Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 phần hiđrocacbon không no và hiđrocacbon thơm nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
----------

CAO NHẬT NAM
Tên đề tài:

XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP HĨA
HỌC HỮU CƠ LỚP 11 PHẦN HIDROCACBON KHƠNG
NO VÀ HIDROCACBON THƠM NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CHO HỌC SINH THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN SƯ PHẠM

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
----------

Tên đề tài:

XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP HĨA
HỌC HỮU CƠ LỚP 11 PHẦN HIDROCACBON KHÔNG
NO VÀ HIDROCACBON THƠM NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CHO HỌC SINH THPT


Giáo viên hướng dẫn

: Th.S Lưu Thị Châu

Sinh viên thực hiện

: Cao Nhật Nam

Lớp

: 11SHH

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐHSP
KHOA HĨA

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên : CAO NHẬT NAM
Lớp

: 11SHH

1. Tên đề tài: “Hệ thống hóa lý thuyết và xây dựng hệ thống bài tập Hóa học hữu
cơ lớp 11 phần Hiđrocacbon không no và Hiđrocacbon thơm nhằm nâng cao

chất lượng dạy học cho học sinh THPT”
2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị:
- Dựa trên các yêu cầu giúp cho học sinh nắm bắt được bài học một cách dễ
dàng cũng như giúp các em tiếp thu bài học một cách tích cực bằng hệ thống lí
thuyết mới được xây dựng, và qua đó xây dựng được hệ thống bài tập nhằm
nâng cao kết quả học tập cho các em đối với hóa học hữu cơ, đặc biệt là phần
Hiđrocacbon không no và Hiđrocacbon thơm.
3. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về chất lượng dạy học hóa học hữu cơ
lớp 11 ở trường THPT
- Nghiên cứu, xây dựng lại hệ thống lí thuyết một cách cụ thể hơn, qua đó soạn
thảo một hệ thống bài tập nhằm củng cố lại kiến thức đã học của các em nhằm
nâng cao chất lượng dạy học hóa học nói chung và hóa hữu cơ nói riêng
- Đề xuất một số giáo án sử dụng hệ thống lí thuyết vừa mới xây dựng và tiến
hành thực nghiệm ở một số trường THPT để tiến hành kiêm chứng
- Lựa chọn, sưu tầm, xây dựng một hệ thống bài tập điển hình phần
Hiđrocacbon khơng no và Hiđrocacbon thơm
4. Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lưu Thị Châu
5. Ngày giao đề tài: 27/05/2014


6. Ngày hồn thành: 25/04/2015

Chủ nhiệm khoa

Giảng viên hướng dẫn

(Kí và ghi rõ họ, tên)

(Kí và ghi rõ họ, tên)


PGS.TS Lê Tự Hải

Lưu Thị Châu

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày……tháng……năm 2015
Kết quả điểm đánh giá: ....................
Ngày……tháng……năm 2015
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Kí và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, đến nay luận văn đã được hoàn thành. Để hoàn
thành luận văn này, ngồi sự cố gắng của bản thân, tơi cịn nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo, bạn bè cùng gia đình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Lưu Thị Châu. Cơ là người đã hướng
dẫn trực tiếp, ln tận tình giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng và bổ ích
trong suốt q trình tơi thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cơ giáo trong tổ phương pháp
giảng dạy và tồn thể các thầy cơ giáo của khoa Hóa học – Trường ĐHSP Đà Nẵng
đã góp ý, tạo điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các bạn lớp 11SHH cùng gia đình đã ln giúp đỡ,
động viên tơi trong suốt q trình tơi thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 22 tháng 04 năm 2015

Cao Nhật Nam



DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 3.1: Danh sách các lớp TN – ĐC

102

2

Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả kiểm tra bài kiểm tra 45’

104

3

4

5

Bảng 3.3: Thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên về hệ thống lí
thuyết
Bảng 3.4: Thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên về hệ thống bài
tập
Bảng 3.5: Thống kê kết quả tỉ lệ phần trăm điểm xi trở xuống bài

kiểm tra 45’

105

106

108


DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ
TT

Tên hình

Trang

1

Hình 2.1: Hệ thống lí thuyết bài “Anken”

70

2

Hình 2.2: Hệ thống lí thuyết bài “Ankađien”

71

3


Hình 2.3: Hệ thống lí thuyết bài “Ankin”

72

4

Hình 2.4: Hệ thống lí thuyết bài “Benzen và Ankylbenzen”

73

5

6

7

Hình 3.1: Đồ thị tần số tích lũy của lớp TN1 – ĐC1 bài kiểm tra
45’
Hình 3.2: Đồ thị tần số tích lũy của lớp TN2 – ĐC2 bài kiểm tra
45’
Hình 3.3: Đồ thị tần số tích lũy của lớp TN3 – ĐC3 bài kiểm tra
45’

109

109

109



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTCT

:

Công thức cấu tạo

CTPT

:

Công thức phân tử

CTTQ

:

Cơng thức tổng qt

HC

:

Hiđrocacbon



:

phản ứng


ThS

:

Thạc sĩ

VD

:

Ví dụ

HS

:

Học sinh

GV

:

Giáo viên

BTHH

:

Bài tập hóa học




:

Ban đầu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1

1.

2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 1
3. Nhiệm vụ của đề tài .......................................................................................... 2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .................................................................. 2
5. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 2
6. Giả thuyết khoa học .......................................................................................... 2
7. Phương pháp và các phương tiện nghiên cứu ................................................... 2
8. Đóng góp của đề tài .......................................................................................... 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................4
1.1.

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................... 4

1.1.1.

Một số sách viết về bài tập hóa học ........................................................ 4


1.1.2.

Một số luận án, luận văn, nghiên cứu khoa học ..................................... 6

1.2.

LÝ THUYẾT ................................................................................................ 7

1.3.

BÀI TẬP HÓA HỌC ................................................................................... 7

1.3.1.

Khái niệm bài tập, câu hỏi, bài toán ....................................................... 7

1.3.2.

Tác dụng của bài tập hóa học ................................................................. 8

1.3.3.

Phân loại bài tập hóa học ........................................................................ 9

1.3.4.

Vị trí của bài tập.................................................................................... 10

1.3.5.


Điều kiện để học sinh giải bài tập được tốt .......................................... 11

1.3.6.

Xu hướng phát triển của bài tập hóa học .............................................. 11

1.3.7.

Một số phương pháp giải bài tập hóa học hữu cơ ................................. 12

1.3.8.

Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học ............................................ 12

1.4. NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC
TẬP MƠN HĨA CỦA HỌC SINH THPT ........................................................ 13
1.4.1.

Yếu tố chủ quan .................................................................................... 13

1.4.2.

Yếu tố khách quan ................................................................................ 14


TÓM TẮT CHƯƠNG I ....................................................................................... 15
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG HÓA LÝ THUYẾT VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 PHẦN HIDROCACBON KHÔNG
NO VÀ HIDROCACBON THƠM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC
TẬP CHO HỌC SINH THPT ................................................................................ 16

2.1. HỆ THỐNG HÓA LÝ THUYẾT HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 PHẦN
HIDROCACBON KHÔNG NO VÀ HIDROCACBON THƠM ..................... 16
2.1.1.

Nguyên tắc xây dựng hệ thống hóa lý thuyết ....................................... 16

2.1.2.

Quy trình hệ thống hóa lý thuyết hóa hữu cơ lớp 11 ............................ 19

2.1.3. Hệ thống lý thuyết hóa học hữu cơ lớp 11 phần hidrocacbon không no
và hidrocacbon thơm .......................................................................................... 21
2.2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11
PHẦN HIDROCACBON KHÔNG NO VÀ HIDROCACBON THƠM
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CHO HỌC SINH THPT . 32
2.2.1.

Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 ............ 33

2.2.2.

Quy trình xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 ............... 35

2.2.3. Hệ thống bài tập hữu cơ lớp 11 phần hidrocacbon không no và
hidrocacbon thơm ............................................................................................... 38
2.3. SỬ DỤNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP SAU KHI ĐÃ
XÂY DỰNG VÀ HỆ THỐNG HÓA .................................................................. 69
2.3.1.

Sử dụng hệ thống lý thuyết ................................................................... 69


2.3.2.

Sử dụng hệ thống bài tập ...................................................................... 74

2.4. MỘT SỐ GIÁO ÁN SỬ DỤNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ BÀI
TẬP MỚI XÂY DỰNG ....................................................................................... 76
2.4.1. Giáo án bài “Ankađien” ........................................................................... 76
2.4.2. Giáo án bài “Ankin” ................................................................................. 82
2.4.3. Giáo án bài “Benzen và Ankylbenzen” .................................................... 90
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................101
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................102
3.1.

MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM ...............................................................102

3.2.

NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM ...............................................................102

3.3.

ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM .............................................................102


3.4.

TIẾN TRÌNH THỰC NGHIỆM ............................................................103

3.4.1.


Chuẩn bị thực nghiệm .........................................................................103

3.4.2.

Tiến hành thực nghiệm .......................................................................103

3.4.3.

Đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................................103

3.5.

KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .................................................................103

3.5.1.

Kết quả kiểm tra 45 phút về Ankađien, Ankin, Ankylbenzen ...........103

3.5.2. Thống kê ý kiến đánh giá của các giáo viên về hệ thống lý thuyết và hệ
thống bài tập ...................................................................................................104
3.6.

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ..........................................108

3.6.1.

Phân tích về mặt định lượng ...............................................................108

3.6.2.


Phân tích kết quả về mặt định tính......................................................109

TĨM TẮT CHƯƠNG 3 ....................................................................................110
KẾT LUẬN .........................................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................113
PHỤ LỤC............................................................................................................115


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay là: phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của người học, bồi dưỡng phương pháp
tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, hình thành thái độ tình
cảm, hứng thú học tập cho học sinh. Và mục đích của sự đổi mới đó nhằm nâng cao
hiệu quả dạy và học.
Để tiếp cận với định hướng trên, mỗi giáo viên phải tự thay đổi phương pháp
dạy học phù hợp với xu hướng giáo dục đã đề ra. Có rất nhiều phương pháp dạy học
nhưng với hóa học, một phương pháp dạy học khơng thể thiếu là phương pháp giải
bài tập hóa học. Nhiều nhà lí luận đã xếp bài tập hóa học vào nhóm “phương pháp
dạy học - công tác tự lực của học sinh”. Giải bài tập hóa học là lúc học sinh hoạt
động tự lực để củng cố và trau dồi kiến thức hóa học của mình. Bài tập hóa học
cung cấp cho học sinh cả kiến thức, cả con đường để giành lấy kiến thức, cả niềm
vui sướng của sự phát hiện ra kiến thức. Do vậy, bài tập hóa học vừa là mục đích,
vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp dạy học hiệu nghiệm.
Hóa học có rất nhiều dạng bài tập, đặc biệt hóa học hữu cơ, nếu khơng nắm
vững được phương pháp giải thì học sinh khó nắm bắt được kiến thức. Ở trường
trung học phổ thông, học sinh được làm quen với hóa hữu cơ ở học kì II lớp 11,

nhưng lượng kiến thức quá nhiều, số dạng bài tập lại phong phú, mới lạ nên các em
khó khăn trong việc định hướng cách giải và trở nên thụ động trong các tiết hóa
học. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài này với mong muốn giúp học sinh nắm được
các dạng bài tập và phương pháp giải chúng bằng hệ thống các bài tập đa dạng đã
được lựa chọn phù hợp với trình độ mỗi học sinh, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả
dạy và học mơn hóa học
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa lí thuyết và xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11


2
nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh THPT.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.
- Nghiên cứu phương pháp nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
- Hệ thống hóa lí thuyết và xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 phần
HC khơng no và HC thơm nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh THPT.
- Thực nghiệm sư phạm.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Việc hệ thống hóa lí thuyết và xây dựng hệ thống bài tập
hóa học hữu cơ lớp 11 phần HC khơng no và HC thơm
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Phần HC không no và HC thơm của Hóa học lớp 11 nâng cao.
- Địa bàn: một số lớp 11 ở một số trường THPT trong phạm vi TP Đà Nẵng
6. Giả thuyết khoa học
Nếu hệ thống hóa lí thuyết và xây dựng hệ thống bài tập hóa học thành cơng sẽ
giúp học sinh có đủ khả năng học tập tốt mơn hóa học.
7. Phương pháp và các phương tiện nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan

đến đề tài, phân tích tổng hợp và khái qt hóa.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra và thu thập thông
tin, phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê tốn học.
8. Đóng góp của đề tài


3
- Hệ thống hóa lí thuyết phần hóa học hữu cơ lớp 11 giúp học sinh dễ nhớ, dễ vận
dụng.
- Xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với trình độ học sinh ở một số trường THPT
trong phạm vi TP Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung
- Đề xuất các biện pháp sử dụng hệ thống lí thuyết, sử dụng hệ thống bài tập đạt
hiệu quả.


4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Một số sách viết về bài tập hóa học
Hệ thống hóa lí thuyết và xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ đã được
thực hiện từ rất lâu bởi nhiều giáo viên và giảng viên. Tuy nhiên, một hệ thống lí
thuyết hóa học hữu cơ phù hợp với học sinh trung bình yếu chưa được nhiều tác
giả quan tâm. Bên cạnh đó các ấn phẩm và luận văn hầu như khơng đưa ra biện
pháp sử dụng hệ thống lí thuyết và hệ thống bài tập đạt hiệu quả. Sau đây em xin
giới thiệu một số sách cũng như cơng trình nghiên cứu có liên quan và gần với đề
tài mà em nghiên cứu.



“350 bài tập hóa học chọn lọc và nâng cao lớp 11”, của tác giả Ngô Ngọc
An, NXB Giáo dục (2003)
Ấn phẩm có 3 chương:
-

Chương I: Sự điện li.

-

Chương II: Nitơ – Photpho.

-

Chương III: Hiđrocacbon.
Ở mỗi chương bao gồm nhiều chủ đề, các chủ đề là các kĩ năng cần rèn

luyện cho học sinh. Trong mỗi chủ đề được phân thành nhiều dạng bài tập, có bài
tập mẫu và bài tập tương tự. Lí thuyết ở mỗi chủ đề được tóm tắt dưới dạng các
lời dặn.
Đây là một tài liệu có bố cục chặt chẽ trong việc phân loại bài tập hóa học.
Tuy nhiên do chú trọng phân loại bài tập nên lí thuyết được viết rời rạc khơng có
hệ thống, điều này gây khó khăn cho học sinh trong việc hệ thống hóa lí thuyết.


“Phân loại và phương pháp giải tốn hóa hữu cơ” của tác giả Quan


5
Hán Thành, NXB Giáo dục (2000)
Ấn phẩm có 2 phần:

- Phần 1: Các dạng tốn hóa hữu cơ thường gặp và một số phương pháp giải

thông dụng.
- Phần 2: Phương pháp giải bài tốn hóa học theo từng loại hợp chất hữu cơ

điển hình.
Ấn phẩm trình bày các phương pháp giải bài tốn hóa học tương đối đầy
đủ và có hệ thống. Các phương pháp giải bài tốn hóa học hữu cơ được liệt kê
chi tiết và phân thành các dạng bài tập cụ thể, có bài tập điển hình và bài tập
tương tự. Đây là một tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên và học sinh. Tuy
nhiên do được viết từ năm 2000 nên tài liệu chỉ gói gọn trong phần bài tập tự
luận, chưa có mở rộng các phương pháp giải bài tập trắc nghiệm.


“Các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học” của tác
giả Ngơ Ngọc An, NXB Giáo dục (2010)

Ấn phẩm có 2 chương:
- Chương 1: Các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học.
- Chương 2: Bài tập trắc nghiệm khách quan.

Nội dung ấn phẩm tập trung vào các phương pháp giải nhanh bài tập trắc
nghiệm khách quan. Các phương pháp giải nhanh được tác giả tóm tắt chi tiết nội
dung và phương pháp sử dụng. Ở mỗi nội dung tác giả đều có lấy ví dụ bài tập
điển hình và bài tập áp dụng. Đây là một tài liệu bổ ích cho giáo viên và học sinh
nhằm ơn thi tốt nghiệp và luyện thi đại học. Tuy nhiên do chú trọng vào các
phương pháp giải nhanh nên các bài tập hóa học mở rộng xun suốt chương
trình hóa học ở phổ thơng. Điều này gây khó khăn cho học sinh trung bình và yếu
trong việc tham khảo và áp dụng.
Ngồi các ấn phẩm kể trên thì trên thị trường sách tham khảo còn rất nhiều ấn phẩm

như:


6
Ngơ Ngọc An (2002), Bài tập trắc nghiệm hố học THPT. NXB Giáo dục,

-

Hà Nội.
Ngô Ngọc An (2005), Bài tập hóa học chọn lọc THPT phần hiđrocacbon.

-

NXB Giáo dục.
Nguyễn Thị Ngọc Ánh- Hoàng Kim Ngân (2007), Tuyển tập 900 bài tập

-

trắc nghiệm hố học. NXB Thanh Hố, Thanh Hóa.
Phạm Đức Bình (2002), Tuyển tập 117 bài tốn hóa hữu cơ, NXB Đồng

-

Nai.
-

Phạm Đức Bình- Lê Thị Tam(2006), 800 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm
hóa học. NXB Đại học Sư phạm.
1.1.2. Một số luận án, luận văn, nghiên cứu khoa học
Bên cạnh đó cũng có các luận văn, luận án khóa luận tốt nghiệp gần với


cơng trình nghiên cứu của chúng tôi như:
-

Nguyễn Thị Hồng Châu (2004), Sử dụng phương pháp trắc nghiệm
khách quan nhiều lựa chọn vào kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học
sinh phần Hiđrocacbon mạch hở, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư
phạm TPHCM.

-

Phan Thị Thùy (2005), Phân loại và phương pháp giải bài tập
Hiđrocacbon, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.

-

Nguyễn Tân Quốc (2008), Phương pháp giải bài tập trắc nghiệm hóa
hữu cơ lớp 11, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.

-

Hoàng Thị Kiều Dung (2007), Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để
kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh lớp 11 và 12 PTTH, Luận văn Thạc sĩ
Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Huế.

-

Văn Thị Ngọc Linh (2008), Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
nhiều lựa chọn phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức lớp 11 - chương trình
cơ bản, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.


-

Vũ Anh Tuấn (2006), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm rèn


7
luyện tư duy trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT,
Luận án Tiến Sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

1.2. LÝ THUYẾT
Lý thuyết được hiểu là toàn thể những khái niệm trừu tượng hợp thành hệ
thống, dùng làm cơ sở cho việc hiểu biết một khoa học, một kỹ thuật, một nghệ
thuật... và ứng dụng.
Trong khoa học, một lý thuyết là một mơ hình trừu tượng diễn tả tính chất của
các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Việc xây dựng, ứng dụng và cách hoạt động của
lý thuyết khoa học tuân theo phương pháp khoa học. Một lý thuyết tốt là một lý
thuyết có thể giải thích được nhiều hiện tượng, có thể tiên đoán được các hiện tượng
mới và được thực nghiệm kiểm chứng.
Trong ngơn ngữ hàng ngày, người ta cịn dùng từ "lý thuyết" với ý đối lập với
"thực tiễn". Ví dụ: "Ơng ta là người rất lý thuyết" nói về một người rất coi trọng lý
thuyết, sách vở nhưng có phần xem nhẹ các kinh nghiệm, kiến thức rút ra từ thực
tiễn. Có hai bước để đánh giá một lý thuyết. Thứ nhất, xem xét tính hợp lí của của
các giả định. Thứ hai, kiểm chứng các dự đoán của lý thuyết bằng cách so sánh
chúng với thực tế. Nếu lý thuyết khơng thể kiểm chứng thì ta khơng thể bác bỏ hay
chấp nhận chúng và đó khơng thể là lý thuyết tốt.
1.3. BÀI TẬP HÓA HỌC
1.3.1. Khái niệm bài tập, câu hỏi, bài toán
Theo nghĩa chung nhất, thuật ngữ “bài tập”,Tiếng Anh-“Exercise”, tiếng Pháp“Exercice” dùng để chỉ một loạt hoạt động nhằm rèn luyện thể chất và tinh thần (trí
tuệ).

Trong giáo dục, theo “Từ điển Tiếng Việt” do GS. Hoàng Phê chủ biên, thuật
ngữ “bài tập” có nghĩa là “bài ra cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học”.
Theo Thái Duy Tuyên “bài tập- là một hệ thông tin xác định bao gồm những điều


8
kiện và những yêu cầu được đưa ra trong quá trình dạy học, địi hỏi người học một
lời giải đáp, mà lời giải đáp này về toàn bộ hoặc từng phần khơng ở trạng thái có
sẵn của người giải tại thời điểm mà bài tập được đặt ra”.
Về mặt lí luận dạy học hóa học, bài tập bao gồm cả câu hỏi và bài tốn mà khi
hồn thành chúng học sinh nắm được hay hoàn thiện một tri thức hay một kĩ năng
nào đó, bằng cách trả lời miệng hay trả lời viết kèm theo thực nghiệm. Ở nước ta,
sách giáo khoa và sách tham khảo hay các sách điện tử…, thuật ngữ “bài tập” được
dùng theo quan niệm này.
Tóm lại, bài tập hóa học được xem như là một phương tiện dạy học then chốt
trong quá trình dạy học, dùng bài tập trong quá trình hình thành kiến thức, khai thác
kiến thức, phát triển tư duy, hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho người học và kiểm tra,
đánh giá chất lượng học tập….
1.3.2. Tác dụng của bài tập hóa học
a. Tác dụng trí dục
- Giúp cho học sinh hiểu được một cách chính xác các khái niệm hóa học, nắm

được bản chất của từng khái niệm đã học.
- Có điều kiện để rèn luyện, củng cố và khắc sâu các kiến thức hóa học cơ bản,

hiểu được mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức cơ bản.
- Góp phần hình thành được những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết về bộ mơn hóa học

ở HS, giúp họ sử dụng ngơn ngữ hóa học đúng, chuẩn xác.
-


BTHH cịn được sử dụng nhiều trong quá trình chuẩn bị nghiên cứu các kiến
thức mới.

- BTHH mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú và không làm

nặng nề khối lượng kiến thức của HS.
-

BTHH có khả năng phát triển tư duy sáng tạo của HS.

b. Tác dụng đức dục
BT hóa học có tác dụng giáo dục đạo đức tư tưởng vì khi giải bài tập HS sẽ
tự rèn luyện cho mình những phẩm chất tốt của con người như: tính kiên nhẫn,


9
chịu khó, cẩn thận, chính xác, khoa học, tính trung thực, tính sáng tạo, lịng u
thích bộ mơn
c. Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp
Có khả năng để gắn kết các nội dung học tập ở trường với thực tiễn đa dạng,
phong phú của đời sống xã hội hoặc trong sản xuất hóa học thể hiện trong nội
dung BTHH các nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp như nguyên tắc ngược dòng, tận
dụng nhiệt phản ứng.
1.3.3. Phân loại bài tập hóa học
Tùy vào cơ sở phân loại mà có nhiều cách phân loại bài tập hóa học khác
nhau. Sau đây là các cách phân loại bài tập hóa học:
a. Dựa vào nội dung tốn học của bài tập hóa học
-


Bài tập định tính (khơng có tính tốn).

-

Bài tập định lượng (có tính tốn).

b. Dựa vào nội dung chủ đạo của bài tập hóa học
-

Bài tập lý thuyết.

-

Bài tập định lượng.

-

Bài tập thực nghiệm.

-

Bài tập tổng hợp

c. Dựa vào hoạt động học tập của học sinh
-

Bài tập lý thuyết (khơng có tiến hành thí nghiệm).

-


Bài tập thực hành (có tiến hành thí nghiệm).

d. Dựa vào chức năng của bài tập
-

Bài tập tái hiện kiến thức (hiểu, biết, vận dụng).

-

Bài tập rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo (phân tích, tổng hợp, đánh giá).


10
e. Dựa vào kiểu hay dạng bài tập
-

Bài tập xác định công thức phân tử của hợp chất.

-

Bài tập xác định công thức cấu tạo của chất.

-

Bài tập xác định tính chất hóa học của chất.

-

Bài tập nhận biết các chất.


-

Bài tập tách các chất ra khỏi hỗn hợp.

-

Bài tập điều chế các chất.

-

Bài tập bằng hình vẽ …

f.

Dựa vào khối lượng kiến thức cần giải quyết

-

Bài tập đơn giản (cơ bản).

-

Bài tập phức tạp (tổng hợp).

g. Dựa vào cách thức kiểm tra
-

Bài tập trắc nghiệm khách quan.

-


Bài tập trắc nghiệm tự luận.

h. Dựa vào phương pháp giải bài tập
-

Bài tập tính theo cơng thức và phương trình.

-

Bài tập biện luận.

-

Bài tập dùng các giá trị trung bình.

-

Bài tập dùng đồ thị.
1.3.4. Vị trí của bài tập
Trong thực tế dạy học hiện nay, nhiều giáo viên chưa nắm được vị trí của

bài tập hóa học trong q trình dạy học. Họ thường sử dụng BT vào đầu giờ
để kiểm tra bài cũ hoặc cuối giờ học, cuối chương, cuối học kì để ơn tập và


11
kiểm tra kiến thức. Quan niệm đó chưa thật đúng, làm giảm tác dụng của BT khi
dạy học.
GV có thể sử dụng BT ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào khi thấy nó có thể

giúp mình thỏa mãn nhiệm vụ dạy học và mục đích dạy học. Ngược lại, GV hồn
tồn có thể khơng sử dụng BT khi điều đó khơng cần thiết cho cơng việc giảng
dạy của mình.
BTHH khơng phải là nội dụng nhưng nó chứa đựng nội dung dạy học. BT
phải phù hợp với nội dung dạy học, với năng lực nhận thức của học sinh và phải
phục vụ được ý đồ của GV. Khi ra một bài tập phải xác định đúng vị trí của nó
để BT trở thành một bộ phận hữu cơ của hệ thống kiến thức cần truyền thụ.
1.3.5. Điều kiện để học sinh giải bài tập được tốt
- Nắm chắc lý thuyết: các định luật, qui tắc, các q trình hóa học, tính chất lý
hóa học của các chất
- Nắm được các dạng bài tập cơ bản, nhanh chóng xác định bài tập cần giải
thuộc dạng bài tập nào
- Nắm được một số phương pháp giải thích hợp với từng dạng bài tập
- Nắm được các bước giải một bài toán hỗn hợp nói chung và với từng dạng
bài nói riêng
- Biết được một số thủ thuật và phép biến đổi tốn học, cách giải phương trình
và hệ phương trình bậc 1,2….
1.3.6. Xu hướng phát triển của bài tập hóa học
Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học, xu hướng xây dựng BT hóa học hiện
nay là:
- Loại bỏ những bài tập có nội dung hóa học nghèo nàn nhưng lại cần đến
những thuật toán phức tạp để giải (hệ nhiều ẩn nhiều phương trình, bất phương
trình, phương trình bậc 2, cấp số cộng, cấp số nhân…).


12
- Loại bỏ những bài tập có nội dung léo lắt, giả định rắc rối, phức tạp, xa rời
hoặc phi thực tiễn hóa học.
- Tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm.
- Tăng cường sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan.

- Xây dựng bài tập mới về bảo vệ mơi trường và phịng chống ma túy.
- Xây dựng bài tập mới để rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề và
giải quyết vấn đề.
1.3.7. Một số phương pháp giải bài tập hóa học hữu cơ
- Tính theo cơng thức và phương trình phản ứng.
- Phương pháp bảo toàn khối lượng.
- Phương pháp tăng giảm khối lượng.
- Phương pháp bảo toàn electron.
- Phương pháp dùng các giá trị trung bình.
- Phương pháp ghép ẩn số
- Phương pháp tự chọn lượng chất.
- Phương pháp biện luận.
1.3.8. Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học
- Phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh.
- Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học.
- Sử dụng các phương tiện dạy học.
- Sử dụng hệ thống bài tập hóa học.
- Sử dụng hệ thống câu hỏi trên lớp.
- Thực hiện các thí nghiệm hóa học.


13
- Tạo khơng khí lớp học.
1.4. NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP
MƠN HĨA CỦA HỌC SINH THPT
1.4.1. Yếu tố chủ quan
Yếu tố chủ quan là yếu tố then chốt quyết định đến kết quả học tập mơn hóa
học của học sinh.
Yếu tố chủ quan bao gồm các yếu tố sau:
a. Yếu tố tâm lí

Tâm lí của học sinh ảnh hưởng khá lớn đến kết quả học tập bộ mơn hóa học.
- Học sinh có tâm trạng vui vẻ không chỉ tiếp thu được nhiều kiến thức (về
số lượng) mà còn giúp học sinh nhớ lâu hơn (về chất lượng). Ngược lại nếu học
sinh bị stress, buồn phiền, lo âu thì hiệu quả của việc tiếp thu bài học là rất thấp,
do đó ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập.
- Lòng ham mê học hỏi: là một yếu tố tâm lí quan trọng giúp học sinh có
động lực tự tìm tịi kiến thức, tự chiếm lĩnh tri thức. Học sinh có lịng ham mê học
hỏi cảm thấy hứng thú với kiến thức, khiến cho quá trình tiếp thu kiến thức trở
nên nhanh hơn và có hiệu quả hơn, dẫn đến đạt được kết quả học tập tốt hơn.
Ngược lại với lòng ham mê học hỏi là khơng có mục đích học (khơng thấy
được ý nghĩa của việc học). Yếu tố tâm lí này sẽ làm học sinh mất định hướng,
không thấy được ý nghĩa của việc tiếp thu kiến thức, do đó kết quả học tập của
những học sinh này sẽ không cao.
b. Yếu tố tư duy
Bên cạnh yếu tố tâm lí thì yếu tố tư duy cũng là một trong những yếu tố
quan trọng, góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh. Những học sinh có
tư duy tốt sẽ có những thao tác tư duy tốt (phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát
hóa, trừu tượng hóa…). Tư duy tốt sẽ giúp học sinh liên kết được các kiến thức
lại với nhau thành một hệ thống, điều này sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn và giải
quyết các bài tập hóa học một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Ngược lại
những học sinh có tuy duy kém sẽ khơng thấy được tính hệ thống của kiến thức,


14
đối với học sinh đó kiến thức là những mãng rời rạc. Do đó việc tiếp thu kiến
thức trở nên khó khăn dẫn đến kết quả học tập cũng bị ảnh hưởng theo.
1.4.2. Yếu tố khách quan
a. Đặc thù bộ mơn hóa học
Bộ mơn hóa học là một mơn thực nghiệm, nên việc dạy và học Hóa học
gắn liền với thực nghiệm. Do đó một số kiến thức hóa học được xây dựng hồn

tồn trên thực nghiệm chứ khơng thể nào dự đốn được. Ví dụ như: thuyết lai
hóa, các công thức cấu tạo, độ dài liên kết, momen lưỡng cực… với điều kiện của
nước ta thì học sinh chỉ được học trên lí thuyết chứ ít được thực hành thí
nghiệm, do đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc tiếp thu kiến thức bộ mơn hóa học.
Những bài tập về nhận biết chất ln là bài tập gây khó khăn cho học sinh phổ
thơng, vì tất cả bài tập nhận biết đều chỉ được thực hành trên giấy chứ không
được thực hành trong phịng thí nghiệm. Bên cạnh đó, các công thức cấu tạo phân
tử hợp chất hữu cơ đều được học sinh chấp nhận một cách máy móc, chứ khơng
được nghiên cứu trực tiếp và cụ thể… Chính những yếu tố đặc thù của bộ mơn
hóa học đã ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả học tập của học sinh.

b. Phương tiện học tập
Hầu hết các trường phổ thông trong cả nước đều được trang bị phịng thí
nghiệm hóa học. Tuy nhiên đa số các phịng thí nghiệm ở trường phổ thơng thì
chưa đạt u cầu. Đặc biệt là các trường ở các huyện vùng sâu vùng xa hầu như
khơng có phịng thí nghiệm hóa học hoặc có mà khơng sử dụng được. Hóa chất
được giao về trường khơng chỉ thiếu về số lượng mà cịn khơng đảm bảo về chất
lượng, không thực hiện được đầy đủ các bài thực hành thí nghiệm trong sách giáo
khoa. Ở một số trường, phịng thí nghiệm được sử dụng chung nhiều mơn như: hóa,
lí, sinh...
Những tác động của phương tiện học tập học sinh có thể khắc phục được
nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của học sinh.


×