Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi lắp ghép xây dựng tại trường mầm non dạ lan hương thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 106 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ
5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI LẮP GHÉP – XÂY DỰNG
TẠI TRƢỜNG MẦM NON DẠ LAN HƢƠNG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Tôn Nữ Diệu Hằng
Sinh viên thực hiện

: Đặng Thị Lƣơng

Lớp

: 13SMN2

Đà Nẵng – Tháng 4 Năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được khóa luận này, tơi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm
giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm non của trường Đại học sư phạm
– Đại học Đà Nẵng. Và đặc biệt tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
đến cô Tôn Nữ Diệu Hằng – là người đã động viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình
trong suốt thời gian làm khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu cùng toàn thể các cô giáo và các
cháu của trường mầm non Dạ Lan Hương đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đã giúp đỡ, động viên tổ nổ lực hoàn
thành khóa luận này.


Do điều kiện thời gian có hạn và năng lực của bản thân cịn hạn chế, khóa luận
khơng tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong nhận được những đóng góp
q báu của các thầy cơ và các bạn để đề tài được hồn thiện hơn.
Kính chúc thầy cô sức khỏe và hạnh phúc!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Đặng Thị Lương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu.....................................................................3
4. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................3
5. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................3
7. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................4
8. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................4
9. Cấu trúc khóa luận ...............................................................................................5
NỘI DUNG ................................................................................................................6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG
TẠO CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI LẮP GHÉP – XÂY
DỰNG .........................................................................................................................6
1.1.

Tổng quan nghiên cứu ....................................................................................6

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................6

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ...........................................................................10
1.2.

Các khái niệm cơ bản ...................................................................................11

1.2.1. Khả năng sáng tạo .........................................................................................11
1.2.2. Phát triển khả năng sáng tạo ........................................................................18
1.2.3. Trò chơi lắp ghép – xây dựng .......................................................................19
1.3. Trò chơi lắp ghép – xây dựng của trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non .............21
1.3.1. Bản chất của trò chơi lắp ghép – xây dựng: .................................................21
1.3.2.Đặc trưng của trò chơi lắp ghép – xây dựng dành cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi:...........................................................................................................................21
1.3.3. Các quy trình hướng dẫn trị chơi lắp ghép – xây dựng: .............................23
1.4. Đặc điểm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi...............................25
1.4.1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi...........................................................25
1.4.2. Đặc điểm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi ..............................26


1.5. Trò chơi lắp ghép – xây dựng đối với sự phát triển khả năng sáng tạo của
trẻ 5-6 tuổi ................................................................................................................31
1.5.1. Vai trò của trò chơi lắp ghép – xây dựng đối với sự phát triển khả năng
sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi ...........................................................................................31
1.5.2. Cơ sở hình thành khả năng sáng tạo thơng qua trị chơi lắp ghép – xây
dựng của trẻ 5-6 tuổi ................................................................................................32
1.5.3. Biểu hiện sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi lắp ghép – xây dựng .....33
1.5.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo của trẻ .................................34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................39
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA
TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI LẮP GHÉP – XÂY DỰNG TẠI
TRƢỜNG MẦM NON DẠ LAN HƢƠNG TP ĐÀ NẴNG .................................40

2.1. Mục đích điều tra .............................................................................................40
2.2. Nội dung điều tra ..............................................................................................40
2.3. Cách thức tổ chức nghiên cứu.........................................................................40
2.3.1. Đối tượng điều tra ..........................................................................................40
2.3.2. Thời gian điều tra ...........................................................................................41
2.3.3. Phạm vi điều tra .............................................................................................41
2.4. Phƣơng pháp điều tra ......................................................................................41
2.4.1. Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến ....................................................................41
2.4.2. Quan sát ..........................................................................................................42
2.4.3. Đàm thoại .......................................................................................................43
2.4.4. Phương pháp phân tích sản phẩm ................................................................43
2.5. Các tiêu chí và thang đánh giá ........................................................................43
2.5.1. Tiêu chí đánh giá............................................................................................43
2.5.2. Thang đánh giá ..............................................................................................46
2.6. Kết quả điều tra ................................................................................................48
2.6.1. Kết quả điều tra trên giáo viên ......................................................................48
2.6.2. Kết quả trên trẻ ...............................................................................................55
2.7. Nhận xét chung về thực trạng .........................................................................56


2.8. Nguyên nhân của thực trạng ...........................................................................57
2.8.1. Nguyên nhân chủ quan..................................................................................57
2.8.2. Nguyên nhân khách quan..............................................................................58
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................59
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO
CỦA TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI LẮP GHÉP – XÂY DỰNG
TẠI TRƢỜNG MẦM NON DẠ LAN HƢƠNG TP ĐÀ NẴNG VÀ THỰC
NGHIỆM ..................................................................................................................60
3.1. Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ thơng qua trị chơi lắp
ghép – xây dựng .......................................................................................................60

3.1.1. Khái niệm biện pháp ......................................................................................60
3.1.2. Cơ sở định hướng cho việc đề xuất các biện pháp phát triển khả năng sáng
tạo của trẻ 5 – 6 thông qua trò chơi lắp ghép – xây dựng ở trường mầm non......61
Dạ Lan Hương, thành phố Đà Nẵng ......................................................................61
3.1.3. Một số biện phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 thơng qua trị chơi
lắp ghép – xây dựng ở trường mầm non Dạ Lan Hương, thành phố Đà Nẵng ...62
3.2. Thực nghiệm sƣ phạm .....................................................................................69
3.2.1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................................69
3.2.2. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................69
3.2.3. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm ..............................................69
3.2.4. Quy trình thực nghiệm ...................................................................................69
3.2.5. Kết quả thực nghiệm ......................................................................................70
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .........................................................................................79
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM ................................................80
1. KẾT LUẬN ..........................................................................................................80
2. KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM .....................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83


BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT
MG

Mẫu giáo

SL

Số lượng

ĐC


Đối chứng

TN

Thực nghiệm

ĐC TTN

Đối chứng trước thực nghiệm

ĐC STN

Đối chứng sau thực nghiệm

TT TTN

Thực nghiệm trước thực nghiệm

TN STN

Thực nghiệm sau thực nghiệm

NVL

Nguyên vật liệu

TCXD

Trò chơi xây dựng



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thực trạng nhận thức của giáo viên về vấn đề phát triển khả năng sáng tạo
cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị chơi lắp ghép – xây dựng ở trường mầm non Dạ Lan
Hương, thành phố Đà Nẵng
Bảng 2: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc phát triển khả năng sáng tạo
cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị chơi lắp ghép - xây dựng ở trường mầm non Dạ Lan
Hương, thành phố Đà Nẵng
Bảng 3: Nhận thức của giáo viên về biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi
thơng qua trị chơi lắp ghép - xây dựng ở trường mầm non Dạ Lan Hương, thành
phố Đà Nẵng
Bảng 4: Thực trạng việc sử dụng các biện pháp để phát triển khả năng sáng tạo của
trẻ thơng qua trị chơi lắp ghép – xây dựng ở trường mầm non Dạ Lan Hương, thành
phố Đà Nẵng
Bảng 5: Nhận thức của giáo viên về những khó khăn khi tiến hành các biện pháp
phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị chơi lắp ghép – xây dựng
ở trường mầm non Dạ Lan Hương, thành phố Đà Nẵng
Bảng 6: Khảo sát mức độ phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua trò chơi lắp
ghép – xây dựng ở trường mầm non Dạ Lan Hương, thành phố Đà Nẵng
Bảng 7: Mức độ biểu hiện năng lực sáng tạo của trẻ lớp ĐC và TN trước thực
nghiệm
Bảng 8: Mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ lớp ĐC trước và sau thực
nghiệm
Bảng 9: Mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ nhóm TN trước và sau TN
Bảng 10: Mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của nhóm TN và nhóm ĐC sau thực
nghiệm
Bảng 11: Kiểm định kết quả TN nhóm ĐC và nhóm TN sau TN
Bảng 12: Kiểm định kết quả trước TN và sau TN của nhóm TN



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: So sánh mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ lớp ĐC và lớp TN
trước thực nghiệm
Biểu đồ 2: So sánh mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ lớp ĐC trước và sau
thực nghiệm
Biểu đồ 3: So sánh về mức độ phát triển khả năng sáng tạo của trẻ nhóm TN trước
và sau TN
Biểu đồ 4: So sánh về mức độ phát triển khả năng sáng tạo của trẻ sau TN của nhóm
TN và nhóm ĐC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tính sáng tạo được coi
là một phẩm chất quan trọng, cần thiết của người lao động mới. Con người thường
xuyên phải suy nghĩ và hành động để giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong
đời sống hàng ngày. Có thể nói hoạt động của con người trong những ngành nghề
khác nhau cũng đều liên quan đến sáng tạo. Sáng tạo không chỉ giúp con người giải
quyết được các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống một cách thích hợp mà cịn đảm
bảo cho việc thực hiện hóa chức năng tiềm tàng của mỗi cá nhân. Con người muốn
phát triển thì phải có sáng tạo, chỉ có sáng tạo của con người mới thúc đẩy mọi phát
triển của xã hội loài người.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo
Luật giáo dục, mục tiêu của giáo dục mầm non là “Giúp trẻ em phát triển về thể
chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một…” Phát triển sáng tạo là một trong những nhiệm
vụ quan trọng của giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Tính sáng tạo
khơng tự đến, nó cần được hình thành, ni dưỡng và phát triển dựa vào nhiều yếu

tố. Việc hình thành và phát triển tính sáng tạo phải được bắt đầu từ khi trẻ cịn nhỏ.
John Dewey cho rằng: "Mục đích giáo dục trẻ em không phải là thông tin về
những giá trị của quá khứ, mà là sáng tạo những giá trị mới của tương lai”. Lứa tuổi
mầm non là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, trí tị mị, trí tưởng tượng bay bổng và khả
năng liên tưởng mạnh. Do đó trẻ rất dễ dàng sáng tạo, tuy mới chỉ là những dấu
hiệu ban đầu, nhưng nó cũng là một trong những yếu tố, những điều kiện hết sức
quan trọng cho việc hình thành nhân cách trưởng thành của trẻ về sau. Vì vậy đây là
giai đoạn tối ưu, là "mảnh đất" mầu mỡ nhất để khả năng sáng tạo tiềm ẩn của trẻ
được phát hiện và phát triển. Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động chủ đạo là hoạt động
vui chơi, trẻ học thông qua chơi. Trong khi chơi những tình huống, những mối quan
hệ, những điều kiện vật chất của hoàn cảnh xung quanh làm nảy sinh ở trẻ những ý
tưởng và thúc đẩy sự sáng tạo của trẻ. Bất cứ trị chơi nào trẻ cũng thích chơi và khi


2

chơi bất kì trị chơi nào trẻ cũng có thể sáng tạo. Do đó, trị chơi của trẻ mẫu giáo
được xem là một phương tiện giáo dục và phát triển tính sáng tạo cho trẻ em.
Đóng góp vào việc phát triển tồn diện của trẻ là trị chơi lắp ghép – xây dựng,
trị chơi giúp các nhà giáo dục có thể phát hiện và phát triển tối ưu nhất về khả năng
sáng tạo của trẻ. Đó là một trong những trò chơi hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo,
là con đường giúp trẻ khám phá, tìm hiểu và thể hiện mình với những gì trẻ thấy ở
thế giới xung quanh. Trò chơi lắp ghép - xây dựng là trò chơi có tác động mạnh đến
sự hình thành và phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Đồ chơi được sử dụng trong
trị chơi lắp ghép – xây dựng có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành ý tưởng sáng tạo
của trẻ. Việc tham gia vào trò chơi này còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, đặc biệt là sự
sáng tạo trong đó có năng lực sáng tạo ra cái đẹp, phát triển trí tưởng tượng và khả
năng tư duy của trẻ.
Hiện nay, việc tổ chức các trò chơi ở các trường mầm non rất được quan tâm
trong đó có trò chơi lắp ghép – xây dựng. Tuy nhiên vẫn chưa phát huy được tối đa

khả năng sáng tạo của trẻ và sự linh hoạt của người giáo viên khi tổ chức hoạt động
cho trẻ. Chính vì vậy mà hiệu quả của việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ
thơng qua trị chơi lắp ghép – xây dựng chưa cao.
Qua hai đợt tham gia kiến tập và thực tập sư phạm tại trường Mầm non Dạ
Lan Hương, tôi nhận thấy trường mầm non Dạ Lan Hương đã đẩy mạnh việc đổi
mới theo chương trình giáo dục mầm non về việc tổ chức các trị chơi cho trẻ trong
đó có trò chơi lắp ghép – xây dựng. Nhưng việc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi lắp
ghép – xây dựng theo phương pháp hiện hành chỉ mang lại hiệu qua đến việc phát
triển nhân cách cho trẻ, vẫn chưa hợp lí, cịn nhiều hạn chế và chưa thực sự giúp trẻ
phát triển tối đa khả năng sáng tạo của trẻ. Yêu cầu đặt ra cho chúng ta là phải làm
gì, làm như thế nào để trẻ có thể thực hiện trò chơi lắp ghép – xây dựng và phát huy
tối đa khả năng sáng tạo của trẻ.
Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với tình hình thực tế ở trường mầm non
hiện nay. Thiết nghĩ cần có những biện pháp thiết thực để phát triển khả năng sáng
tạo cho trẻ. Chính vì vậy mà tơi chọn đề tài “Phát triển khả năng sáng tạo của trẻ


3

5-6 tuổi thơng qua trị chơi lắp ghép – xây dựng tại trường Mầm non Dạ Lan
Hương, thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5-6
tuổi thơng qua trị chơi lắp ghép – xây dựng. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm
phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị chơi lắp ghép – xây dựng
tại trường mầm non Dạ Lan Hương, thành phố Đà Nẵng.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị chơi lắp
ghép – xây dựng tại trường mầm non Dạ Lan Hương, thành phố Đà Nẵng.

3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò
chơi lắp ghép – xây dựng tại trường mầm non Dạ Lan Hương, thành phố Đà Nẵng.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu việc tổ chức trò chơi lắp ghép – xây dựng giáo viên biết sử dụng các biện
pháp phù hợp thì trẻ sẽ khơng cịn phụ thuộc hay chơi một cách rập khn, máy
móc, cơ giáo cũng sẽ linh hoạt hơn trong quá trình hướng dẫn trẻ, giúp trẻ phát huy
hết khả năng sáng tạo của mình trong trị chơi lắp ghép – xây dựng.
5. Nội dung nghiên cứu
Đề xuất biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho

5-6 tuổi thơng qua trị

chơi lắp ghép – xây dựng.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lí luận
Phân tích và hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về trị chơi lắp ghép – xây
dựng cho trẻ 5-6 tuổi về các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ để xây
dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.


4

6.2. Tìm hiểu thực trạng
Tìm hiểu mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm
non Dạ Lan Hương, đặc biệt là biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ thơng
qua trị chơi lắp ghép – xây dựng.
6.3. Đề xuất giải pháp và nghiên cứu thực nghiệm
Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua trò chơi lắp ghép – xây dựng.

7. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: trường Mầm non Dạ Lan Hương, thành phố Đà Nẵng.
Phạm vi thời gian: Từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Tìm hiểu, đọc, phân tích tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu về cơ sở
phương pháp luận, những tài liệu giáo trình tâm lí học, giáo dục học, các cơng trình
nghiên cứu thực tiễn đã công bố...nhằm làm sáng tỏ cơ sở lí luận liên quan đến đề
tài nghiên cứu.
8.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
Quan sát các giờ hoạt động góc thể hiện sự sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
qua trò chơi chắp ghép và qua quan sát việc tổ chức của giáo viên trong tổ chức cho
trẻ chơi trò chơi lắp ghép – xây dựng. Đồng thời thu thập một số thông tin liên quan
đến việc giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu. Những thông tin thu được sẽ bổ sung cho
các phương pháp khác giúp làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra trực tiếp
Dùng phiếu câu hỏi đối với các giáo viên đứng lớp ở trường mầm non Dạ Lan
Hương để tìm hiểu thêm thơng tin về nhận thức và việc tổ chức, hướng dẫn, đánh
giá trẻ qua sự sáng tạo thơng qua trị chơi lắp ghép – xây dựng theo hướng sáng tạo
của giáo viên đó.


5

- Phương pháp phân tích sản phẩm
Thơng qua việc thu nhận và tìm hiểu về khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi qua
sản phẩm của trò chơi lắp ghép – xây dựng của trẻ có thể đánh giá được nội dung, ý
tưởng, vốn hiểu biết và kinh nghiệm, khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Tuy
nhiên, trẻ mầm non nhiều khi không thể hiện được hết ý muốn hoặc hiểu biết của

mình qua sản phẩm, với một kết quả như nhau nhưng cách thức và tốc độ tạo ra sản
phẩm đó có sự khác nhau. Vì thế tơi luôn kết hợp đánh giá sản phẩm với đánh giá
qua ý tưởng, tiến trình trẻ làm ra sản phẩm đó.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Áp dụng một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi thơng
qua trị chơi lắp ghép – xây dựng nhằm chứng minh giả thiết.
- Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng thống kê toán học để xử lý và phân tích kết quả khảo sát và thực
nghiệm sư phạm.
9. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, phụ lục, nội dung chính của
khóa luận gồm:
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi
trong trò chơi lắp ghép – xây dựng
Chương 2: Thực trạng phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi thơng qua
trị chơi lắp ghép – xây dựng tại trường Mầm non Dạ Lan Hương, thành phố Đà
Nẵng
Chương 3: Xây dựng biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi
thông qua trò chơi lắp ghép – xây dựng tại trường Mầm non Dạ Lan Hương, thành
phố Đà Nẵng và thực nghiệm sư phạm


6

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO
TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÕ CHƠI LẮP GHÉP – XÂY DỰNG

1.1. Tổng quan nghiên cứu

1.1.1.

Các nghiên cứu ở nước ngồi

Trong cuộc sống, khơng thể thiếu được sự sáng tạo bởi vậy nó thu hút được
nhiều quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học.
Ở nước Mỹ:
Vào thế kỉ thứ ba, nhà toán học Hy Lạp Papp, ở thành phố Alexendria, người
chính thức đặt nền móng mở đầu cho khoa học về tư duy sáng tạo, đã gọi khoa học
này là Ơristic [ lấy gốc từ Ơrêka] sau đó nhà tốn học và triết học nổi tiếng như
Descartes, Leibnitz, Bernard Bolzano đã cố gắng thành lập hệ thống Ơristic.Theo
quan niệm lúc bấy giờ, Ơristic là khoa học về các phương pháp và qui tắc sáng chế,
phát minh trong mọi lĩnh vực như khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, văn học, chính trị,
triết học, tốn học…Cách đặt vấn đề khá rộng và trừu tượng này đã làm nản chí
những nhà nghiên cứu kế tiếp trong lĩnh vực tư duy, sáng tạo. Ơristic đã tồn tại đến
thế kỉ 17, nhưng trên thực tế ít người biết đến nó.
Vào thế kỷ 19 các nhà xã hội học đã có những đóng góp đáng kể đầu tiên
trong việc giải quyết vấn đề sáng tạo. Họ cho rằng, bản chất của tính tích cực sáng
tạo là ở hoạt động tưởng tượng, nhờ hoạt động tưởng tượng mà kích thích khả năng
sáng tạo. Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, vấn đề sáng tạo được chú ý nghiên
cứu mạnh, do yêu cầu về tài năng cho sự phát triển kinh tế, kỹ thuật của các nước.
Năm 1934 cuốn sách đầu tiên về vấn đề sáng tạo được xuất bản là của A.
Osborn. Ông là một nhà kinh doanh nhưng rất quan tâm tới lĩnh vực sáng tạo, đặc
biệt là tư duy sáng tạo. Ông đã cho ra đời 4 cuốn sách về lĩnh vực này và đã được
tái bản 26 lần. Một trong các cuốn sách đó là “Ứng dụng của ý tưởng khống đạt”.
Ơng cho rằng, thành cơng của ơng trong kinh doanh là nhờ sự phát minh ra phương


7


pháp tạo ra cho mình tự nghĩ ra nhiều ý tưởng, ơng gọi phương pháp đó là “Tập
kích não” (phương pháp này dựa trên cơ sở của hoạt động sáng tạo).
Năm 1944 William Gardon - Nhà nghiên cứu sáng tạo người Mỹ - Nghiên cứu
về tư duy sáng tạo, về tâm lý và thực tiễn sáng chế đã đưa ra luận điểm chung về
việc kích thích tư duy sáng tạo. William Gardon đã đưa ra phương pháp mới
Xinetic, thay thế cho phương pháp “Tập kích não”. Từ 1953 - 1959, ông đề xuất
phương pháp sáng tạo với cái tên Xinetic (nghĩa là kết hợp các yếu tố khác chủng
loại). Phương pháp Xinetic được xem là phương pháp mạnh nhất trong lĩnh vực
phương pháp sáng chế. Tuy nhiên, khả năng của nó bị hạn chếdo nó tách rời khỏi sự
nghiên cứu các qui luật phát triển khách quan. Quá trình giải quyết vấn đề có thể
điều khiển được nhưng lại tuyệt đối hóa vai trị to lớn của người chỉ đạo, do đó kết
quả thành cơng hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào tài năng và kinh nghiệm của
người chỉ đạo. Vào giữa thế kỷ 20, các nhà Tâm lý học Mỹ bắt đầu nghiên cứu vấn
đề sáng tạo một cách có hệ thống.
Năm 1945, nhà tốn học Mỹ (gốc Hungari) G. Polya viết về Ơristic như sau:
“…đó là lĩnh vực nghiên cứu khơng có hình dáng rõ ràng, nó thuộc về lơgic học,
triết học, tâm lý học…Nó thường được trình bày trên những nét chung, ít khi đi vào
chi tiết và thực ra bị cố tình quên đi trong thời gian hiện nay”.
Năm 1959 J. Guilford - Giáo sư Trường Đại học Tổng hợp ở miền nam
California - là nhà Tâm lý học có cơng đầu tiên trong việc khẳng định sự tồn tại của
trí sáng tạo. Ơng đưa ra mơ hình trí tuệ gồm 120 thành tố, trong đó có 61 thành tố
thơng minh và 59 thành tố sáng tạo. Ơng cho rằng: “Khơng có một hiện tượng tâm
lý nào đã bị coi thường trong suốt một thời gian dài và đồng thời được quan tâm trở
lại một cách bất ngờ như là hiện tượng sáng tạo”, sáng tạo có vai trị quan trọng
trong mọi hoạt động tạo ra những giá trị mới chưa từng có trong kinh nghiệm cá
nhân, hoặc chưa từng có trong kinh nghiệm xã hội. Đồng thời ơng khuyến khích các
nhà Tâm lý học tham gia nghiên cứu vấn đề này, theo hướng tìm cách trả lời những
câu hỏi: Có thể nhận biết khả năng sáng tạo của con người khơng? Nếu có thì bằng



8

con đường nào? Có thể phát triển được tiềm năng sáng tạo của con người không?
Và bằng con đường nào?
Từ đó ở Mỹ xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu về sáng tạo, vấn đề sáng
tạo đã được nghiên cứu phát triển rất nhanh. Một số cơng trình nghiên cứu về sáng
tạo đã được xuất bản như: Holland (1959), May (1961), Mackinon (1962), Torrance
(1965)… đã nghiên cứu bàn về những vấn đề cơ bản của hoạt động sáng tạo rất hữu
ích.
Ngồi ra, các tác giả như Barron, Blom, Getzels, Helmoltz… cũng đã đóng
góp nhiều cho lĩnh vực sáng tạo.Có khoảng 14 nhóm nghiên cứu về vấn đề này
thuộc phạm vi tâm lý giáo dục và nhiều cơng trình nghiên cứu về sáng tạo liên tiếp
được xuất bản. Nội dung của các cơng trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề cơ
bản của hoạt động sáng tạo như: Những tiêu chuẩn cơ bản của hoạt động sáng tạo,
sự khác biệt giữa sáng tạo và không sáng tạo, bản chất, quy luật của hoạt động sáng
tạo, thuộc tính của nhân cách sáng tạo, vấn đề phát triển năng lực sáng tạo, kích
thích hoạt động sáng tạo. Chính phủ Mỹ cũng rất quan tâm tới việc đầu tư cho việc
nghiên cứu và phát triển khả năng sáng tạo. Mỗi năm ngân sách nước Mỹ dành 3 tỷ
USD cho việc nghiên cứu, phát hiện và bồi dưỡng tài năng sáng tạo của thế hệ trẻ
nước Mỹ.
Mãi đến thế kỉ XX với sự phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực khoa học, thì
lĩnh vực sáng tạo đã được quan tâm nghiên cứu, xem như là một hiện tượng phổ
biến trong xã hội. Đặc biệt nhu cầu nghiên cứu hoạt động sáng tạo trong khuôn khổ
của sự phát triển tâm lý, nhất là phát triển trí tuệ được xuất hiện. Nước Mỹ là nước
có sự phát triển khoa học kỹ thuật cao nhất thế giới, đã tập trung nghiên cứu vấn đề
này. Các nhà khoa học Mỹ đã tuyên bố rằng, đối với Mỹ việc vạch ra và bồi dưỡng
những nhân cách sáng tạo là vấn đề có ý nghĩa quốc gia bởi vì “ Hoạt động sáng tạo
có ảnh hưởng to lớn khơng chỉ đến sự tiến bộ khoa học, mà còn đến tồn bộ xã hội
nói chung, và dân tộc nào biết nhận ra được những nhân cách sáng tạo một cách tốt
nhất, biết phát triển họ và biết tạo ra được một cách tốt nhất cho họ những điều kiện

thuận lợi nhất, thì dân tộc đó sẽ có được những ưu thế lớn lao”.


9

Ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu:
Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, vấn đề sáng tạo cũng đã được nghiên cứu
dựa trên nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nhiều cuộc hội nghị, hội thảo
đã được tổ chức vào năm 1960 – 1980 tại Matxcơva, Praha, Budapeest…
Các nhà tâm lý học Liên Xô ( cũ ) đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về sáng
tạo đóng góp cho xã hội, nổi bật như: G.Alsuler, A.N.Luk, V.N.Puskin,
B.N.KKedrop, P.A Rudich, L.X. Rubinstein, L.X. Vưgốtxki…Nhà Tâm lý học A.
N. Luk có cơng trình “Tâm lý học sáng tạo” nghiên cứu những vấn đề lý luận chung
của hoạt động sáng tạo, V. N. Puskin nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
của tư duy sáng tạo, mối quan hệ giữa tư duy sáng tạo với vô thức. Các nhà Tâm lý
học X. L. Rubistein và L. X. Vưgôtxki nhấn mạnh ảnh hưởng qua lại giữa tư duy và
tưởng tượng trong hoạt động sáng tạo, đánh giá sự có mặt tất yếu của tưởng tượng
sáng tạo trong hoạt động tư duy.
Bên cạnh các nhà Tâm lý học Liên Xô (cũ), các nhà Tâm lý học Tiệp Khắc
(cũ), Ba Lan, Đức, Bungari cũng rất quan tâm nghiên cứu Tâm lý học sáng tạo cả về
lý luận và thực nghiệm.
Năm 1984, nhà Tâm lý học người Đức thuộc trường phái Heller ở Muenchen
là Erika Landau, trong cuốn sách của mình “Creatives Erleben” đã khẳng định: “Trí
sáng tạo là một thuộc tính bổ sung, mở rộng trí thơng minh.
Theo Bà, trí sáng tạo được hình thành dựa trên trí thơng minh, nó mở rộng và
nâng cao trí thơng minh bằng cách tìm ra mối quan hệ mới giữa những thơng tin đã
biết”.
M. Ar. Naudôp - Viện sỹ Hàn lâm, một nhà bác học Bungari nổi tiế
cơng trình nghiên cứu về bản chất sáng tạo văn học. Trong tác phẩm “Tâm lý học
sáng tạo văn học”, ông đã đề cập tới các vấn đề quá trình sáng tạo, các yếu tố ý thức

của sáng tạo văn học và vấn đề cảm hứng sáng tác dưới góc độ duy vật biện chứng.
Ngồi ra, cịn các cơng trình nghiên cứu của N. G. Alêchxayep, I. Ia. Dener và
E. M. Miarski, v.v… về tư duy sáng tạo trong nhà trường.


10

Từ những năm 60 – 70 của thập kỷ 20 trở đi, không chỉ ở Mỹ, Liên Xô mà cả
Tây Âu, đặc biệt là Đức, do nhận ra ý nghĩa phát triển kinh tế, xã hội, khoa học kỹ
thuật cũng như ý nghĩa phát triển cá nhân sáng tạo mà vấn đề sáng tạo dưới góc
nhìn mới của tâm lý học, giáo dục học, xã hội học đã được quan tâm thích đáng.
Nhất là trong tâm lý học phát triển, tâm lý học nhân cách và sau đó là trong giáo
dục học, lý luận dạy học, phương pháp dạy học kỹ thuật, nghệ thuật quân sự, an
ninh….
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Bên cạnh sự phát triển, nghiên cứu về vấn đề sáng tạo của các nước trên thế
giới thì ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến hoạt động sáng tạo và
các tài năng sáng tạo. Nhiều hoạt động thể hiện sự chăm lo, bồi dưỡng, khuyến
khích những tài năng sáng tạo được tổ chức hàng năm: Hội thi sáng chế kỹ thuật, tổ
chức hỗ trợ sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam thuộc Viện Khoa học Việt
Nam và Trung tâm sáng chế khoa học kỹ thuật thuộc ĐHQG TPHCM và nhiều hội
thi tài năng được tổ chức trong các trường học.
Năm 1990, Viện khoa học giáo dục thuộc Bộ giáo dục và đào tạo là cơ quan
khoa học đầu tiên ở Việt Nam tiến hành nghiên cứu về “khả năng sáng tạo” của học
sinh. Các cơng trình nghiên cứu này quan tâm tới bản chất, cấu trúc tâm lý của sáng
tạo, phương pháp chẩn đoán, đánh giá khả năng sáng tạo và con đường giáo dục,
phát huy khả năng sáng tạo của người Việt Nam.
Mãi cho đến nay, chúng ta cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu của các
Tiến sĩ, Thạc sĩ đóng góp cho hoạt động sáng tạo như:
• Luận án Tiến sĩ của Lê Thanh Thủy nghiên cứu “Ảnh hưởng của tri giác tới

tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ 5 – 6 tuổi”.
• Luận án Tiến sĩ của Trương Thị Bích Hà nghiên cứu về “Tưởng tượng sáng
tạo hành động của sinh viên trường Đại học sân khấu điện ảnh”.
• Luận văn Thạc sĩ của Phạm Thị Thu Hương nghiên cứu “Tiềm năng sáng tạo
và biểu hiện của nó trong vận động theo nhạc của trẻ MG 5 – 6 tuổi”, của Trần Thị


11

Nga, Phạm Thị Thu Hoa nghiên cứu “Khả năng sáng tạo của trẻ MG và học sinh
tiểu học thông qua hoạt động vui chơi và qua mơn kể chuyện”.
• Luận văn Thạc sĩ của Vũ Thị Kiều Trang nghiên cứu về “Phát huy tính sáng
tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong trò chơi lắp ghép xây dựng từ các NVL thiên nhiên
và phế liệu”…
Ngoài ra, một số tác giả như: PGS – TS Nguyễn Huy Tú, TS. Đức Uy, TS.
Trần Tuấn Lộ, TS. Vũ Kim Thanh… có bài giảng về Tâm lý học sáng tạo.
Nghiên cứu về sáng tạo khoa học kỹ thuật có các tác giả như: Nguyễn Hữu
Sơn, Nguyễn Châu Dương, Nguyễn Trọng Hoàng.
Giáo sư Nguyễn Ánh Tuyết, tiến sĩ Ngơ Cơng Hồn…là các tác giả đã đề cập
đến vấn đề sáng tạo của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi.
Ngày nay tâm lý học đã hiểu được bản chất, cấu trúc cũng như vai trò của sáng
tạo trong sự phát triển cá nhân và xã hội. Những hiểu biết về sáng tạo đã được phản
ánh trong chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục, giảng dạy trong nhà
trường. Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, nhất là ở độ tuổi 5 – 6 tuổi, việc bồi dưỡng
khả năng sáng tạo của trẻ trong trò chơi lắp ghép – xây dựng là vấn đề mang ý
nghĩa thực tiễn cao bởi hiện nay, vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp cho phù
hợp với xu thế ngày nay đang là vấn đề cấp thiết của giáo dục nói chung và của giáo
dục mầm non nói riêng.
Trẻ em phải được sống trong mơi trường, được hướng dẫn, tổ chức các hoạt
động và được thể hiện ước mơ, suy nghĩ của mình một cách sáng tạo. Đó cũng là

một đóng góp nhỏ trong việc góp phần xây dựng thế hệ tương lai cho đất nước.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.

Khả năng sáng tạo

a. Khả năng
Theo triết học Marx-Lenin thì khả năng là "cái hiện chưa có" nhưng bản thân
khả năng có tồn tại, đó là một sự tồn tại đặc biệt tức là cái sự vật được nói tới trong
khả năng chưa tồn tại, song bản thân khả năng thì tồn tại. Khả năng khơng tự nhiên


12

mà có mà nó được hình thành và phát triển trong q trình tiếp xúc với xã hội lồi
người.
Khả năng (ability) là kỹ năng thực hiện một công việc nào đó, có thể là về thể
chất, tinh thần hoặc ngơn ngữ, âm nhạc hay bất kỳ lĩnh vực nào. Nói cách khác, khả
năng là cái mà một người có từ khi sinh ra, nó phụ thuộc vào cấu tạo di truyền của
người đó. Ví dụ, một số người khi sinh ra có khả năng về ngơn ngữ nên họ học
ngoại ngữ nhanh hơn, trong khi một số người có khả năng tính tốn nên họ học rất
giỏi tốn. Khả năng của con người là tài sản của người đó. Nếu người nào có khả
năng gì thì họ dễ dàng thực hiện hoặc tài giỏi trong lĩnh vực liên quan.
Khả năng là những cái mà trong hiện tại mới chỉ thể hiện ở dạng tiềm năng,
tiềm thế, xu hướng, chưa trở thành hiện thực và chỉ có thể trở thành hiện thực trong
tương lai khi có những điều kiện thích hợp.
b. Sáng tạo
Sáng tạo là một vấn đề đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, do
đó cũng có nhiều quan niệm khác nhau, trong đó hoạt động sáng tạo luôn gắn liền
với tư tưởng tư duy sáng tạo. Tức là gắn với sự tìm kiếm thể hiện những phương

pháp logic trong những tình huống có vấn đề gắn với những tình huống phương
pháp mới để giải quyết vấn đề. Chúng ta có thể xem xét khái niệm sáng tạo dưới
nhiều góc độ khác nhau. Nhìn từ góc độ ngơn ngữ học, sáng tạo là làm ra cái gì đó
chưa hề có. Khái niệm này tương đối gần gũi và được coi là cách hiểu cụ thể nhất
về sáng tạo.
Nhìn từ góc độ Xã hội học, sáng tạo được hiểu là thành phần, kiểu, chất lượng
đặc biệt của hoạt động cá nhân và nhóm xã hội, định hướng vào sự nhận thức những
hiện tượng, những quan hệ, và những quy luật mới cũng như sự sáng tạo ra thế giới
tinh thần và thế giới vật chất mới, hoàn thiện, theo hướng tiến bộ xã hội.
Ở góc độ Triết học thì “Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra
những giá trị vật chất và tinh thần mới về chất. Các loại hình sáng tạo được xác định
bởi đặc trưng nghề nghiệp như khoa học, kỹ thuật, văn học nghệ thuật, quân sự. Có
thể nói rằng, sáng tạo có mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần”.


13

Quan điểm của tâm lý học cũng xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau:
*Nhìn từ q trình: Theo tác giả E.P.Torrance (1962): “Sáng tạo được hiểu là
một quá trình tạo ra ý tưởng hoặc giả thuyết, thử nghiệm ý tưởng này đến kết quả.
Kết quả này có ít nhiều mới mẽ, có chút ít cái gì đó trước đây con người chưa bao
giờ nhìn thấy, chưa có ý thức về nó”.
Bên cạnh đó, tác giả M.Willson cũng định nghĩa: “Sáng tạo là quá trình mà kết
quả là tạo ra những kết hợp mới cần thiết từ các ý tưởng, các dạng năng lượng, các
đơn vị thông tin, các khách thể hay tập thể những yếu tố khác nhau”. Như vậy, ở
góc độ này, sáng tạo là một q trình (có mở đầu, diễn biến, kết thúc) và sản phẩm
tạo ra mang tính mới mẽ và độc đáo. Bản chất của quá trình sáng tạo là quá trình
con người xây dựng, kiểm nghiệm giả thuyết để cho ra sản phẩm.
* Dưới góc độ sản phẩm:
Theo tác giả Ghiselin: “Sản phẩm sáng tạo là cấu dạng mới nhất của thế giới

kinh nghiệm, được tạo nên bằng sự cấu trúc lại những kinh nghiệm đã có trước đó,
thể hiện rõ nhất sự nhận thức của chủ thể sáng tạo về thế giới và bản thân cũng như
quan hệ giữa anh ta với thế giới ấy”. Một trong những tiêu chí để đánh giá một cá
nhân sáng tạo là thông qua sản phẩm của hoạt động cá nhân. Sản phẩm được gọi là
sáng tạo khi nó mới, đọc đáo và có giá trị. Người ta coi đó là tiêu chí để phân biệt
giữa sản phẩm sáng tạo hay sản phẩm không sáng tạo. Hạn chế của tác giả này là
chỉ bàn đến sản phẩm sáng tạo ở dạng vật chất. Khắc phục hạn chế đó, tác giả
Guilford đã khẳng định: “Sản phẩm sáng tạo bao gồm sản phẩm sáng tạo cụ thể có
thể cảm nhận được và sản phẩm sáng tạo tồn tại dưới dạng tư duy – ý tưởng.
Như vậy, nếu sản phẩm được tạo ra mới, đọc đáo và có giá trị thì đó được gọi
là sản phẩm sáng tạo. Điều này chứng minh rằng sáng tạo khơng chỉ có ở những
thiên tài, những nhà bác học mà cịn có thể có ở tất cả mọi nơi, thuộc về tất cả mọi
người, kể cả những người bình thường nhất. Luận điểm này phù hợp với quan niệm
của Vugotxki đã đề cập trên.


14

* Nhìn từ góc độ nhân cách:
Trong số những người theo trường phái này có thể kể đến nhà tâm lí học
người Đức Pippig. Theo ơng: “Tính sáng tạo là thuộc về nhân cách đặc biết, thể
hiện khi con người đứng trước hồn cảnh có vấn đề. Thuộc tính nhân cách này là tổ
hợp các phẩm chất tâm lý, mà nhờ đó con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình,
bằng tư duy độc lập tạo ra những ý tưởng mới, độc đáo, hợp lý trên bình diện cá
nhân hay xã hội. Ở đó người sáng tạo gạt bỏ được các giải pháp mới, độc đáo, phù
hợp với vấn đề đặt ra”. Như vậy để có sản phẩm sáng tạo cần có sự tổng hợp các
thuộc tính tâm lý của nhân cách bao gồm các phẩm chất và năng lực. Nhờ có những
phẩm chất và năng lực đó, các giải pháp mới tối lợi để giải quyết vấn đề được xuất
hiện, giúp cá nhân tạo ra sản phẩm sáng tạo.
Theo tác giả K.K.Urban “Tính sáng tạo của con người là thuộc tính nhân

cách bộc lộ trong sản phẩm hoạt động mới mẻ, độc đáo, gây ngạc nhiên cho bản
thân và cũng mới mẻ gây ngạc nhiên cho người khác”. (Urban, test Schoepfriches
Deken – Zeichnen TSD-Z 1995).
Như vậy mỗi một cách tiếp cận vấn đề sáng tạo đều có khái niệm khác nhau.
Tuy nhiên, trong tâm lí học thì định nghĩa sáng tạo dưới góc độ nhân cách được sử
dụng nhiều hơn cả, bởi lẽ nó phản ánh được bản chất của sự sáng tạo, trong đó sáng
tạo được tiếp cận trên nhiều bình diện khác nhau và được khẳng định như một tiềm
năng vốn tồn tại ở mọi người, mọi lứa tuổi, hoạt động chính trị, khơng chỉ có những
nhà phát minh sáng chế mà cịn có cả ở những người bình thường.
Có thế hiểu sáng tạo là một q trình hoạt động của con người, trong q trình
đó, con người đã đọc lập tư duy, tưởng tượng biến đổi những kinh nghiệm đã thu
được để tạo ra những ý tưởng, sản phẩm mới, độc đáo và hợp lý trên bình diện cá
nhân hay xã hội.
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Nhà xuất bản Đà Nẵng ẩn
hành năm 2002 thì “Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần”.
Ở Việt Nam, có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm sáng tạo. Điển hình
như nhóm tác giả Trần Hiệp – Đỗ Long trong quyển “Sổ tay Tâm Lý Học” có viết:


15

“Sáng tạo là hoạt động tạo lập, phát hiện những giá trị vật chất và tinh thần. Sáng
tạo đòi hỏi cá nhân phải phát huy năng lực, phải có động cơ, tri thức, kỹ năng và với
điều kiện như vậy mới tạo nên sản phẩm mới, độc đáo, sâu sắc”.
Theo giáo trình “Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật của tác giả
Nguyễn Quốc Toản (chủ biên) thì “Sáng tạo được định nghĩa là khả năng sinh sản
những ý tưởng mới, độc đáo, hữu ích, phù hợp với từng hồn cảnh”. Nhìn chung tất
cả những quan điểm của các nhà nghiên cứu đã trình bày ở trên về sáng tạo đều
nhấn mạnh đến cái mới và ý nghĩa xã hội của sản phẩm sáng tạo. Tuy mỗi tác giả
phân tích theo hướng khác nhau, mặc dù có nhiều điểm khác biệt, song hầu hết các

tác giả đều nhấn mạnh ý nghĩa của hoạt động sáng tạo, sản phẩm sáng tạo đối với sự
phát triển của con người và xã hội. Hay nói cách khác sáng tạo là tạo ra cái mới - đó
là q trình con người vận dụng những kinh nghiệm của bản thân, độc lập đưa ra
những ý tưởng mới lạ hoặc cải tạo và biến đổi những sản phẩm có sẵn để tạo ra
những sản phẩm nhằm phục vụ cho lợi ích chính đáng của bản thân xã hội.[5,12]
Như vậy, tất cả những quan điểm của các nhà nghiên cứu trên về sáng tạo đều
nhấn mạnh đến các mới và ý nghĩa xã hội của sản phẩm. Tuy nhiên, mỗi tác giả khi
nghiên cứu đã đề cập theo các hướng khác nhau. Dù có nhiều điểm khác biệt, song
nhìn chung các tác giả đều nhấn mạnh ý nghĩa của hoạt động sáng tạo, sản phẩm
sáng tạo đối với sự phát triển con người và xã hội.
Tóm lại: “Sáng tạo thể hiện khi con người đứng trước hồn cảnh có vấn đề.
Q trình này là tổ hợp các phẩm chất năng lực mà nhờ đó con người trên cơ sở
kinh nghiệm của mình, bằng tư duy độc lập tạo ra các ý tưởng mới, độc đáo, hợp lý
trên bình diện cá nhân hay xã hội. Ở đó người sáng tạo gạt bỏ những giải pháp
truyền thống để đưa ra những giải pháp mới, độc đáo và thích hợp cho vấn đề đặt
ra”.
c. Khả năng sáng tạo
Tất cả những người có bộ não khỏe mạnh có một mức độ tiềm năng sáng tạo,
nhưng các cá nhân khác nhau về mức độ mới lạ mà họ thực sự tạo ra. Các biện pháp
đo lường tâm lý của sự sáng tạo dựa trên giả thuyết rằng khả năng tạo ra là chung


16

chung trong các lĩnh vực hoạt động (nghệ thuật, kinh doanh, âm nhạc, công nghệ,
vv) và ổn định theo thời gian. Quan điểm này ngụ ý rằng một người có khả năng
sáng tạo trên trung bình trong một miền có thể được dự kiến sẽ ở trên mức trung
bình trong các lĩnh vực khác cũng có.
Bài kiểm tra Liên Kết Từ (Remote Associations Test - RAT) do Sarnoff A.
Mednick phát triển đo lường mức độ dễ dàng của một người có thể tìm ra mối liên

hệ giữa các khái niệm ngữ nghĩa khác nhau. Thử nghiệm tư duy Sáng tạo của Paul
Torrance (TTCT) đo lường sản xuất khác nhau, nghĩa là có bao nhiêu câu trả lời
khác nhau cho một câu hỏi mà một người có thể cung cấp trong một khoảng thời
gian. Ví dụ: một người có thể được yêu cầu đề xuất tiêu đề thay thế cho một bộ
phim nổi tiếng. Các bài kiểm tra gần đây của Robert J. Sternberg sử dụng các bài
kiểm tra phức tạp từ các bối cảnh thực tế. Các bài kiểm tra khả năng sáng tạo tương
quan khiêm tốn với nhau. Các nhà phê bình chỉ ra rằng khơng có tiêu chuẩn khách
quan cho việc ghi lại các phản hồi và kết quả kiểm tra đó khơng phải là dấu hiệu của
một trí tuệ sáng tạo.
Khả năng sáng tạo bao gồm nhiều điều dường như khác nhau. Khả năng sáng
tạo bao gồm:
+ Những gì chúng ta hiểu về cảm xúc của chúng ta, khả năng phân biệt những
cảm giác khác nhau mà chúng ta có, và cách chúng ta chỉ đạo những gì chúng ta
cảm nhận dựa trên sự hiểu biết của chúng ta.
+ Sự hiểu biết của chúng ta về cách sáng tạo / Sáng tạo hoặc không hoạt động.
Điều này bao gồm những gì chúng ta hiểu về cách thế giới hoạt động, cách chúng ta
làm việc và những gì chúng ta hiểu về những gì chúng ta cảm thấy có liên quan đến
cả hai.
+ Khả năng sáng tạo của chúng ta nằm trong sự phát triển của tâm trí của
chúng ta và làm thế nào nó được tập trung để chỉ đạo những gì chúng ta cảm thấy.
Và liệu chúng ta có sẵn sàng tuân theo hướng dẫn trực quan của chúng ta để hành
động hay không. Chúng ta khơng cần một kiến thức có ý thức để hành động trong


17

một nỗ lực thực sự sáng tạo. Hướng dẫn trực quan và trí tuệ cơ thể của chúng ta là
đủ để dẫn dắt chúng ta.
+ Hiểu biết có một nhận thức nằm trong những gì chúng ta cảm nhận và đằng
sau những gì chúng ta cảm nhận và sẵn sàng đón nhận nhận thức đó và thơng tin nó

có cho chúng ta.
Tâm trí chúng ta là một cơng cụ sáng tạo mạnh mẽ cho phép chúng ta tập
trung sự chú ý và nhận thức của chúng ta. Tâm là điều cho phép chúng ta trở thành
nguyên nhân để trở thành một người sáng tạo có ý thức. Làm thế nào chúng ta tập
trung sự chú ý của chúng tôi và nhận thức gây ra cảm giác nảy sinh hoặc chết và trở
nên khơng tồn tại. Đó là khả năng của chúng tôi để tập trung sự chú ý và nhận thức
của chúng tôi cho phép chúng tôi tạo ra một cái gì đó khơng có gì của chúng tơi.
Với tâm trí của chúng tơi, nơi cảm xúc khơng tồn tại, chúng tơi có thể tạo ra niềm
đam mê mãnh liệt nhất. Tương tự, với tâm trí của chúng ta, chúng ta có thể biến
niềm đam mê mãnh liệt nhất thành khơng gì cả.
Khả năng sáng tạo là về cách nhảy và làm thế nào để có ý thức hoặc vơ thức
cố tình trở nên mất cân bằng và sau đó trở lại cân bằng. Đó là khiêu vũ giữa việc
biết cách thốt khỏi cái trí để tìm ra giải pháp sáng tạo. Sau đó, hãy nhớ lại để
hướng luồng năng lượng cuộc sống sáng tạo của chúng ta như là một điểm tập trung
vào những gì chúng ta mong muốn tạo ra cho mơi trường mà chúng ta thấy mình.
Khả năng sáng tạo được xác định bởi cấu trúc niềm tin của chúng ta - khơng
chỉ dựa trên những gì chúng ta suy nghĩ và tin tưởng (cả có ý thức và vơ thức) mà là
những gì chúng ta suy nghĩ và tin tưởng tích hợp để xác định chúng ta nghĩ thế nào
và như thế nào. Những gì chúng ta suy nghĩ và tin tưởng tạo ra nhận thức mà chúng
ta nắm giữ.
Nếu khơng có quan điểm thích hợp chúng ta sẽ khơng bao giờ tìm thấy những
gì chúng tôi mong muốn. Để mở rộng sự sáng tạo, khả năng sáng tạo và sức mạnh
sáng tạo của chúng ta, chúng ta cần một quan điểm có thể bao gồm mức độ năng lực
sáng tạo và sức mạnh sáng tạo mà chúng ta cần truy cập.


×