Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Xây dựng mô hình và thử nghiệm trồng phục hồi cây ngập mặn tại đảo xanh thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 49 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH – MƠI TRƢỜNG

NGUYỄN VĂN THẮNG

XÂY DỰNG MƠ HÌNH VÀ THỬ NGHIỆM
TRỒNG PHỤC HỒI CÂY NGẬP MẶN TẠI
ĐẢO XANH, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH – MƠI TRƢỜNG

NGUYỄN VĂN THẮNG

XÂY DỰNG MƠ HÌNH VÀ THỬ NGHIỆM
TRỒNG PHỤC HỒI CÂY NGẬP MẶN TẠI
ĐẢO XANH, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Khánh

Đà Nẵng - Năm 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Văn Thắng


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
đến ThS. Nguyễn Văn Khánh – ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn em trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Em xin bày tỏ lịng cảm ơn đến các thầy, cơ giáo trong khoa Sinh – Môi
trƣờng, trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện
cho em học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học.
Em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ, giúp đỡ để em có thể
hồn thành đƣợc khóa luận tốt nghiệp này.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Văn Thắng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...............................................................1
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ....................................................................................2
2.1.
2.2.

Mục tiêu tổng quát ........................................................................................ 2
Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................2

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................. 3
1.1. RỪNG NGẬP MẶN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ..........................3
1.1.1.

Rừng ngập mặn trên thế giới ..................................................................... 3

1.1.2.

Rừng ngập mặn ở Việt Nam ...................................................................... 3

1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ VÀ SINH TRƢỞNG
CỦA CÁC LỒI CÂY NGẬP MẶN ...............................................................4
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.2.4.
1.2.6.

1.2.7.

Khí hậu....................................................................................................... 4
Thủy triều................................................................................................... 4
pH .............................................................................................................. 5
Ảnh hƣởng của chế độ chiếu sáng đối với cây ngập mặn ......................... 5
Thể nền ...................................................................................................... 5
Địa hình ..................................................................................................... 5

1.2.8.

Tác động của các nhân tố sinh học ............................................................ 5

1.3. VAI TRỊ CỦA RỪNG NGẬP MẶN ........................................................6
1.3.1.
ven bờ
1.3.2.
1.3.3.

Vai trị của rừng ngập mặn trong bảo tồn đa dạng sinh học cho vùng biển
................................................................................................................... 6
Vai trò của rừng ngập mặn trong phòng chống xói mịn, sạt lở ................ 6
Rừng ngập mặn là nơi cƣ trú của các loài động vật .................................. 7


1.3.4.
1.3.5.

Vai trò rừng ngập mặn trong phòng chống biến đổi khí hậu..................... 7
Cung cấp sản phầm cho con ngƣời ............................................................ 7


1.4. CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƢỜNG, CON NGƢỜI LÀM SUY GIẢM
NGUỒN TÀI NGUYÊN RỪNG NGẬP MẶN ................................................7
1.4.1.
1.4.2.
1.4.3.

Sự phá hủy bởi con ngƣời .......................................................................... 8
Các chất ô nhiễm ....................................................................................... 8
Biến đổi khí hậu ......................................................................................... 8

1.5. KINH NGHIỆM TRỒNG PHỤC HỒI RỪNG NGẬP MẶN TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM........................................................................................9
1.6. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..............................10
1.6.1.

Vị trí địa lý ............................................................................................... 10

1.6.2.
1.6.3.

Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 11
Địa hình ................................................................................................... 11

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.................................................................................... 12
2.1. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................12
2.1.1.
2.1.2.


Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................. 12
Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 12

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .....................................................................12
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................13
2.3.1.
2.3.2.
2.3.3.
2.3.4.
2.3.5.

Phƣơng pháp kế thừa ............................................................................... 13
Phƣơng pháp điều tra và phân tích mẫu .................................................. 13
Phƣơng pháp xây dựng mơ hình trồng phục hồi cây ngập mặn .............. 13
Phƣơng pháp trồng thực nghiệm ............................................................. 14
Phƣơng pháp xử lí số liệu ........................................................................ 14

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ........................................ 15
3.1. ĐÁNH GIÁ CÁC MƠ HÌNH TRỒNG PHỤC HỒI RỪNG NGẬP MẶN
TẠI MIỀN TRUNG .........................................................................................15
3.1.1.
3.1.2.

Mơ hình trồng phục hồi rừng ngập mặn tại Thừa thiên Huế ................... 15
Mơ hình trồng phục hồi rừng ngập mặn tại tỉnh Quảng Nam ................. 18

3.2. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI BÃI TRIỀU ĐẢO XANH .....20


3.2.1.

3.2.2.

Kết quả điều tra quần xã cây ngập mặn tại Đảo Xanh ............................ 20
Địa hình trong rừng ngập mặn của Đảo Xanh ......................................... 21

3.2.3.
3.2.4.

Đặc điểm môi trƣờng bãi triều Đảo Xanh ............................................... 22
Đặt điểm mơi trƣờng nƣớc ...................................................................... 24

3.3. MƠ HÌNH TRỒNG PHỤC HỒI CÂY NGẬP MẶN TẠI ĐẢO XANH .26
3.4. KẾT QUẢ TRỒNG THỰC NGHIỆM CỦA MƠ HÌNH TRỒNG PHỤC
HỒI CÂY NGẬP MẶN TẠI ĐẢO XANH ....................................................29

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 33
1. KẾT LUẬN ...............................................................................................33
2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................33

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... 34
PHỤ LỤC ............................................................................................ 37


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
RNM
CNM
HST
ĐDSH
QCVN


Rừng ngập mặn
Cây ngập mặn
Hệ sinh thái
Đa dạng sinh học
Quy chuẩn Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Kết quả phân tích mẫu đất các điểm quan trắc tại
Đảo Xanh

23

3.2

Bảng tổng hợp tiêu chí lựa chọn khu vực trồng thích
hợp

26

3.3


Ƣu điểm của mơ hình trồng phục hồi CNM tại Đảo
Xanh

29


DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình ảnh

Tên hình ảnh

Trang

1.1

Đảo Xanh, thành phố Đà Nẵng

11

2.1

Cây Đƣớc đôi (Rhizophora apiculata Bl.)

12

3.1

Mô hình trồng phục hồi RNM thành cơng tại huyện

Hƣơng Trà, tỉnh Thừa thiên Huế

15

3.2

Quy chế bảo vệ RNM tại huyện Hƣơng Trà, tỉnh
Thừa thiên Huế

16

3.3

Nguồn giống CNM không đảm bảo chất lƣợng

16

3.4

Trồng Mắm, Đƣớc trên đất cao tại bãi triều ở ven
đầm Lập An

17

3.5

Mơ hình trồng phục hồi RNM thất bại tại huyện
Hƣơng Trà, tỉnh Thừa thiên Huế

18


3.6

Mơ hình trồng phục hồi RNM tại cửa Đại, Hội An

18

3.7

RNM trồng sát cửa biển tại Cửa Đại, Hội An

19

3.8

Trồng RNM ở nơi có độ ngập triều q sâu

19

3.9

Mơ hình trồng phục hồi RNM tại đầm An Hòa,
huyện Núi Thành

20

3.10

Bản đồ phân bố RNM tại Đảo Xanh, thành phố Đà
Nẵng


21

3.11

Lát cắt khu vực phía Đơng Bắc Đảo Xanh

22

3.12

Lát cắt khu vực phía Tây Đảo Xanh

22


3.13

Biểu đồ thể hiện thủy triều các điểm quan trắc tại
Đảo Xanh

24

3.14

Biểu đồ thể hiện pH nƣớc các điểm quan trắc tại
Đảo Xanh

24


3.15

Kết quả phân tích độ mặn nƣớc các điểm quan trắc
tại Đảo Xanh

25

3.16

Vị trí trồng phục hồi CNM tại Đảo Xanh

27

3.17

Bản vẽ chi tiết kỹ thuật trồng 1 cây

28

3.18

Mơ hình kỹ thuật chi tiết một khu vực trồng

28

3.19

Trồng phục hồi CNM tại Đảo Xanh

30


3.20

CNM khi mới đem trồng

30

3.21

Biểu đồ sự tăng trƣởng của cây mơ hình trồng phục
hồi RNM tại Đảo Xanh

31

3.22

Hình ảnh CNM sau khi trồng hai tháng

32


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái (HST) đặc trƣng tại vùng cửa sơng,
ven biển nhiệt đới, có tài ngun sinh học đa dạng và nhạy cảm với các biển đổi của
mơi trƣờng. RNM đƣợc coi là HST có năng suất sinh học rất cao [22], giúp duy trì cân
bằng sinh thái ở vùng ven biển [35].
Việt Nam là một nƣớc có vị trí địa lý nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nóng

ẩm, vì vậy, hệ sinh thái RNM Việt Nam phát triển phong phú và đa dạng [12]. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, RNM của Việt Nam đang suy giảm cả về số lƣợng
và chất lƣợng [30]. Các yếu tố tự nhiên nhƣ gió, bão góp phần phá hủy rừng nhƣng
nguyên nhân chính là do các tác động của con ngƣời [10]. Trƣớc thực tế đó, Việt Nam
đã triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo vệ, khôi phục và phát triển RNM ven biển, có
nhiều địa phƣơng đã thực hiện các mơ hình trồng nhân rộng RNM nhƣ Hải Phòng,
Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau, Kiên Giang,… Tính
đến năm 2005, Việt Nam trồng phục hồi đƣợc tổng diện tích hơn 50.000 ha [13]. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy, trồng RNM có tỷ lệ sống cao, chất lƣợng rừng tốt là công việc
khơng hề dễ dàng [14]. Ngun nhân chính là do chƣa có những nghiên cứu một cách
hệ thống, đầy đủ và chi tiết về diễn thế sinh thái, đặc điểm lý, hóa của mơi trƣờng và
phân loại đất ngập mặn để làm cơ sở cho việc xác định lập địa cấp vi mơ, chọn lồi
cây trồng, kỹ thuật trồng và các biện pháp tác động phù hợp [24]. Chính vì vậy, để
giảm thiểu nguy cơ thất bại, giải pháp tối ƣu để trồng phục hồi RNM là phối hợp đầy
đủ các yếu tố nhƣ diễn thế sinh thái, lập địa trồng, loài cây, thời vụ trồng, các nhân tố
giới hạn và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đƣợc áp dụng (nhƣ biện pháp trồng bổ
sung, kiểm soát sâu bệnh hại,…). Ngoài ra, các yếu tố quan trọng khác nhƣ khả năng
chịu mặn, kiểu sóng, chế độ thủy triều,… cũng cần đƣợc quan tâm [17].
Vốn có mật độ dân số cao và dễ bị ảnh hƣởng bởi tác động của biến đổi khí hậu
(BĐKH) nên thành phố Đà Nẵng rất cần có một HST ven biển để phịng hộ khu vực
nội địa. Với những vai trò to lớn của RNM, việc nghiên cứu xây dựng mơ hình và
trồng phục hồi lại hệ thống cây ngập mặn (CNM) tại Đà Nẵng là hết sức cấp thiết
nhằm bƣớc đầu khôi phục hệ sinh thái RNM, mang lại những giá trị hữu ích cho con
ngƣời và môi trƣờng, nhất là trong xu thế BĐKH nhƣ hiện nay.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Xây
dựng mơ hình và thử nghiệm trồng phục hồi cây ngập mặn tại Đảo Xanh, thành
phố Đà Nẵng”.


2


2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát
-

Xây dựng đƣợc mơ hình phù hợp với điều kiện HST và trồng phục hồi hiệu

quả CNM tại Đảo Xanh, thành phố Đà Nẵng.

2.2.

Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá hiệu quả của các mơ hình trồng phục hồi RNM tại khu vực miền
Trung Việt Nam.
- Đánh giá hiện trạng các loài CNM và xác định các yếu tố môi trƣờng các bãi
triều khu vực Đảo Xanh.
- Xây dựng mơ hình trồng và trồng phục hồi CNM, đánh giá hiệu quả của mơ
hình trồng phục hồi CNM tại Đảo Xanh, thành phố Đà Nẵng.

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Những kết quả của đề tài “Xây dựng mơ hình và thử nghiệm trồng phục hồi cây
ngập mặn tại Đảo Xanh, thành phố Đà Nẵng” sẽ giúp cung cấp các cơ sở khoa học
cho việc nghiên cứu, xây dựng các mơ hình và trồng phục hồi hiệu quả CNM tại Đảo
Xanh, thành phố Đà Nẵng. Đây là những dẫn liệu khoa học góp phần xây dựng
chƣơng trình nghiên cứu, thực hiện các chƣơng trình, dự án trồng phục hồi RNM tại
Việt Nam.


3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

RỪNG NGẬP MẶN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

RNM là quần xã đƣợc tập hợp từ thực vật ngập mặn ảnh hƣởng bởi nƣớc triều ven
biển nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới.
RNM là một HST đặc trƣng tại vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới, có tài nguyên
sinh học đa dạng và nhạy cảm với các biển đổi của môi trƣờng.

1.1.1. Rừng ngập mặn trên thế giới
RNM chỉ có thể phát triển tốt ở những vùng có khí hậu nóng và ẩm, chúng khơng
sống đƣợc ở những vùng lạnh. Trên thế giới, RNM phân bố chủ yếu ở vùng ven biển
nhiệt đới và cận nhiệt đới hai bán cầu, trong khoảng 32º Bắc và 38º Nam, dọc bờ biển
Châu Phi, Châu Đại Dƣơng, Châu Á và Châu Mỹ.
Tổng diện tích RNM trên thế giới có khoảng 16.670.000ha với hơn 100 loài [34],
phần châu Á nhiệt đới và châu Úc 7.487.000ha, châu Mỹ 5.781.000ha [23] và châu Phi
nhiệt đới 3.402.000ha [34]. Hai nƣớc có diện tích RNM lớn nhất trên thế giới là
Indonesia và Brazil, ở các nƣớc Đông Nam Á nhƣ Malaysia, Philippines, Thái Lan,
Việt Nam, RNM cũng phát triển tốt vì ở đó có những điều kiện nhƣ lƣợng mƣa dồi
dào trong năm, nhiệt độ cao và ít biến động, bãi lầy rộng, giàu chất mùn và chất phù
sa.
Do dân số tăng quá nhanh, đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển, nên hiện nay RNM
bị khai thác quá mức, hoặc sử dụng vào mục đích kinh tế khác, vì thế RNM trên thế
giới đang bị thu hẹp dần [28]. Theo Spiers (1999) thì diện tích RNM hiện tại chỉ bằng
khoảng một nửa tổng diện tích RNM trƣớc đây và phần lớn trong đó là rừng bị suy
thoái [31].

1.1.2. Rừng ngập mặn ở Việt Nam

RNM phân bố dọc theo vùng ven biển Việt Nam, RNM đƣợc chia làm năm vùng
là khu vực ven biển Đông bắc, khu vực ven biển đồng bằng Bắc bộ, khu vực ven biển
miền Trung, khu vực ven biển Nam bộ. Tổng diện tích quy hoạch cho mục đích phát
triển RNM là 323.712ha, trong đó diện tích đất chƣa có rừng là 113.972ha, diện tích
đất có rừng là 209.741ha [16].
RNM Việt Nam phân bố và phát triển mạnh ở miền Nam, đặc biệt ở bán đảo Cà
Mau - đồng bằng sơng Cửu Long, ở phía Bắc, các quần thể RNM phân bố rải rác với
quy mô nhỏ. HST RNM Việt Nam khá phong phú về đa dạng sinh học với 37 loài
CNM thực thụ và 70 loài cây khác đi theo [11].


4

1.2.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ VÀ SINH
TRƢỞNG CỦA CÁC LOÀI CÂY NGẬP MẶN
RNM là vùng chuyển tiếp giữa mơi trƣờng biển và đất liền, vì vậy, sự tồn tại và
phân bố của RNM chịu sự tác động mạnh mẽ của các nhân tố sinh thái.

1.2.1. Khí hậu
Khí hậu có nhiều yếu tố, mỗi yếu tố có ảnh hƣởng nhất định đến sự sinh trƣởng,
phân bố của các lồi và giữa các yếu tố có tác động qua lại lẫn nhau.Trong các yếu tố
khí hậu thì nhiệt độ, lƣợng mƣa và gió có tác động lớn nhất đối với sinh trƣởng của
CNM.
- Nhiệt độ khơng khí: Nhiệt độ khơng khí có ảnh hƣởng lớn đến sự sinh trƣởng
và số lƣợng loài. Các loài CNM phong phú nhất và có kích thƣớc lớn nhất ở các vùng
xích đạo và nhiệt đới ẩm cận xích đạo, nhiệt độ thích hợp cho hoạt động sinh lý của
các loài CNM là 25 - 280C.
- Lƣợng mƣa: RNM có mặt ở cả vùng khí hậu ẩm ƣớt cũng nhƣ vùng khơ hạn,
tuy nhiên sự sinh trƣởng và phân bố tối ƣu của RNM là ở vùng xích đạo ẩm, nhƣ

Trung Mỹ, Đơng Nam Á. Ở bán cầu Bắc, RNM phát triển tốt ở những vùng mà số
lƣợng mƣa hàng năm từ 1.800 đến 3.000mm. Còn ở vùng nhiệt đới, RNM phát triển
mạnh ở những nơi có lƣợng mƣa trong năm cao (1.800 – 2.500mm). Vùng ít mƣa, số
lƣợng lồi và kích thƣớc của cây giảm.
- Gió: Gió làm tăng cƣờng độ thốt hơi nƣớc, giúp cho việc phát tán hạt và cây
giống, làm thay đổi lực dòng triều và dòng chảy ven bờ, vận chuyển phù sa, trầm tích
tạo nên các bãi bồi mới cho CNM phát triển. Gió làm tăng lƣợng mƣa ở RNM, thuận
lợi cho RNM phân bố rộng, có nhiều lồi, đặc biệt các lồi bì sinh, gió xáo trộn độ
mặn mặt nƣớc trên sông, khiến cho quy luật phân bố theo chiều sâu bị biến đổi, ảnh
hƣởng đến sự phân bố trong RNM, các cây chịu mặn phân bố sâu vào các bãi lầy phía
trong kênh rạch, đẩy các lồi nƣớc lợ ra phía cửa sơng hoặc sâu trong nội địa [32].

1.2.2. Thủy triều
Thủy triều là yếu tố quan trọng đối với sự phân bố và sinh trƣởng của CNM, vì
khơng những có tác động trực tiếp lên thực vật do mức độ và thời gian ngập, mà còn
ảnh hƣởng đến nhiều yếu tố khác nhau nhƣ kết cấu, độ mặn của đất, sự bốc hơi nƣớc,
việc phát tán hạt, cây con và các sinh vật khác trong rừng. Mặt khác, thủy triều cũng
chịu tác động của gió, lƣợng mƣa và dịng chảy trong sơng [32].
Biên độ triều ảnh hƣởng rõ rệt đến sự phân bố của các lồi CNM. Các lƣu vực
sơng có biên độ triều thấp (0,5 - 1m) khả năng vận chuyển trầm tích và nguồn giống


5
kém, do đó RNM phân bố trong một phạm vi rất hẹp. Chỉ ở những nơi có biên độ
triều cao trung bình (2 - 3m), địa hình phẳng thì CNM phân bố rộng và sâu vào đất
liền (Aksornkaoe, 1993) [21].

1.2.3. pH
Độ chua của nƣớc ảnh hƣởng đến sự biến đổi hóa học của hầu hết các chất dinh
dƣỡng và sự hấp thụ các chất này đối với cây ngập mặn. Hầu hết môi trƣờng RNM

đƣợc coi là đệm tốt nếu có giá trị pH từ 6 – 7 [32].

1.2.4. Ảnh hƣởng của chế độ chiếu sáng đối với cây ngập mặn
Ánh sáng ảnh hƣởng đến sự quang hợp và các q trình sinh lý khác của cây nhƣ
hơ hấp, thốt hơi nƣớc,… Cƣờng độ ánh sáng thích hợp cho CNM sinh trƣởng và phát
triển từ 3.000 – 3.800 Kcal/m2/ngày (Aksornkoae, 1993) [21].
Tuy nhiên, về mùa khô ánh sáng mạnh là nhân tố hạn chế sự sinh trƣởng của CNM
vì làm tăng nhiệt độ khơng khí, nƣớc bốc hơi nhiều khi triều xuống [32].

1.2.5. Độ mặn
Độ mặn là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến sự sinh
trƣởng, tỷ lệ sống của các loài và phân bố RNM. RNM phát triển tốt ở nơi có độ mặn
trung bình dao động từ 10 - 25‰, kích thƣớc cây và số loài giảm đi khi độ mặn cao
(40 - 80‰). Các lồi CNM có khả năng thích nghi với biên độ mặn khác nhau [32].

1.2.6. Thể nền
Các loài CNM sống trên thể nền ngập nƣớc định kỳ khác nhau nhƣ sét, bùn, đất
than bùn, san hô. Tuy nhiên RNM phát triển rộng nhất trên thể nền bùn sét có mùn bã
hữu cơ, loại đất này thƣờng gặp dọc các bờ biển, tam giác châu thổ, các cửa sơng hình
phễu và vịnh kín sóng.
Sự phân bố các lồi CNM có liên quan nhiều đến hàm lƣợng oxy, sulfua và độ
mặn của thể nền [32].

1.2.7. Địa hình
RNM phát triển rộng ở vùng bờ biển nơng, ít sóng, gió nhƣ trong các vịnh, các cửa
sơng hình phễu, sau các mũi đất, eo biển hẹp hoặc dọc bờ biển có các đảo che chắn ở
ngoài. Các đầm phá hoặc vũng vịnh ven biển, vùng tam giác châu cửa các sông lớn là
môi trƣờng tốt nhất cho RNM [32].

1.2.8. Tác động của các nhân tố sinh học

Thành phần sinh học trong các bãi lầy cửa sơng, ven biển đã góp phần đáng kể
trong việc hình thành và phân bố RNM.


6
Nhờ những đặc điểm thích nghi với độ ngập triều sâu, nồng độ muối cao, chống
đỡ tốt với tác động của sóng gió, thủy triều nên các thực vật tiên phong nhƣ cỏ biển,
các lồi Mắm, Bần đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho đất ổn định
cho các quần xã CNM đến sau phát triển.
Vi sinh vật nhƣ nấm, vi khuẩn có ý nghĩa to lớn trong việc phân hủy các chất hữu
cơ trong phù sa, trầm tích thành hợp chất khống cho cây. Mặc khác, chúng phân hủy
các chất rơi rụng của CNM, tạo ra những sản phẩm có lƣợng đạm cao, thức ăn cho
các động vật vùng triều.
Ong, bƣớm và chim là những tác nhân quan trọng trong việc thụ phấn cho hoa
CNM. Một số loài động vật đào hang trong đất RNM và giữ nƣớc ở đó đã làm tăng độ
ẩm của đất trong thời kỳ nƣớc kém [29].

1.3.

VAI TRÒ CỦA RỪNG NGẬP MẶN

RNM là một HST có vai trị quan trọng đối với môi trƣờng biển, đa dạng sinh học,
chống biển đổi khí hậu và có liên quan mật thiết đối với đời sống của con ngƣời.

1.3.1. Vai trò của rừng ngập mặn trong bảo tồn đa dạng sinh học cho
vùng biển ven bờ
Hệ sinh thái RNM chứa đựng mức đa dạng sinh học rất cao, sinh vật sống trong
RNM không những có số lƣợng lồi đơng mà trong nội bộ mỗi lồi có những biến dị
phong phú để thích nghi với những nơi ở khác nhau, nguồn sống khác nhau và điều
kiện sống biến đổi phức tạp. Tính đa dạng về thành phần loài, nhất là đa dạng di

truyền tạo cho sinh vật của RNM sống ổn định trong môi trƣờng thƣờng xuyên biến
động của bãi triều, đồng thời giúp cho chúng tham gia vào bậc dinh dƣỡng khác nhau
của hệ thống các xích thức ăn, nhằm khai thác tối đa nguồn năng lƣợng vật chất dƣới
dạng sản phẩm sơ cấp đƣợc phức hợp của RNM tạo ra trong quá trình quang hợp. Bởi
vậy mà RNM là nơi lƣu trữ nguồn gen giàu có và giá trị khơng chỉ cho các HST trên
cạn mà cho cả vùng biển ven bờ [33].

1.3.2. Vai trò của rừng ngập mặn trong phòng chống xói mịn, sạt lở
RNM đóng vai trị quan trọng trong bảo vệ đới bờ và cửa sơng. RNM có bộ rễ
phát triển, bao gồm rễ cọc và hệ rễ phụ mọc xung quanh nên có tác dụng giữ lại phù
sa, hạn chế xói mịn, sạt lở, và tác hại của bão đối với hệ thống đê biển, giúp phân tán
bớt năng lƣợng của sóng, gió và thuỷ triều, hạn chế q trình xâm thực bờ biển, hệ rễ
của các lồi CNM có vai trị điều tiết dịng chảy và lƣu lƣợng nƣớc đi qua RNM. Bên
cạnh đó, RNM cịn có vai trò quan trọng trong việc ổn định bờ biển và thúc đẩy
quá trình bồi đắp phù sa, mở rộng các rìa châu thổ và các cửa sơng [33].


7

1.3.3. Rừng ngập mặn là nơi cƣ trú của các lồi động vật
RNM là mơi trƣờng thích hợp cho các loài thủy sản, chúng tạo nên HST độc đáo
và giàu có về mặt năng suất sinh học. RNM sản sinh nhiều lƣợng mùn bã, là nền tảng
của chuỗi thức ăn đặc trƣng của vùng ven biển cửa sông. RNM giữ vai trò quan trọng
trong việc ƣơm ấu trùng của nhiều loài sinh vật biển, cung cấp nơi cƣ trú cho các loài
thủy sản, những phần thân CNM là giá thể của nhiều loài thủy sinh vật và nhuyễn thể.
Đồng thời, RNM cịn là nơi cƣ ngụ của các lồi động vật hoang dã nhƣ chim, thú, bò
sát, lƣỡng cƣ [33].

1.3.4. Vai trò rừng ngập mặn trong phòng chống biến đổi khí hậu
RNM giúp lọc bỏ các chất phú dƣỡng, trầm tích và chất ơ nhiễm ra khỏi đại dƣơng

và sơng ngịi, tạo mơi trƣờng dinh dƣỡng cho các lồi thủy sinh sử dụng, đảm bảo cân
bằng các thành phần lý tính của đất, giúp cho mơi trƣờng đất ngập nƣớc khơng bị biến
đổi về tính chất. RNM phân giải, chuyển hóa, hấp thụ các chất độc hại bằng các q
trình sinh hóa phức tạp, RNM đƣợc ví nhƣ một nhà máy sinh học khổng lồ, nó khơng
chỉ hấp thụ khí CO2 do hoạt động công nghiệp và sinh hoạt thải ra, mà còn sinh ra một
lƣợng O2 rất lớn, làm cho bầu khơng khí trong lành.
Bảo tồn RNM có giá trị to lớn về nhiều mặt trƣớc sự đe dọa của BĐKH, giúp giảm
thiểu tới 50% năng lƣợng tác động của sóng biển, ngăn ngừa nƣớc biển dâng cao, góp
phần quan trọng bảo vệ dân cƣ cũng nhƣ hạ tầng cơ sở ven biển [33].

1.3.5. Cung cấp sản phầm cho con ngƣời
RNM đƣợc coi là HST có năng suất sinh học rất cao, đặc biệt là nguồn lợi thủy
sản, vì vậy RNM là nơi cung cấp nguồn lƣơng thực và thực phẩm nhƣ tôm, cua, ốc và
các sản phẩm từ thực vật,… RNM cung cấp cho các vùng ven biển những nhu cầu cấp
thiết nhƣ gỗ xây nhà, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, chất đốt, thức ăn gia súc,…
Hơn nữa, RNM có giá trị rất lớn trong việc phát triển du lịch, RNM là nguồn tài
nguyên du lịch sinh thái hết sức quý giá, khách du lịch ngày càng có xu hƣớng tìm
đến tham quan, nghiên cứu các khu RNM, thêm vào đó nguồn lợi ngành du lịch thu
đƣợc từ HST này cũng tăng lên một cách đáng kể, RNM thực sự đã trở thành đối
tƣợng tiềm năng đối với hoạt động khai thác phát triển du lịch nói riêng và đóng góp
vào q trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung [33].

1.4.
CÁC NHÂN TỐ MƠI TRƢỜNG, CON NGƢỜI LÀM SUY
GIẢM NGUỒN TÀI NGUYÊN RỪNG NGẬP MẶN
RNM là một HST đặc trƣng có tài nguyên sinh học đa dạng và nhạy cảm với các
biển đối của môi trƣờng, RNM đƣợc coi là HST có năng suất sinh học rất cao, giúp


8

duy trì cân bằng sinh thái ở vùng ven biển. Tuy nhiên, trong những năm gần đây,
RNM trên thế giới và Việt Nam đang suy giảm cả về số lƣợng và chất lƣợng [12]. Các
yếu tố tự nhiên nhƣ gió, bão góp phần phá hủy rừng nhƣng nguyên nhân sâu xa là do
tác động của con ngƣời. Áp lực dân số và kinh tế, áp lực của việc khai thác quá mức,
chuyển đổi vùng RNM sang đất nông nghiệp, đồng muối, khu dân cƣ và đặc biệt là
nuôi trồng thủy sản dọc bờ biển đã gây suy giảm nghiêm trọng hệ sinh thái RNM.

1.4.1. Sự phá hủy bởi con ngƣời
Mối đe dọa lớn nhất đến những khu RNM là sự tàn phá của con ngƣời. Con ngƣời
phá hủy RNM bằng cách chặt cây để lấy củi và gỗ, hay lấy đất để ni tơm, trồng cây
cho những mục đích xây dựng và phát triển khác. Con ngƣời nhổ rễ và tàn phá cây
RNM để đào sâm đất và bắt cua, một vài cách thức bắt thủy sản cũng có hại đến RNM
nhƣ kéo và đẩy lƣới gần cây con sẽ làm tróc hay bật rễ của chúng. Ngồi ra, chiến
tranh và sử dụng vũ khí hóa học đã phá hủy một diện tích lớn RNM của Việt Nam
cũng nhƣ thế giới [16].

1.4.2. Các chất ô nhiễm
RNM bị tổn thƣơng hoặc phá hủy bởi những chất ô nhiễm nhƣ thuốc trừ
sâu và phân bón, những chất này đi theo nƣớc chảy tràn từ đồng ruộng, hay nƣớc
thải từ các khu nuôi trồng thủy sản và các thành phố, theo các con sông và kênh rạch
để tập trung ở RNM. Những mối đe dọa tự nhiên đến RNM cịn có thể bị đe dọa bởi
những cơn sóng lớn hay thảm họa tự nhiên nhƣ các cơn bão. Sâu và bệnh hại cũng
gây ảnh hƣởng xấu đến cây RNM. Các loài nhuyễn thể gây tổn hại cho các cây con
bằng cách bám mình vào thân và rễ cây [16].

1.4.3. Biến đổi khí hậu
Trong tƣơng lai, khi mực nƣớc biển dâng do ảnh hƣởng của BĐKH sẽ đe dọa đến
RNM trên khắp thế giới. Khi nƣớc biển dâng, một số khu vực sinh sống của một số
cây RNM sẽ bị ngập nhiều hơn, thay đổi mơi trƣờng sống tự nhiên của các lồi CNM.
Nếu CNM không thể di chuyển lên vùng đất cao hơn, do bị cản bởi đê hay các vật cản

khác, cây sẽ khơng có chỗ nào để sống và bị chết ngập.
BĐKH cũng đƣợc dự đoán là sẽ tăng cƣờng độ những sự kiện thời tiết cực đoan
nhƣ bão tố và lũ lụt, càng nhiều lần xuất hiện những sự kiện nhƣ vậy thì RNM càng bị
tổn thƣơng nghiêm trọng hơn [16].


9

1.5.
KINH NGHIỆM TRỒNG PHỤC HỒI RỪNG NGẬP MẶN
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của RNM, các quốc gia và nhiều tổ chức phi
chính phủ đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động khôi phục lớn thơng qua các chƣơng
trình khơi phục và phát triển RNM.
Trên thế giới, đã có nhiều quốc gia thực hiện trồng phục hồi RNM, tiêu biểu nhƣ
Thái Lan, Malaysia, Brazil,… Để trồng phục hồi hiệu quả RNM, môi trƣờng sinh thái
tự nhiên yếu tốt quan trọng hàng đầu, theo V.J. Chapman (1975), có 7 yếu tố sinh thái
cơ bản ảnh hƣởng đến sự phát triển RNM là nhiệt độ, thể nền, sự bảo vệ, độ mặn, thuỷ
triều, dòng chảy hải lƣu, biển nông [25]. Theo Field (1998), đất và thể nền có tác động
đối với phân bố lồi cây của RNM, hệ sinh thái RNM sinh trƣởng tốt nhất ở những
vùng ven bờ nơi có năng lƣợng bùn thấp, đất ổn định, khơng bị xói mịn và có độ sâu
thích hợp [27].
Tại Việt Nam, trồng RNM để ổn định, bảo vệ bờ biển và phục hồi HST nói chung
trở nên khá phổ biến, có rất nhiều địa phƣơng đã thực hiện các mơ hình trồng nhân
rộng RNM nhƣ Hải Phịng, Huế, Quảng Nam, Khánh Hịa, thành phố Hồ Chí Minh,
Cà Mau, Kiên Giang,… [3] theo Phạm Thị Sản và cộng tác (1995) có một số dự án và
tổ chức tài trợ tiêu biểu nhƣ sau:
- Quỹ cứu trợ nhi đồng Anh (SCF-UK) bắt đầu hoạt động ở Việt Nam từ năm
1996. Từ năm 1990, SCF-UK bắt đầu giúp huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) một đề án
trồng RNM. Từ đó đến nay gần 300ha RNM đã đƣợc trồng ở 9 xã có dân số là 91.000

ngƣời. Năm 1993, dự án đã phát triển thêm ở xã Hƣng Hòa, Diễn Kim (Nghệ An) và
huyện Tiên Yên (Quãng Ninh) với 150ha. Năm 1999 giúp huyện Hậu Lộc (Thanh
Hóa) trồng 275ha RNM bảo vệ dân trong vùng bị bão lụt đe dọa [18].
- Tổ chức OXFAM của Anh và Iceland bắt đầu hoạt động ở Việt Nam từ năm
1980. Tổ chức này đã giúp nâng cấp và khôi phục nhiều tuyến đê ở huyện Kỳ Anh
(Hà Tĩnh) trong đó có đề án 250ha cây ngập mặn bảo vệ đê từ năm 1992, đang phát
triển tốt. Năm 1994 tổ chức này đã giúp xây dựng xong tuyến đê Kỳ Thọ, Kỳ Chinh
và đang tiến hành trồng 100ha RNM bảo vệ tuyến đê này [18].
- Hội chữ thập đỏ Đan Mạch giúp đỡ đề án trồng 2000ha CNM bảo vệ mơi
trƣờng ở huyện Thái Bình (1994-1996) nhằm mục đích cải thiện các điều kiện kinh
tế-xã hội cho nhân dân trong vùng có cuộc sống hiện đang bị ảnh hƣởng nghiêm trọng
do thiên tai và thối hóa của môi trƣờng gây ra [18].


10
Tổ chức hành động phục hồi RNM, ACMANG chọn Việt Nam cho các hoạt động
đâu tiên vì đây RNM bị tàn phá nặng nề. Từ năm 1993 đến nay ACMANG đã tổ chức
nhiều đợt khảo sát các vùng RNM ỏ Việt Nam. Trong các năm 1994-1995 đã hổ trợ
cho huyện Thái Bình trồng 150ha RNM và thực nghiệm một vƣờn ƣơm cây Bần. Bắt
đầu từ tháng 4/1995 giúp huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) làm thêm một số vƣờn ƣơm
nữa và trồng thử nghiệm thêm một số lồi cây có giá trị khác [18].
Việc trồng phục hồi RNM hiện nay nhìn chung là thuận lợi, tỷ lệ thành rừng tƣơng
đối cao do việc phân bố của RNM thƣờng gắn với đặc điểm đất phù sa và đặc điểm
thuỷ triều. Tuy nhiên, trong thực tiễn khơng phải nơi nào cũng có RNM phân bố tự
nhiên hoặc gây trồng RNM một cách thuận lợi, thực tế cho thấy việc trồng phục hồi
RNM rất khó khăn, tại nhiều khu vực, tỉ lệ thành cơng và phục hồi đƣợc RNM chiếm
tỉ lệ thấp. Nguyên nhân chính là thiếu sự đa dạng lồi, cây con kém chất lƣợng,
phƣơng pháp trồng không phù hợp và thiếu sự bảo vệ cây con khỏi các tác động vật lý
trong giai đoạn phát triển quan trọng ban đầu [20]. Chƣa có những nghiên cứu một
cách hệ thống, đầy đủ và chi tiết để xây dựng các các tài liệu hƣớng dẫn kỹ thuật để

đánh giá điều kiện hình thành, đặc điểm lý, hóa của mơi trƣờng và phân loại đất ngập
mặn để làm cơ sở cho việc xác định lập địa cấp vi mơ, chọn lồi cây trồng, kỹ thuật
trồng và các biện pháp tác động phù hợp [24].
Do đó, việc “Xây dựng mơ hình và thử nghiệm trồng phục hồi RNM tại Đảo
Xanh, thành phố Đà Nẵng” có ý nghĩa hết sức to lớn, góp phần phục hồi lại RNM,
góp phần chắn sóng, bảo vệ đê biển, phịng tránh xói lở bờ biển cũng nhƣ giảm thiểu
tác hại của gió bão, sóng tới mơi trƣờng vùng ven biển và khơi phục những diện tích
đất ngập mặn bị thối hố.

1.6.

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Đề tài tiến hành nghiên cứu tại Đảo Xanh, thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng, Đảo Xanh nằm bên cầu Trần Thị Lý, sát bên sơng Hàn, và là một khu vực có
rất nhiều cây xanh.

1.6.1. Vị trí địa lý
Đảo Xanh có tọa độ từ 160044’ đến 160049’ vĩ độ Bắc và từ 1080225’ đến
1080229’ kinh độ Đơng, diện tích tự nhiên của Đảo Xanh là 65.935m2. Đảo Xanh nằm
tại vị trí trung tâm thành phố Đà Nẵng, thuộc phƣờng Hòa Cƣờng Bắc, Quận Hải
Châu, Đảo Xanh cách sân bay Đà Nẵng khoảng 2,5 km, cách vịnh Đà Nẵng 7 km.


11
Đảo Xanh là ốc đảo nằm ngay giữa lòng hồ, nhìn thẳng ra cầu Trần Thị Lý, Đảo
Xanh nằm biệt lập và bao bọc bởi dịng sơng Hàn.

Hình 1.1: Đảo Xanh, thành phố Đà Nẵng


1.6.2. Điều kiện tự nhiên
Đảo Xanh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình nên nhiệt độ cao và
ít biến động. Khí hậu tại đây là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và
miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có hai
mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7,
thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đơng nhƣng khơng đậm và khơng kéo dài.
Nhiệt độ trung bình năm 2013 là 26,20C, cao nhất vào các tháng 5, 6, 7, 8, trung
bình từ 28 đến 300C, thấp nhất vào các tháng 12,1, trung bình từ 200C đến 220C. Độ
ẩm khơng khí trung bình là 81%, cao nhất vào tháng 3 (86%) và tháng 9 (85%) và
thấp nhất vào tháng 6 (72%), tổng lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 2.316,7mm/năm
cao hơn năm 2012 gần 1.000mm và số giờ nắng bình quân của năm 2013 là 1.975,5
giờ. Mỗi năm, Đảo Xanh chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ một đến hai cơn bão hoặc áp
thấp nhiệt đới [15].

1.6.3. Địa hình
Địa hình của Đảo Xanh tƣơng đối bằng phẳng, đây là nơi tập trung nhiều rừng
RNM và có ý nghĩa bảo vệ mơi trƣờng sinh thái của thành phố Đà Nẵng.


12

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1.
ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài bao gồm các loài CNM, trong đó tập trung vào
lồi Đƣớc đơi (Rhizophora apiculata Bl.)

Hình 2.1: Cây Đƣớc đôi (Rhizophora apiculata Bl.)


2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Thời gian: Đề tài tiến hành từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017.

- Không gian nghiên cứu: Đề tài tiến hành điều tra thực địa các mô hình trồng
phục hồi RNM tại miền Trung Việt Nam và nghiên cứu thực địa tồn bộ khơng gian
của Đảo Xanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

2.2.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra, đề tài thực hiện các nội dung cụ thể sau:
- Hồi cứu số liệu các kết quả nghiên cứu về các mơ hình đƣợc áp dụng trong
việc trồng phục hồi RNM.
- Điều tra thực địa, đánh giá hiệu quả và ƣu, nhƣợc điểm của các mơ hình trồng
phục hồi RNM tại miền Trung Việt Nam.
- Hồi cứu số liệu, điều tra thực địa về hiện trạng các loài CNM tại khu vực Đảo
Xanh, thành phố Đà Nẵng.
- Phân tích các mẫu đất, nƣớc, biên độ triều để xác định các điều kiện tối ƣu cho
xây dựng mơ hình trồng phục hồi CNM tại Đảo Xanh, thành phố Đà Nẵng.


13
-

Xây dựng mơ hình và trồng phục hồi hiệu quả CNM tại Đảo Xanh, thành phố


Đà Nẵng.

2.3.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
sau:

2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa
Sử dụng phƣơng pháp kế thừa có chọn lọc các số liệu của các cơ quan quản lý, địa
phƣơng, kế thừa các kết quả nghiên cứu trong cùng lĩnh vực ở Việt Nam và trên thế
giới, cũng nhƣ các số liệu thống kê, số liệu điều tra khảo sát thực địa của các đề tài
nghiên cứu đã đƣợc thực hiện trong cùng lĩnh vực và tại khu vực nghiên cứu.

2.3.2. Phƣơng pháp điều tra và phân tích mẫu
Điều tra thực địa, sử dụng GPS để xác định các điểm lấy mẫu tại các khu vực
nghiên cứu, điều tra hiện trạng RNM tại Đảo Xanh, thành phố Đà Nẵng, mẫu thực vật
đƣợc định tên theo tài liệu hƣớng dẫn của các tác giả Phan Nguyên Hồng (2003).
Thu mẫu đất bằng dụng cụ lấy mẫu chuyên dụng, tại mỗi khu vực lấy 1 mẫu, lƣợng
lấy mỗi mẫu là 1kg, cho vào túi nilon và ghi phiếu mẫu. Bảo quản mẫu đất theo tiêu
chuẩn Việt Nam: TCVN 6663/15:2004.
Các mẫu đất đƣợc phân tích theo phƣơng pháp ƣớt của Lê Văn Khoa và cộng sự,
phân tích tại phịng thí nghiệm khoa Sinh – Môi trƣờng, trƣờng Đại học Sƣ phạm –
Đại học Đà Nẵng [9].
Phân tích mẫu nƣớc theo các chỉ tiêu: pH, độ mặn. Mẫu nƣớc đƣợc đo trực tiếp tại
hiện trƣờng bằng máy đo đa chỉ tiêu YSI 6920 V2. Mỗi khu vực nghiên cứu đo tại
một địa điểm, mỗi tháng đo mẫu 02 lần, thời gian lấy trong khoảng từ 9h -14h hàng
ngày; thời gian thu mẫu là 6 tháng, từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017.
Đo biên độ triều bằng cách sử dụng băng gỗ đƣợc nhộm bằng phẩm màu nhuộm

tan. Biên độ triều đƣợc tính toán bằng khoản cách các đoạn bị mất màu trên băng gỗ.
Thủy triều đƣợc đo mỗi tháng hai lần vào ngày 15 và ngày 28 âm lịch [4].

2.3.3. Phƣơng pháp xây dựng mơ hình trồng phục hồi cây ngập mặn
Sử dụng phần mềm ArcGis và Autocard để biên tập, xây dựng mơ hình trồng phục
hồi RNM cho Đảo Xanh, thành phố Đà Nẵng.


14

2.3.4. Phƣơng pháp trồng thực nghiệm
Các giống CNM sẽ đƣợc nhập về từ mơ hình ƣơm giống tại thành phố Đà Nẵng.
Trồng phục hồi tại Đảo Xanh, thành phố Đà Nẵng theo mơ hình trồng phục hồi đƣợc
xây dựng.

2.3.5. Phƣơng pháp xử lí số liệu
Đề tài tiến hành lập bảng thống kê số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel, xử lí
số liệu, vẽ biểu đồ bằng phần mền Microsoft Excel, vẽ bảng đồ bằng phần mềm
ArcGIS và Autcard.


×