Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX SGK lớp 11 chương trình chuẩn ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
============

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN QUY
ƢỚC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM
1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX (SGK LỚP 11 - CHƢƠNG
TRÌNH CHUẨN) Ở TRƢỜNG THPT

Sinh viên thực hiện

: Trần Thị Huyền

Chuyên ngành

: Lịch Sử

Lớp

: 11SLS

Người hướng dẫn

: Th.S Nguyễn Mạnh Hồng

Đà Nẵng, tháng 04 / 20115



ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
============

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN QUY
ƢỚC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM
1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX (SGK LỚP 11 - CHƢƠNG
TRÌNH CHUẨN) Ở TRƢỜNG THPT

Sinh viên thực hiện

: Trần Thị Huyền

Chuyên ngành

: Lịch Sử

Lớp

: 11SLS

Người hướng dẫn

: Th.S Nguyễn Mạnh Hồng

Đà Nẵng, tháng 04 / 20115



LỜI CÁM ƠN
Để hồn thành khóa luận này em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các
thầy cô giáo trong Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Phòng học
liệu khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã tạo điều kiện để em có
đủ tài liệu tham khảo thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Hồng là người trực tiếp
chỉ bảo, hướng dẫn trong trong suốt quá trình làm đề tài này.
Đồng thời em xin gởi lời cảm ơn đến các thầy (cô) giáo dạy sử ở trường
THPT Thái Phiên, THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Thanh Khê đã giúp đỡ, tạo
điều kiện cho em dạy thực nghiệm đề tài.
Mặc dù em đã cố gắng để hoàn thành đề tài nhưng chắc chắn khơng tránh
khỏi thiếu sót, kính mong các Thầy (cơ) đóng góp ý kiến, bổ sung cho khóa luận
được thành cơng hơn nữa.
Em xin chân thành cám ơn!
Đà nẵng, tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Huyền


CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
[B8, tr.26, KL]

: Bảng 8, trang 26 của khóa luận

ĐDTQ

: Đồ dùng trực quan

[H1; tr.28, KL]


: Hình 1, trang 28 của khóa luận

[PL4]

: Phụ lục 4

[S1; tr.38, KL]

: Sơ đồ 1, trang 38 của khóa luận


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................3
4. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................4
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................4
7. Bố cục đề tài ............................................................................................................5
NỘI DUNG ................................................................................................................6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ
DÙNG TRỰC QUAN QUY ƢỚC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...................................................................................6
1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................6
1.1.1. Quan niệm về đồ dùng trực quan và đồ dùng trực quan quy ước .....................6
1.1.2. Phân loại đồ dùng trực quan quy ước ...............................................................7
1.1.3. Vị trí, ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong
dạy học lịch sử ở trường phổ thông ............................................................................9

1.1.3.1. Về mặt kiến thức ..........................................................................................10
1.1.3.2. Về mặt thái độ, tình cảm ..............................................................................11
1.1.3.3. Về mặt kĩ năng .............................................................................................11
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................12
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN QUY ƢỚC
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ
KỈ XIX (SGK LỚP 11 - CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở TRƢỜNG THPT .....14
2.1. Nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX
(SGK lớp 11 - chƣơng trình chuẩn) .......................................................................14


2.2. Nguyên tắc thiết kế đồ dùng trực quan quy ƣớc trong dạy học lịch sử ......16
2.2.1. Nắm vững mục tiêu, yêu cầu và nội dung môn học ........................................16
2.2.2. Đảm bảo tính Đảng .........................................................................................17
2.2.3. Đảm bảo tính khoa học ...................................................................................18
2.2.4. Đảm bảo tính trực quan ...................................................................................18
2.2.5. Đảm bảo tính thẩm mĩ, đơn giản .....................................................................19
2.2.6. Phải phát huy tính tích cực của học sinh .........................................................19
2.3. Thiết kế hệ thống đồ dùng trực quan quy ƣớc trong dạy học lịch sử Việt
Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX (SGK lớp 11 - chƣơng trình chuẩn) .............20
2.3.1. Niên biểu lịch sử .............................................................................................20
2.3.1.1. Niên biểu chuyên đề .....................................................................................20
2.3.1.2. Niên biểu so sánh .........................................................................................22
2.3.1.3. Niên biểu tổng hợp .......................................................................................24
2.3.2. Bản đồ (lược đồ) lịch sử. .................................................................................27
2.3.3. Sơ đồ ...............................................................................................................38
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN QUY
ƢỚC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI
THẾ KỈ XIX (SGK LỚP 11 - CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở TRƢỜNG THPT
...................................................................................................................................44

3.1. Yêu cầu sử dụng đồ dùng trực quan quy ƣớc trong dạy học lịch sử Việt
Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX (SGK lớp 11 - chƣơng trình chuẩn) ở trƣờng
THPT ........................................................................................................................44
3.2. Các biện pháp sử dụng ĐDTQ quy ƣớc trong dạy học lịch sử Việt Nam từ
1858 đến cuối thế kỉ XIX (SGK lớp 11 - chƣơng trình chuẩn) ở trƣờng THPT
...................................................................................................................................46
3.2.1. Sử dụng ĐDTQ quy ước trong bài nội khóa ...................................................46
3.2.1.1. Sử dụng ĐDTQ quy ước trong nghiên cứu kiến thức mới ..........................46


3.2.1.2. Sử dụng ĐDTQ quy ước trong ôn tập, sơ kết, tổng kết ...............................51
3.2.1.3. Sử dụng ĐDTQ quy ước trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh ............................................................................................................................52
3.2.2. Sử dụng ĐDTQ quy ước trong hoạt động ngoại khóa ....................................53
3.3. Thực nghiệm sƣ phạm .....................................................................................53
3.3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................53
3.3.2. Đối tượng, thời gian thực nghiệm ...................................................................54
3.3.3. Nội dung và phương pháp tiến hành ...............................................................54
3.3.4. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................54
KẾT LUẬN ..............................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môn Lịch sử là một trong những mơn học cơ bản, có vai trị, chức năng quan
trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông. Lịch sử không chỉ cung cấp cho các em
học sinh vốn kiến thức lịch sử của dân tộc, lịch sử thế giới mà cịn góp phần quan
trọng trong việc xây dựng niềm tin, lịng tự tơn dân tộc, giáo dục truyền thống yêu

nước, hình thành nhân cách và bản lĩnh con người Việt Nam.
Trong những năm gần đây, việc dạy học lịch sử ở trường phổ thơng có
những đổi mới tiến bộ về cả nội dung, đặc biệt là phương pháp dạy học như: dạy
học nêu vấn đề, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực chủ
động, sáng tạo của học sinh,... Tuy nhiên, những đổi mới đó khơng phải ở đâu, lúc
nào cũng thực hiện được. Thực tế việc dạy học lịch sử ở trường phổ thơng cịn theo
lối thầy đọc, trị chép, nội dung dạy học chỉ bó hẹp trong sách giáo khoa, điều đó
làm giảm hứng thú học tập, giờ học trở nên nhàm chán, hiệu quả dạy học không
cao.
Trong nhiều năm trở lại đây, chất lượng tuyển sinh đại học, cao đẳng cũng
như điểm của mơn sử trong kì thi tốt nghiệp trung học phổ thơng rất thấp. Thực tế
này có nhiều nguyên nhân mà một trong những nguyên nhân quan trọng đó là các
em khơng hứng thú khi học tập cũng như lựa chọn mơn thi lịch sử, ngồi ra cịn có
một số ngun nhân khác đó là phương pháp dạy học lịc sử ở trường trung học phổ
thống còn nhiều bất cập.
Trong các loại đồ dùng trực quan phục vụ việc dạy học lịch sử ở trường phổ
thơng thì nhóm đồ dùng trực quan qui ước có một vai trị cực kỳ quan trọng. Bởi vì:
“Loại đồ dùng trực quan này tạo cho học sinh những hình ảnh tượng trưng, khi
phản ánh những mặt chất lượng và số lượng của quá trình lịch sử, đặc trưng
khuynh hướng phát triển của hiện tượng kinh tế, chính trị - xã hội của đời sống. Nó
khơng chỉ là phương tiện để cụ thể hố sự kiện lịch sử mà cịn là cơ sở để hình
thành khái niệm cho học sinh”[19, tr.47]. Khơng chỉ giúp học sinh nhanh chóng tạo
được biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử một cách nhanh chóng, chính xác mà
cịn có vai trị to lớn trong việc phát triển năng lực cho học sinh.

1


Đối với lịch sử dân tộc thì phần "Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ
XIX" không phải là quãng thời gian dài nhưng đây lại là giai đoạn hàm chứa những

kiến thức quan trọng của lịch sử nước ta với nhiều sự kiện đàng nhớ đối với dân tộc.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn vấn đề "Thiết kế và sử dụng đồ
dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế
kỷ XIX (SGK lớp 11 - chương trình chuẩn) ở trường THPT" làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan quy trong chương trình lịch
sử lớp 11 chương trình chuẩn (phần lịch sử Việt Nam) rất hạn chế. Chưa có cơng
trình nghiên cứu cụ thể nào mà chỉ có những cơng trình nghiên cứu và bài viết
mang tính lí luận như: “Phương pháp dạy học lịch sử”, tập 2 của Phan Ngọc Liên
(chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Cơi. Theo đó, các nhà lí luận dạy học đã
nêu rõ vai trò, tầm quan trọng cũng như vạch ra con đường, biện pháp có tính lí luận
chung của việc khai thác, sử dụng đồ dùng trực quan qui ước trong dạy học lịch sử.
Phát triển vấn đề theo một hướng cụ thể, tác giả Lê Văn Tỉnh: “Thiết kế và sử
dụng đồ dùng trực quan quy ước để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy
học lịch sử Việt Nam (1945 - 1954) ở trường trung học phổ thông (ban nâng cao)”,
Trường Đại học Sư phạm Huế; Nguyễn Thị Hà Tiến: “Sử dụng đồ dùng trực quan
quy ước trong dạy học lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thơng (chương trình
chuẩn)”,... các cơng trình này, tác giả tập trung vào việc đưa ra nhiều kĩ năng,
phương pháp xây dựng và sử dụng các loại biểu đồ, bảng hệ thống kiến thức, lược
đồ để học tốt phần Lịch sử Việt Nam (1945 - 1954) và lịch sử thế giới lớp 11 trung
học phổ thơng (chương trình chuẩn)”.
Ngồi ra, còn nhiều tài liệu viết về phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học lịch sử, như Phan Ngọc Liên - Phạm Kì Tá… “Đồ dùng trực quan
trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông cấp II” (NXB GD, H, 1976); Nguyễn Thị
Cơi - Trịnh Đình Tùng: “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm” (NXB ĐHQG, H,
1995);… Ngồi trình bày lý luận và phương pháp trực quan cũng như đồ dùng trực
quan trong giảng dạy lịch sử, các cơng trình này cũng đề xuất các biện pháp sư
phạm cụ thể.
2



Các cơng trình trên đây đề cập nhiều khía cạnh khác nhau về việc sử dụng đồ
dùng trực quan nói chung và đồ dùng trực quan quy ước nói riêng, khẳng định vai
trò, ý nghĩa của đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử, nêu lên các phương pháp
thiết kế đồ dùng trực quan quy ước và đưa ra các biện pháp sư phạm cụ thể có hiệu
quả trong dạy học lịch sử,... Đây là nguồn tài liệu quan trọng giúp tơi hồn thành
khóa luận.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan quy
ước trong dạy học lịch sử lớp 11 phần lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ
XIX (chương trình chuẩn).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lí luận liên quan đến việc sử dụng đồ dùng trực quan
qui ước, từ đó ứng dụng vào việc thiết kế và sử dụng một số đồ dùng trực quan quy ước
trong dạy học khóa trình lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX (SGK Lớp
11 - Chương trình chuẩn).
Tiến hành điều tra khảo sát học sinh và giáo viên các trường THPT Nguyễn
Thượng Hiền, THPT Thanh Khê, THPT Thái Phiên.
4. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tơi hướng đến các mục đích sau:
- Làm sáng tỏ các vấn đề lí luận liên quan đến việc thiết kế, sử dụng đồ dùng trực
quan qui ước trong dạy học lịch sử ở nhà trường THPT hiện nay.
- Nghiên cứu, thiết kế và khai thác các loại đồ dùng trực quan qui ước để sử dụng
trong dạy học khóa trình Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX (SGK Lớp
11 - Chương trình chuẩn).
- Đưa ra các phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan qui ước trong dạy học lịch
sử nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT.


3


5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng:
- Tài liệu từ các sách chuyên khảo, một số công trình nghiên cứu, các tư liệu
liên quan trên các trang Web, cũng như một số tài liệu tham khảo khác.
- Tư liệu khảo sát từ các quý thầy cô và các em học sinh về việc sử dụng đồ
dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Nắm vững cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo và
coi đó là kim chỉ nam định hướng cho các hoạt động nghiên cứu.
Phương pháp lịch sử: Chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu
các sự kiện, hiện tượng trong sách giáo khoa, sách giáo viên về bộ môn lịch sử lớp
11 chương trình chuẩn để thiết kế đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử
Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX lớp 11.
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, thống kê
- mơ tả, so sánh - đối chiếu.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài hồn thành sẽ mang lại những đóng góp sau:
- Góp phần thiết kế ra một số đồ dùng trực quan quy ước như lược đồ, niên
biểu, sơ đồ sử dụng trong quá trình dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858 đến cuối thế
kỉ XIX (SGK Lớp 11 - chương trình chuẩn).
- Đề tài cịn góp phần nhỏ bé vào đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở
trường phổ thông hiện nay.
- Vận dụng những hiểu biết về cơ sở lí luận và thực tiễn của việc trang bị, sử
dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1858 đến cuối

thế kỉ XIX vào thực tiễn công tác nghiên cứu, giảng dạy ở trường phổ thông.

4


7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc sử dụng đồ dùng trực quan quy
ước trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông.
Chương 2: Xây dựng một số đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch
sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX, (SGK lớp 11 - chương trình chuẩn)
ở trường trung học phổ thơng.
Chương 3: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học
lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX, (SGK lớp 11 - chương trình
chuẩn) ở trường trung học phổ thông.

5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ
DÙNG TRỰC QUAN QUY ƢỚC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Quan niệm về đồ dùng trực quan và đồ dùng trực quan quy ƣớc
Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểu
tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch
sử của học sinh.
ĐDTQ trong dạy học lịch sử có thể hiểu là những đồ vật, công cụ, phương

tiện, tranh ảnh, đồ thị, đồ họa,... do con người sáng tạo ra, giúp giáo viên, học sinh
có được những hình ảnh cụ thể về sự vật hiện tượng nào đó trong lịch sử nhằm nâng
cao chất lượng dạy học lịch sử.
ĐDTQ nhằm đảm bảo tính trực quan trong dạy học lịch sử theo quá trình
nhận thức "từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng". Do vậy, giáo viên phải
sử dụng ĐDTQ trong quá trình dạy học. ĐDTQ trong dạy học lịch sử không giống
với các loại ĐDTQ trong giảng dạy các bộ môn khác. Đặc điểm của bộ môn lịch sử
là khơng trực tiếp quan sát các sự kiện. Vì vậy, ĐDTQ trong dạy học lịch sử có
những đặc thù riêng, được thiết kế dựa trên cơ sở nội dung của lịch sử mang tính
khái quát và trừu tượng cao, chứa đựng những thông tin về quá khứ giúp học sinh
hiểu rõ hơn về lịch sử và có cách nhìn nhận, đánh giá đúng về lịch sử.
Để thiết kế và sử dụng ĐDTQ có hiệu quả, trước hết chúng ta cần phân biệt
được các loại ĐDTQ. Hiện nay có nhiều cách phân loại ĐDTQ, song về cơ bản
chúng ta có thể chia thành 3 nhóm lớn:
Nhóm thứ nhất: ĐDTQ hiện vật lịch sử: gồm những di tích lịch sử, di tích
cách mạng; di vật khảo cổ, di vật của một thời kì lịch sử. Đây là loại tài liệu gốc rất
có giá trị, có ý nghĩa to lớn về mặt nhận thức.
Nhóm thứ hai: ĐDTQ tạo hình: gồm các loại phục chế, sa bàn, tranh ảnh lịch
sử,… ĐDTQ tạo hình phản ánh tương đối chính xác, đầy đủ về những lĩnh vực hoạt

6


động của con người, nó có khả năng khơi phục lại hình ảnh của những con người,
đồ vật, biến cố, sự kiện lịch sử một cách cụ thể, sinh động.
Nhóm thứ ba: ĐDTQ quy ước bao gồm nhiều loại khác nhau: bản đồ, sơ đồ,
đồ thị,… được sử dụng nhiều nhất và thường xuyên và loại đồ dùng dạy học chủ
đạo ở trường phổ thông hiện nay.
1.1.2. Phân loại đồ dùng trực quan quy ƣớc
ĐDTQ ước là những bản đồ, kí hiệu hình học đơn giản được sử dụng trong

dạy học lịch sử, loại ĐDTQ mà giữa người thiết kế đồ dùng, người sử dụng và
người học có một số quy ước ngầm nào đó (về màu sắc, kí hiệu hình học).
ĐDTQ quy ước là loại đồ dùng mang tính chất ước lệ nhằm thể hiện trong
không gian, thời gian, địa điểm, cùng một yếu tố địa lí góp phần tạo cho học sinh
những hình ảnh tượng trưng, khi phản ánh những mặt chất lượng và số lượng của
quá trình lịch sử, đặc trưng khuynh hướng phát triển của hiện tượng kinh tế, chính
trị - xã hội của đời sống con người, phát triển khả năng quan sát, là cơ sở để hình
thành khái niệm, phát triển năng lực tư duy, khả năng thực hành cho học sinh.
ĐDTQ quy ước gồm nhiều loại khác nhau:
+ Bản đồ (lƣợc đồ) lịch sử là loại ĐDTQ quy ước dùng để xác định địa
điểm của sự kiện trong thời gian và không gian nhất định.
Về mặt hình thức, bản đồ lịch sử khơng cần có nhiều chi tiết về các điều kiện
tự nhiên, mà cần có những kí hiệu thể hiện biên giới quốc gia, các thành phố, các
vùng kinh tế, các địa điểm xảy ra những biến cố quan trọng như các cuộc khởi
nghĩa, các trận đánh, các chiến dịch…
Về nội dung, bản đồ lịch sử có thể chia làm hai loại chính là bản đồ tổng hợp
và bản đồ chuyên đề. Trong thực tiễn dạy học lịch sử cần kết hợp hai loại bản đồ
này khi trình bày một sự kiện.
Hiện nay, trung tâm bản đồ giáo khoa, thuộc Nhà xuất bản Giáo dục và đào
tạo đã biên soạn một hệ thống các bản đồ lịch sử bao gồm bản đồ trong sách giáo
khoa, bản đồ treo tường và átlát lịch sử, bản đồ câm và bản đồ nổi. Đây là các loại
tài liệu trực quan cần khai thác sử dụng.

7


+ Niên biểu lịch sử là loại ĐDTQ quy ước nhằm hệ thống hóa các sự kiện
quan trọng theo thứ tự thời gian, đồng thời nêu lên mối liên hệ giữa các sự kiện cơ
bản của một nước hay nhiều nước trong từng thời kì.
Có ba loại niên biểu:

Niên biểu tổng hợp là bảng liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong một thời
gian dài, giúp học sinh ghi nhớ những sự kiện chính, hiểu được các mốc thời gian
đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan trọng, hay để trình bày những mặt khác
nhau của một sự kiện xảy ra ở một nước trong một thời gian hay trong nhiều thời kì.
Niên biểu chuyên đề đi sâu trình bày nội dung một vấn đề quan trọng nổi bật
nào đấy của một thời kì lịch sử nhất định, đặc biệt là các sự kiện phức tạp diễn ra
trong thời gian dài, có nhiều giai đoạn. Thơng qua niên biểu chuyên đề, học sinh
hiểu được bản chất sự kiện một cách toàn diện, đầy đủ.
Niên biểu so sánh dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một
lúc trong lịch sử, nhằm làm nổi bật bản chất đặc trưng của các sự kiện ấy, hoặc để
rút ra một kết luận khái qt có tính chất nguyên lí. Một dạng khác của niên biểu so
sánh là bảng so sánh. Bảng so sánh có thể dùng số liệu và cả tài liệu - sự kiện chi
tiết để làm rõ bản chất, đặc trưng của các sự kiện cùng loại hay khác loại.
+ Đồ thị dùng để diễn tả quá trình phát triển, sự vận động của một sự kiện
lịch sử trên cơ sở sử dụng số liệu, tài liệu thống kê trong bài học. Đồ thị có thể biểu
diễn bằng một mũi tên để minh họa sự vận động đi lên, sự phát triển của một sự
kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Sơ đồ, biểu đồ
Sơ đồ là loại ĐDTQ nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng những mơ hình
hình học đơn giản. Nó diễn tả một tổ chức, một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị,
mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử [15, tr.71] giúp học sinh dễ dàng hình dung ra
mối quan hệ lịch sử và có tác dụng hình thành khái niệm cho học sinh.
Biểu đồ là sự biểu hiện tổng giá trị của hiện tượng trên một đơn vị lãnh thổ
được lấy theo ranh giới hành chính bằng cách dùng các biểu đồ với kích thước
tương ứng với tổng giá trị sản lượng của chúng bố trí trên phạm vi lãnh thổ.

8


Biểu đồ còn được thể hiện dưới dạng biểu đồ chiều dài, biểu đồ diện tích

(hình vng, hình trịn) hoặc biểu đồ thể tích (hình khối, hình cầu),... Việc sử dụng
biểu đồ giúp học sinh dễ xác định được giá trị của các hiện tượng và mối quan hệ
giữa chúng. Do đó, biểu đồ rất có ưu thế trong việc giúp học sinh so sánh trị số giá
trị của các sự kiện và thấy được bản chất của các sự kiện đó.
Việc phân loại ĐDTQ quy ước chỉ là tương đối, trong quá trình dạy học giáo
viên phải căn cứ vào đối tượng, điều kiện để sáng tạo và sử dụng chúng cho hiệu
quả.
Như vậy, ĐDTQ quy ước có nhiều loại khác nhau, giáo viên phải biết thiết
kế và sử dụng các loại ĐDTQ quy ước cho phù hợp với nội dung bài học kết hợp
với nhiều phương pháp khác trong giảng dạy sẽ giúp học sinh khắc sâu và dễ dàng
ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Dựa vào ĐDTQ quy ước học sinh có thể
trình bày chính xác các sự kiện, hiểu được các mối quan hệ, bản chất của sự kiện
lịch sử.
1.1.3. Vị trí, ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan quy ƣớc
trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông
Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến
thức mà nó cịn có ưu điểm trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, phát triển toàn
diện cho học sinh.
Trong các loại ĐDTQ phục vụ đắc lực cho việc dạy học lịch sử ở trường phổ
thơng thì nhóm ĐDTQ qui ước có một vai trị cực kỳ quan trọng bởi vì “Loại đồ
dùng trực quan này tạo cho học sinh những hình ảnh tượng trưng, khi phản ánh
những mặt chất lượng và số lượng của quá trình lịch sử, đặc trưng khuynh hướng
phát triển của hiện tượng kinh tế, chính trị - xã hội của đời sống. Nó khơng chỉ là
phương tiện để cụ thể hố sự kiện lịch sử mà cịn là cơ sở để hình thành khái niệm
cho học sinh” [19, tr.47]. Khơng chỉ giúp học sinh nhanh chóng tạo được biểu
tượng, hình thành khái niệm lịch sử một cách nhanh chóng, chính xác; các loại
ĐDTQ qui ước cịn có vai trò to lớn trong việc phát triển kĩ năng cho học sinh.
Như vậy, thiết kế và sử dụng ĐDTQ nói chung và ĐDTQ quy ước nói riêng
ở trường phổ thơng có ý nghĩa to lớn, thể hiện ở cả ba nhiệm vụ của dạy - hoc.
9



1.1.3.1. Về mặt kiến thức
ĐDTQ là phương tiện rất có hiệu lực trong việc giúp học sinh hình thành
những khái niệm lịch sử quan trọng cũng như nắm vững những quy luật của sự phát
triển xã hội. Việc tạo biểu tượng, tạo hình ảnh rất cần thiết trng quá trình hình thành
và phát triển tư duy cho học sinh. Nhìn vào bất cứ ĐDTQ nào học sinh cũng muốn
suy nghĩ hình dung lại quá khứ, tìm cách diễn đạt lại bức tranh xã hội đã qua bằng
lời nói của mình. Ví dụ, quan sát lược đồ những địa điểm diễn ra các cuộc khởi
nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896) bài 21: Phong trào yêu nước
chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX, học sinh biết
được nơi nào ban chiếu Cần Vương, nơi nào xảy ra các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
trong phong trào Cần Vương, hiểu được vì sao phong trào Cần Vương phát triển và
ngày càng lan rộng.
ĐDTQ có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình
ảnh, những kiến thức lịch sử. K.Đ U- sin-xki đã viết: "Hình ảnh được giữ lại đặc
biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh mà chúng ta thu được bằng trực
quan và những hình ảnh nào được khắc sâu vào trí nhớ chúng ta thì cũng được
chúng ta nhớ kĩ, hiểu sâu những tư tưởng của nó"[25, tr.7].
Ví dụ, xem bức tranh cuộc chiến giữa quân Pháp và quân Cờ đen tại Cầu
Giấy tháng 5 - 1883, học sinh không thể quên được quyết tâm tiêu diệt giặc Pháp
của nhân dân ta thông qua đó hiểu được truyền thống yêu nước, bất khuất của nhân
dân Việt Nam khi bị thực dân Pháp xâm lược.
Sử dụng lời nói trong dạy học lịch sử là điều kiện cần thiết để tạo biểu tượng
và hình thành khái niệm cho học sinh. Nhưng với tư duy của học sinh cấp ba sẽ
khơng đủ khả năng để hình dung ra tất cả những gì mà giáo viên đã miêu tả về một
sự kiện lịch sử. Từ chổ không thể hình dung đầy đủ về sự kiện lịch sử trong quá khứ
sẽ dẫn đến "hiện đại hóa lịch sử". Do đó, sử dụng ĐDTQ quy ước kết hợp với lời
nói của giáo viên trong dạy học lịch sử là hết sức cần thiết để tránh được hiện tượng
hiện đại hóa lịch sử, giúp học sinh nhận thức đúng, hình dung đúng sự kiện lịch sử

đã xảy ra trong quá khứ.
Hơn nữa, việc sử dụng ĐDTQ quy ước sẽ giúp cho giáo viên có thể tự thiết
kế thêm các ĐDTQ quy ước, nâng cao kĩ năng chuyên môn, sáng tạo, truyền đạt
10


những sự kiện lịch sử trong quá khứ cho học sinh nhanh hơn, việc hình thành khái
niệm lịch sử đạt kết quả hơn thay vì sử dụng lời nói sng như trước, giáo viên
cũng tạo được sự hứng thú, tập trung chú ý cho học sinh.
Như vậy, ĐDTQ nói chung và ĐDTQ nói riêng nếu được sử dụng tốt sẽ huy
động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ được hai hệ thống
tín hiệu với nhau: Tai nghe, mắt thấy tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu,
gây được những mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát triển ở học sinh
năng lực chú ý, quan sát, hứng thú.
1.1.3.2. Về mặt thái độ, tình cảm
Việc giáo dục tư tưởng qua bộ môn lịch sử bao giờ cũng được coi trọng,
càng coi trọng hơn trong tình hình hiện nay khi có nhiều biến động chính trị sâu sắc
trên thế giới. Lịch sử quá khứ làm cơ sở vững chắc cho việc hiểu sâu sắc hiện tại,
chẩn đoán quy luật phát triển của tương lai.
Việc sử dụng ĐDTQ quy ước trong dạy học lịch sử góp phần giáo dục truyền
thống yêu nước, kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giáo dục tư tưởng, tình cảm
yêu, ghét đối với một nhân vật lịch sử, một sự kiện lịch sử,... niềm tự hào về dân tộc
cho học sinh. Khi nhìn những bức tranh về cuộc chiến đấu giữa ta với Pháp hay
xem một vài bức ảnh về chân dung của vị anh hùng dân tộc nào đó,... Học sinh sẽ
nhận thức được tình cảm u mến các vị lãnh tụ, cảm phục tài năng và lịng dũng
cảm hi sinh của họ vì đất nước, đồng thời có thái độ căm thù giặc ngoại xâm và
chiến tranh, kiên quyết giữ hịa bình cho tổ quốc.
Như vậy, bộ mơn lịch sử khơng chỉ có ý nghĩa cung cấp kiến thức lịch sử cho
học sinh mà cịn có vai trị giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh.
1.1.3.3. Về mặt kĩ năng

ĐDTQ quy ước cịn có tác dụng rất lớn trong việc phát triển toàn diện học
sinh. ĐDTQ quy ước kết hợp với lời giảng của giáo viên góp phần tích cực trong
việc phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngơn ngữ của học sinh.
Sử dụng ĐDTQ quy ước góp phần gây hứng thú cho học sinh, phát triển trí nhớ,
học sinh phải suy nghĩ, hình dung, nhận xét các hiện tượng lịch sử khi nhìn vào các

11


bản đồ, sơ đồ, niên biểu,... Từ đó kích thích trí tị mị, tìm hiểu của hoc sinh rồi ghi
nhớ các sự kiện lịch sử dẫn đến phát triển được tư duy.
Sử dụng ĐDTQ nói chung, trực quan quy ước nói riêng góp phần rèn luyện
kĩ năng thực hành cho học sinh, giảm bớt quan niệm học lịch sử không có thực
hành. Việc vận dụng thiết kế và sử dụng bản đồ, niên biểu,... rất có ích cho học sinh
phát triển khả năng thực hành, tiếp cận tốt các nguồn tri thức trong quá khứ, giúp
học sinh tiếp cận với phương pháp tìm kiếm và xử lí tài liệu, phương pháp xây dựng
bản đồ,...
Với tất cả ý nghĩa nêu trên ĐDTQ nói chung và ĐDTQ quy ước nói riêng
góp phần gây hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy học lịch sử.
Nó là chiếc "cầu nối" giữa quá khứ và hiện tại, giúp học sinh hiểu rõ hơn về bản
chất của lịch sử, phát triển toàn diện cho học sinh, tránh được việc “hiện đại hóa”
lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử ở trường phổ
thông.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Chương trình sách giáo khoa lịch sử đã được đổi mới theo hướng dành một
dung lượng nhất định cho ĐDTQ nói chung, ĐDTQ quy ước nói riêng nhưng trong
thực tế giảng dạy, ĐDTQ quy ước có được sử dụng hay khơng và hiệu quả của nó
lại cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tùy thuộc vào quan niệm, năng lực sư phạm của
giáo viên và thái độ học tập, hợp tác của học sinh. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi
tiến hành điều tra thực tế việc sử dụng ĐDTQ quy ước trong dạy học lịch sử Việt

Nam từ năm 1858 đến cuối thiế kỉ XIX, lớp 11 (chương trình chuẩn) ở một số
trường phổ thơng trên địa bàn Đà Nẵng. Việc điều tra này nhằm tìm hiểu thực trạng
của việc sử dụng ĐDTQ quy ước trong dạy học lịch sử của giáo viên trong dạy học
lịch sử nó có tác dụng gì đối với q trình dạy của giáo viên và học của học sinh.
Từ đó, chúng tơi đã tiến hành gặp gỡ, trao đổi với giáo viên dạy sử và học sinh lớp
11 của ba trường THPT Thái Phiên, THPT Thanh Khê và THPT Nguyễn Thượng
Hiền trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Hiện nay, trong sách giáo khoa lịch sử lớp 11 - Chương trình chuẩn, khóa
trình lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX đã có 6 lược đồ và 2 niên
biểu ở cuối bài học. Việc sử dụng lược đồ và niên biểu mà sách giáo khoa đã nêu có
12


tác dụng tích cực tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh, phát huy tính tích cực của học
sinh và giúp học sinh ghi nhớ các sự kiện lịch sử, hiểu được mối liên hệ giữa các sự
kiện lịch sử. Tuy nhiên, điều này chứng tỏ việc sử dụng ĐDTQ quy ước trong khóa
trình này cịn rất hạn chế.
Qua khảo sát và xử lý kết quả điều tra của học sinh (phụ lục 5), và của giáo
viên (phụ lục 6) về tác dụng của việc sử dụng ĐDTQ quy ước trong dạy học lịch sử
chúng tôi thấy đa số giáo viên và học sinh đều khẳng định rằng việc sử dụng ĐDTQ
quy ước có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học, hình thành một số kĩ năng cho học
sinh, phát huy tính tích cực của học sinh và tiết kiệm được thời gian trong giờ học.
Đa số giáo viên cho rằng trong một số bài học cần thiết thì sử dụng ĐDTQ quy ước.
Giáo viên chỉ chú trọng sử dụng sơ đồ và niên biểu trong dạy học lịch sử, ít sử dụng
bản đồ (lược đồ), đồ thị.
Như vậy, căn cứ vào kết quả điều tra trên, việc sử dụng ĐDTQ quy ước trong
dạy học lịch sử rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng, giúp học sinh tái tạo lại những
sự kiện lịch sử. Để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử trong khóa trình này, giáo
viên nên sử dụng nhiều loại ĐDTQ quy ước như lược đồ, đồ thị song song với sử
dụng sơ đồ và niên biểu. Từ đó, chúng tơi càng có cơ sở để thiết kế và sử dụng

ĐDTQ quy ước trong dạy học lịch sử ở trường THPT, đặc biệt trong khóa trình
Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX.

13


CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN QUY ƢỚC
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ
KỈ XIX (SGK LỚP 11 - CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở TRƢỜNG THPT
2.1. Nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX
(SGK lớp 11 - chƣơng trình chuẩn)
Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) lớp 11 - chương trình chuẩn ở trường THPT
là hệ thống kiến thức cơ bản, phù hợp với học sinh và theo đúng chủ trương của
việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở trường THPT. Trong đó, khóa trình
lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX nằm ở chương I phần lịch sử
Việt Nam (1858 - 1918) và chiếm vị trí quan trọng trong phân phối chương trình
lịch sử 11.
Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX là sự kế tiếp chương
trình lịch sử Việt Nam ở lớp 10. Nội dung chủ yếu của khóa trình này là chế độ
phong kiến Việt Nam đã khủng hoảng trầm trọng. Kinh tế lạc hậu, đối ngoại sai
lầm, nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nổ ra khắp nơi. Việt Nam đối diện
với nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược. Thời kì Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ
XIX là cả một quá trình thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam và công cuộc
kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
Nội dung kiến thức cơ bản của khóa trình lịch sử Việt Nam từ 1858 đến cuối
thế kỉ XIX bao gồm 3 bài:
Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858
đến trước năm 1873.
Bài này nói lên sự khủng hoảng của chế độ phong kiến và sự xâm lược của
Pháp ở Đà Nẵng, mở đầu thời kì đất nước ta bị thực dân Pháp thống trị trong gần

một thế kỉ. Sau nhiều lần khiêu khích, chiều ngày 31/8/1858 liên quân Pháp - Tây
Ban Nha dàn trận trước của biển Đà Nẵng. Âm mưu của Pháp là chiếm Đà Nẵng
làm căn cứ, rồi tấn cơng ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
Sáng 1/9/1858, Pháp đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Âm mưu của Pháp khơng thực
hiện được vì vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân và nhân dân Đà Nẵng.

14


Tiếp đó, Pháp tấn cơng vào Gia Định, các tỉnh miền Đơng Nam Kì. Trong
lúc nhân dân kháng chiến quyết liệt thì triều đình lại kí với Pháp hiệp ước Nhâm
Tuất (5/6/1862). Khơng dừng lại ở đó, Pháp cịn chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.
Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ
năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng.
Từ sau năm 1867, thực dân Pháp từng bước mở rộng đánh chiếm toàn bộ
Việt Nam. Năm 1873, chúng đem quân đánh chiếm thành Hà Nội và một số tỉnh
thành ở Bắc Kì lần thứ nhất, triều đình nhà Nguyễn tiếp tục lún sâu vào con đường
thỏa hiệp, kí hiệp ước Giáp Tuất năm 1874. Năm 1882, Pháp lại đưa quân đánh
chiếm Hà Nội và Bắc Kì lần 2, sau đó quyết định đánh thẳng vào Huế. Hai bản hiệp
ước 1883 và 1884 đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến Việt
Nam và xác lập nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước ta.
Song song với sự bạc nhược, đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn thì phong
trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Hà Nội và Bắc Kì diễn ra sơi nổi, gây
cho địch nhiều khó khăn và giành được nhiều thắng lợi trong trân Cầu Giấy lần thứ
nhất và thứ hai.
Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong
những năm cuối thế kỉ XIX.
Với hai hiệp ước 1883 và 1884, thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc
xâm lược Việt Nam. Chúng bắt đầu xúc tiến việc thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy
chính quyền thực dân trên lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì. Nhưng chúng đã vấp phải

sự kháng cự của một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân các địa
phương.
Sau cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế thất bại, một phong trào
khởi ngĩa vũ trang mới dưới danh nghĩa Cần vương đã diễn ra sôi nổi, kéo dài đến
năm 1896 như cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892), khởi nghĩa Ba Đình (1886 1997), khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896),... trong đó tiêu biểu nhất là cuộc khởi
nghĩa Hương Khê, cuộc khởi nghĩa này bắt đầu từ khi ban bố chiếu Cần vương cho
đến khi cuộc khởi nghĩa kết thúc cũng chính là mốc chấm dứt phong trào kháng
chiến chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương.
15


Bên cạch các cuộc đấu tranh vũ trang dưới ngọn cờ Cần vương, cịn có
những cuộc đấu tranh tự vệ của nông dân và nhân dân các dân tộc thiểu số vùng núi,
tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX với những nội dung bao quát
về các cuộc xâm lược Việt Nam của Pháp và công cuộc kháng chiến chống Pháp
của nhân dân Việt Nam thì khối lượng nội dung kiến thức sẽ rất đa dạng, phong phú
và phức tạp đối với nhận thức của học sinh. Cho nên, việc tạo những biểu tượng
lịch sử cụ thể, rõ nét về khơng gian, thời gian, địa điểm, con người,… có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc hệ thống hóa, cụ thể hóa, giúp học sinh nhớ lâu, hiểu rõ và
chính xác các sự kiện lịch sử. ĐDTQ quy ước được xây dựng nhằm giúp học sinh
ghi nhớ rõ ràng các sự kiện, từ đó hiểu sâu để phân tích, so sánh, tổng hợp và rút ra
những nhận xét, đánh giá đúng lịch sử khách quan, chính xác, khoa học.
2.2. Nguyên tắc thiết kế đồ dùng trực quan quy ƣớc trong dạy học lịch sử
Khi tiến hành xây dựng ĐDTQ quy ước, việc xác định kiến thức cơ bản, qui
định cách thể hiện nội dung đều phụ thuộc vào mục đích dạy học, phải đảm bảo
được các yêu cầu cơ bản sau:
2.2.1. Nắm vững mục tiêu, yêu cầu và nội dung môn học
Để bài học lịch sử đạt kết quả cao, khi tiến hành xây dựng ĐDTQ quy ước
giáo viên phải nắm vững mục tiêu, yêu cầu và nội dung bài học.

Trên cơ sở nắm vững kiến thức và nội dung bài học giáo viên có thể xây
dựng các loại ĐDTQ quy ước phù hợp với từng bài, từng mục. Thông qua ĐDTQ
quy ước kết hợp với câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh.
Ví dụ: Khi xây dựng ĐDTQ quy ước cho việc giảng bài 19: Nhân dân Việt
nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) giáo
viên cần căn cứ vào mục tiêu bài học:
Về kiến thức:Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được:
- Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược.
- Âm mưu và qúa trình xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858 - 1873.

16


- Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 1873 đặc biệt là chiến sự ở Đà Nẵng.
Về tư tưởng, tình cảm:
- Giúp học sinh hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ
nghĩa thực dân.
- Tự hào về truyền thống chống xâm lược của ông cha ta như truyền thống
yêu nước, chiến đấu anh dũng, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ độc lập.
- Có thái độ đúng mức khi tìm hiểu về nguyên nhân và trách nhiệm của triều
Nguyễn trong việc để mất nước cuối thế kỉ XIX.
- Có nhận thức đúng với các sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể.
Về kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện.
- Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện.
- Biết liên hệ rút ra bài học kinh nghiệm.
Từ mục tiêu bài học ở trên , giáo viên có thể xác định nội dung kiến thức cơ
bản của bài và từ đó xây dựng ĐDTQ quy ước cho phù hợp giúp học sinh nắm vững
kiến thức trọng tâm của bài mà bộ Giáo và Đào tạo đã đưa ra.
2.2.2. Đảm bảo tính Đảng

Tính Đảng là một nội dung quan trọng của phương pháp luận sử học. Trong
dạy học lịch sử, khi xây dựng ĐDTQ quy ước, giáo viên phải quán triệt nguyên tắc
đảm dảo tính Đảng. Việc sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học lịch sử tùy thuộc
vào mục đích sử dụng nên thể hiện tính giai cấp rõ rệt. Thêm vào đó, lịch sử gắn
liền với các cuộc đấu tranh giai cấp, vì thế tính Đảng là khơng thể phủ nhận được.
Trong q trình xây dựng, giáo viên phải tuân thủ quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về nghiên cứu sự kiện lịch sử và coi đó là kim chỉ Nam định hướng cho
các hoạt động nghiên cứu, xây dựng ĐDTQ quy ước.
Tính Đảng trong lịch sử thể hiện ở việc dựa vào hệ tư tưởng, vào lý tưởng
nào trong xã hội, với chúng ta, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là mục tiêu định hướng
trong nghiên cứu lịch sử và giảng dạy lịch sử.
17


Ví dụ: Muốn xây dựng niên biểu tóm tắt chiến sự ở Đà Nẵng, giáo viên phải
nghiên cứu kĩ nội dung, q trình xâm lược của Pháp và cơng cuộc kháng chiến
chống Pháp của nhân dân Đà Nẵng từ đó rút ra những kiến thức cô đọng nhằm
chuyển tải nội dung, bản chất sự kiện cho học sinh. Mặt khác, giáo viên phải quán
triệt quan điểm, đường lối của Đảng thể hiện ở tinh thần kháng chiến chống Pháp
của nhân dân Đà Nẵng để giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh, làm cho học
sinh nhận thức đúng vai trị của quần chúng nhân dân trong cơng cuộc kháng chiến
chống Pháp bảo vệ đất nước.
2.2.3. Đảm bảo tính khoa học
Đây là nguyên tắc hàng đầu trong việc xây dựng ĐDTQ quy ước và cũng là
một nội dung quan trọng của phương pháp luận sử học.
Tính khoa học của ĐDTQ quy ước biểu hiện ở độ chính xác của các sự kiện,
hiện tượng được phản ánh, biểu thị được sự phát triển nội tại của nội dung sự kiện,
giúp người đọc nhận thức được bản chất của sự kiện, rút ra những khái quát, lý
luận. Vì vậy, khi xây dựng ĐDTQ quy ước, giáo viên cần phải lựa chọn những nội
dung kiến thức cơ bản, đúng đắn, chính xác để trình bày ĐDTQ quy ước đảm bảo

khoa học nhằm trang bị cho học sinh kiến thức khoa học, tránh việc hiện đại hóa
lịch sử, qua đó phát triển trí tuệ và năng lực hành động, hình thành ở các em cơ sở
thế giới quan khoa học và đạo đức cách mạng, chuẩn bị cho các em bước vào cuộc
sống lao động sáng tạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đảm bảo tính khoa học địi hỏi phải có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù
hợp khi sử dụng kiến thức lịch sử để giảng dạy.
2.2.4. Đảm bảo tính trực quan
Dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một quá trình tổ chức hoạt
động nhận thức của học sinh. Trong phương tiện dạy học, ĐDTQ nói chung và
ĐDTQ quy ước nói riêng có vị trí rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng.
Tính trực quan của ĐDTQ quy ước có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra sự
hấp dẫn đối với học sinh. Mọi ĐDTQ quy ước cần có nội dung đơn giản nhất, rõ
ràng nhất và nó cho phép người sử dụng “đọc” được một cách thuận lợi, dễ dàng.
18


×