Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu đa dạng sinh học nhóm cladocera và mô hình tương quan với chất lượng môi trường nước ở các thủy vực nước ngọt thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 52 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

PHAN THỊ ÁI TRINH

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC NHĨM CLADOCERA VÀ MƠ HÌNH
TƯƠNG QUAN VỚI CHẤT LƯỢNG MƠI TRƯỜNG NƯỚC Ở CÁC THỦY
VỰC NƯỚC NGỌT, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng – 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

PHAN THỊ ÁI TRINH
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC NHĨM CLADOCERA VÀ MƠ HÌNH
TƯƠNG QUAN VỚI CHẤT LƯỢNG MƠI TRƯỜNG NƯỚC Ở CÁC THỦY
VỰC NƯỚC NGỌT, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
NGÀNH: QUẢN LÍ TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. TRỊNH ĐĂNG MẬU

Đà Nẵng – 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đề tài “Nghiên cứu đa dạng sinh học Nhóm Cladocera và mơ
hình tương quan với chất lượng môi trường nước ở các thủy vực nước ngọt, thành
phố Đà Nẵng” là kết quả cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu liên quan được trích dẫn có ghi chú
nguồn gốc.
Tác giả khóa luận

Phan Thị Ái Trinh


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu khoa học tự lực đầu tiên mà tôi
đã hoàn thành trong sự nghiệp học và làm khoa học của tôi. Tuy nhiên, sự quan tâm, tin
tưởng, giúp đỡ từ gia đình, thầy cơ và bạn bè chính là những yếu tố quan trọng tạo nên
sự hoàn thiện của khóa luận.
Để hồn thành đề tài nghiên cứu này, tơi xin phép được chân thành cảm ơn đến
những người luôn đồng hành cùng tôi vừa qua:
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Khánh – người đã định hướng, động
viên và đưa tôi đến gần hơn với khoa học.
Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy Trịnh Đăng Mậu - người đã tận tình chỉ
dạy cho tơi những kiến thức bổ ích trong cả học tập và cuộc sống trong suốt thời gian
chuẩn bị và thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn trong tập thể lớp 13CTM đã nhiệt tình
hỗ trợ và giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô Khoa Sinh – Môi trường đã trang
bị cho em kiến thức và tạo điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm cho em thực
hiện tốt đề tài nghiên cứu của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017


Sinh viên: Phan Thị Ái Trinh


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................................
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................................ 2
a.

Mục tiêu tổng quát: .................................................................................................... 2

b.

Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................... 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 2
a.

Ý nghĩa khoa học ....................................................................................................... 2

b. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3
1.1.

Giới thiệu chung về Nhóm Cladocera ................................................................. 3

1.1.1.


Phân loại của nhóm Cladocera.......................................................................... 3

1.1.2.

Đặc điểm hình thái của Nhóm Cladocera ........................................................ 3

a.

Kích thước và hình dáng cơ thể ............................................................................... 4

b.

Vỏ giáp ........................................................................................................................ 4

c.

Đầu............................................................................................................................... 5

d.

Thân ............................................................................................................................. 5

e.

Phần phụ...................................................................................................................... 6

1.1.3.

Đặc điểm sinh thái của Nhóm Cladocera ........................................................ 6


1.2. Ảnh hưởng của các yêu tố môi trường nước đến đa dạng của Cladocerans ... 7
1.2.1. Độ cứng của nước............................................................................................... 7
1.2.2.

Độ mặn ................................................................................................................. 7

1.2.3.

Acid ...................................................................................................................... 7

1.2.4.

Độ đục .................................................................................................................. 8

1.2.5.

Nhiệt độ................................................................................................................ 8

1.3.

Tình hình nghiên cứu về bộ Cladocera trên thế giới và Việt Nam .................. 8

1.3.1.

Trên thế giới ........................................................................................................ 8

1.3.2.

Ở Việt Nam ....................................................................................................... 11


1.4.
1.4.1.

Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu ........................................................... 11
Điều kiện thủy hải văn ..................................................................................... 12


1.4.2.

Địa hình.............................................................................................................. 13

1.4.3.

Địa chất .............................................................................................................. 14

1.4.4.

Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................... 14

a.

Mật độ dân số ........................................................................................................... 14

b.

Tỷ lệ lao động........................................................................................................... 14

c.


Thu nhập bình quân ................................................................................................. 15

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 16
2.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 16

2.2.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................ 16

2.3.

Địa điểm, phạm vi và thời gian nghiên cứu ...................................................... 16

2.3.1.
2.3.2.

Địa điểm thu mẫu ngồi thực địa.................................................................... 16
Địa điểm nghiên cứu trong phịng thí nghiệm .............................................. 16

2.3.3.

Phạm vi nghiên cứu:......................................................................................... 17

2.3.4.

Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 17
Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 17


2.4.
2.4.1.

Phương pháp ngoài thực địa............................................................................ 17

2.4.2.

Phương pháp làm việc trong phịng thí nghiệm ............................................ 17

a.

Phương pháp định loại ............................................................................................ 18

b.

Phương pháp xác định mật độ ................................................................................ 18

c.

Phương pháp phân tích chất lượng nước .............................................................. 18

d.

Phương pháp xử lí số liệu ....................................................................................... 19

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................... 22
3.1. Đa dạng sinh học của Bộ Cladocera .................................................................. 22
3.1.1.

Thành phần lồi và mơ tả loài của Bộ Cladocera ......................................... 22


3.1.2.

Đa dạng sinh học tại các thủy vực .................................................................. 26

a.

Cấu trúc thành phần loài tại địa điểm nghiên cứu ............................................... 26

3.1.3.

Sự giàu loài........................................................................................................ 28
Mối tương quan giữa thông số chất lượng môi trường nước và thông số đa

3.2.

dạng sinh học Bộ Cladocera .......................................................................................... 29
3.2.1.

Chất lượng môi trường nước các thủy vực nước ngọt ................................. 29

3.2.2.

Mô hình tương quan ......................................................................................... 30

a.

Mơ hình tương quan đa biến................................................................................... 31



b.

Mơ hình hồi quy tuyến tính Bayesian Model Average ....................................... 32

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 35
1. KẾT LUẬN.................................................................................................................. 35
2. KIẾN NGHỊ.............................................................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 36


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên

Trang

Bảng 1.1

Các nhóm phân loại lồi của nhóm Cladocera

3

Bảng 3.1

Chỉ số Đa dạng sinh học Shannon – Weiner ở các
thủy vực nghiên cứu

29


Bảng 3.3

Bảng kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến

34


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu

Tên

Trang

Hình 1.1

Hình thái chung của Cladoceran

4

Hình 1.2

Bản đồ thủy văn thành phố Đà Nẵng

12

Hình 1.3

Bản đồ địa hình thành phố Đà Nẵng


13

Hình 1.4

Bản đồ mật độ dân số thành phố Đà Nẵng

14

Hình 2.1

Bản đồ các thủy vực khảo sát trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

16

Hình 3.1

Biểu thành phần loài giữa thủy vực nước ngọt tại Đà Nẵng

23

Hình 3.2

Postabdoment, second antenna và hình thái chung của Moina
micrura

24

Hình 3.3

Hai nhánh của antenna thứ 2 và hình thái chung


25

Hình 3.4
Hình 3.5

Hình thái chung, postabdoment và phần đầu của
Rhynchotalona kistarae
Hình thái chung, phần mỏ và postabdoment của Bosminopsis
deitersi

25
26

Hình 3.6

Biểu đồ về số lượng lồi ở các thủy vực

26

Hình 3.7

Biểu đồ tỷ lệ phần trăm mật độ các họ thuộc Nhóm Cladocera

27

Hình 3.8.

Biểu đồ thể hiện sự tích lũy lồi


28

Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12

Biểu đồ thể hiện hàm lượng các thơng số chất lượng nước
(mg/L)
Mơ hình tương quan đa biến giữa chất lượng nước và đa dạng
sinh học
Mơ hình tương quan đa biến giữa chất lượng nước và đa dạng
sinh học
Mơ hình tương quan hồi quy tuyến tính giữa chất lượng nước
và chỉ số đa dạng sinh học

30
31
32
32


1

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Cladocera hay Giáp xác râu ngành là một trong ba nhóm chính của động vật phù


du nước ngọt; chúng đóng vai trị quan trọng đặc biệt trong chuỗi thức ăn của hệ sinh
thái thủy sinh nước ngọt [29]. Trên thế giới hiện nay đã ghi nhận được 620 loài thuộc bộ
Cladocera [13]. Một số lượng lớn các loài Cladoceran được ghi nhận từ Châu Âu, Bắc
Mĩ, Châu Úc và Nam Mĩ; trong khi các khu vực Châu Phi và Nam Á có số lượng ghi
nhận thấp nhất [13]. Trong hệ sinh thái, động vật phù du nói chung và Cladocera nói
riêng đóng vai trị quan trọng trong lưới thức ăn tự nhiên với vị trí tiêu thụ sinh vật sản
xuất thứ cấp như thực vật phù du và nó cũng là nguồn thức ăn chính của sinh vật bậc 3
[24]. Cladoceran có thể làm thức ăn cho động vật giáp xác như: tôm, cua; cá nhỏ [1].
Chính vì vậy, chúng có giá trị kinh tế rất lớn trong việc làm thức ăn cho cá hoặc ấu trùng
từ việc nuôi trồng nhân sinh khối hoặc thu trực tiếp từ tự nhiên [11].
Mặt khác, môi trường sống của các loài cladoceran – chủ yếu là các thủy vực nước
ngọt – nơi đang ngày càng ô nhiễm từ các hoạt động kinh tế và sinh hoạt của con người
[25]. Theo báo cáo của Viện Thái Bình Dương năm 2010, môi trường nước phải chịu 2
triệu tấn chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và nông nghiệp chưa được xử lí mỗi
ngày [24]. Việc các thủy vực nước ngọt ngày càng thu hẹp, cộng thêm sự xâm nhập mặn
ngày càng sâu vào các con sông do hiện tượng biến đổi khí hậu đã làm cho tình trạng
thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng trầm trọng hơn [24],[ 29],[ 30].
Chính vì vậy, chất lượng nước tại các thủy vực cần phải quản lí chặt chẽ và quan trắc
thường xuyên để đảm bảo được an ninh nguồn nước [25].
Đà Nẵng – nơi giao thoa giữa các tiểu vùng khí hậu, có đặc thù đa dạng về địa hình
điều đó dẫn đến đa dạng về hệ sinh thái [1]. Tuy nhiên, Đà Nẵng vẫn chưa có nghiên cứu
tổng thể nào về đa dạng sinh học của nhóm Cladocera tại các thủy vực nước ngọt. Thêm
vào đó, các sơng ngịi cung cấp nước sạch chính cho thành phố bắt nguồn từ phía Tây,
Tây Bắc thành phố và tỉnh Quảng Nam, nên vấn đề thiếu nước vào mùa khô ở đây là


2

điều không tránh khỏi [31]. Mặt khác các thủy vực nhỏ hơn như hồ chứa nước, hồ tự
nhiên có thể cung cấp nước chưa thật sự được quan tâm và có những đánh giá chung về

chất lượng. Xuất phát từ những cơ sở trên, chúng tôi tiến hành lựa chọn và nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu đa dạng sinh học Nhóm Cladocera và mơ hình tương quan với
chất lượng mơi trường nước ở các thủy vực nước ngọt, thành phố Đà Nẵng”

2.

Mục tiêu đề tài
a.

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu đa dạng sinh học của Nhóm Cladocera và
xây dựng được mơ hình tương quan giữa Đa dạng sinh học của nhóm
Cladocera và chất lượng mơi trường một số thủy vực tại thành phố Đà Nẵng

b.

Mục tiêu cụ thể

- Xác định đa dạng thành phần lồi của nhóm Cladocera phân bố tại các thủy vực
nước ngọt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Xác định mật độ của các loài cladoceran tại mỗi thủy vực khảo sát
- Xây dựng được mô hình tương quan giữa thơng tin đa dạng sinh học và các thông
số chất lượng môi trường nước.

3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a.

Ý nghĩa khoa học


Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp dẫn liệu khoa học về thành phần lồi thuộc Nhóm
Cladocera trên các thủy vực nước ngọt thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó cung cấp mơ
hình tương quan phù hợp nhất giữa thơng số đa dạng và thông số chất lượng môi trường
nước ngọt.

b.

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của đề tài là cơ sở để áp dụng mơ hình vào thực tiễn
Hơn thế nữa, đề tài cung cấp thơng tin đa dạng lồi Giáp xác râu ngành ở Đà Nẵng
làm cơ sở tiền đề cho các nghiên cứu ứng dụng Giáp xác râu ngành vào trong sản xuất
thức ăn thủy sản


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Giới thiệu chung về Nhóm Cladocera

1.1.1. Phân loại của nhóm Cladocera
Thuật ngữ “cladocera” được dùng để chỉ các sinh vật nổi, nhưng khơng có sự đáng
kể về phân loại [31].
Nhóm Cladocera gồm có 4 bộ, 15 họ và 90 chi trên thế giới được cụ thể ở bảng sau
[31]:
Bảng 1.1. Các nhóm phân loại lồi của nhóm Cladocera
Bộ
Anomopoda


Ctenopoda

Onychopoda

Halopoda

1.1.2.

Họ

Số lượng chi trên
thế giới

Daphniidae

8

Moinidae

2

Bosminidae

2

Ilyocryptidae

1


Macrothicidae

10

Neothricidae

2

Acantholeberidae

1

Ophryoxidae

2

Chydoridae

37

Sididae

7

Holopediidae

1

Podonidar


7

Polyphemidae

1

Cercopagidae

1

Leptodoridae

1

Đặc điểm hình thái của Nhóm Cladocera


4

Martin (1992) đã cung cấp các hình ảnh và bảng vẽ mơ
tả chi tiết hình thái của Nhóm Cladocera. Nhìn chung,
cladocerans là một nhóm động vật phù du nhỏ thuộc về
một trong bốn nhóm giáp xác [31]. Chi Daphnia và
Pleuroxus là ví dụ điển hình cho hình thái học của
cladoceran. Đa số các loài cladoceran là động vật trong
suốt cỡ nhỏ, cơ thể của chúng nhìn chung là hình khối và
bơi giật ngược và được gọi chung là “Rận nước”. Chúng
thường sống trong nước ngọt với kích thước có thể nhìn
Hình 1.1. Hình thái chung của Cladoceran
thấy bằng mắt thường [31].

“Nguồn: J. Thorp và cs 2015”
Cladocera khơng có đốt cơ thể hoặc phần phụ rõ ràng, mặc dù chúng có đốt ở râu
thứ hai [31]. Đặc trưng rõ ràng nhất của cladoceran bao gồm một mắt kép trung tâm như
con trưởng thành và vỏ giáp màu hơi vàng trong suốt đã được sử dụng như khoang chứa
con của mình[31]. Tấm vỏ giáp được gắn vào phía sau cổ như lớp áo khốc ngồi, bọc
xung quanh một phần hoặc tồn bộ cơ thể, ngoại trừ phần đầu[31]. Trong nhóm
Cladocera, cặp râu đầu tiên (gọi là antenules) là thường xuyên ngắt một đoạn và nhỏ, và
chỉ có chức năng nhạy cảm với phản ứng hóa học. Cặp thứ hai (gọi là antennae) thì rộng
và sử dụng để bơi [31].

a.

Kích thước và hình dáng cơ thể

Các lồi thuộc nhóm Cladocera có kích thước trung bình: 5 – 18mm ở Haplopoda,
0,5 – 4 mm ở Ctenopoda, 0,18 – 4,5 mm ở Anomopoda, 0,5 – 2,1 mm ở Onychopoda
[12]. Con trưởng thành có chiều dài trung bình khoảng 0, 2 – 18mm [31].
Halopoda có cơ thể hình trụ, và cơ thể bị ép dẹt ở phía sau. Có 3 vùng để có thể
phân biệt: đầu, ngực và abdomen [12].

b.

Vỏ giáp


5

Với bộ Ctenopoda và Anomopoda, chỉ có thân và postabdomen là được bao phủ
bởi 2 mảnh giáp, gắn với mặt trước của vỏ đầu và với mặt lưng [12]. Ở mặt sau, giáp có
nhiều hình dạng: ovan, nhiều hoặc lộn xộn như hình thon hay hình cầu với góc nhọn sắc,

lõm có răng cưa, vv. Với mặt lưng, nó có hình cầu hoặc bị đè dẹt. Mảnh vỏ của giáp
thường được trang trí với những hoa văn hình học mờ [12].
Ở các Bộ ăn thịt Haplopoda và Onychopoda, giáp thường tiêu giảm mạnh như là
sự thích ứng thứ cấp để bảo vệ khoang chứa con ở lưng. Nó có thể khác nhau và thỉnh
thoảng có màu dễ nhìn thấy [12].

c.

Đầu

Phần đầu của các lồi thuộc nhóm Cladocera thường khơng gắn với vỏ giáp và
được bao phủ bởi vỏ đầu hoặc giáp đầu. Ranh giới giữa bao vỏ đầu và giáp là có thể nhìn
thấy bằng một đường xiên [12]. Các chi: Diaphanosoma, Moina, Polyphemus, và Podon
có sự tiêu giảm vỏ đầu theo sau là đường viền của các cơ quan bên trong chẳng hạn mắt
kép [12]. Giáp đầu của Anomopoda thường có nhiều chấm nhỏ được gọi là lỗ đầu. Số
lượng, hình dáng và hoa văn của lỗ đầu được mô tả đầu tiên bởi Frey (1959) và công bố
là sự phát sinh loài của Chydoroidae [12].

d.

Thân

Ngực và abdomen: Ở nhóm Cladocera, sự giới hạn giữa ngực và abdomen cũng
khơng được xác định rõ ràng. “Ngực” mang các chi, trong khi “abdomen” (tiêu giảm
mạnh), không mang chi [12].
Postabdomen (Telson): postabdomen của Cladoceran khơng phân đốt, và có các
lơng nhỏ ở phía sau: nó có thể lớn (Ctenopoda và Anomopoda) hoặc tiêu giảm
(Onychopoda). Nó cực kì linh động ở mặt lưng bụng và đóng góp vào sự vận động. Hình
dáng và sống lưng của vỏ giáp và claw là đặc điểm phân loại quan trọng, làm cho thuận
tiện cho việc định danh chi và loài [12]. Vỏ giáp được cấu tạo từ lông nhỏ, gai hoặc cả

hai, được sắp xếp trên một hàng kéo dài trên mép giáp [12]. Postabdomen của con đực


6

có thể rất khác với hình dạng và sự trang trí của con cái, chúng thường đơn giản hơn
[12].

e.

Phần phụ

Antennule: Ở con cái, chúng thường không chuyển động (Bosminidae) và chuyển
động (Moinidae, Macrothicidae …), cung cấp cho một hoặc nhiều râu cảm ứng. Chúng
được chèn vào mặt sau của đầu, phía sau mắt. Hầu hết chúng thường có 9 râu cảm ứng
ở đỉnh tạo thành một búi [12]. Antennule của Ctenopoda và Anomopoda cho thấy hình
thái lưỡng tính. Ở con đực, chúng có sự phát triển mạnh mẽ hơn và mang thêm phần phụ,
rất dài thẳng hoặc chùm sao[12].
Antennae: Anomopoda có antennae ngắn và gắn vào mặt của đầu, thỉnh thoảng
phía dưới nắp đầu mở rộng của đỉnh đầu [17]. Chính vì vậy, vịm chính có thể mở rộng
đến vịm thứ cấp mà nó là một phần của vỏ giáp. Antennae của Onychopoda chẻ đôi với
4 đoạn exopodite và 3 đoạn endopodite. Mỗi nhánh mang 6 – 7 râu bơi dài [12].
Labrum (mơi trên) thường di động và có hình cạnh khối tam giác [12].

1.1.3. Đặc điểm sinh thái của Nhóm Cladocera
Cladoceran hữu ích cho các nghiên cứu sinh thái học quần xã và quần thể, hành vi
động vật, hình thái học chức năng, lịch sử vịng đời tiến hóa [12]. Hầu hết tất cả thành
viên của bộ Radopoda và một vài nhóm khác họ Sididae sống ở nhiều vị trí khác nhau
như: đáy, trên mặt, thường ở gần các thực vật nước (macrophytes), những mảnh vụn thực
vật thô (vât liệu thực vật suy tàn), trầm tích hữu cơ [31]. Chúng chiếm vị trí chính trong

cộng đồng thủy sinh, là thức ăn quan trọng của kể cả động vật ăn tảo và vi khuẩn, mồi
chính của cá, chim, rệp nước và các loài ăn thịt dưới nước khác [31].
Sinh sản của nhóm này chủ yếu là sinh sản vơ tính. Vì vậy con đực thường cực kì
hiếm trong mẫu [32]. Con đực trong hầu hết nhóm cladocera có thể xác định dựa vào
antennule mở rộng và kích thước dài hơn với con cái cùng nhóm [32]. Cladocera có một
cặp buồng trứng thon dài mà nằm dọc theo ống tiêu hóa. Từ đoạn đầu tiên của phần hậu
môn (ngoại trừ Onychopoda thì ngắn và bị giới hạn đến abdomen). Tại điểm cuối cùng


7

của hậu mơn, hệ tiêu hóa dẫn đến vịi trứng hẹp và khoang rỗng. Với cấu tạo khoang
rỗng để chứa con và nhiều loại trứng khác nhau [12].
Đây là loài động vật nhỏ, cladoceran có tỉ lệ trao đổi chất tương đối nhanh. Richman
(1958) đã tìm thấy tỉ lệ hơ hấp của Daphnia là tương ứng với chiều dài cơ thể khoảng
2.14 lần, giá trị tương tự cho kích thước đặc biết cho tỷ lệ hô hấp được báo cáo cho nhiều
lồi động vật khơng xương sống [12].
Thức ăn: cladocera có sự phân biệt trong sự lựa chọn thức ăn. Cladoceran ăn rất
nhiều mảnh nhỏ từ vi khuẩn nhỏ hơn có kích thước micromet qua tới tảo [12].Kích thước
của tảo được chọn khoảng từ 1 đến 25𝜇𝑚. Kích thước của mảnh nhỏ thức ăn được xác
định bởi nhiều nhân tố hơn là kích thước của cơ thể [12]. Ví dụ, Bosmina có chỗ lọc thức
ăn lớn hơn là Daphnia. Cladoceran được ăn bởi bất kì lồi ăn thịt nước ngọt mà nó có
thể nuốt chúng hoặc nhai chúng. Một vài ví dụ của sự ăn thịt bao gồm: cơn trùng hồ phổ
biến, nhóm chuồn chuồn và giun dẹt, thủy tức, con kỳ giơng, cá và các lồi hình thức
đáy [12].

1.2.

Ảnh hưởng của các yêu tố môi trường nước đến đa dạng của
Cladocerans


1.2.1.

Độ cứng của nước

Carter và cs. (1980) đã tìm thấy 23 loài cladoceran ven bờ phân bố ở bờ đơng
Canada, 8 lồi thuộc các chi có thể phân bố theo độ cứng của nước: Ceriodaphnia và 1
loài thuộc chi Eubosminidae hướng đến phân bố vùng nước cứng; Polyphemus, Sida, 2
loài Daphnia và 2 loài khác của chi Eubosminidae phân bố đa số ở nước mềm [12].

1.2.2.

Độ mặn

Độ mặn là nhân tố chính giới hạn sự phân bố Cladoceran. Cladocera là một nhóm
với nhiều lồi có thể chịu được độ mặn cao, nhưng một số cá thể phải thích nghi với
khoảng hẹp của độ mặn. Các lồi đặc trưng có thể tìm thấy ở gần vùng nước đến 3.2%
độ mặn của đại dương. Ví dụ, Moina sống ở hồ với độ mặn cao khoảng 39g/L [12].

1.2.3.

Acid


8

Acid cũng ảnh hưởng đến phân bố Cladocera. Cladoceran được tìm thấy hầu hết ở
vùng nước trung tính hoặc nước kiềm, mặc dù có một vài lồi sống ở hồ acid cao. Chỉ
có một vài cladoceran nhỏ như: Bosmina, Chydorus, Diaphanosoma, Daphnia,
Holopedium và Polyphemus có thể chịu được acid với pH từ 5 đến 3,8 [12].


1.2.4.

Độ đục

Độ đục ảnh hưởng đến sự phân bố Cladoceran, bởi vì các vật chất như sét sẽ ảnh
hưởng đến bộ phận lọc của Cladoceran. Sự kết hợp của các thí nghiệm sự sống trong
phịng thí nghiệm và quan sát ngồi thực địa cho thấy Moina và Diaphanosoma thích
nghi với nước bùn nặng, trong khi Ceriodaphnia và Daphnia thì khơng [12].

1.2.5.

Nhiệt độ

Tỷ lệ trao đổi chất của Cladocera có mối quan hệ với nhiệt độ. Tại một vài nhiệt độ
ven bờ thấp, tỉ lệ trao đổi chất nhanh đủ để duy trì sự phát triển và sinh sản. Một sự tăng
của nhiệt độ sẽ làm gia tăng tỉ lệ chuyển hóa đến cực đại [12].Trên ngưỡng nhiệt độ của
tỉ lệ chuyển hóa tối đa, xa hơn nữa gia tăng sự gây chết, bởi vì enzim chuyển hóa quan
trọng là tổn thương hoặc bơi vì tỷ lệ hô hấp vượt quá tỷ lệ của năng lượng hấp thu. Đa
số cladoceran có khả năng sống ở nhiệt độ trên 30 0C, và động vật chủ động với nước
lạnh có thể thấp dưới [12].Sự nhạy cảm này đối với nhiệt độ cao có thể tăng nếu
cladoceran được cho ăn bằng các lồi tảo xanh độc [12].
Nhiệt độ mơi trường có thể là nhân tố biểu hiện cho kích thước cơ thể. Ví dụ,
Stirling và Mc Queen (1986) đã tìm thấy chỉ dẫn của sự thay đổi nhiệt độ mơi trường có
mối liên hệ với kích thước cơ thể và sự sinh sản ở loài Daphniopsis ephereralis, loài cư
trú ở những ao trong rừng lạnh [12].

1.3.

Tình hình nghiên cứu về bộ Cladocera trên thế giới và Việt Nam


1.3.1.

Trên thế giới

Nghiên cứu đầu tiên về cladocera được bắt đầu từ năm 1662 nhưng chưa có sự mơ
tả phân loại lồi cụ thể. Dữ liệu đầu tiên về Cladocera được tìm thấy trong các tác phẩm
của các họa sĩ Hà Lan loanne Goedardo, với tiêu đề “Metamorphosis Naturalis” và phát


9

hành ở Medioburg năm 1662 [12]. Thông tin này đưa ra bởi Johannes Swammerdam
trong “Historia Insectorum Generalis” được phát hành vào năm 1669 ở Utrecht và năm
1773 ở Latin [12]. Swammerdam là người đầu tiên cho mơ tả và hình ảnh của mẫu vật
sống [12].
Đây là thời kì dài và sản sinh của các nghiên cứu cladocera, bắt đầu với nghiên cứu
của O.F. Muller (1776), và bao phủ 2 thế kỉ của nghiên cứu về hệ thống hình thái, giải
phẫu, sản sinh và phát triển, sinh thái học và địa sinh học của các loài động vật này, Năm
1894, Klocke đã phát hành sự tổng hợp thư mực nghiên cứu cổ điển của Muller năm
1776 và 1785. Otto Friedrich Muller làm việc vào cuối thế kỉ 18, ông là nhà quan sát sắc
sảo của loài giáp xác nhỏ [12]. Các bức ảnh màu và mô tả của ông về hành vi của đa số
các lồi ở Lalinh (ví dụ daphnids) đã được viết trong cuốn “Động vật nước của Linnaeus”
[12]. Muller ghi nhận đầu tiền rằng cladocerans, copepods và ostracods là các nhóm
động vật khác nhau về cơ bản. Ơng ấy thành lập cái tên Daphne (thay đổi về Daphnia
năm 1785), Lynceus (hiện tại Chydorus) và Polyphemus. Trong cuốn sách của ông ấy
năm 1785, ông ấy mở rộng cho các mơ tả latin của số lượng lồi mà nó thuộc chi Sida,
Latona, Daphnia, Simocephalus, Ceriodaphnia, Scapholeberis Acantholeberis,
Lathonura, Bosmina, Eurycerus, Chydorus, Pleuroxus, Alona và Camptocerus [11].
Có rất nhiều loại nghiên cứu khác nhau như cấu trúc, cấu trúc vượt bậc và chức

năng của head pores, cơ quan của các lớp vỏ, chân ngực, bộ máy lọc, postabdoment, v.v
[12]. Sự đóng góp đáng kể cho lĩnh vực này bao gồm Green (1956), Frey (1959 – 1964),
Smirnov (1966 – 1977), Dumont & Van de Velde (1976), Fryer (1968 – 1996), Korinek
(1971), Geller & Muller (1981), Halcrow (1982), Meuirice & Goffinet (1982) , Porter và
cộng sự (1983). Gopjem & Geller (1984), Brendelberger và cộng sự (1986), Berner
(1987), Kotov (1995 – 2001), Olesen (1996), Aladin (1991), Dumont & Silva – Briano
(1997, 1998), Silva – Briano và cộng sự (1999) và Kotov & Dumont (2000) [12].
Các nghiên cứu về đa dạng đã phát triển rất nhanh. Sharma đã nghiên cứu về đa
dạng của Cladocera ở vùng đất ngập nước Majuli trong suốt 3 năm với sự ghi nhận 55


10

loài, 3 chi và 7 họ. Sự giàu loài tương ứng với 46% của đa dạng động vật của Cladocera
nước ngọt Ấn Độ được phát hành vào năm 2014 [8].
Và các nghiên cứu về đa dạng sinh học Cladocera nói riêng và Động vật phù du
nói chung ở các khu vực hồ và ao đô thị được chú trọng. Như là nghiên cứu về đa dạng
sinh học và sự bùng nổ của Cladocera ở Hồ Tineretului, Bucharest năm 2013 [19]. Trong
nghiên cứu, với một số hồ đô thị đã thu được các kết quả: 15 loài được xác định thuộc 2
bộ, 6 họ, 11 chi. Bên cạnh kết quả về đa dạng, nghiên cứu này còn giám sát một quá trình
dài sự bùng nổ và thay đổi số lượng của các lồi qua từng mùa [19]. Trong đó số lượng
lồi ghi nhận nhiều nhất và có sự bùng nổ số lượng là Bosmina longirotris, Alona affinis
và Chydorus sphaericus [19].
Không chỉ tập trung ở các hồ, nghiên cứu về Cladocera đã mở rộng ra các ao, khu
vực hồ điều tiết nước trong đô thị. Nghiên cứu của Bernadette và Mimouni năm 2013 ở
18 waterbody trong vùng đô thị của Montreal đã phát hiện 26 loài bao gồm: 11 loài thuộc
họ Chydoridae, 8 loài thuộc Daphniidae, 1 loài thuộc Ilyocryptidae, 2 loài thuộc
Macrothicidae, 1 loài thuộc Polyphemidae và 2 loài thuộc Sididae [23]. Ngoài ra, nghiên
cứu cũng chỉ ra được độ giàu lồi ở những khu vực này khơng cao, chỉ có 10 lồi được
tìm thấy trên 10 tầng nước, tần suất trên 50% [23].

Ngồi ra, các nhà khoa học cịn nghiên cứu thêm các hồ có nhiệm vụ là điều tiết
nước, nơi thốt của các dịng chảy nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư nên chất lượng
nước ở mức trung bình với các thơng số mơi trường: pH từ 6,29 đến 8,18; độ cứng từ
130 đến 28 mg/l;…[16] Và với chất lượng nước đã phân tích, thì các lồi bộ Cladocera
chỉ tìm được 5 lồi ở khu vực này là: Daphnia rosea, Ceriodaphnia quadrangula, Moina
brachiate, Alona affinis, Ceriodaphnia reticulata [16].
Tuy nhiên, các nghiên cứu không chỉ dừng ở việc xem xét sự đa dạng của các loài
thuộc Bộ Cladocera, mà cịn nghiên cứu các yếu tố mơi trường ảnh hưởng trực tiếp đến
sự sinh sản và phát triển của các cá thể trong Bộ. Mối tương quan giữa thông số đa dạng
của 3 nhóm động vật phù du là: Copepod, Cladocera và Rotifera với các thông số chất
lượng môi trường nước bằng Kiểm tra Monte Carlo qua phân tích CCA [30].


11

Bên cạnh đó, nghiên cứu tương quan giữa thơng số có sẵn của Động vật phù du và
thơng số hóa học vật lí của khu bảo tồn Kangsabati, Ấn Độ bằng chỉ số tương quan
pearson cho thấy được là mật độ của các lồi thuộc bộ Cladocera có sự tương quan thuận
mạnh nhất đến pH, tiếp sau là thông số độ cứng, D.O, CO2, độ đục. Cịn các thơng số
như nhiệt độ nước, phosphate, Nito vơ cơ, dịng chảy có sự tương quan nghịch và giảm
dần [9].

1.3.2.

Ở Việt Nam

Những nghiên cứu về động vật phù du ở Việt Nam được nghiên cứu từ những năm
đầu thế kỉ 20. Đầu tiên là những nghiên cứu về động vật phù du trong vùng biển Việt
Nam khi Viện Hải Dương học Nha Trang thành lập năm 1922. Nhưng các nghiên cứu
liên quan đến động vật phù du chỉ được thực hiện bởi các chuyên gia nước ngoài. Bước

ngoặt lớn trong nghiên cứu về Động vật phù du là Sách về Định loại động vật không
xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam của Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái và Phạm
Văn Miêu năm 1980 đã cơng bố 329 lồi thuộc các Bộ Trùng bánh xe, Giun nhiều tơ,
Giun ít tơ, Giáp xác chân chèo, Giáp xác Ostracoda, Giáp xác chân khác Amphipoda …
Hai chuyên gia đầu ngành về Cladocera là Sinev và Korovchinsky năm 2013 đã
công bố bài báo nghiên cứu về Cladocera tại Vườn quốc gia Cát Tiên, Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu này đã thực hiện thu mẫu ở nhiều thủy vực khác nhàu như: hồ nhỏ, ao, sống
và suối cũng như các ruộng lúa và khu vực nông nghiệp, kết quả ghi nhận được 53 lồi
Cladocera trong đó có 20 lồi mới được ghi nhận ở Việt Nam, 1 loài được phát hiện là
Cyclesteria hislopi [27].
Và đây chính là cơ sở để tiếp tục phát triển các nghiên cứu sâu hơn về Bộ Cladocera
và tập trung vào các địa điểm riêng biệt. Chẳng hạn nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim
Liên và cs. (2014) đã xác định được 16 loài: Bosmina coregoni, Bosminopsis deitersi
thuộc bộ Cladocera ở trên sông Hậu đoạn thuộc tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng vào mùa
khơ [17].

1.4.

Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu


12

1.4.1.

Điều kiện thủy hải văn

Hệ thống thuỷ văn của thành phố Đà Nẵng bao gồm các kênh mương, cũng như
các tuyến sông cố định và theo mùa. Bản đồ cho thấy hệ thống sơng, ngịi trong thành
phố bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây và Tây Bắc ở ranh giới giữa Đà Nẵng và Quảng

Nam. Hầu hết các con sông này đều ngắn và dốc [2].
Các sông và hồ chính trong trong thành
phố Đà Nẵng có màu xanh dương nhạt. Có bốn
con sơng lớn nằm trong địa phận của thành phố,
trong đó có ba sơng ở thượng nguồn phía bắc
của lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn là các sông
Vĩnh Điện, Yên và Tuý Loan . Tất cả các sông
này đều đổ về sông Hàn, dẫn lưu đổ vào Vịnh
Đà Nẵng. Diện tích lưu vực phía Bắc sơng Cu
Đê (với các nhánh phía bắc và nam) của thành
phố rộng 472 km2 . Ngồi ra, thành phố cịn có
42 hồ và hồ chứa, cơng suất 1,8 triệu m3 nước
[2].
Hình 1.2. Bản đồ thủy văn thành phố Đà Nẵng
“Nguồn: Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng 2010”
Sự chia cắt về địa hình của thành phố tạo ra hai lưu vực sông là lưu vực sơng Cu
Đê ở phía Bắc và lưu vực sơng Vu Gia- Thu Bồn ở phía Nam. Sáu trong tám quận nằm
ở lưu vực sông Vu Gia- Thu Bồn, chiếm 59,5% tổng diện tích thành phố. Do đó, lưu vực
sơng Vu Gia- Thu Bồn có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển của thành phố [2].


13

1.4.2. Địa hình
Bản đồ cao độ của thành phố Đà Nẵng được xây dựng dựa vào các đường bình đồ
và số liệu cao điểm của bản đồ địa hình 2006 tỷ
lệ 1:10.000. Cao độ địa hình được phân chia
thành 10 nhóm, gồm dưới 2 m, 2-5 m, 5–10 m,
10–20 m, 20–50 m, 50–100 m, 100–200 m,
200–500 m, 500–1.000 m và trên 1.000 m. Hình

3.2 thể hiện mã màu của các nhóm cao độ này
[2].
Phần thấp nhất của thành phố có độ cao
dưới 2 m so với mực nước biển, phân bố ở vùng
ngập của các lưu vực sông Cu Đê và Vu GiaThu Bồn và bao gồm các sông Cẩm Lệ, Vĩnh
Điện và Cổ Cị. Địa hình cao nhất có độ cao
Hình 1.3. Bản đồ địa hình thành phố Đà Nẵng
“Nguồn: Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng 2010”
1.000 m trên mực nước biển, phân bố ở khu vực phía Tây và Tây Bắc của thành phố, tại
ranh giới giữa Đà Nẵng, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế [2].
Bản đồ cao độ thể hiện địa mạo của thành phố. Từ bản đồ này, ta có thể thấy địa
hình của Đà Nẵng dốc dần từ phía Tây sang Đơng. Địa hình thành phố khá đa dạng và
phức tạp, gồm những dãy núi cao, đồi thấp và đồng bằng trũng ven biển và vùng châu
thổ của các con sông. Khu vực núi cao chiếm khoảng 3/4 diện tích thành phố và hầu hết
có độ cao từ 700 đến 1.500 m. Khu vực Bà Nà-Núi Chúa là điểm cao nhất với độ cao
1.487 m, tiếp đến là bán đảo Sơn Trà với độ cao 693 m, Phước Tượng và Bạch Mã là
các dãy núi khác trong khu vực. Các vùng đồng bằng với cao độ trung bình 5 m trên mực
nước biển chiếm 1/4 diện tích thành phố và phân bố chủ yếu ở khu vực ven sơng chính
và vùng ven biển [2].


14

1.4.3. Địa chất
Dữ liệu GIS cho thấy 22% đất đai của thành phố Đà Nẵng là đất phù sa, tập trung
quanh khu vực hạ lưu sông và là khu vực thích hợp cho phát triển về mặt địa chất. Ngược
lại, các khu vực đồi núi hình thành trong suốt thời kỳ Paleozoi (chiếm khoảng 49% diện
tích thành phố) và các đại Mezozoi (khoảng 19%) [2].

1.4.4. Điều kiện kinh tế xã hội

a. Mật độ dân số
Bản đồ tổng hợp mật độ dân số của thành phố Đà Nẵng năm 2007 theo phường
xã dựa vào số liệu khảo sát của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Năm 2007, thành phố Đà
Nẵng có 806.757 dân và mật độ dân số khoảng 6,29 người/ha, tương đương với 1/5 mật
độ dân số trung bình của Hà Nội (37,4 người/ha) và thành phố Hồ Chí Minh (31,75
người/ha) [2].
Năm 2007, các quận nội thành như Hải Châu
và Thanh Khê có mật độ cao nhất, trong đó có năm
phường có mật độ dân số khoảng 301–500
người/ha. Năm phường này gồm Nam Dương, Tân
Chính, Hải Châu 2, Tam Thuận và Vĩnh Trung.
Ngược lại, mật độ dân số ở các vùng ngoại ơ, như
quận Hồ Vang (đặc biệt ở các xã Hoà Ninh, Hoà
Phú và Hoà Khương), các khu vực ngoại vi như
quận Liên Chiểu và Cẩm Lệ cũng như phường Thọ
Quang (quận Sơn Trà) có mật độ dân số khá thấpở mức dưới 25 người/ha [2].
Hình 1.4. Bản đồ mật độ dân số thành phố Đà Nẵng
“Nguồn: Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng 2010”
b.

Tỷ lệ lao động
Tỷ lệ lao động phi cư trú/ lao động cư trú rất cao ở các khu công nghiệp hoặc khu

trung tâm thương mại. Hồ Minh và Hải Châu có tỷ lệ lao động phi cư trú/ lao động cư


15

trú cao hơn các phường/xã khác của thành phố Đà Nẵng, trong khi Thanh Khê Tây, Thạc
Gián và Hoà Liên có tỷ lệ thấp nhất [2].

c.

Thu nhập bình qn
Có sự chênh lệch khá lớn về mức thu nhập giữa các quận/ huyện của thành phố.

Các khu vực nông thôn và ngoại ơ (như các quận/ huyện Hịa Vang, Liên Chiểu, Cẩm
Lệ và Ngũ Hành Sơn) có tỷ lệ hộ có thu nhập thấp tương đối cao (dưới 3,5 triệu
VNĐ/tháng), trong khi các hộ ở khu vực trung tâm (các quận Hải Châu và Thanh Khê)
có thu nhập cao hơn đáng kể. Ngược lại, quận Sơn Trà có cả hai mức thu nhập. Số liệu
Điều tra phỏng vấn Hộ gia đình đưa ra mức thu nhập < 3,5 triệu VNĐ/tháng. Đây là
ngưỡng thể hiện khoảng cách giữa tầng lớp trung lưu mới nổi với các nhóm thu nhập
khác [2].
Mức thu nhập 2-3 triệu VNĐ/tháng là mức phổ biến ở hầu hết các quận/ huyện.
Trên 20% dân số của quận Hải Châu có mức thu nhập trên 6 triệu VNĐ/ tháng năm 2008,
cho thấy quận là khu vực có nhiều hộ giàu nhất của thành phố. Trong khi mức thu nhập
bình quân của thành phố là 3,9 triệu VNĐ/tháng, mức thu nhập bình quân của các quận
Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu và huyện Hòa Vang
lần lượt là 4,9; 4,5; 4,0; 4,1; 3,1; 3,8 và 2,5 triệu VNĐ/tháng [2].


16

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài động vật phù du nhỏ thuộc bộ Cladocera, phân lớp Phyllopoda, lớp
Branchiopoda, Phân ngành Crustacea, Ngành Arthropoda, Giới Animalia

2.2. Nội dung nghiên cứu
- Xác định đa dạng thành phần loài Cladocera tại các thủy vực ở thành phố Đà

Nẵng.
- Xác định mật độ của các loài thuộc bộ Cladocera tại mỗi thủy vực.
- Xây dựng mơ hình phân bố tương quan giữa sự đa dạng Cladocera và các thông
số chất lượng môi trường nước.

2.3.

Địa điểm, phạm vi và thời gian nghiên cứu

Hình 2.1. Bản đồ các thủy vực khảo sát trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

2.3.1.

Địa điểm thu mẫu ngoài thực địa

2.3.2.

Địa điểm nghiên cứu trong phịng thí nghiệm


×