Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔTác động tíchcực và tiêu cực của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Namvà những bài học rút ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.31 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Trong những năm vừa qua, FDI đã đóng góp một phần quan trọng vào việc phát
triển kinh tế - xã hội như: các dự án FDI góp phần tăng thu ngân sách, cải thiện cán
cân thanh toán và cán cân vãng lai của quốc gia, là nguồn vốn bổ sung quan trọng
cho công cuộc phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại,
nâng cao trình độ kỹ thuật và công việc, phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam,
đưa nền kinh tế Việt Nam, hội nhập với nền kinh tế Thế giới, giải quyết công ăn
việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao mức sống cho người lao động....
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, báo chí và một số phương tiện thơng tin đại
chúng ở nước ta đã nêu nhiều mặt trái của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Một số ý kiến cho rằng: Nguồn vốn FDI trong những năm qua đã tập trung chủ yếu
vào đầu tư xây dựng, khách sạn, du lịch và những nghành công nghệ sử dụng nhiều
lao động, chưa có tỉ lệ thích đáng cho các nghành công nghệ cao và nông nghiệp.
FDI đưa vào Việt Nam nhiều máy móc thiết bị lạc hậu đã qua sử dụng. các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã xảy ra một số tranh chấp lao động mà biểu
hiện là tình trạng ngược đãi cơng nhân, vi phạm nhân phẩm người lao động, cường
độ làm việc quá căng thẳng.... đã dẫn đến các cuộc đình cơng, bãi cơng. Cán bộ
Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ln ở vị trí thứ yếu.
một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi gây ơ nhiễm môi trường nghiêm
trọng...
Không thể phủ nhận thành tựu đã đạt của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
trong những năm qua, song nó đã tạo ra một số vấn đề không lành mạnh và cần
khắc phục. nhận thức đúng mức về những vấn đề nảy sinh để có phương hướng chỉ
đạo tiếp là cực kì quan trọng nếu chúng ta muốn Việt Nam trở thành nơi thu hút
ngày càng nhiều hơn vốn FDI.


Trong tình hình đó, để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi khơng tránh khỏi
những tác động tích cực và tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của
nước ta. Để có căn cứ xây dựng và điều chỉnh chính sách thì việc nghiên cứu, đánh


giá được những tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong
giao đoạn vừa qua là một việc hết sức cần thiết. Vì vậy, tiểu luận : “ Tác động tích
cực và tiêu cực của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam
và những bài học rút ra” được nhóm chúng em chọn làm để thảo luận và nghiên
cứu. Trong q trình nghiên cứu có gì cịn thiếu sót kính mong q thầy cơ góp ý
để nhóm em được tiến bộ.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
2. Bố cục của tiểu luận:
Tiểu luận ngoài Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, tiểu luận
gồm 3 chương :
Chương I: tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Chương II: Tác động tích cực và tiêu cực của vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài với nền kinh tế Việt Nam.
Chương III: Những bài học kinh nghiệm được rút ra.


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
I. Khái niệm FDI
1. Định nghĩa
1.1. Một số vấn đề chung về đầu tư
- Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục vụ sản
xuất, kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng cá nhân và xã hội.
- Phân loại đầu tư: có thể phân thành 2 loại sau:
+ Đầu tư trực tiếp là sự đầu tư thông qua sản xuất, cung cấp dịch vụ, bn bán tại
nước nhận đầu tư. Hình thức đầu tư này thường dẫn đến sự thành lập một pháp
nhân riêng như công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngồi, chi nhánh cơng
ty nước ngồi. Đầu tư trực tiếp góp phần làm tăng tổng sản phẩm quốc nội, thúc
đẩy q trình chuyển giao cơng nghệ và phương thức quản lý, kinh doanh tiên tiến,
đồng thời góp phần giải quyết vấn đề việc làm tại nước nhận đầu tư.

+ Đầu tư gián tiếp là sự đầu tư thông qua việc bn bán cổ phiếu và các giấy tờ có
giá trị, gọi chung là chứng khốn. Hình thức đầu tư này khơng dẫn đến việc thành
lập pháp nhân riêng. Hình thức này mang tính đầu cơ nên có thể thu lãi rất lớn
thơng qua sự biến động giá chứng khốn (điều này lại liên quan đến nhiều yếu tố
khác như tình hình chính trị, phát triển kinh tế, chính sách điều hành vĩ mơ, v.v...),
nhưng cũng chính vì thế mà có thể phải chịu những rủi ro khó lường trước. Đối với
nước nhận đầu tư, hình thức đầu tư góp phần giải quyết sự khan hiếm vốn, nhưng
khi các nhà đầu tư đồng loạt rút đi (bằng cách bán lại chứng khoán) sẽ dễ dẫn đến
những biến động trên thị trường tiền tệ, ảnh hưởng tới nền kinh tế.
1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
1.2.1.Khái niệm
- FDI viết tắt của Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) là
hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng


cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay tổ chức nước ngồi đó sẽ
nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
- Luật Đầu tư 2005 của Việt Nam có đưa ra định nghĩa như sau về đầu tư trực
tiếp (FDI) (phân biệt với đầu tư gián tiếp – FII [Indirect Foreign Investment]). Cụ
thể như sau:
“Đầu tư trực tiếp FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham
gia quản lý hoạt động đầu tư.” (Điều 3.2 Luật Đầu tư). Khác với FDI, đầu tư gián
tiếp (FII) là hình thức đầu tư thơng qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các
giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khốn và thơng qua các định chế tài chính
trung gian khác mà nhà đầu tư khơng trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Theo Luật đầu tư trực tiếp nước ngồi thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ
chức, cá nhân người nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài
sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở
hợp đồng hóa hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài theo quy định của luật này.

- Tổ chức thương mại thế giới thì lại định nghĩa như sau về FDI: “Đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư
) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý
tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các cơng cụ tài
chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó
quản lý ở nước ngồi là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà
đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty
con” hay “ chi nhánh công ty””.
- Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đưa ra định nghĩa về FDI như sau: “FDI là một hoạt
động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một
doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế của


nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý tồn bộ
doanh nghiệp”.
Phân tích định nghĩa của IMF:
+ Lợi ích lâu dài (hay mối quan tâm lâu dài): Khi tiến hành đầu tư trực tiếp nước
ngoài), các nhà đầu tư thường đặt ra các mục tiêu lợi ích dài hạn. Mục tiêu lợi ích
dài hạn đỏi hỏi phải có quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp
nhận đầu tư trực tiếp đồng thời có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc
quản lý doanh nghiệp này.
+Quyền quản lý thực sự doanh nghiệp nói đến ở đây chính là quyền kiểm soát
doanh nghiệp. Quyền kiểm soát doanh nghiệp là quyền tham gia vào các quyết
định quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp như thông
qua chiến lược hoạt động của công ty, thông qua phê chuẩn kế hoạch hành động do
người quản lý hằng ngày của doanh nghiệp lập ra, quyết định việc phân chia quyền
lợi doanh nghiệp, quyết định phần vốn góp giữa các bên, tức là những quyền ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển, sống cịn của doanh nghiệp.
=>Kết luận: Nói tóm lại đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là việc
nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản khác vào quốc

gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể
kinh tế tại một quốc gia đó với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình.
Đầu tư trực tiếp nước ngồi là một khoản đầu tư đòi hỏi một mối quan tâm lâu dài
và phản ánh lợi ích dài hạn và quyền kiểm soát của một chủ thể cư trú ở một nền
kinh tế (được gọi chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ) trong
một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác nền kinh tế của chủ đầu tư nước
ngoài (được gọi là doanh nghệp FDI hay doanh nghiệp chi nhánh hay chi nhánh
nước ngoài).FDI chỉ ra rằng chủ đầu tư phải có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối
với việc quản lý doanh ngiệp cư trú ở một nền kinh tế khác nhau.Tiếng nói hiệu


quả trong quản lý phải đi kèm với một mức độ sở hữu cổ phần nhất định thì mới
được là FDI.
1.2.2 Nguyên nhân xuất hiện FDI
Cần phải hiểu rõ vì sao lại có FDI. Theo thơng tin mà nhóm thu thập được thì FDI
xuất hiện do những nguyên nhân sau:
- Sự chênh lệch của vốn giữa các nước: Có những nước thì thừa vốn trong khi
đó một số nước khác lại thiếu vốn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng
vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Vì chi phí sản
xuất của các nước thừa vốn thường cao hơn các nước thiếu vốn. Tuy nhiên không
phải nước nào thiếu vốn cũng được các doanh nghiệp đầu tư sản xuất. Những
doanh nghiệp ấy cịn có những hoạt động quan trọng, là sống cịn của doanh nghiệp
thì họ vẫn tự sản xuất cho dù hoạt động đó khơng thu lại lợi nhuận cao.
- Chu kì sản phẩm: Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc
tế thì chu kì sống của sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoạn sản
phẩm mới; giai đoạn sản phẩm chin muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa. Có ý
kiến cho rằng sản phẩm mới được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới
được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản
phẩm mới làm nhu cầu thị trường trong nước tăng lên nên nước nhập khẩu chuyển
sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yêu dựa vào vốn,

kĩ thuật của nước ngoài. Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường
trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện. Hiện tượng này diễn ra theo
chu kì và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.
Có ý kiến lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong
chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà
cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà


cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí
sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những
nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn.
- Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia: Các công ty đa quốc gia có
những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua
những trở ngại về chi phí ở nước ngồi nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những cơng ty đó sẽ chọn nơi nào có các điều
kiện về lao động, đất đai, chính trị… cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói
trên. Những cơng ty này thường có lợi thế lớn về vốn và về công nghệ đầu tư ra
các nước sẵn có nguồn ngun liệu, giá nhân cơng rẻ và thường là thị trường tiêu
thụ tiềm năng…
- Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại: Trong thương mại thường có
các xung đột thương mại song phương. Ví dụ: Nhật Bản thường bị Mĩ và các nước
Tây Âu phàn nàn do có thặng dư thương mại cịn các nước kia bị thâm hụt thương
mại trong quan hệ song phương. Do đó Nhật Bản đã đối phó bằng cách tăng cường
đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất sản phẩm ngay tại Mĩ và Châu
Âu để giảm phí xuất khẩu. Họ cịn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó
xuất khẩu sang thị trường Bắc Mĩ và Châu Âu.
- Khai thác chuyên gia và công nghệ: Không phải FDI chỉ theo hướng từ nước
phát triển hơn sang nước kém phát triển. Chiều ngược lại thậm chí cịn mạnh mẽ
hơn nữa. Các nước kém phát triển nếu có điều kiện về vốn họ sẽ đầu tư vào các
nước có kinh tế phát triển hơn. Để từ đó thu hút được các chuyên gia và công nghệ

mới, khai thác tiềm năng của chúng, thu về những sản phẩm mang tính hiện đại,
khoa học.


- Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên: Để có những nguồn nguyên liệu cần
thiết, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài
nguyên phong phú mà đất nước đó lại khan hiếm về tài nguyên này.
1.2.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp:
1. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100%
vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
2. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà
đầu tư nước ngồi.
3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp
đồng BT.
4. Đầu tư phát triển kinh doanh.
5. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
6. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
7. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác
2. Phân loại FDI
Có nhiều cách phân loại FDI theo các tiêu chí khác nhau, trong đó về cơ bản có
thể phân chia FDI thành các loại sau:
2.1.Theo bản chất đầu tư
- Có hai hình thức chủ yếu là: Đầu tư mới (Greenfield Investment (GI)) và Mua lại
và sáp nhập (Cross-border Merger and Acquisition(M&A), ngồi ra cịn hình thức
Brownfield Investment
+ Đầu tư mới là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh
hoàn toàn mới ở nước ngoài hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn
tại. Với loại hình này phải bỏ nhiều tiền để đầu tư nghiên cứu thị trường, chi phí
liên hệ cơ quan nhà nước và sẽ có nhiều rủi ro.
+ Mua lại và sáp nhập qua biên giới là hình thức FDI đến việc mua lại hoặc

hợp nhất với một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động. Với hình thức này, có


thể tận dụng lợi thế của đối tác ở nơi tiếp nhận đầu tư ( tận dụng tài sản sẵn có của
thị trường), vì vậy tiết kiệm được thời gian, giảm thiểu rủi ro.
• Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn
bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh
nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
• Hợp nhất hóa doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hợp thành
một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị
hợp nhất.
• Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần
tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm sốt , chi phối tồn bộ hoặc một
ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
• Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hay nhiều doanh nghiệp cùng
nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để
hình thành một doanh nghiệp mới.
• Sáp nhập theo chiều ngang là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các cơng ty
trong cùng một ngành kinh doanh ( hay có thể nói là giữa các đối thủ cạnh
tranh).
• Sáp nhập theo chiều dọc là hình thức sáp nhập của các cơng ty khác nhau
trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng.
• Back ward: giữa nhà cung cấp và công ty sản xuất.
Forward: giữa công ty sản xuất và nhà phân phối.
• Sáp nhập hỗn hợp: là hình thức sáp nhập giữa các công ty kinh doanh trong
các lĩnh vực khác nhau.
2.2. Theo tính chất dịng vốn.



+ Vốn chứng khốn: Nhà đầu tư nước ngồi có thể mua cổ phần hoặc trái
phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn
để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty.
+ Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được
từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm
+ Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty
con trong cùng một cơng ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay
mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
2.3. Theo mục đích, động cơ đầu tư.
+ Vốn tìm kiếm tài ngun
Đây là các dịng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi
dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng
nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn
loại này cịn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước
tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng cịn nhằm khai thác các
tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngồi ra, hình thức vốn này còn nhằm
tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh
tranh.
+ Vốn tìm kiếm hiệu quả
Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước
tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất
như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản
xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v...
+ Vốn tìm kiếm thị trường
Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị
đối thủ cạnh tranh dành mất. Ngồi ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận
dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu


vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường

khu vực và toàn cầu.
II. Đặc điểm của FDI
1. Tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu
là tìm kiếm lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư đặc biêt là các nước đang phát
triển cần lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình
một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để
hướng FDI vào phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước
mình, tránh tình trạnh FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của
các chủ đầu tư.
2. Các chủ đầu tư nước ngồi phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vốn
pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để
giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư.
Luật các nước thường không quy định giống nhau về vấn đề này.
3. Tỷ lệ đóng góp cuả các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy
định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng
được phân chia theo tỷ lệ này.
4. Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kêt quả kinh doanh của
doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh
chứ khơng phải lợi tức.
5. Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự
chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư được quyền chọn lĩnh vực đầu tư, hình
thúc đầu tư, thị trường đầu tư ,quy mơ đầu tư cũng như cơng nghệ cho mình,
do đố sẽ tự đưa ra quyết định có lợi nhất cho họ.
6. FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu
tư thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được cơng nghệ,
kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý.





×