Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Không gian nghệ thuật trong tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nguyễn nhật ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.18 KB, 67 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TÔI THẤY HOA
VÀNG TRÊN CỎ XANH CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thanh Trường
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Thương

Đà Nẵng, tháng 5/2013


1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Trường. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội
dung khoa học của cơng trình này.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thương


LỜI CẢM ƠN


Tơi xin trân trọng bày tỏ lịng cảm ơn chân thành
đến thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Trường – người đã
nhiệt tình, chu đáo hướng dẫn tơi hồn thành khóa luận
này. Tơi xin cảm ơn các thầy cơ giáo trong khoa Ngữ văn


Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã chỉ

bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp
này, tơi xin chân thành cảm ơn bạn bè và người thân đã
ủng hộ, giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do trình độ cịn hạn
chế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được
sự đóng góp chân thành của q thầy cơ giáo, bạn bè để
đề tài được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
5. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 4
NỘI DUNG....................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XI
VIỆT NAM SAU 1975 ............................................................. 5

1.1. Khái qt về khơng gian nghệ thuật........................................................... 5
1.1.1. Quan niệm về không gian nghệ thuật .................................................. 5
1.1.2. Tiêu chí phân loại khơng gian nghệ thuật ........................................... 6
1.2. Một vài biểu hiện của không gian nghệ thuật trong truyện viết cho thiếu
nhi Việt Nam sau 1975 ...................................................................................... 8
1.3. Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh................. 12
CHƯƠNG 2: TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH – NHỮNG SẮC
MÀU KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT ............................... 20
2.1. Thế giới thiên nhiên – Không gian lung linh sắc màu ............................. 20
2.2. Cuộc sống con người – Không gian sinh hoạt đời thường ...................... 26
2.3. Những giấc mơ – Không gian chập chờn trong cõi vô thức .................... 33
2.4. Kí ức tuổi thơ – Khơng gian của những miền cổ tích .............................. 37
CHƯƠNG 3: TƠI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH – KĨ THUẬT XỬ
LÍ KHƠNG GIAN NGHỆ THUẬT .................................... 42
3.1. Không gian mở ......................................................................................... 42
3.2. Không gian chuyển hóa............................................................................ 45
3.3. Khơng gian xa lạ ...................................................................................... 50
3.4. Không gian hồi tưởng .............................................................................. 54
KẾT LUẬN .................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với thời gian nghệ thuật, khơng gian nghệ thuật chiếm một vị trí
đặc biệt trong kết cấu nghệ thuật của tác phẩm văn học. Khơng gian nghệ
thuật trong mỗi tác phẩm có vai trị quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng,
tình cảm và tâm hồn của tác giả cũng như của nhân vật. Khi nghiên cứu tác

phẩm văn học, chúng ta không thể không đề cập đến vấn đề không gian nghệ
thuật. Đây là một khía cạnh rất quan trọng góp phần làm nên sự thành công
cho mỗi tác phẩm.
Trong nền văn học Việt Nam đương đại có các cây bút chuyên viết
truyện cho thiếu nhi như Võ Quảng, Phạm Hổ, Nguyễn Thị Châu Giang,... và
đặc biệt phải kể đến nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Với hơn 40 đầu sách viết về
tuổi nhỏ và tuổi mới lớn, các trang văn của Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện
được các cung bậc tình cảm cũng như tính cách và số phận của nhân vật. Để
làm được điều này, ông đã rất khéo léo khi xây dựng thành cơng hình tượng
khơng gian nghệ thuật.
Cũng như nhiều sáng tác khác của Nguyễn Nhật Ánh, không gian nghệ
thuật trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh được thể hiện một cách sáng tạo
với nhiều tầng bậc, sắc màu không gian khác nhau, tạo nên ấn tượng riêng
cho độc giả và đem lại thành công cho tác phẩm.
Nghiên cứu về không gian nghệ thuật trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ
xanh, chúng tơi khơng chỉ tìm hiểu phong cách riêng của Nguyễn Nhật Ánh
mà cịn góp phần khẳng định tài năng và vị trí của cây bút đầy nhiệt huyết này
trong lịch sử văn học Việt Nam đương đại.


2

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Xuất hiện như một hiện tượng trong văn học thiếu nhi, Nguyễn Nhật
Ánh nhận được khơng ít sự quan tâm của các nhà báo, các nhà nghiên cứu và
phê bình văn học. Tiêu biểu có những bài viết của các tác giả sau:
Trong bài viết Một tuổi thơ lộng lẫy và đau đớn, Nguyễn Quang Lập đã
ca ngợi lối kể chuyện chân chất hồn hậu, khi dí dỏm khi ngọt ngào, cả tếu táo
và nghịch ngợm của Nguyễn Nhật Ánh: “Có thể nói mỗi cuốn sách của
Nguyễn Nhật Ánh như mỗi chuyến tàu về tuổi thơ, ở đó có nhiều toa, mỗi toa

là mỗi bất ngờ, mỗi thú vị, mỗi háo hức, mỗi say mê, khi làm ta bật cười khi
làm ta rưng rưng hoặc ngồi lặng đi suy ngẫm. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
cũng vậy. Ở toa này ta gặp những câu chuyện hài hước vui nhộn, chuyện ông
Cả Hớn trúng xổ số, chuyện cu Tường làm chim xanh hay chuyện lá thư tình
đầu đời của cu Thiều chẳng hạn...” [16].
Nói về sức hút của tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của
Nguyễn Nhật Ánh, Nguyên Cẩn trong bài viết Mơ thấy hoa vàng trên cỏ xanh
đã chỉ rõ: “Câu chuyện của Nguyễn Nhật Ánh, trong cuốn Tôi thấy hoa vàng
trên cỏ xanh vừa ấn hành đã lập kỷ lục về tái bản, khiến chúng ta liên tưởng
đến tuổi trẻ hôm nay. Một tuổi trẻ đang trải qua những biến động dữ dội về
mặt nhận thức, về tư duy, trong sự thay đổi môi trường giáo dục một cách
mãnh liệt với những phương tiện truyền thông cực kỳ tinh xảo, thay đổi cả về
trạng thái tâm hồn và cả lý tưởng vào đời” [8].
Bài viết “Quả chuông” Nguyễn Nhật Ánh lại rung của Quỳnh Chi cũng
đã có cái nhìn khái quát về các nhân vật và các câu chuyện trong tác phẩm,
đồng thời ca ngợi sự lên ngôi của tác phẩm đắt khách này: “Tôi thấy hoa vàng
trên cỏ xanh như một tập “nhật ký” của nhân vật chính trong truyện, bao gồm
81 câu chuyện nhỏ, với những sự kiện xoay quanh chuyện ma, chuyện đi học,
chuyện làm bạn với các con vật gần gũi trong thế giới trẻ thơ như cóc, cuốn


3

chiếu, ve... Cạnh đó là những tình cảm trong sáng của lứa tuổi mới vừa biết
“để ý” nhau, cũng như mối tình của những người lớn khác” [9].
Với Tơi thấ y hoa vàng trên cỏ xanh, Nguyễn Nhâ ̣t Ánh đã ta ̣o nên được
mô ̣t nấ c thang mới trong hành trình sáng ta ̣o của mình. Vẫn với văn phong dí
dỏm, nhưng câu chuyê ̣n đươ ̣c viế t ra như không có mô ̣t sự sắ p đă ̣t sẵn nào cả.
Các nhân vâ ̣t cứ thế xuấ t hiêṇ trong những “mẩ u” rấ t ngắ n. Người lớn – trẻ
con, người tố t – kẻ xấ u như không tách ba ̣ch mà đan lồ ng vào nhau. Nhà thơ

Đỗ Trung Quân trong bài viết “Thương hiệu” Nguyễn Nhật Ánh của Tiểu
Quyên đã bình luâ ̣n về tác phẩm: “Cái mới của Nguyễn Nhật Ánh trong Tôi
thấy hoa vàng trên cỏ xanh là anh đã đưa những tính khơng đẹp của con
người vào các nhân vật. Cái xấu xưa nay chưa từng có trong tác phẩm của
anh. Không hẳn là anh xây dựng những nhân vật rất xấu nhưng những gì anh
đưa vào các nhân vật trong tác phẩm này là để thấy rằng trong người tốt vẫn
có thể tiềm ẩn cái xấu. Nhưng cái xấu cũng chỉ được đưa vào với liều lượng
vừa phải, đủ để cho người ta thẩm thấu và lựa chọn thái độ sống” [21]. Với
cách viế t nhe ̣ nhàng, giản di,̣ câu chuyê ̣n vẫn toát lên được tính nhân văn cao
cả. Sự hi sinh không chỉ có ở người lớn mà còn có ở trẻ con. Sự hi sinh ấy rất
đơn giản nhưng lại vô cùng cao cả và thánh thiện.
Như vâ ̣y, chúng ta có thể thấ y Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là tác
phẩ m cịn rất mới mẻ với cơng chúng. Chính vì vậy, nghiên cứu Không gian
nghệ thuật trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh sẽ
đem đế n cho chúng ta cái nhiǹ mới về tác phẩm này, đồ ng thời thấ y đươ ̣c
những đóng góp có giá tri về
̣ nghệ thuật của tác phẩ m.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Không gian nghệ thuật trong Tôi
thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh.


4

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ
xanh của Nguyễn Nhật Ánh (2012), NXB Trẻ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu và hồn thành đề tài này chúng tơi đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê – phân loại.

- Phương pháp so sánh – đối chiếu.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
5. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa
luận chia thành ba chương:
Chương 1. Khơng gian nghệ thuật trong văn xuôi Việt Nam sau 1975.
Chương 2. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh – Những sắc màu không
gian nghệ thuật.
Chương 3. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh – Kĩ thuật xử lí khơng gian
nghệ thuật.


5

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI
VIỆT NAM SAU 1975
1.1. Khái quát về không gian nghệ thuật
1.1.1. Quan niệm về không gian nghệ thuật
Không gian – thời gian nghệ thuật ln là một hình tượng nghệ thuật
được các nhà văn sử dụng linh hoạt và chứa đựng nhiều tầng bậc ý nghĩa
trong các tác phẩm văn học từ trước đến nay. Trong quá trình sáng tạo nghệ
thuật, nếu hiện thực cuộc sống và phương thức biểu hiện được coi là mặt triển
khai của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì, khơng gian và thời gian
nghệ thuật được các tác giả sử dụng như một quan niệm riêng để thể hiện mối
quan hệ cụ thể giữa nhân vật và hoàn cảnh.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Khơng gian nghệ thuật là hình thức
bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu
tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn
ra trong một trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm

tính bộc lộ tồn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách
quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật.
Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về khơng gian, nên mang tính chủ
quan. Ngồi khơng gian vật thể, có khơng gian tâm tưởng. Do vậy khơng gian
nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy được vào không gian địa lý”
[13, tr.160].
Tác giả Hà Minh Đức cho rằng: “Không gian nghệ thuật là hình thức
tồn tại của hình tượng nghệ thuật”. Tức là để khắc họa hình tượng nhân vật,
bao giờ người nghệ sĩ cũng đặt nó vào một khơng gian nhất định, nhờ vậy mà
không gian nghệ thuật không chỉ là môi trường tồn tại của hình tượng mà nó


6

cịn thâm nhập vào bản thân hình tượng và bộc lộ tính tư tưởng của hình
tượng.
Theo Trần Đình Sử: “Khơng gian nghệ thuật là mơ hình thế giới của tác
giả. Cụ thể, được biểu hiện bằng ngôn ngữ của các biểu tượng khơng gian.
Ngơn ngữ này tự nó ít cá thể và phần lớn thuộc về thời đại, xã hội và các
nhóm nghệ sĩ khác nhau, nhưng cái điều mà nghệ sĩ ấy nói lại khác, đó chính
là mơ hình thế giới riêng của người nghệ sĩ” [26, tr.117].
Từ những quan niệm trên cho ta thấy, mỗi loại hình nghệ thuật có một
cách chiếm lĩnh các chiều khơng gian khác nhau. Nếu “hội họa và điêu khắc
miêu tả các sự vật một cách tĩnh tại, nêu ra hàng đầu các nét và tỷ lệ khơng
gian của chúng” thì “trong việc chiếm lĩnh khơng gian nghệ thuật, văn học lại
có những ưu thế riêng so với điêu khắc và hội họa. Vận dụng từ ngữ để chỉ ra
các sự vật, nhà văn có khả năng chuyển dịch từ bức tranh này sang bức tranh
khác một cách nhanh chóng lạ thường, dễ dàng đưa người đọc vào những
miền không gian khác nhau” [11, tr.26].
Như vậy, có thể khẳng định khơng gian nghệ thuật là hình thức tồn tại

của hình tượng nghệ thuật. Không gian nghệ thuật không những cho thấy cấu
trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy
những quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn
văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như
nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật. Vì vậy khơng thể tách
hình tượng ra khỏi khơng gian mà nó tồn tại.
1.1.2. Tiêu chí phân loại khơng gian nghệ thuật
Khi nhận diện, phân loại không gian nghệ thuật, các nhà nghiên cứu đã
đưa ra các tiêu chí cụ thể như sau:
Trong Dẫn luận thi pháp học Trần Đình Sử dựa vào một số đặc điểm
để phân loại không gian nghệ thuật:


7

- Căn cứ vào vị trí, giới hạn của sự vật, không gian nghệ thuật được
chia thành: không gian điểm (địa điểm); không gian tuyến, không gian mặt
phẳng (không gian khối). Khơng gian tuyến và khơng gian mặt phẳng có thể
có hướng vươn ra chiều rộng hay chiều thẳng đứng; cịn khơng gian điểm thì
được xác định bằng các giới hạn và tính chất chức năng của nó, tính đối lập
của nó.
- Dựa vào sự biến đổi, vận động của sự vật hiện tượng, không gian
nghệ thuật được chia thành: không gian bên trong (phi thời gian, không biến
đổi, trừ khi thảm họa làm nó hủy diệt); khơng gian bên ngồi (đổi thay, vơ
thường, ngẫu nhiên).
- Ngồi ra cịn có không gian hành động và phi hành động.
Tác giả Nguyễn Thái Hịa trong cơng trình nghiên cứu Những vấn đề
thi pháp của truyện đã phân chia không gian nghệ thuật thành các dạng thức
cụ thể sau:
- Không gian bối cảnh: là không gian rộng lớn nhất mà câu chuyện xảy

ra, bao gồm: bối cảnh thiên nhiên, bối cảnh xã hội, bối cảnh tâm trạng.
- Khơng gian sự kiện: là tình huống bộc lộ tính cách, tâm trạng,… của
nhân vật, đóng vai trò như một tham số cho lời giải tiếp tục đến khi nào nhà
văn đưa ra được lời giải cuối cùng.
- Không gian tâm lý: là không gian xuất hiện bên trong nhân vật, trong
tâm trạng của người kể chuyện.
- Không gian kể truyện: là không gian bên trong mà người kể nhập vào
một thế giới, một không gian hay nhiều không gian mới lạ với nhiều mối
tương quan và tác động lẫn nhau, một không gian ảo.
Tác giả Huỳnh Như Phương phân chia không gian nghệ thuật thành các
kiểu dạng: khơng gian nghệ thuật có thể là khơng gian thiên nhiên hay không
gian sinh hoạt. Và những không gian này luôn gắn với ước mơ, khát vọng, lý


8

tưởng của con người. Khơng gian nghệ thuật có thể là không gian mở hay
không gian khép. Không gian nghệ thuật cũng có thể là khơng gian linh hoạt,
vận động đa dạng hay đa hướng, cũng có thể là khơng gian tĩnh bất động.
Theo G. Genette, một truyện kể gồm có hai thành phần: sự trần thuật và
sự mơ tả. Một phần thuật lại những hành động, sự kiện của truyện, đấy là sự
trần thuật. Mặt khác là thuật lại những đồ vật, cảnh vật, những nhân vật, đấy
là sự mơ tả. Trong đó, sự trần thuật biểu hiện trong sự trơi chảy của thời gian,
cịn sự mơ tả biểu hiện khơng gian. Có thể chia thành các loại khơng gian sau:
- Khơng gian truyện: tồn bộ mơi trường tồn tại của cốt truyện, đó
chính là mơi trường nảy sinh, vận động, phát triển và kết thúc của truyện kể.
- Không gian diễn ngôn: môi trường không gian hiện hữu của người kể
chuyện.
Dựa vào những tiêu chí phân loại về không gian nghệ thuật của các nhà
nghiên cứu cho ta thấy: Mặc dù có những quan niệm khác nhau trong cách

thức phân loại về mơ hình khơng gian nhưng vẫn có sự gặp gỡ và giao thoa
trong cách nhận diện về phẩm tính của khơng gian nghệ thuật. Theo đó:
Khơng gian nghệ thuật thuộc về phương diện hình thức bên trong của tác
phẩm; Không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại của thế giới hình tượng;
và khơng gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, mang tính quan niệm.
1.2. Một vài biểu hiện của không gian nghệ thuật trong truyện viết cho
thiếu nhi Việt Nam sau 1975
Văn học thiếu nhi sau 1975 đã có những bước chuyển mình vượt trội,
khơng những có sự tăng nhanh về đội ngũ sáng tác mà số lượng và chất lượng
tác phẩm cũng được nâng cao. Một số sách phê bình, nghiên cứu văn học
thiếu nhi lần đầu tiên được xuất bản. Đội ngũ sáng tác đông đảo, nhiều cuộc
thi viết cho thiếu nhi ở mọi lứa tuổi được nhà xuất bản Kim Đồng, nhà xuất
bản Giáo dục, nhà xuất bản Trẻ, các tạp chí Vì trẻ thơ, Mực tím, báo Hoa học


9

trò,… phát động và thu được kết quả rất khả quan. Giai đoạn này cũng đã
xuất hiện nhiều gương mặt tiêu biểu như Nguyễn Hoàng Sơn, Dương Thuấn,
Nguyễn Nhật Ánh, Trần Thiên Hương, Đoàn Giỏi, Võ Quảng, Phạm Hổ,
Phùng Quán, Nguyễn Thị Châu Giang,… Trong các sáng tác viết cho thiếu
nhi, các tác giả yêu mến trẻ thơ đã xây dựng nên nhiều bối cảnh không gian
mang những sắc màu rực rỡ tô thắm thêm cho bầu trời văn học thiếu nhi. Đó
là những mảng khơng gian được tái hiêṇ mô ̣t cách sinh đô ̣ng, chân thực về thế
giới trẻ thơ đa da ̣ng, muôn màu muôn vẻ. Trong khơng gian đó, trẻ thơ đã bộc
lộ một cách hồn nhiên sự vui tươi, yêu đời, giàu tình yêu thương, giàu ước mơ
và sự hiế u đơ ̣ng của mình. Và để làm sáng tỏ điều này, chúng tôi xin viện dẫn
một vài biểu hiện của không gian nghệ thuật trong truyện viết cho thiếu nhi
sau 1975 như sau:
Không gian thiên nhiên là khơng gian mà ở đó các nhân vật được hịa

mình vào thế giới rộng lớn, mênh mơng của cỏ cây, hoa lá và các con vật để
thỏa sức khám phá. “Vân Thanh đã từng nhận định rằng, bài học mở đầu và
niềm khao khát hiểu biết của con người ở lứa tuổi bé nhất là bài học về tự
nhiên bao la. Chính vì lẽ đó mà các nhà văn hiện đại đã dẫn dắt tuổi thơ vào
thế giới tự nhiên diệu kì” [27, tr.101-102]. Nguyễn Thị Châu Giang trong
Mùa cuối năm đã xây dựng nên một không gian thống đảng, nhuốm đầy
khơng khí trong trẻo của mùa thu. Không gian mùa thu trong truyện đã được
tác giả mở rộng đến tận cùng: “Mùa thu đến với chiếc giỏ con đựng đầy bụi
vàng và mật ngọt trên tay. Nó bay là là trên những ngọn cây ngồi bờ sông
làm rơi vãi bụi vàng lên những chiếc lá mỏng mảnh. Nó sà xuống nước đùa
nghịch với những ngọn sóng bé làm tung những hột nước vàng óng. Nó thảy
lên trời xanh trong veo những cụm mây nhỏ trắng nõn viền chỉ vàng. Nó rảy
vào khơng khí vị ngọt ngào của sương thu ướt đầm trên tóc. Nó cột những
chiếc nơ đỏ ngang mái tóc vàng óng ả của những khu rừng và thắp những


10

ngọn lửa rực rỡ vào đêm” [12, tr.1]. Không những thế, với óc quan sát tinh tế,
trí tưởng tượng phong phú, tác giả đã làm cho người đọc cảm thấy thích thú
vơ cùng khi khơng gian mùa thu ấy được biến đổi một cách linh hoạt theo
nhịp quay tuần hoàn của ngày và đêm: “Buổi sớm nó quàng chiếc khăn lụa
màu khói, rủ chàng họa mi ra ngồi trên những thanh gỗ mục bắc ra sơng, hát
bài tình ca ca ngợi bình minh với những ráng hồng tuyệt đẹp. Đêm, nó cài lên
trời cao mn vàn hạt pha lê xanh biếc. Cuối cùng nó leo lên những bậu cửa
sổ, dùng chiếc chìa khóa vàng bé xíu mở cửa những căn phòng màu xanh nhạt
để đánh thức hoa cúc kim vàng thức dậy” [12, tr.1]. Quả thật, với lối viết nhẹ
nhàng, trong sáng, Nguyễn Thị Châu Giang đã tạo được ấn tượng cho bạn
đọc. Đây thực sự là những dòng văn đẹp về một khơng gian khống đạt và
tươi vui.

Khơng gian sinh hoạt đời thường là kiểu không gian quen thuộc, gần
gũi xung quanh mình. Đó là ngơi nhà nơi chúng ta sinh hoa ̣t hàng ngày. Đó là
khoảng sân nhỏ trước nhà nơi trẻ con vui đùa mỗi buổ i. Đó là trường lớp nơi
hàng ngày các em đế n ho ̣c tâ ̣p, rèn luyện, vui chơi, gă ̣p gỡ ba ̣n bè… Tấ t cả
đề u là nơi tuổ i thơ các em trải qua những kỉ niê ̣m ngo ̣t ngào của tiǹ h bạn bè,
tình gia điǹ h, tình thầ y trò; là nơi góp phầ n làm cho cuô ̣c số ng của tuổ i thơ
sinh đô ̣ng và thú vi ̣hơn.
Không gian phiêu lưu là “không gian xa lạ, chứa đựng nhiều hiểm họa
đối với nhân vật. Trong không gian này, con người bị cắt đứt những mối liên
hệ thân thuộc, lênh đênh, trôi dạt giữa dịng đời. Chính vì thế, con người phải
sống bên ngồi khn khổ vốn có và phải đương đầu với thế giới. Nói như
Bakhtin thì đây là khơng gian bộc lộ con người trong con người. Trong không
gian phiêu lưu ấy, nhân vật bị ném vào những thế giới xa lạ, bước chân vào
kiếp sống tha hương. Không gian q nhà giờ chỉ cịn nằm trong kí ức, trong
nỗi nhớ và trong ước vọng tìm về” [27, tr.104]. Có thể thấy, không gian phiêu


11

lưu sẽ mở ra những chân trời mới giúp các em khám phá thêm nhiều điều kì
thú của thiên nhiên. Trong không gian cao rộng và xa lạ ấy các em được thỏa
ước nguyện tìm hiểu những điều đặc biệt về thế giới tự nhiên và con người.
Không gian mơ ước là không gian con người muốn vươn tới những cái
đẹp hơn, vượt lên trên những không gian quen thuộc hàng ngày để khám phá
những vùng đất mới. Trong không gian ấy, với trí tưởng tượng phong phú
cùng những khát vọng đẹp đẽ con người đã có những giấc mơ tuyệt vời.
Không gian ước mơ xuất hiện trong một số truyện thiếu nhi sau 1975 là kết
quả tất yếu của nét tâm lí phổ biến ấy. Những cánh đờ ng trong giấ c mơ của
Bêtô rô ̣ng lớn mênh mông, bao la bát ngát, trải dài đế n tâ ̣n chân trời: “Rấ t
nhiề u lầ n tôi mơ thấ y tôi và thằ ng Binô đi da ̣o trên cánh đồ ng cỏ non tơ được

trang điể m bởi rấ t nhiề u hoa da ̣i li ti trông như những ha ̣t cườm đươ ̣c đính
mô ̣t cách khéo léo vào tấ m áo choàng xanh khổ ng lồ mà ai đó đã đem bo ̣c
quanh trái đấ t” [5, tr. 70]. Trong khơng gian rộng lớn đó, Bêtô và Binô tha hồ
cha ̣y nhảy, vui chơi với đủ trò thú vi,̣ nào là đuổ i bắ t nhau, nào là vâ ̣t nhau ra
cỏ, nào là đứa cắ n đuôi đứa ngoa ̣m tai. Nhưng đối với Bêtơ và Binơ, thú vi ̣
nhấ t có lẽ vẫn là rươ ̣t theo những cánh bướm rực rỡ châ ̣p chờn trên đầ u: “Lũ
bướm luôn luôn bay trên đầ u chúng tôi, lươ ̣n lờ, vẫy go ̣i, có lúc sà thấ p đế n
nỗi tôi tưởng sẽ cha ̣m vào đươ ̣c chúng nhưng ngay vào khoảnh khắ c tôi chờ
đơ ̣i để tâ ̣n hưởng cái cảm giác tuyê ̣t vời đó thì chúng đã thoắ t ở ngoài xa” [5,
tr.72]. Trong cuô ̣c đời của những chú cún, chưa bao giờ bắ t đươ ̣c mô ̣t cánh
bướm nào, bắ t bướm chỉ như mô ̣t ảo ảnh, “nhưng đuổ i bắ t ảo ảnh, bản thân nó
là mô ̣t sự phấ n khích khó tả” [5, tr.72]. Những giấc mơ tuyệt đẹp về cánh
đồng, về những trò chơi đuổi bắt và đặc biệt về những cánh bướm đầy đủ sắc
màu còn xuất hiện khá nhiều lần trong những giấc mơ khác của Bêtô. Không
những thế, Bêtơ cịn chia sẽ với Binơ để rồi vui sướng khi thấy Binô lâ ̣p tức
liêṭ kê giấ c mơ tươi đe ̣p ấ y vào mô ̣t trong số những điề u thú vi ̣của cuô ̣c số ng.


12

Khơng gian tâm lí là “kiểu khơng gian làm nên đặc trưng của văn học
thiếu nhi sau 1975. Với nhiệm vụ xây dựng con người chức năng, truyện kể
dân gian khơng xây dựng khơng gian này. Chúng ta chỉ có thể tìm thấy khơng
gian tâm lí trong mảng tác phẩm trữ tình của văn học dân gian như ca dao, hát
ru mà thôi. Đến văn học hiện đại, cùng với việc nhìn nhận con người trong
mối quan hệ đa chiều của cuộc sống và trong sự phong phú của diện mạo tâm
hồn, khơng gian tâm trạng hình thành. Khơng gian nội cảm ấy sẽ bị chi phối
bởi tâm lí của nhân vật và cũng sẽ chuyên chở xúc cảm nhân vật” [27, tr.108].
Khơng gian tâm lí trong các sáng tác viết cho thiếu nhi sau 1975 nói chung,
trong truyện Nguyễn Nhật Ánh nói riêng đã khắc họa khá rõ nét kiểu khơng

gian nghệ thuật này.
Như vậy, có thể thấy khơng gian nghệ thuật trong truyện viết cho thiếu
nhi Việt Nam sau 1975 rất đa dạng, phong phú. Các kiểu không gian nghệ
thuật kể trên biến chuyển một cách linh hoạt, nhịp nhàng trong các sáng tác
dành cho thiếu nhi. Không gian ấy đã đem lại cho bạn đọc nhỏ tuổi cũng như
hầu hết người lớn một cái nhìn khá đầy đủ về thế giới trẻ thơ, để từ đó hiểu
sâu hơn tâm tư và nguyện vọng, cũng như khát khao và ước mơ của lứa tuổi
thanh thiếu nhi. Và điều này cũng đã được nhà văn tài hoa Nguyễn Nhật Ánh
khắc họa rõ nét trong các sáng tác dành cho thiếu nhi của mình.
1.3. Khơng gian nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh
Không gian là thế giới mà con người tồn tại, con người cảm thấy vị trí
và số phận của mình ở trong đó. Khơng gian trong truyện ngắn Việt Nam
đương đại được sử dụng để làm nổi bật cảm giác của con người trong một thế
giới ảo – thế giới đã được xử lý, nhằm thể nghiệm chính nó với tư cách là con
người tự ý thức về sự tồn tại và hiện sinh. Hòa chung với dòng chảy văn học
dành cho thiếu nhi, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng đã có những đóng góp
đáng kể về không gian nghệ thuật trong truyện viết cho thiếu nhi.


13

Có thể khẳng định, Nguyễn Nhật Ánh là một cây bút chuyên viết cho
tuổi nhỏ và tuổi mới lớn. Sáng tác của ông đã xây dựng được nhiều kiểu
không gian nghệ thuật khác nhau, góp phần tơ đậm số phận và tính cách các
nhân vật cũng như biểu đạt quan niệm nghệ thuật về con người qua các tác
phẩm ấy.
Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh trước hết
là không gian thiên nhiên. Không gian này mang một màu sắc rất riêng biệt.
Có khi đó là khơng gian được bó hẹp chỉ trong một khoảnh sân nhỏ với những
hoa trái đơn sơ được Nguyễn Nhật Ánh thu gọn trong tầm mắt và trang viết

của mình: “Phịng học của Thu Thảo nằm ở đằng trước, phía trái nhà, cửa sổ
trơng ra một khoảnh sân nhỏ trồng hoa. Góc sân là một cây ổi xum xuê, đầy
trái” [3, tr.29]; có khi đó chỉ là khơng gian phía sau hè của một nhà hàng xóm
khi nhân vật “tơi” đi dạo một chút với con Tủn trong tác phẩm Cho tôi xin
một vé đi tuổi thơ; đặc biệt không gian khu vườn cịn được bó hẹp trong vườn
nhà Hải cị khi bốn đứa trẻ thực hiện “chiến dịch tìm kho báu”. Với chiều kích
nhỏ hẹp của khơng gian này, tâm lý hành động của nhân vật được bộc lộ một
cách tối đa. Không gian khu vườn không những phù hợp với sự hiếu động,
thích khám phá của trẻ nhỏ mà cịn là nơi để chúng thể hiện trí tưởng tượng
phong phú của mình. Với suy nghĩ: “Trong khu vườn đó chắc chắn người ta
có chơn kho báu” [2, tr.143], bọn trẻ đã nhanh chóng tiến hành cuộc khai quật
kho báu một cách rất hào hứng. Mặc dù kết quả không được như ý muốn
nhưng dù sao các nhân vật nhí cũng đã được thực hiện ước mơ thích khám
phá những điều bí ẩn của mình. Nguyễn Nhật Ánh đã rất khéo léo khi xây
dựng một phông nền không gian cho những cuộc phiêu lưu kì thú, qua đó
giúp cho nhân vật bộc lộ cá tính của mình.
Trong Thiên thần nhỏ của tơi, khơng gian của khu vườn cũng được tác
giả nhìn dưới tầm mắt khá bó hẹp để thâu tóm đầy đủ mọi sự vật: “Phía sau


14

nhà là một khu vườn không rộng lắm nhưng khá dài, trồng nhiều loại cây ăn
trái như mít, ổi, mận, khế…” [4, tr.15]. Không những thế, để thu hẹp hơn nữa
khơng gian của khu vườn, Nguyễn Nhật Ánh cịn khắc họa thêm: “Khu vườn
được rào xung quanh bằng các dây kẽm gai chăng trên những cọc sắt và cọc
gỗ cắm xen kẽ, trên đó bị um tùm và hỗn độn một loại dây leo mà tôi không
biết tên. Dãy hàng rào bù xù đó khiến cho khu vườn vốn đã đầy cây cối và cỏ
dại càng thêm rậm rạp” [4, tr.16]. Với cách xử lí khơng gian như vậy, nhà văn
như đang muốn thâu tóm tất cả tạo vật vào tầm mắt của nhân vật tơi để từ đó

hịa lịng mình vào tình yêu thiên nhiên, cây cỏ. Bức tranh thiên nhiên lấp
lánh sắc màu lung linh ấy luôn tạo một cảm giác thân thuộc, gần gũi.
Đặc biệt, trong nhiều tác phẩm việc tạo nên sự bó hẹp của khơng gian
thiên nhiên đã đem lại độ căng, sức dồn nén tâm trạng cho nhân vật. “Những
giờ ra chơi, Mẫn thường ngồi dưới một gốc cây trong sân trường nhìn bạn bè
chạy nhảy, hò hét với nỗi thèm muốn và ghen tị lặng lẽ” [3, tr.32]. Không
gian ở đây thu hẹp lại dưới một gốc cây trong sân trường khiến cho bạn đọc
cảm giác nhân vật Mẫn càng trở nên nhỏ bé và cơ đơn hơn. Có thể nói,
Nguyễn Nhật Ánh hiểu sâu sắc và toàn vẹn tâm lý của lứa tuổi thanh thiếu nhi
nên mới có thể diễn tả được những trạng thái cảm xúc khó nói nhưng lại nói
vơ cùng chuẩn xác như thế. Theo dịng cảm xúc đó, một lần nữa không gian
thiên nhiên lại được nhà văn thể hiện dưới một nỗi buồn trầm lắng khó gọi tên
của Mẫn: “…khi anh đang ngồi một mình trong cơng viên nhẩn nha nhai một
cọng cỏ ướt… Chung quanh Mẫn, những gốc cây, những vạt cỏ, những chiếc
ghế đá mỗi lúc một chìm vào một vùng tranh tối tranh sáng, đùng đục và buồn
rầu. Trong khoảng nhờ nhờ đó, Mẫn trông rõ những chiếc lá đang thiu thiu
ngủ, chúng chúc đầu xuống, bất động, mệt mỏi và thỉnh thoảng lắc lư uể oải
theo gió” [3, tr.220]. Mượn thiên nhiên để diễn tả tâm trạng nhân vật cũng là
điểm nhấn trong nhiều trang viết của nhà văn. Trong khơng gian đó, Nguyễn


15

Nhật Ánh như để cho nhân vật tự suy ngẫm về trị chơi của mình, và qua
những trị chơi đó lại thể hiện một ước mơ đẹp đẽ của nhân vật. Hình ảnh
Mẫn cũng như bao đứa trẻ khác, chúng ln khát khao u, và được u
nhưng sự thiệt thịi của số phận đã không cho chúng thực hiện ước mơ đó.
Nguyễn Nhật Ánh mượn khơng gian thiên nhiên để sưởi ấm cho mỗi tấm lòng
nhân vật, và đồng thời qua đó nói lên nỗi xót xa, đồng cảm của bạn đọc đối
với thế giới trẻ thơ.

Có thể thấy, khơng gian nghệ thuật trong một số sáng tác của Nguyễn
Nhật Ánh có khi lại biến đổi linh hoạt để góp phần thể hiện tư tưởng của tác
giả. Xưa nay con người luôn ước ao được sống trong một môi trường thiên
nhiên trong lành, được đắm chìm trong một khơng gian thoáng đãng, sạch sẽ
và điều này càng cần thiết hơn đối với thế giới trẻ thơ. Nguyễn Nhật Ánh là
một nhà văn am hiểu điều này, bởi vậy mà trong một số tác phẩm của ông
không gian thiên nhiên được mở rộng biên độ với nhiều chiều kích. Khi thì
tác giả đưa ta chìm trong âm thanh rộn rã với những sắc màu tươi mới, ấm áp:
“Chim hót trên cành phượng ngoài sân nghe vui tai hơn… Trên các mái ngói
và các hành lang, những tia nắng mai ấm áp và mượt mà…” [1, tr.92]. Khi thì
khơng gian tràn trề sức sống tạo nên sự tươi mới cho cuộc đời: “Tiếng gió
thoảng, tiếng lá xào xạc và tiếng chim hót líu lo bên tai” [4, tr.25]. Ở đây,
khơng gian thiên nhiên mang màu sắc tươi sáng, mang vẻ đẹp lung linh.
Trong khơng gian đó, con người như hịa cùng thiên nhiên để thỏa mãn tận
cùng những sở thích, thú vui và ước muốn của mình. Người ta thường bảo, trẻ
con rất thích sáng tạo với các trị chơi tinh nghịch. Quả thật đúng như vậy,
dường như Nguyễn Nhật Ánh luôn đọc được những suy nghĩ sâu thẳm lúc ẩn
lúc hiện trong đôi mắt long lanh của các em, nên gắn với đó là những sắc màu
thiên nhiên ưa thích: “Mỗi khi ra vườn, tơi thích ngồi bệt xuống trên cỏ, mặc
dù khơng ít lần tơi bị mẹ mắng về tội làm dơ quần áo… hễ len lỏi giữa màu


16

xanh cây lá, tơi như chìm đắm vào thế giới quen thuộc với những hương vị
quen thuộc và thế là cánh mũi tôi hấp háy và tôi lại ngồi bệt xuống cỏ” [4,
tr.26]. Tuổi thơ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh là khi bạn cịn hịa mình với
thiên nhiên, khi bạn thấy góc vườn nhà mình sao rộng thế và là khi bạn “mặc
nguyên quần áo dầm mưa ngoài trời” hay “bứt lá, lượm nắp keng chơi bày
hàng hay lùng sục các bờ rào tìm hoa dủ dẻ”. Như vậy, có thể khẳng định,

Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên được một không gian thiên nhiên mang nhiều
màu sắc tâm trạng của lứa tuổi mộng mơ trong những trang văn của mình.
Nổi bật lên trong hàng nghìn trang sách của Nguyễn Nhật Ánh cịn là
khơng gian sinh hoạt đời thường. Đây là một kiểu không gian khá quen thuộc
trong các sáng tác văn học sau 1975. Không gian sinh hoạt đời thường trong
tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu là không gian trường lớp, phịng học,
căn nhà, phịng trọ,... Trong khơng gian gần gũi đó, các nhân vật lần lượt xuất
hiện một cách tự nhiên và bộc lộ tính cách, hành động của mình.
Căn nhà là nơi chất chứa biết bao kỷ niệm thân thương đối với trẻ nhỏ
và cả người lớn. Thấm đẫm trong các trang viết của Nguyễn Nhật Ánh, không
gian mỗi căn nhà hiện lên thật rõ nét, góp phần giúp nhân vật thể hiện những
suy tư, trăn trở của chính bản thân mình. Cho tơi xin một vé đi tuổi thơ là một
truyện khắc họa đậm nét loại khơng gian này. Đó là khơng gian mà cu Mùi
luôn cảm thấy cuộc sống thật buồn chán và tẻ nhạt vì ln phải làm những
điều mà mình khơng thích theo ý muốn của ba mẹ: sáng phải thức dậy trong
khi vẫn cịn muốn ngủ; phải ăn những món có nhiều chất dinh dưỡng trong
khi chỉ khối xực mì gói; phải ngủ trưa trong khi rất muốn đi chơi;… Từ đó
cho thấy, chính ở trong ngơi nhà của mình nhưng trẻ em luôn bị cấm cản mọi
thứ, luôn phải làm những điều mà người lớn thích, do đó chúng ln cảm thấy
ấm ức, khơng hài lịng với cuộc sống hiện tại. Dẫu vậy, “Đối với một đứa bé
ngôi nhà rất quan trọng. Một đứa bé sống trong nhà mình cũng tự nhiên và


17

máu thịt như sống trong bản thân mình. Nó khơng thể chạy khỏi nhà mình vì
điều đó sẽ làm nó đau đớn. Cũng như một con thỏ không thể chạy khỏi làn da
của mình” [2, tr.148]. Việc chú trọng xây dựng các lớp khơng gian đời thường
cịn đem đến cảm giác giúp người đọc cảm nhận được tình cảm và sự chăm
sóc chu đáo của tình mẹ, tình cha cho cuộc sống của mỗi gia đình. Theo đó,

nhà văn khơng chỉ tạo nên những chuyến tàu chở những suy nghĩ, ước mơ của
trẻ nhỏ mà còn là cả khát khao của những con người đã trưởng thành.
Không gian sinh hoạt đời thường trong những trang văn của Nguyễn
Nhật Ánh được biến đổi rất linh hoạt. Không gian ngôi nhà con Tí sún là nơi
diễn ra kế hoạch kiếm tiền mà không cần phải ngửa tay xin ba mẹ của bọn trẻ
bằng việc ni chó hoang: “Trang trại ni chó đặt bản doanh tại nhà con Tí
sún vì nhà nó rộng và ba nó hầu như đi vắng suốt ngày” [2, tr.186]. Với
những ý nghĩ cao đẹp là sẽ huấn luyện lũ chó thành những con chó thơng
minh, biết nghe lời; bọn trẻ đã tiến hành chăm sóc và huấn luyện lũ chó một
cách say sưa, đầy vẻ thích thú. Có thể nói, việc tạo ra những sắc màu khơng
gian gần gũi như vậy, nhà văn đã làm nổi bật được những đức tính q báu
của con trẻ, đó là tấm lòng yêu quý động vật, khát khao trở thành huấn luyện
viên tài giỏi và bản tính thích tự lập của trẻ em.
Việc lựa chọn những mẩu nhỏ không gian như những căn phịng trọ
ln nhắc đến trong nhiều trang viết cũng là một phần trong cách thể hiện
không gian đời thường trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh. Nhiệm, Chuyên
và Mẫn trong truyện dài Phòng trọ ba người là ba chàng sinh viên từ quê lên
thành phố trọ học. Trong tác phẩm, khơng gian phịng trọ được nhà văn xây
dựng với khung cảnh không rộng lắm nhưng luôn đầy ắp tiếng cười, sự đùa
nghịch của ba chàng thanh niên. Đó là không gian sinh hoạt, ăn uống, học tập
và đặc biệt hơn, trong khơng gian của căn gác đó các mối tình của ba chàng
trai hiện lên rõ nét. Từ đó cho thấy nhân vật ln ước mơ được sống trong


18

tình yêu thương, sự giúp đỡ của bạn bè cũng như những mối tình trong sáng
của thời sinh viên.
Khơng gian sinh hoạt đời thường trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh
cịn được thể hiện ở khơng gian trường lớp. Đối với lứa tuổi học trò, nhà

trường, lớp học là một xã hội thu nhỏ trong đời sống, là nơi học tập, vui chơi,
tương tác với thầy cô, bạn bè. Vào giờ ra chơi, các em được thỏa thích thực
hiện những trị chơi chúng thích mà khơng bị sự ngăn cấm của bất cứ ai. “Ra
chơi có lẽ là điều tuyệt vời nhất mà người lớn có thể nghĩ ra cho trẻ con… Ra
chơi có nghĩa là được tháo cũi sổ lồng, là được tha hồ hít thở khơng khí tự do”
[2, tr.18]. Không gian trường lớp không chỉ là nơi các em được vui chơi thỏa
thích, mà cịn là nơi để các em rèn luyện, chứng tỏ năng lực học hành của
mình. Bằng quyết tâm của mình, cu Mùi đã sưu tầm hết điểm 10 này đến
điểm 10 khác và nó bỗng trở nên tỏa sáng trong mắt ba mẹ, thầy cô và nhất là
“ngày ngày sung sướng bơi trong những tiếng trầm trồ của tụi bạn” [2,
tr.125]. Cu Mùi đã thật sự bước lên đỉnh của sự vinh quang. Có thể nói, khơng
gian trường lớp ln là những kỷ niệm khó qn của tuổi học trị. Trong
khơng gian đó, trẻ em vừa được học tập, vừa được vui chơi, lại vừa được
khám phá những điều lý thú và có thể chia sẻ những tình cảm chân thành của
chính bản thân mình.
Mặt khác, trong các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh, cịn nổi lên khơng
gian ký ức tuổi thơ. Như chúng ta đã biết, Nguyễn Nhật Ánh xa quê từ rất
sớm (ơng rời q hương vào Sài Gịn sinh sống và theo học ngành Sư phạm)
cho nên không gian tuổi thơ của ơng nói riêng và trong các sáng tác của ơng
nói chung chỉ cịn hiện về trong kí ức ở một miền q xa xơi. Khơng gian kí
ức trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ chủ yếu hiện lên trong gia đình, làng
quê và nhà trường. Trên cái nền đó, các nhân vật nhí lần lượt xuất hiện và
hành động. Các em đã cùng nhau vui chơi, học hành, khám phá thế giới này.


19

Trong khơng gian đó, các em đã thể hiện những sở thích, ước mơ của mình vơ
cùng tự nhiên, cũng như bộc lộ những suy nghĩ, tính cách rất hồn nhiên với
mọi người xung quanh: “Tôi rất thèm được đội lên đầu chiếc mũ của chú

Nhiên, đội một tẹo thôi rồi trả lại cũng đã vô cùng sung sướng… Rồi tơi nghĩ
đến ơng ngoại con Tí sún. Tơi nghĩ đến chịm râu của ơng. Chịm râu chẳng
có chút gì giống dấu ơ. Nó dài và thẳng, và rậm rạp, mỗi khi ăn phở ông phải
dành riêng một tay để vén râu cho khỏi ướt” [2, tr.117]. Đặc biệt ta thấy sự
gần gũi, thân thiết của các nhân vật trong truyện đều do không gian tạo ra.
Nhà thằng cu Mùi, thằng Hải cị, con Tủn và con Tí sún gần nhau nên chúng
có thể tập hợp nhau lại bất cứ lúc nào để cùng nhau chơi đùa. Có thể khẳng
định, mỗi trang ký ức của nhà văn đã đưa người đọc đi từ thú vị này đến thú
vị khác. Trang văn của Nguyễn Nhật Ánh như có một hấp lực mạnh mẽ cuốn
hút người đọc.
Như vậy, không gian nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh
phần lớn là không gian thiên nhiên, không gian sinh hoạt đời thường và không
gian ký ức tuổi thơ. Dưới ngòi bút sáng tạo của tác giả, không gian nghệ thuật
hiện lên một cách sinh động, biến chuyển nhịp nhàng, thể hiện được sự hồn
nhiên, trong sáng, cũng như tâm lý, ước muốn của tuổi mới lớn. Với những
sắc màu không gian hết sức sinh động này đã góp phần khắc họa tính cách và
số phận nhân vật trong nhiều tác phẩm được bộc lộ một cách chân thực nhất.


20

CHƯƠNG 2: TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH – NHỮNG
SẮC MÀU KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
2.1. Thế giới thiên nhiên – Không gian lung linh sắc màu
Những gam màu thiên nhiên trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của
Nguyễn Nhật Ánh len lỏi trong từng khe hở của các mẩu chuyện nhỏ. Thế
giới vạn vật đó khi thì hiện lên rất đậm nét, lúc thì chỉ một vài nét chấm phá
nhưng tất cả đều tạo nên những sắc màu không gian mới lạ cho tác phẩm.
Không gian thiên nhiên trong truyện được Nguyễn Nhật Ánh biến
chuyển một cách linh hoạt. Trên trục không gian ấy, nhiều khi tác giả cơi nới,

mở rộng một khoảng khơng gian khống đạt trên bầu trời cao, lúc lại thu hẹp,
chồng xếp tạo vật trong một khơng gian hạn hẹp để nhân vật có cơ hội thực
hiện những ước mơ giản dị của mình. Đến với Tôi thấy hoa vàng trên cỏ
xanh, chúng ta như chìm đắm trong những mảnh màu khơng gian sặc sỡ.
Trong bầu khơng khí thống đãng của bầu trời những ngày trong xanh, các
cậu bé, cơ bé như được hịa cùng sắc nắng chói chang của ngày hè: “Nắng
mùa hè rơi xuống từng bựng, hong vàng lá gịn nhà ơng Ba Huấn, lá nhãn
lồng nhà thầy Nhãn, lá vũ sữa trong vườn nhà bà tơi và hong vàng tóc hai anh
em tôi” [6, tr.99]. Không gian ở đây được dãn rộng ra trong cái nắng vàng
chói chang của mùa hè, thứ nắng ấy hong vàng các lá cây, làm cho tóc hai anh
em Thiều và Tường cũng như chuyển màu. Khơng gian của bầu trời trong
xanh cịn được tác giả khắc họa trong chuyện Nhà con Mận và Nơi trú ngụ
của cơng chúa. Đó là bầu trời xanh đong đầy gió của hi vọng, của mơ ước
cùng trị chơi thả diều thú vị của các em: “…Tôi thả hết sợi dây cước trong
tay, cột một đầu dây vào gốc cây dương liễu rồi gối đầu trên khúc gỗ mục,
ngửa mặt nhìn lên bầu trời xanh ngắm những cánh diều bay lượn” [6, tr.3839]; “Xưa nay, tôi vẫn cùng tụi bạn chơi đùa, chạy nhảy trên bãi cỏ mênh
mông của nghĩa trang, rủ nhau thi thả diều hoặc lượm phân bò khơ hun khói


21

để dụ bọ rầy vào những chiều trời đong đầy gió” [6, tr.322]. Có thể nói, việc
tạo dựng nên khơng gian mênh mông của bầu trời xanh thẳm làm cho trang
văn của Nguyễn Nhật Ánh dài thêm, cao hơn, rộng thênh thang trên mọi
phương diện, giúp người đọc cảm nhận được bầu khơng khí trong lành của
làng q n bình. Mặt khác, sự phối hợp giữa sắc xanh của bầu trời và sắc
vàng của ánh nắng đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên lung linh sắc màu,
thể hiện tình yêu vạn vật của các nhân vật.
Trong truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật
Ánh, không gian tạo vật không chỉ được cơi nới, mở rộng như trên mà còn

được kéo dài, dãn ra để chúng ta có cái nhìn bao qt nhất về thế giới tự nhiên
đa sắc màu. Khơng chỉ có trời, có nắng,… mà cịn có cả cỏ cây, hoa lá và các
con vật: “Những vạt đất quanh giếng đá lúc nào cũng ẩm ướt nên cỏ dại
quanh năm tươi tốt. Cỏ lá gừng, cỏ xuyến chi mọc lẫn với rau dền, rau sam,
thỉnh thoảng chen vào một cây hoa mào gà đỏ tía. Cỏ mọc dày, lan ra cả thềm
giếng. Phía xa là vạt rau muống, lá xum xuê và xanh ngăn ngắt. Cỏ gà mọc
lên chỗ tiếp giáp giữa cỏ và rau” [6, tr.101-102]. Đặc biệt “Trẻ con thôn quê
là bạn của các con vật. Con trâu, con bị, con chó, con mèo, các loại chim
chóc và các loại cơn trùng”[6, tr.104]. Có thể thấy, hiếu động vốn là bản tính
của trẻ con, chơi trò này chán lại nghĩ ra trò khác. Tuổi thơ của Thiều và
Tường gắn bó mật thiết với nhau. Trong khi Tường thích chơi tất cả các con
vật kể cả nhền nhện, sâu róm, cóc và những trị chơi nhẹ nhàng của con gái,
thì Thiều lại thích chơi với dế, bọ rầy và những trò chơi cảm giác mạnh như
ném đá, phóng dao,… Tuy vậy trong thế giới của các con vật đó, cả hai anh
em cũng có những trị chơi chung như chơi u, bịt mắt bắt dê, thả diều,… hay
chơi chọi gà. Đó cịn là không gian của con suối, nơi Tường thử vận may bơi
lội với việc cho chuồn chuồn ớt cắn rốn,… Việc kéo giãn không gian nghệ
thuật như trên nhằm làm cho tác phẩm tăng thêm về chiều dài lẫn bề ngang.


×