Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

BAI TIEU LUAN PHÂN TÍCH VÀ BÀI HỌC: CÂU CHUYỆN CAIN VÀ ABEN (St. 4: 1-25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.38 KB, 18 trang )

GIÁO PHẬN NHA TRANG
LỚP THẦN HỌC LIÊN TU SĨ KHÓA XX:
GIÁO HỒNG GIOAN PHAOLƠ I
--------------

PHÂN TÍCH VÀ BÀI HỌC:
CÂU CHUYỆN CAIN VÀ ABEN
(St. 4: 1-25)

Bài Tiểu Luận Kết Thúc Khóa Thần Học
----------------Giáo Sư: Lm. Inhaxio HỒ THÔNG
Học Viên: Nt. Cecilia PHẠM THỊ MAI THẢO
Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang
----------------

Nha Trang, 06 - 2018


NỘI DUNG

Dẫn nhập
I. Bối Cảnh và Cấu Trúc
1. Bối cảnh
2. Cấu trúc
II. Phân Tích (St. 4)
1. Cain và Aben—về phương diện lịch sử
2. Cain và Aben—có tính cách tiền trưng
3. Cain và Aben—sự thơng ban
III. Bài Học Dưới Khía Cạnh Của Một Số Chủ Đề Thần Học
1. Cuộc Sống Nhân Loại Ngoài Vườn Địa Đàng
2. Tương Quan Giữa Con Người Với Thiên Nhiên


3. Câu Chuyện Phản Ánh Thực Tại Của Nhân Loại Mọi Thời
Kết luận


Dẫn nhập
Trình thuật Sáng thế chương 4 như một cuộn phim diễn lại bối cảnh của một
gia đình trong đó có cả sự kiện Giáo hội lẫn Xã hội, một biểu tượng của tính cách lẫn
thân phận nơi hai nhân vật trong suốt chiều dài lịch sử. Toàn thể nhân loại như được
miêu tả trong con người Adam, cho nên đó là một khoảng cách lớn của nhân loại khi
được làm con Thiên Chúa và con cái bất lương, điều này được miêu tả trong hai nhân
vật: Cain và Aben. Đây cũng là một ví dụ căn bản về thái độ thù nghịch giữa con cháu
của người phụ nữ và con cháu của ma quỷ. Bài tiểu luận này sẽ đề cập đến ba vấn đề
chính: đầu tiên, một vài điểm về bối cảnh và cấu trúc của bản văn; thứ đến, đi vào
phân tích ngắn gọn nội dung câu chuyện Cain và Aben từ ba quan điểm, cụ thể là: lịch
sử, tiền trưng, và thông ban; và cuối cùng là một số bài học được rút ra từ những khía
cạnh thần học của chính câu chuyện.
I. Bối Cảnh và Cấu Trúc (St. 4)
1. Bối cảnh
Sách Sáng thế trình bày một lịch sử thực sự của thời sơ khai, nên cần đọc sách
này như một sứ điệp của Thiên Chúa nói với dân Người. “Sách sáng thế là sách lịch
sử, nhưng mọi thứ trong đó khơng phải đều là lịch sử, và lịch sử chứa đựng trong sách
này là lịch sử có một mục đích.1 Trong đó có những câu chuyện về Thiên Chúa, về
dân Israel và tất cả những diễn biến sau đó trong Kinh Thánh được lồng vào một bối
cảnh theo cái nhìn vũ trụ quan và phổ quát. Những điều được diễn tả trong đó liên
quan đến tồn thể vũ trụ và mọi người sống trong đó.2 Sáng thế chương 4 cũng khơng
nằm ngồi mục đích này, câu chuyện của hai anh em Cain và Aben là một điển hình.
Câu chuyện về hai anh em được tường thuật sau câu chuyện của khu vườn.
Bản văn không cho chúng ta biết về sự mâu thuẫn giữa hai anh em là kết quả của sự
không vâng lời trong vườn. Vì thế, chúng ta cũng nên thận trọng, vì sợ rằng chúng ta
dễ dàng quy kết cho vụ giết người này là kết quả không thể tránh khỏi của những gì

đã xảy ra trong khu vườn. Bản văn chỉ kể lại chi tiết nội dung của hai câu chuyện gần
nhau. Mối quan tâm thứ nhất là sự việc liên quan đến một người nam và người nữ đã
cùng nhau vi phạm lệnh truyền của Thiên Chúa. Mối quan tâm thứ hai là Cain cho
mình có quyền trên sự sống và giết em mình là Abel (St. 4: 8). Những mối quan hệ
của người nam và người nữ, cũng như anh chị em ruột trong gia đình là đại diện cho
một nền tảng căn bản trong cộng đoàn của truyền thống Do thái. Tình trạng chia rẽ
trong các mối quan hệ này đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến tâm tình của đời sống cộng
đồn.
Học Viện Đaminh, “Tìm Hiểu Khái Qt Sách Sáng Thế,” (19/01/2015), từ
/>(Truy cập 24/03/2018).
2
Lm. Michael D. Guinan, O.F.M, “Ađam, Eva và Tội Nguyên Tổ” (16/7/2015), từ (Truy cập 26/03/2018).
1

1


2. Cấu trúc
Sáng thế chương 3 và 4 có một mối liên hệ gần gũi và ăn khớp với nhau, nếu
nhìn kỹ lưỡng hơn vào hai câu chuyện này, ta sẽ thấy rằng mỗi câu chuyện đều tuân
theo một dàn bài cơ bản: tội lỗi của con người được tiếp nối bằng hình phạt, nhưng lời
cuối cùng trong mỗi câu chuyện ln là ân sủng của Thiên Chúa. Điển hình như,
chương 3, chúng ta bắt gặp sự khởi đầu của tội lỗi trong con người, tiếp đến là sự lớn
lên và sinh sơi nảy nở của nó: từ tội lỗi cá nhân, đến tội lỗi người liên quan, và tiếp
diễn đến tội lỗi trong gia đình; nó ghê ghớm như bệnh phong cùi, từ ô uế, lây lan và
dẫn đến chết chóc. Sáng thế chương 3 cho chúng ta thấy tội chống lại Thiên Chúa, thì
Sáng Thế chương 4 là tội chống lại người khác. Thứ tự ở đây giống nhau; con người
phớt lờ và khơng kính sợ trước “Con Mắt Thiên Chúa,”3 khơng có sự chân tình tơn
trọng quyền lợi của đồng loại và đi đến sát hại anh em mình. Một lần nữa, Sáng thế
chương 4 cho chúng ta thấy sự ứng nghiệm của St. 3:15; sự thù hận giữa hai hậu

thế—kẻ xấu và người cơng chính: Cain và Aben.
II. Nội Dung (St. 4)
1. Cain và Aben—về phương diện lịch sử
Sáng Thế chương 4 cực kỳ súc tích ngắn gọn, nhiều thông tin được thu thập
mà hiếm khi xuất hiện trên bề mặt của bản văn. Thiên Chúa, Đấng chúng ta tôn thờ là
chân lý trung tâm của Sáng thế chương 4; Ngài đáng được tôn thờ với cả niềm tin-yêu
được gói trọn trong hy lễ (Dt. 11: 4). Ở đây, có ba điều cần được quan tâm một cách
thận trọng về vấn đề liên quan đến việc thờ phượng của Cain và Aben.
Trước tiên là “nơi” mà Thiên Chúa được tôn thờ. Điều này được thể hiện ở
câu thứ ba của chương: “Cain lấy hoa màu của đất đai làm lễ vật dâng lên Thiên
Chúa.” Có thể ông đã mang lễ vật đến một nơi nào đó đã được dành riêng cho việc
dâng tiến. Giả thuyết này dường như được hỗ trợ bởi cách diễn đạt của St. 4:16–“Và
Cain đi xa khuất mặt Thiên Chúa.” Thêm một chứng thực có thể được khám phá trong
lúc nói đến “mỡ” mà Abel mang đến (St. 4:4). “Những con đầu lòng của bầy chiên
cùng với mỡ của chúng” gợi ý đến của lễ được dâng trên bàn thờ và ở đó mỡ của
chúng phải được đốt cháy. Nơi thờ phượng, chúng ta khơng dám chắc nhưng chúng ta
có lý do để tin rằng nó ở phía Đơng Vườn Eden, được miêu tả trong câu cuối cùng của
St. chương 3 như sau: “... Và ở phía đơng vườn Eden Người đặt trấn đóng những
Kêrubim...”. Cho nên, St. chương 4 có vẻ hàm ý rằng có một số nơi nhất định mà
Cain và Aben đã mang các lễ vật tới, nơi mà họ đã đi vào và cũng là nơi họ đã ra đi.
Thứ hai, khơng những dường như đã có một nơi thờ phượng nhất định, nhưng
dường như cịn có sẵn một “thời gian nhất định” để thờ phượng. Đọc bên lề St. 4:3
Mắt Gia-vê ở mọi nơi mọi chốn, quan sát kẻ dữ người lành” [Cn. 15: 3; 2Ks. 16: 9; Tv. 11: 4; 94:9;
Jer. 16:17; Za. 4:10; Dt. 4: 13]. Mắt cịn biểu tượng chỉ sự coi sóc và sự ưu ái của Thiên Chúa [1V. 8:
29; 2Ks. 6:20; Tv. 33:18; 34:15; 121:3-5; Cn. 22:12]. Xem, Nguyễn Đình Diễn, Từ Điển Công Giáo
Anh-Việt, 2014 bản mở rộng, từ “Mắt, Con Mắt,” 760.
3

2



cho biết : “Xảy ra là sau nhiều ngày, Ca-in lấy hoa màu của đất đai làm lễ vật dâng
lên Thiên Chúa.” Có thể điều này khơng có nghĩa là vào cuối tuần. Hay nói cách khác,
điều này cũng khơng có nghĩa đề cập đến ngày Sa-bat là ngày dành riêng cho Thiên
Chúa.
Ngụ ý của điều thứ ba là những “quy định” cần thiết của việc thờ phượng. Con
người chỉ có thể tiếp cận và thờ phượng Thiên Chúa bằng hy lễ. Điều này dường như
gắn liền với con cháu Adam và Eva, đó là: nơi và thời gian để tiếp cận Ngài, và ngay
cả lễ phẩm cũng đã được thiết lập. Cả Aben và Cain đều khơng biết gì về của lễ, trừ
phi những của lễ đã được ấn định. Dt. 11: 4 nói rằng: “Nhờ đức tin, ơng Aben đã dâng
lên Thiên Chúa” hy lễ của ông, và trong Rm. 10: 17 cũng nói “có đức tin là nhờ nghe
giảng.” Đó là nhờ đức tin và càng khơng phải vì sở thích nhất thời mà Aben đã mang
của lễ dâng lên Thiên Chúa, ông đã tin, và ông đã chứng tỏ niềm tin của mình qua
việc làm theo ý Chúa.
Bản chất về của lễ mà Cain và Aben mang đến để dâng lên Thiên Chúa, và
Thiên Chúa đã từ chối của người này mà chấp nhận của người kia, điều này nói lên
mục đích mà St. 4 đang nhắm đến. Chứng tỏ người đọc không nên quá quan tâm đến
hai nhân vật, nhưng là sự khác biệt về hy lễ của họ. Tự bản chất của bản văn khơng hề
nói Cain là người tồi tệ giữa hai anh em, điều này được đánh giá theo quan điểm tự
nhiên và quan điểm đạo đức. Cain không phải là người khơng tin vào Thiên Chúa.
Ơng ln thừa nhận sự hiện diện của Thiên Chúa, ông đã sẵn sàng lễ phẩm để dâng
lên Thiên Chúa theo cách riêng của mình. Ơng “lấy hoa màu của đất đai làm lễ vật
dâng lên Thiên Chúa.” Nhưng vì ba lý do sau: đầu tiên, của lễ ơng tiến dâng là đồ
khơng có máu, mà “Khơng có máu đổ ra, thì khơng có ơn tha thứ” (Dt. 9:22). Thứ
đến, của lễ ông dâng tiến là chính lao cơng của bản thân ơng. Cuối cùng là, ông đã
mang “hoa màu của ruộng đất” từ chính “đất đai bị nguyền rủa” (St. 3:17). Trong khi
đó, Aben “dâng những con đầu lòng của bầy chiên cùng với mỡ của chúng” (St. 4:4),
để đảm bảo của lễ được thực hiện thì máu phải được đổ ra. Ở đây, “Nhờ đức tin, ông
A-ben đã dâng lên Thiên Chúa một hy lễ cao quý hơn hy lễ của ông Ca-in” (Dt. 11:
4). Bản văn khơng hề nói Aben xứng đáng hơn, nhưng là nói về “hy lễ” được Thiên

Chúa chấp nhận.4
Tiếp đến, bản văn miêu tả: “Thiên Chúa đối nhìn đến A-ben và lễ vật của
ông,” điều này rõ ràng trong Dt. 11: 4 “Thiên Chúa đã chấp nhận những lễ phẩm ông
dâng.” Qua những nét tương đồng trong Kinh Thánh, chúng ta có thể phỏng đốn
cách để nhận biết của lễ được Thiên Chúa chấp nhận là cho lửa từ trời xuống và thiêu
rụi của lễ.5 “Nhưng Cain và lễ vật của ơng thì Người khơng đối nhìn” (St. 4:5).
Khơng có gì để nghi ngờ về lễ vật của Cain là một lễ phẩm tốt đẹp. Đó là điều hiển
4

Arthur Walkington Pink, Gleanings in Genesis [Góp Nhặt trong Sách Sáng Thế]. (Bellingham, WA:
Logos Research Systems, Inc., 2005), 56.
5
Xem, Lê-vi 9:24; Thẩm phán 6:21; 1Vua 18:38; 1Sử Biên 21:26; 2 Sử Biên 7:1.

3


nhiên, vì ơng đã chọn những hoa màu tốt nhất hết sức có thể. Khơng có gì để nghi
ngờ, vì của lễ ông dâng tiến là do công lao vất vả của ơng mà có, và có lẽ cũng khơng
một chút tự mãn khi ông đến trước mặt Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa đã khơng
đối nhìn đến lễ phẩm của ơng; khơng có dấu hiệu Thiên Chúa đối nhìn đến lễ phẩm
của Cain, vì khơng có lửa từ trời xuống thiêu rụi lễ phẩm như là minh chứng về sự
chấp nhận từ Thiên Chúa.
Và Cain sa sầm nét mặt. Cain giận lắm vì tất cả cơng lao vất vả của mình đã
trở nên vơ ích. Ơng tức giận vì ơng không thể tiếp cận và thờ phượng Thiên Chúa
theo ý riêng của mình. Và, như chúng ta sẽ thấy sau này, Cain vơ cùng giận dữ khi
nhìn thấy Aben được đề cao hơn mình. Vì thế, trừ khi sự hiểu biết hạn chế của con
người được Chúa Thánh Thần soi sáng và tinh thần thù hận bị đẩy lùi; còn khơng, bản
tính kiêu ngạo và độc thiện của con người căm ghét chân lý còn tội tệ hơn cả ghét ác
quỷ.

Thiên Chúa phán với Ca-in: "Tại sao ngươi giận dữ? Tại sao ngươi sa sầm nét
mặt?” Chính lúc này, lương tâm Cain được mặc khải cho biết về sự tức giận của mình
khi Thiên Chúa từ chối lễ phẩm ơng dâng. Cách thức thờ phượng của Cain cũng giống
vô số chúng ta ngày nay, đơn thuần là “hình thức của đạo thánh thì họ cịn giữ, nhưng
cái chính yếu thì đã chối bỏ” (2Tim. 3:5), điều này có nghĩa là lễ phẩm ơng dâng tiến
chỉ là hình thức bề ngồi, cịn tâm tình của việc dâng tiến thì khơng có. Nếu lễ phẩm
của Cain được dâng tiến trong niềm tin chân tình, thì sẽ khơng có sự nổi giận khi ông
không được Thiên Chúa đón nhận, nhưng thay vào đó, một tinh thần khiêm tốn thi
hành ý Thiên Chúa và xem đó là thánh ý Chúa muốn vậy.
“Nếu ngươi hành động tốt, có phải là ngươi sẽ ngẩng mặt lên khơng? Nếu
ngươi hành động khơng tốt, thì tội lỗi đang nằm phục ở cửa, nó thèm muốn ngươi;
nhưng ngươi phải chế ngự nó" (St. 4:7). Thiên Chúa hỏi Cain tại sao anh giận giữ, và
Ngài cho ông biết, ông không có bất cứ lý do gì cho sự khơng hài lịng của mình.
Thiên Chúa chính thức cảnh báo ơng về những hậu quả theo sau sự từ chối của ông về
“lễ vật đã được định rõ.” Nếu tội của ông khơng được gột rửa bằng của lễ đền tội, thì
tự nó sẽ hủy diệt ơng. Cain đã từ chối tn theo lệnh Chúa truyền, và kết quả là mối
đe dọa của Thiên Chúa đã được thực hiện. Một minh chứng trong Giacôbê 1:15, “Rồi
một khi dục vọng đã cưu mang thì đẻ ra tội; cịn tội khi đã phạm rồi, thì sinh ra cái
chết.” Đây là một trình tự rõ ràng trong trường hợp của Cain: đầu tiên – lòng tham,
giận dữ – tiếp theo, tội lỗi – nằm ngay tại cửa, – chết – Aben bị sát hại.
“Thiên Chúa phán với Cain: “Aben em ngươi đâu rồi? Cain thưa: “Con không
biết. Con là người giữ em con sao? Thiên Chúa phán: “Ngươi đã làm gì vậy? Từ dưới
đất, tiếng máu của em ngươi đang kêu lên Ta” (St. 4: 9-10). Tội khơng thể che giấu
được. Có thể khơng một ai nhìn thấy tội ác của Cain, nhưng Thiên Chúa đã thấu rõ tất
cả. Đây là bài học cho chúng ta. Khơng được lừa dối, vì Thiên Chúa thấu suốt mọi sự.
Chắc chắn Thiên Chúa thấu suốt mọi sự từ trong thâm tâm con người chúng ta. Tin
4


Mừng Luca cũng đã nói: “Khơng có gì che giấu mà sẽ khơng bị lộ ra, khơng có gì bí

mật mà người ta sẽ không biết” (Lc. 12: 2). Cách Cain trả lời với Thiên Chúa “con
không biết,” chứng tỏ tội ác đã ăn sâu trong lòng dạ con người. Không những đã
không thành tâm sám hối thú nhận lỗi lầm của mình, mà cịn khước từ và che giấu tội
lỗi. Đây là bản chất của tội nguyên tổ trong vườn Eden đã truyền lại cho tất cả hậu
sinh cho đến khi ân sủng Thiên Chúa ban xuống trên chúng ta.6 Như ở trên, chúng ta
có đề cập đến “máu” trong Kinh Thánh, đó là biểu lộ cho những gì là chính yếu và
căn bản, máu ở đây là máu vô tội, máu bị chảy từ những bàn tay độc ác, máu đã kêu
thấu lên Thiên Chúa. Nó mang một ý nghĩa sâu xa. Điều này nói với chúng ta về bảo
huyết Đức Kitô.
Sau lời thẩm vấn là bản án của Thiên Chúa dành cho người có tội, sự thánh
thiện và cơng chính của Thiên Chúa sẽ khơng tha thứ cho tội lỗi ngay tức khắc “Giờ
đây ngươi bị nguyền rủa bởi chính đất đã từng há miệng hút lấy máu em ngươi, do tay
ngươi đổ ra. Ngươi có canh tác đất đai, nó cũng khơng cịn cho ngươi hoa màu của
nó nữa. Ngươi sẽ lang thang phiêu bạt trên mặt đất" (St. 4: 11-12). Cho dù Cain có đi
tới đâu đi chăng nữa, mặt đất này sẽ nguyền rủa lại ơng, bởi chính đất đã từng há
miệng hút lấy máu em ngươi, máu của người đã bị thiệt mạng vì ơng. Việc nhớ lại vụ
giết người sẽ ln ám ảnh ơng, nó sẽ đeo đuổi ơng và ơng sẽ phải cưu mang nó cho dù
bất cứ ở đâu.
Ca-in thưa với Thiên Chúa: “Hình phạt dành cho con quá nặng, con không thể
mang nổi.” Bây giờ Cain dần nhận ra những lỗi lầm ơng đã gây ra, mặc dù hình phạt
chiếm ngự trong tâm trí ơng nhiều hơn tâm trạng nhận ra lỗi lầm của mình. “Hình
phạt dành cho con quá nặng, con không thể mang nổi” là dấu hiệu của sự bất lực và
mất niềm tin. Một sự khủng khiếp của tình trạng khơng được cứu vãn và khơng kham
nỗi, nhưng ông phải chịu đựng và chịu đựng mãi mãi. Cain đã khóc “Con sẽ phải trốn
tránh để khỏi giáp mặt Ngài”. Hình phạt khủng khiếp đó đã vĩnh viễn trục xuất anh
khỏi Thiên Chúa; “Ca-in đi xa khuất mặt Thiên Chúa và ở tại xứ Nốt” (St. 4: 16). Nốt
có nghĩa là “lạc hướng”7—khơng có sự bình an hay yên tĩnh cho kẻ ác: hiện tại, họ
như những con sóng nhào lộn trên biển; tương lai, họ sẽ như những ngơi sao lạc
hướng, mất hút trong bóng tối của sự tối tăm muôn đời. Nếu chúng ta từ chối Của Lễ
của Chúa Giêsu Kitơ, thì sự diệt vong của Cain cũng là số phận của mỗi một chúng ta.

Vì, “Ai tin vào người Con thì được sự sống đời đời; cịn kẻ nào khơng chịu tin vào
người Con thì khơng được sự sống, nhưng cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đè nặng trên
kẻ ấy" (Gioan 3: 36).

Như trên, Michael D. Guinan, “Ađam, Eva và Tội Nguyên Tổ”.
Paul J. Achtemeier, Society of Biblical Literature: Bible Dictionary [Hiệp Hội Văn Chương Kinh
Thánh: Từ Điển Kinh Thánh], (Nhà Xuất Bản Harper & Row, 1985), 710.
6
7

5


2. Cain và Aben—có tính cách tiền trưng
Cain và Aben là hai nhân vật tượng trưng cho hai tầng lớp hồn tồn khác
nhau. Họ là điển hình cho người mất và người được cứu; người tự mãn và người
khiêm nhu; tín hữu hình thức và tín hữu chân chính; người cậy dựa vào cơng sức của
riêng mình và người đặt niềm trông cậy vào Thiên Chúa; những người cho rằng ơn
cứu độ đến bởi cơng trạng của mình và những người tin rằng ơn cứu độ là do tình
thương của Thiên Chúa ban; những người bị Thiên Chúa khước từ và những người
được Thiên Chúa đón nhận và chúc phúc.
Cain và Aben đều là con cháu của tổ tiên sa ngã, cả hai đều được sinh ra ngoài
vườn Eden. Cho nên, “bản nhiên”8 của họ là “những người con của thịnh nộ,” và dĩ
nhiên họ đã bị tách khỏi Thiên Chúa. Họ được hình thành trong tội lỗi, vì thế, họ thật
sự cần đến một Đấng Cứu Độ. Nhưng, như chúng ta đã thấy, Cain đã không thừa nhận
bản nhiên sa ngã và tội lỗi của mình, cũng như khước từ phương thức chữa lành của
Thiên Chúa; trong khi Aben nhìn nhận thân phận yếu đuối và tội lỗi của mình, trơng
cậy vào tình thương của Thiên Chúa, đặt trọn niềm tin của mình khi dâng tiến hy lễ,
vì thế ông được xem là người công chính trước mặt Thiên Chúa.
Trong Sáng thế chương 3, trước khi Thiên Chúa trục xuất phụ mẫu nguyên

thủy ra khỏi vườn Eden, Ngài đã mạc khải cho họ con đường ơn cứu độ: “Đức Chúa
là Thiên Chúa làm cho con người và vợ con người những chiếc áo bằng da và mặc
cho họ” (St. 3:21). Đây là bài Tin Mừng đầu tiên được rao giảng trên thế gian này,
được giảng dạy không phải bằng lời mà bằng biểu tượng. Qua bộ quần áo bằng da của
Adam và Eva, Thiên Chúa đã dạy cho chúng ta bốn bài học. Đầu tiên, để một tội nhân
tiếp cận Thiên Chúa cực thánh cần có sự che đậy phù hợp. Thứ đến, tấm che thân
được họ kết lại từ những lá cây đã không được Thiên Chúa chấp nhận. Thứ ba, phải
chính Thiên Chúa là người cung cấp quần áo cho họ. Và cuối cùng, sự cần thiết che
đậy chỉ có thể đạt được qua cái chết. Chết là nghiệp báo của tội lỗi. Adam và Eva đã
không tuân theo mệnh lệnh của Thiên Chúa, cho nên, sự cơng bình kêu gọi thi hành
xử phạt theo luật lệ.
Hoặc là họ phải chết hay người khác phải chết trong nơi của họ. Lịng thương
xót chỉ có thể đến sau khi công lý đã được thi hành. Ân sủng ngự trị “qua sự cơng
chính” và khơng bao giờ làm ai mất niềm tin. Thiên Chúa đã tỏ lòng khoan dung với
Adam và Eva, khi làm như vậy, Ngài tỏ cho chúng ta thấy luật pháp Ngài đã không
được nguyên tổ tôn trọng. Khi mặc cho họ bộ đồ bằng da, Thiên Chúa đã cho chúng
ta thấy họ qua những biểu tượng sinh động rằng, tội lỗi chỉ có thể được che đậy—
được chuộc (lỗi) cho, vì từ ‘hịa giải’ trong tiếng Do thái có nghĩa là ‘màn che’9—cái
Con người bản nhiên lệ thuộc sự điều khiển của lý trí chưa được thánh hóa bằng ân sủng. Xem,
Nguyễn Đình Diễn, Từ Điển Công Giáo Anh – Việt, từ “Con người bản nhiên” [Natural man], 28.
9
Như trên, Paul J. Achtemeier, Society of Biblical Literature: Bible Dictionary [Hiệp Hội Văn Chương
Kinh Thánh: Từ Điển Kinh Thánh], 80.
8

6


giá của lễ vật hy sinh: sự sống bị tước đoạt và náu bị đổ ra. Vì thế, chính trong vườn
Eden, chúng ta tìm ra “dự hình”10 và báo hiệu của Thập Giá Chúa Kitô. Qua Adam và

Eva, Thiên Chúa tỏ lộ chân lý và căn bản của hành động thay thế—cơng chính chết
thay cho bất cơng, vơ tội đau khổ cho tội lỗi. Adam và Eva là đã phạm tội và đáng bị
hủy diệt, nhưng những con vật đã chết thay cho họ, và bởi cái chết của họ, một màn
che được cung cấp nhằm che giấu tội lỗi và xấu hổ của họ, ơn hòa giải đã được ban
xuống trên họ. Tuy nhiên, đó là đối với những người đặt trọn niềm tin vào Chúa
Giêsu Kitô. Trong Ngài, chúng ta được ban phát một chiếc áo choàng—chiếc áo của
sự cơng chính—“chiếc áo chồng tốt nhất”—chiếc áo hồn tồn làm hài lịng Thiên
Chúa ngàn trùng chí thánh.
Trong vườn Eden, chúng ta nghe sứ điệp Tin Mừng đầu tiên. Không những
thế, trong vườn Eden Thiên Chúa còn tỏ cho con người biết rõ và không thể nhầm lẫn
những yêu cầu của Ngài. Qua việc giết chết những con vật và da của chúng được lấy
để mặc cho phụ mẫu nguyên thủy của chúng ta, Thiên Chúa đã tỏ lộ phương cách mà
người tội lỗi có thể tiếp cận Đấng tạo hóa của mình, cụ thể là, đổ máu. Con người
phải đặt một vật thay thế giữa bản thân mình và cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. Qua
việc sát tế con vật, người dâng hiến đồng hóa bản thân mình với hy lễ và nhìn nhận
thân phận tội lỗi của bản thân, nhờ vào bàn tay cơng chính của Thiên Chúa, con người
tội lỗi được hưởng sự cơng chính của Thiên Chúa. Khi đồng hóa bản thân với của lễ
sát tế, ông đã nhìn thấy cái chết của Người thay thế cho mình và ơng đã đón nhận sự
quan tâm chăm sóc của Thiên Chúa, bởi vì Ngài đã chết thay cho tội của nhân loại và
cho chính bản thân mình, và ông đã ra đi tự do.
Một lần nữa, một cách nào đó chúng ta đã tìm hiểu một cách tự do về Sáng thế
3: 21 “Đức Chúa là Thiên Chúa làm cho con người và vợ con người những chiếc áo
bằng da và mặc cho họ,” bởi vì tầm quan trọng của câu này cần thiết để hiểu rõ nội
dung của Sáng thế chương 4. Như chúng ta đã thấy, Adam và Eva đã được chính
Thiên Chúa hướng dẫn rõ ràng và chắc chắn về cách tiếp xúc với Đấng tạo dựng của
mình. Với họ, Thiên Chúa đã mạc khải rõ ràng những yêu cầu của Ngài, và những yêu
cầu này cũng được truyền lại cho con cháu họ. Xa hơn nữa là Cain và Aben, họ đã
được biết những yêu cầu về lễ phẩm mà họ sẽ dâng lên Thiên Chúa. Do thái 11: 4 đã
minh chứng điều này: “nhờ đức tin ông A-ben đã dâng lên Thiên Chúa một hy lễ cao
quý,” và Rm. 10: 17 cũng đã nói “có đức tin là nhờ nghe giảng.” Vì thế, rõ ràng là hai

anh em họ đã “nghe” những yêu cầu của Thiên Chúa.
“Sau một thời gian, Ca-in lấy hoa màu của đất đai làm lễ vật dâng lên Thiên
Chúa” (St. 4:3). Khi dâng lễ phẩm như vậy, chứng tỏ Cain đã cố quay lưng lại với
mạc khải của Thiên Chúa và dám tự ý công khai ý riêng của mình. Việc tiến dâng hy
Một người, một vật, một hành động hay một biến cố trong Kinh Thánh báo trước những chân l,
những hành động hay những biến cố trong tương lai. Xem Nguyễn Đình Diễn, Từ Điển Cơng Giáo
Anh-Việt, 2014 bản mở rộng, từ “Dự hình” [Type], 2094.
10

7


lễ như Cain đã làm cho thấy ông đã phủ nhận mình là một tạo vật sa ngã—đứa con sa
ngã của nguyên tổ sa ngã—và đã bị đắm chìm dưới bản án kết tội của Thiên Chúa.
Ông đã phủ nhận mình là một tội nhân và đã cố ý phớt lờ yêu cầu của Thiên Chúa về
việc đền tội bởi cái chết của hy tế thay thế. Ông đã cố chấp tiếp cận Thiên Chúa với
những công lao hoa màu ruộng đất của chính mình. Thay vì đón nhận và làm theo
Thánh ý, ông đã trơ trẽn hành động theo ý riêng của mình và đã chọn một lễ phẩm tự
công lao của bản thân để dâng lên Thiên Chúa. Của lễ ơng dâng chính là hoa màu
ruộng đất mà Thiên Chúa đã nguyền rủa và Thiên Chúa đã chối từ nhận nó.
Cain tượng trưng cho người đàn ơng bản nhiên. Ông đại diện cho những người
quay lưng lại với Bửu Huyết đổ ra nơi Thập Giá và những người cho việc đền tội như
là “một hình thức rối ren.” Ông là người đại diện cho tầng lớp đa số những người từ
chối việc hồn tất chương trình của Chúa Giêsu Kitô, và ông cũng là người đại diện
cho những người cho rằng ơn cứu độ là do công trạng của mình mà có. Cain là cha
của những người biệt phái, người tự hào rằng mình là chủ của những người thu thuế,
người khoác loác inh ỏi về đạo đức cũng như lịng tin tơn giáo của mình. Ơng là
người đại diện cho những người cậy dựa vào sức riêng của mình để làm vui lịng
Thiên Chúa và cũng là những người cậy dựa vào công trạng của bản thân để lập công
với Thiên Chúa.

Giuđa 1:11, thẳng thắn tuyên bố tai họa sẽ đổ xuống trên những người đã đi
vào con đường của Cain: “Khốn cho họ, bởi họ đi vào con đường của Ca-in.” Họ là
những người phủ nhận nhân loại đã phạm tội và sa ngã trong Adam và vì thế, tự bản
nhiên, họ là con cháu của thịnh nộ. Họ phủ nhận họ là những con người đã bị đuổi ra
khỏi sự hiện diện của Thiên Chúa. Có một vực thẳm lớn đã ngăn cách giữa họ với
Thiên Chúa. Khơng gì có thể san bằng được vực thẳm đó ngồi Thập Giá của Chúa
Giêsu Kitơ, qua Ngài và ơn cứu chuộc của Ngài là cách duy nhất để trở về với Chúa
Cha. Tuy nhiên, họ đã thẳng thừng khước từ và khơng đón nhận ơn Cứu Độ của Chúa
Giêsu Kitô. Họ phủ nhận bản nhiên con người là bản chất xấu xa, bản chất không thể
tránh được. Ngược lại, họ cho rằng bản nhiên con người về cơ bản là tốt, nhờ tiến
trình phát triển và ni dưỡng, nó được sinh hoa kết trái—hoa trái được dâng cho
Thiên Chúa. Họ dâng lên Thiên Chúa hoa trái với hình thức của người đạo đức, của
những việc làm khơng tư lợi, cùng những công việc bác ái. Họ cho rằng những gì họ
có là do cơng lao vất vả của mình. Đây là con đường của Cain. Cain đã dâng lên
Thiên Chúa hoa màu từ ruộng đất đã bị chính Ngài nguyền rủa. Những người và lễ
phẩm như vậy không xứng đáng để dâng lên Thiên Chúa. Ngài sẽ không chấp nhận
chúng. Của lễ duy nhất sẽ được Thiên Chúa đón nhận là những gì trên trái đất do cơng
trạng của Người Con Chí Thánh của Ngài.
“Aben cũng dâng những con đầu lòng của bầy chiên cùng với mỡ của chúng.
Thiên Chúa đối nhìn đến A-ben và lễ vật của ông” (St. 4:4). Aben xuất hiện với một
thái độ hoàn toàn đối lập với Cain. Khi dâng của lễ, Aben đã nhìn nhận mình là một
8


tạo vật sa ngã, một người tội lỗi. Ông đã cúi đầu thú nhận lỗi lầm trước nhan Thiên
Chúa và ơng được trở nên cơng chính. Ơng thừa nhận bản thân tội lỗi của mình đáng
để chết. Nhưng nhờ đức tin, ông Aben đã dâng lên Thiên Chúa hy lễ của ông. Aben
đã tin rằng Thiên Chúa sẽ chấp nhận con chiên bị sát tế này, máu của nó đổ ra sẽ đáp
ứng những yêu cầu của Ngài và làm thỏa mãn sự cơng chính của Ngài. Ơng đã được
dạy rằng, cách duy nhất để trở về với Thiên Chúa là nhìn nhận tội lỗi của bản thân,

sống đời hy sinh—xuyên qua một đời sống vô tội được dâng lên đền thay cho tội lỗi,
ông đã tin và đã làm theo điều đã được truyền dạy.
Đích thực của niềm tin cứu rỗi là tin vào Lời Chúa và hành động theo Lời
Ngài dạy. Điều này được minh chứng khi Người bảo ông Si-môn: "Chèo ra chỗ nước
sâu mà thả lưới bắt cá." Ơng Simon đáp: "Thưa Thầy, chúng tơi đã vất vả suốt đêm
mà khơng bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới" (Lc. 5: 4-5). Đức tin
thì hơn sự suy luận của lý trí con người. Đức tin là sự cam kết của chúng ta với Thiên
Chúa. Niềm tin nhất thiết địi hỏi phải có sự quyết đốn, “Tơi sẽ thả lưới.” Đức tin bị
chết trong bộ mặt của những lý sự, nhạy cảm và kinh nghiệm thế gian, và nói,
“Nhưng vâng lời Thầy con xin thả lưới.” Aben thi hành Lời Chúa, dâng lên Ngài hy lễ
của mình với trọn niềm tin và ơng được Thiên Chúa đối nhận và được gọi là người
cơng chính.
Cain tượng trưng cho con người bản nhiên thì Aben đại diện cho con người
thần thiêng,11 con người được sinh ra một lần nữa trong Chúa Giêsu Kitô. Aben là
người đại diện cho những người dám bỏ chính mình để chọn Thiên Chúa làm gia
nghiệp; niềm hy vọng duy nhất của họ là chính Thiên Chúa, nhờ đó họ nhận ra điều
này: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” (Lc. 18:13b). Aben tượng
trưng cho người đặt trọn niềm tin vào cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, Đấng đã dâng
mình trên Thánh giá làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa, và
máu Người trở nên phương tiện đền tội cho nhân loại.
Sự khác biệt căn bản giữa Cain và Aben không phải là tính cách, nhưng là
chính thái độ của họ. Nếu chúng ta đang cậy dựa vào những nổ lực và công trạng của
bản thân, cũng như tin tưởng vào những gì chúng ta cho là tốt lành và đạo đức, chứng
tỏ chúng ta cũng giống như Cain, chúng ta đang xây nhà trên cát và nó sẽ bị sụp đổ.
Nhưng, nêu chúng ta đang tin tưởng và cậy dựa vào công trạng bảo huyết Đức Kitơ,
thì chúng ta đang xây nhà trên đá, và trong “Đá” chúng ta sẽ tìm được nơi trú ẩn an
tồn. Vì Đức Kitơ đã lập cơng cho nhân loại sa ngã nhận được mọi ân sủng siêu
nhiên. Như vậy, ta thấy Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi con người. Chính Người là
thợ gốm nhào nặn ra con người và hơn thế nữa Thiên Chúa còn hứa ban ơn cứu độ


Cịn con người thần thiêng có bản tính con người đã được Chúa Thánh Thần chiếm ngự và tác động.
Xem, Nguyễn Đình Diễn, Từ Điển Cơng Giáo Anh – Việt, từ “Con người thần thiêng” [Spiritual man],
28.
11

9


cho chúng ta. Cử chỉ nhân hố này nói lên lịng thương xót ân cần của Thiên Chúa,
khơng bỏ rơi những kẻ đã xúc phạm đến Người.12
3.

Cain and Abel—sự thông ban

“Những sự việc này xảy ra cho họ để làm bài học, và đã được chép lại để răn
dạy chúng ta, là những người đang sống trong thời sau hết này” (1 Cor. 10:11). Aben
là một dự hình ấn tượng của Chúa Kitô, vụ Cain sát hại Aben là một tiên báo về sự
việc ruồng bỏ và đóng đinh Chúa chúng ta của những người Do thái. Ít nhất có 35
điểm tương đồng có thể tìm thấy ở đây giữa dự hình và đối hình.13 Nếu xét Abel như
là dự hình của Thiên Chúa, như Isaac được tiến dâng trên bàn thờ và như con cừu bị
mắc trong bụi cây. Cả Aben và của lễ mà ngài mang đến cho Chúa Giêsu, chúng ta có
được như sau:
(1) A-ben làm nghề chăn chiên (St. 4:2) và (2) đây là một người chăn chiên
mà chính người chăn chiên này đã dâng của lễ lên Thiên Chúa. (3) Mặc dù ông đã
không làm gì nên tội, nhưng ơng đã bị anh trai mình ghét bỏ. Cain đã ghen ghét em
mình và (4) sự ‘ghen tương’ này đã giết chết chính lương tâm và bản thân ông. (5)
Aben đã không chết một cái chết tự nhiên, nhưng (6) cam chịu một cái chết bạo lực
dưới chính bàn tay của anh trai mình. (7) Sau cái chết của Aben, Thiên Chúa đã tuyên
bố rằng, máu của Aben đã kêu thấu đến Ngài, và hình phạt nghiêm khắc được thi
hành trên kẻ sát nhân.

Đối chiếu từ chính con người của Aben đến lễ phẩm của ơng, chúng ta thấy:
(8) “Aben đã dâng lên Thiên Chúa một hy lễ” (Dt. 11:4). (9) Lễ phẩm ông dâng là
“con vật đầu lòng,” một “con chiên.” (10) “Nhờ đức tin,” ông đã dâng lên Chúa một
hy lễ. (11) Lễ phẩm mà Aben dâng lên Thiên Chúa được mô tả là một hy lễ “cao
quý” (St. 11: 4). (12) Thiên Chúa đã “chấp nhận những lễ phẩm ông dâng.” (13)
Aben được chứng nhận là người cơng chính (Dt. 11:4). (14) Thiên Chúa đã công khai
tỏ lộ chấp nhận những hy lễ ông dâng. (15) Và cuối cùng, Aben vẫn “cất lời” tung hơ
Chúa—“tuy đã chết rồi, ơng vẫn cịn lên tiếng” (Dt. 11: 4b).
Dự hình này hồn hảo ở mọi góc độ. (1) Chúa Giêsu là một Mục tử—Mục Tử
Nhân Lành—và (2) “Tơi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng
sống mình cho đồn chiên” (Jn. 10:11). (3) Mặc dù vô tội, nhưng dân chúng đã ghét
Ngài vơ cớ (Jn 15: 25). (4) Chỉ vì “ghen tị” mà Ngài đã bị đưa đi đóng đinh (Mt.
27:18). (5) Chúa Giêsu không chết một cái chết tự nhiên. Ngài đã bị nộp, và anh em
đã dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh Người vào thập giá mà giết đi (Cvtđ. 2:23). (6) Ngài
đã bị “tồn thể nhà Ít-ra-en” treo trên thập giá (Cvtđ. 2:36). (7) Sau cái chết của Ngài,

Học Viện Đaminh, “Tìm Hiểu Khái Quát Sách Sáng Thế,” (truy cập 24/03/2018).
Người, vật, nơi chốn hoặc sự kiện đã được Kinh Thánh loan báo trước bằng hình bóng, dự hình
(type). Xem Nguyễn Đình Diễn, Từ Điển Cơng Giáo Anh-Việt, từ “Đối hình” [Antitype], 120.
12
13

10


những tên sát nhân đã bị Thiên Chúa trừng phạt: “Ông sẽ đến tiêu diệt các tá điền, rồi
giao vườn nho cho người khác” (Mc. 12:9).
Đối chiếu từ Chúa Giêsu đến chính của lễ Ngài dâng: (8) Chúa Giêsu đã tự
nộp mình làm hiến lễ dâng lên Thiên Chúa (Eph. 5: 2). (9) Hy lễ Ngài dâng là chính
mạng sống Ngài—“bửu huyết của Con Chiên vẹn toàn” (1Pr. 1:19). (10) Trong lúc

dâng của lễ, Ngài đã thưa lên với Chúa Cha: “Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến
để thực thi ý Ngài” (Dt. 10: 7-9). (11) Hy lễ Chúa Kitô đã dâng lên Thiên Chúa là một
“hy lễ vẹn tồn” tựa hương thơm ngào ngạt (Eph. 5:2). (12) “Cịn Đức Ki-tô, sau khi
dâng lễ tế duy nhất để đền tội cho nhân loại, Người đã lên ngự bên hữu Thiên Chúa
đến muôn đời” (Dt. 10:12). (13) Thấy sự việc xảy ra như thế, viên đại đội trưởng cất
tiếng tôn vinh Thiên Chúa rằng: "Người này đích thực là người cơng chính” (Lc.
23:47). (14) Thiên Chúa đã cơng khai tun bố sự chấp thuận hy lễ của Chúa Kitô qua
việc Thiên Chúa đã làm cho sống lại (Cvtđ. 2: 32). (15) Hy lễ của Chúa Kitô dâng tiến
đã “kêu thấu” trời còn mạnh thế hơn cả máu Aben (Dt. 12: 24).
Cũng như Aben và hy lễ của ông, trong mọi góc độ, một dự hình tuyệt vời của
Chúa Kitơ và hy lễ của Ngài, vì thế Cain, người đã sát hại Aben, kiểu mẫu cho những
người Do thái, những người đã đóng đinh Chúa Giêsu. (16) “Ca-in làm nghề cày cấy
đất đai” (St. 4:2). Vì vậy điều đầu tiên nói với chúng ta về con người gắn liền với
ruộng đất. (17) Việc từ chối mang theo con chiên như yêu cầu, Cain đã từ chối dâng
lên Thiên Chúa hy lễ do chính Ngài ban tặng cho ơng. (18) Tự cho mình là đúng, là
người cơng chính, Cain đã dâng lên Thiên Chúa hy lễ theo ý riêng của mình. (19) Hy
lễ ơng dâng là sản phẩm từ chính những cơng lao của mình. (20) Hy lễ này đã bị
Thiên Chúa từ chối. (21) Đặc ân Thiên Chúa ban cho Cain để chỉ huy em mình (St. 4:
7). (22) Khi đã bị tước mất quyền đặc ân này. (23) Cain đem lịng ghen tị với Aben và
ơng đã nhẫn tâm ra tay sát hại em mình. (24) Thiên Chúa bắt ơng phải chịu trách
nhiệm về tội ác mà chính ơng đã gây ra. (25) Thiên Chúa báo thù cho tiếng kêu của
máu Aben. (26) Vì sự đổ máu của em mình, lời nguyền của Thiên Chúa giáng xuống
trên Cain. (17) Một phần của sự trừng phạt bao gồm cả ruộng đất của ông cũng trở
nên cằn cỗi (St. 4: 12). (28) Hơn nữa, ông sẽ phải lang thang phiêu bạt trên mặt đất.
(29) Cain thừa nhận hình phạt dành cho mình q nặng khơng thể mang nổi. (30) Vì
tội lỗi của mình, ơng bị đuổi ra khỏi mặt đất (St. 4:14). Cũng vì tội lỗi của mình, ơng
đã phải trốn tránh để khỏi giáp mặt Thiên Chúa. (32) Bất cứ ai gặp ông sẽ chống lại
ông (St. 4:14). (33) Thiên Chúa ghi dấu trên ông (St. 4:15). (34) Thiên Chúa phán với
ông “Bất cứ ai giết Cain sẽ bị trả thù gấp bảy” (St. 4:15). (35) Cain đi khuất mặt
Thiên Chúa và ở tại xứ Nốt, về phía đơng Ê-đen (St. 4:16).

Một lần nữa quay lại với đối hình, chúng ta cùng nhau tìm hiểu Cain đã là
điềm báo của lịch sử Israel như thế nào. (16) Điều đầu tiên đáng chú ý về người Do
thái là, họ là dân của miền đất—miền đất hứa, Đất Thánh (St. 13:15). (17) Việc từ
chối Chiên Thiên Chúa (Gn. 1:11), người Do thái đã từ chối hy lễ mà ân sủng của
11


Thiên Chúa đã ban cho họ. (18) Thánh Phao-lô tuyên bố rằng người Do thái đã
“khơng nhận biết rằng chính Thiên Chúa làm cho người ta nên cơng chính, và họ tìm
cách nên cơng chính tự sức mình. Như vậy là họ không tuân theo đường lối Thiên
Chúa làm cho người ta nên cơng chính” (Rm. 10:3). (19) Người Do thái tự ý phục
tùng Luật của Thiên Chúa (Rm. 9:21). (20) Nhưng Thiên Chúa không lưu tâm đến
công việc của họ (Cvtđ. 13: 39). (21) Giả như Israel đã bước đi trong mệnh lệnh của
Thiên Chúa, thì họ đã là người đứng đầu các quốc gia (Đnl. 28:13). (22) Nhưng vì tội
lỗi, họ đã bị tước mất chỗ và đặc ân (Isaia 9: 14). (23) Chính những người Do thái đã
treo Đức Giêsu (Cvtđ. 5:30). (24) Thiên Chúa đã tố cáo tội ác của họ (Cvtđ. 2: 22-23).
(25) Máu của Đức Kitô giờ đây đang đổ xuống trên những người Do thái (Mt. 27:25).
(26) Vì chính họ đã đóng đinh Đấng Messiah của họ, chính vì thế, Thiên Chúa đã
“khiến chúng trở nên mối kinh hoàng và tai họa cho mọi vương quốc trên cõi đất, nên
trị ơ nhục, lời đàm tiếu, đầu đề châm chọc và lời nguyền rủa cho mọi nơi Ta đã xua
chúng đến” (Jer. 24:9). (27) Một phần của lời nguyền mà Thiên Chúa cảnh báo trên
họ là ruộng đát bị tàn phá (Lv. 26: 34-35). (28) Người Do thái “sẽ không được yên
hàn và không có chỗ đặt bàn chân” (Đnl. 28:65). (29) Israel thừa nhận hình phạt của
họ lớn hơn sức chịu đựng (Dcr. 12:10). (30) Bốn mươi năm sau khi Đóng Đinh, Israel
bị đuổi ra khỏi Palestine. (31) Từ đó họ khơng cịn được diện kiến khuôn mặt của
Thiên Chúa (Hs.1:9). (32) Trong gần 2000 năm, hầu hết tất cả bàn tay của người đàn
ông đã chống lại người Do thái: “Mạng sống anh (em) sẽ treo lơ lửng trước mặt anh
(em); đêm ngày anh (em) sẽ khiếp sợ, anh (em) sẽ không tin mình cịn được
sống”(Đnl. 28: 66). (33) Một dấu hiệu nhận dạng đã được đánh dấu trên người Do
thái để ông có thể được nhận ra bất cứ nơi đâu. (34) Thiên Chúa nguyền rủa những kẻ

đã có lời nhục mạ (St. 12:3). (35) Phần lớn, ngay cả cho đén ngày nay, người Do thái
tiếp tục tập trung ở các thành phố lớn.
Tóm lại, qua sự thơng ban ân sủng, hình bóng của Cựu Ước được sáng tỏ
trong Tân Ước, đó là điều cho thấy tính nhất qn trong chương trình cứu độ của
Thiên Chúa.
III. Bài Học Dưới Khía Cạnh của Chủ Đề Thần Học
1. Cuộc sống nhân loại ngoài vườn địa đàng.
Câu chuyện về đời sống nhân loại ngoài vườn Địa Đàng bao gồm những yếu
tố liên quan đến khả năng của con người đối diện với điều tốt và điều xấu: từ việc tạo
dựng sự sống đến việc phá hủy sự sống, từ sự thân mật đến ghen tng và ốn hận, từ
việc kêu cầu danh Đức Chúa đến việc lừa dối con người, từ việc phát triển nghệ thuật
và văn minh đến tài khéo léo của con người cho những mục đích bạo lực, từ việc sống
trong sự hiện diện của Thiên Chúa đến sự xa lánh Người, từ việc cư ngụ trong nhà
đến sự lang thang vất vưởng.

12


Sự kiện giết người đầu tiên xảy ra trong mâu thuẫn liên quan đến tôn giáo,
giữa con người phụng thờ Thiên Chúa, trình bày sự đan xen có tính mỉa mai trong câu
chuyện. Tội ẩn dấu trong cộng đoàn đức tin. Lịch sử nhân loại nói chung và trong Do
thái hay Ki-tơ giáo nói riêng, khơng ít những mâu thuẫn đã xảy ra trong cộng đồn tơn
giáo, liên quan đến việc thờ phượng và việc xác định ai là người làm đúng ý Thiên
Chúa trong các việc như thế. Trong việc thức tỉnh kinh nghiệm như thế, cần phải cảnh
giác những kẻ thờ phượng dã tâm thất bại, bởi vì cám dỗ trả thù có thể sẽ rất mãnh
liệt.
Trình thuật Sáng Thế 4 nhắc đến từ “anh em” nhằm nhấn mạnh mối bận tâm
đối với tương quan huynh đệ này. Hai con người này không phải là những kẻ xa lạ.
Họ được sinh ra và lớn lên trong cùng một nhà, cùng một mơi trường gia đình…
Nhưng ngay cả sự chia sẻ chung sâu xa như thế cũng không ngăn chặn được sự căm

thù và bạo lực. Nếu tội có ảnh hưởng như thế trên cả những người gần gũi nhau và
cùng chia sẻ nhiều giá trị chung, nó cho thấy một vấn đề sâu xa và lan tỏa khắp toàn
thể nhân loại. Chứng tỏ, các tội cá nhân của con cháu đã không ngừng chồng chất
thêm vào nguyên tội do hai ông bà nguyên tổ đã phạm theo một nhịp điệu nhanh
chóng là dường nào.
Cain là kiểu mẫu đầu tiên của một con người lòng đầy ghen tương, của một kẻ
sát hại anh em mình; và một đoạn đặc biệt trong lịch sử của ông (St. 4:17) lại nhấn
mạnh đến sự gia tăng của tội lỗi trong cuộc sống đô thị. Như thế ta cảm thấy được
cách đặc biệt những hậu quả của nguyên tội qua các tội lỗi của con cháu Ađam, quy
kết nơi kiểu mẫu đầu tiên là Cain. Trái lại, trong đời sống nơi thôn dã, dù cùng chịu
chung số phận bị chúc dữ do tội lỗi gây ra, nhưng tác giả cho thấy một nền luân lý
sáng sủa hơn nhiều. Nền luân lý ấy được nhân cách hóa trong hình ảnh của Aben và
nhất là của Sết mà con cháu họ được mô tả là những kẻ biết kính sợ Thiên Chúa và
“hằng cầu khẩn Danh Ngài” (St. 4:26). 14
2. Tương quan giữa con người với thiên nhiên.
Cũng như trong câu chuyện sa ngã của Adam và Evà ở chương trước (St. 3:124). Câu chuyện Cain và Aben (St. 4:1-16) một lần nữa phản ánh mối tương quan gần
gũi giữa con người và đất đai, một sự kiện liên kết mật thiết giữa trật tự luân lý và trật
tự vũ trụ. Với tội lỗi, mọi tương quan của chúng ta – với Thiên Chúa, với chính mình,
với người khác, với thế giới thiên nhiên – tất cả đều đổ vỡ. Lời nguyền là sức mạnh
của sự chết; sự chúc phúc là sức mạnh của sự sống.
Phản ánh của thiên nhiên như một dấu chỉ về sự quan phòng của Thiên Chúa
trên những thụ tạo mà Ngài đã dựng nên. Con người chúng ta là những tạo vật được
Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh Ngài và được trao quyền bá chủ chim trời cá
Giáo Phận Phú Cường, “Ý Nghĩa Thật của Sách Sáng Thế,” từ (Truy cập 05/04/2018).
14

13


biển. Chính vì thế, bổn phận chúng ta là thi hành thánh ý Ngài trong niềm tin, phó

thác dưới bàn tay yêu thương quan phòng của Ngài.
3. Câu chuyện phản ánh thực tại của nhân loại mọi thời.
Có những câu hỏi khó ln được đặt ra liên quan đến trình thuật này: Ai là
người có thể đe dọa tính mạng Cain? Cain đã lấy vợ từ đâu? Ai đã mua tất cả những
ngôi nhà trong thành phố mà ông xây cất?... Chúng ta có thể giải thích những sự thiếu
kết nối này bằng việc nại đến ngữ cảnh gốc của câu chuyện; câu chuyện bắt đầu trong
một thời đại khi mà thế giới đã có đơng người. Bản văn khơng trình bày các sự kiện
theo trình tự biên niên sử. Dường như những người soạn thảo không quá để ý đến các
yếu tố thiếu logic này. Điều tác giả nhắm đến là sự mở rộng cuộc sống của nhân loại
sau sa ngã, với những phương diện sáng tối khác nhau, dưới con mắt của một “nhà
thần học” được linh hứng hơn là của một sử gia. Thực tế có một khoảng cách xa vời
vợi giữa “thời” của các nhân vật trong câu chuyện và “thời” của tác giả soạn thảo bản
văn. Những sự xem ra thiếu nối kết đó là bằng chứng cho thấy rằng câu chuyện đóng
vai trị như là tấm gương phản chiếu thực tại nhân loại trong mọi thời, chứ khơng đơn
giản là một trình thuật các sự kiện cổ đại theo nghĩa chặt. Cain có thể bị đe dọa bởi
bất cứ ai, nhưng Cain phản ánh một mối lo toan được nói lên bởi các thế hệ sau. Cain
có thể khơng thực sự tự mình xây nên một thành phố, nhưng kinh nghiệm đô thị là
một thực tại mà tất cả các thế hệ về sau đã sống.
Kết Luận
Câu chuyện Cain và Aben có vẻ giống với một dụ ngơn, vì sự thật của câu
chuyện nằm trong sứ điệp về tội lỗi hơn là câu chuyện lịch sử. Câu chuyện để lại cho
nhân loại qua mọi thời bài học làm người, làm con Thiên Chúa.
Mặc dù Thiên Chúa được miêu tả là vị quan án và ra án phạt, thế nhưng hình
phạt khơng mang tính độc đốn hoặc bị áp đặt từ bên ngồi. Hình phạt xuất phát và
biểu lộ bản tính nội tại của tội. Loài người chúng ta được dựng nên do lời ban sự sống
của Thiên Chúa và thở hơi thở của Thiên Chúa (St. 2: 7). Từ chối Thiên Chúa là quay
lưng lại với nguồn sự sống của chúng ta; là vươn mình ra bên ngồi và tự cắt đứt
nguồn cung cấp khơng khí của chính chúng ta. Cắt đi nguồn sự sống có nghĩa gì khác
đâu ngồi cái chết? Vì chúng ta phá vỡ mối tương quan với Thiên Chúa là nguồn sự
sống nên mọi mối tương quan khác bắt đầu tan rã. Sự chết khơng phải là hình phạt

độc đốn dành cho tội lỗi; nó là một cách diễn tả, hay theo một nghĩa nào đó nó là
một “bí tích” (một dấu hiệu bề ngoài diễn tả thực tại thiêng liêng bên trong) của
những gì mà tội lỗi thực sự là. Việc chúng ta từ chối sự sống thì đồng thời đó cũng là
tự sát và sát nhân! Hơi thở cuối cùng của chúng ta chỉ là bước cuối cùng mà thơi!
Nếu nhìn vào trong gương, chúng ta sẽ nhìn thấy họ. Chúng ta là chúng ta là
Cain và Aben; cũng như các nhân vật khác trong những câu chuyện đầu tiên, đã đại
diện cho mỗi người chúng ta. Những câu chuyện ấy là những câu chuyện mẫu, có tính
14


biểu tượng, nói về cách cư xử của con người khi đối mặt với sự cám dỗ. Câu chuyện
bàn luận về những cấu trúc cơ bản của hiện hữu nhân sinh trong thế giới và trước mặt
Thiên Chúa. Đây không phải là những cánh cửa ăn thông với đường hầm của lịch sử
mà là những tấm gương phản chiếu chính gương mặt của chúng ta. Khi ta vượt qua
giới hạn của thụ tạo, khi ta từ chối làm hình ảnh của Thiên Chúa và cố đóng vai trị
của Thiên Chúa, ngay lúc bây giờ hay vào thời xa lơ xa lắc nào đó, là chúng ta mang
đến “cái chết” (theo nghĩa phong phú của Kinh Thánh) và sự đổ vỡ vào trong thế giới.
Hãy xem các tin thời sự hằng ngày! Hệ quả của tội lỗi vẫn còn quanh đây. Chúng ta
ngập chìm trong đó!
Câu chuyện giảng dạy chân lý và nói cho chúng ta và về tác hại mà chúng ta
đã làm cho chính mình, cho người khác và cho thụ tạo tốt đẹp của Thiên Chúa khi ta
quên mình là ai và khi quay lưng lại với Thiên Chúa mà con người chúng ta được tạo
nên theo hình ảnh Ngài. Bất cứ khi nào chúng ta đóng vai trò của Thiên Chúa, hệ quả
sẽ là sự tàn phá. Tóm lại, đối với chúng ta, sự chết thường là khi ta thở hơi cuối cùng
trên mặt đất này. Nhưng Kinh Thánh có một cái nhãn quan rộng lớn hơn: Cái Chết đó
là sự phá huỷ và sụp đổ mọi mối liên hệ của chúng ta trên mọi bình diện. Cái Chết
không chỉ là lúc chấm dứt ở cuối đời mà là cả một sự đổ vỡ nói chung có ảnh hưởng
trên mọi đời sống của chúng ta trên mọi bình diện.

15



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Achtemeier, Paul J. Society of Biblical Literature: Bible Dictionary [Hiệp Hội Văn
Chương Kinh Thánh: Từ Điển Kinh Thánh]. Nhà Xuất Bản Harper & Row, 1985.
Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Đường Về Emmaus. Sài Gịn: NXB. Tơn Giáo, 2012.
Kinh Thánh (Bản Dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, Dòng Chúa Cứu Thế). NXB. Tp.
Hồ Chí Minh, 1999.
Kinh Thánh Tân Ước và Cựu Ước. Lời Chúa Cho Mọi Người. Sài Gòn: NXB. Tơn
Giáo.
Nguyễn Đình Diễn. Từ Điển Cơng Giáo Anh-Việt. Nhà Xuất Bản Đồng Nai, 2014.
Pink, Arthur Walkington. Gleanings in Genesis [Góp Nhặt trong Sách Sáng Thế].
Bellingham, WA: Logos Research Systems, Inc., 2005.
/> />o/bible/01_Genesis_pericope_e.html#5.
/> /> />
16



×