Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Màu sắc phong cách khẩu ngữ trong một số truyện ngắn về người trí thức của nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.12 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:
MÀU SẮC PHONG CÁCH KHẨU NGỮ TRONG MỘT SỐ TRUYỆN
NGẮN VỀ NGƯỜI TRI THỨC CỦA NAM CAO
Người hướng dẫn:
TS. Bùi Trọng Ngoãn
Người thực hiện:
Vũ Ngọc Mai

Đà Nẵng, tháng 5/2013


1

Lời cam đoan
Tôi Vũ Ngọc Mai xin cam đoan:
1. Những nội dung trong luận văn này là do tôi nghiên cứu, thực hiện dưới sự
hướng dẫn của GVC.TS Bùi Trọng Ngoãn.
2. Mọi tham khảo trong luận văn này đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả,
tên cơng trình, thời gian, địa điểm công bố.
3. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung khoa học trong cơng trình này.
Đà Nẵng, ngày 08, tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Vũ Ngọc Mai



2

Tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Bùi Trọng Ngoãn, cán bộ
giảng dạy khoa Ngữ Văn, Trường Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy, cô giáo khoa Ngữ
Văn cùng tất cả bạn bè đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tơi hồn thành khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ đang công tác tại thư viện trường Đại
Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm và mượn
tư liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và hồn thành khóa luận này.
Do trình độ, kinh nghiệm nghiên cứu và thời gian có hạn nên mặc dù chúng
tơi đã có nhiều cố gắng, khóa luận vẫn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tơi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu của q thầy cơ và các bạn để
khóa luận được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, ngày 08 tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Vũ Ngọc Mai


3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong q trình hình thành và phát triển, tiếng Việt được đánh giá là thứ
ngôn ngữ phong phú và phức tạp. Không một ai có thể chắc chắn rằng mình có một
vốn hiểu biết am tường về nó. Ngơn ngữ chỉ tồn tại và bộc lộ bản chất của nó thơng
qua việc hành chức. Cũng giống như những ngôn ngữ chung trên thế giới, tiếng
Việt là công cụ giao tiếp thông qua quá trình tư duy nhằm truyền đạt thơng tin từ
người này đến người kia. Vì vậy, mỗi lời nói của một cá nhân phát ra ai cũng mong

hiểu rõ, hiểu đúng ý nghĩa và bản chất của nó để mang lại những hiệu quả giao tiếp
cao nhất.
Trong các tác phẩm văn học, việc nhà văn lấy lời ăn tiếng nói hàng ngày của
quần chúng nhân dân đưa vào tác phẩm của mình càng làm tăng tính chân thực, sinh
động, góp phần tạo nên thành công của tác phẩm và gián tiếp thể hiện dụng ý nghệ
thuật của người viết.
Có thể nói trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 có ý nghĩa
như một mốc son khơng chỉ đánh dấu q trình hiện đại hóa nền văn học mà còn
đánh dấu sự ra đời và xuất hiện nhiều trào lưu văn học dân tộc. Nhắc đến dòng văn
học hiện thực phê phán, chúng ta không thể không nhắc đến Nam Cao – người đã
có cơng lớn trong việc thúc đẩy sự hình thành và phát triển trào lưu văn học hiện
thực góp phần cách tân và hiện đại hóa nền văn xi Việt Nam hiện đại. Nam Cao
được đông đảo bạn đọc yêu mến bởi dấu ấn nhà văn in đậm trong từng trang viết,
đặc biệt là việc vận dụng sáng tạo ngôn ngữ khẩu ngữ đem lại hiệu quả nghệ thuật
cao. Những trang viết ấy không chỉ phản ánh đặc điểm tính cách nhân vật, vị thế xã
hội mà cịn thể hiện cả nét văn hóa đặc thù của người xứ Bắc. Đó cũng chính là lí do
để chúng tôi chọn đề tài: “Màu sắc phong cách khẩu ngữ trong một số truyện ngắn
về người trí thức của Nam Cao”.


4

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nam Cao là một nhà văn tài năng có một phong cách sáng tác độc đáo vì vậy
đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Theo thống kê thì đã có
hơn hai trăm cơng trình lớn nhỏ nghiên cứu về Nam Cao. Điều đó càng góp phần
khẳng định vị trí và vai trị của nhà văn trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Do
phạm vi đề tài nên ở đây chúng tơi chỉ lựa chọn cơng trình nghiên cứu tiêu biểu của
một số tác giả có liên quan tới đề tài.
Tác giả Bùi Công Thuấn trong Nam Cao về tác gia và tác phẩm, đã nhận xét

rằng: “Nam Cao thường viết những câu rất ngắn và cộc, dường như không thể rút
ngắn lại” [24, tr.369]. Tác giả cịn chỉ ra chất giọng riêng của Nam Cao đó là: giọng
nói chan chát như băm, như bổ vào mặt người ta; giọng văn mang yếu tố hài, có
nhiều trong hình ảnh méo mó của nhân vật và tốt ra từ bản thân câu chuyện mà
tác giả kể. Đáng chú ý hơn là tác giả còn rất tinh tế khi chỉ ra rằng bản chất của chất
giọng đó chính là “giọng nói của người nơng dân Bắc bộ. Vừa cộc, vừa đốp chát,
bơ bơ thẳng thừng, vừa tính tốn, nói xi cũng được nói ngược cũng nên” [24,
tr.371]. Đây là bài viết mang tính khoa học cao, khá sâu và toàn diện. Cung cấp
nhiều kiến thức quan trọng và rất bổ ích cho những ai quan tâm nghiên cứu về ngôn
ngữ trong truyện của Nam Cao.
Tác giả Phan Diễm Phương trong Nam Cao về tác gia và tác phẩm nghiên
cứu ngôn ngữ kể truyện của Nam Cao, cho rằng: “Ngôn ngữ người kể chuyện của
Nam Cao có cái vẻ khách quan lạnh lùng” [24, tr.425]. Và chính điều đó chi phối
đến lối kể chuyện của nhà văn đó là: khơng những kể truyện mà còn kể tâm trạng;
vừa kể vừa suy ngẫm một cách triết lí. Giọng điệu từ đó cũng bị chi phối theo đó là
giọng nghiêm nghị, giọng hài hước, giọng trân trọng, nâng niu và có cả giọng đay
nghiến, mỉa mai. Đây chính là sự đa thanh, đa giọng điệu ngôn ngữ kể truyện của
Nam Cao chứng tỏ tác giả phải là người am hiểu rất sâu về chất giọng chủ yếu trong
văn của Nam Cao.
Tác giả Bích Thu cho rằng: “Ngơn ngữ trong sáng tác của Nam Cao là ngôn
ngữ đa âm, phức điệu, hiện đại”. Nhưng trong những sáng tác của ông,“ông lại đặc


5

biệt thành công trong cách dùng khẩu ngữ với sự điểm xuyết những thành ngữ, tục
ngữ dân gian”. [24, tr.32]. Đây chính là đánh giá rất xác đáng về ngơn ngữ trong
sáng tác của Nam Cao mà chúng tôi cho rằng nó rất có giá trị đối với đề tài mà
chúng tôi đang nghiên cứu. Trên cơ sở những nhận xét, đánh giá này sẽ giúp chúng
tơi có một cái nhìn khách quan, tồn diện hơn về ngơn ngữ của Nam Cao.

Trần Văn Hiếu có một nhận xét rất đáng chú ý như sau: “Nam Cao là nhà
văn lớn bởi ông là một nghệ sĩ ngôn từ đầy tài năng”. Với năng lực đặc biệt trong
việc “vận dụng tiếng nói của đời sống một cách chủ động với trình độ nghệ thuật
cao, Nam Cao đã tạo ra trong tác phẩm của mình hầu như đủ mọi giọng điệu” [7,
tr. 191]. Như vậy, trong các sáng tác Nam Cao đã rất tinh tế và khéo léo trong việc
khai thác triệt để vốn ngơn ngữ ngay trong nội tại của nó, tức là lấy ngay lời ăn
tiếng nói của chính những con người sống xung quanh mình, tạo ra giá trị nghệ
thuật cao.
Như vậy, có thể thấy rằng những nhận xét, nhận định của các tác giả nêu trên
vẫn đang còn mang tính chung chung. Chưa có cơng trình, bài viết nào đi sâu
nghiên cứu một cách có hệ thống và tồn diện về “Màu sắc phong cách khẩu ngữ
trong một số truyện ngắn về người trí thức của Nam Cao”. Vì thế mà chọn nghiên
cứu đề tài này chúng tôi gặp khơng ít những khó khăn, thử thách trên con đường mở
ra chân lí khoa học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Màu sắc phong cách khẩu ngữ trong
một số truyện ngắn về người trí thức của Nam Cao”.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi tập trung nghiên cứu khẩu ngữ trong
ba truyện ngắn viết về người trí thức của Nam Cao đó là: Đời thừa, Giăng sáng và
Đơi mắt được rút ra trong tập “Truyện ngắn Nam Cao”, Nxb Văn học năm 2007.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài: Màu sắc phong cách khẩu ngữ trong một số truyện ngắn
về người trí thức của Nam Cao, chúng tơi chọn áp dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp khảo sát – thống kê: phương pháp này giúp chúng tôi khảo sát,
thống kê tần số xuất hiện của các từ ngữ khẩu ngữ trong một số truyện ngắn về


6


người trí thức của Nam Cao. Từ đó là cơ sở cho những đánh giá rút ra được cụ thể
và chính xác hơn.
- Phương pháp phân tích, chứng minh: giúp chúng tôi rút ra được ý nghĩa và
làm rõ giá trị, phong cách ngôn ngữ khẩu ngữ trong truyện ngắn về người trí thức
của Nam Cao.
- Phương pháp tổng hợp, khái quát: phương pháp này nhằm rút ra những nhận
xét, đánh giá khái quát nhất về những giá trị nghệ thuật ngơn ngữ đã phân tích,
chứng minh. Đây cũng là cách để nêu bật đóng góp của Nam Cao về việc vận dụng
ngôn ngữ khẩu ngữ - những lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân vào trong sáng
tác của mình đem lại giá trị nghệ thuật cao.
5. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu Màu sắc phong cách khẩu ngữ trong một số truyện
ngắn về người trí thức của Nam Cao, đề tài nghiên cứu hướng tới mục đích sau:
- Vận dụng lí thuyết để khảo sát, phân tích ngơn ngữ khẩu ngữ trong truyện
ngắn về người trí thức của Nam Cao
- Trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra những nhận xét, đánh giá về khẩu ngữ trong
việc thể hiện xuất sắc vai trị của nó trong truyện ngắn về người trí thức của Nam
Cao. Với việc vận dụng khéo léo khẩu ngữ vào sáng tác truyện ngắn, Nam Cao đã
góp phần lột tả tính cách nhân vật, ngôn ngữ ứng xử, đặc biệt là cho người đọc hiểu
rõ nét hơn về nét văn hóa đặc thù của người dân xứ Bắc.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chương II: Màu sắc phong cách khẩu ngữ trong một số truyên ngắn về người
trí thức của Nam Cao
Chương III: Vai trò của khẩu ngữ trong truyện ngắn về người trí thức của
Nam Cao


7


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.
1.1 Tính tổng hợp trong phong cách chức năng ngơn ngữ nghệ thuật
Trước đây, đã có rất nhiều học giả nghiên cứu về tính tổng hợp trong phong
cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật. Ở đây, chúng tôi thống nhất với quan điểm
của Bùi Trọng Ngoãn trong Giáo trình phong cách học tiếng Việt [19, tr.21] khi cho
rằng ngôn ngữ nghệ thuật là một phong cách chức năng với những lý do sau đây:
Thứ nhất, các phong cách chức năng ngơn ngữ bao giờ cũng có sự giao thoa
và sự tương tự ở nhiều phương diện. Chẳng hạn, phong cách khoa học và phong
cách chính luận đều có chức năng thông tin và chức năng tác động. Hay phong cách
khoa học và phong cách chính luận đều có tính luận lí (tính logic).
Thứ hai, rõ ràng ngơn ngữ nghệ thuật là kiểu giao tiếp của mọi người. Kiểu
giao tiếp này cũng có đối tượng, có vai giao tiếp (người kể chuyện – độc giả), có
mục tiêu giao tiếp thể hiện qua các chức năng, có hồn cảnh giao tiếp (đọc, nghe) và
có những đặc điểm riêng về ngơn ngữ. Như vậy, ngơn ngữ nghệ thuật có đầy đủ các
điều kiện, các tiêu chí của một phong cách chức năng.
Phong cách ngơn ngữ nghệ thuật (cịn gọi là phong cách ngôn ngữ văn học,
phong cách ngôn ngữ văn chương) là phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong các
loại hình văn chương, được xây dựng trên cơ sở tư duy hình tượng.
Tính tổng hợp chính là một đặc trưng của phong cách chức năng ngôn ngữ
nghệ thuật. Bởi ngôn ngữ nghệ thuật dung nạp tất cả mọi phong cách chức năng
ngơn ngữ khác, đa dạng trong hình thức thể hiện ngơn ngữ. Có người cịn cho rằng
tính tổng hợp này là sự tổng hợp giữa ý nghĩa biểu đạt của phương tiện ngôn ngữ và
ý đồ nghệ thuật của tác giả. Ngồi tính tổng hợp, PCCNNN nghệ thuật cịn có các
đặc trưng như: tính hình tượng, tính thẩm mỹ, tính cá thể hay tính riêng trong phong
cách nghệ thuật của nhà văn.
Đặc điểm ngôn ngữ của PCCNNN nghệ thuật bao gồm:
+ Đặc điểm ngữ âm: là minh chứng tiêu biểu cho sự tận dụng mọi tiềm năng
của ngữ âm tiếng Việt.



8

+ Đặc điểm từ vựng: sử dụng toàn bộ vốn từ tiếng Việt
+ Đặc điểm ngữ pháp: tận dụng mọi kiểu câu của tiếng Việt.
+ Đặc điểm diễn đạt: sử dụng triệt để các hình thức tu từ.
1.2 Phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày (phong cách
khẩu ngữ)
1.2.1 Khái niệm lời hội thoại (khẩu ngữ) trong giao tiếp tự nhiên
Phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày (PCSHHN) còn được
gọi là phong cách khẩu ngữ tự nhiên, phong cách khẩu ngữ là phong cách ngôn ngữ
giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày. Phong cách này tồn tại trong cộng đồng với
tính cách là một kiểu nói năng phổ thơng, phổ biến nhất. Nó được hình thành từ
thói quen ngơn ngữ của một dân tộc thơng qua con đường tiếp xúc tự nhiên giữa
con người trong gia đình, trong cộng đồng xã hội.[19, tr. 8].
Đinh Trọng Lạc là người đầu tiên đã có ý thức tách biệt hai biến thể của
phong cách ngôn ngữ này. Theo ông, ngôn ngữ sinh hoạt bao gồm: ngôn ngữ sinh
hoạt “tự nhiên” và ngơn ngữ sinh hoạt “văn hóa” (khẩu ngữ tự nhiên, khẩu ngữ văn
hóa).
- Khẩu ngữ tự nhiên: khơng theo nghi thức, tính thân mật cao hơn tính xã
giao. Nó mang tính chất tự nhiên, thoải mái và do đó nó trở nên sinh động, thân
mật, gần gũi. Do thói quen, do tính chất của mối quan hệ vai bằng nhau giữa hai
người đối thoại, trong những hoàn cảnh không theo nghi thức, do tâm trạng lúc giao
tiếp, họ có thể dùng cả những từ ngữ thơ lỗ, tục tằn.
- Khẩu ngữ văn hóa: theo nghi thức, tính xã giao rõ rệt. Đây là dạng tồn tại
của phong cách khẩu ngữ ở các nơi giao tiếp cộng đồng, công sở. Sự trao đổi tuy
diễn ra giữa các cá nhân với nhau nhưng thường vẫn có sự hiện diện của những
người xung quanh, vẫn được dùng trong hoàn cảnh theo nghi thức, trong tình thế
vai bằng nhau và vai không bằng nhau của các người giao tiếp, vẫn tuân theo những

qui tắc xã giao, ứng xử tối thiểu.
Như vậy, có thể hiểu nơm na rằng phong cách khẩu ngữ là cách nói tự nhiên,
thoải mái, thân mật và gần gũi trong giao tiếp giữa con người với con người. Phong


9

cách khẩu ngữ tồn tại phổ biến trong đời sống cộng đồng và nó có thể bị chi phối
bởi tâm trạng và hoàn cảnh của người tham gia giao tiếp.
1.2.2 Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày
a, Đặc điểm ngữ âm
Âm sắc mang tính cá thể và phát âm theo tập quán địa phương.
b, Đặc điểm từ vựng
Thiên về dùng những từ ngữ có hình ảnh, có tính cụ thể và giàu sắc thái biểu
cảm. Thường hay dùng các thán từ, tình thái từ, quán ngữ, thành ngữ. Từ ở đây
thường được dùng theo nghĩa khẩu ngữ. Phong cách khẩu ngữ ưa dùng những từ
tượng thanh, từ tượng hình; có mặt nhiều từ địa phương, từ thơng tục, tiếng lóng.
Bên cạnh đó, cách gọi tên đối tượng bằng những cái tên chỉ rõ đặc điểm nhận diện
cũng được sử dụng phổ biến.
c, Đặc điểm ngữ pháp:
Trong nhiều trường hợp, người nói khơng quan tâm nhiều đến tổ chức câu nói
vì vậy hiện tượng vi phạm logic khách quan vẫn khá phổ biến. Cũng do đối thoại
trực tiếp, có ngữ cảnh nên thường có hiện tượng tỉnh lược và trong cấu trúc cú pháp
của phong cách này thường hay có yếu tố dư.
d, Đặc điểm diễn đạt:
Phong cách khẩu ngữ thường có hiện tượng iếc hóa, nói láy, nói tắt. Ưa cách
nói ví von, khoa trương, ưa dùng các cách diễn đạt ẩn dụ, hoán dụ. Đề tài thường
khơng có chủ đề nhất định mà ln chuyển đổi. Do quan hệ của người nói và người
nghe trong thực tế nên trong khẩu ngữ phát ngôn thường có nghĩa hàm ngơn.
1.3 Cá tính sáng tạo và phong cách ngơn ngữ của nhà văn.

1.3.1 Cá tính sáng tạo của nhà văn
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn học
cho rằng: “Cá tính sáng tạo là biểu hiện rực rỡ của các phạm trù cái chủ quan, cái
cá biệt, cái không lặp lại trong tài năng của nghệ sĩ. Cá tính sáng tạo biểu hiện tập
trung ở cái nhìn nghệ thuật độc đáo, ở cách cảm nghĩ của nhà văn có khả năng đề
xuất những nguyên tắc, biện pháp nghệ thuật mới mẻ, tạo thành một ngôn ngữ nghệ


10

thuật mới trong việc biểu hiện những nội dung mới của đời sống và tư tưởng”. Các
nhà nghiên cứu cũng đồng ý rằng:“Khơng nên đồng nhất cá tính sáng tạo trong
nghệ thuật với cá tính sáng tạo trong đời sống. Và cá tính sáng tạo là cơ sở của
phong cách nghệ thuật, là nhân tố không thể thiếu của quá trình văn học”.[7, tr.3031]
Phương Lựu trong cuốn Lí luận văn học có trích câu nói của L. Tơnxtơi như
sau: “Khi ta đọc hoặc quan sát một tác phẩm nghệ thuật của một tác giả mới, thì
câu hỏi chủ yếu nảy ra trong lòng chúng ta bao giờ cũng là như sau: Nào, anh ta là
con người thế nào đây nhỉ? Anh ta có gì khác với tất cả những người mà tơi đã biết,
và anh ta có thể nói cho tơi thêm một điều gì mới mẻ về việc cần phải nhìn cuộc
sống chúng ta như thế nào?”[17, tr.235-236]. Theo đó, L.Tơnxtơi đã đề cao vai trị
của cá tính sáng tạo của nhà văn trong quá trình sáng tác nghệ thuật.
Như vậy, các quan niệm trên có vai trị định hướng cho những ai quan tâm
tìm hiểu về văn học nghệ thuật nói chung và cá tính sáng tạo của nhà văn nói riêng.
Tiếp thu những ý kiến trên, chúng tơi cho rằng: Cá tính sáng tạo là cái thuộc về
phạm trù cái cá nhân, thuộc về chủ thể sáng tạo. Cá tính là cái tư chất, tính cách bên
trong con người. Cá tính sáng tạo thể hiện ở năng lực riêng của mỗi con người.
Những nét riêng về tâm lý, suy nghĩ, tình cảm và tài năng, sở trường của nhà văn
được kết tinh cao độ trong tác phẩm. Nó thuộc về năng lực chủ quan của người sáng
tác nghệ thuật, có vai trị khẳng định chỗ đứng riêng của nhà văn trong lòng bạn
đọc.

Khoảng thời gian Nam Cao xuất hiện và trở thành một hiện tượng được công
chúng đặc biệt quan tâm thì văn xi Việt Nam hiện đại đang đi hết một giai đoạn
phát triển của nó. Sau ba mươi năm đầu thế kỷ chuẩn bị và tập dượt viết văn bằng
chữ Quốc ngữ theo quan niệm, phương pháp và thể loại của văn học phương Tây,
đến những năm ba mươi, văn học Việt Nam đã có thể tách ra hai dòng lãng mạn và
hiện thực cùng tiếp nối phát triển với quy luật gia tốc của lịch sử. Ở các tác giả tiêu
biểu của cả hai dịng đều đã có những tác phẩm định hình làm nên gương mặt của
họ và tạo nên cá tính sáng tạo, tính cách của dịng. Khái Hưng có Hồn bướm mơ


11

tiên (1933), Nửa chừng xuân (1934). Thạch Lam có Gió đầu mùa (1937), Nắng
trong vườn (1938). Nguyễn Công Hoan với Kép Tư Bền (1935), Bước đường cùng
(1939). Vũ Trọng Phụng nổi tiếng với Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê (cùng năm 1939).
Nguyên Hồng với Bỉ vỏ (1936), Những ngày thơ ấu (1939). Ngơ Tất Tố có Tắt đèn
(1939).
Trong khung cảnh đó, Nam Cao có vẻ như là người đến sau. Vậy mà bằng
những tác phẩm viết ra lúc đó ơng đã chứng tỏ cho đương thời và cả về sau này thấy
ông không đến muộn so với các đồng nghiệp. Ở một số mặt nhất định, ơng cịn vượt
hơn họ và tỏ ra hiện đại hơn. Chính cá tính sáng tạo của Nam Cao đã tạo nên thành
công vượt bậc ấy.
1.3.2 Phong cách ngơn ngữ của nhà văn
Nói tới phong cách ngơn ngữ của nhà văn là nói tới cái sáng tạo độc đáo mới
mẻ đi liền với phẩm chất thẩm mỹ thể hiện sự thống nhất giữa hình thức và nội
dung nghệ thuật. Như nhóm tác giả Võ Bình đã nhận xét: “Ngơn ngữ Hồ Xn
Hương độc đáo kì dị vì biết khai thác những màu sắc lịe loẹt, những từ tượng hình,
tượng thanh lắt léo, những cách nói lái, chơi chữ…của dân gian. Ngôn ngữ Nguyễn
Du đa dạng, kết tinh nhiều mặt tinh hoa của tiếng Việt. Thơ Tú Xương khai thác
mặt giản dị, hồn nhiên, nâng khẩu ngữ thành thơ. Ngơn ngữ Hồ Chủ tịch bình dị mà

thấm thía, sáng sủa mà phong phú đa dạng. Thơ Tố Hữu giàu nhạc điệu say lòng
người, còn thơ Chế Lan Viên ít nhạc điệu nhưng khai thác khả năng diễn đạt nhiều
tầng nghĩa của tiếng Việt…”[19, tr.64]. Với Nam Cao, về mặt ngôn ngữ ông thường
viết những câu rất ngắn và cộc, dường như không thể rút ngắn hơn, ông nói toạc
hết, không kiêng nể cũng chẳng cần giữ gìn ý tứ. Có thể nói “chất giọng ngơn ngữ
nơng dân Bắc Bộ chi phối nhiều yếu tố, và là một trong những yếu tố quan trọng
tạo nên phong cách ngôn ngữ của Nam Cao”[24, tr.371]. Như vậy, mỗi nhà văn
đều có một phong cách ngơn ngữ riêng. Điều đó cũng không khẳng định tuyệt đối
rằng, nhà văn nào cũng có thể tạo ra cho mình một phong cách ngơn ngữ nghệ
thuật. Nó phụ thuộc rất nhiều vào sự tìm tịi, học hỏi của người nghệ sĩ. Hay nói
cách khác là nó địi hỏi một q trình lao động nghệ thuật nghiêm túc mới mong có


12

được một phong cách ngôn ngữ để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc.
1.4 Nam Cao và truyện ngắn của ông được chọn khảo sát
1.4.1 Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ngày 29- 10- 1917 trong một gia đình
trung nơng, tại làng Đại Hồng thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân,
tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam).
Ra đi ở độ tuổi còn rất rất trẻ, khi mà tuổi đời sáng tác nghệ thuật đang ở độ
chín muồi nhất, sự hi sinh của Nam Cao chính là một tổn thất rất lớn cho nền văn
học nước nhà. Trên suốt hành trình sáng tác nghệ thuật, từ khi mới bắt đầu đến lúc
nhắm mắt xuôi tay, Nam Cao luôn trung thành với bút pháp hiện thực. Bởi những
tác phẩm của ông không hề xa rời hiện thực mà luôn hướng đến những nỗi khổ đau,
những mất mát, những giằng xé bên trong của con người. Có được những thành
cơng ấy chính là nhờ Nam Cao có một quan điểm nghệ thuật hết sức tiến bộ, khá
toàn diện và nhất quán. Ông phê phán thứ văn chương thoát ly hiện thực của văn
chương lãng mạn đương thời, ông yêu cầu nghệ thuật chân chính phải trở về với đời

sống, phải nhìn thẳng vào sự thật, nói lên được nỗi thống khổ của hàng triệu nhân
dân lao động lầm than: “Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối,
không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra
từ những kiếp lầm than” (Giăng sáng). Hơn thế nữa, Nam Cao ý thức rất rõ vai trò
của người sáng tạo nghệ thuật rằng: “Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào
sâu, biết tìm tịi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.
Chính bởi quan niệm nghệ thuật hết sức đúng đắn và sâu sắc ấy mà Nam Cao đã
chọn được lối đi cho riêng mình. Ơng cịn được bạn đọc trìu mến gọi bằng cái tên
nhà văn có biệt tài về phân tích tâm lý nhân vật. Ngòi bút Nam Cao sắc lạnh, nhiều
tác phẩm của ông thường viết về những cái tủn mủn, vặt vãnh hằng ngày nhưng nó
lại đặt ra những vấn đề có tính bức thiết của xã hội, là mối quan tâm của nhiều
người. Đó chính là vấn đề về thân phận con người, vấn đề cải tạo xã hội, tương lai
của dân tộc và nhân loại. Hay nói khác hơn là nó mang ý nghĩa nhân văn và nhân
bản lớn lao.


13

Nam Cao sáng tác nhiều thể loại đa dạng như truyện ngắn, tiểu thuyết, nhật
ký,…song đặc biệt tài năng và tâm huyết của ông tập trung ở thể loại truyện ngắn.
Chỉ ở thể loại này, nhà văn mới bộc lộ hết tài năng nghệ thuật, óc quan sát, khả
năng phân tích và cái nhìn rất riêng về cuộc đời và con người.
Viết về những người nông dân nghèo khổ và bất hạnh, bằng trái tim nhân đạo
và cái nhìn sắc sảo, Nam Cao đã đi sâu vào những góc khuất, những hồn cảnh điển
hình làm cho con người bị tha hóa. Đó là những con người thấp cổ bé họng, khơng
có quyền thế bị những thế lực trong xã hội áp bức, chà đạp. Nam Cao đã thông cảm,
thấu hiểu và đứng về phía những người nơng dân khi họ bị khinh bỉ, xua đuổi, bị hắt
hủi một cách bất cơng. Đứng về phía họ, Nam Cao vẫn tin rằng đằng sau vẻ bề
ngồi xấu xí, dị thường, trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn cịn nhân tính, vẫn khao
khát sống một cuộc sống “ra người” như nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng

tên. Hay khi Nam Cao viết về gia đình chị đĩ Chuột (Nghèo) trong cảnh nghèo đói
đến thê thảm. Chồng thì ốm đau liên miên lúc nào cũng thuốc men, lũ con đơng
nheo nhóc ln mồm kêu khóc vì đói q. Hoặc là cảnh Dần trong Một đám cưới.
Vì gia đình nghèo túng quá, Dần đã phải đi lấy chồng sớm để gia đình bớt đi một
miệng ăn và cũng vì khi mẹ của Dần nằm xuống gia đình nghèo quá đã nhận của
người ta hai mươi đồng bạc cưới. Quả thực, cuộc sống con người hiện lên qua
những trang văn của Nam Cao trở nên thật nghèo nàn, đói khổ, hốc hác, xám ngắt
như khung cảnh xã hội Việt Nam những năm 1930 – 1945.
Có thể nói, cùng với việc lên án gay gắt những thành kiến, những hủ tục của
xã hội và trân trọng những khát khao nhân bản của con người đã làm cho Nam Cao
thực sự trở thành một nhà văn nhân đạo của văn học Việt Nam hiện đại.
1.4.2 Truyện ngắn về người trí thức của Nam Cao
Hình ảnh người trí thức trong truyện ngắn của Nam Cao hiện lên thật sinh
động và cụ thể qua những tấn bi kịch và những cuộc đấu tranh tư tưởng đầy căng
thẳng nhưng họ càng ngày càng rơi vào bế tắc khơng tìm thấy lối ra. Họ sống trong
khơng khí ngột ngạt, tù túng, trong nỗi dày vò lo lắng của cơm áo gạo tiền của cuộc
sống sinh hoạt hàng ngày. Nó đối lập hoàn toàn với chất nghệ sĩ vẫn âm thầm cháy


14

trong trái tim họ, họ khát khao tự do được sống theo ý muốn của mình. Chính từ tư
tưởng đậm chất nhân văn đó mà Nam Cao đã đồng cảm sâu sắc với bi kịch của
những con người.
Nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa là một nhà văn nghèo tốt bụng và có
trái tim nhân hậu. Giữa lúc Từ bị người yêu phụ bạc có mang và lại phải gánh trên
đôi vai thêm một người mẹ già mù và quanh năm nay ốm mai đau. Anh đã “cúi
xuống nỗi đau khổ của Từ. Hộ đã cúi xuống và đã đưa một bàn tay cầm lấy cái bàn
tay mềm yếu của Từ, giữa lúc Từ đau đớn không bờ bến” [26, tr.386]. Đó là hành
động của một người quân tử sẵn sàng giúp đỡ kẻ yếu mà khơng hề tính thiệt so hơn.

Nhưng ít lâu sau, những thành viên mới trào đời kéo theo bao mối lo toan đủ thứ
tiền. Nếu như ngày xưa: “ Đói rét khơng nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý
tưởng (…) Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho
cái tài của hắn mỗi ngày thêm nảy nở. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tịi, nhận xét và suy
tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả ” [26, tr.387] thì bây
giờ: “ Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi khổ đau của
một kẻ đàn ơng khi thấy vợ con mình đói rách” [26, tr.387]. Và trước kia, anh đã
từng mơ ước một tác phẩm sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời, một
tác phẩm mà:“thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn…”[26,
tr.396]. Thì nghĩ về hiện thực anh càng đau khổ, dằn vặt, anh tự chửi mình là một kẻ
khốn nạn, một thằng bất lương bởi: “ Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một
sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” [26,
tr.388]. Vì miếng cơm manh áo, anh đã vi phạm vào chân lý nghệ thuật do chính
mình đặt ra. Bi kich vỡ mộng của người trí thức làm cho anh mất phương hướng,
chới với giữa hiện thực.
Nhà văn Điền trong Giăng sáng cũng rơi vào cảnh ngộ tương tự. Là một ông
giáo trường tư, nay thất nghiệp phải quay về ăn bám vợ. Điền yêu thích văn chương.
Điền ôm mộng văn chương, chăm chỉ đọc sách, viết văn: “Điền nguyện sẽ cam chịu
tất cả những thiếu thốn, đọa đày mà văn nhân nước mình phải chịu”[26, tr.163].
Anh sẵn lòng từ chối một chỗ làm kiếm nổi mỗi tháng hàng trăm bạc, nếu có thể


15

kiếm được năm đồng bạc về nghề văn,... Tình yêu văn chương làm cho anh trở nên
trong sáng, đẹp đẽ. Nhờ nó mà anh hiểu được cái đẹp của gió, của trăng… Anh
muốn:“Ngọn bút của Điền phải khơi nguồn cho những tình cảm đầy thơ mộng.
Nghệ thuật chính là cái ánh trăng xanh huyền ảo nó làm đẹp đến cả những cảnh
thật ra chỉ tầm thường xấu xa” [26, tr.166]. Nhưng hoài bão, ước mơ chỉ mãi là
những thứ thật xa vời. Nhìn cảnh vợ con đói khổ: “Điền thấy mình ích kỷ. Sự nghiệp

mà làm gì nữa? Bổn phận Điền phải nghĩ đến gia đình. Điền phải gây dựng lại gia
đình! Điền phải tạm quên cái mộng văn chương để kiếm tiền” [26, tr.164]. Anh thấy
xót xa đau đớn cho thực tại của đời mình. Hiện thực cuộc sống đã giết chết ước mơ
của anh. Nhưng chính hiện thực cuộc sống lại là viên thuốc hữu hiệu giúp anh tỉnh
lại và nhận ra đâu mới thực sự là chân lý nghệ thuật.
Nhân vật Độ và Hoàng trong truyện ngắn Đơi mắt cùng là những văn nhân trí
thức thời bấy giờ nhưng ở họ lại hoàn toàn trái ngược nhau bởi đơi mắt nhìn đời.
Phải chăng Nam Cao đã đặt vào trung tâm truyện Đơi mắt này hình tượng của một
kẻ xét cho cùng cũng thuộc vào phường ích kỷ, một kẻ mà sự ích kỷ đã cho phép
anh ta yên tâm thỏa thuê sung sướng no đủ một mình giữa những tháng ngày gian
khổ nhất của cuộc kháng chiến toàn dân. Và đấy là một trong những lý do đã khiến
đôi mắt anh ta, con người hiện lên với chỉ tồn cái xấu.
Cịn đối với nhân vật Độ, anh đã nhận ra cái nhìn từ một phía của Hồng.
Anh hiền hậu, rụt rè nhưng thật bình tĩnh và cơng bằng trong đánh giá, nhìn nhận sự
việc. Chính anh cũng hăng hái “lăn sả” vào cuộc kháng chiến toàn dân bằng nhiều
hành động đáng ghi nhận. Với Đôi mắt, Nam Cao đã sớm phác họa ra, không phải
bằng thứ ngôn ngữ của lý trí mà bằng hình tượng đầy sức thuyết phục nghệ thuật,
hình ảnh của một nền văn nghệ mới – nền văn nghệ nhân dân, và một lớp nhà văn
mới – nhà văn của nhân dân,…
Từng là một “giáo khổ” trường tư, Nam Cao tỏ ra am hiểu sâu sắc cuộc sống
của người trí thức. Nam Cao đã lí giải cội nguồn bi kịch vỡ mộng của người trí thức
là do xã hội thực dân phong kiến. Chính ơng đã nói rằng: “Chính cái xã hội xấu xa,
thối nát ấy đã làm thui chột những ước mơ tốt đẹp. Chặt cánh những dự định cao xa


16

và đẩy người trí thức tiểu tư sản rơi vào bi kịch này đến bi kịch khác trong cuộc
đời”. Đây chính là ý nghĩa nhân bản sâu xa trong trong truyện ngắn của Nam Cao.
Điều đó lý giải vì sao Nam Cao được bạn đọc gọi là nhà văn của những người trí

thức nghèo, của những kiếp “sống mịn”.
CHƯƠNG II. MÀU SẮC PHONG CÁCH KHẨU NGỮ TRONG MỘT SỐ
TRUYỆN NGẮN VỀ NGƯỜI TRÍ THỨC CỦA NAM CAO
2.1 Đặc điểm ngữ âm
2.1.1 Biến âm theo âm sắc vùng Bắc Bộ
Do đặc điểm, đặc trưng vùng miền mà mỗi vùng trên đất nước ta lại có cách
phát âm riêng theo tập quán của địa phương mình. Vùng đồng bằng Bắc Bộ có cách
phát âm khác với vùng Trung Bộ. Vùng Trung Bộ phát âm lại càng khác so với
vùng Nam Bộ. Sự biến âm đó ít nhiều có sự khác biệt so với ngơn ngữ tồn dân.
Âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc, nghĩa là một chỉnh thể kết hợp từ những thành
phần. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã thống nhất với nhau về bốn thành phần
căn bản của một âm tiết tiếng Việt bao gồm: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối.
Tuy nhiên trong thực tế khi tạo ra một âm tiết người ta không nhất thiết phải tuân
thủ theo đúng nguyên tắc trên để có thể nhấn mạnh nội dung cần nói tới hoặc muốn
gây ấn tượng cho độc giả. Cụ thể hơn, hiện tượng một số từ biến đổi về ngữ âm
không nhất thiết biến đổi tất cả các bộ phận cùng một lúc mà phần lớn chỉ biến đổi
một trong những bộ phận như phụ âm đầu, phụ âm chính, biến đổi phụ âm cuối
hoặc có cả thanh điệu. Rất ít trường hợp biến đổi hoàn toàn. Trong bảng khảo sát,
thống kê dưới đây, chúng tôi gộp chung tất cả các trường hợp biến đổi của một
truyện vào một bảng sau đó mới phân tích theo các tiêu chí phân loại ở trên. Dưới
đây là bảng thống kê mà chúng tôi đã thu được qua ba truyện ngắn là Giăng sáng,
Đời thừa, Đôi mắt.
1. Truyện ngắn Giăng sáng:
STT

Từ

Hiện tượng biến đổi

Tần số xuất hiện


1

tróc -> róc

tr -> r

1

2

chẳng -> chả

ăng -> a

3


17

3

nốt -> rốt

n -> r

1

4


trăng -> giăng

tr -> gi

11

5

trời -> giời

tr -> gi

3

6

quằn quại-> oằn oại

quăn quai -> oăn oai

1

7

bực -> bức

“.” -> “ ’ ”

1


8

Léo nhéo -> léo xéo

nh -> x

1

2. Truyện ngắn Đời thừa:
STT

Từ

Hiện tượng biến đổi

Tần số xuất hiện

1

nhỏ -> rỏ

nh -> r

1

2

an ủi -> yên ủi

an -> yên


1

3

gì -> chi

gi -> ch

2

4

kham khổ -> khem khổ

am -> em

1

5

chẳng -> chả

ăng - > a

2

6

nhón -> rón


nh -> r

1

7

cài -> gài

c -> g

2

8

xung quanh -> chung quanh

x -> ch

2

9

mẹ - > mợ

e -> ơ

3

10


nhấc -> nhắc

âc -> ăc

2

11

trời -> giời

tr -> gi

1

3. Truyện ngắn Đôi mắt:
STT

Từ

Hiện tượng biến đổi

Tần số xuất hiện

1

sững -> sửng

“˜” -> “ ̉”


1

2

xung quanh -> chung quanh

x -> ch

1

3

lựu đạn -> nựu đạn

l -> n

1

4

năm -> dăm

n -> d

5

5

trời -> giời


tr -> gi

1


18

6

trồng -> giồng

tr -> gi

1

7

dành -> dè

anh -> e

1

8

chụp -> chộp

up -> ôp

1


9

lỡ -> nhỡ

l -> nh

1

Thông qua bảng thống kê, chúng tôi phân ra các trường hợp phổ biến như:
trường hợp biến đổi phụ âm đầu, trường hợp biến đổi phần vần và trường hợp biến
đổi thanh điệu. Trong đó, trường hợp biến đổi thanh điệu là ít nhất. Chúng tôi ghi
nhận một số trường hợp cụ thể như sau:
a, Hiện tượng biến đổi phụ âm đầu:
+ Tr -> r: Cái thì xộc xệch, cái thì bốn chân rúm lại, và chẳng cái nào là
nước sơn khơng róc cả ra như là da thằng hủi. [26, tr.160]
+ N -> r: Điền nghĩ đến tính bủn xỉn của đàn bà. Họ may áo để cất đi. Và
mua ghế để chẳng cho ai ngồi rốt. [26, tr.161]
+ tr -> gi: Điền rất yêu giăng. Cái ấy cũng là thường, bởi óc Điền đẫm văn
thơ . Có đọc văn thơ, mới biết giăng là cái gì đẹp và quý lắm. Giăng là cái liềm
vàng giữa đống sao. Giăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhưng da trời. Giăng tỏa
mộng xuống trần gian. [26, tr.162]
Điền thấy giời rộng quá và sao nhiều quá [26, tr.163]
+ nh -> r: Bà mẹ già biết làm sao? Bà chỉ còn một cách là còn được ít nước
mắt nào thì rỏ cả ra mà khóc. [26, tr.387]
+ gi -> ch: Từ đốn chồng nghe ai nói nên ghen bóng, ghen gió chi đây. [26,
tr.391]
+ c -> g: Chắc hẳn trong lúc quá say, hắn gài cửa, nhưng chưa gài được. [26,
tr.396]
+ x -> ch: Da mặt Từ xanh nhợt; môi nhợt nhạt; mi mắt hơi tim tím và chung

quanh mắt có quầng. [26, tr.397]
+ n -> d: Chỉ trước đây dăm tháng, giá có bị anh lính lệ ghẹo vợ ngay trước
mặt cũng chỉ đành im thin thít.[26, tr.466]


19

b, Hiện tượng biến đổi phần vần:
+ ăng -> a: Thế là cả bộ đáng giá ngót hai chục bạc. Xóm Điền cũng chả nhà
nào có những đồ đạc đắt tiền như thế. [26, tr.161]
+ âc -> ăc: Từ phải chờ khi con ngủ mệt, rón rén lừa con, dạy tháo giày, cởi
quần tây cho hắn, luồn một cái gối xuống gáy hắn, và cố nhắc chân, nhắc tay hắn.
[26, tr.390]
+ am -> em: Từ không hé môi phàn nàn nửa tiếng, nhưng cả tháng Từ ăn và
bắt các con ăn khem khổ. [26, tr.393]
+ ơ -> e: A ! Mợ đây ! Mợ đây mà ! Ôi chao ! Con tơi nó giật mình…Mợ
thương…[26, tr.398]
c, Hiện tượng biến đổi thanh điệu:
+ “thanh nặng” –> “thanh sắc”: Bức mình thị quát. [26, tr. 167]
+ “thanh ngã” –> “thanh hỏi”: Sửng người ra một lúc rồi anh mới lâm li kêu
lên những tiếng ở trong cổ họng. [26, tr.460]
Nhìn chung, hiện tượng biến đổi thanh điệu và biến đổi hoàn toàn xảy ra rất
ít, khơng phổ biến ở cả ba truyện ngắn.
Thực chất, phương ngữ ở mỗi miền có những cách phát âm riêng, từ đó tạo
nên những lớp từ địa phương cho từng vùng miền. Và trong ba truyện ngắn Giăng
sáng, Đời thừa và Đôi mắt những biến thể phát âm này được bộc lộ rõ trong giao
tiếp khẩu ngữ, qua những lời đối thoại của các nhân vật, những lời bình luận của tác
giả. Với cách nói này, Nam Cao đã thể hiện chân thực và sắc nét đặc điểm phát âm
và yếu tố văn hóa của người Bắc Bộ. Qua những ví dụ trên chứng tỏ trong
PCSHHN, khi nói năng người ta phát âm thoải mái theo một tập quán phát âm địa

phương với sự thể hiện không theo chuẩn mực chung của các phụ âm đầu, phần
vần, phụ âm cuối và thanh điệu. Phát âm địa phương này thường gắn với tâm lý duy
trì nó như giữ gìn một tình cảm thân thương đối với quê hương mình hay ít ra là đối
với những người thân trong gia đình. Tuy nhiên, ngày nay Đất nước đã thống nhất
và đang trên đà phát triển, nhiều người đã có ý thức khắc phục tập quán phát âm của
địa phương mình, hướng theo cách phát âm chuẩn của cả nước, kể cả khi nói năng


20

thân mật hằng ngày. Đó là những cố gắng bền bỉ cần được ghi nhận để tiến tới xây
dựng một PCSHHN thơng dụng, văn hóa
2.1.2 Âm sắc trong mối quan hệ với tình huống giao tiếp và thái độ của
người nói
Trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, mỗi người có một phong cách giao tiếp
riêng, nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao cũng vậy. Hệ thống các nhân vật
trong truyện ngắn của ông được khắc họa một cách sinh động, phong phú và ấn
tượng. Đó khơng chỉ là nhà tư sản, địa chủ, quan lại, cường hào, công chức, trí thức
mà cịn là đứa ở, vú em, chị bán hàng,.... Tất cả đều được nhà văn tái hiện một cách
tỉ mỉ, chân thực về bức tranh xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Sự tinh tế trong
quan sát và tài sử dụng ngôn từ một cách khéo léo đã giúp các nhân vật của Nam
Cao mỗi người có một cá tính riêng. Các nhân vật được Nam Cao “tung” ra trên
trang viết khơng bị nhịe mà để lại những ấn tượng riêng trong lòng người đọc.
Trong truyện ngắn về người trí thức của Nam Cao, âm sắc mang tính cá thể
được thể hiện ở đặc điểm: nội dung truyện như thế nào thì lời kể của nhà văn có sự
tương ứng về mặt âm sắc và tình huống giao tiếp nào thì các nhân vật nói năng như
thế. Hai đặc điểm này được Nam Cao thể hiện một cách nhất quán qua ba truyện
ngắn Giăng sáng, Đời thừa và Đôi mắt.
Chẳng hạn, lời kể của Nam Cao trong đoạn văn sau:
“Điền rất yêu giăng. Cái ấy cũng là thường, bởi óc Điền đẫm văn thơ. Có đọc

văn thơ, mới biết giăng là một cái gì đẹp và quý lắm. Giăng là cái liềm vàng giữa
đống sao. Giăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. Giăng tỏa mộng xuống
trần gian. Giăng tuôn suối mát để những hồn khát khao ngụp lặn. Trăng, ơi trăng!
Cái vú mộng trịn đầy mà thi sĩ của mn đời mơn man!...”[26, tr.162]
Đây là lời kể của tác giả về sự say mê và thú ngắm trăng của nhân vật Điền
trong truyện ngắn Giăng sáng. Đối với Điền, trăng là “một cái gì đẹp và quý lắm”.
Chỉ khi được ngắm nhìn trăng vào những đêm trăng sáng anh mới cảm thấy tâm
hồn mình được thoải mái và thảnh thơi nhất. Viết về sự say mê ấy của Điền, chúng
ta cảm thấy lời kể của Nam Cao nhẹ nhàng và rất truyền cảm. Có người nói rằng


21

đoạn văn này giống như một đoạn thơ diễn xuôi rất giàu nhạc điệu và âm sắc cũng
thật hài hòa. Sự biến âm “trăng->giăng” thể hiện sự thân mật và in đậm dấu ấn văn
hóa miền Bắc. Đồng thời, hình ảnh hốn dụ “vầng trăng-> vú mộng trịn đầy”(ví
vầng trăng sáng đầy đặn và tròn trịa như một bộ phận đẹp đẽ, quyến rũ nhất nhất
trên cơ thể người con gái) mà tác giả sử dụng là cách nói hốn dụ đã lột tả được đầy
đủ và sắc nét nhất cái thần thái của hiện thực được nói tới và sự khát khao, say mê
của nhân vật.
Hay khi diễn tả sự bất bình và xót xa của vợ Điền khi thấy những ông khách
vô ý vô tứ ngồi vào những chiếc ghế mây, Nam Cao có cách diễn tả như sau: “Vợ
Điền quý lắm. Thị rất xót xa khi thấy những ông khách cục súc, sau khi đã nắc nỏm
khen bộ ghế vừa đẹp vừa thanh, liền đặt cái mông đít to bành bạch như cái vại lên
mặt ghế, khiến những sợi mây lún xuống, rồi co cả hai chân bẩn thỉu lên, ngả cái
lưng to như lưng trâu tựa vào vành ghế, khiến cái vành ghế phải oải hẳn về đằng
sau. Như thế phỏng cịn gì là ghế?”. Cách nói luyến láy giàu chất tạo hình và âm
điệu như: xót xa, cục súc, nắc nỏm, bành bạch kết hợp với cách sử dụng hàng loạt
các phép so sánh rất giàu hình ảnh tất cả tạo nên âm điệu giống như lời khinh bỉ,
phàn nàn, sự xót xa tiếc nuối của nhân vật cho những chiếc ghế mây của gia đình

mình.
Qua hai ví dụ trên ta thấy lời kể của nhà văn có sự thay đổi linh hoạt đối với
nội dung của truyện. Nói cách khác, nội dung truyện như thế nào thì lời kể của nhà
văn có sự tương ứng về mặt âm sắc.
Chúng ta xét tiếp ví dụ sau:
“Ngày mai…Mình có biết khơng? Chỉ ngày mai thơi!- Là tơi đuổi tất cả mấy
mẹ con mình ra khỏi nhà này…Tôi đuổi tất, không chừa một đứa nào, kể cả con bé
Thảo là con ngoan nhất…Mấy đứa kia đều đáng vật một nhát cho chết cả! Chúng
nó chỉ biết ăn với hét! Cả con mẹ nữa, con mẹ là mình ấy…cũng đáng vật một nhát
cho chết cả! Chúng nó chỉ biết ăn rồi ngồi ôm con như nhện ôm khư khư bọc trứng,
khơng chịu làm thêm việc gì cho có tiền. Chỉ khổ thằng này thôi”[26, tr.390].
Đây là lời của nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa. Chúng ta thấy trong


22

đoạn văn nhân vật sử dụng một loạt các động từ mạnh như: đuổi, vật, chết, hét, ôm
khư khư được lặp đi lặp lại nhiều lần kết hợp với câu văn ngắn khiến cho giọng văn
đanh lại, câu văn đi nhanh hơn, âm sắc cũng vì vậy mà trở nên gấp gáp hơn, có phần
gay gắt hơn. Sở dĩ nhân vật có cách nói năng như vậy là vì anh ta đang trong tình
trạng say rượu và rất tức giận khi cho rằng nỗi khổ của mình là do mẹ con Từ gây
ra. Chính vì thế mà dẫn tới cách nói năng của Hộ đối với Từ là cách nói la mắng và
dọa dẫm.
Xét một tình huống khác: “Lại cịn các ông ủy ban với các bố tự vệ nữa mới
chết người ta chứ! Họ vừa ngố vừa nhặng xị! Họ đánh vần xong một cái giấy ít nhất
phải mất mười lăm phút, thế mà động thấy ai đi qua là hỏi giấy. Anh đi, hỏi. Anh về,
hỏi nữa. Anh vừa ra khỏi làng, sực nhớ quên cái mũ, trở lại lấy, cũng hỏi rồi mới
cho vào. Lát nữa anh ra, lại hỏi. Hình như họ cho cái việc hỏi giấy là thú lắm”[26,
tr.464].
Đây là tình huống anh Hồng kể cho Độ nghe về sự “nhiêu khê”, rắc rối của

mấy người trong ủy ban và tự vệ ở một vùng quê khi gia đình anh tản cư về đây.
Trong đoạn văn, động từ “hỏi” được lặp đi lặp lại nhiều lần cho thấy sự bất bình và
tức tối của anh đồng thời hình ảnh so sánh “Đàn bà chửa mà đến nỗi cho là có lựu
đạn giắt trong quần!” cho thấy thái độ trong lời nói của anh Hồng là thái độ bất
bình, mỉa mai và khinh bỉ đối với những người làm cách mạng nơi đây. Như vậy,
tình huống chi phối đến cách kể, cách nói năng của nhân vật.
Như vậy, qua các ví dụ vừa phân tích có thể thấy rằng: nội dung truyện như
thế nào thì lời kể của nhà văn có sự tương ứng về mặt âm sắc và tình huống giao
tiếp nào thì các nhân vật nói năng như thế. Đây là hai đặc điểm bổ sung cho nhau và
thể hiện nhất quán trong truyện ngắn về người trí thức của Nam Cao. Điều đó chứng
tỏ rằng, trong giao tiếp mỗi người có một cách nói riêng, khơng ai giống ai. Tùy vào
hồn cảnh có người thích nói giễu nhại, mỉa mai, khoa trương nhưng cũng có người
thích nói nhẹ nhàng, từ tốn,…Chính sự đa âm, đa sắc này đã tạo cho ngôn ngữ khẩu
ngữ một nét đặc trưng riêng.


23

2.2 Đặc điểm từ vựng
2.2.1 Lối nói giàu sắc thái biểu cảm
Sắc thái biểu cảm trong ngơn ngữ có thể thể hiện qua các phương diện như:
sắc thái biểu cảm của từ ngữ, các yếu tố tình thái trong phát ngơn, các lối nói hình
ảnh. Tuy nhiên trong mục này, chúng tôi chỉ khảo sát về sắc thái biểu cảm của từ
ngữ.
Tiếng Việt là một ngơn ngữ đơn lập vì thế từ láy có một vị trí quan trọng
trong việc tạo ra ngữ điệu, tiết tấu cho phát ngôn. Hơn nữa, láy là một phương thức
cấu tạo từ rất uyển chuyển, ngồi thơng tin cơ sở, từ láy ln ln hàm chứa thông
tin bổ sung giàu sắc thái biểu cảm. Trong bảng thống kê dưới đây, chúng tôi thống
nhất với quan điểm của Bùi Trọng Ngỗn trong Giáo trình phong cách học tiếng
Việt về việc phân chia từ láy căn cứ vào tác dụng tu từ của nó. Theo đó, từ láy được

phân thành 6 loại đó là:
1. Từ láy sắc thái giảm dần
2. Từ láy sắc thái tăng dần
3. Từ láy khái qt hóa về đặc điểm, tính chất của đối tượng
4. Từ láy sắc thái hóa về đối tượng
5. Từ tượng thanh
6. Từ tượng hình
Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành khảo sát thống kê từ láy trong ba truyện
ngắn Giăng sáng, Đời thừa, Đôi mắt theo các tiêu chí đã phân loại và thu được kết
quả cụ thể như sau:
Từ láy

Từ láy

Từ láy

Từ láy

Từ

Từ

sắc thái

sắc thái

khái qt

sắc thái


tượng

tượng hình

giảm dần

tăng dần

hóa

hóa

thanh

tê tê

ầm ầm

ấm áp

nhỏ nhen

càu nhàu

chen chúc

xinh xinh

chằng


phẳng phiu

nhởn nhơ

léo xéo

ngượng

chằng
nho nhỏ

ngầu ngầu

nghịu
lo lắng

xác xơ

nức nở

xộc xệch


24

rồm rộm

phè phè

thơm tho


lem luốc

lẹc khẹc

rộng rãi

loang loáng

nồng nàn

nhàn nhã

bề bộn

rối rít

ung dung

nghiêng

chen chúc

dịu dàng

múp míp

trầm trầm

chồm chỗm


(giọng)

nghiêng
tim tím

léo xéo

rộng rãi

tủn mủn

dậm dọa

xác xơ

(giọng)
nhờn nhợt

sừng sững

vội vàng

hốc hác

líu ríu

vội vàng

nao nao


gườmgườm

mếu máo

thờ thẫn

thanh thanh

lem luốc

(tiếng)
lờ mờ

hầm hập

gắt gỏng

múp míp

ầm ầm

bề bộn

trầm trầm

líu ríu

nhẹ nhàng


chua chát

lâm li

nho nhỏ

thoang

lẩm bẩm

lạnh lùng

tẹp nhẹp

lẩm bẩm

bẽn lẽn

ngoằn

sạch sẽ

lẳng lặng

gắt gỏng

mếu máo

xinh xắn


lủng củng

ầm ĩ

sừng sững

nhanh nhẹn

vớt vát

hơ hố

hốc hác

lục đục

nghiêng

thoảng
chầm chậm

ngo

đẹp đẽ

nghiêng
ngượng

thút thít


gườm

nghịu

gườm

bực bội

lảo đảo

mỏng manh

loạng
choạng

hung hăng

lổng chổng
phụng phịu
ngoằn
ngoèo


×