bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của địch. Bốn năm tiếp
theo, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự của nhân dân Nam kì đã hao tổn rất
nhiều binh lực. Triều đình nhà Nguyễn tuy đã cố gắng bảo vệ đất nước nhưng đồng
thời cũng đã đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Để đến ngày 5-6-1862, triều đình
đã phải kí hiệp ước Nhâm Tuất nhượng bộ rất nhiều đặt quyền về kinh tế, chính trị
cho Pháp. Nhưng Pháp với bản chất là kẻ đi xâm lược không chỉ dừng lại ở các tỉnh
Nam Kì, năm 1873, sau khi nhận thấy những “điều tốt đẹp” ở Bắc Kì, thực dân
Pháp đã kéo quân ra Bắc.
Triều đình Huế một bên nhân nhượng cho Pháp một bên là cầu cứu nhà
Thanh. Một bên muốn đặt lên chế độ bảo hộ, một bên là thiên triều của Việt Nam
nhưng đều có chung một mục đích là xâm lược, vơ vét. Chính vì vậy, một cực diện
độc đáo trên chiến trường Bắc Kì đó là trong cùng một thời gian, cuộc kháng chiến
của nhân dân ta và quân đội triều đình lại đan xen với cuộc chiến tranh Trung –
Pháp.
Nghiên cứu vấn đề “Quan hệ giữa Pháp – Trung về vấn đề Bắc kì (nửa sau thế
kỉ XIX)” là một trong những nội dung lớn và quan trọng của học phần lịch sử Việt
Nam cận đại. Bởi đó là chính sách của hai nước lớn, Pháp – Trung, lại được đặt trên
lãnh thổ của Việt Nam. Điều đó khơng chỉ giúp tơi tìm hiểu về lịch sử dân tộc mà
còn cả lịch sử của thế giới, lịch sử của phương Đông, phương Tây thời kì cận đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Triều Nguyễn là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam (18021945). Trong những trang lịch sử của triều Nguyễn đến ngày nay đã được “lật đi lật
lại” rất nhiều lần với rất nhiều nhà khoa học lịch sử nghiên cứu, tranh cãi. Tuy
nhiên, đối với đề tài “quan hệ giữa nhà Thanh - Pháp về vấn đề Bắc Kì (nửa sau thế
kỉ XIX)” chưa có một cơng trình lịch sử nào nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ

về nó. Tơi xin điểm qua một số cơng trình sau:
2


Trong cuốn “nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1874-1885” của
Yoshiharutsusuboi, nhà xuất bản Tri Thức (2011), cuốn sách này là luận án tiến sĩ
bảo vệ tại Đại học Pari năm 1982, được dịch ra tiếng Việt lần đầu năm 1990. Trong
luận án này Yoshiharutsuboi đã làm rõ được một số vấn đề như tình hình kinh tế
nhất là tình hình chính trị và bang giao của triều Nguyễn đối với Trung Hoa và Pháp
dưới góc nhìn của một nhà sử học Nhật Bản, trong đó, đặc biệt phải nói đến
Chương IX của cuốn sách với nội dung là “từ cuộc tranh chấp Pháp - Việt tới cuộc
chiến tranh Pháp-Hoa” đã làm rõ một số vấn đề tranh chấp giữa Pháp - Việt nhưng
đồng thời có liên quan đến một số Quyền lợi của nhà Thanh. Tuy nhiên, cuốn sách
dài 417 trang này chưa làm rõ được mối quan hệ, sự tranh giành về quyền lợi giữa
Pháp và Trung Hoa ở Bắc kì trong khoảng thời gian này.
- Trong cuốn “Bang giao Đại Việt triều Nguyễn” của Nguyễn Thế Long, nhà
xuất bản văn hóa thơng tin (2005) nói về đường lối, nội dung bang giao của các
triều đại phong kiến với các nước gắn liền với các hoạt động đa dạng phong phú
của các sứ thần trong đó có nói tới quan hệ bang giao giữa triều Nguyễn và nhà
Thanh, kể lại những mẩu chuyện bang giao giữa nhà Nguyễn với các nước phương
Tây nhưng cuốn sách chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu mối bang giao thông qua
những mẫu chuyện đi sứ và tiếp sứ, chưa làm rõ được vấn đề quan hệ bang giao
giữa các nước một cách cụ thể và rõ ràng.
- Trong cuốn “giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam
(1857-1914)” của Cao Huy Thuận, do nhà xuất bản Tơn Giáo phát hành năm 2003.
Qua các chính sách đối xử tôn Giáo của Triều Nguyễn, cuốn sách đã đề cập tới một
số vấn đề của Việt trong thế kỉ XIX, trong đó có nhắc đến một vài vấn đề như “vấn
đề Bắc Kì nổi dậy”, hay “vấn đề Bắc Kì và dư luận tại Pháp” hay là vấn đề bắc kì
được thơng qua các hiệp ước. Tuy nhiên, chưa đề cập tới mối quan hệ giữa hai nhà
nước Pháp-Thanh về vấn đề Bắc Kì một cách rõ ràng.

Ngồi những cuốn sách là tư liệu chính thì một số cuốn sách như là:
- “Góp phần tìm hiểu một số vấn đề về lịch sử cận đại Viêt Nam”.
- “Tuyển tập những nghiên cứu về triều Nguyễn, tạp chí nghiên cứu và phát
triển”.
3


- “Hà Nội giai đoạn 1873-1888”
Các tác phẩm này tuy chưa đề cập đến nhiều về vấn đề bắc kì trong giữa hai
nhà nước Pháp-Thanh nửa sau thế kỉ XIX nhưng những cơng trình này đã giúp tơi
rất nhiều trong việc hoàn thành đề tài này và trở thành nguồn tư liệu khơng thể thiếu
trong q trình nghiên cứu của tôi.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của vấn đề này là mối quan hệ Pháp – Thanh về vấn đề
Bắc Kì.
 Phạm vi nghiên cứu
Chiến tranh Trung – Pháp diễn ra nhằm mục đích đoạt được quyền lợi của
mình ở Bắc kì Việt Nam vào những năm cuối thế kỉ XIX.
 Nhiệm vụ của khóa luận
Làm rõ các mối quan hệ giữa hai nhà nước Pháp và Trung Quốc nhất là âm
mưu chia quyền lợi kinh tế, chính trị trên lãnh thổ Bắc kì của Việt Nam.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
 Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu được sử dụng trong khóa luận này là các sách, báo, tạp chí,
mạng Internet và nhiều nguồn tư liệu khác.
 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này tơi đã sử dụng phương pháp lịch sử để tìm hiểu sự
kiện, hiện tượng, hoàn cảnh cụ thể.
Sử dụng phương pháp lơgich để tìm hiểu mối quan hệ qua lại và tác động qua

lại.
Sử dụng các phương pháp khác như so sánh, đối chiếu, phân tích tìm ra mối
liên hệ nhân quả giữa các sự kiện, những nhận xét đánh giá cho các sự kiện, hiện
tượng lịch sử.
5. Đóng góp của khóa luận
“Quan hệ giữa nhà Thanh – Pháp về vấn đề Bắc Kì (nửa cuối thế kỉ XIX)” là
một vấn đề lớn và quan trọng trong quá trình đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân
4


tộc Việt Nam, đồng thời cũng thấy được sự khác biệt của phương Tây và phương
Đông thời cận đại nhưng chưa được chú ý nghiên cứu một cách sâu sắc và tồn
diện.
Qua khóa luận này mong muốn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề bảo vệ độc lập dân
tộc, cũng góp phần làm rõ vai trị, trách nhiệm của nhà Nguyễn. Đồng thời, cũng là
một tư liệu để học tập và tham khảo cho những ai học trong học phần lịch sử Việt
Nam thời cận đại, và cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài của tôi gồm hai chương:
Chương 1 Bối cảnh lịch sử của các nước Pháp, Thanh và Việt Nam nửa
sau thế kỉ XIX
Chương 2 Bắc Kì trong mối quan hệ giữa hai nhà nước Pháp – Thanh
nửa sau thế kỉ XIX

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ PHÁP, TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

NỬA SAU THẾ KỈ XIX

1.1. Nước Pháp nửa sau thế kỉ XIX
1.1.1. Nước Pháp từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền
Ba thập kỉ cuối XIX là thời kì “phương Tây đã kết thúc thời kì cách mạng tư
sản. Phương đơng thì chưa phát triển đến trình độ để cho các cuộc cách mạng tư sản
đó bùng nổ” [15, tr. 3]. Chủ nghĩa tư bản thế giới đang ở giai đoạn phát triển cao
nhất của nó, đang từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Hiện tượng tập trung công nghiệp, tập trung ngân hàng ngày càng mạnh, các tổ
chức kết hợp thành tư bản tài chính. Khủng hoảng kinh tế đã xảy ra. Thị trường tiêu
thụ, nguồn nguyên liệu, nơi đầu tư là những vấn đề cốt tử cho giai cấp tư sản gia
tăng lợi nhuận. Sự phát triển không đồng điều trong số các nước tư bản chủ nghĩa
thể hiện rất rõ. Cuộc giành giật và phân chia thị trường thế giới sắp xong. Cuộc
chạy đua của tư bản phương Tây chiếm thuộc địa của phương Đông đang ở giai
đoạn cuối.
Cho đến năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai trên thế giới, sau
nước Anh. Trong cuộc chạy đua tìm kiếm thuộc địa hồi đó, hai nước có cơng nghiệp
và hải qn mạnh nhất vẫn là Anh và Pháp. 30 năm cuối thế kỉ XIX, công nghiệp
của nước Pháp tụt xuống hàng thứ tư, một số nghành công nghiệp rớt xuống hàng
thứ năm, thứ sáu. Tốc độ phát triển công nghiệp nước Pháp rõ ràng lạc hậu hơn so
với Nga, Đức, Mĩ và nhiều nước tư bản trẻ khác. Có tình trạng trên là do hậu quả
của cuộc chiến tranh 1870-1871 bồi thường cho Đức 5 tỉ Prăng, cắt nhường hai tỉnh
Andet và Lôren hai vùng giàu ngun liệu, có nền cơng nghiệp phát triển. Pháp phải
nhập cảng than, sắt… nên không thể cạnh tranh với các nước tư bản khác.
Những năm 70, tình hình nước Pháp không ổn định. Tuy đã dàn áp được công
xã Pari, nhưng cuộc đấu tranh giữa phái Quân Chủ và phái Cộng Hịa cịn gây gắt.
Nhịp độ phát triển cơng nghiệp của nước Pháp bị chậm lại, một phần do phải trả
6



một khoản tiền bồi thường chiến tranh quá lớn cho Đức. Giai cấp tư sản Pháp lại
đem phần lớn số vốn ra nước ngoài để kiếm lợi nhận cao nhất, làm cho công nghiệp
Pháp bị giảm mất nhiều vốn. Năm 1875, Bímác chuẩn bị đem quân gây một cuộc
chiến tranh với nước Pháp để biến Pháp trở thành chư hầu của nước Đức. Nhờ nước
Nga can thiệp nên Pháp thoát khỏi nguy hiểm. Liên minh Pháp-Nga hình thành,
Pháp bắt đầu cho Nga vay nợ.
Tuy vậy, vào cuối XIX, công nghiệp Pháp cũng đạt được những thành tựu
đáng kể. Hệ thống đường sắt lan rộng cả nước đã đẩy nhanh sự phát triển của các
nghành khai mỏ, luyện kim, thương mại… một số nghành công nghiệp ra đời đạt
được nhiều thành tựu như: điện khí, hóa chất, chế tạo ơ tơ, điện ảnh. Từ 1852 đến
1900, số xí nghiệp sử dụng máy móc tăng gấp 9 lần, số động cơ chạy bằng hơi nước
tăng 12 lần. Năm 1893, số công nhân tăng lên 3 triệu người… Nơng nghiệp ở trong
tình trạng phân tán với 40% cư dân sống bằng nghề nông nên gặp khó khăn trong
việc sử dụng kĩ thuật mới. Nông dân bị phụ thuộc vào các hãng buôn nông sản và
chủ nợ.
Bảng 1. Công nghiệp của nước Pháp từ 1872-1891 ở các nghành gang, thép, than
Năm

Gang

Thép

Than

(nghìn tấn)

(nghìn tấn)

(nghìn tấn)


1872

1.218

130

15.803

1881

1.886

430

19.765

1891

1.887

740

26.625

Cũng như tư bản Đức, Anh, Mĩ, chủ nghĩa Tư bản Pháp dần mang tính chất
lũng đoạn. Ở Pháp, tư bản ngân hàng đạt mức độ tập trung cao nhất. Ba ngân hàng
lớn nhất ở Pari là ngân hàng tín dụng Ly ông, chiết khấu ngân hàng quốc gia Pari,
Tổng công ty nắm 70% tổng số tiền gửi trong toàn quốc. Pháp hồn thành chiến phí
cho Đức trước thời hạn. Số tư bản xuất khẩu trung bình hằng năm thời kì 1852-1870
là 500 triệu Phơăng, thời kì 1871 - 1881 là 700 triệu. Pháp là nước đứng thứ hai sau

Anh xuất khẩu tư bản nhưng khác với Anh ở chỗ Pháp đem cho các nước tư bản

7


nghèo như Thổ Nhĩ Kì, hay các nước Mĩ Latinh nên Pháp được gọi là đế quốc cho
vay nặng lãi.
Quyền lợi của bọn tư bản tài chính là nhân tố quyết định đến hình thành chính
sách thuộc địa của nước Pháp. Sau khi thiết lập chế độ Cộng Hòa đại nghị tư sản
(1875), các phần tử bảo hoàng lần lượt bị loại khỏi cơ quan nhà nước và quân đội.
Năm 1879, tổng thống Mác Mahơng thuộc phái Bảo Hồng buộc phải từ chức, phái
Cộng Hòa nắm trọn quyền hành. Nhưng tính chất cơ bản của phái này dù là “ơn
hịa” hay “cấp tiến” cũng đều là tay sai của tư bản tài chính, là kẻ chủ mưu trong
việc xâm lược thuộc địa. Năm 1880, Phery một tên sát nhân đàn áp công xã Pari và
là tay sai đắc lực của nhóm tư bản tài chính Ngân hàng tín dụng Ly ơng-lên làm thủ
tướng, mở đầu thời kì mới của chính sách xâm lược xâm chiếm thuộc địa của cả
nước Pháp. Lực lượng quân sự Pháp trong những năm 80 tăng cường nhanh. Riêng
tiền sản xuất vũ khí, trang thiết bị giành cho quân đội trung bình mỗi năm trong thời
kì 1872-1874 là 59,5 triệu Phơrăng, thời kì 1875-1884 lên tới 119,2 triệu. Pháp
chiếm Châu Phi xích đạo, miền Tây Xu đăng, sát nhập Angiêri vào nước Pháp,
chiếm Cônggô.
Như vậy, đến cuối thế kỉ XIX nước Pháp đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang
chủ nghĩa tư bản độc quyền, điều kiện thuận lợi cho Pháp tiến hành chiến tranh mở
rộng ra tồn Đơng Dương.
1.1.2. Nhu cầu cấp bách đối với sự phát triển chủ nghĩa tư bản độc quyền của
nước Pháp
Dù có những phát triển hạn chế hơn so với các nước tư bản nhưng công
nghiệp Pháp với việc ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vì vậy cũng như
các nước tư bản đến giai đoạn cuối XIX thì cơng nhân, nguồn ngun liệu và thị
trường là ba vấn đề sống còn đối với chủ nghĩa đế quốc Pháp. Vì vậy, chiếm vị trí

quan trọng trong chính sách đối ngoại của Pháp là những cuộc chiến tranh xâm lược
thuộc địa ở châu Á và châu Phi được tiến hành ráo riết trong những năm 80, 90 cuối
thế kỉ XIX.

8


Năm 1858, Pháp mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đến năm 1884 thì
hồn thành việc thơn tính. Cùng lúc đó, Pháp thực hiện việc xâm lược Lào và
Campuchia biến những nước đó thành thuộc địa của mình ở Đông Dương.
Cùng với các nước đế quốc khác Pháp thực hiện việc tham gia xâu xé Trung
Quốc. Năm 1895 Pháp được quyền khai thác miền Nam (Quảng Đông, Quảng Tây,
Vân Nam). Năm 1898, Pháp thuê dảo Hải Nam, Quảng Châu Loan lập tô giới và
khu vực ảnh hưởng nhiều thành phố và tỉnh Trung Quốc.
Cuộc chiến tranh xâm lược được tiến hành ở châu Phi. Năm 1881, Pháp tiến
đánh Tuynidi rồi mở rộng sang lưu vực sông Nigiê, một phần công gô và Xahara.
Năm 1885, Macdagaxca bị biến thành xứ bảo hộ. trong những năm 90 Pháp liên tục
tiến đánh Tây Xu Đăng, Ginê… các vùng ở châu Phi và đã gặp sự đụng độ với quân
đội Anh. Đến năm 1899, Anh và Pháp kí kết hiệp ước quy định vùng xâm chiếm
của đất đai châu Phi ở mỗi bên.
Chỉ trong thời gian ngắn, thuộc địa Pháp mở rộng nhanh chóng. Trong những
năm 60, nước Pháp chỉ có 0,2 triệu dặm vng thuộc địa với 3,4 triệu dân thì đến
năm 1899 đã có tới 3,7 triệu dặm vng với 56,1 triệu dân. Về mặc này nước Pháp
vươn lên đứng hàng thứ hai sau Anh.
Như vậy, nửa sau thế kỉ XIX, vấn đề về thị trường, nguyên liệu và nhân công
là vấn đề quan trọng, sống còn đối với chủ nghĩa tư bản Pháp. Để có được điều đó
Pháp đã bành trướng lãnh thổ của mình bằng cách xâm chiếm thuộc địa bên ngoài
mà miền Bắc Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn nên khơng thể tránh được điều đó.
1.2. Trung Quốc nửa sau thế kỉ XIX
1.2.1. Sự khủng hoảng chế độ phong kiến

Cuối triều Mãn Thanh phong kiến Trung Quốc bước vào giai đoạn khủng
hoảng. Lực lượng sản xuất chính là nơng dân bị áp bức, bóc lột nặng nề. Họ khơng
có ruộng hoặc rất ít. Phần lớn ruộng đất nằm trong tay bọn địa chủ quan lại Mãn tộc
và Hán tộc. Nông dân gánh vác tô thuế nặng nề. Thường thường địa chủ thu 5080% hoa lợi. Thương nhân cho vay nặng lãi cũng nhân lúc nhân dân gặp khó khăn
như thiên tai, sưu thuế cao để bóc lột. Chính quyền Mãn Thanh phản động thối nát
tăng cường bóp nặn nhân dân. Thuế má, phu phen, tạp dịch nặng nề làm cho đời
9


sống nhân dân them phần điêu đứng, vì vậy mà phong trào khởi nghĩa của nông dân
nổ ra ở khắp nơi. Từ năm 1841 đến năm 1851, trong vòng 10 năm có đến hơn 100
cuộc khởi nghĩa lớn. Đặt biệt vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, phong trào
nông dân nổ ra khắp nơi với quy mô đáng kể. Trong tồn quốc hội kín xuất hiện ở
khắp nơi như Tam điểm hội, Thiên địa hội, Hội cướp gạo, Tiểu đao hội,… nông dân
tập hợp dưới ngọn cờ tôn giáo để chống phong kiến Mãn Thanh, chống lại bọn quan
lại địa phương, địi lập một xã hội cơng bằng trật tự hơn. Trong cuộc khởi nghĩa của
nông dân nổi bật lên là cuộc khởi nghĩa của Hồng Tú Toàn đã tập hợp nhân dân đấu
tranh trên quy mô rộng lớn và lan rộng ra 18 tỉnh, kéo dài trong 14 năm. Đó là
phong trào nơng dân to lớn nhất trong thời kì lịch sử cận đại Trung Quốc.
Về cơng nghiệp, những nghề thủ công như đồ sứ, làm giấy, dệt tơ lụa… khá
phát triển. Đặt biệt nghề dệt tơ lụa không chỉ cung cấp cho tầng lớp quan lại trong
nước mà cịn là món hàng hấp dẫn trên thị trường thế giới. Trong ngành công
nghiệp của Trung Quốc đã xuất hiện hiện tượng làm thuê. Công trường thủ công
phân tán và tập trung mọc lên ở khắp nơi. Quy mô sản xuất lớn, kĩ thuật cũng khá
phát triển. Các ngành công nghiệp lớn như khai thác mỏ do nhà nước quản lý. Nhân
công ở các mỏ, một số là tù nhân, một số là nông dân không kế sinh sống buộc phải
làm th để khơng phải chết đói. Những vùng mỏ đồng, sắt, than ở Tứ Xuyên,
Quảng Đông, Quảng Tây, Sơn Tây, Giang Tây… có hàng ngàn cơng nhân. Chế độ
lao động làm thuê trong các công trường nhà nước cũng xuất hiện.
Cùng với công nghiệp các trung tâm buôn bán đã hình thành và phát triển.

Trong các chính sách lúc bấy giờ cịn ghi lại tình hình bn bán sầm uất của các thị
trấn, thành phố lớn như trấn Đông Sơn, Quảng Đông, Hán Khẩu, Hàn Châu, Thiên
Tân, Ninh Ba, Phúc Kiến,… Trong nhân dân Trung Quốc hình thành những câu ca
“sắt thép Phật Châu bán buôn khắp chốn”, “buôn bán sầm uất thứ nhất Tô Châu”,
“lụa Hàng Châu, sứ mầu Giang Tây”… phản ánh sự phát triển thương nghiệp cuối
đời Mãn Thanh ở Trung Quốc.
Đồng thời, Trung Quốc buôn bán với các nước Phương Tây, đặt biệt với các
vùng Đông Nam Á, Triều Tiên, Nhật Bản.

10


Năm 1820, thuyền buôn Trung Quốc đến với các nước Đơng Nam Á có tới
295 chiếc, sức chở tới 85.200 tấn.
Năm 1789, thuyền ngoại quốc, đến Quảng Châu có tới 86 chiếc (trong đó Anh
61, Mĩ 15, Bồ Đào Nha 3, Hà Lan 5, Đan Mạch 1, Pháp 1). Năm 1833-1834, số
thuyền bn nước ngồi đến Quảng Châu tới 213 chiếc (trong đó Anh 101, Mĩ 70,
Bồ Đào Nha 23, Hà Lan 6, Đan Mạch 6, Thụy Điển 1). Thuyền bn nước ngồi
đến mua chè, tơ lụa, đồ sứ… và cả vải dệt ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, thì chính quyền mãn Thanh lại ra lệnh phong tỏa các miền duyên
hải cấm bn bán với các nước ngoại quốc. Đó là cách tự vệ thụ động mang tính
chất bảo thủ, lạc hậu, không tạo được thực lực để chống chọi lại với bên ngồi,
khơng đáp ứng được nhu cầu phát triển trong lịng xã hội đang lên.
Mặc dù triều đình Mãn Thanh hạn chế sự phát triển công thương nghiệp như
đánh thuế nặng, tướt đoạt sản phẩm, cấm kinh doanh một số mặt hàng… việc bn
bán trong nước và nước ngồi không ngừng phát triển; đồng thời, bản thân thương
nghiệp cũng phát triển. Ngay cả trong sản xuất nông nghiệp cũng phát triển một
cách tự nhiên. Ngành trồng chè, trồng dâu nuôi tằm, trồng bông… đã biến nhiều
vùng nông thôn rộng lớn của Trung Quốc trở thành vùng chuyên canh, gắn liền với
sản xuất hàng hóa.

Hồng đế Mãn Thanh là người có quyền hành cao nhất, có cơ sở đáng tin cậy
là quý tộc Mãn. Công cụ thống trị là quân đội. Quân đội Mãn Thanh sau khi thống
trị toàn Trung Quốc gần 200 năm, thu nạp thêm người Hán đã tha hóa khơng cịn đủ
sức chiến đấu.
Về phần q tộc Mãn Thanh sau khi vào Trung Nguyên đều trở nên xoa hoa,
tham ô chuyên lo hưởng thụ. Cuộc tranh giành quyền lực trong cung đình chuyên
gia xảy ra. Mâu thuẫn giữa quý tộc Mãn Thanh và quý tộc Hán ngày càng thêm gây
gắt. Chính quyền Mãn Thanh ln tun bố Mãn - Hán là một nhà, nhưng trên thực
tế thì chính sách thù hằn dân tộc của triều đình Mãn Thanh được thi hành rất tàn
nhẫn.
Hơn nữa, vào cuối triều Mãn Thanh, nạn thuốc phiện tràn vào Trung Quốc đã
hủy hoại xã hội Trung Quốc một cách trầm trọng, nhân dân đói khổ, càng bị áp bức
11


bóc lột nặng nề. Quan lại Mãn Thanh tham ơ, hà hiếp nhân dân, khơng thiết gì đến
kỉ cương, tiếp tay cho bọn bn bán thuốc phiện. Qn đội thì hút sách, những
nhiễu nhân dân khơng cịn đủ sức chiến đấu. Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị nô
dịch. Nhân dân Trung Quốc cương quyết chống tệ nạn thuốc phiện đang hủy hoại
đời sống vật chất và tinh thần. Vì quyền lợi khác nhau, trong triều đình Mãn Thanh
chia làm 3 phái:
a) Phái thỏa hiệp hay phái chủ trương chỉ cấm quan lại mà không cấm nhân
dân.
b) Phái đầu hàng chủ trương mở của tự do và buôn bán thuốc phiện.
c) Phái cương quyết chống lại chủ trương đầu hàng, phát động phong trào đấu
tranh chống thuốc phiện, bảo vệ nền độc lập tự chủ.
Sự phân chia của ba phái này làm cho triều đình Mãn Thanh ngày càng suy
yếu, mất đồn kết khơng đủ sức chống chọi với những thế lực to lớn đang chuẩn bị
sâu xé đất nước.
Nền chính trị cuối triều Mãn Thanh, là bức tranh sa đọa thối nát không đủ can

đảm và sức lực bảo vệ đất nước khi thực dân phương Tây tấn công xâm lược.
1.2.2. Các nước phương Tây chạy đua tìm kiếm thị trường ở Trung Quốc
Từ thế kỉ XVIII và nhất là sang thế kỉ XIX, các nước phương Tây tăng cường
xâm chiếm thị trường thế giới. Nhiều nước châu Á như Ấn độ, Inđônêxia, Mã Lai,
Miến Điện… đã trở thành thuộc địa các nước Hà Lan, Anh. Trung Quốc là một
quốc gia rộng lớn và đông dân nhất châu Á, giàu tài ngun khống sản, có truyền
thống văn hóa lâu đời, cũng đứng trước nguy cơ trở thành “miếng mồi” cho các
nước đế quốc phân chia, xâu xé.
Để xâm chiếm Trung Quốc các nước đế quốc trước hết là Anh, tìm mọi cách
địi chính quyền Mãn Thanh phải “mở cửa”, địi tự do bn bán thuốc phiện, món
hàng mang lại nhiều lợi nhuận cho giới tư bản.
Là đại biểu tầng lớp quý tộc có ý thức dân tộc, Lâm Tắc Từ biết dựa vào lực
lượng nhân dân, tổ chức quần chúng để phịng chiến tranh và cương quyết thực hiện
chính sách cấm thuốc phiện. Ông ra lệnh cho thương nhân Anh và các nước khác

12


phải nộp hết số thuốc phiện còn lại, nếu trái lệnh sẽ bị nghiêm trị. Đồng thời, ông
buộc thương nhân nước ngồi cam kết khơng bao giờ chở thuốc phiện đến bán nữa.
Trước thái độ cương quyết của Lâm Tắc Từ bọn thương nhân Anh phải đem
nộp toàn bộ số thuốc phiện hơn 2 vạn hòm và thiêu hủy trong vòng 20 ngày đêm
trong tiếng reo hò phấn khởi của nhân dân.
Cuộc đấu tranh chống thuốc phiện diễn ra quyết liệt. Bọn thương nhân Anh
phải nộp hết số thuốc phiện nhưng lại câu kết với bọn quý tộc tìm mọi cách đánh
bại phái chống đối, lấy vấn đề thuốc phiện gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Trung
Quốc.
Sau khi nhận được báo cáo từ Trung Quốc, Tháng 4 năm 1840, quốc hội Anh
thông qua ngân sách, tổ chức một đội quân do SácLơ Enliôt cầm đầu. Tháng 6, năm
1840, nước Anh phái 41 tàu chiến, 15.000 quân tiến đánh các địa điểm ở duyên hải

miền nam Trung Quốc như: Quảng Châu, Hạ Môn... Lâm Tắc Từ đã chỉ huy quân
đội và nhân dân kháng cự mãnh liệt và đã tạm đẩy lui các cuộc tấn công này.
Sự phân bố lực lượng của quân Thanh càng lên phía bắc càng yếu, nguyên
nhân là do quyền bính nằm trong tay phái đầu hàng của người Mãn.
Quân Anh bỏ các cứ điểm trên di chuyển lên đánh chiếm các địa điểm khác
như Định Hải, Trực Lệ, uy hiếp Thiên Tân, Bắc Kinh, tập kích vào cứ điểm Hạ
Mơn do Quan Thiên Bồi trấn giữ.
Tháng 5 năm 1841, quân Anh lại tiến công Quảng Châu, đánh chiếm cửa Ngô
Tùng, chiếm Thượng Hải, Bảo Sơn. Triều đình Mãn Thanh hết sức run sợ. Khâm
sai đại thần Xixan đến Quảng Đông sai phá bỏ tất cả các cơng sự phịng thủ, giảm
bớt binh thuyền, giải tán lực lượng dân binh. Bằng hành động trên Xixan hi vọng
Anh sẽ thương lượng. Nhưng thực dân Anh đã lấn tới khi biết triều đình Mãn Thanh
nhu nhược. Nhà Thanh buộc phải kí Điều ước Nam Kinh, Trung Quốc phải bồi
thường chiến phí cho Anh - Pháp mỗi nước 8 triệu lạng bạc.
Hiệp ước Nam Kinh năm 1842 quy định: Trung Quốc phải mở 5 của biển cho
thương nhân Anh vào buôn bán, phải bồi thường chiến tranh cho Anh, phải nhượng
cho Anh vùng đất Hồng Công…

13


Hiệp ước Nam Kinh là hiệp ước đầu hàng của chính quyền phong kiến Mãn
Thanh, là xiềng xích đầu tiên mà các nước đế quốc tròng vào cổ nhân dân Trung
Quốc. Nó đánh dấu mốc mở đầu cho q trình Trung Quốc từ một phong kiến độc
lập sang một nước thuộc địa, nửa phong kiến.
Sau chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé
Trung Quốc. Cho đến cuối thế kỉ XIX, Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm
chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử (Trường Giang); Nga, Nhật Bản chiếm vùng
Đông Bắc; Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông…
Như vậy, sau cuộc chiến tranh thuốc phiện lịch sử Trung Quốc đã chuyển sang

một trang mới. Đó là trang lịch sử ghi lại thời kì Trung Quốc sau bao nhiêu năm
xâm chiếm mở rộng lãnh thổ bị các nước đế quốc xâm lược và chia sẻ.
1.3. Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX
1.3.1. Xã hội Việt Nam đến trước năm 1873
Trong nửa sau thế kỉ XIX, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục lâm vào khủng hoảng
trầm trọng. Nông nghiệp xa sút, thủ công nghiệp và thương nghiệp bế tắc, tài chính
cạn kiệt. Năm 1860, khi chiến sự mới nổ ra ít lâu ở Đà Nẵng và Gia Định, quan
đình thần Nguyễn Tri Phương đã tâu: “Quân và dân đã hết, sức đã yếu”.
Để đối phó với tình hình đó, triều đình nhà Nguyễn tăng cường bóc lột nhân
dân, thậm chí áp dụng cả những biện pháp tiêu cực như: cho nộp tiền chuộc tội, cho
buôn bán thuốc phiện, cho mua quan bán tước để thu tiền… bộ máy chính quyền
trung ương trở nên sâu một; địa chủ cường hòa tha hồ đục khoét, nhũng nhiễu nhân
dân. Công nghiệp và thương nghiệp so với trước thì khơng có gì khác. Các yếu tố tư
bản chủ nghĩa mới nảy sinh trong các khu vực kinh tế, đang trên đà phát triển tự
nhiên và tiến bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội hồi đó đều bị bóp nghẹt.
Có chính sách ức chế thương nghiệp, bế quan tỏa cảng trong thương nghiệp cũng
như chính sách “cơng tượng” kìm chế ngoạt nghèo sự phát triển của hai nghành đó.
Kết quả là tài chính của đất nước thêm phần thiếu hụt, kiệt quệ. Thêm vào đó mỗi
người dân đinh phải chịu 60 ngày lao dịch cho triều đình. Lao dịch thường là để làm
các mục đích, xây sửa hệ thống đê điều, kênh rạch, sơng ngòi; xây đắp các thành
lũy; xây dựng các cung điện cho hoàng gia. Trên thực tế, người dân phải lao dịch
14


khá nặng trong thời gian vương triều Nguyễn xây dựng các cung điện, lăng tẩm,
dinh thự... Ví dụ năm 1807, ngay khi kinh thành Huế vừa được xây xong, vua Gia
Long lại huy động hàng nghìn dân đinh và binh lính tiếp tục sửa chữa và tu bổ thêm
trong một thời gian dài. Vua Minh Mạng cũng tiếp tục công việc xây dựng kinh đơ.
Vua Thiệu Trị thì khơng tập trung xây dựng kinh đô nữa, nhưng, trong một cuộc
tuần du lớn ra Bắc Kì năm 1842, người dân đã phải xây 44 hành cung cho một phái

đồn đơng đến 17.500 người, 44 con voi và 172 con ngựa của nhà vua. Theo nhận
xét của giáo sĩ Pháp Guérard: “...sự bất công và lộng hành làm người ta rên xiết hơn
cả thời Tây Sơn: thuế khóa và lao dịch đã tăng lên gấp ba”. Trong dân gian đã xuất
hiện các bài vè, bài ca miêu tả sự nặng nề của chế độ lao dịch, ví dụ bài “Tố khuất
khúc” của dân Sơn Nam Hạ có câu:
“Binh tài hai việc đã xong,
Lại cịn lực dịch thổ cơng bao giờ.
Một năm ba bận cơng trình,
Hỏi rằng mọt sắt dân tình biết bao...”
Mâu thuẫn xã hội ngày càng thêm gây gắt. Nhiều cuộc khởi nghĩa và bạo loạn
nổ ra chống lại triều đình. Từ Gia Long đến Tự Đức (1802-1883), nhà Nguyễn phải
đối phó với 466 cuộc khởi nghĩa nơng dân. Đó là chưa kể đến các toán giặc cướp ở
vùng biên giới phía Bắc. Tháng 4-1862, Nguyễn Thịnh (cai tổng Vàng) khởi nghĩa
ở Bắc Ninh. Tháng 9-1862, Nông Hùng Thạc khởi nghĩa ở Tuyên Quang. Năm
1866, tại kinh thành Huế nổ ra cuộc khởi nghĩa của binh lính và thợ thuyền trên
cơng trường xây dựng Khiêm Lăng của Tự Đức, do Đoàn Hữu Trưng, Đoàn Tư
Trực, Đoàn Hữu Ái chỉ huy. Từ 1861 đến 1865, một cuộc bạo loạn do Tạ Văn
Phụng cầm đầu. Trong khi đó thì đồng bào dọc theo biên giới Việt - Lào, Đồng bào
Mơng ngồi bắc, đồng bào thượng trung kì cũng nổi dậy. Đặt biệt, tình hình ngồi
bắc lúc này càng rối ren thêm bởi sự xâm nhập của nhiều toán thổ phỉ từ Trung
Quốc sang và sự hồnh hồnh của bọn Tàu ơ cướp biển.
Để đối phó lại triều đình nhà Nguyễn một mặt đàn áp đẫm máu cuộc khởi
nghĩa của nông dân, một mặt cầu cứu nhà Thanh (Trung Quốc) phái quân sang đánh
dẹp toán thổ phỉ. Mặc dù cuối cùng các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại nhưng đã
15


làm cho tài lực, binh lực của triều đình nhà Nguyễn thêm suy sụp; mâu thuẫn giữa
tầng lớp nhân dân với giai cấp phong kiến thống trị ngày càng trở nên sâu sắc.
Trong khi đó thực dân Pháp đang chuẩn bị mở rộng xâm lược nước ta.

Đứng trước những khó khăn về kinh tế ngày càng gay gắt, sự rối loạn về chính
trị và nguy cơ mất nước đang đến gần, những người Việt Nam có tri thức và tâm
huyết cứu nước đã mạnh dạn đưa ra những tư tưởng canh tân đất nước trên tất cả
các mặt: nội trị, ngoại giao, kinh tế cũng như văn hóa xã hội; nhằm tạo ra thực lực
phục vụ công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Họ là một số quan lại và sĩ phu
tiến bộ thức thời – những người đã được tiếp xúc với nền văn minh phương tây như
Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Trương Vĩnh Kí, Đặng Huy
Trứ...
Lối thốt mà các nhà cải cách ở Việt Nam đề xướng là học tập, mô phỏng
những cách thức tổ chức xã hội tiến bộ của thế giới văn minh bên ngoài, đặc biệt là
học theo các nước phương Tây. Biện pháp thực hiện cải cách là đưa ra những bản
điều trần, thuyết phục bộ máy chính quyền trung ương triều Nguyễn chấp nhận triển
khai và thực hiện các đề xuất của họ.
Tư tưởng canh tân xuất hiện ở nửa sau thế kỉ XIX như là một con đường một
phương sách cứu nước mới. Do đó, tư tưởng canh tân ở nửa sau thế kỉ XIX chính là
một chủ trương cứu nước mới lúc bấy giờ.
Đi đầu trong đó là một số quan chức, sĩ phu có học vấn, trình độ cao, đặt biệt
là một số sĩ phu Cơng giáo có dịp ra nước ngồi, tầm mắt được mở rộng như:
Nguyễn Hiệp, Đặng Huy Trứ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch, Đinh Văn Điền, Nguyễn
Trường Tộ,… nhìn thấy rõ sự trì truệ của đất nước, sự bảo thủ của giới hữu nho và
chính sách “đóng cửa khóa nước”, quay lưng với những tiến bộ kĩ thuật phương
Tây, phần lớn các tư tưởng cải cách đều chấp nhận chế độ phong kiến tuy nhiên
mong muốn nước ta đi theo con đường cải cách duy tân của Nhật Bản.
Khi đi sứ sang Pháp, Phan Thanh Giản tận mắt chứng kiến sức mạnh và tầm
quan trọng của kĩ thuật phương Tây. Về nước đôi lần bày tỏ ý muốn duy tân.
Năm 1868, Đinh Văn Điền, một người Công giáo quê ở huyện n Mơ, tỉnh
Ninh Bình, đã mật trình đề nghị mở mang việc khai mỏ, đóng tàu, biệt đãi người
16



phương Tây, khai thông việc buôn bán, học tập binh pháp, huấn luyện quân đội theo
lối mới.
Trong số các nhà cải cách duy tân đất nước nửa sau thế kỉ XIX, Nguyễn
Trường Tộ được xem là người có chương trình cải cách rộng lớn nhất, là người đã
đẩy cuộc canh tân đất nước thành một trào lưu rầm rộ suốt cả một giai đoạn lịch sử.
Trong thời gian ở nước ngồi, nhất là khi cịn ở Pháp, Nguyễn Trường Tộ có dịp
tiếp xúc vời nhiều tri thức khoa học kĩ thuật và khoa học xã hội; học tập được nhiều
kiến thức quân sự, hàng hải, kiến trúc, công nghiệp; tham quan nhiều cơ sở sản xuất
hiện đại trên đất Pháp; gặp gỡ và làm quen với nhà cải cách lớn của Nhật là Ito
Hirobumi. Nhờ vậy, Nguyễn Trường Tộ có kiến thức khá uyên bác về nhiều ngành
khoa học và sớm ni ý định đem hiểu biết của mình ra giúp nước. Theo ông, để
đổi mới canh tân đất nước, cần phải tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật của
phương Tây, trên tất cả các mặt. Từ 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã
kiên trì gửi lên nhà vua gần 60 bản điều trần, đề nghị chấn chỉnh quan lại, phát triển
cơng thương, tài chính, chấn chỉnh võ bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục…
Vào các năm 1877 và năm 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã dâng triều đình bản
“Thời vụ sách” (1 và 2) đề xuất ý kiến nhằm giải quyết các thời cuộc.
Các cuộc cải cách như một luồng gió mới nó hứa hẹn đem đến cho Việt Nam
một tương lai mới nhưng đứng trước nguy cơ mất nước, các nhà cải cách duy tân
việt Nam bấy giờ chỉ biết chộp lấy mơ hình của các xã hội phát triển ở bên ngoài
đem vào áp dụng ở nước ta, ít ai nghĩ rằng cần phải có những hậu thuẫn về mặt xã
hội làm cơ sở vật chất bên trong thì các chương trình cải cách mới có thể thực hiện
thành cơng được. Chính vì ra đời tìm nhu cầu cách tân vội vàng, cấp thiết để cứu
vãn nền độc lập của đất nước, mà khi quốc gia mất độc lập thì trào lưu cải cách duy
tân cũng chấm dứt ln sự tồn tại của chính mình - sự thất bại đó là điều khơng
tránh khỏi.
Các đề nghị cải cách xuất phát từ tấm lòng yêu nước nhưng các cuộc cải cách
mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, nặng về ảnh hưởng bên ngồi nhưng chưa có cơ sở bên
trong; chưa động đến các vấn đề thời đại là giải quyết mâu thuẫn dân tộc và giai
cấp, giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp xâm lược, giữa nông dân với chế độ

17


phong kiến. Tuy vậy, hầu hết các đề nghị cải cách đã khơng được thực hiện. Triều
đình nhà Nguyễn bảo thủ, cố chấp khơng chịu thay đổi. Có bản điều trần đưa ra bị
các quan lại trong triều đình chê là “chưa hợp thời thuế”. Có bản được vua khen hay
nhưng rùi bị bỏ qua. Cuối cùng thì cơ hội duy tân đã bị bỏ qua.
Trong thời gian này, ở nước Pháp gặp nhiều khó khăn nên chưa dám đem quân
mở rộng việc xâm chiếm cả Việt Nam. Bị đánh bại trong cuộc chiến tranh Pháp Đức năm 1870, bị Đức chiếm đóng một phân lãnh thổ, Năm 1873 tuy quân Đức đã
rút khỏi nhưng sự đe dọa sẽ bị xâm lược một lần nữa, buộc giới chính trị Pháp phải
phịng ngự. Tình hình chính trị, kinh tế Pháp khơng ấn định không cho Pháp nghĩ
tới việc đánh chiếm thuộc địa nơi xa vừa tốn kém vừa nguy hiểm.
Trong khi đó bọn thực dân Pháp ở Nam Kì lại nơn nóng muốn hành động gấp.
Nhất là từ sau khi Nam Kì đã được củng cố có lợi cho chúng. Chúng biết triều đình
Huế suy yếu khơng có gì đáng kể. Thực dân Pháp ở Nam Kì đã chuẩn bị ráo riết đạo
quân đi mở đường, tung ra bắc đội quân gián điệp để chuẩn bị mở rộng chiến tranh
xâm lược miền Bắc Việt Nam.
1.3.2.Thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm Bắc Kì
1.3.2.1. Thực dân Pháp đánh chiếm bắc Kì lần thứ nhất
Miền bắc Việt Nam là một miền đông dân cư, nhiều sản vật, giàu nguyên vật
liệu, là thị trường quan trọng đối với chủ nghĩa tư bản phương Tây, lại kề với Trung
Quốc, nơi các nước tư bản Âu Mĩ đang đua nhau chia quyền lợi. Đặc biệt, ở miền
bắc có con đường sơng Hồng là con đường ngắn nhất, thuận lợi nối liền biển Đông
với vùng Hoa Nam, một vùng rộng lớn mà Anh, Pháp, Mĩ, Đức đang tranh giành
ảnh hưởng. Cuối những năm 60 đầu những năm 70 Anh, Đức và Tây Ban Nha đề
nghị đặt mối quan hệ nhưng triều đình nhà Nguyễn từ chối. Sau khi chiếm được Lục
Tỉnh, thực dân Pháp gấp rút thực hiện ý đồ chiếm miền Bắc và miền Trung.
Có thể nói Pháp đem qn chiếm bắc kì với ba mục đích chính:
Thứ nhất, sau chiến tranh Pháp – Phổ với tư cách là nước thắng trận ngoài việc
chiếm đất đai nhất là những vùng giàu tài nguyên khoáng sản của Pháp, Đức cịn

được bồi thường chiến phí. Trong khi đó, nền cơng nghiệp của nước Pháp đang có
dấu hiệu đi xuống, lạc hậu hơn so với các nước tư bản khác do thiếu nguồn nguyên
18


liệu. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất
nước ta. Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì, kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vơi
và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa…
 Đồng – niken: Sơn La


Sắt: Yên Bái



Thiếc và bơxit: Cao Bằng



Kẽm – chì: Chợ Đồn (Bắc Kạn)



Đồng - vàng: Lào Cai



Thiếc: Tĩnh Túc (Cao Bằng), Tuyên Quang




Apatit: Lào Cai



Sắt: Thái Nguyên



Đồng: Vạn Sài – Suối Chát



Nước khoáng: Kim Bơi (Hịa Bình), Phong Thổ, Tuần Giáo (Lai Châu),

Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Sông Mã (Sơn La).
Nếu chiếm được mảnh đất trù phú này, không chỉ bọn tư bản Pháp sẽ có được
một món tiền khổng lồ, mà cịn có thể giúp nền cơng nghiệp của Pháp phục hồi,
cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho chính quốc.
Thứ hai, là sự thu hút của “con đường sông Hồng”. Sông Hồng có tổng chiều
dài là 1.149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông.
Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km. Sông Hồng cịn có các tên gọi khác
như Hồng Hà, hay sơng Cái. Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốc được gọi
là Nguyên Giang. Sông Hồng bắt nguồn từ dãy núi Ngụy Sơn có độ cao 1776m
thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và đổ ra biển Đông theo hướng Tây bắc – Đông
nam. Đoạn từ chảy qua địa bàn tỉnh Phú Thọ có tên gọi là Sơng Thao; đoạn qua Hà
Nội cịn gọi là Nhĩ Hà vì nó uốn cong giống hình cái tai của con người. Từ tên gọi
này mà nó còn được gọi là Nhị Hà cũng đã đi vào câu ca của người dân Hà Nội:
“Nhị Hà quanh Bắc sang Đơng,
Kim Ngưu, Tơ Lịch là sơng bên này”

Chính sơng Hồng đã góp phần quyết định việc hình thành và phát triển văn
minh sông Hồng – nền văn minh của người Việt. Văn minh của người Việt cổ là
19


văn minh sơng nước – nền văn minh hiền hịa, mềm mại như dây khoai, bụi lúa
nhưng sức sống dẻo dai, kiên cường… Những đơ thị ven sơng chính là những điểm
chốt đánh dấu tiến trình mở đất, chinh phục thiên nhiên, cải tạo đồng bằng. Câu
chuyện “tranh tình” giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh cũng phản ánh một phần quá trình
chinh phục thiên nhiên, khai phá đồng bằng, xây dựng cuộc sống ấm no của tổ tiên
người Việt. Văn minh lúa nước của người Việt đó chính là văn minh sông Hồng.
Không chỉ kết nối các vùng miền trong Tổ quốc; sơng Hồng cịn là yếu tố kết nối tự
nhiên – văn hóa của cư dân Việt Nam với vùng Tây nam Trung Quốc. Yếu tố và
điều kiện tự nhiên đã kéo theo sự giao thoa và kết nối chính trị - kinh tế - quân sự,
đặc biệt là văn hóa – xã hội giữa hai đất nước. Sự thơng thương kinh tế - văn hóa
trong suốt dọc dài lịch sử đã minh chứng cho điều đó. Đây là con đường thủy quan
trọng nhất để thông thương, kết nối mọi mặt giữa Việt Nam và vùng Tây Nam
Trung Quốc.
Năm 1868, một điều tra của Pháp đã kết luận không thể đi ngược sơng Mê
Cơng đến Vân Nam vì lắm thác ghềnh và nguy hiểm. Năm 1869, các sách của đồn
này nói về miền Bắc và con sơng Hồng đã thu hút sự chú ý của gới thương mại ở
Boocđô, Liông, Mác Xây. Đây là con đường ngắn nhất để buôn bán với các tỉnh
miền Nam của Trung Quốc. Hơn nữa, sông Hồng đổ ra biển, cửa biển khá rộng nên
dễ dàng cho tàu thuyền nhất là tàu thuyền lớn có thể cập vào ln chuyển hàng hóa,
trao đổi bn bán.
Thứ ba, tuy đến cuối thế kỉ XIX nền công nghiệp của Pháp tụt xuống hàng thứ
tư của thế giới nhưng cũng như các nước tư bản chạy đua tìm kiếm thị trường để
tiêu thụ là vấn đề sống còn của chủ nghĩa tư bản Pháp. Miền bắc Việt Nam là nơi
đơng dân, là thị trường trước đó đã được các nước tư bản phương Tây dịm ngó.
Hơn nữa, nếu chiếm được Bắc Kì thì sẽ xâm nhập vào miền Nam của Trung Quốc

một đất nước đông dân cư nhất ở châu Á, tài nguyên của hai vùng này cũng rất
phong phú và giàu có. Lúc này, các nước phương Tây cũng tranh nhau chạy đua vũ
trang tìm kiếm thị trường ở các nước, nếu Pháp chậm chân thì sẽ bị các nước chiếm
phần bởi lúc này các nước phương Tây cũng bắt đầu dịm ngó đến miền Bắc Việt

20


Nam. Như Hà Lan, Tây Ban Nha cũng đã đến triều đình nhà Nguyễn để xin được
bn bán ở miền Bắc Việt Nam.
Hơn nữa, đối với khí hậu ở miền Bắc thì phù hợp hơn đối với người Pháp và
để ở lại chiến đấu lâu dài thì điều kiện khí hậu cũng là một nhu cầu tất yếu. Vì vậy,
bọn thực dân Pháp ở miền Nam mong muốn nhanh chóng chiếm được vùng đất Bắc
Kì.
Chiếm xong lục tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp lấy Nam Kì làm bàn đạp để tiến
đánh bắc kì và Trung Kì, một mặt chúng ra sức củng cố chính trị từ trên xuống, mở
trường dạy học đào tạo tay sai, mặt khác chúng ra sức bóc lột nhân dân ta để thực
hiện phương châm “dùng người Việt đánh người Việt”, “lấy chiến tranh nuôi chiến
tranh”.
Trong khi đó triều đình Huế dường như khơng nghĩ đến việc chiến đấu giành
lại những vùng đất đã mất mà cịn thực hiện những chính sách đối ngoại và đối nội
thiển cận.
Về nội trị, nhà Nguyễn tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân vừa để thỏa mãn
chi dùng, vừa để có tiền bồi thường chiến phí cho Pháp, tiếp tục khước từ những đề
nghị cải cách. Các ngành công-thương nghiệp đều bị bỏ bê. Tào chính thiếu hụt.
Đời sống nhân dân ngày càng sa sút. Một loạt cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra.
Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở vùng đồng bằng như khởi nghĩa của Trần
Vĩnh (Hà Đông), Đỗ Văn Đạo, Nguyễn Văn Nam (Phúc Yên), Lê Văn Khuông, Đỗ
Chuyên, Nguyễn Nhiễm, Nguyễn Văn Đàn (Bắc Ninh)… lợi dụng tình thế đó nhiều
tốn thổ phỉ, hải phỉ từ Trung Quốc sang cướp phá khắp nơi. Tình hình rối loạn

khiến Pháp có điều kiện đem qn ra Bắc Kì.
Về mặc đối ngoại, triều Nguyễn vẫn muốn dùng con đường thương lượng
nhằm hạn chế sự “chém cắt” của thực dân Pháp.
Để thực hiện âm mưu mở rộng xâm lược, ngoài việc củng cố cơ sở ở 6 Nam
kỳ, thực dân Pháp còn tung gián điệp đội lốt giáo sĩ hoặc thương nhân ra do thám
tình hình Bắc Kỳ, bắt liên lạc với lái bn Đuy-Puy lúc đó đang hoạt động ở vùng
biển Trung Quốc – Việt Nam và tích cực xây dựng cơ sở nội ứng trong một bộ phận
dân chúng.
21


Đuy-Puy là một thương nhân dựa vào nhà Thanh tháng 11-1872, tự tiện cho
tàu từ sông Hồng lên Vân Nam bn bán mặc dù chưa được quyền của triều đình
Huế. Hắn cịn ngang ngược địi đóng qn ở trên bờ sơng Hồng, địi có nhượng địa
ở Hà Nội, địi được cấp than đá để đưa sang Vân Nam, chúng còn cướp thuyền gạo
của triều đình, bắt quan, lính đem xuống tàu, khước từ lời mời đến thương thuyến
của tổng đốc Nguyễn Tri Phương.
Lấy cớ giải quyết “vụ Đuy-Puy” theo yêu cầu của triều đình Huế, thực dân
Pháp ở Sài Gịn đã phái đại úy Gác Niê đưa quân ra bắc.
Khởi hành từ Sài Gòn ngày 11-10-1873, đội tàu chiến của Gácniê ra tới Hà
Nội ngày mùng 5-11. Nhiệm vụ của bọn thực dân pháp hiếu chiến Nam Kì giao lại
cho Gácniê khi kéo quân ra Bắc là được toàn quyền hành động và tùy theo diễn biến
tình hình mà thiết lập chế độ bảo hộ hay chế độ thuộc địa.
Ngay khi đặt chân tới Hà Nội, Gácniê đã lộ rõ bộ mặt khiêu khích: Địi vào
đóng trong thành, mở sơng Hồng chun chở hàng hóa và bn bán, đánh đập, hãm
hiếp dân lành, địi tổ chức thu thuế…
Triều đình Huế bị động, Trần Đình Túc được cử ra Bắc với nhiệm vụ chính là
bố cáo cấm nhân dân bn bán giao thiệp với người pháp. Vạch rõ trách nhiệm của
Gácniê chỉ ra Bắc để dàn xếp việc Đuy-Puy và khai thương Bắc Kì. Nhân dân chấp
hành nghiêm chỉnh làm cho quân pháp gần như bị cô lập, chúng rơi vào thế khó

khăn. Các giếng nước uống bị bỏ thuốc độc, ban đêm luôn sợ bị quân dân ta tấn
công, kho thuốc súng của chúng ở hai bên bờ sông mấy lần bị đốt cháy trong đêm.
Sau khi được viện binh từ Sài Gịn và Hương Cảng, y lại có những hành động
khiêu khích. Hắn gửi tối hậu thư buộc Nguyễn Tri Phương giải giáp quân đội, rút
hết súng trong thành… 20/11/1873, Gácniê tấn cơng thành Hà Nội.
Tuy nhiên, thì tính đến ngày 20 tháng 11 lực lượng trong tay của Gácniê
khơng có là bao nhiêu. Khơng kể số qn và tàu thuyền của Duy – puy, quân của
trong tay Gácniê kể cả quân Pháp và quân ngụy chỉ là 212 tên, kể cả lính chiến và
lính thợ. Cịn vũ khí thì cũng rất ít, chỉ có 11 khẩu đại bác, hai tàu chiến và một tàu
đổ bộ. Về phía quân triều đình có số qn đơng 7.000 người, nhưng trang bị hết sức
kém cỏi, súng ống thiếu trầm trọng, kĩ thuận bắn thì kém.
22


×