Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người xê đăng tại xã trà linh huyện nam trà my tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƢỜNG

NGUYỄN THỊ VIỆT LINH

ĐIỀU TRA NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC QUA TRI
THỨC BẢN ĐỊA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƢỜI XÊ ĐĂNG
TẠI XÃ TRÀ LINH, HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH
QUẢNG NAM

Đà Nẵng, 2015
1


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƢỜNG

NGUYỄN THỊ VIỆT LINH

ĐIỀU TRA NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC QUA TRI
THỨC BẢN ĐỊA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƢỜI XÊ ĐĂNG
TẠI XÃ TRÀ LINH, HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH
QUẢNG NAM

Chuyên Ngành: Sƣ phạm Sinh học

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Huy Bình

Đà Nẵng, 2015


2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Việt Linh

3


LỜI CẢM ƠN !
Trƣớc tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sinh – Môi trƣờng
đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tơi những kiến thức, kinh nghiệm quý giá trong suốt
4 năm học qua.
Đặc biệt để hồn thành luận văn này, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy,
ThS. Nguyễn Huy Bình, ngƣời đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tơi trong q trình làm
khóa luận Tốt nghiệp.
Đồng thời tơi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, các chú
ở ban chỉ huy quân sự huyện, cùng với các cô, chú, các thầy lang trong cộng đồng ngƣời
Xê Đăng tại Xã Trà Linh, huyện Nam Trà My đã cung cấp thơng tin giúp tơi hồn thành
đề tài một cách thuận lợi nhất.
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tơi trong
suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Đà Nẵng, tháng 04 năm 2015
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Việt Linh

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấ p thiế t của đề tài ........................................................................................... 9
2. Mục tiêu của đề tài: ............................................................................................... 11
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 12
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ...................................... 12
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên Thế Giới ............................. 12
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc tại Việt Nam .............................. 14
1.2. Đặc điểm của khu vực nghiên cứu ..................................................................... 19
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 19
1.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội .................................................................................. 22
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 26
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................... 26
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 26
2.3. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 26
2.4. Nội dung của đề tài ............................................................................................. 26
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 26
2.5.1. Phƣơng pháp phỏng vấn .................................................................................. 26
2.5.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa ....................................................................... 27
2.5.3. Phƣơng pháp xử lí số liệu ................................................................................ 28
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................... 29
3.1. Kết quả điều tra thành phần loài cây thuốc do ngƣời Xê Đăng sử dụng tại xã Trà
Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam ............................................................. 29

3.2. Phân tích sự đa dạng của cây thuốc do ngƣời Xê Đăng sử dụng tại xã Trà Linh,
huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam ....................................................................... 45
3.2.1. Đa dạng về bậc phân loại (họ, chi, loài) của cây thuốc ................................... 45
3.2.2. Đa dạng về số lƣợng loài cây thuốc trong các họ ............................................ 46
3.2.3. Đa dạng về sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh .............................. 48
5


3.2.4. Đa dạng về bộ phận đƣợc sử dụng của cây để làm thuốc ............................... 50
3.2.5. Đa dạng về các loại bệnh đƣợc chữa bằng các loài cây thuốc ........................ 51
3.3. Sƣu tầm một số bài thuốc dân gian đƣợc ngƣời dân sử dụng tại xã Trà Linh, huyện
Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.................................................................................. 53
3.4. Danh mục các loài cây có tên trong sách đỏ Việt Nam ...................................... 55
3.5.Các nhân tố ảnh hƣởng đến nguồn tài nguyên cây thuốc .................................... 56
3.5.1. Kết quả điều tra về nguồn tài nguyên cây thuốc dùng để chữa bệnh của ngƣời Xê
Đăng........................................................................................................................... 56
3.5.2. Kết quả điều tra về mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của ngƣời dân ... 57
3.5.3. Kết quả điều tra về thái độ của ngƣời dân đối với nguồn tài nguyên cây thuốc58
3.5.4. Một số nguyên nhân khác ................................................................................ 59
3.6. Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc ................ 59
3.6.1. Khai thác hợp lý.............................................................................................. 59
3.6.2. Tƣ liệu hóa các bài thuốc dân tộc .................................................................... 60
3.6.3. Công tác bảo tồn .............................................................................................. 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 57
I. Kết luận ................................................................................................................ 58
II. Kiến nghị ............................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 59
PHỤ LỤC

6



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
3.1

Danh mục các loài cây thuốc do ngƣời Xê Đăng sử dụng tại
xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

3.2

Thống kê số lƣợng họ, chi, loài cây thuốc do ngƣời Xê
Đăng sử dụng.

3.3

Thống kê số lƣợng họ, chi, loài cây thuốc của ngành hạt
kín.

22

37

38


3.4

Thống kê số lƣợng lồi cây thuốc trong các họ.

39

3.5

Sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh.

40

3.6

Sự đa dạng về các bộ phận của cây đƣợc sử dụng làm
thuốc.

3.7

Thống kê các loài cây thuốc đƣợc ngƣời Xê Đăng sử dụng
theo nhóm bệnh.

3.8

Danh sách các lồi cây thuốc có tên trong Sách đỏ Việt
Nam.

3.9


Nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của ngƣời Xê Đăng.

3.10

Mục đích sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc của ngƣời
Xê Đăng.

3.11

Thái độ của ngƣời Xê Đăng đối với tài nguyên cây thuốc.

3.12

Thái độ của ngƣời Xê Đăng đối với việc bảo tồn tài nguyên
cây thuốc.

7

42

44

47
48
49
50
54


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Tên biểu đồ

Số hiệu

Trang

biểu đồ
3.1

Sự phân bố các taxon làm thuốc trong các ngành

37

3.2

Số lƣợng loài cây thuốc trong các họ

39

3.3

Sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh.

41

3.4

Sự đa dạng trong việc sử dụng các bộ phận của cây để làm
thuốc.


3.5

Nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của ngƣời Xê Đăng.

42
48

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Số hiệu

Tên hình vẽ

Trang

hình vẽ
2.1

Bản đồ vị trí xã Trà Linh

12

8


MỞ ĐẦU
1. Tính cấ p thiế t của đề tài
Việt Nam đƣợc đánh giá là nƣớc có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và phong
phú, trong đó có tài nguyên cây thuốc, đặc biệt là khu vực Trƣờng Sơn. Thêm vào đó,
cùng với những kinh nghiệm đã đƣợc tích lũy qua 4000 năm lịch sử trong việc sử dụng

tài nguyên phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, từ ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khoẻ và chữa
bệnh, đến đấu tranh bảo vệ đất nƣớc,… của cộng đồng 54 dân tộc anh em, là một ƣu thế
lớn góp phần nâng cao đời sống và từng bƣớc xố đói giảm nghèo cho ngƣời dân, nhất là
cộng đồng các dân tộc sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi mà cuộc sống của họ
đang gặp nhiều khó khăn.
Theo các nhà phân loại thực vật, ở Việt Nam có khoảng 12.000 lồi thực vật bậc cao.
Trong số này có 3.948 lồi đƣợc dùng làm thuốc (Viện dƣợc liệu, 2007), chiếm khoảng
37% số loài đã biết. Nếu so với khoảng 20.000 loài cây làm thuốc đã biết trên thế giới
(IUCN, 1992) thì số lồi cây thuốc ở Việt Nam chiếm khoảng 19%. Đó là chƣa kể đến
những cây thuốc gia truyền của 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam mà cho đến nay chúng ta
mới chỉ biết đƣợc một phần. Ngoài ra, các nhà khoa học nông nghiệp đã thống kê đƣợc
1.066 lồi cây trồng, trong đó cũng có 179 lồi cây làm thuốc.
Thành phần các loài cây thuốc ở Việt Nam cũng rất phong phú và đa dạng. Chúng
phân bố tập trung chủ yếu ở các trung tâm đa dạng sinh vật, trong đó có khu vực dãy
Trƣờng Sơn. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta vẫn chƣa có danh sách đầy đủ về số loài,
sự phân bố và trữ lƣợng của cây thuốc ở khu vực rộng lớn này. Các số liệu điều tra thực
vật suốt thời gian qua còn nằm rải rác trong hồ sơ của các cơ quan nghiên cứu, các Vƣờn
quốc gia và Khu bảo tồn. Điều này gây khó khăn cho việc đánh giá tồn diện giá trị của
cây thuốc trong khu vực dãy Trƣờng Sơn, để phục vụ cho việc bảo tồn, khai thác bền
vững và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này.
Vai trò của cây thuốc đối với đời sống con ngƣời đã đƣợc chứng minh từ hàng ngàn
năm qua. Ngày nay mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển, ngành tổng hợp hữu cơ đạt trình
độ cao, có khả năng sản xuất nhiều loại thuốc chữa bệnh tốt nhƣng cũng còn bộc lộ nhiều
khuyết điểm: gây tác dụng phụ ngay tức thời cho ngƣời bệnh hoặc có biến chứng lâu dài.
9


Xu hƣớng thời đại mới con ngƣời thích quay về với thiên nhiên, sản xuất và sử dụng
nguồn thuốc quí giá mà thiên nhiên ban tặng vừa chữa bệnh hiệu quả, không gây tác dụng
phụ, vừa kinh tế. Chủ trƣơng chính sách của Đảng và Chính phủ đối với Đơng y, với

thuốc Nam là rõ ràng, nhất quán và đầy đủ. Nhƣng do tổ chức thực hiện chƣa nhất quán,
cơ quan chức năng và một số địa phƣơng chƣa quan tâm tổ chức thực hiện tốt, nên thuốc
Nam ở địa phƣơng thu hái ngày càng cạn kiệt, thậm chí có những cây thuốc quí đã tuyệt
chủng nhƣ cây Hoàng liên, Tam thất, Đỗ trọng…Nhiều bài thuốc gia truyền đã thất
truyền. Nhiều lƣơng y lƣu giữ những bài thuốc quí hiện tuổi đã cao hoặc đã mất. Vì vậy
điều tra thu thập các bài thuốc dân gian nhất là trong cộng đồng ngƣời dân tộc là hết sức
cần thiết và cấp bách.
Sinh số ng quanh triề n núi Ngo ̣c Linh là đồ ng bào Xơ Đăng mang đâ ̣m bản sắ c của
vùng cực Bắc Tây Nguyên , nơi đây là vùng căn cƣ́ cách ma ̣ng trong kháng chiế n chố ng
Pháp và chống Mỹ . Trà Linh là một xã miền núi có diện tích rừng che phủ lớn, hệ động
thực vật phong phú đa dạng. Tuy nhiên, do tập quán đốt rừng làm nƣơng rẫy, nên diện
tích rừng tự nhiên ngày càng ít, làm mất dần những loài cây thuốc quý. Đồng thời, nguồn
kiến thức bản địa về cây thuốc là vô cùng quý giá, do họ ln có thói quen sử dụng
những cây thuốc nam sẵn có trong rừng. Điều này dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn tài
ngun một cách nhanh chóng, thậm chí có thể một số loài sẽ bị tuyệt chủng. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu điều tra thành phần cây thuốc và các bài thuốc ở xã Trà Linh, huyện
Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam chƣa đƣợc hiệu quả.
Để phát huy truyền thống văn hố tốt đẹp cũng nhƣ góp phần bảo tồn đa dạng sinh
vật, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn những kinh nghiệm phong phú và quý báu của đồng bào
dân tộc, bên cạnh đó thì việc kiểm kê, bổ sung và hệ thống hoá nguồn tài nguyên cây
thuốc là việc làm cần thiết nhằm sử dụng một cách khoa học và có hiệu quả trong tƣơng
lai. Cho nên chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra nguồn tài nguyên cây
thuốc qua tri thức bản địa của đồng bào người Xê Đăng tại xã Trà Linh, Huyện Nam Trà
My, Tỉnh Quảng Nam”

10


2. Mục tiêu của đề tài:
Điều tra bảo tồn các cây thuốc và bài thuốc hiện đang lƣu truyền trong cộng đồng

ngƣời dân ở xã Trà Linh, Huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam nhằm đánh giá nguồn
tài nguyên cây thuốc của địa phƣơng và đề xuất phƣơng pháp bảo tồn.

11


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên Thế Giới
Trải qua nhiều thế kỷ, cây thuốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì sức khỏe và
hạnh phúc của các cộng đồng ngƣời trên khắp thế giới. Các kinh nghiệm dân gian về sử
dụng cây thuốc chữa bệnh đƣợc nghiên cứu ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào sự
phát triển của từng quốc gia. Và từ đó, mỗi châu lục mỗi dân tộc hình thành nên nền dƣợc
thảo mang nét đặc trƣng riêng:
- Dƣợc thảo ở châu Âu rất đa dạng và phần lớn dựa trên nền tảng của y học truyền
thống cổ điển. Thầy thuốc ngƣời Hy Lạp có tên là Dioscorides đã viết một cuốn sách “De
material Medica” thống kê 600 loại thảo mộc; Nicholas Culpeper xuất bản cuốn dƣợc
thảo “The English Physitian”…
- Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có nền y học cổ truyền lâu đời. Ở Trung
Quốc, Lý Thời Trần (thế kỷ 16) đã thống kê đƣợc 12.000 vị thuốc trong tập "Bản thảo
cƣơng mục". Năm 1977 trong cuốn “Từ điển bách khoa về các phƣơng thuốc cổ truyền
Trung Quốc” thống kê 5.757 mục từ, đa số là thảo mộc. Cuốn sách "Cây thuốc Trung
Quốc" xuất bản năm 1985 đã liệt kê hầu hết các lồi cây cỏ chữa bệnh có ở Trung Quốc
từ trƣớc tới nay.
Ở Ấn Độ, nền y học cổ truyền - y học Ayurveda đã phát triển mạnh, nhiều tri thức
bản địa đã đƣợc nghiên cứu, đánh giá và ứng dụng có hiệu quả, theo thống kê có khoảng
2.000 lồi cây cỏ có cơng dụng làm thuốc…Việc sử dụng thảo dƣợc điều trị bệnh đã
đƣợc biết đến từ thời xa xƣa. Do tiếp xúc với thảm thực vật, các cộng đồng nguyên thủy
đã có những sự hiểu biết sâu sắc về các tiện ích, cơng dụng của cây thuốc. Họ hiểu biết
và thời gian thử nghiệm các loại thuốc [18]. Trong số 22.000 cây hoa đƣợc báo cáo từ thế

giới [20] hơn 50.000 đƣợc sử dụng cho mục đích y tế [22].
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá cho đến nay 80% dân số trên thế giới
dựa vào nền y học cổ truyền để đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu, trong đó
chủ yếu là thuốc từ cây cỏ. Sự quan tâm về các hệ thống y học cổ truyền và đặc biệt là các
loại thuốc dƣợc thảo, thực tế là đã ngày càng gia tăng tại các nƣớc phát triển và đang phát
12


triển trong hơn hai thập kỉ qua. Các thị trƣờng thảo dƣợc quốc gia và toàn cầu đã và đang
tăng trƣởng nhanh chóng, và hiện đang mang lại rất nhiều lợi nhuận kinh tế. Theo Ban Thƣ
ký Công ƣớc về đa dạng sinh học, doanh số toàn cầu của các sản phẩm dƣợc ƣớc tính tổng
cộng có đến 80 tỷ USD và năm 2002 và chủ yếu ở thị trƣờng Châu Mỹ, Châu Âu và Châu
Á [23]
Vì vậy quốc gia nào cũng có chƣơng trình điều tra và tái điều tra nguồn tài nguyên
dƣợc liệu trong kế hoạch bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học của đất nƣớc mình. Đối
với những nƣớc vốn có nền y học cổ truyền nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ và các nƣớc thuộc
khu vực Đơng Nam Á vẫn thƣờng xun có những kế hoạch điều tra và tái điều tra với
các quy mô, phạm vi và mục tiêu khác nhau. Thƣờng tập trung ở các đơn vị tỉnh hoặc cho
một hƣớng tác dụng điều trị nào đó nhƣ điều tra cây thuốc có tác dụng chữa sốt rét, tim
mạch, viêm gan, rắn cắn...
Thế giới ngày nay có hơn 35.000 lồi thực vật đƣợc dùng làm thuốc. Khoảng 2500 cây
thuốc đƣợc buôn bán trên thế giới. Có ít nhất 2000 cây thuốc đƣợc sử dụng ở châu Âu,
nhiều nhất ở Đức 1543. Ở Châu Á có 1700 lồi ở Ấn Độ, 5000 lồi ở Trung Quốc. Trong
đó, có đến 90% thảo dƣợc thu hái hoang dại. Do đòi hỏi phát triển nhanh hơn sự gia tăng sản
lƣợng, các nguồn cây thuốc tự nhiên bị tàn phá đến mức không thể cƣỡng lại đƣợc, ƣớc tính
có đến 50% đã bị thu hái cạn kiệt.
Hiện nay, chỉ có vài trăm lồi đƣợc trồng, 20-50 lồi ở Ấn Độ, 100-250 loài ở Trung
Quốc, 40 ở Hungari, 130-140 ở Châu Âu. Những phƣơng pháp trồng truyền thống đang
dần đƣợc thay thế bởi các phƣơng pháp công nghiệp ảnh hƣởng tai hại đến chất lƣợng của
nguồn nguyên liệu này.

May thay, những vấn đề này đã đƣợc cộng đồng thế giới quan tâm. Năm 1993 WHO
(Tổ chức Y tế thế giới), IUCN (Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên
Quốc tế ) và WWF (Quỹ hoang dã thế giới) ban hành các hƣớng dẫn cho việc bảo vệ và sự
khai thác cây thuốc đƣợc cân bằng với sự cam kết của các tổ chức.
Thấy đƣợc tầm quan trọng của việc phải bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây
thuốc, và đáp ứng lời kêu gọi của các tổ chức trên, rất nhiều nƣớc trong đó có các nƣớc
đang phát triển với những điều kiện kinh tế xã hội gần tƣơng đồng với nƣớc ta cũng đã
13


xây dựng những Vƣờn bảo tồn cây thuốc là các quốc gia nhƣ: Guatemala, Nepal, Trung
Quốc và Ần Độ , Ai Cập, Nam Phi [21].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc tại Việt Nam
Nƣớc Việt Nam đã có trên 4.000 năm lịch sử, nhân dân ta đã có truyền thống đấu
tranh để dựng nƣớc và giữ nƣớc, tạo ra những chiến công hiển hách đáng tự hào, nhân
dân ta cịn có những đóng góp quan trọng để phát triển văn hóa, xây dựng tƣ tƣởng, đã có
những thành tựu khoa học có giá trị nhất định, một trong số đó là những phát kiến về y
học đã liên tiếp diễn ra trong các thời kỳ lịch sử ở nƣớc ta.
Thời Hùng Vƣơng đến đầu thời Lý (khoảng 3.000 năm TCN đến năm 1009); trong
khoảng thời gian này ngƣời nƣớc ta luôn phải đấu tranh với thiên nhiên với thú dữ, phải
giành từng tấc đất với giặc ngoại xâm, phải chiến đấu trƣờng kỳ với thiên tai bệnh tật...
Nên cuộc sống ln gặp khó khăn, tính mạng ln bị đe dọa, nhƣng với bản tính tự tồn
mạnh mẽ nhân dân ta đã tạo ra mọi phƣơng tiên để khắc phục cuộc sống khó khăn, đã tìm
ra nhiều phƣơng cách để giữ gìn sức khỏe, nhƣ biết dùng lửa để sƣởi ấm, dùng nƣớc nóng
để song hơ, dùng gừng để ngừa gió, ăn trầu để làm sạch miệng và ấm ngƣời, nhộm răng
để chống sâu răng, uống nƣớc vối để tiêu thực, đắp lá thuốc để cầm máu, đốt cây thơm để
trừ mùi hôi... Đây là thời kỳ tiền y học Việt Nam, ngƣời nƣớc ta lúc bấy giờ chƣa có
phƣơng pháp hoặc phƣơng thuốc nhất định để chữa bệnh, nhƣng đã tích luỹ đƣợc nhiều
bài thuốc gọi là kinh nghiệm dân gian rất qúi báu, đã đóng góp không nhỏ vào việc xây
dựng nền y học nƣớc nhà, có thể nói những kinh nghiệm dân gian trong thời kỳ này

chính là tiền thân của Đơng y Việt Nam.
Thời Lý Trần (1010 - 1399); đây là thời kỳ hình thành của Đơng y, tuy rất mới mẻ
nhƣng đã có tổ chức hẳn hoi, ngay trong thời Lý (1010 - 1224) đã có Thái y ty, các thầy
thuốc đƣợc phép hành nghề để chữa bệnh cho dân, đặc biệt là khoa tâm lý liệu pháp đƣợc
triều đình nâng đỡ nên phát triển rất mạnh, danh y Nguyễn Chí Thành (thiền sƣ Minh
Không) đã từng dùng tâm lý liệu pháp chữa bệnh tinh thần cho vua Lý Thần Tông và
đƣợc phong làm Quốc sƣ.

14


Vào thời Trần (1225 - 1399) y học phát triển khá mạnh, Thái y ty đã đổi thành Thái
y viện, triều đình đã có chủ trƣơng chữa bệnh cấp thuốc cho dân, cổ động ngƣời dân
trồng thuốc, đã có một số danh y ra đời.
Phạm Công Bân làm Thái y lệnh dƣới triều Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông, nổi
tiếng là một danh y trung trực không xu phụ ngƣời quyền quý, ông đã tự bỏ tiền ra xây
dựng nhà chữa bệnh và cấp thuốc cho dân.
Trâu Canh đã từng cứu sống Trần Dụ Tông lúc nhỏ bị chết đuối, và một lần chữa
bệnh liệt dƣơng cho Dụ Tông khi ông làm vua.
Chu Văn An (1292 - 1370) đã để lại một số tài liệu y học quan trọng, sau đó cháu
ơng là Chu Dỗn Văn và Chu Xn Lƣơng đã biên soạn lại thành cuốn Y học giảo yếu
tập chú di biên in năm 1466 và tái bản bổ sung năm 1856.
Trong lịch sử Đông y Việt Nam có một trƣờng hợp rất đặc biệt đó là sự có mặt của
nhà sƣ Tuệ Tĩnh, ơng tên thật Nguyễn Bá Tĩnh đã để lại cho đời hai tác phẩm y học rất
lớn là : Nam dược thần hiệu và Hồng Nghĩa giác tư y thư. Nam dƣợc thần hiệu gồm 11
quyển ghi lại tính chất của 580 vị thuốc và 3873 bài thuốc để chữa 182 trƣờng hợp bệnh
chứng trong 10 khoa lâm sàng; Hồng Nghĩa giác tƣ y thƣ, ngồi phần y lý, y luận cịn có
ghi lại tính chất và cơng dụng của 630 vị thuốc ở nƣớc ta, 13 phƣơng gia giảm và một
thiên Bổ âm đơn. Tuệ Tĩnh là ngƣời đầu tiên nêu lên khẩu hiệu “Nam dƣợc trị Nam
nhân” và có chủ trƣơng dƣỡng sinh để giữ gìn thân thể là “ Bế tinh, dƣỡng khí, tồn thần.

Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”.
Thời nhà Hồ (1400 - 1406) tuy ngắn ngủi nhƣng cũng có xuất hiện một danh y tên
Nguyễn Đại Năng, ông phụ trách bộ Quảng tế chuyên tổ chức các cơ sở chữa bệnh cho
dân. Ơng có để lại quyển Châm cứu tiệp hiệu diễn ca, đây là tác phẩm châm cứu đầu tiên
của nƣớc ta, nhƣng nội dung rất đặc sắc và đầy đủ.
Thời thuộc Minh (1407 - 1427), thời kỳ này y học vẫn phát triển, nhƣng đa số các
tác phẩm y học của ta đều bị ngƣời nhà Minh tịch thu mang về nƣớc, trong số đó có
những tác phẩm quan trọng nhƣ : Cúc đường di cảo của Trần Nguyên Đào, Dược thảo
tân biên của Nguyễn Chí Tân, cùng một số tác phẩm chƣa ghi nhận đƣợc.

15


Thời Hậu Lê (1428 - 1788), Đơng y đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc giữ
gìn sức khỏe cho nhân dân ta, cụ thể nhƣ :
- Bộ luật Hồng Đức có đặt qui chế về việc hành y, qui chế về pháp y và qui chế về
vệ sinh xã hội.
- Triều đình có Thái y viện, qn đội có Lƣơng y sở, các tỉnh có Tế sinh đƣờng
chuyên lo cứu chữa bệnh và phòng chống dịch.
- Mở các lớp giảng dạy y học ở các Thái y viện.
- Mở các khoa thi để tuyển lựa lƣơng y.
- Hiệu đính tái bản các tác phẩm y học cũ và khuyến khích sáng tác mới.
Trong thời này cũng có nhiều danh y rất nổi tiếng đã để lại cho đời nhiều tác phẩm
quan trọng nhƣ : Nguyễn Công Bảo ( Bản thảo thực vật ), Phan Phu Tiên tự Tín
Thần( Bản thảo thực vật toản yếu), Nguyễn Trực (1416 - 1473) tự Công Dĩnh (Bảo anh
lương phương),
Trong ba triều Lê Thánh Tông (1460 - 1477), Lê Hiến Tông (1497 - 1504) và Lê
Uy Mục (1505 - 1509) có một ngƣời ở làng Tả Ao huyện Nghi Xuân (Hà Tỉnh) tên
Nguyễn Đức Hun (có sách ghi Hồng Chỉ) vì mẹ bị mù mắt nên ơng đã lê gót khắp
các vùng núi non Trung, Việt để tầm sƣ học thuốc ; đến khi thành tài ơng đã chữa khỏi

bệnh mù lịa cho mẹ. Trong cuộc đời hành y của ông đã chữa lành cho nhiều bệnh nhân
bị bệnh mắt, có một bệnh nhân là một thầy địa lý sau khi khỏi bị mù đã trả ơn bằng cách
dạy thuật phong thủy cho ơng, vì vậy sau đó ngồi khả năng hiếm có về y học ơng cịn là
một thầy địa lý nổi tiếng, ngƣời đời sau gọi là thầy địa lý Tả Ao.
Lê Hữu Trác (1720 - 1791) biệt hiệu Hải Thƣợng Lãn Ông. Ông đã sáng tác một bộ
y thƣ vĩ đại, có thể nói là lớn vào bậc nhất ở nƣớc ta, đó là bộ Hải Thượng y tơng tâm lĩnh
gồm 28 tập chia làm 66 quyển .
Thời Tây Sơn (1788 - 1802) mặc dù thời gian tồn tại rất ngắn nhƣng triều Tây Sơn
cũng đã tổ chức Nam dƣợc cục chuyên nghiên cứu và chữa bệnh cho quân đội và nhân
dân do hai danh y Nguyễn Hoành và Nguyễn Quang Tuân phụ trách. Nguyễn Quang
Tuân đã biên soạn tác phẩm y học bằng chữ Nôm : La Khê dược phương . Tác phẩm thứ

16


hai của ông mang tên Kim Ngọc quyển là một quyển sách y lý quan trọng, ý nói quý nhƣ
vàng ngọc.
Sau khi miền Bắc đƣợc giải phóng năm 1954, các nhà khoa học Việt Nam có nhiều
thuận lợi trong việc sƣu tầm, nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc, với nhiều cơng
trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ:
- Từ năm 1954 ngành Y tế Việt Nam đã xuất bản nhiều cuốn sách về dƣợc liệu nhƣ:
“450 cây thuốc nam” của Phó Đức Thành, Văn Đức Tôn, Trần Quang Hy (1963).
- Năm 1960, Phạm Hoàng Độ và Nguyễn Văn Dƣơng đã cho xuất bản bộ "Cây cỏ Việt
Nam". Tuy chƣa giới thiệu đƣợc hệ thực vật Việt Nam, nhƣng phần nào cũng đƣa ra đƣợc
cơng dụng làm thuốc của nhiều lồi thực vật.
- Vũ Văn Chuyên (1966) soạn thảo cuốn “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc” [8].
Tiếp theo đó là cuốn “Thuốc nam châm cứu” của viện y học. Cho đến năm 1976 Vũ Văn
Chuyên nghiên cứu và cho ra đời cuốn “Danh mục cây thuốc Việt Nam”. Rồi cuốn
“Dược liệu Việt Nam” của bộ Y tế. “Sổ tay cây thuốc Việt Nam” của Đỗ Huy Bích, Bùi
Xuân Chƣơng (1980) với 519 lồi cây thuốc, trong đó có 150 lồi mới phát hiện [2].

- Đỗ Tất Lợi (1962 - 1965), với cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm
6 tập [10]. Đến năm 1969 tái bản thành 2 tập trong đó giới thiệu tỉ mỉ trên 500 vị thuốc có
nguồn gốc động vật, thực vật và khống vật. Ông đã kiên trì nghiên cứu, bổ sung cây
thuốc trong mấy chục năm, cơng trình của ơng đƣợc tái bản nhiều lần vào những năm
1970, 1977, 1981, 1986, đến tái bản lần thứ 7 năm 1995 số cây thuốc ông nghiên cứu
đƣợc đã lên đến 792 lồi. Ơng đã nêu tên khoa học, tên địa phƣơng, mô tả đặc điểm của
cây, thành phần hóa học, vùng phân bố, cách thu tái chế, tác dụng, công dụng, liều dùng,
một số bài thuốc đã đƣợc kiểm nghiệm. Đây là bộ sách có giá trị lớn về khoa học và thực
tiễn. Bên cạnh sự thành cơng này thì trƣớc đó ơng cũng đã có đóng góp to lớn trong việc
biên soạn bộ “Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam”. (1957) gồm 3 tập. Năm 1961 tái
bản thành 2 tập đã mô tả và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc nam.
- Trần khắc Bảo (1994) "Phát triển cây dƣợc liệu ở Lào Cai và Hà Giang" đã đề cập
đến các vấn đề về chế biến bảo quản và phát triển cây thuốc ở địa bàn nghiên cứu.

17


- Võ Văn Chi (1997) đã biên soạn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, gồm khoảng
3.200 loài cây thuốc, trong đó thực vật có hoa có 2.500 lồi thuộc 1050 chi, đƣợc xếp vào
230 họ thực vật theo hệ thống A. L. Takhtajan. Tác giả đã giới thiệu sơ bộ về nhận dạng,
bộ phận sử dụng, nơi sống và thu hái, thành phần hố học, tính vị và tác dụng, cơng
dụng,.. của từng lồi thực vật [5]. Ngồi ra, ơng còn kết hợp với các cộng sự để cho ra
đời những cuốn sách có giá trị rất lớn. Võ Văn Chi, Dƣơng Đức Tiến (1978), “Phân loại
thực vật học và các loài thực vật bật cao” [7]. Võ Văn Chi (1999), “Cây cỏ có ích ở việt
nam” [6].
- Trần Đình Lý (1995) đã xuất bản cuốn “1900 lồi cây có ích”, cho biết trong số
các loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam, có 76 lồi cho nhựa thơm, 160 loài
cho tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài chứa tanin, 50 loài cây gỗ có giá trị cao, 40
lồi tre nứa, 40 lồi song mây [13].
- Nguyễn Nghĩa Thìn (2001), đã đóng gớp cuốn “Cây thuốc của đồng bào Thái ở

Con Cuông, Nghệ An” [14].
- Viện Dƣợc liệu (2003), cũng đóng góp cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở
Việt Nam” với hơn 1.000 lồi, trong đó 920 cây thuốc và 80 lồi động vật đƣợc sử dụng
làm thuốc [12].
- Hoàng Thi Sản (2004) với cuốn “Phân loại học thưc vật” phân loại hầu hết thực
vật Việt Nam, đóng vai trị khơng hề nhỏ trong việc lƣu trữ tài liệu nƣớc nhà [15].
- Nguyễn Tiến Bân (2001- 2005) đã công bố bộ sách “Danh lục các loài thực vật
Việt Nam” đây là bộ sách có ý nghĩa quan trọng trong tra cứu hệ thực vật nói chung và
tra cứu thành phần cây thuốc nói riêng. Tập sách đã đề cập tới các tên khoa học, tên
thƣờng gọi, nhận dạng, phân bố, dạng sống, sinh thái và công dụng, rất tiện lợi cho các
nhà nghiên cứu về thực vật làm thuốc [1].
- Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), với cuốn “Sách Đỏ Việt Nam”. Đã thống kê
đƣợc những loài quý hiếm, những loài có nguy cơ tuyệt chủng, và những lồi đã bị tuyệt
chủng. Ngồi ra cịn rất nhiều những cuốn sách về dƣợc liệu do Bộ Y tế, cán bộ, viện, các
trƣờng xuất bản dùng làm tƣ liệu giảng dạy và học tập. Đó là những đóng góp hết sức

18


quan trọng và to lớn cho nền Y học nƣớc nhà. Góp phần làm phong phú giá trị dƣợc liệu
của cây thuốc, chữa bệnh cho ngƣời dân [4].
- Liên quan đến vấn đề cây thuốc, tập thể các nhà khoa học Viện Dƣợc liệu đã xuất
bản cuốn "Dƣợc điển Việt Nam" đã tổng kết các cơng trình nghiên cứu về cây thuốc trong
những năm qua. Trong hơn 40 năm qua Hội đồng Dƣợc điển Việt nam đã không ngừng
củng cố, phát triển, và đã biên soạn, trình Bộ Y tế ban hành 4 bộ Dƣợc điển Việt Nam:
+ Dƣợc điển Việt Nam I ( 1971)
+ Dƣợc điển Việt Nam II ( 1990)
+ Dƣợc điển Việt Nam III ( 2002)
+ Dƣợc điển Việt Nam IV ( 2009)
Viện dƣợc liệu, Bộ y tế cùng với hệ thống trạm nghiên cứu dƣợc liệu, điều tra ở 2795

xã, phƣờng, thuộc 35 huyện, đã có những đóng góp đáng kể trong cơng tác điều tra sƣu tầm
nguồn tài nguyên cây thuốc trong y học cổ truyền dân gian.
Trên đây là những số liệu tuy chƣa đầy đủ nhƣng đã phần nào cho thấy đƣợc sự đa
dạng và phong phú của nguồn tài nguyên cây thuốc. Với những dẫn liệu đó, cho thấy
rằng ở Việt Nam từ xa xƣa đến nay con ngƣời đã biết sử dụng cây thuốc nhƣ một thần
dƣợc để chữa bệnh. Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu cây thuốc dùng với nhiều mục
đích khác nhau. Song đáng tiếc là nguồn lợi q giá đó nay khơng cịn ngun vẹn do
việc xây đập thủy điện, đất đai bị sạc lỡ, xóa mịn, đốt rừng làm nƣơng rẫy bừa bãi, nạn
cháy rừng cũng nhƣ việc khai thác chƣa hợp lí của ngƣời dân hiện nay thì nguồn tài
nguyên cây thuốc đang bị đe dọa rất lớn. Vì thế cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác
nghiên cứu, phân loại, bảo tồn và phát triển cây thuốc nhằm phục vụ cho việc chữa bệnh
nâng cao sức khỏe của ngƣời dân,cũng nhƣ cung cấp nguồn dƣợc liệu làm thuốc.
1.2. Đặc điểm của khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý và phạm vi hành chính
Trà Linh là xã mi ền núi của huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Cách trung tâm
hành chính huyện khoảng 30 km, nằm cạnh xã Trà Cang và xã Trà nam, với 6327,73ha.
- Phía Đông giáp xã Trà Nam.
19


- Phía Tây, nam giáp xã tỉnh Kon Tum.
- Phía Bắc giáp xã Trà Cang, tỉnh Kon Tum.

Hình 2.1 Bản đồ vị trí xã Trà Linh
b. Địa hình và địa thế
Địa hình phức tạp hầu hết đồi núi đất đốc, nhiều thung lũng chằng chịt bị chia cắt
bởi nhiều sông suối, đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn, đất nơng nghiệp phân tán, nhỏ lẻ.
c. Địa chất và thổ nhưỡng
Tài nguyên Đất:

- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (fs)
- Đất đỏ vàng trên đá macmaaxit (ha)
- Đất phù xa ngòi suối (py)
Xã Trà Linh nằm trên sƣờn núi Ngọc Linh, đất đai chủ yếu là đất rừng, trong đó
rừng đặc dụng là chủ yếu, đất nơng nghiệp rất hạn chế, chủ yếu là các triền dốc nhƣng
thƣờng xun bị sạt lỡ và xói mịn.
* Về tình hình sử dụng đất :
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là:

20

6.327,73ha.


Trong đó :
+ Đất sản xuất nơng nghiệp

:

3.391,96 ha

+ Đất Lâm nghiêp

:

3.041,51ha

+ Đất phi nông nghiệp

:


81,26 ha

+ Đất trụ sở cơ quan

:

0,17 ha

+Đất chƣa sử dụng

:

2.846, 97 ha

+ Đất nghĩa địa

:

1,02 ha

+ Đất sông suối mặt nƣớc

:

63,56 ha

+ Đất phát triển hạ tầng

:


16,51 ha

+ Đất ở

:

7,54 ha

d. Khí hậu
- Chịu ảnh hƣởng của 2 miền khí hậu: khí hậu của khu vực duyên hải Nam Trung bộ
và khí h ậu Bắc Tây Nguyên nên lƣợng mƣa trong năm rất lớn, chủ yếu tập trung vào
những tháng cuối năm; Khí hậu trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa khô: kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9.
+ Mùa mƣa: kéo dài từ tháng 10 đến tháng 03 năm sau.
e. Thủy văn
Hệ thống sông suối trên địa bàn mang đặc trƣng của thủy văn miền núi độ dốc lớn,
nhiều nghềnh thác, lƣu lƣợng dòng chảy trong năm thƣờng thay đổi. Mùa khơ dịng sơng
cạn kiệt gây khó khăn cho việc sử dụng nguồn nƣớc vào sản xuất nông nghiệp và sinh
hoạt của nhân dân. Mùa mƣa lƣợng nƣớc lớn, dòng chảy xiết gây hiện tƣợng sạc lở, xói
mịn ven sơng và ngập lụt ở một số khu vực làm ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp và
đời sống nhân dân trong vùng.
Về cấp nƣớc sản xuất, do địa hình đồi núi phức tạp, đồng ruộng manh mún nên việc
đầu tƣ xây dựng, khai thác các cơng trình thủy lợi quy mơ lớn rất khó khăn, tốn kém. Cho
nên, chỉ có thể dựa vào mật độ sông suối tƣơng đối dày để đầu tƣ ,xây dựng các cơng
trình thủy lợi vừa và nhỏ để phục vụ sản xuất.

21



1.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
a. Tình hình dân cư và phân bố dân cư
 Dân cư và đời sống nhân dân:
- Tồn xã có 525 hộ với 2.454 khẩu. Số lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh
vực nông, lâm nghiệp là 1.134. Tỷ lệ hộ nghèo khá cao chiếm 66,7%.
- Cơ cấu dân số - dân tộc: dân tộc Xê đăng chiếm 99,11%, còn lại là dân tộc kinh và
các dân tộc khác.
- Tình hình đời sống nhân dân: Đời sống đồng bào các dân tộc trên đại bàn xã cịn
rất nhiều khó khăn, cuộc sống phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp làm lúa rẫy
một vụ. Tình trạng đói giáp hạt cịn xảy ra ở nhiều nơi.
- Tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao (Tỷ lệ 66,7%). Lao động ở lĩnh vực nông lâm nghiệp
là chủ yếu ( Tỷ lệ 53,6%).
 Phân bố dân cư
- Xã Trà Linh có 4 thơn 23 nóc, gồm:
+ Thơn 1: Nóc Răng Rng, Mơ Chai, Mơ Kích, Mơ Rối, Tác Pong,
+ Thơn 2: Nóc Tác Lan, Măng Prễ, Tác Ngo, Luông Mô, Măng Lùng, Măng Tu,
Con Pin
+ Thơn 3: Nóc Tác Pang, Hy Ló, Tác Tu, Tác Lang,
+ Thơn 4: Nóc Măng Priu, Tu Dí, Tu Cring, Long Héc, Tác Choa, Tu Tunh, Tác
Xanh
b. Cơ sở hạ tầng
Các cơng trình thuỷ lợi nhỏ, hệ thống kênh mƣơng, hệ thống nƣớc sinh hoạt đƣợc
xây dựng mới và tu bổ; trụ sở làm việc xã đã xuống cấp nghiêm trọng, phòng làm việc sử
dụng chung phòng, trụ sở y tế, trƣờng Tiểu học cơ sở đƣợc xây mới; xã hiện nay chƣa có
đƣờng ơ tơ đến trung tâm xã.
 Giao thơng
Hiện tại xã chỉ có 1/4 thơn đƣờng ơ tơ vào đến trung tâm, các thơn cịn lại đi theo
đƣờng mòn nhân dân tự làm.
 Hệ thống điện
22



3/4 thơn có điện thắp sáng ở khu vực, tuy nhiên chỉ có 3 thơn, thơn 1, thơn 3 và thơn
4 có đƣờng điện đi tới, thơn 2 và nóc Tu Dí của thơn 4 chƣa có điện dùng điện thủy luân
nhỏ, không đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất.
 Văn hóa giáo dục
- Trƣờng tiểu học và mẫu giáo Ngọc Linh có 24 phịng học:
- Trƣờng THCS Ngọc Linh có 07 phịng học
- Các tổ chức trong hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ:
Hệ thống chính trị của xã từng bƣớc đƣợc nâng lên, nhất là giai đoạn từ 2005 đến
nay, đáp ứng cơ bản công tác lãnh chỉ đạo xây dựng và bảo vệ đất nƣớc trong tình hình
hiện nay.
Tổng số đảng viên của Đảng bộ xã là 124 ngƣời. Số đảng viên đủ tƣ cách hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ là 50 ngƣời, đạt 40,32% (50
ngƣời/124 ngƣời).
Tổng số đội ngũ cán bộ cấp xã là 33 ngƣời. Trong đó, số cán bộ đạt chuẩn là 11
ngƣời, chiếm tỷ lệ 33,33%.
Cơ sở vật chất trang bị cho hoạt động của hệ thống chính trị chƣa đảm bảo. Trụ sở
làm việc chƣa đạt chuẩn, trang thiết bị còn thiếu, nhất là các thôn chƣa đƣợc đầu tƣ xây
dựng trụ sở sinh hoạt thơn.
 Về phủ sóng truyền thanh - truyền hình:
Do điều kiện miền núi cao, địa hình phức tạp nên sóng phát thanh, truyền hình của
đài tỉnh, đài khu vực khơng phủ sóng đƣợc. Mạng lƣới thơng tin liên lạc chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu.
 An ninh - Quốc phịng:
Cơng tác giáo dục quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân đƣợc
tăng cƣờng và củng cố. Chỉ tiêu huấn luyện và tuyển quân hằng năm đạt 100%. Tình hình
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã đƣợc giữ vững, chƣa có vấn đề nổi
cộm lớn, chỉ sảy ra một số ít vụ trộm cắp Sâm trên địa bàn, xã đã phối hợp với cơ quan
chức năng của huyện xử lý giải quyết kịp thời,


23


Hiện nay, tổng số lực lƣợng dân quân tự vệ và lực lƣợng dự bị động viên của xã là
120 ngƣời. Trong số đó lực lƣợng dân quân tự vệ và lực lƣợng dự bị động viên hoạt động
tốt là 70 ngƣời, chiếm tỷ lệ 58,33%.
 Y tế
Xã Trà Linh có 1 trạm y tế nhằm khám và chữa bệnh miễn phí cho ngƣời dân. Có
khả năng cứu chữa kịp thời cho cán bộ và nhân dân trong toàn xã. Để băng bó vết thƣơng
sẽ huy động lực lƣợng y tá của các thôn phục vụ tại chỗ và tận dụng một số giƣờng bệnh
trong nhân dân. Trƣởng trạm là ông Nguyễn Cao Bằng.
c. Các hoạt động kinh tế khác:
 Sản xuất nông nghiệp:
Tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp khá cao, chiếm tỷ lệ 90,3%, thiếu bền vững. Phƣơng
thức sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu nhƣng vẫn chƣa giải quyết đƣợc vấn đề an toàn
lƣơng thực tại chỗ.
- Về trồng trọt:
+ Lúa: diện tích 164ha, năng suất bình quân 24,29 tạ/ha/vụ, sản lƣợng 428 tấn.
+ Cây màu: bắp (diện tích 78,5ha, năng suất bình quân 5,9 tạ/ha); sắn (diện tích
28,5ha, năng suất bình qn 112,28 tạ/ha), khoai lang (diện tích 9,9 ha, năng suất bình
qn 3,94 tạ/ha).
- Về lâm nghiệp: trong năm 2013 các hộ đồng bào bắt đầu tham gia công tác quản
bảo vệ rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng rừng sản xuất từ các chƣơng trình, dự án
mục tiêu Quốc gia của Chính Phủ.
Ngồi ra, các hộ cịn tham gia trồng Sâm để cải thiện thêm đời sống.
- Về chăn nuôi: Chăn nuôi trên địa bàn xã kém phát triển, năng suất hiệu quả thấp,
chăn ni phân tán theo hộ gia đình là chính, do thời tiết lạnh nên việc chăn nuôi gặp khó
khăn.
Thực tế, tình hình chăn ni trên địa bàn xã chƣa phát triển, tổng đàn gia súc, gia

cầm trên địa bàn xã còn khá khiêm tốn.
- Sản xuất CN-TTCN: Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã
chƣa phát triển.
24


- Thƣơng mại - dịch vụ: chƣa phát trển
- Tỷ lệ hộ nghèo: Theo kết quả điều tra hộ nghèo năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo còn khá
cao chiếm 66,7%, phấn đấu mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 3-4%.

25


×