Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

bài tập tình huống 6 cách giải: sau khi kết hôn 3 năm, vợ chồng chị h được bố mẹ chồng cho ra ở riêng trên mảnh đất 200m2 mà bố mẹ chồng đã mua trước đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.13 KB, 33 trang )

Bài kiểm tra cá nhân môn Kỹ năng chung về tư vấn pháp
luật
CÁCH 1:
Đề bài số 01: Sau khi kết hôn 3 năm, Vợ chồng chị H được bố
mẹ chồng cho ra ở riêng trên mảnh đất 200m2 mà bố mẹ chồng
đã mua trước đây. Vợ chồng chị H đã xây nhà bằng tiền mà hai
vợ chồng dành dụm được sau khi cưới và bố mẹ hai bên cho
thêm. Thửa đất và ngôi nhà đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ghi tên hai vợ chồng chị
H. Do chị H khơng có khả năng mang thai và sinh con, chị H chủ
động làm đơn ly hơn để anh A (chồng chị H) có thể lấy vợ mới
với hy vọng ơng bà nội có cháu nối dõi. Vào tháng 06/2017 khi
tòa án giải quyết việc ly hôn cho 2 vợ chồng chị H được 10
ngày, anh A đột ngột qua đời do tai nạn giao thông. Sau khi anh
A chết, bố mẹ anh A yêu cầu chị H phải trả lại toàn bộ thửa đất
mà họ đã cho con trai họ trước đây và một nửa giá trị ngôi nhà.
Chị H đang băn khoăn không biết phải hành xử thế nào? Chị đã
tìm đến Trung tâm tư vấn pháp luật để được tư vấn, giúp đỡ.
Yêu cầu:
1. Anh (chị) hãy đặt các câu hỏi để hỏi khách hàng nhằm
làm rõ nội dung vụ việc và yêu cầu của khách hàng?
2. Theo anh (chị), Chị H cần phải cung cấp các loại giấy tờ
gì phục vụ cho việc tư vấn? Vì sao?
3. Hãy chỉ ra các văn bản pháp luật cần sử dụng để tư
vấn về quyền lợi và cách thức bảo vệ quyền lợi cho khách
hàng trong vụ việc nêu trên?
Bài làm:
1. Anh (chị) hãy đặt các câu hỏi để hỏi khách hàng
nhằm làm rõ nội dung vụ việc và yêu cầu của khách
hàng?



Làm rõ nội dung vụ việc:
- Chị H và chồng cùng xây nhà và sống trên thửa đất mà bố
mẹ chồng đã mua trước đây cũng như đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ghi tên hai
vợ chồng chị H.
- Chị H và chồng ly hơn vì lý do chị H khơng có khả năng mang
thai và sinh con. Chị H là người chủ động làm đơn ly hơn để
anh A có thể lấy vợ mới với hy vọng ơng bà nội có cháu nối
dõi.
- Anh A chết khi quyết định ly hôn chưa có hiệu lực.
- Bố mẹ anh A yêu cầu chị H phải trả lại toàn bộ thửa đất mà
họ đã cho con trai họ trước đây và một nửa giá trị ngơi nhà.
Câu hỏi cho khách hàng:
- Ngồi tài sản chung là ngồi nhà trên, còn tài sản riêng hay
chung nào của hai vợ chồng anh chị hay không?
- Khi ra tồ, việc ly hơn có diễn ra ổn thoả hay khơng? Có lý do
nào khác dẫn đến ly hơn ngồi việc chị chủ động ly hơn vì
khơng thể sinh con không?
- Tài sản như xe cộ trong nhà đứng tên vợ hay chồng chị?
- Có khoản vay hay cho ai vay nào khi chồng chị cịn sống
khơng?
- Trong đơn ly hơn, có nói đến ngơi nhà này sẽ chia như nào
khơng?
- Chị có muốn làm theo ý bố mẹ chồng không?
2. Theo anh (chị), Chị H cần phải cung cấp các loại
giấy tờ gì phục vụ cho việc tư vấn? Vì sao?
Khi thực hiện việc tư vấn, duới đây là những loại giấy tờ chị H
cần cung cấp và những giấy tờ này phải là các bản sao công
2

2


chứng, chứng thực theo quy định pháp luật. Cụ thể:
-

Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hoặc các giấy

-

tờ tùy thân khác;
Sổ hộ khẩu;
Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản

-

chung của vợ chồng;
Quyết định của Tịa án về việc ly hơn;
Giấy chứng tử của anh A.

Lý do chị H cần cung cấp các loại giấy tờ trên:
Ba loại giấy tờ đầu tiên là những giấy tờ cơ bản nhất để
chứng minh thân phận của chị H, việc chị H có trong hộ khẩu và
là người cùng đứng tên trên giấy tờ sở hữu tài sản chung với
chồng là anh A. Chứng minh rằng chị H là người sử dụng hợp
phát của tài sản này.
Giấy quyết định của Toà án là để chứng minh rằng việc ly
hơn của vợ chồng chị H chưa có hiệu lực vì anh A đã chết khi
mới được 10 ngày sau khi có quyết định của tồ.
Giấy cuối cùng là giấy chứng tử, giấy chứng tử là kết quả của

thủ tục pháp lý đăng ký khai tử. Khi đăng ký khai tử, cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng tử nhằm xác nhận
một người đã chết và xác định chấm dứt các quan hệ pháp luật
của con người đó kể từ thời điểm chứng tử. Giấy chứng tử là
thành phần hồ sơ quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề
pháp lý có liên quan đến người chết: Chia thừa kế, hưởng chế
độ, hưởng bảo hiểm… Ở đây trường hợp anh A đã chết nên giấy
chứng tử rất quan trọng cho việc chia thừa kế của tài sản có
liên quan tới anh A.
3. Hãy chỉ ra các văn bản pháp luật cần sử dụng để tư
vấn về quyền lợi và cách thức bảo vệ quyền lợi cho
3
3


khách hàng trong vụ việc nêu trên?
- Những văn bản pháp luật cần sử dụng để tư vấn về
quyền lợi cho chị H
+ Luật Đất đai 2013
+ Luật Công chứng 2014
+ Ḷt Hơn nhân và gia đình 2014
+ Bộ ḷt Dân sự 2015
+ Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
- Cách thức bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong vụ
việc nêu trên
• Về vấn đề ly hơn của hai vợ chồng chị H
Tḥn tình ly hơn là trường hợp cả hai vợ chồng tự nguyện
đồng ý ly hôn, cùng ký vào đơn xin ly hôn. Đơn xin ly hôn phải
có xác nhận của UBND cấp phường về nguyên nhân ly hôn,
mâu thuẫn vợ chồng. Theo quy định của pháp ḷt, khi giải

quyết ly hơn đồng tḥn, tịa án vẫn phải tiến hành hịa giải
đồn tụ. Nếu hịa giải đồn tụ khơng thành, tịa án lập biên bản
về việc đồng tḥn ly hơn và ghi rõ là hịa giải khơng thành.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc
chồng hoặc cả hai vợ chồng không thay đổi ý kiến và Viện kiểm
sát không phản đối thì Tịa án ra quyết định cơng nhận ly hơn
mà khơng phải mở phiên tịa khi có đầy đủ các điều kiện sau
đây:
-

Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc phân chia
hoặc không chia tài sản;

4
4


-

Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc trơng nom,
ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

-

Sự thỏa thuận của hai bên về tài sản và con trong từng
trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng
của vợ và con.

Quyết định cơng nhận đồng tḥn ly hơn có hiệu lực pháp
ḷt ngay, các bên khơng có quyền kháng cáo,Viện Kiểm sát

khơng có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm. Trong
trường hợp hồ giải tại tịa án thiếu một trong các điều kiện nêu
trên thì tịa án lập biên bản về việc hịa giải đồn tụ khơng
thành. Trong đó, nêu rõ những vấn đề hai bên khơng thoả tḥn
được hoặc có thoả tḥn nhưng khơng bảo đảm quyền lợi chính
đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ
án ly hơn theo thủ tục chung.
Theo như tình huống: Vào tháng 06/2017 khi tịa án giải
quyết việc ly hơn cho 2 vợ chồng chị H được 10 ngày, anh A đột
ngột qua đời do tai nạn giao thông. Như vậy, anh A chết khi mới
được 10 ngày trong thời hạn 15 ngày mà pháp luật quy định.
Nên Tòa án chưa ra quyết định cơng nhận ly hơn vào thời điểm
đó. Kết luận rằng vợ chồng chị H vẫn chưa ly hôn theo quy định
pháp luật.
• Về tài sản chung của vợ chồng chị H
Tài sản chung của vợ chồng được quy định tại (Điều 33
Ḷt Hơn nhân gia đình 2014) theo đó:
-

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng
tạo ra;

5
5


-

Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh,


-

hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng;
Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ
trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật

-

này;
Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được
tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa

-

thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết
hơn là tài sản chung của vợ chồng.

Lưu ý:
-

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp
nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực

-

hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Trong trường hợp khơng có căn cứ để chứng minh tài
sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng
của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.


Theo tình huống: Sau khi kết hơn 3 năm, Vợ chồng chị H
được bố mẹ chồng cho ra ở riêng trên mảnh đất 200m 2 mà bố
mẹ chồng đã mua trước đây. Vợ chồng chị H đã xây nhà bằng
tiền mà hai vợ chồng dành dụm được sau khi cưới và bố mẹ hai
bên cho thêm. Thửa đất và ngôi nhà đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ghi tên hai vợ
chồng chị H. Vậy nên vợ chồng chị H là đồng chủ sở hữu của tài
sản này theo quy định của pháp luật.
• Bảo vệ quyền lợi cho khách hàng
Theo như đã phân tích ở trên thì:
- Quyết định ly hôn của vợ chồng anh A và chị H chưa có
hiệu lực khi anh A mất.
6
6


- Tài sản là mảnh đất mà bố mẹ chồng chị H cho cùng ngôi
nhà được xây trên mảnh đất là tài sản chung của vợ chồng
chị H đã được pháp luật công nhận.
Mà khi anh A mất, không để lại di chúc nên việc chia tài sản
này sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật. Cụ thể:
Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất 2014đã quy định cụ
thể tại Điều 66 về cách giải quyết tài sản của vợ chồng trong
trường hợp một bên (vợ hoặc chồng) chết hoặc bị Tòa án tuyên
bố là đã chết. Cụ thể:
Thứ nhất, khi chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã
chết thì vợ sẽ quản lý tài sản chung của vợ chồng. Trong trường
hợp chồng để lại di chúc và trong di chúc có chỉ định người khác
quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận người khác

thì người được cử sẽ quản lý phần di sản đó.
Thứ hai, khi người vợ hoặc người có quyền thừa kế yêu
cầu chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đơi,
trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác về việc chia tài sản
từ trước khi chồng qua đời. Phần tài sản của người chồng đã
chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Thứ ba, trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống của gia đình hoặc người vợ thì vợ có
quyền u cầu Tịa án hạn chế phân chia di sản theo quy định
của Bộ luật Dân sự 2015.
Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp người chồng
mất mà không để lại di chúc, di chúc khơng hợp pháp thì phần
di sản của chồng sẽ được chia đều cho những người thuộc cùng
một hàng thừa kế, cụ thể:
7
7


-

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ,
cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

-

Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu
ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông
ngoại, bà ngoại;


-

Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết;
bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột của người
chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột,
chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột; chắt ruột của người
chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Theo như quy định của pháp luật:
-

Trường hợp 1: Chị H là người sẽ quản lý tài sản chung
của vợ chồng sau khi anh A mất trong trường hợp anh A
để lại di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc
những người thừa kế thỏa thuận người khác thì người được
cử sẽ quản lý phần di sản đó.

- Trường hợp 2: Tài sản chung của hai vợ chồng chị H sẽ
chia đôi cho chị H 1 nửa, còn 1 nửa còn lại sẽ chia theo
hàng thừa kế quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.

8
8


CÁCH 2:
Bài làm:
Câu 1:
Sau đây là những câu hỏi tôi sẽ hỏi khách hàng của mình là chị
H:

- Việc ly hơn giữa hai vợ chồng chị là gì? Có phải vì một
trong hai người ngoại tình hay có mâu thuẫn?
- Hai vợ chồng anh chị có tài sản riêng nào khơng?
- Ngồi ngơi nhà này ra, hai anh chị cịn tài sản chung nào
không?
- Khi nạp đơn ly hôn và ra tồ, anh chị có thoả tḥn về vấn
đề chia tài sản sau hôn nhân không?
- Khi vợ chồng chị đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà thì bố mẹ chồng chị có u
cầu gì về vấn đề tài sản này sau này khơng?
- Sau khi chồng chị mất, có phát hiện ra bản di chúc nào
của anh không?
- Chị muốn giải quyết việc này theo ý kiến nào của bản thân
không?
Câu 2:
Theo anh (chị), Chị H cần phải cung cấp các loại giấy tờ gì phục
vụ cho việc tư vấn? Vì sao?
Những giấy tờ mà chị H cần phải cung cấp để phụ vụ cho việc
tư vấn dưới đây đều phải là những giấy bản sao công chứng
trong 6 tháng trở lại theo quy định của pháp luật.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
đứng tên hai vợ chồng chị H và sổ hộ khẩu của hai vợ
chồng chị H
9
9


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sổ hộ khẩu là để
chứng minh rằng chỉ có chị H là chủ sở hữu tài sản này cùng
với anh A trước ly hơn mà khơng có ai ngồi hai ngồi đứng

tên.
- Giấy chứng tử của chồng chị H là anh A
Giấy chứng tử là một loại giấy tờ trong lĩnh vực hộ tịch do cơ
quan có thẩm quyền cấp cho gia đình, thân nhân, người đại
diện có liên quan để xác nhận về tình trạng một người đã mất.
Giấy chứng tử thể hiện rõ các nội dung về thời gian mất, địa
điểm mất, nguyên nhân mất và là tài liệu quan trọng trong thực
hiện một số thủ tục về chế độ bảo hiểm xã hội, thừa kế… Vì vậy
giấy chứng tử là để chứng minh rằng người sở hữu chung tài
sản với chị là chồng chị là anh A đã mất.
- Giấy tờ liên quan mà toà án đưa về việc lý hôn của hai vợ
chồng chị H
Giấy tờ liên quan đến việc ly hơn do tồ án cấp của hai vợ
chồng chị là để chứng minh việc ly hôn của hai anh chị là trên
cơ sở thoả thuận trước chứ khơng vì bất cứ lý do nào khác.
- Giấy tờ tuỳ thân như giấy chứng minh nhân dân của chị H
Giấy tờ tuỳ thân của chị là giấy tờ trong hồ sơ, thủ tục bắt buộc
của mọi vấn đề khi liên quan đến pháp luật.
Câu 3:
Hãy chỉ ra các văn bản pháp luật cần sử dụng để tư vấn về
quyền lợi và cách thức bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong
vụ việc nêu trên?
a. Văn bản pháp luật
- Bộ luật Dân sự 2015
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
10
10


- Luật Đất đai 2013

- Luật Công chứng 2014
- Luật Hơn nhân và gia đình 2014
b. Cách thức bảo vệ quyền lợi cho khách hàng
Theo quy định của pháp luật, khi giải quyết ly hơn đồng
tḥn, tịa án vẫn phải tiến hành hịa giải đồn tụ. Nếu hịa giải
đồn tụ khơng thành, tịa án lập biên bản về việc đồng tḥn ly
hơn và ghi rõ là hịa giải khơng thành.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc
chồng hoặc cả hai vợ chồng không thay đổi ý kiến và Viện kiểm
sát khơng phản đối thì Tịa án ra quyết định cơng nhận ly hơn
mà khơng phải mở phiên tịa khi có đầy đủ các điều kiện sau
đây:
-

Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc phân chia
hoặc không chia tài sản;

-

Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

-

Sự thỏa thuận của hai bên về tài sản và con trong từng
trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng
của vợ và con.

Quyết định cơng nhận đồng tḥn ly hơn có hiệu lực pháp ḷt
ngay, các bên khơng có quyền kháng cáo,Viện Kiểm sát khơng

có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.
Nhưng theo tình huống thì khi tịa án giải quyết việc ly hôn cho
2 vợ chồng chị H được 10 ngày, anh A đột ngột qua đời do tai
nạn giao thông. Vậy việc ly hôn của hai vợ chồng chị H là chưa
thành.
11
11


Theo quy định của pháp luật quy định tại Luật Hơn nhân và gia
đình 2014 thì:
Tài sản chung của vợ chồng là tài sản vợ và chồng có được
trong thời kỳ hơn nhân, gồm có tài sản mà vợ chồng mua được;
nhận chuyển nhượng; thu nhập do lao động, sản xuất kinh
doanh; hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng; tài sản được tặng choc
hung, thừa kế chung.
Điều này cũng có thể hiểu rằng quyền sử dụng đất mà vợ
chồng có được sau kết hơn được coi là tài sản chung. Trong tình
huống trên có thể thấy rõ phần tài sản: Thửa đất và ngôi nhà đã
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ghi tên hai vợ chồng chị H là tài sản chung của vợ chồng.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, những trường
hợp chấm dứt quan hệ hơn nhân như ly hơn và một bên vợ
hoặc chồng chết thì phần tài sản chung sẽ được chia đôi. Đối
với trường hợp chồng mất của chị H thì tài sản chung sẽ được
chia đơi, trong đó một nửa tài sản sẽ thuộc quyền sử dụng,
quyền sở hữu của vợ là chị H. Phần tài sản còn lại thuộc về
quyền sử dụng, quyền sở hữu của chồng và phần này sẽ được
chia thừa kế theo pháp luật Dân sự về Thừa kế.
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì khi người có tài

sản mất khơng để lại di chúc thì chia di sản thừa kế sẽ chia
theo pháp luật. Chia thừa kế theo pháp luật là chia phần di sản
thừa kế của người chết theo hàng thừa kế, không theo chỉ định
của người có di sản.
Hàng thừa kế theo pháp luật được ấn định gồm có ba hàng thừa
kế và hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, chồng, cha, mẹ (gồm cả
cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi) của người mất. Vậy bố mẹ của anh
12
12


A chỉ được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất của quy
định pháp luật chứ không được lấy lại toàn bộ thửa đất mà họ
đã cho con trai họ là anh A trước đây và một nửa giá trị ngôi
nhà.

13
13


CÁCH 3:
Bài làm:
1. Đặt câu hỏi cho khách hàng:
- Ngoài lý do chị khơng có khả năng mang thai và sinh con
thì cịn có lý do nào khác dẫn đến việc chị là người chủ
động làm đơn ly hôn không?
- Chị có biết việc anh A chết khi quyết định ly hơn chưa có
hiệu lực khơng?
- Bố mẹ anh A yêu cầu chị H phải trả lại toàn bộ thửa đất
mà họ đã cho con trai họ trước đây và một nửa giá trị ngôi

nhà là việc mà bố mẹ chồng chị tự đề ra hay có ai bảo họ
làm vậy?
- Có tài sản riêng hay chung nào khác của hai vợ chồng anh
chị khơng?
- Vợ chồng chị có vấn đề liên quan đến tài chính như khoản
vay hay cho ai vay nào khi chồng chị cịn sống khơng?
- Chị có đồng ý với yêu cầu của bố mẹ chồng không?
2. Chị H cần phải cung cấp các loại giấy tờ sau phục vụ
cho việc tư vấn:
-

Quyết định ly hôn;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng

-

nhà;
Bản sao sổ hộ khẩu;
Bản sao chứng minh nhân dân của chị H;

Cần cung cấp những giấy tờ này, vì:
-

Quyết định ly hơn

Giấy này sẽ giúp ḷt sư nhìn nhận vấn đề rõ hơn về việc vợ
chồng chị đã thật sự ly hôn chưa hay chỉ đang trong thời

14
14



gian chờ phán quyết của toà án. Việc này sẽ giúp ích rất
nhiều cho việc giải quyết phân chia tài sản.
-

Bản sao sổ hộ khẩu; Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sử dụng nhà;

Đây là chứng cứ để chị H chứng minh tính hợp pháp quyền
sử dụng đất của mình.
-

Bản sao chứng minh nhân dân của chị H

Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của cơng dân
do cơ quan Cơng an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc
điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi
do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện
quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao
dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Chứng minh nhân dân sẽ giúp chị
H chứng minh thân phận của mình.
3. Các văn bản pháp luật cần sử dụng để tư vấn về
quyền lợi cho khách hàng trong vụ việc nêu:
- Luật Công chứng năm 2014
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
- Luật Đất đai năm 2013
- Bộ luật Dân sự năm 2015
- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
• Cách thức bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong vụ

việc nêu trên:
Anh A mất khi tòa án giải quyết việc ly hôn cho 2 vợ chồng
chị H được 10 ngày, nên vẫn chưa có tuyên bố lý hơn của tồ
án. Vậy nên anh A mất khi hai người chưa chính thức ly hơn
theo quy định pháp ḷt. Cách thức bảo vệ quyền lợi cho chị H
sẽ theo hướng sau:
15
15


Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình
2014 về Tài sản chung của vợ chồng:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo
ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác
trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản
1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế
chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng
thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài
sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được
thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thơng qua
giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất,
được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa
vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp khơng có căn cứ để chứng minh tài sản mà
vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì
tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Đồng thời, tại Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP

hướng dẫn quy định này như sau:
“Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong
thời kỳ hôn nhân
1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ
trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.
2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy
định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị

16
16


chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất
lạc, vật nuôi dưới nước.
3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.”
“Điều 10. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của
vợ, chồng
1. Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự
nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.
2. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi
mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của
mình.”
Đối với trường hợp của chị H, kể từ thời điểm khi chồng chị
H qua đời thì quan hệ hơn nhân giữa vợ chồng chị H đã chấm
dứt. Vì vậy, tài sản của vợ chồng chị H trong thời kỳ hôn nhân
sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 66 Ḷt hơn nhân và
gia đình 2014 như sau:
“Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường
hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tịa án tun bố là đã

chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ
trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản
hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di
sản.
2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng
được chia đơi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ
tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên
bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng
đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ,
17
17


chồng cịn sống có quyền u cầu Tịa án hạn chế phân chia di
sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo
quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp
luật về kinh doanh có quy định khác.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi
chồng chị H chết, tài sản chung của vợ chồng chị H sẽ do chị H
quản lý trừ trường hợp chồng chị H trước khi chết có để lại di
chúc trong đó chỉ định cho người khác quản lý phần di sản thừa
kế của mình hoặc những người thừa kế có thỏa thuận cử người
khác quản lý di sản. Trong trường hợp này vì chồng chị H chết vì
tai nạn giao thơng – tai nạn một cách bất ngờ, không lường
trước được, chị H cũng khơng nêu rõ là chồng chị H trước khi
chết có để lại di chúc hay không nên tôi xin tư vấn việc phân
chia di sản của chồng chị H như sau:
Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng chị H nếu

khơng có thỏa tḥn gì về việc phân chia thì sẽ được chia đơi.
Nếu trước khi chết, chồng chị H để lại di chúc thì một nửa số tài
sản chung của vợ chồng chị H (là di sản thừa kế của chồng chị
H) sẽ được chia theo di chúc. Trong trường hợp chồng chị H
trước khi chết không để lại di chúc thì phần di sản thừa kế của
chồng chị H sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Đó
là chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao
gồm: vợ; cha mẹ chồng của chị H; cha mẹ ni của chồng chị H
(nếu có); con đẻ của vợ chồng chị H; con nuôi của vợ chồng chị
H(nếu có). Như vậy trong trường hợp này, người thuộc hàng
thừa kế thứ nhất ngồi chị H ra cịn có bố mẹ anh A.

18
18


CÁCH 4
Bài làm:
1. Các câu hỏi để hỏi khách hàng nhằm làm rõ nội dung vụ
việc và yêu cầu của khách hàng:
- Lý do chính xác dẫn đến việc ly hôn giữa hai vợ chồng
khách hàng (vợ chồng anh A và chị H) là gì? Có phải vì hai
người khơng có con chung khơng hay vì lý do mâu thuẫn
vợ chồng?
- Khi tồ xử ly hơn, có nói rõ việc chia tài sản sau ly hôn của
hai vợ chồng không? Vì ở trong tình huống khơng nói đến
việc chia tài sản của hai vợ chồng chị.
- Khi bố mẹ anh A cho hai vợ chồng chị ra ở riêng trên mảnh
đất của ơng bà, khi đó có hợp đồng tặng đất cho anh chị
hay gì khơng?

- Trước khi mất do tai nạn, anh A có để lại bản di chúc nào
khơng?
- Chị có chấp tḥn u cầu “trả lại tồn bộ thửa đất mà họ
đã cho con trai họ trước đây và một nửa giá trị ngôi nhà”
của bố mẹ chồng không?
- Nếu không chấp thuận yêu cầu của bố mẹ chồng, thì chị
có muốn giải quyết theo phương án nào chị có sẵn khơng?
2. Chị H cần phải cung cấp các loại giấy tờ sau để phụ vụ cho
việc tư vấn:
- Bản sao công chứng giấy “Chứng tử” của anh A;
- Bản sao công chứng giấy “Quyết định ly hôn” của hai vợ
chồng anh A và chị H;
- Bản sao công chứng giấy “Chứng minh nhân dân” của chị
H;
19
19


- Bản sao công chứng “Giấy tờ đất - sổ đỏ” của mảnh đất có
ngơi nhà mà vợ chồng chị H xây và đứng tên;
- Bản sao công chứng sổ hộ khẩu;
Chị H cần phải cung cấp 5 loại giấy tờ trên vì:
- Đầu tiên, tất cả đều là bản sao cơng chứng trong vịng 6
tháng trở lại vì như vậy mới phù hợp với quy định pháp
luật Việt Nam;
- Thứ hai, giấy chứng tử của anh A là để chứng minh rằng
anh A đã thật sự mất nên mới có tình huống này xảy ra;
- Thứ ba, giấy quyết định ly hôn của hai vợ chồng chị H là
để chứng minh việc ly hôn của hai anh chị là trên cơ sở
thoả tḥn trước chứ khơng phải vì vi phạm quyền và

nghĩa vụ vợ chồng theo quy định của pháp luật;
- Thứ tư, giấy chứng minh nhân dân của chị H. Đó là giấy tờ
chứng minh thân phận bắt buộc của mỗi người khi tham
gia vào bất kì vấn đề nào dù liên quan tới pháp luật hay
không;
- Thứ năm, giấy tờ đất – sổ đỏ là giấy tờ duy nhất để chứng
minh rằng chị H là đồng sở hữu tài sản này cùng với anh A
trước ly hôn;
- Thứ sáu, sổ hộ khẩu giúp chứng minh rằng chỉ có chị H và
anh A có tên trong hộ khẩu chứ khơng có bố mẹ anh H.
3. Các văn bản pháp luật cần sử dụng để tư vấn về quyền lợi
và cách thức bảo vệ quyền lợi cho chị H:
• Các văn bản pháp luật
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
- Bộ luật Dân sự năm 2015
- Luật Đất đai năm 2013
20
20


- Luật Công chứng năm 2014
- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
• Cách thức bảo vệ quyền lợi cho chị H
Theo như tình huống: Vào tháng 06/2017 khi tịa án giải quyết
việc ly hơn cho 2 vợ chồng chị H được 10 ngày, anh A đột ngột
qua đời do tai nạn giao thơng. Có nghĩa rằng anh A mất khi tồ
chưa tun bố hai vợ chồng đã chính thức ly hơn mà tồ chỉ
mới quyết định ly hơn, như vậy ly hơn là chưa có hiệu lực nên
sẽ giải quyết tình huống theo hướng sau để bảo vệ quyền lợi
cho chị H:

Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài
sản chung của vợ chồng như sau:
“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra,
thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi,
lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác
trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản
1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế
chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng
thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài
sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được
thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thơng qua
giao dịch bằng tài sản riêng.

21
21


2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất,
được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa
vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp khơng có căn cứ để chứng minh tài sản mà
vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì
tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Điều 59 Ḷt Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định về
giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:
“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi
ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định

thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu khơng
thỏa thuận được thì theo u cầu của vợ, chồng hoặc của hai
vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4
và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa
thuận đó; nếu thỏa thuận khơng đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng
quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại
các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến
các yếu tố sau đây:
a) Hồn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

22
22


b) Cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và
phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia
đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh
doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao
động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ
chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu
không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào
nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình
được hưởng thì phải thanh tốn cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người

đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo
quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với
tài sản chung mà vợ, chồng có u cầu về chia tài sản thì được
thanh tốn phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài
sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên,
con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có
khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình.
6. Tịa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”
23
23


Theo hình huống trên, mặc dù tịa án giải quyết việc ly hôn cho
2 vợ chồng chị H nhưng mới được 10 ngày thì anh H mất nên
quyết định đó chưa có hiệu lực. Và bố mẹ anh A yêu cầu chị H
phải trả lại toàn bộ thửa đất mà họ đã cho con trai họ trước đây
và một nửa giá trị ngôi nhà. Nếu trong trường hợp chị A không
đồng ý và không thể thoả thuận được với bố mẹ chồng về vấn
đề chia tài sản sau khi anh A mất. Vậy sẽ theo như quy định tại
Điều 33 nêu ở trên thì quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được
sau khi kết hơn là tài sản chung của vợ chồng. Mà thửa đất và
ngôi nhà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ghi tên hai vợ chồng chị H. Vậy nên đây là tài
sản chung của hai vợ chồng chị H mà khơng có giấy tờ pháp lý
nào nói rằng đây là tài sản của bố mẹ chồng chị H. Vì anh A
mất đột ngột và khơng có di chúc để lại, nên tài sản này sẽ
được giải quyết theo Điều 66 của Ḷt hơn nhân và gia đình. Cụ

thể:
“Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường
hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tun bố là đã
chết thì bên cịn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ
trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản
hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di
sản.
2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng
được chia đơi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ

24
24


tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên
bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng
đến đời sống của vợ hoặc chồng cịn sống, gia đình thì vợ,
chồng cịn sống có quyền u cầu Tịa án hạn chế phân chia di
sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo
quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp
luật về kinh doanh có quy định khác.”

25
25



×