Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Nghiên cứu tác dụng gây độc tính cấp và ảnh hưởng của một số cao chiết từ quả dứa dại pandanus odoratissimus l đến chỉ số huyết học trên chuột nhắt trắng mus musculus var albino

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.28 KB, 41 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH - MÔI TRƢỜNG

TRẦN THỊ THANH NGA

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG GÂY ĐỘC TÍNH CẤP VÀ ẢNH
HƢỞNG CỦ MỘT S

O HIẾT TỪ QUẢ DỨA DẠI

(Pandanus odoratissimus L.) ĐẾN CHỈ S

HUYẾT HỌC TRÊN

CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus Var. Albino)

KHÓA LUẬN T T NGHIỆP

Đà Nẵng – Năm 2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH - MÔI TRƢỜNG

TRẦN THỊ THANH NGA

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG GÂY ĐỘC TÍNH CẤP VÀ ẢNH
HƢỞNG CỦ MỘT S


CAO CHIẾT TỪ QUẢ DỨA DẠI

(Pandanus odoratissimus L.) ĐẾN CHỈ S

HUYẾT HỌC TRÊN

CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus Var. Albino)

Ngành: Sƣ phạm Sinh học

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Công Thùy Trâm

Đà Nẵng – Năm 2015


LỜI

M ĐO N

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Trần Thị Thanh Nga


LỜI ẢM ƠN
Để hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lịng kính trọng và

biết ơn sâu sắc đến cô Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm, giảng viên khoa Sinh - Môi
trƣờng Đại học Sƣ phạm Đà Nẵng, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, động viên, giúp
đỡ em trong suốt thời gian qua.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Mai - cán bộ phịng thí
nghiệm Di truyền và sinh học động vật cùng tồn thể các thầy cơ khoa Sinh - Mơi
trƣờng, các bạn sinh viên đã quan tâm, giúp đỡ, đóng góp ý kiến và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa
luận cũng nhƣ những năm tháng học tập tại đây.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự động viên của gia đình trong suốt
quá trình học tập và hồn thành khóa luận.
Trong q trình hồn thành khóa luận, do kinh nghiệm và thời gian cịn hạn
chế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cơ góp ý. Em xin
chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Trần Thị Thanh Nga


MỤ LỤ
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................
DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ .............................................................................
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài. ......................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2
3.


ngh a khoa học của đề tài .................................................................................2

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
1.1.Tổng quan về cây dứa dại (Pandanus odoratissimus L.) ..................................3
1.1.1. Đặc điểm thực vật dứa dại .............................................................................3
1.1.1.1. Đặc điểm chi Pandanus ...............................................................................3
1.1.1.2. Đặc điểm loài Pandanus odoratissimus L. .................................................4
1.1.2. Dạng sống và sinh thái ...................................................................................4
1.1.3. Công dụng của cây Dứa dại ..........................................................................4
1.1.3.1. Tác dụng dƣợc lý của từng bộ phận theo y học cổ truyền ..........................4
1.1.3.2. Một số bài thuốc chữa bệnh ........................................................................5
1.1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc về chi Pandanus ........................6
1.1.4.1. Thành phần hóa học của một số loài thuộc chi Pandanus ..........................6
1.1.4.2. Hoạt tính sinh học của một số lồi thuộc chi Pandanus .............................7
1.2. Tổng quan về chuột nhắt trắng .........................................................................9
1.2.1. Đặc điểm sinh học .........................................................................................9
1.2.2. Vòng đời và sức sinh sản .............................................................................10
1.3. ĐẠI CƢƠNG VỀ ĐỘC CHẤT HỌC. ............................................................10
1.3.1. Chất độc. .....................................................................................................10
1.3.1.1. Khái niệm chất độc. ..................................................................................10
1.3.1.2. Khái niệm độc tính và độc lực .................................................................11


1.3.2. Những nghiên cứu về tác dụng gây độc tính cấp của một số cây dƣợc liệu.
...............................................................................................................................12
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..14
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. ..............................................14
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu. .................................................................................14
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu. ....................................................................................14
2.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................14

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu. ...............................................................................14
2.3.1. Phƣơng pháp xác định mẫu. ........................................................................14
2.3.2. Các phƣơng pháp hóa học. ..........................................................................14
2.2.3. Các phƣơng pháp sinh học. ..........................................................................15
2.2.3.1. Phƣơng pháp thử độc tính cấp của cao chiết của quả Dứa dại. ................15
2.2.3.2. Phƣơng pháp xác định số lƣợng hồng cầu, bạch cầu. ...............................16
2.2.3.3. Phƣơng pháp xác định hàm lƣợng hemoglobin. .......................................18
2.2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu. .......................................................................18
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ..............................................................19
3.1. Thử độc tính cấp của cao dịch chiết quả dứa dại (Pandanus odoratissimus L.)
trên chuột nhắt trắng (Mus musculus Var. Albino). ...............................................19
3.2. Ảnh hƣởng của các cao chiết từ quả Dứa dại đến các chỉ số huyết học. ........21
3.2.1. Ảnh hƣởng của cao CHCl3 từ quả Dứa dại đến chỉ số huyết học. ...............21
3.2.2. Ảnh hƣởng của cao EtOAc từ quả Dứa dại đến chỉ số huyết học. ..............23
3.2.3. Ảnh hƣởng của cặn nƣớc từ quả Dứa dại đến chỉ số huyết học. .................25
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................28
4.1. Kết luận ...........................................................................................................28
4.2. Kiến nghị.........................................................................................................28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................29


D NH MỤ

Á

HỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


LD50

Lethal dose
(Liều gây chết 50% động vật thử nghiệm)

LC50

Lethal concentration
(Nồng độ gây chết 50% động vật thử nghiệm)

EtOAc

Ethyl acetate

CHCl3

Chloroform


D NH MỤ
Số hiệu bảng
3.1.1

3.1.2

3.1.3

Á BẢNG BIỂU
Tên bảng


Kết quả thử độc tính cấp cao chloroform từ quả
Dứa dại (Padanus odoratissimus)
Kết quả thử độc tính cấp cao EtOActừ quả Dứa
dại (Padanus odoratissimus)
Kết quả thử độc tính cấp cao nƣớc từ quả Dứa
dại (Padanus odoratissimus)

Trang
20

20

21

Số lƣợng hồng cầu của chuột nhắt trắng (Triệu
3.2.1

TB/mm3), hàm lƣợng hemoglobin(g/100ml máu), số

22

lƣợng bạch cầu (ngàn TB/mm3)
Số lƣợng hồng cầu của chuột nhắt trắng (Triệu
3.2.2

TB/mm3), hàm lƣợng hemoglobin(g/100ml máu), số

24


lƣợng bạch cầu (ngàn TB/mm3)
Số lƣợng hồng cầu của chuột nhắt trắng (Triệu
3.2.3

TB/mm3), hàm lƣợng Hhemoglobin(g/100ml máu), số
lƣợng bạch cầu (ngàn TB/mm3)

26


D NH MỤ HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Số hiệu

Tên hình vẽ

Trang

2.2

Mơ tả cách đếm hồng cầu trong buồng đếm

17

Số lƣợng hồng cầu của chuột nhắt trắng (Triệu TB/mm3),
3.2.1

hàm lƣợng Hemoglobin(g/100ml máu), số lƣợng bạch cầu

22


(ngàn TB/mm3) khi sử dụng cao CHCl3 từ quả Dứa dại.
Số lƣợng hồng cầu của chuột nhắt trắng (Triệu TB/mm3),
3.2.2

hàm lƣợng Hemoglobin(g/100ml máu), số lƣợng bạch cầu

24

(ngàn TB/mm3) khi sử dụng cao EtOAc từ quả Dứa dại.
Số lƣợng hồng cầu của chuột nhắt trắng (Triệu TB/mm3),
3.2.3

hàm lƣợng Hemoglobin(g/100ml máu), số lƣợng bạch cầu
(ngàn TB/mm3) khi sử dụng cao nƣớc từ quả Dứa dại.

26


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển thì chất lƣợng cuộc sống con
ngƣời ngày càng đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, con ngƣời cũng phải đối mặt với
nhiều vấn đề. Một trong những vấn đề đó là sự giảm sút về sức khỏe và bệnh tật.
Chính vì vậy, việc tìm ra các phƣơng thuốc, nhất là các loại thuốc có nguồn gốc từ
thiên nhiên để chữa trị bệnh tật luôn đƣợc các nhà khoa học chú ý.
Với các ƣu điểm là độc tính thấp, dễ hấp thu và chuyển hóa trong cơ thể, các
loại thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà
khoa học và nhu cầu sử dụng chúng ngày càng tăng trƣởng mạnh mẽ. Từ những
tiền chất đƣợc phát hiện và phân lập từ các thảo dƣợc, thông qua hệ thống các
phép thử sinh học in vitro và in vivo, các nhà khoa học đã chuyển chúng thành

những chế phẩm hay thực phẩm chức năng có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh và
thậm chí là các loại thuốc đặc trị để sử dụng các phác đồ điều trị y tế một cách
hiệu quả. Một trong những bƣớc khởi đầu của quá trình nghiên cứu về các loại
thuốc có nguồn gốc thiên nhiên để sử dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh là cần kiểm
sốt độc tính của chúng [17], [18], [22].
Chi Pandanus thuộc họ dứa dại Pandanaceae với tổng số khoảng 600 lồi
đƣợc tìm thấy trên khắp thế giới và phân bố ở vùng nhiệt đới, trừ châu Mỹ. Ở Việt
Nam, cây Dứa dại phân bố nhiều nơi, nhất là các vùng ven bờ biển, rất dễ thu hái
và chế biến. Về công dụng trong y học, Dứa dại là một trong những dƣợc liệu quý
giá đƣợc sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian với mục đích bảo vệ gan, lợi
tiểu, cảm mạo, lỵ, ho, đái tháo đƣờng …
Với các cơng dụng trong điều trị bệnh, các lồi cây Dứa dại đƣợc các nhà
khoa học trong và ngoài nƣớc chú ý nghiên cứu. Kết quả các cơng trình nghiên
cứu cho thấy, lá, hoa quả của loại cây này có chứa các hợp chất flavonoid,
phenolic, vanilin, tinh dầu …

1


Để có thể đƣa các loại thuốc mới nghiên cứu vào sử dụng trong hỗ trợ điều
trị bệnh cần phải tiến hành các bƣớc thử nghiệm sinh học trên các loài động vật và
chuột nhắt trắng là đối tƣợng đƣợc sử dụng đầu tiên. Theo kết quả nghiên cứu giải
mã toàn bộ gene của con ngƣời và chuột đã đƣợc công bố ngƣời ta thấy r ng chuột
và con ngƣời đều có khoảng 30.000 gen và khoảng 80% gen của con ngƣời cũng
là những gen tìm thấy trong chuột [2]. Ngồi ra do chuột có kích thƣớc nhỏ, dễ
kiềm chế và kiểm sốt trong phịng thí nghiệm, sinh sản nhanh, đời sống ngắn và
giá thành tƣơng đối rẻ. Vì vậy, chúng tơi chọn chuột nhắt trắng là lồi động vật thí
nghiệm đƣợc sử dụng trong nghiên cứu tác dụng của cây Dứa dại.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành chọn đề tài: “Nghiên cứu
tác dụng gây độc tính cấp và ảnh hƣởng của một s cao chiết từ quả Dứa dại

(Pandanus odoratissimus L.) đến chỉ s huyết học trên chuột nhắt trắng (Mus
musculus Var. Albino)”.
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu tác dụng gây độc tính cấp và ảnh hƣởng đến các chỉ số huyết học
của các cao chiết từ quả Dứa dại (Pandanus odoratissimus L.) trên chuột nhắt
trắng (Mus musculus Var. Albino).
3.

ngh a hoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để tiến hành các nghiên cứu các hoạt

tính sinh học tiếp theo của quả Dứa dại.

2


HƢƠNG 1: TỔNG QU N TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về cây dứa dại (Pandanus odoratissimus L.) [11]
Tên khoa học: Pandanus odoratissimus L.
(P. tectorius Park. ex Z.)
Phân loại khoa học:
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliopsida
Lớp: Liliopsida (Hành)
Bộ: Pandanales (Dứa dại)
Họ: Pandanaceae
Chi: Pandanus
Loài: Pandanus odoratissimus L..
1.1.1. Đặc điểm thực vật dứa dại
Hình 1.1. Cây dứa dại

(Pandanus odoratissimus L.)

1.1.1.1. Đặc điểm chi Pandanus

L._(Pandanus odoratissimus)
(Pandanus odoratissimus)
(Pandanaceae) gồm hơn 600 loài đƣợc phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và
Chi

Pandanus

thuộc

họ

Dứa

dại

cận nhiệt đới. Cây thuộc chi Pandanus là những cây dạng gỗ hay bụi nhỏ thƣờng
có màu xanh [14].
Pandanus là chi của thực vật một lá mầm, khác nhau về kích thƣớc, từ cây
bụi nhỏ hơn 1m, lên đến cây cỡ trung bình 20m.
Cây mọc đứng, thân ngắn, mang nhiều rễ phụ dày, đâm nghiêng xuống đất.
Thân bao bọc bởi nhiều vết sẹo lá. Lá dài, có bẹ, hình dải, xếp xoắn ốc, ở ngọn
thân hay cành, tận cùng thành mũi, nhọn và nhiều gai ở mép; các loài khác nhau
chiều dài lá, dài 0,3-2m; rộng 1,5-10cm. Hoa đơn tính khác gốc xếp thành bơng
mo. Hoa đực dài 2-3cm và có mùi thơm, đƣợc đƣợc bao quanh bởi lá bắc hẹp,
màu trắng. Hoa cái với quả tròn và bao quanh bởi lá bắc, thƣờng thịng xuống khi
chín. Quả có hình cầu, đƣờng kính 10-20cm và giống lăng kính. Màu sắc của quả

thay đổi từ màu xanh sang vàng cam hoặc đỏ [6].
3


1.1.1.2. Đặc điểm loài Pandanus odoratissimus L. [11]
Cây nhỏ, phân nhánh ở ngọn, cao 2-4m, với rất nhiều rễ phụ trong khơng khí
thịng xuống đất. Lá ở ngọn các nhánh, hình dải, dài 1-2m, trên gân chính và 2 bên
mép có gai nhọn. Bơng mo đực ở ngọn cây, thõng xuống, với những mo màu
trắng, rời nhau. Hoa rất thơm, bơng mo cái đơn độc, gồm rất nhiều lá nỗn. Cụm
quả tạo thành một khối hình trứng dài 16-22cm, có cuống màu da cam, gồm
những quả hạch có góc, xẻ thành nhiều ô. Ra hoa và quả mùa hè.
1.1.2. Dạng s ng và sinh thái
Loài phân bố rộng trên các bờ biển của Ấn Độ, Xri Lanca, Myanma, Thái
Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Trung Quốc (Hồng Kông, Đài Loan), Nam quần
đảo Ryu Kyu Malaixia, Micronesia và Philippin [30].
Ở Việt Nam, Dứa dại thƣờng phân bố trên các bãi ẩm có cát, trong các rú bụi
ven biển, dọc bờ ngòi nƣớc mặn, rừng ngập mặn, cũng phân bố trong đất liền, ở v
độ thấp, dọc theo các sông, khắp nƣớc ta, từ Hồ Bình, Quảng Ninh, Hà Nam tới
Quảng Nam-Đà Nẵng, Khánh Hồ, Bình Thuận, Đồng Nai, Kiên Giang [6].
1.1.3. ơng dụng của cây Dứa dại [11], [6]

1.1.3.1. Tác dụng dược lý của từng bộ phận theo y học cổ truyền
Theo đơng y lá Dứa dại có vị đắng cay, thơm với công năng sát khuẩn, hạ
nhiệt làm long đờm, lợi niệu.
Lá non: vị ngọt, tính lạnh, có cơng dụng tán nhiệt độc, lƣơng huyết, cầm
máu, sinh cơ; đƣợc dùng để chữa các chứng bệnh nhƣ sởi, ban chẩn, nhọt độc,
chảy máu chân răng…
Hoa: vị ngọt, tính lạnh, có cơng dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trừ thấp nhiệt, chỉ
nhiệt tả, đƣợc dùng để chữa các chứng bệnh nhƣ sán khí (thốt vị bẹn hoặc thốt
vị bìu, đau từ bìu lan lên bụng dƣới), lâm trọc (đái buốt, đái đục), tiểu tiện khơng

thơng, đối khẩu sang, cảm mạo.
Quả: có cơng dụng bổ tỳ vị, cố nguyên khí, chế phục cang dƣơng (khí dƣơng
khơng có khí âm điều hịa, bốc mạnh lên mà sinh bệnh), làm mạnh tinh thần, ích
huyết, tiêu đàm, giải ngộ độc rƣợu, làm nhẹ đầu, sáng mắt, khai tâm, ích trí...
4


Hạt: trị viêm tinh hoàn hay tr …
Rễ: đƣợc sử dụng làm thuốc nhiều hơn, vị ngọt, tính mát, có công dụng phát
hãn (làm ra mồ hôi), giải nhiệt (hạ sốt), chữa các chứng bệnh nhƣ cảm mạo, sốt
dịch, viêm gan, viêm thận, viêm đƣờng tiết niệu, phù thũng, đau mắt đỏ, thƣơng
tổn do chấn thƣơng.
1.1.3.2. Một số bài thuốc chữa bệnh
Liều sử dụng trung bình: cho lá Dứa dại cho dạng thuốc sắc từ 15 30g/ngày. Rễ dứa dại khơ ngày dùng 15 - 30g cho dạng sắc (có thể sử dụng độc vị
hoặc phối hợp với các vị thuốc khác). Quả hay hạt dùng 30 - 60g, sắc uống mỗi
ngày.
- Chữa đau đầu mất ngủ: rễ Dứa dại 20 - 30g, sao thơm, sắc lấy nƣớc, chia 2
lần uống trong ngày.
- Chữa tiểu buốt, đái ít: rễ Dứa dại 20 - 30g, rễ Dứa gai (trái thơm) 20 - 30g,
sắc lấy nƣớc chia 2 lần uống trong ngày.
- Chữa sỏi thận, tiết niệu: rễ Dứa dại hoặc quả Dứa dại 12 - 20g, hạt quả
Chuối hột 10 - 12g, rễ Cỏ tranh 10 - 12g, bông Mã đề 8 - 10g, Kim tiền thảo (lá
Đồng tiền hay gọi lá mắt trâu) 15 - 20g, rễ cây Lau 10 - 12g, củ Cỏ ống 10 - 12g,
sắc lấy nƣớc uống làm 2 - 3 lần trong ngày vào trƣớc bữa ăn, mỗi lần khoảng
100 - 150ml.
- Chữa say nắng: đem hoa hoặc quả sắc uống.
- Trị viêm gan, xơ gan cổ trƣớng: rễ Dứa dại hoặc quả dứa dại 20 - 30g, lá
Quao nƣớc 20 - 30g, lá cây Ô rô 12 - 20g, sắc lấy nƣớc thuốc uống ngày 2 lần,
mỗi lần chừng 150ml vào trƣớc bữa ăn.
- Chữa chứng viêm tinh hoàn: lấy hạt quả Dứa dại 30 - 60g, lá Tử tơ 30g, lá

Quất hồng bì 30g, nấu kỹ lấy nƣớc để còn ấm rửa h ng ngày.
- Ăn uống kém sau sinh: rễ Dứa dại 15 - 20g, vỏ cây Chòi mòi (Antidesma
ghaesembilla Gaertn, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae) 7 miếng cỡ 4x6cm, sắc
lấy nƣớc uống ngày 2 lần vào trƣớc bữa ăn, mỗi lần khoảng 100ml.
- Trị viêm thận phù thủng: đem 30 – 60 g rễ dứa dại, 150 – 200 g thịt heo nạc
nấu canh ăn ngày một lần, một tuần ăn 3 - 4 lần. Kết hợp h ng ngày cùng với 30 –
5


60 g rau dừa nƣớc khô, 12 – 16 g rau má, 10 – 12 g bông mã đề, 12 – 16 g bồ công
anh sắc với nƣớc uống vào trƣớc bữa ăn ngày 2 lần, mỗi lần 150 ml.
Nhân dân còn dùng rễ chùm của cây Dứa dại sao lên sắc uống trị chứng mất
ngủ, nhức đầu…
1.1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về chi Pandanus
1.1.4.1. Thành phần hóa học của một s lồi thuộc chi Pandanus
B ng các phƣơng pháp sắc kí và phƣơng pháp phổ nghiệm, các nhà khoa
học đã cô lập, xác định cấu trúc và định danh đƣợc những hợp chất có trong chi
Pandanus.
- Loài Pandanus odoratissimus:
Năm 1998, Ting-Ting Jong và cộng sự đã cô lập từ rễ Pandanus
odoratissimus các hợp chất tƣơng ứng với các khung lignan và phenol:
pinoresinol và 3,4-bis(4-hydroxy-3- methoxybenzyl) tetrahydrofuran,

4-

hydroxy-3-(2′,3′-dihydroxy-3′- methylbutyl)-benzoic acid methyl ester và 3hydroxy-2-isopropenyl- dihydrobenzofuran-5-carboxylic acid methyl ester [31].
Năm 2012, Siti Alwani Ariffin và cộng sự đã công bố đặc điểm thực vật của
quả và lá Pandanus odoratissimus đều chứa tinh thể canxi oxalate hình kim n m
ở dạng đơn lẻ rải rác và dạng bó, các tinh thể có hình kim hẹp, dài và nhọn và các
tinh thể hình chữ nhật có phần mở rộng xung quanh cạnh [29].

Năm 2008, Thạc s Bùi Thị B ng đã tiến hành nghiên cứu sơ bộ thành
phần hóa học của quả Dứa dại Padanus odoratissimus để sàng lọc một số bài
thuốc nh m điều chế thuốc điều trị viêm gan mạn do siêu vi B, kết quả cho thấy
trong quả Dứa dại có các thành phần: flavonoid, coumarin, đƣờng khử,
carotenoid, triterpenoid [1].
- Loài Pandanus amaryllifolius:
Năm 2001, Hiromitsu Takyama và cộng sự trong cơng trình nghiên cứu của
mình cũng đã phát hiện 2 alkaloid là: norpandamarilactonine-A và –B từ cây
Pandanus amaryllifolius. Cả 2 alkaloid này đều có pyrrolidinyl-,-unsaturated lactone nhƣ các pandamarilactonine đã phát hiện ở các trƣớc đó [18].

6


Trong q trình nghiên cứu thành phần hóa học từ dịch chiết của lá cây loài
Pandanus amaryllifolius hái từ West Java, Indonesia, Angela A. Salim, Mary J.
Garson, và David J. Craik (2004) đã phát hiện 8 alkaloid, trong đó: có 5 loại
alkaloid đã đƣợc phát hiện trong các cơng trình nghiên cứu trƣớc đó và 3 hợp chất
alkaloid phát hiện mới gồm 2 alkaloid loại pyrrolidine, 6E-pandanamine. Các
alkaloid mới này đều có 2 nhóm -methyl ,-unsaturated -lactone và một
alkaloid có vịng 7 cạnh [16].
- Lồi Pandanusdubius:
Mario A. Tan và cộng sự đã cô lập từ cây Padanus dubius các akaloid:
dubiusaminesA, và dubiusamineB vào năm 2010 [38], đến năm 2011 đã cơ lập
đƣợc hợp chất alkaloiddubiusamineC [23].
-Lồi Pandanusboninensis:
Trong cơng trình nghiên cứu về thành phần hóa học của dịch chiết từ lá cây
Pandanus boninensis, Akira Inada và cộng sự (2005) đã cơ lập đƣợc ba hợp chất
trong đó có hai triterpenoid: (24S)-24-methyl-25,32-cyclo-5α-lacnosta-9(11)-en3β-ol, và (24S)-24-methyl-25,32-cyclo-cycloartane-3β-ol [15].
- Lồi PandanuskaidaKurz
Vào năm 2011, Tạ Cơng Thùy Dƣơng tìm ra điểm đặc trƣng về hình thái và

vi học của cây P. kaida giúp phân biệt với các cây cùng chi, đồng thời cô lập
đƣợc hai chất từ rễ cây: β-sitosterol và scopoletin [4].
1.1.4.2. Hoạt tính sinh học của một s loài thuộc chi Pandanus
Năm 1998, Penchom Peungvicha cô lập đƣợc hợp chất 4-hydroxybenzoic
acid từ cao methanol của loài Pandanus amaryllifoliu. Khi tiến hành thử nghiệm
sinh học trên chuột, hợp chất này đã có tác dụng hạ đƣờng huyết ở chuột bình
thƣờng sau khi uống với liều 5mg/kg; làm tăng insulin huyết thanh và hàm lƣợng
glycogen trong gan ở chuột bình thƣờng [25].
Khi tiến hành nghiên cứu hoạt tính kháng viêm của cao methanol đƣợc cơ
lập từ Pandanus odoratissimusthơng qua mơ hình cấp tính b ng carrageenan và
mơ hình gây phù chân mạn tính b ng formalin, Ramesh Londonkar (2010) đã đƣa
ra kết luận: từ cao methanol với liều 25, 50, 100 mg/kg; ở liều 100 mg/kg có hoạt
7


tính kháng viêm tối ƣu lúc 3 giờ, ức chế tác động cấp tính của carrageenan (68%),
dùng diclofenac natri làm chất chuẩn [27].
Vào năm 2011, khi đánh giá hiệu quả chống khối u và vai trị chống oxi hóa
của cây Pandanus odoratissimus, Panigrahi đã đƣa ra kết luận: cao acetone với
liều 200 và 400 mg/kg 1 lần trong ngày, sử dụng trong 14 ngày. Sau 24 giờ tiêm
chủng khối u, cao aceton làm giảm khối u, giảm mức peroxy hóa lipid, tăng mức
glutathione, superoxyd dismutase, catalase và kéo dài tuổi thọ của chuột bị ung
thƣ thực quản [24].
SasidharanS (2011) công bố có sự hiện diện của flavonoid, saponin, alkaloid
và tannin, có hiệu quả hạ đƣờng huyết ở chuột bị tiểu đƣờng trong cao ethanol của
lá cây dứa Pandanu samaryllifolius (PandanusodousRidl) [27].
Cũng trong năm 2011, Hamid khi nghiên cứu khả năng gây độc tế bào và
kháng khuẩn của lá cây Pandanus odoratissimus đã xác định: cao chloroform của
lá có khả năng gây độc tế bào cao nhất với LC50 1,41 g/ml; thấp nhất là các
phân đoạn của cao petroleum ether với LC50 12,8 µg/ml. Cao ethyl acetate có khả

năng kháng khuẩn chống lại nấm Candida albicans và Saccharomyces cerevisiae
với vùng ức chế tƣơng ứng là 10mm và 11mm [17].
Năm2012, Siti Alwani Ariffin và cộng sự khi nghiên cứu về hợp chất có
trong quả của lồi Pandanus odoratissimus đã phát hiện quả và lá đều có chứa
tinh thể canxi oxalate hình kim hẹo, dài, nhọn n m ở dạng đơn lẻ rải rác và dạng
bó. Ngồi ra, các tinh thể hình trâm là tinh thể hình chữ nhật có phần mở rộng
xung quanh 4 cạnh [29].
Ở Việt Nam, cho đến nay, đã có một số cơng trình nghiên cứu về thành phần
hóa học và hoạt tính sinh học của một số lồi thuộc chi Pandanus. Tuy nhiên các
cơng trình nghiên cứu về hóa thực vật và hoạt tính sinh học của lồi Pandanus
odoratissimus cịn ít.

8


1.2. Tổng quan về chuột nhắt trắng
Phân loại khoa học :
Giới: Animalia.
Ngành: Chordata.
Lớp: Mammalia (Thú).
Bộ: Rodentia (Gặm nhấm).
Họ: Muridae.
Chi: Mus.
Loài: Mus muculus Var. Albino
Hình 1.2. Chuột nhắt trắng
(Mus musculus Var. Albino)
1.2.1. Đặc điểm sinh học [19], [21], [22]
Chuột nhắt trắng đƣợc dùng làm động vật thí nghiệm trong sinh học và y
học. Vì chúng là động vật có vú, tƣơng đối dễ dàng để duy trì và xử lý, sinh sản
nhanh chóng và có sự tƣơng đồng cao với con ngƣời. Trình tự gen của chuột đã

đƣợc xác định và nhiều đoạn gen chuột có đồng đẳng với gen của con ngƣời. Kết
quả giải mã toàn bộ gen ngƣời và chuột cho thấy cả hai đều có khoảng 30.000 gen
và khoảng trên 80% các gen trong ngƣời cũng là gen tìm thấy trong chuột. Ngồi
ra việc chuột có giá thành tƣơng đối thấp và dễ dàng duy trì, nên chuột có nhiều
ƣu thế để sử dụng trong phịng thí nghiệm nghiên cứu. Chuột nhắt có thể sinh sản
nhanh chóng, nên có thể quan sát nhiều thế hệ chuột trong một thời gian tƣơng đối
ngắn.
Chuột nhắt trắng trƣởng thành có chiều dài cơ thể (tính từ mũi đến gốc đi)
là 7,5–10 cm và chiều dài đuôi là 5–10 cm. Khối lƣợng cơ thể chúng vào khoảng
10–25 g. Lông chuột ngắn, ở tai và đi thì ít lơng hơn. Chân sau của chuột khá
ngắn, cỡ khoảng 15–19 mm; sải chân bình thƣờng khi chạy đạt 4,5 cm, nhƣng
chúng có thể nhảy cao đến 45 cm. Tiếng kêu của chuột nhắt trắng có âm vực rất
cao và không đều.

9


Tập tính: Chuột nhắt thƣờng đứng, đi hoặc chạy b ng cả bốn chân, nhƣng khi
ăn, khi đánh nhau hoặc khi cần định hƣớng thì chúng chỉ đứng trên hai chân sau,
có đi hỗ trợ. Chuột nhắt trắng giỏi nhảy, leo trèo và bơi lội.
Chuột nhắt trắng chủ yếu hoạt động ban đêm, chúng khơng thích ánh sáng
chói. Những con chuột nhắt trắng đực khỏe mạnh thƣờng chiếm một lãnh thổ
riêng, chúng sống cùng với một số con cái và con non. Những con chuột đực này
tôn trọng lãnh thổ của nhau và thƣờng chỉ xâm nhập lãnh thổ của các con chuột
khác khi nơi đó bị bỏ trống. Nếu có hai con đực hoặc nhiều hơn đƣợc nhốt chung
trong một cái lồng, chúng sẽ thƣờng xuyên gây lộn, trừ khi chúng đƣợc ni cùng
nhau từ nhỏ.
1.2.2. Vịng đời và sức sinh sản [20]
Chuột nhắt trắng đực lôi kéo chuột cái b ng cách phát ra tiếng kêu siêu âm
đặc trƣng, những tiếng kêu này thƣờng xuyên nhất trong thời gian con đực đánh

hơi thấy và theo sau con cái.
Thai kỳ của chuột nhắt trắng vào khoảng 19-21 ngày và mỗi lứa chuột mẹ
sinh 3-14 chuột con (trung bình 6-8). Mỗi chuột cái có thể đẻ 5-10 lứa mỗi năm, vì
vậy tổng số cá thể chuột nhắt có thể tăng rất nhanh. Chuột nhắt sinh sản quanh
năm (tuy nhiên, trong điều kiện sống tự nhiên, chúng không sinh sản trong những
tháng quá lạnh, mặc dù chúng không ngủ đông). Chuột sơ sinh khơng mở mắt
đƣợc ngay và khơng có lơng. Bộ lông bắt đầu phát triển vài ba ngày sau khi sinh,
đôi mắt mở sau khi sinh khoảng 1-2 tuần. Con đực trƣởng thành sinh dục sau
khoảng 6 tuần và con cái là khoảng 8 tuần, nhƣng cả hai giới có thể sinh sản sớm
từ khi đƣợc năm tuần.
Tuổi thọ của chuột nhắt trắng: khi sống hoang dã, chuột nhắt trắng có tuổi
thọ dƣới 1 năm. Nguyên nhân là do trong môi trƣờng này, chuột nhắt trắng là con
mồi của các động vật ăn thịt và chúng phải sống trong môi trƣờng khắc nghiệt.
Trong các môi trƣờng đƣợc bảo vệ, chuột nhắt trắng thƣờng sống từ 2-3 năm.
1.3. ĐẠI ƢƠNG VỀ ĐỘ

HẤT HỌ .

1.3.1. hất độc. [11]

1.3.1.1. Khái niệm chất độc.
10


Chất độc (poison) là những chất vô cơ hay hữu cơ có nguồn gốc thiên nhiên
hay do tổng hợp, khi nhiễm vào cơ thể và đạt đến nồng độ nhất định có thể gây
hiệu quả độc hại cho cơ thể sống.
Trong quá trình nghiên cứu về chất độc cần lƣu ý một số điểm sau:
- Chất độc là một khái niệm mang tính định lƣợng. Mọi chất đều độc ở một
liều nào đó và cũng vơ hại với liều rất thấp. Giới hạn giữa 2 liều đó là phạm vi các

tác dụng sinh học. Theo Paracelsus (1493 - 1541): “Tất cả mọi chất đều là chất
độc, khơng có chất nào khơng phải là chất độc. Liều lƣợng thích hợp sẽ phân biệt
đƣợc một chất độc và một thuốc”.
- Về mặt sinh học, một chất có thể độc với lồi này nhƣng lại khơng độc với
lồi khác.
- Một chất có thể khơng độc khi dùng một mình, nhƣng lại rất độc khi dùng
phối hợp với chất khác.
- Độc tính của một chất độc có thể thay đổi khi xâm nhập vào cơ thể qua các
đƣờng khác nhau nhƣ: qua đƣờng uống, đƣờng hô hấp, qua da, qua đƣờng tiêm...
1.3.1.2. Khái niệm độc tính và độc lực [11]
- Độc tính: đƣợc dùng để miêu tả tính chất gây độc của chất độc đối với cơ
thể sống.
- Độc lực : là lƣợng chất độc trong những điều kiện nhất định gây ảnh hƣởng
độc hại hoặc những biến đổi sinh học có hại cho cơ thể.
Khi nghiên cứu về độc lực, cần quan tâm đến mối quan hệ giữa liều lƣợng
chất gây độc và đáp ứng của cơ thể bị ngộ độc. Theo quy định quốc tế, liều lƣợng
của chất độc đƣợc tính b ng milligram (mg) chất độc/1kg khối lƣợng cơ thể gây
ảnh hƣởng sinh học nhất định. ở một số loài động vật hoang dã hoặc loài cá, độc
lực đƣợc thể hiện b ng nồng độ các chất độc trong thức ăn động vật hoặc nƣớc.
Nồng độ gây tử vong (LC – Lethal Concentration) là nồng độ chất độc thấp nhất
trong 1 kg thức ăn chăn ni hoặc trong 1 lít nƣớc (đối với cá) gây chết động vật.
Độc lực trong ngộ độc cấp tính đƣợc tính theo LC50 - nồng độ gây chết 50% động
vật.

11


* Một số khái niệm về liều lượng được sử dụng để xác định độc lực của chất
độc:
- ED50 (Effective Dose): liều có tác dụng với 50% động vật thí nghiệm.

- Liều tối đa không gây độc (HNTP - Highest Nontoxic Dose): là liều lƣợng
lớn nhất của thuốc hoặc chất độc không gây những biến đổi bệnh lý cho cơ thể.
- Liều thấp nhất có thể gây độc (TDL - Toxic Dose Low): Khi cho gấp đôi
liều này sẽ không gây chết động vật.
- Liều gây độc (TDH - Toxic Dose High): là liều lƣợng sẽ tạo ra những biến
đổi bệnh lý. Khi cho gấp đôi liều này sẽ gây chết động vật.
- Liều chết (LD - Lethal Dose): là liều lƣợng thấp nhất gây chết động vật. LD
có các tỷ lệ khác nhau nhƣ: LD1- liều gây chết 1% động vật; LD50: liều gây chết
50% động vật; LD100: liều gây chết 100% động vật.
1.3.2. Những nghiên cứu về tác dụng gây độc tính cấp của một s cây dƣợc liệu.
Tháng 9 năm 2009, Nguyễn Minh Khởi làm chủ nhiệm đề tài cấp Bộ
“Nghiên cứu tác dụng sinh học và độc tính của cây lƣợc vàng Callisia
fragrans (Lindl.) Woods.” với mục tiêu đánh giá đƣợc độc tính cấp, bán trƣờng
diễn và một số tác dụng sinh học của lá và thân bò lƣợc vàng. Sau 12 tháng thực
hiện, đề tài đã đƣợc nghiệm thu cơ sở ngày 24/09/2010 và nghiệm thu chính thức
ngày 04/01/2011. Kết quả của đề tài đã đƣợc cơng bố trên Tạp chí dƣợc liệu, Hội
nghị Khoa học lần thứ 11 của Viện Dƣợc liệu (18/4/2011) và Hội nghị quốc tế
Mékong Santé lần thứ 3 (10-12/5/2012).Trong kết quả của cơng trình tác giả đã
khẳng định: lá và thân bò lƣợc vàng đều là những dƣợc liệu khá an tồn, liều dùng
có khoảng cách xa so với liều độc. Tuy nhiên, không nên sử dụng lâu ngày, không
sử dụng ở liều cao do có độc tính với gan, thận trên động vật thực nghiệm. [7]
Năm 2003, Phan Hoài Trung, Đào Văn Phan, Vũ Thị Phƣơng và Nguyễn
Khánh Hòa đã nghiên cứu độc tính cấp và bán trƣờng diễn của bài thuốc sinh tinh
thang. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuột uống thuốc với liều tăng dần từ 10g/kg
đến 55g/kg thể trọng, là mức tối đa có thể cho uống đƣợc; theo dõi 72 giờ không
thấy chuột chết, mọi chuột đều hoạt động và ăn uống bình thƣờng trong suốt cả
tuần. [12]
12



Năm 2011, Hamid khi nghiên cứu khả năng gây độc tế bào và kháng khuẩn
của lá cây Pandanus odoratissimus đã xác định: cao chloroform của lá có khả
năng gây độc tế bào cao nhất với LC50 1,41 g/ml; thấp nhất là các phân đoạn của
cao petroleum ether với LC50 12,8 µg/ml. Cao ethyl acetate có khả năng kháng
khuẩn chống lại nấm Candida albicans và Saccharomyces cerevisiae với vùng ức
chế tƣơng ứng là 10mm và 11mm [17].
Theo Tạp chí Dƣợc học số 11/2009 (số 403) trang 20-25, Phạm Thanh Kỳ ,
Nguyễn Trọng Thông và Vũ Ngọc Thanh khi nghiên cứu nghiên cứu độc tính cấp
và bán trƣờng diễn của viên nang gylopsin trên thực nghiệm đã đƣa ra kết luận:
khi dùng đến liều 28,8g/kg chƣa thấy dấu hiệu ngộ độc ở chuột sau 7 ngày theo
dõi, khơng có chuột chết trong 72 giờ sau uống thuốc. Vì vậy, chƣa xác định đƣợc
LD50 của gylopsin trên chuột nhắt trắng theo đƣờng uống.
Theo Tạp chí Dƣợc liệu, tập 19, số 4/2014: Nghiên cứu độc tính cấp và bán
trƣờng diễn của hoạt chất chống oxy hóa polyphenol chiết từRong nâu. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: chế phẩm polyphenol khơng thể hiện độc tính cấp trên chuột
nhắt trắng dòng Swiss trƣởng thành theo đƣờng uống với mức liều cao nhất theo
đƣờng sonde dạ dày là 10g/kg/72giờ ( LD50>10g/kg/72giờ).
Năm 2010, Nguyễn Trọng Thông, Nguyễn Trần Thị Giáng Hƣơng, Vũ Thị
Ngọc Thanh, Phạm Thị Vân Anh, Đậu Thị Dƣơng cùng các cộng sự đã nghiên
cứu độc tính cấp và bán trƣờng diễn của bài thuốc thân thống trục ứthang trên thực
nghiệm và đƣa ra kết luận r ng: Sau khi uống thuốc thử, ởlô dùng thuốc liều 120g
dƣợc liệu/kg, chuột khơng có hiện tƣợng gì đặc biệt: ăn uống, vận động bình
thƣờng, chuột khơng bị khó thở, đi ngồi phân khơ. Ở những lơ chuột uống thuốc
thử liều cao trên 120g dƣợc liệu/kg, chuột giảm vận động, có hiện tƣợng khó thở,
đi ỉa lỏng và có chuột chết trong vòng 72 giờ sau khi uống thuốc thử lần đầu. Các
chuột bị chết đều xảy ra trong 24 giờ sau uống thuốc lần đầu.

13



CHƢƠNG 2: Đ I TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN ỨU
2.1. Đ i tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
2.1.1. Đ i tƣợng nghiên cứu.
Quả cây Dứa dại đƣợc thu hái tại thôn Tây Sơn Đông, xã Duy Hải, huyện
Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Chuột nhắt trắng (Mus musculus Var. Albino) chủng Swiss từ 6-8 tuần tuổi
(trọng lƣợng khoảng 18-22g) đƣợc cung cấp bởi Viện Vaccin vàSinh phẩm Nha
Trang.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.
Các thí nghiệm đƣợc tiến hành trên chuột nhắt trắng tại phịng thí nghiệm Di
truyền – Giải phẫu – Sinh lý động vật thuộc khoa Sinh- Môi trƣờng, trƣờng Đại
học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng.
2.2. Nội dung nghiên cứu.
Xác định liều gây chết (LD50) trên chuột nhắt trắng b ng đƣờng cho uống với
liều cao nhất có thể cho uống của cao dịch chiết quả Dứa dại (Pandanus
odoratissimus L.).
Đánh giá ảnh hƣởng của các cao chiết CHCl3, EtOAc và cặn nƣớc từ Dứa dại
(Pandanus odoratissimus L.) đến số lƣợng hồng cầu, bạch cầu và hàm lƣợng
hemoglobin.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.
2.3.1. Phƣơng pháp xác định mẫu.
Mẫu Dứa dại tƣơi thu hái đƣợc xác định b ng phƣơng pháp so sánh hình thái.
2.3.2. ác phƣơng pháp hóa học.
Mẫu Dứa dại sau khi thu làm nguyên liệu sẽ đƣợc tách chiết các hoạt chất
theo phƣơng pháp truyền thống: sấy khô, xay nhỏ...
Tách chiết mẫu thực vật b ng các dung mơi hữu cơ có độ phân cực khác nhau.
14



Quả cây Dứa dại đƣợc xay nhỏ, ngâm chiết với methanol ở nhiệt độ phòng.
Dịch chiết methanol thu đƣợc sau khi cất đoạn dung môi đƣợc phân bố trong
nƣớc, sau đó chiết phân bố dịch này lần lƣợt với các dung môi tăng dần nồng độ
phân cực CHCl3, EtOAc. Cất thu hồi dung môi dƣới áp suất giảm thu đƣợc ba cao
tƣơng ứng là cao CHCl 3, cao EtOAc và cặn nƣớc.
2.2.3. ác phƣơng pháp sinh học.
2.2.3.1. Phƣơng pháp thử độc tính cấp của cao chiết của quả Dứa dại.
Để đánh giá khoảng nồng độ và phƣơng hƣớng dùng liều của dƣợc liệu cho
nghiên cứu, việc thử độc tính cấp của dịch chiết trên động vật thí nghiệm là quan
trọng, qua đó chúng ta xác định đƣợc liều chết trung bình hay là liều làm chết 50%
số động vật thí nghiệm (LD50) trong những điều kiện nhất định theo phƣơng pháp
của Litchfield và Wilcoxon (1949).
Trong quá trình theo dõi, bên cạnh việc căn cứ vào LD50, chúng ta cần quan
sát các triệu chứng bệnh lý quan trọng ở chuột không chết hoặc trƣớc khi chết
nhƣ: gãi mõm liên tục, chạy hoảng loạn, ngã xiêu vẹo, co giật, run rẩy, ra mồ hơi,
tím tái ở tai, chân, đi, tƣ thế n m, đứng...
Phƣơng pháp thực nghiệm: chuột nhịn đói 16h trƣớc khi nghiên cứu. Chuột
đƣợc cho uống thuốc với các liều tăng dần cùng một thể tích là 0,5 ml/chuột (liều
duy nhất trong đợt thực nghiệm) để khảo sát.
Theo dõi liên tục diễn biến của chuột thí nghiệm trong vịng 24h đầu, tiếp tục
theo dõi các biểu hiện sinh lý trong 72h tiếp theo. Ghi nhận giờ xuất hiện các triệu
chứng bất thƣờng.
Thử độc tính cấp của cao dịch chiết: cao chloroform, caoethyl acetate, cao
nƣớc. Mỗi trƣờng hợp thử độc tính cấp của một loại cao dịch chiết thì bao gồm 35
chuột đƣợc chia thành 7 lô nghiên cứu nhƣ sau:
- Lô 1 (đối chứng): chuột đƣợc uống nƣớc cất
- Lô 2: chuột đƣợc uống dịch chiết với liều 1g/kg (1x10-3 g/g thể trọng).
- Lô 3: chuột đƣợc uống dịch chiết với liều 10g/kg (10x10-3 g/g thể trọng).
- Lô 4: chuột đƣợc uống dịch chiết với liều 20g/kg (20x10-3 g/g thể trọng).

- Lô 5: chuột đƣợc uống dịch chiết với liều 30g/kg (30x10-3 g/g thể trọng).
15


- Lô 6: chuột đƣợc uống dịch chiết với liều 40g/kg (40x10-3 g/g thể trọng).
- Lô 7: chuột đƣợc uống dịch chiết với liều 50g/kg (50x10-3 g/g thể trọng).
Nồng độ trên đƣợc chọn dựa trên kết quả khảo sát của Ramesh Londonkar,
Abhaykumar Kamble - “Heptotoxic and invivo antioxidant potential of Pandanus
odoratissinus against carbon tetrachloride induced liver injury in rats” [26].
2.2.3.2. Phƣơng pháp xác định s lƣợng hồng cầu, bạch cầu.
a/ Bố trí thí nghiệm:
Chuột đƣợc chia làm các lơ nhƣ sau:
- Lô đối chứng âm (lô uống nƣớc).
- Các lô thực nghiệm: dựa vào kết quả của phƣơng pháp thử độc cấp tính,
tìm ra đƣợc khoảng nồng độ an tồn để chọn nồng độ tiến hành nghiên cứu.
Chuột đƣợc uống với thể tích h ng định 0.5ml/con trong vịng 15 ngày, mỗi
ngày 1 lần vào lúc 6h sáng.
Số lƣợng hồng cầu, bạch cầu đƣợc xác định b ng phƣơng pháp pha lỗng
máu và đếm dƣới kính hiển vi trong buồng đếm USA.
b/ Phương pháp xác định số lượng hồng cầu
- Phƣơng pháp lấy máu chuột và pha loãng: Bắt chuột vào ống nhốt chuột,
treo lên giá, sát trùng đuôi chuột b ng cồn rồi dùng kéo cắt đoạn ngắn khoảng 2
cm đuôi chuột, vuốt nhẹ cho máu chảy ra. Hút máu vào ống trộn hồng cầu đến
vạch 0.5, sau đó hút thêm dung dịch trộn hồng cầu đến vạch 101, trộn đều máu và
dung dịch pha loãng.
- Đếm số lƣợng hồng cầu:
Số lƣợng hồng cầu đƣợc xác định trong buồng đếm dƣới kính hiển vi. Sử
dụng ơ nhỏ trong buồng đếm để xác định hồng cầu. Hồng cầu đƣợc đếm 4 ơ lớn
n m 4 góc và một ơ lớn n m ở vị trí trung tâm (mỗi ơ lớn đƣợc chia làm 16 ô
nhỏ).


16


×