Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Van 9 tuan 30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.23 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: Giảng :. Tuần 30. TIẾT 141: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI ___Lê. Minh Khuê___. A. Mục tiêu cần đạt. - Giúp Hs cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện và nét đặc sắc ttrong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Lê Minh Khuê. 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện. - Thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng đọc, hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước. - Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”. - Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng của nhân vật trong tác phẩm. B. Chuẩn bị. - GV: Giáo án, Sgk. - HS: Chuẩn bị bài. - Phương pháp:Phân tích, bình. C. Tiến trình lên lớp. * Hoạt động 1: Khởi động. 1. Tổ chức: Sĩ số: 2. Kiểm tra. - Tóm tắt nội dung truyện ngắn “Bến quê”, thông qua truyện tác giả Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm điều gì? 3. Bài mới. * Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản. Hoạt động của thầy & trò Nội dung kiến thức I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản. 1. Đọc, kể tóm tắt. Đọc với giọng tâm tình, phân biệt lời kể và lời đối thoại.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> -Tóm tắt. Ba cô gái thanh niên xung phong Thao, Phương Định và Nho biên chế thành một tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá, san lấp, đánh dấu những quả bom chưa nổvà phá bom. Công việc của các chị hết sức nguy hiểm thường xuyên phải chạy trên cao điểm. Đặc biệt phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom. Cuộc sống tuy vất vả nguy hiểm nhưng các chị hồn nhiên, gắn bó yêu thương nhau trong tình đồng đội. Phần cuối truyện miêu tả hành động dũng cảm của ba cô gái trong lần phá bom, đặc biệt là Phương Định. 2.Tìm hiểu chú thích. Em giới thiệu về tác giả, tác phẩm? a. Tác giả. - Lê Minh Khuê sinh năm 1949 quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn b. Tác phẩm. - Viết về cuộc sống chiến đấu của chính bản - Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? thân và đồng đội. - Truyện viết năm 1971. - Xác định bố cục của đoạn trích, c. Từ khó. nêu ý mỗi phần? Sgk Tr 120, 121. 3. Thể loại và bố cục. - Thể loại: Truyện ngắn, nggôi kể theo ngôi thứ nhất, điểm nhìn từ nhân vật Phương Định. - Bố cục: 3 phần P1: Đầu...“ngôi sao trên mũ”. Phương Định kể về cuộc sống của bản thân và tổ trinh sát mặt đường của cô. P2: Tiếp ... “chị Thao bảo”. Một lần phá bom, Nho bị thương, hai chị em lo lắng, chăm sóc. P3: Còn lại. Niềm vui của các cô sau phút nguy hiểm. II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong được kể, tả qua những chi tiết nào?. Em có nhận xét gì về hoàn cảnh và công việc của họ? Không gian trong hang đá là cảnh sinh hoạt thường nhật của ba cô thanh niên xung phong. Không gian ấy hiện lên qua những chi tiết nào?. Nhận xét gì về cuộc sống của họ? Có sự tương phản nào giữa hai không gian này không? Đó là một hiện thực như thế nào? * Hoạt động 3: Luyện tập. Em hãy đọc một đoạn thơ, hoặc hát một bài hát, hay kể một câu chuyện về thế hệ trẻ thời chống mỹ cứu nước.. 1. Hoàn cảnh sống, chiến đấu và phẩm chất của tổ nữ trinh sát mặt đường. a. Công việc. - Đường bị đánh lở loét. - Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất, đếm bom chưa nổ. - Bị bom vùi luôn. - Chạy trên cao điểm cả ban ngày. - Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ì ầm, thần kinh căng như chão, tim đập bất chập cả nhịp điệu “Thần chết là một tay không thích đùa”. =>Đó là một công việc căng thẳng, nguy hiểm đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh , khôn ngoan, khéo léo, sẵn sàng hi sinh. b. Cuộc sống. - Ở trong một cái hang ngay dưới chân cao điểm. - Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột, nằm dài trên nền ẩm, có thể suy nghĩ lung tung. - Tôi dựa vào thành đá, khe khẽ hát, bịa ra mà hát. - Nho: vừa tắm ở dưới suối lên, cứ quần áo ướt, đòi ăn kẹo... chống tay về phía sau, trông nó nhẹ nhàng như một que kem trắng - Đón mưa đá, vui thích cuống cuồng... =>Cuộc sống êm dịu, bình yên, tươi trẻ. + Đối lập với khốc liệt, căng thẳng. + Hiện thực cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt của quân dân ta thời đánh Mĩ.. * Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà. - Tóm tắt nội dung vừa phân tích. - Về nhà: - Học bài và phân tích từng nhân vật. _________________________________________________.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ngày soạn: Giảng:. TIẾT 142: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (T2) ___Lê. Minh Khuê___. A. Mục tiêu cần đạt. - Giúp Hs tiếp tục cảm nhận rõ vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện và nét đặc sắc ttrong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Lê Minh Khuê. 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện. - Thấy được thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn. 2. Kỹ năng: - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc, hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước. - Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”. - Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng của nhân vật trong tác phẩm. B. Chuẩn bị. - GV: Giáo án, Sgk, bảng phụ. - HS: Chuẩn bị bài. - Phương pháp: Phân tích, bình. C. Tiến trình lên lớp. * Hoạt động 1: Khởi động. 1. Tổ chức: Sĩ số: 2. Kiểm tra. - Tóm tắt nội dung đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi”. Nhận xét về cuộc sống, công việc của ba cô thanh niên xung phong trong văn bản ? 3. Bài mới. * Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản. Hoạt động của thầy & trò Nội dung kiến thức.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản. 1. Hoàn cảnh sống, chiến đấu và phẩm chất của tổ nữ trinh sát mặt đường. Hs đọc lại đoạn tả chung về phẩm c. Phẩm chất. chất của các cô gái. Thảo luận nhóm. - Qua lời kể, tự nhận xét của Phương Định về bản thân và hai đồng đội, em hãy tìm ra những nét tính cách, phẩm chất chung của họ? - Đại diện các nhóm trình bày. - Trao đổi, bổ xung. - Gv dùng bảng phụ chốt. - Họ là những cô gái còn rất trẻ, có cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau nhưng đều có những phẩm chất chung: + Tinh thần trách nhiệm tự giác rất cao, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công. + Có lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không quản khó khăn, gian khổ, hiểm nguy. + Có tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó. + Hay xúc động, nhiều mộng mơ, dễ vui, dễ buồn, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình dù trong cuộc sống khó khăn ác liệt: Thích thêu thùa, thích hát, thích chép bài hát, thích nhớ về những người thân và quê hương. Đánh giá về những phẩm chất đó của =>Đó là những phẩm chất vừa cao đẹp, vừa các cô gái ntn? bình dị, hồn nhiên, lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ. - Tuy nhiên, mỗi người lại có một cá tính Ở họ có những nét chung gắn bó riêng: thành khối thống nhất. Song tác giả thể hiện chân thực và sinh động những nét riêng ở mỗi người. Em hãy chỉ ra những nét riêng đó? + Phương Định nhạy cảm và lãng mạn. + Chị Thao nhiều tuổi hơn chín chắn hơn, trong công việc rất bình tĩnh, quyết liệt nhưng lại rất sợ nhìn thấy máu chảy + Nho: lúc bướng bỉnh, lúc lầm lì, thích thêu Cách miêu tả đó đem lại giá trị gì hoa loè loẹt. cho câu truyện? => Cách tả, kể về mỗi nhân vật làm cho câu.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Phương Định tự giới thiệu về mình ntn? Chi tiết nào thể hiện tính cách và tâm hồn của Phương Định?. Em hiểu tâm hồn của Phương Định ntn? - Định đối với Nho ntn?. chuyện khá sinh động và chân thật. 2. Nhân vật Phương Định. - Là cô gái Hà Nội có một thời học sinh êm đềm vào chiến trường - Hai bím tóc dày, cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn -> Là cô gái đẹp - Tâm hồn: “Thích ngắm mắt trong gương, mê hát, sống với kỉ niệm đẹp của gia đình, quê hương là người kín đáo giữa đám đông tưởng như kiêu kì. - Suy nghĩ: “Người đẹp nhất thông minh nhất là người mặc áo quân phục có ngôi sao trên mũ”. -> Tâm hồn trong sáng nhạy cảm, lí tưởng sống giản dị mà cao đẹp. - Khi Nho bị thương: bế Nho, tiêm cho Nho và pha sữa... -> Cởi mở quan tâm với đồng đội thử thách hiểm nghèo, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng ở cô không hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng và những mơ ước về tương lai. - Một lần phá bom.. Đọc đoạn văn miêu tả cảnh chiến trường? Diễn biến tâm lí một lần phá bom của Phương Định được tả như thế + Không đi khom.. nào? + Dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom, tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt, tôi rùng mình... + Cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống, châm ngòi. Điều đó thể hiện rõ nét phẩm chất gì + Nép vào bức tường đất, tim đập không rõ ... ở cô? -> Trong sự nguy hiểm cảm giác con người trở nên sắc nhọn hơn. - Cảm xúc trước trận mưa đá: Trong sáng hồn Em có nhận xét gì về cách miêu tả? nhiên, lạc quan... (Hồi hộp lo lắng, căng thẳng, đó là => Tâm lí, hành động nhân vật được tả rất tỉ diễn biến tâm lí rất thực phải là mỉ, sinh động chân thực thể hiện khí phách người trong cuộc mới có thể tả được anh hùng. như thế). Nhận xét về những phẩm chất của Phương Định? * Tóm lại: Phương Định là nữ thanh niên xung phong có.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Nêu nghệ thuật của truyện?. Nêu tóm tắt nội dung của truyện ?. HS đọc ghi nhớ. *Hoạt động 3: Luyện tập.. tâm hồn thật phong phú trong sáng nhưng không phức tạp. III.Tổng kết. 1. Nghệ thuật. Kể chuyện ở ngôi thứ nhất, miêu tả tâm lí nhân vật, xen kẽ đoạn hồi ức, giọng điệu ngôn ngữ tự nhiên. 2. Nội dung. Ca ngợi tâm hồn trong sáng và tinh thần dũng cảm, sự gian khổ và hi sinh nhưng lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. * Ghi nhớ. Sgk Tr122. * Luyện tập. Phát biểu cảm nhận của em về các nhân vật trong truyện? Qua đó nêu suy nghĩ của em về thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ?. * Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà. - Khái quát nội dung 2 tiết học. - So sánh với hình ảnh những người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. - Về nhà : + Học bài và phân tích từng nhân vật. + Chuẩn bị bài: chương trình địa phương phần tập làm văn theo hướng dẫn Sgk bài 19 tiết 101. _____________________________________________ Ngày soạn: Giảng.. TIẾT 143: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦNTẬP LÀM VĂN) A. Mục tiêu cần đạt. - Giúp Hs củng cố lại những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. - Biết tìm hiểu và có những ý kiến về một sự việc hiện tượng đời sống ở địa phương..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Tạo lập được văn bản viết về một sự việc hiện tượng đời sống ở địa phương. 1. Kiến thức: - Những kiến thức về kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng của đời sống. - Những sự việc hiện tượng, đời sống trong tthực tế đáng chú ý ở địa phương. 2. Kỹ năng: - Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương. - Làm bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình. B. Chuẩn bị. - GV: Giáo án, các vấn đề của địa phương có thể cho các em viết bài thực hành. - HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn. - Phương pháp:Tổng hợp. C. Tiến trình lên lớp. * Hoạt động 1: Khởi động. 1. Tổ chức: Sĩ số: 2. Kiểm tra. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới. Hiện nay trong thực tế có rất nhiều vấn đề con người phải quan tâm để tìm giải pháp tối ưu như vấn đề môi trường, vấn đề quyền trẻ em, vấn đề xã hội… Đó là những vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới phải quan tâm đồng thời nó là vấn đề cụ thể của từng địa phương phải giải quyết. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về và viết về một vấn đề thực tế ở địa phương mình. * Hoạt động 2 : Nội dung. Hoạt động của thầy & trò. Nội dung kiến thức I. Hướng dẫn một số vấn đề đã chuẩn bị. 1. Nội dung.. Ở địa phương em, em thấy vấn đề nào cần phải bàn bạc trao đổi thống nhất thực hiện để mang lại lợi ích chung cho mọi người? (Nhắc lại nội dung đã chuẩn bị ở - Vấn đề môi trường: tiết 101). + Hậu quả của việc phá rừng -> lũ lụt, hạn - Vấn đề môi trường. hán… ? Vậy khi viết về vấn đề môi trường thì cần + Hậu viết quả của việc chặt phá cây xanh -> ô.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> về những khía cạnh nào?. nhiễm bầu không khí. + Hậu quả của rác thải bừa bãi -> khó tiêu hủy - Vấn đề về quyền trẻ em. - Vấn đề quyền trẻ em Khi viết về vấn đề này thì thực tế ở + Sự quan tâm của chính quyền địa phương địa phương em cần đề cập đến đến trẻ em (xây dựng, sửa chữa trường những khía cạnh nào? học…). + Sự quan tâm của nhà trường đến trẻ em (xây dựng dựng khung cảnh sư phạm phù hợp…) Vấn đề về xã hội + Sự quan tâm giúp đỡ của gia đình ? Khi viết về vấn đề này ta cần khai thác - Vấn đề xã hội: n những khía cạnh nào ở địa phương mình? + Sự quan tâm giúp đỡ đối với các gia đình thuộc diện chính sách + Những tấm gương sáng trong thực tế(về lòng nhân ái, đức hi sinh …) b. Xác định cách viết. - Yêu cầu về nội dung + Sự việc hiện tượng được đề cập phải mang tính phổ biến tính xã hội + Phải trung thực có tính xây dựng, không sáo rỗng + Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách và có sức thuyết phục + Nội dung bài viết giản dị dễ hiểu tránh dài dòng - Yêu cầu về hình thức: + Phải đủ bố cục ba phần (MB, TB, KB). II. Thực hiện. - Tiến hành đọc bài viết của mỗi cá nhân trong nhóm. - Các thành viên nhận xét (Có ghi biên bản nhóm). - Mỗi nhóm chon một bài đọc trước lớp. - Học sinh nhận xét. - Giáo viên đánh giá bài viết của các nhóm. * Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà. - Hệ thống nội dung toàn bài, khắc sâu kiến thức cơ bản. - Về nhà: + Viết một văn bản hoàn chỉnh (chọn một trong các vấn đề đã hướng dẫn). _______________________________________________ Ngày soạn :.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giảng:. TIẾT 144: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 A. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: - Nhận biết được kết quả bài viết số 7, những ưu điểm, những lỗi đã mắc về nội dung và hình thức bài viết. -Thấy được lỗi và có phương hướng khắc phục và sửa chữa các lỗi đã mắc trong bài viết, viết lại những đoạn văn. - Ôn lại lí thuyết và kĩ năng làm bài nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ). B. Chuẩn bị. - Kết quả bài viết số 7: Điểm số và những nhận xét, những ví dụ trong bài làm của học sinh. - Học sinh: + Lý thuyết dạng văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. + Yêu cầu của đề bài bài viết số 7 - Phương pháp: Trao đổi, thảo luận. C. Tiến trình lên lớp. * Hoạt động 1: Khởi động. 1.Tổ chức. Sĩ số: 2. Kiểm tra. Không kiểm tra đầu giờ. 3. Bài mới. * Hoạt động2: Nội dung. Hoạt động của thầy & trò Gv gọi Hs đọc lại đề bài viết số 7. Ghi đề vào vở. Kiểu đề thuộc thể loại nào? Nội dung của đề yêu cầu ?. Nội dung kiến thức I. Đề bài. Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp Lửa” của Bằng Việt. II. Phân tích đề, lập dàn ý. 1. Phân tích đề. -Thể loại: Nghị luận về một bài thơ. -Vấn đề nghị luận: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “ Bếp Lửa”. - Yêu cầu chung: -Những nội dung cần trình bày trong bài viết: + Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt toàn bộ bài thơ: - Gợi lại những kỷ niệm về người bà và.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Hình thức của bài viết?. Lập dàn ý.. tình bà cháu. - Thể hiện lòng kính yêu, biết ơn của người cháu đi xa, đã trưởng thành với bà, với gia đình, quê hương, đất nước. - Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng. + Hình thức: - Bố cục đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Giữa các phần các đoạn phải đảm bảo sự liên kết chặt chẽ với nhau. -Bài viết trình bày sạch đẹp, khoa học. 2. Lập dàn ý. a. Mở bài. Giới thiệu bài thơ “Bếp lửa”, nêu ý kiến khái quát của mình về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ. b.Thân bài. Phân tích, nêu nhận xét, đánh giá về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ: - Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt toàn bộ bài thơ. -Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà. -Hình ảnh bếp lửa gợi nhắc cuộc sống –kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh người bà. -Hình ảnh bếp lửa gợi những suy nghĩ về cuộc đời bà. -Hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà. Bếp lửa bình dị, thân thuộc mà kỳ diệu , thiêng liêng. - Sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. c. Kết bài. Lòng kính yêu trân trọng, biết ơn của người cháu với người bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. III. Nhận xét.. Gv nhận xét ưu điểm, khuyết điểm của bài viết. 1. Ưu điểm..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Đa số các em nắm được phương pháp làm bài. - Xác định đúng nội dung yêu cầu của đề. - Xác định được các luận điểm triển khai để viết bài. - Nhiều em bài viết có bố cục đầy đủ, chặt chẽ, - Trình bày sạch sẽ. -Học sinh đã nghị luận được đúng thể loại ,nội dung mà đề bài yêu cầu.(Lương, Nhận xét rõ những nhược điểm của Thuỳ, Thanh, Thương,Thắng B) -Bố cục đầy đủ, chặt chẽ, các luận điểm rõ bài viết. + Nhược điểm chủ yếu trong bài ràng ( Lương, Thương, Thắng ) 2. Nhược điểm. chưa thực hiện tốt và chưa đầy đủ? - Một số bài viết luận điểm chưa rõ ràng. - Một số ít chưa nắm vững yêu cầu của đề. - Phần phân tích chưa sâu, chưa biết chọn lọc các chi tiết tiêu biểu, đặc sắc. - Một số bài viết cò để nội dung sơ sài, trình bày cẩu thả, chữ viết sai lỗi chính tả nhiều Minh, Sáng, Hà Thắng…. IV. Trả bài, chữa lỗi. - Trả bài. - Lấy điểm. - Yêu cầu học sinh sửa lỗi về nội dung, về hình thức trong bài viết của mình. - Lỗi về dùng từ, viết câu, viết đoạn + Có những thắc mắc gì cần giải đáp. - Lỗi về chữ viết Đọc 1 số đoạn văn viết tốt có nêu tên. - Tự viết lại những đoạn văn đã mắc lỗi. Đọc 1 số đoạn viết yếu. * Giải đáp thắc mắc cho học sinh (nếu có). Yêu cầu học sinh sửa lỗi bài viết + Sửa những lỗi đã mắc cụ thể trong bài viết của mình.. * Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà. - Nhận xét tiết trả bài. - Kiểm tra lại việc sửa lỗi của học sinh.. - Về nhà: + Tự viết lại những đoạn văn đã mắc lỗi..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> + Đọc tham khảo các bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. __________________________________________________ Ngày soạn: Giảng :. TIẾT 145: BIÊN BẢN A. Mục tiêu cần đạt. - Giúp Hs nắm được những yêu cầu cơ bản của biên bản và cách viết biên bản. 1. Kiến thức: - Mục đích,yêu cầu nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống. 2. Kỹ năng: - Viết được một biên bản sự vụ hoặc đời sống. B. Chuẩn bị. - GV: Giáo án, Sgk, một số mẫu biên bản. - HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn. - Phương pháp:Tổng hợp. C. Tiến trình lên lớp. * Hoạt động 1: Khởi động. 1. Tổ chức: Sĩ số: 2. Kiểm tra. - Không kiểm tra đầu giờ. 3. Bài mới. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. Hoạt động của thầy & trò. Nội dung kiến thức I. Đặc điểm của biên bản. 1. Ngữ liệu. Đọc hai văn bản trong sách giáo + Biên bản sinh hoạt chi đội tuần 6. khoa. + Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật..... 2. Nhận xét. a. Biên bản ghi lại sự việc. - Biên bản 1: nội dung diễn biến, các thành Biên bản ghi lại những sự việc gì? phần tham dự một cuộc họp chi đội. - Biên bản 2: nội dung diễn biến, các thành phần tham dự một cuộc trao trả giấy tờ, tang.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Biên bản cần phải đạt những yêu cầu gì về nội dung?. Biên bản cần phải đạt những yêu cầu gì về hình thức? Kể tên một số biên bản em biết?. Biên bản là gì?. Phần mở đầu của biên bản gồm những mục nào? Tên của biên bản được viết như thế nào? Phần nội dung gồm những mụcgì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong biên bản? Tính chính xác, cụ thể của biên bản có giá trị gì?. Phần kết thúc của biên bản có những mục nào?. vật, phương tiện cho người vi phạm sau khi đã xử lí. b.Yêu cầu về nội dung và hình thức. + Về nội dung: Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể. - Ghi chép phải trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan. - Thủ tục phải chặt chẽ( ghi rõ thời gian địa điểm cụ thể) - Lời văn ngắn gọn, chính xác, chỉ có một cách hiểu, tránh mập mờ tối nghĩa. +Về hình thức: - Phải viết đúng mẫu quy định - Không trang trí các hoạ tiết, tranh ảnh minh hoạ ngoài nội dung của biên bản. c. Kể tên một số biên bản thường gặp. - Biên bản đại hội Chi đội. - Biên bản đại hội Chi đoàn. - Biên bản họp lớp... - Biên bản về việc vi phạm.. 3. Kết luận. Là loại văn bản ghi chép lại một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. II. Cách viết biên bản. 1. Phần mở đầu. - Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự lập biên bản. -Tên của biên bản phải nêu rõ nội dung chính của biên bản. 2. Phần nội dung. Gồm các mục - Ghi lại diễn biến, kết quả của sự việc. - Cách ghi phải trung thực, khách quan, không được thêm vào ý kiến chủ quan của người viết. -Tính chính xác, cụ thể của biên bản giúp cho người có trách nhiệm làm cơ sở để xem xét, đưa ra những kết luận đúng đắn. 3. Phần kết thúc. Gồm các mục.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Thời gian kết thúc. - Họ tên, chữ kí của chủ toạ,thư kí hoặc các Mục kí tên dưới biên bản nói lên bên tham gia lập biên bản. điều gì? - Chữ kí thể hiện tư cách pháp nhân của những Lời văn của biên bản phải ntn ? người có trách nhiệm lập biên bản. - Lời văn cần ngắn gọn, chính xác. Hs đọc to ghi nhớ. * Ghi nhớ. * Hoạt động 3: Luyện tập. Sgk Tr 126. III. Luyện tập. 1. Bài 1 Tr 126. Lựa chọn:a, b, d. Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục 2. Bài 2 Tr126. lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của biên bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. - HS làm bài tập theo nhóm. - Đại diện nhóm lên trình bày. - Nhận xét, kết luận. *Hoạt động 4 : Củng cố, hướng dẫn về nhà. - Hệ thống kiến thức toàn bài, cách viết biên bản. - Về nhà: + Viết một biên bản họp lớp mà em đã được tham dự. + Chuẩn bị: Luyện tập viết biên bản. _____________________________________________________________________.

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×