Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TIỂU LUẬN Chính sách vĩ mô của nhà nước Việt Nam trong thời kì 2008 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.17 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế xã hội nước ta những năm gần đây diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới
và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường, giá dầu thô và giá nhiều
loại nguyên liệu, hàng hóa khác trên thị trường thế giới tăng mạnh kéo theo sự tăng
giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước, lạm phát xảy ra tại nhiều nước
trên thế giới, khủng hoảng tài chính tồn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy
thoái, kinh tế thế giới suy giảm, thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy
ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đới sống dân
cư. Trước tình hình đó, nhờ sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Đảng, Quốc hội,
chính phủ, sự cố gắng khắc phục khó khăn của các bộ, ngành, địa phương, các tập
đoàn, doanh ngiệp, các cơ sở sản xuất và của toàn dân nên kinh tế xã hội nước ta
từng bước vượt qua khó khăn, thách thức...
Vì vậy, việc nghiên cứu về tình hình kinh tế của những năm gần đây rất quan
trọng, và cần thiết, để biết được thực trạng phát triển của nước ta trong những năn
đây, đề ra các hướng giải quyết, định hướng trong tương lai.

II. Chính sách vĩ mơ của nhà nước Việt Nam trong thời kì 2008 đến nay
Khái niệm: Chính sách kinh tế vĩ mơ là các chính sách kinh tế nhằm mục đích
ổn định kinh tế vĩ mơ và đạt trạng thái tồn dụng lao động. Hai chính sách kinh tế
vĩ mơ quan trọng là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ. Chính sách kinh tế
vĩ mơ cịn được gọi là chính sách quản lý tổng cầu vì nó tác động đến phía cầu của
nền kinh tế.
a. Chính sách tài khóa (fiscal policy) trong kinh tế học vĩ mơ là chính sách thơng
qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền kinh tế. Chính sách tài
khóa cùng với chính sách tiền tệ là các chính sách kinh tế vĩ mơ quan trọng, nhằm
ổn định và phát triển kinh tế.
Tác dụng:
Chính sách tài khố: Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thối, nhà nước có thể
giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư cơng cộng) để chống lại. Chính sách tài chính như
thế gọi là chính sách tài chính nới lỏng.
Ngược lại, khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện tượng nóng, thì nhà


nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi


vào tình trạng q nóng dẫn tới đổ vỡ. Chính sách tài khóa như thế này gọi là chính
sách tài khóa thắt chặt.
b. Chính sách lưu thơng tiền tệ hay chính sách tiền tệ (monetary policy) là q
trình quản lý cung tiền (money supply) của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân
hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi suất mong muốn (targeting interest
rate) để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế
lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đối, đạt được tồn dụng lao động hay tăng
trưởng kinh tế. Chính sách lưu thơng tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất
nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thơng qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui
định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối.
Mục tiêu của chính sách tiền tệ:
Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền. Thông
thường, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này. Chỉ để điều tiết chu kỳ
kinh tế ở tình trạng bình thường, thì mục tiêu lãi suất được lựa chọn. Cịn khi kinh
tế q nóng hay kinh tế q lạnh, chính sách tiền tệ sẽ nhằm vào mục tiêu trực tiếp
hơn, đó là lượng cung tiền.
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua và bán trái phiếu chính phủ của FED.
Khi FED mua trái phiếu của công chúng, số đơ-la mà nó trả cho trái phiếu làm tăng
tiền cơ sở và qua đó làm tăng cung tiền. Khi FED bán trái phiếu cho cơng chúng,
số đơ-la mà nó nhận làm giảm tiền cơ sở và bởi vậy làm giảm cung tiền. Nghiệp vụ
thị trường mở là công cụ chính sách được Fed sử dụng thường xuyên nhất . Trên
thực tế, FED thực hiện nghiệp vụ này trên thị trường chứng khốn New York hàng
ngày.
c. Chính sách đối ngoại bao gồm các chính sách ngoại thương và quản lý thị
trường ngoại hối.
Chính sách kinh tế đối ngoại liên quan đến việc mở cửa nền kinh tế. Nó bao gồm
các chính sách thương mại, chính sách đối với tài khoản vốn.

Một nền kinh tế mở là một nền kinh tế có giao dịch với các nền kinh tế khác. Nền
kinh tế này trái với một nền kinh tế đóng cửa trong đó khơng có xuất khẩu, khơng
có nhập khẩu, khơng có các dịng di chuyển vốn.
Cụ thể, nền kinh tế này mua và bán hàng hóa và dịch vụ trên thị trường sản phẩm
thế giới; mua và bán các tài sản vốn trên thị trường tài chính thế giới. Trong nền
kinh tế mở, ngoài các biến số kinh tế vĩ mơ giống trong nền kinh tế khép kín như


sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, cịn có biến số kinh tế vĩ mô quan trọng khác
như xuất khẩu ròng (tài khoản vãng lai), luồng vốn ròng (tài khoản vốn), tỷ giá hối
đối.
d. Chính sách thu nhập là chính sách của chính phủ tác động trực tiếp đến tiền
cơng, giá cả với mục đích chính là để kiềm chế lạm phát. Chính sách này sử dụng
nhiều loại cơng cụ, từ các cơng cụ có tính chất cứng rắn như giá, lương, những chỉ
dẫn chung để ấn định tiền công và giá cả, những quy tắc pháp lý ràng buộc sự thay
đổi giá cả và tiên lương,... đến những cơng cụ mềm dẻo hơn như việc hướng dẫn
khuyến khích bằng thuế thu nhập... chính sách nầy sử dụng nhiều công cụ như giá
(P), lương (W), những chỉ dẫn chung để ấn định tiền công và giá cả, những quy tắc
pháp lý ràng buộc sự thay đổi giá cả và tiền lương...Ngồi ra chính phủ cịn sử
dụng những cơng cụ mềm dẻo như việc hướng dẫn, khuyến khích bằng thuế thu
nhập. - chính sách thu nhập gọi chính xác là chính sách giá cả tiền lương. - Muốn
lạm phát chậm lại, cần kiềm chế việc tăng cung tiền và chi tiêu của chính phủ. Kiểm sốt lạm phát là một mục tiêu lớn thì chính phủ tìm cách đảm bảo giá cả ổn
định.
- Hệ thống pháp luật. Hệ thống pháp luật là một công cụ quản lý vĩ mô của Nhà
nước, nó tạo ra khn khổ pháp luật cho các chủ thể kinh tế hoạt động,
phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm cho
nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống pháp luật bao
trùm mọi hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm những điều luật cơ bản về hoạt động
của các doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp), về hợp đồng kinh tế, về bảo hộ lao
động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ môi trường, v.v.. Các luật đó điều chỉnh hành vi của

các chủ thể kinh tế, buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận sự điều tiết của Nhà
nước.
- Kế hoạch hoá. Cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là kế hoạch kết hợp với thị trường. Kế hoạch và thị trường là hai công cụ
quản lý của Nhà nước, chúng được kết hợp chặt chẽ với nhau. Sự điều tiết của
thị trường là cơ sở phân phối các nguồn lực, còn kế hoạch khắc phục tính tự phát
của thị trường, làm cho nền kinh tế phát triển theo định hướng của kế hoạch. Kế
hoạch nói ở đây được hoạch định trên cơ sở thị trường, bao quát tất cả các thành
phần kinh tế, tất cả các quan hệ kinh tế, kể cả quan hệ thị trường.


- Lực lượng kinh tế của Nhà nước. Nhà nước quản lý nền kinh tế không chỉ bằng
các công cụ pháp luật, kế hoạch hố, mà cịn bằng lực lượng kinh tế của Nhà nước
và tập thể để chúng dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế, hỗ trợ các thành
phần kinh tế khác phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nhờ đó Nhà nước có sức mạnh vật chất để điều
tiết, hướng dẫn nền kinh tế theo mục tiêu kinh tế - xã hội do kế hoạch đặt ra.
- Chính sách tài chính và tiền tệ. Đối với nền kinh tế thị trường, Nhà nước quản lý
bằng các biện pháp kinh tế là chủ yếu. Những biện pháp kinh tế điều tiết vĩ mô
của Nhà nước chủ yếu là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ.
Chính sách tài chính, đặc biệt là ngân sách nhà nước có ảnh hưởng quyết định
đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế và xã hội. Thơng qua việc hình thành và
sử dụng ngân sách nhà nước, Nhà nước điều chỉnh phân bố các nguồn lực kinh tế,
xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo đảm công bằng trong phân phối và thực hiện các
chức năng của mình. Nội dung của ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu và
các khoản chi. Bộ phận chủ yếu của các khoản thu là thuế. Chính sách thuế đúng
đắn khơng chỉ tạo nguồn thu cho ngân sách, mà cịn khuyến khích sản xuất, điều
tiết tiêu dùng.
Chính sách tiền tệ. Là một công cụ quản lý vĩ mô trọng yếu, vai trị của nó
trong điều tiết kinh tế vĩ mơ ngày càng tăng cùng với sự phát triển của kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách tiền tệ phải khống chế được lượng
tiền phát hành và tổng quy mơ cho tín dụng. Trong chính sách tiền tệ, lãi suất là
công cụ quan trọng, là phương tiện điều tiết cung, cầu tiền tệ. Việc thắt chặt hay
nới lỏng cung ứng tiền tệ, kìm chế lạm phát thơng qua hoạt động của hệ thống
ngân hàng sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế.
- Các công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại.
Để mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, Nhà nước sử dụng nhiều cơng
cụ, trong đó chủ yếu là thuế xuất - nhập khẩu, bảo đảm tín dụng xuất khẩu, trợ cấp
xuất khẩu. Thơng qua các cơng cụ đó, Nhà nước có thể khuyến khích xuất khẩu,
bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá của
nước ta; giữ vững được độc lập, chủ quyền, bảo vệ được lợi ích quốc gia trong


quan hệ kinh tế quốc tế.
Trên đây là các công cụ mà Nhà nước Việt Nam sử dụng để điều tiết vĩ mô nền
kinh tế. Chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu một số công cụ chủ yếu ở các chương tiếp
sau.
Ngày nay, tuy không can thiệp trực tiếp vào thị trường, nhưng các công cụ quản lý
vĩ mô của Chính phủ (bàn tay hữu hình) là rất quan trọng khi nền kinh tế gặp khó
khăn, như thực tiễn đã chứng minh.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đang bộc lộ những tín hiệu và động thái
chưa từng có, đánh dấu bước ngoặt xuống dốc thời kỳ hoàng kim chủ nghĩa tư bản
tự do Mỹ.
Các chính phủ ra tay
Nếu như sự lạm dụng cho vay dưới chuẩn, được sự dung túng của Chính phủ Mỹ
và sự bùng nổ các cơng cụ nợ phái sinh trên thị trường tài chính tồn cầu gây ra
tình trạng đầu cơ quá mức và mất khả năng thanh toán trên thị trường bất động sản
là căn ngun trực tiếp, thì chính các thể chế thị trường tự do cao độ, thiên vị các
lợi ích cá nhân và cục bộ, nới lỏng kiểm soát ở Mỹ mới là căn nguyên sâu xa và
chủ yếu gây ra khủng hoảng. Giờ đây, Chính phủ Mỹ phải tung nhiều gói cứu trợ

trị giá hàng trăm tỷ USD hịng cứu vãn ngành NH, công nghiệp ô tô…đang bên bờ
vực phá sản.
Theo gương Mỹ, liệu pháp “bàn tay nhà nước” lan rộng nhanh chóng trong một
loạt các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Theo đó, ngày 28/9/2008, Chính
phủ Anh đã quốc hữu hóa NH Bradford & Bingley tốn kém 25 tỷ USD. Ngày
29/9/2008, các nước Bỉ, Hà Lan và Luxembourg đã phải cùng nhau quốc hữu hóa
bộ phận tài chính của Tập đồn Fortis - NH lớn nhất nước Bỉ. Ngày 6/10/2008, NH
BNP Paribas của Pháp đã chính thức tiếp nhận kiểm soát cổ phần của Fortis ở Bỉ
và Luxembourg. Bà Merkel, Thủ tướng Đức đã tuyên bố, nước Đức sẽ khơng để
cho một cơng ty tài chính nào bị lụn bại, vì sẽ gây ảnh hưởng xấu cho tồn hệ
thống. Bởi vậy, Chính phủ Đức và Bundesbank đã phải bỏ ra 50 tỷ Euro để cứu
nguy cho Hypo Real Estate - một tổ chức cho vay thương mại lớn thứ hai ở Đức
chuyên cho vay trong lĩnh vực bất động sản, khỏi bị phá sản.


Chính phủ lceland cũng đã chi 600 triệu Euro để kiểm soát cổ phần của Glitnir
Banh của nước này để tránh sự phá sản dây chuyền. Nhật Bản cũng sẵn sàng chi
hàng trăm tỷ USD để hỗ trợ ổn định hệ thống thị trường tài chính trong nước...
Các tổ chức IMF hay WB trước đây thường đóng vai trị trung tâm trong cuộc giải
quyết khủng hoảng tài chính ở châu Á,thì nay cũng khơng cịn có được vai trị như
thế đối với khủng hoảng tài chính ở Mỹ. Nhiều nhà lãnh đạo các quốc gia phát
triển trên thế giới ngày càng tìm thấy tiếng nói chung, cùng nhấn mạnh giải pháp
căn bản cho cuộc khủng hoảng hiện nay là phải "tìm ra được một sự cân bằng mới
giữa vai trị của nhà nước và thị trường”. Tư duy mới về bàn tay của nhà nước
trong một thế giới đang biến đổi ngày càng đậm nét dần.
Thị trường tự do hoàn hảo?
Học thuyết kinh tế "Bàn tay vơ hình" được Adam Smith - nhà kinh tế học người
Scotland đưa ra trong những năm của thế kỷ XVIII. Theo Adam Smith thì "Bàn tay
vơ hình” có nghĩa là trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân tham gia ln tìm
cách tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Ai cũng muốn thế cho nên vơ hình chung đã

thúc đẩy sự phát triển và củng cố lợi ích cho cả cộng đồng. Hệ quả của tư tưởng
này là chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp vào cá nhân, DN và nền kinh
tế cứ để tự do hoạt động kinh doanh.
Không đồng nhất với quan điểm trên, nhà kinh tế học người Anh, John Maynard
Keynes (1883 - 1948) - là một trong 100 người được Tạp chí TIME bầu chọn là
những người làm nên thế kỷ XX – đã nêu lên học thuyết mới về lý thuyết tổng cầu
– nguyên lý cầu hữu hiệu. Keynes cho rằng vào thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng
lượng cầu đầu tư hàng hóa cơng cộng (tăng chi tiêu của chính phủ) thì sản xuất và
việc làm cũng tăng theo, nhờ đó giúp cho nền kinh tế thoát khỏi thời kỳ suy thoái.
Thắt chặt chi tiêu trong thời kỳ khủng hoảng càng làm cho khủng hoảng thêm trầm
trọng. Qua đó, ơng đề cao vai trị của chính phủ trong việc kích cầu trong thời kỳ
suy thối.
"Bàn tay hữu hình" hay…
Sáu tháng cuối năm vừa qua, tuy chưa phải là thời gian dài nhưng rõ ràng cũng đủ
cho chúng ta suy ngẫm lại về bài học kinh nghiệm sử dụng sức mạnh điều tiết thị
trường của nhà nước. Từ đầu năm 2008 đến nay, Chính phủ đã thực thi các giải


pháp mạnh như đã kể trên. Như thế là chúng ta đã chủ động điều tiết "bàn tay vơ
hình" của thị trường tự do buộc phải "tuân theo định hướng chủ quan" của mình, vì
thế một số mặt hàng thiết yếu, nhạy cảm cho đầu vào sản xuất và cả tiêu dùng như
xăng dầu, điện, nước, phân bón... trong năm vừa qua về cơ bản vẫn được giữ
nguyên, không tăng hoặc có tăng cũng chỉ ở giá cả của các sản phẩm này trên thị
trường thế giới đều đã tăng cao hơn nhiều. Điều này đã có tác động tích cực là bảo
đảm cho các DN duy trì hoạt động bình thường và khơng gây ảnh hưởng xấu đến
đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, góp phần ổn định an sinh xã hội như
mục tiêu của Chính phủ đã đề ra; ngồi ra cũng góp phần kiềm chế được một phần
sự gia tăng của CPI, của lạm phát.
Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của thế giới và kể cả Việt Nam trong hơn 20 năm đổi
mới vừa qua, nhất là bằng kinh nghiệm từng trải của chúng ta về chống lạm phát

thành công trong những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã
cho thấy, cũng cần hết sức lưu ý rằng, mọi sự điều tiết của "bàn tay hữu hình" đó
dù có hiệu quả cao đến đâu cũng chỉ là giải pháp tình thế có tính thời đoạn nhất
định. Khơng thể coi đó là giải pháp bất biến, vì nếu cứ kéo dài mãi sẽ là chủ quan
duy ý chí, phá vỡ các quy luật khách quan khoa học vốn có của kinh tế thị trường
cùng với thực tiễn yêu cầu phát triển sinh động của kinh tế - xã hội nước ta.
Nền kinh tế mới của thế giới đang định hình, địi hỏi tư duy thích ứng về bàn tay
quản lý của Nhà nước trong khi thực hiện các nguyên tắc kinh tế thị trường, tránh
các cực đoan, phiến diện trong nhận thức, tăng cường sự phối hợp đồng bộ các
công cụ và cấp độ quản lý, giám sát chặt chẽ và chủ động xử trí kịp thời các tác
động mặt trái của chính sách lựa chọn trong thực tiễn bằng hợp lực của sức mạnh
tổ chức và tài chính trong và ngồi nước, với vai trị trung tâm là Nhà nước. Do
vậy, sự linh hoạt của Nhà nước trong điều hành kinh tế (hai bàn tay - cả vơ hình và
hữu hình) mới là yếu tố quan trọng của một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa.
* GS. Đặng Phong – Chuyên gia lịch sử kinh tế Việt Nam: Một thời gian theo
sách của Liên Xô (cũ), nhưng sau khi Liên Xơ sụp đổ, ta lại thay đổi chính sách
kinh tế. Những năm 1992 – 1993, chúng ta đã ứng dụng tư duy kinh tế của người
Nhật, nhưng tư duy đó cũng khơng hẳn phù hợp. Do vậy, có thể nói rằng, người
Việt Nam vẫn chưa hình thành rõ một hệ thống tư duy kinh tế. Điều đó chẳng có gì
đáng trách cả. Vì để hình thành rõ một hệ thống tư duy kinh tế thì phải có những
nhà kinh tế học thực thụ, có thể đưa ra những lý thuyết cho sự phát triển kinh tế


của đất nước. Một học thuyết như thế rõ ràng là chưa có. Cách của người Việt Nam
là cứ đi sẽ thấy đường.
* Ông Vũ Quốc Tuấn – Chuyên gia kinh tế: Thế giới đang bước vào thời đại kinh
tế mới, kinh tế thị trường phải có sự điều tiết thích hợp của Nhà nước. Trong đó, sẽ
u cầu cao hơn về tăng cường vai trò của luật pháp, chế tài, điều tiết của Nhà
nước, kiểm soát các thể chế thị trường, thắt chặt cho vay tín dụng, thiết lập hệ
thống thông tin công khai, minh bạch…Tư duy mới về bàn tay Nhà nước đang và

sẽ ngày càng trở nên rõ nét, bao quát và chi phối toàn bộ các hoạt động trong mọi
lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội quốc gia và quốc tế.
* TS. Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế
Trung ương: Có 2 mơ hình về việc phát triển kinh tế thị trường, mơ hình kiểu Mỹ
và kiểu Trung Quốc. Triết lý của kinh tế thị trường là để cho mọi người tự do quyết
định, tự do hoạt động kinh doanh theo pháp luật, nhưng mà các địn bẩy kinh tế nó
ràng buộc người ta ghê lắm. Cho nên, trong kinh tế hiện đại, sự đối nghịch chủ thợ
cũng bị đòn bẩy kinh tế ràng buộc. Thợ thì nghe chủ là đương nhiên, nhưng chủ
ngày nay cũng phải lắng nghe thợ, vì thợ trong một chừng mực nào đó chính là
“sức cầu” thị trường. Phải nghe theo tiếng “thở” của thị trường.
* TS. Nguyễn Đức Thành – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính
sách (ĐHQG Hà Nội): Những tư tưởng kinh tế nằm sau các chính sách kinh tế ở
Việt Nam kể từ giai đoạn đổi mới đến nay, mặc dù khơng có trường phái nào rõ rệt,
nhưng dường như có một dạng chủ nghĩa Keynes thơ sơ phủ bóng lên các chính
sách kinh tế của Việt Nam trong suốt thời gian qua. Sự vận hành nền kinh tế Việt
Nam hiện nay mang nét tương đồng với lý luận tổng cầu của Keynes và có xu
hướng nghiêng về trọng kích cầu hơn.
* TS. Nguyễn Quang A – Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển (IDS): Việc
thắt chặt chính sách tiền tệ của Việt Nam trong thời gian vừa qua, giảm bớt thâm
hụt cán cân thương mại, kiểm sốt lạm phát…cho thấy, chỉ có Chính phủ mới có
những chính sách kiểm sốt tầm vĩ mơ như vậy. Vai trò của bàn tay nhà nước là rõ
rồi, không phải bàn cãi, nhất là những nỗ lực trong thắt chặt chính sách tài khóa,
tức là chi tiêu cơng của Chính phủ, chi tiêu của các DNNN. Tơi nghĩ, nếu làm tốt
được điều này và vài điểm khác, như trợ giúp người nghèo, giúp đỡ các DNNVV
để họ có thể vực dậy thì có thể Việt Nam có cơ hội phục hồi lại nhanh chóng.


Bối cảnh tín dụng đình trệ, hệ thống tài chính – ngân hàng bất ổn và nền kinh
tế trong nước đang ngày càng chìm sâu trong khó khăn, bế tắc, tất yếu sẽ buộc
các nhà lãnh đạo, quản lý, hoạch định chính sách Việt Nam phải xem xét lại

một cách nghiêm khắc thực trạng hệ thống tài chính cùng tính hiệu lực, hiệu
quả của mạng lưới an tồn tài chính hiện hành.
Bên cạnh sự trưởng thành khiêm tốn của một số định chế tài chính thực chất, một
số khác đã vụt lớn một cách bất thường, trở thành những tập đồn lớn dưới các
hình thái khác nhau. Đáng lo ngại là một số tập đồn tài chính đã tìm mọi cách lách
luật, chọn cấu trúc phức tạp để làm cho hoạt động của họ trở lên không rõ ràng,
nhằm tránh sự giám sát hoặc gây hạn chế hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát
của Nhà nước. Nhiều loại hình sản phẩm và dịch vụ tài chính tinh vi, phức tạp, lai
căng giữa các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, chứa đựng nhiều rủi ro,
được bung ra mà các cơ quan giám sát tài chính hiện hành hoặc không nhận diện
được, hoặc không đủ năng lực, quyền lực để kiểm soát.
Những hiện tượng như sở hữu chéo kiểu lách luật, góp vốn ảo, “thổi phồng” tài sản
nhờ các giao dịch “kỹ thuật”, sử dụng đòn bẩy tài chính q mức, tuồn vốn cho các
cơng ty “sân sau”… trở nên phổ biến và trò “ponzi” cả trong khu vực tư, lẫn cơng
có “đất” để hồnh hành. Khi các thị trường tài sản đột ngột sụt giá và/hoặc đóng
băng, rủi ro tín dụng, thanh khoản tăng cao và lan truyền nhanh chóng ra tồn hệ
thống. Hệ lụy là lịng tin đổ vỡ và thị trường tài chính rơi vào hỗn loạn, ngưng
trệ ...
Câu hỏi là tại sao có thực trạng này?
Nguyên nhân sâu xa và cốt lõi của thực trạng kinh tế - tài chính Việt Nam hiện nay
nằm ở những yếu kém, bất cân đối nội tại của nền kinh tế, xuất phát từ những hạn
chế trong điều hành kinh tế vĩ mơ của Chính phủ những năm qua.
Không thể chối bỏ một sự thật là suốt gần thập kỷ qua, kinh tế vĩ mô Việt Nam
luôn trong tình trạng bất ổn. Sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiết kiệm và đầu tư
lâu nay đã đẩy nền kinh tế ln phải đối mặt với tình trạng thâm hụt cán cân
thương mại, thâm hụt ngân sách nhà nước và nợ công tăng mạnh. Hệ lụy tất yếu là
lạm phát dâng cao, theo đó là sự bất ổn của tỉ giá, lãi suất, rối loạn hoạt động ngân
hàng và đình trệ kinh tế, tiếp theo là sự đổ vỡ lịng tin. Những thành quả kinh tế
hình thức hoặc nhất thời trong một vài năm gần đây nhanh chóng bị xóa nhịa bởi



sự bất ổn vĩ mơ dai dẳng. Nói cách khác, chính những nỗ lực “bóp lại cho trịn”
những khuyết tật của nền kinh tế thời gian qua, chủ yếu bằng các giải pháp ổn định
tổng cầu, càng đẩy nền kinh tế chìm sâu hơn trong khó khăn, bế tắc.
Nhưng, một nguyên nhân trực tiếp và quan trọng của thực trạng bất ổn tài chính
hiện hành nằm ở chỗ: Việt Nam thiếu vắng hoặc chưa chú trọng phát triển hoạt
động giám sát an tồn vĩ mơ tồn hệ thống tài chính, bên cạnh các lý do, như: sự
yếu kém, sơ hở, lơ là hay buông lỏng quản lý, giám sát của từng cơ quan hữu trách
chuyên ngành, hay khuôn khổ thể chế và pháp lý bất cập…

Lấp đầy chúng bằng cách nào?
Câu trả lời là: Trước tiên, cần củng cố, chấn chỉnh lại ngay từng cơ quan quản lý,
giám sát an tồn vi mơ chun ngành hiện có, đồng thời cải thiện nhanh chóng
quan hệ phối hợp giữa chúng trong mạng lưới an tồn tài chính quốc gia, tiếp cận
theo hướng giám sát an tồn vĩ mơ đặt trong khn khổ duy trì ổn định tài chính
thích hợp được thiết lập.
Có một sự khác biệt lớn về mục tiêu, đối tượng, đặc tính rủi ro và cách tiếp cận
giữa giám sát an tồn vĩ mơ và giám sát an tồn vi mơ. Một số người tới nay vẫn
cịn mơ hồ cho rằng: việc quản lý, giám sát chặt chẽ từng định chế tài chính, bảo
đảm cho chúng phát triển an tồn, tránh được đổ vỡ, sẽ là điều kiện cần và đủ để
duy trì được một hệ thống tài chính lành mạnh, ổn định, tránh được nguy cơ xảy ra
khủng hoảng tài chính. Cách tư duy kiểu “cộng số học” đơn thuần như vậy (soi xét
từng định chế tài chính một cách riêng rẽ, độc lập, sau đó tổng hợp lại thành toàn
hệ thống) đã bỏ qua các mối quan hệ tương tác/sự tác động lan truyền giữa các khu
vực, bộ phận quan trọng hay nhóm các định chế tài chính chủ chốt với nhau và
giữa chúng với nền kinh tế thực. Hơn nữa, khơng hẳn bất ổn tài chính tại một định
chế tài chính, thậm chí tại một nhóm các định chế tài chính sẽ gây tổn thất lớn đến
mức đủ làm bất ổn toàn hệ thống. Thực trạng kinh tế Việt Nam cho thấy, việc bỏ
qua các rủi ro tiềm ẩn giữa các định chế tài chính trước những bất ổn kinh tế vĩ mơ
có thể khiến cho các cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành có những nhận định

sai lầm về mức độ an toàn hệ thống. Cũng như vậy, việc bỏ qua các ảnh hưởng
tương tác có thể dẫn đến các chính sách ứng phó sai lầm.


Giám sát an tồn vĩ mơ đứng trên giác độ tồn hệ thống tài chính đặt trong tương
quan tổng thể kinh tế vĩ mô, nhằm tới mục tiêu hạn chế hoặc ngăn chặn nguy cơ
xảy ra khủng hoảng tài chính làm đình trệ hoặc suy giảm kinh tế. Cách tiếp cận của
giám sát an tồn vĩ mơ là “từ đỉnh xuống đáy”. Phương pháp này chú trọng tới rủi
ro hệ thống, tập trung giám sát đối với các định chế tài chính quy mơ lớn, phức tạp,
có tầm ảnh hưởng tới tồn hệ thống (các tập đồn tài chính/các cơng ty nắm giữ
ngân hàng); đánh giá tập trung tín dụng của các định chế tài chính cũng như khả
năng bị tổn thương trước các biến động, chẳng hạn như các cú sốc về giá cả tài sản,
các biến động trong ngành, khu vực và kinh tế vĩ mô.
Bằng cách tiếp cận này, giám sát an tồn vĩ mơ thực sự hỗ trợ tích cực trong việc
xác định khu vực dễ tổn thương và hoạch định chính sách ứng phó xác đáng. Giám
sát an tồn vĩ mơ đóng vai trị quan trọng trong việc bảo đảm ổn định tài chính, tạo
lập mơi trường vĩ mơ thuận lợi, qua đó làm cho từng định chế tài chính được an
tồn hơn. Chính từ cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế tồn cầu vừa qua, thế giới
đã nhận ra “lỗ hổng” lớn trong hệ thống giám sát tài chính của mình – “giám sát an
tồn vĩ mơ” bị thiếu vắng, sao nhãng hay mờ nhạt. “Lỗ hổng” này đang được các
quốc gia, khu vực, nhóm các nước hay các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế đang
tích cực lấp đầy.
Tuy nhiên, duy trì ổn định tài chính khơng phải và khơng thể là sứ mệnh của duy
nhất một cơ quan nhà nước nào đó. Nó địi hỏi nỗ lực chung của nhiều cơ quan có
thẩm quyền khác nhau, chủ chốt là:
Ngân hàng Nhà nước với vai trò tổ chức và bảo đảm sự vận hành trơi chảy, có hiệu
quả của các hệ thống thanh tốn; cung cấp thanh khoản cho hệ thống; đóng vai là
người cho vay trong phương sách cuối cùng (về học thuật là chỉ đối với các định
chế tài chính lớn gặp khó khăn về thanh khoản, nhưng chưa mất khả năng thanh
tốn);

Các cơ quan giám sát tài chính, bao gồm cả cấp độ giám sát an tồn vi mơ từng
định chế tài chính, từng phân khúc thị trường và cấp độ giám sát an tồn vĩ mơ
tồn hệ thống tài chính;
(iii) Bộ Tài chính với vai trị sử dụng tiền thuế của dân để cứu trợ khẩn cấp các
định chế tài chính lớn, có tầm ảnh hưởng tới tồn hệ thống, bị rơi vào tình trạng
mất khả năng thanh toán, đang bên bờ vực phá sản.


Tuyên bố G-20 Washington ngày 15/11/2008, khi đề cập đến nguyên nhân cốt lõi
của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế tồn cầu 2008, có nêu: “Những nhân tố
chính yếu của tình trạng hiện nay là sự phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô chưa
hợp lý, chưa đầy đủ, việc cải tổ cấu trúc chưa thỏa đáng, điều mà dẫn tới hậu quả
kinh tế vĩ mơ tồn cầu bất ổn. Những diễn tiến như vậy, cộng hưởng lại, đã góp
phần gây ra tình trạng thái q, hậu quả cuối cùng là sự đổ vỡ thị trường đầy tai
hại”. Rõ ràng, thiếu vắng sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cơ quan chủ
chốt liên quan tới ổn định tài chính ở mỗi quốc gia cũng là một trong số các
nguyên nhân quan trọng gây ra khủng hoảng tài chính.
Để khắc phục khuyết tật trên, có 2 giải pháp phổ biến đang được các nước trên thế
giới áp dụng:
Ký kết và cam kết thực hiện Thỏa thuận/Văn kiện ghi nhớ tay ba giữa các cơ quan
chủ chốt liên quan tới ổn định tài chính: Ngân hàng Trung ương, các cơ quan quản
lý, giám sát tài chính và Bộ Tài chính (trong văn kiện có nêu rõ mục tiêu, trách
nhiệm, quyền hạn từng bên và cơ chế phối hợp giữa 3 cơ quan);
Thành lập hội đồng/ủy ban với thành phần chính gồm các thành viên đến từ 3 cơ
quan chủ chốt liên quan tới ổn định tài chính và một số chuyên gia kinh tế - tài
chính.
Cũng như vậy, Việt Nam buộc phải có hành động khẩn cấp tương tự. Sự lựa chọn
tối ưu có thể là:
- Phân định lại một cách rành mạch hơn, hợp lý hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của từng thành viên chính trong mạng lưới an tồn tài chính quốc gia và cải

thiện tính hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan đó.
Các giải pháp nhằm củng cố, tăng cường, hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính
(gồm các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, giám sát các lĩnh vực ngân hàng,
chứng khốn, bảo hiểm và chung tồn bộ thị trường tài chính) mà Chính phủ đang
chỉ đạo thực hiện là cần thiết, phù hợp với bối cảnh trong nước và phản ánh đúng
xu hướng quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, nhằm bảo đảm cho giải pháp này được thực
hiện một cách triệt để, đồng bộ, đúng lộ trình và đạt tới mục tiêu dự kiến, trước
tiên cần phân định lại rõ ràng hơn, hợp lý hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
từng thành viên chính trong mạng lưới an tồn tài chính quốc gia, bao gồm: Ngân


hàng Nhà nước (Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng), Bộ Tài chính (Ủy ban
Chứng khốn Nhà nước, Cục Điều tiết và Giám sát bảo hiểm), Ủy ban Giám sát tài
chính quốc gia (UBGSTCQG), Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, cũng như quan hệ
phối hợp công tác giữa các cơ quan này.
Sự điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng nhất được khuyến nghị
làm ngay là: Ngân hàng Nhà nước đảm trách giám sát an toàn vĩ mơ tồn hệ thống
tài chính và chuyển giao hoạt động giám sát an tồn vi mơ từng tổ chức tín dụng
sang cho UBGSTCQG. Việc điều chỉnh này nhằm đảm bảo tính minh bạch và độc
lập của các cơ quan thực thi. Theo đó, UBGSTCQG cần được tạo vị thế tương
xứng và được ưu tiên cung cấp đủ nguồn lực, trao đủ quyền lực để thực thi tốt chức
năng, nhiệm vụ mới của mình.
- Thiết lập một cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa các cơ quan chủ chốt liên quan tới
ổn định tài chính - Ngân hàng Nhà nước, UBGSTCQG và Bộ Tài chính.
Bước 1: Xây dựng Thơng tư liên tịch về cơ chế phối hợp giữa Ngân hàng Nhà
nước, UBGSTCQG và Bộ Tài chính nhằm bảo đảm ổn định tài chính, trong đó nêu
rõ mục tiêu cụ thể, phạm vi, đối tượng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm thi hành
của từng bên và cơ chế giám sát việc thực thi này.
Bước 2: Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định thành lập Hội đồng Ổn định Tài chính
Quốc gia do Thủ tướng hoặc một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch với cơ

cấu thành phần gồm các thành viên đến từ: Ngân hàng Nhà nước, UBGSTCQG,
Bộ Tài chính (có thể cả Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam) và một số chuyên gia kinh tế
- tài chính độc lập. Hội đồng làm việc theo cơ chế tập thể, quyết nghị theo đa số
phiếu; Hội đồng khơng có bộ máy và biên chế hành chính; nhân sự Ban thư ký
giúp việc Hội đồng do 3 bên đóng góp, làm việc theo chế độ bán chuyên; Hội đồng
nhóm họp định kỳ hoặc khi có u cầu đột xuất.
- Thiết lập khn khổ và chính sách, cơng cụ duy trì ổn định tài chính
Hội đồng Ổn định Tài chính Quốc gia cần có khn khổ, cơ chế, chính sách, cơng
cụ để có thể vận hành được một cách hiệu quả. Khuôn khổ nhằm duy trì ổn định tài
chính bao gồm 3 khía cạnh: (i) Theo dõi, giám sát và phân tích các rủi ro tài chính
mang tính hệ thống; (ii) Đánh giá, cảnh báo và đưa ra các giải pháp ứng phó cần


thiết nhằm ngăn chặn, làm giảm nhẹ hay cứu chữa, khắc phục tình trạng bất ổn tài
chính; (iii) Thúc đẩy cải cách tài chính.
Cơ chế, chính sách, cơng cụ ổn định tài chính bao gồm: sự lãnh đạo, chỉ đạo tập
trung và quyết liệt của Chính phủ; việc sử dụng cẩn trọng nhưng linh hoạt các cơng
cụ, chính sách, như: lãi suất, tỉ giá, hỗ trợ thanh khoản, quản lý tài khoản vốn, hỗ
trợ hệ thống thanh toán và bù trừ; hướng dẫn, giải thích, tun truyền, thuyết trình
nhằm củng cố, duy trì niềm tin trong cơng chúng; hỗ trợ xây dựng khuôn khổ pháp
lý về bảo vệ các nhà đầu tư, người gửi tiền, khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính,
phịng chống rửa tiền, các quy định về giám sát an tồn vĩ mơ, vi mơ, giám sát
hành vi thị trường; tạo lập cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý,
giám sát tài chính.
Quản lý quá trình “thay đổi” ra sao?
Rất nhiều giải pháp chính sách đã đề xuất được cho là hữu hiệu hay có tính đột
phá, giải thốt đã từng “chết yểu” hay bị “biến tướng” khi triển khai vào thực tiễn.
Lý do của sự thất bại nằm ở chỗ nhà hoạch định khơng hoặc chưa tính hết các điều
kiện tiền đề cũng như hỗ trợ và năng lực của người triển khai thực hiện, bên cạnh
đó cịn là do thiếu cơ chế giám sát thực thi có hiệu lực. Nói cách khác, “quản lý

quá trình thay đổi” là một nghệ thuật, một khâu quan trọng, góp phần quyết định
cho một chương trình, dự án, kế hoạch cải cách được thực thi có hiệu quả, đạt mục
tiêu dự tính.
Các yếu tố tiên quyết để “Làm sao có thể lấp đầy các “lỗ hổng” quản lý - giám sát
tài chính hiện hành” đi vào thực tiễn gồm: (i) quyết tâm chính trị; (ii) có đủ tài lực;
và (iii) có đủ năng lực, quyền lực tổ chức thực hiện.
Cần phải thành lập một nhóm tinh thông công việc, được trao những quyền lực đặc
biệt (thậm chí “tạm thời” được phép vượt qua các quy định pháp lý hiện hành hay
được sử dụng trong giới hạn quyền miễn trừ) để tiến hành và quản lý q trình thay
đổi. Nhóm này đóng vai trị “đầu tàu” tiến hành các bước đột phá nhằm tạo ra sự
thay đổi, đồng thời đặt quá trình chuyển động vào trong tầm hồn tồn có thể kiểm
sốt. Sau những bước đi mang tính “lâm thời” hay “q độ”, khn khổ thể chế và
pháp lý mới cần được kiện toàn và đưa vào vận hành.


Một điều cần lưu ý là phải phát hiện và giải quyết sớm, thấu đáo các xung đột lợi
ích nảy sinh. Nói cách khác, “thành – bại” phần lớn nằm ở chỗ có giải quyết được
tốt vấn đề “con người” hay không. Mọi yếu kém, mọi nguyên nhân suy cho cùng
nằm ở vấn đề “con người” chứ chưa hẳn nằm ở thể chế hay cấu trúc tổ chức
“cứng” bề ngoài. Cơng khai minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình, áp dụng
tối đa công nghệ thông tin hiện đại trong mọi quy trình tác nghiệp, nhằm hạn chế
đến mức thấp nhất rủi ro đạo đức có thể phát sinh, có thể được coi là giải pháp của
mọi giải pháp nhằm buộc các cơ quan giám sát tài chính mới hoạt động hiệu quả.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỔI LÊN VỀ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH VĨ MƠ
CỦA VIỆT NAM, GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI
Chu Hồng Ngọc Bích
Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
I. Một số vấn đề nổi lên trong 6 tháng đầu năm 2010
Trong 6 tháng đầu năm 2010, nền kinh tế VN đạt tốc độ tăng trưởng cao và
tương đối ổn định. Tốc độ tăng trưởng quý II đã tăng 6,2-6,4% so với 5,83% của

quý I và tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 6-6,1%. Trong khi đó chỉ số lạm
phát, nếu như những tháng đầu năm còn gây nhiều mối quan ngại cho nền kinh tế
thì trong các tháng gần đây đang được kiềm chế ở mức khá thấp. Tuy nhiên vẫn
còn một số bất ổn trong nền kinh tế ngắn, trung và dài hạn. Hoạt động kiểm sốt
giá thơng qua các biện pháp hành chính có thể gây tác hại cho tăng trưởng trong
trung và dài hạn. Thâm hụt thương mại tăng cao, đặc biệt là nhập siêu với Trung
Quốc. Thị trường vàng và bất động sản biến động khá mạnh, trong khi đó, thị
trường ngoại hối tuy ổn định, nhưng tín dụng bằng ngoại tệ đã tăng cao trong 6
tháng đầu năm. Công tác quản lý nợ công và nợ nước ngồi cịn nhiều bất cập. Cơ
sở hạ tầng, nhất là hệ thống điện càng khiến các nhà đầu tư và người tiêu dùng hết


sức lo ngại về tính bền vững và ổn định của nó.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến các ngành, lĩnh vực trong
nền kinh tế nước ta và tạo ra những điểm mạnh, yếu nhất định:
1. Xuất nhập khẩu:
Trong 6 tháng đầu năm 2010, tổng giá trị thâm hụt thương mại của Việt
Nam đã lên tới 6,7 tỷ USD, chiếm 20,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
trong cùng kỳ. Sở dĩ có tình hình này là do Việt Nam đã xuất khẩu mạnh nhóm mặt
hàng đá quý và kim loại quý ( 850 triệu USD trong tháng 5/2010 và khoảng 350
triệu USD trong tháng 6/2010). Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2010, Việt
Nam đã xuất khẩu một lượng đá quý, kim loại quý và sản phẩm trị giá 1,343 tỷ
USD. Tuy nhiên, xét trên góc độ ổn định kinh tế vĩ mơ, việc tính gộp kim ngạch
xuất khẩu mạnh đá quý và kim loại quý ( chủ yếu là vàng) sẽ phần nào che lấp đi
những điểm yếu cần phải tập trung khắc phục trong cơ cấu xuất nhập khẩu hàng
hóa của Việt Nam.Tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu tới nền
kinh tế Việt
Nam là khơng lớn vì: đồng tiền của Việt Nam chưa được tự do chuyển đổi trên thị
trường tiền tệ quốc tế; các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị
trường Châu Âu chủ yếu là mặt hàng nông, lâm, thủy sản và chúng thường có mức

tiêu thụ khá ổn định; hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam vào Châu Âu chủ yếu
được thanh toán bằng ngoại tệ mạnh USD và thị trường Châu Âu cũng chỉ chiếm
tỷ trọng khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Ảnh hưởng trực tiếp của đồng EURO giảm giá tới hoạt động xuất khẩu của
Việt Nam: Mặc dù tỷ trọng cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường


Châu Âu đã gia tăng đáng kể lên tới 24,2% trong tháng 5/2010, nhưng tỷ trọng
xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU27 lại có xu hướng suy giảm mạnh
tương ứng từ 22,2% trong tháng 1/2010 xuống còn ở mức 14,2% trong tháng
5/2010. Tuy nhiên, sự suy giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường
EU27 trong tháng 5/2010 đã được bù đắp phần lớn bởi sự gia tăng đột biến của
kim ngạch xuất khẩu vào thị trường một số nước Tây Âu, Đông Âu và Bắc Âu.
2. Phát triển công nghiệp, nông nghiệp:
Nền kinh tế Việt Nam đang và vẫn tiếp tục xu hướng phục hồi và duy trì đà
tăng trưởng khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm ước đạt
6,0-6,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tăng trưởng khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản ước đạt 2,7-3,2%; tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây
dựng ước đạt 6,0-6,7%; và tăng trưởng khu vực dịch vụ ước đạt 6,8-7,2%. Nếu chỉ
xét riêng trong quý II của năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ước
đạt mức 6,2-6,4%, trong đó khu vực dịch vụ được ghi nhận có mức đóng góp điểm
phần trăm lớn nhất.
3. Thu hút đầu tư :
Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã có 438 dự án FDI
được đăng ký cấp mới với tổng số vốn FDI cam kết đạt trên 7,9 tỷ USD ( tăng
khoảng 43% về vốn FDI đăng ký cấp mới so với cùng kỳ năm trước đó). Đồng
thời, Việt Nam đã giải ngân vốn FDI được khoảng 5,4 tỷ USD và quy mô giải ngân
vốn FDI tính bình qn tháng đã được ghi nhận vào khoảng 900 triệu USD/tháng.
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam trong năm 2010 là
8,063.85 tỷ USD. Đây là kỷ lục mới về cam kết ODA cho Việt Nam với mức tăng



tới hơn 36% so với kỷ lục cũ năm 2009 (5,9 tỷ USD, đã bao gồm cam kết muộn
của Nhật Bản) và vượt ra ngoài dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước đó (dự
báo ODA năm 2010 chỉ tăng từ 10 - 15%). Trong số này, về phía các tổ chức phát
triển, Ngân hàng Thế giới (WB) là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam với gần 2,5 tỷ
USD; tiếp đến là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với gần 1,5 tỷ USD. 15
quốc gia thuộc cộng đồng châu Âu (EU) tài trợ 1,082 tỷ USD, trong đó Pháp tiếp
tục là nhà tài trợ lớn nhất với 378,26 triệu USD. Về phía các quốc gia tài trợ trực
tiếp cho Việt Nam, Nhật Bản vẫn là quốc gia tài trợ quan trọng nhất, với 1,64 tỷ
USD; kế đến là Hàn Quốc 270 triệu USD, Mỹ 138 triệu USD...Trong số hơn 8 tỷ
USD mà các nhà tài trợ cam kết, có 1,4 tỷ USD là viện trợ khơng hồn lại (trong
đó có tồn bộ phần cam kết của Australia gần 100 triệu USD, Anh hơn 82 triệu
USD, Mỹ 138 triệu USD) và khoảng 6,6 tỷ USD là nguồn vốn vay ưu đãi.
4. Tài chính-ngân hàng, chứng khốn:
Thị trường ngoại hối tương đối ổn định từ tháng 3/2010 trở lại đây. Cung
cầu ngoại tệ trên thị trường cân bằng, tính thanh khoản ở mức cao, các tổ chức tín
dụng ( TCTD) cân đối được ngoại tệ và khơng có nhu cầu mua ngoại tệ từ Ngân
hàng Nhà nước, nhiều TCTD tiếp tục bán ngoại tệ cho Ngân hàng nhà nước do
lượng ngoại tệ mua được tăng lên. Tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại
luôn thấp hơn trần cho phép. Tỷ giá trên thị trường tự do thấp hơn tỷ giá giao dịch
của các ngân hàng thương mại. Thị trường ngoại tệ đang trong trạng thái dư cung.
Đối với thanh khoản của hoạt động huy động và cho vay ngoại tệ, chỉ tính riêng
ngoại tệ dư thừa đã được các ngân hàng thương mại thực hiện giao dịch hoán đổi
với Ngân hàng Nhà nước vào khoảng 600 triệu USD. Điều này cho thấy nguồn


ngoại tệ “ nhàn rỗi” của các NHTM tương đối dồi dào.
Trong những tháng đầu năm 2010, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ tăng
cao trong khi tín dụng nội tệ lại tăng thấp. Cụ thể, cho vay bằng ngoại tệ tháng

5/2010 tăng 3,16% so với tháng trước và tăng trên 20% so với cuối năm 2009.
Trong khi đó cùng thời gian này tăng trưởng tín dụng bằng tiền đồng chỉ đạt 1,53%
so với tháng trước. Tuy nhiên, biến động xấu về tỷ giá ở thị trường trong nước vẫn
có thể xảy ra do mất cân đối cung cầu ngoại tệ và khả năng trượt giá của đồng Đôla
Mỹ. Điều này địi hỏi các doanh nghiệp vay đơ la Mỹ rồi đổi sang tiền đồng để sản
xuất kinh doanh phải rất thận trọng và tính tốn kỹ lưỡng.
Đối với nền kinh tế, khi tín dụng ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn thì đó là một thị
trường khơng lành mạnh, phản ánh nền kinh tế bị đơ la hóa ở mức cao và khó kiểm
sốt. Mặc dù, lượng ngoại tệ tại các NHTM và dòng vốn vào Việt Nam hiện nay
được coi là tạm đủ cho các nhu cầu thanh toán, nhưng nhập siêu tăng cao sẽ tác
động tiêu cực tới cán cân vãng lai. Giải ngân vốn FDI trong 6 tháng đầu năm đạt
khoảng 5,4 tỷ USD nhưng phần lớn là hàng hóa và trang thiết bị phục vụ sản xuất
kinh doanh. Đây là những yếu tố mà các cơ quan quản lý cần theo dõi chặt chẽ và
có những động thái phù hợp để tránh lặp lại tình trạng khi thì quá căng thẳng về
ngoại tệ, lúc thì dư thừa ngoại tệ đột biến, làm mất lòng tin của giới doanh nghiệp
và người dân vào tiền đồng.
Về thị trường chứng khoán: sau những ngày nghỉ lễ đầu tháng 5/2010, chỉ số
chứng khoán đã tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm vào ngày 6/5, tuy nhiên sau
đó giảm mạnh và chi tăng trở lại vào các ngày cuối tháng. Hiện nay chỉ số
VNIndex đang dao động trong khoảng 480-510 điểm. Diễn biến trên thị trường
chứng


khoán của Việt Nam trong tháng qua chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ tại
Châu Âu, sự sụt giảm chứng khốn Mỹ và thế giới, bong bóng nhà đất tại Trung
Quốc cũng như việc giá vàng, USD tăng mạnh. Bên cạnh đó, thị trường bất động
sản đang có dấu hiệu nóng lên có thể đã khiến cho nhiều nhà đầu tư sớm rút khỏi
thị trường chứng khoán để chuyển sang đầu tư vào bất động sản.
II. Một số tác động của các chính sách vĩ mơ
Do độ mở khá cao nên kinh tế Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ của diễn

biến tình hình kinh tế thế giới. Những le lói phục hồi của nền kinh tế thế giới đang
có những tác động tốt đến Việt Nam. Tuy nhiên sự phục hồi của nền kinh tế Việt
Nam không phụ thuộc hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới mà cịn phụ thuộc rất
nhiều vào các chính sách điều chỉnh và can thiệp vĩ mơ của Chính phủ. Thốt khỏi
lạm phát cao của năm 2008 bằng những gói chính sách kiềm chế lạm phát, Chính
phủ tiếp tục đã có những biện pháp kịp thời trong năm 2009 để chống suy giảm và
phục hồi tăng trưởng. Các biện pháp kích cầu và ổn định vĩ mô đã đạt được những
kết quả bước đầu tương đối rõ rệt nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục
xem xét và cân nhắc để có những đối phó hợp lý và hiệu quả hơn. Tháng 4/2010 đã
ghi nhận nhiều thay đổi đáng kể liên quan tới diễn biến của các chỉ số kinh tế vĩ
mô trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn
cầu. Kết quả tháng 4 cho thấy mặc dù những tiềm ẩn bất ổn vĩ mô như thâm hụt
thương mại, dự trữ ngoại hối suy giảm mạnh… chưa hoàn toàn được khắc phục
nhưng đã xuất hiên những dấu hiệu tích cực như lạm phát tháng 4 giảm tốc, căng
thẳng tỷ giá tạm thời giảm với khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá thị trường và tỷ
giá chính thức liên ngân hàng được thu hẹp đáng kể, thậm chí cịn ở mức âm. Bối


cảnh kinh tế vĩ mơ tháng 4 đã có nhiều thay đổi đáng kể: sự ổn định trong ngắn hạn



×