Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG CHỐNG VÀ XỬ LÝCÁC ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở TỈNH BÌNHTHUẬN TỪ KINH NGHIỆM XỬ LÝ CÁC VỤ BIỂUTÌNH, BẠO LOẠN TRONG THÁNG 6/2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.7 KB, 33 trang )

UBND TỈNH BÌNH THUẬN
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỊNG CHỐNG VÀ XỬ LÝ
CÁC ĐIỂM NĨNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở TỈNH BÌNH
THUẬN TỪ KINH NGHIỆM XỬ LÝ CÁC VỤ BIỂU
TÌNH, BẠO LOẠN TRONG THÁNG 6/2018

Người hướng dẫn:

Người thực hiện:

ThS. Võ Thị Thanh Hải

Nguyễn Ngọc Thiện

Phó Trưởng Khoa Dân vận

Lớp TC LLCT - HC, TT – K22

Tháng 11 năm 2018
1


UBND TỈNH BÌNH THUẬN
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:


NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỊNG CHỐNG VÀ XỬ LÝ
CÁC ĐIỂM NĨNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở TỈNH BÌNH
THUẬN TỪ KINH NGHIỆM XỬ LÝ CÁC VỤ BIỂU
TÌNH, BẠO LOẠN TRONG THÁNG 6/2018

Người hướng dẫn:

Người thực hiện:

ThS. Võ Thị Thanh Hải

Nguyễn Ngọc Thiện

Phó Trưởng Khoa Dân vận

Lớp TC LLCT - HC, TT – K22

Tháng 11 năm 2018
2


NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM KHẢO

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………….

Điểm số: ………………….
Bằng chữ: …………………

GIÁM KHẢO II

GIÁM KHẢO I

…………………………

…………………………

3


MỤC LỤC
Mở đầu...........................................................................................................1-2
Phần thứ nhất
NHẬN THỨC VỀ XỬ LÝ ĐIỂM NĨNG
1.1. Một số vấn đề lý luận về điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị -xã hội
1.1.1. Khái niệ điểm nóng xã hội.........................................................................
1.1.2. Khái niệm điểm nóng chính trị xã hội.......................................................
Phần thứ hai
DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH VÀ XỬ LÝ ĐIỂM NĨNG TẠI BÌNH THUẬN
TRONG THÁNG 6.2018
2.1. Diễn biến tình hình và xử lý điểm nóng chính trị - xã hội việc người dân
tham gia biểu tình, gây bạo loạn phản đối Quốc hội thông qua các dự thảo Luật

Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, Luật An ninh mạng trong tháng 6/2018........
2.1.1. Ngày 07/6/2018.........................................................................................
2.1.2. Ngày 10/6/2018.........................................................................................
2.1.3. Ngày 11/6/2018.........................................................................................
2.1.4. Từ ngày 12/6 đến ngày 17/6/2018.............................................................
2.2. Kết quả xử lý................................................................................................
2.2.1. Kết quả xử lý và thiệt hại gây ra................................................................
2.3. Nhận định tình hình và đánh giá kết quả triển khai .....................................
2.3.1. Nhận định tình hình và phương thức hoạt động........................................
2.3.2. Đánh giá chung..........................................................................................
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế...................................................
2.4. Bài học kinh nghiệm.....................................................................................
Phần thứ ba
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THỰC
HIỆN TỐT VIỆC PHỊNG CHỐNG VÀ XỬ LÝ ĐIỂM NĨNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Phương hướng chung....................................................................................
3.2 Một số giải pháp............................................................................................
3.2.1. Giải pháp phòng chống phát sinh điểm nóng chính trị - xã hội................
3.2.2. Giải pháp xử lý khi điểm nóng chính trị - xã hội xảy ra...........................
3.3 Kiến nghị.......................................................................................................

4


Kết luận...............................................................................................................
MỞ ĐẦU
Thực tiễn xây dựng đất nước ta từ khi đổi mới đến nay đã chứng tỏ đường
lối đúng đắn của Đảng và những bước đi thích hợp đã tạo nên sự chuyển biến mạnh
mẽ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Những thành tựu đạt
được là rất to lớn, tạo cho Việt Nam thế và lực mới để bước vào thế kỷ mới. Cùng

với những thành quả đã đạt được thì trong quá trình đổi mới cũng xuất hiện nhiều
yếu tố tiêu cực, phức tạp. Một trong những vấn đề gay cấn nổi lên là tình hình tranh
chấp khiếu kiện có đơng người tham gia, hình thành các điểm phức tạp, các “điểm
nóng chính trị - xã hội” ở nhiều địa phương trong cả nước. Điều này đã làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hoạt động lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền Nhà
nước các cấp, đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đến sản xuất và đời sống
của nhân dân.
Bình Thuận nằm trong vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, có mối liên hệ
chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực ảnh hưởng của địa bàn
Kinh tế trọng điểm phía Nam. Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách
Thành phố Nha Trang 250 km. Có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam chạy qua; quốc
lộ 28 nối liền Bình Thuận với các tỉnh Nam Tây Nguyên; quốc lộ 55 nối liền với
trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu. Diện tích tự nhiên 7.828 km2, dân
số trên 1,3 triệu người, lực lượng lao động 734.500 người. Gồm 10 đơn vị hành
chính: Thành phố Phan Thiết (Trung tâm tỉnh lỵ), thị xã Lagi và 8 huyện; trong đó
có 1 huyện đảo Phú Quý.
Bình Thuận là một tỉnh thuộc miền Tây Nam bộ, đời sống kinh tế chủ yếu
phát triển nhờ nông nghiệp. Là tỉnh cơ bản là thuần nơng nhưng đã xuất hiện nhiều
điểm nóng ở những mức độ khác nhau. Những nguy cơ tiềm ẩn nảy sỉnh những điểm
nóng chính trị-xã hội ln tiềm ẩn dẫn đến bất ổn trong tồn xã hội. Có những điểm
5


nóng xảy ra đã được giải quyết ổn thỏa, thiết lập trở lại tình trạng ổn định bình
thường. Có những điểm nóng đang diễn ra và cũng khơng ít những điểm nóng có
nguy cơ bùng phát hoặc tái phát. Các điểm nóng đó có thể do nhiều nguyên nhân
khác nhau, về quy mơ, tính chất và mức độ hậu quả cũng không giống nhau nhưng
đều cảnh báo về sự yếu kém trong quản lý xã hội, và đều để lại những hậu quả xấu
trong đời sống. Vì thế, vấn đề giải quyết xử lý những điểm nóng chính trị-xã hội
đang đặt ra cho chúng ta một yêu cầu cần phải nghiên cứu cả về lý luận và những

cơng trình nghiên cứu tổng kết thực tiễn nhằm đảm bảo an ninh xã hội.
Với những lý do đó, tơi chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả phịng chống
và xử lý điểm nóng chính trị - xã hội ở tỉnh Bình Thuận từ các vụ biểu tình
phá rối an ninh và bạo loạn trên địa bàn tỉnh trong tháng 6/2018” làm tiểu luận
cuối khóa, với mong muốn góp phần cùng địa phương xác định những biện pháp
phù hợp, khả thi để ngăn ngừa những tình huống tương tự có thể xảy ra tại địa
phương.
Ngồi mở đầu và kết luận, tiểu luận có 3 phần chính:
Phần thứ nhất: Nhận thức chung về xử lý điểm nóng
Phần thứ hai: Diễn biến tình hình và xử lý điểm nóng chính trị - xã hội
việc người dân tham gia biểu tình, gây bạo loạn phản đối Quốc hội thơng qua các
dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, Luật An ninh mạng trong tháng
6/2018
Phần thứ ba: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện
tốt việc xử lý tình huống về các điểm nóng chính trị - xã hội trong thời gian đến.

6


Phần thứ nhất
NHẬN THỨC CHUNG VỀ XỬ LÝ ĐIỂM NÓNG
1.1. Một số khái niệm liên quan
Trong đời sống xã hội, ln tồn tại các mâu thuẫn, chính các mâu thuẫn này
là động lực của sự vận động và phát triển xã hội. Các mâu thuẫn này biểu hiện
thông qua các hình thức quan hệ xã hội cụ thể, thơng thường là các xung đột, đấu
tranh. Nếu quá trình giải quyết các mâu thuẫn đó được tiến hành sớm, các xung đột,
đấu tranh sẽ không phát triển đến mức độ căng thẳng, các điểm nóng xã hội hoặc
điểm nóng chính trị - xã hội sẽ khơng xuất hiện. Nhưng khơng ít các trường hợp,
các mâu thuẫn các xung đột, không được giải quyết đúng ngay từ đầu; cùng với
nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác đã trở thành căng thẳng, đối đầu,

hoặc khơng tương dung. Lúc đó đời sống chính trị - xã hội ở trong trạng thái “đặc
biệt” khơng bình thường, buộc người cầm quyền phải sử dụng những phương tiện
đặc biệt, không thông thường mới quản lý được xã hội.
Như vậy, Tình huống chính trị - xã hội: là trạng thái công khai, căng thẳng
của xung đột xã hội. Trong trạng thái đó, có thể có những “tình huống” phát triển
theo chiều hướng căng thẳng ở mức độ cao cịn được gọi là “điểm nóng xã hội”,
“điểm nóng chính trị - xã hội”. Trạng thái “nóng” của đời sống chính trị - xã hội
được giới truyền thơng gọi là “điểm nóng” và có thể được dùng như một khái niệm
của khoa học chính trị để nghiên cứu một trong những q trình phức tạp của đời
sống chính trị.
1.1.1.Tình huống
Tình huống là những sự kiện, những biến cố diễn ra khơng bình thường, có
vấn đề gay cấn, phức tạp, đòi hỏi con người phải nhận thức và xử lý bằng những
giải pháp khơng bình thường, giải pháp “đặc biệt” .
7


1.1.2. Tình huống chính trị - xã hội
Những sự kiện, biến cố khơng bình thường diễn ra trong đời sống chính trị xã hội, gây nên sự bất ổn định hoặc có khả năng trực tiếp gây nên sự bất ổn định
chính trị - xã hội, địi hỏi con người phải áp dụng những giải pháp “đặc biệt” để
giải quyết.
1.1.3. Điểm nóng xã hội
Đời sống xã hội ở trong trạng thái khơng bình thường, bất ổn định, rối loạn,
diễn ra sự xung đột, chống đối giữa các lực lượng với những hành vi khơng cịn
kiềm chế được, có khả năng vượt ra ngồi khn khổ của pháp luật và chuẩn mực
văn hoá, đạo đức, diễn ra tại một thời điểm, trong một thời gian nhất định và có khả
năng “lan toả” sang nơi khác.
1.1.4. Điểm nóng chính trị - xã hội
Diễn ra trong lĩnh vực chính trị - xã hội khi mà sự chống đối của đám đông quần
chúng, của các lực lượng đối lập đã hướng trực tiếp vào những người nắm quyền lực

chính trị, cơ quan quyền lực và thể chế chính sách của chính quyền nhà nước.
1.2. Quy trình xử lý điểm nóng chính trị - xã hội
1.2.1. Nắm tình hình phân tích nguyên nhân nhận dạng điểm nóng
Khi điểm nóng nổ ra, để có căn cứ cho những giải pháp đúng thì việc nắm
tình hình có ý nghĩa quyết định. Cần có thơng tin chính xác về các mặt:
Cần nắm số lượng quần chúng tham gia biểu tình, chống đối, thành phần
tham gia, đối tượng tham gia, hình thức tổ chức lực lượng như thế nào ?
Họ nêu những yêu sách gì ? Những yêu sách ấy phải do cơ quan nào giải
quyết…?
Ai là người cầm đầu? số luợng những người q khích ? Họ có âm mưu và
thủ đoạn gì ? Họ có quan hệ và được sự chỉ đạo của các lực lượng phản động trong
nước và ngồi nước hay khơng ?

8


Phương thức nắm tình hình có thể thơng qua chính quyền, các đoàn thể quần
chúng ở cơ sở, dựa vào dân, bằng nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan công an,
quân đội và các cơ quan an ninh khác … Đặc biệt, cần phải bám sát địa bàn, thông
tin kịp thời những diễn biến về cơ quan tham mưu tổng hợp để lập ra những
phương án xử lý.
Trên cơ sở tổng hợp những thông tin về nhiều mặt, người chỉ huy và bộ phận
tham mưu tổng hợp phải đánh giá đúng nguyên nhân phát sinh điểm nóng. Có thể
phân loại các nguyên nhân:
Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân khách
quan có thể do điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, trình độ dân trí thấp, bị kẻ xấu
phản động lơi kéo, kích động ... Ngun nhân chủ quan thuộc về những khiếm
khuyết sai lầm của chính sách, thể chế của các cơ quan quyền lực và những người
nắm giữ quyền lực.
Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài: Nguyên nhân bên trong

thường được xem xét từ những mâu thuẫn nảy sinh trong phạm vi cơ sở, địa
phương hoặc trong phạm vi tồn quốc. Đó có thể là những mâu thuẩn về sắc tộc,
tơn giáo; sự bất công giữa các tầng lớp dân cư, giữa lao động và giới chủ, giữa quần
chúng nhân dân và cán bộ nắm giữ quyền lực … Nguyên nhân bên ngồi có thể là
do biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội có tính khu vực và tồn cầu tác động
đến từng quốc gia; do sự tác động của các lực lượng thù địch quốc tế …
1.2.2. Áp dụng những biện pháp rút “ngòi nổ” và hạn chế sự lan toả ra
nơi khác
Trước hết, phải thiết lập được sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất, phát huy hiệu
lực của hệ thống chính trị để giữ vững quyền lực chính trị trong q trình xử lý, đây
là vấn đề có tính ngun tắc. Trong q trình xử lý điểm nóng, khơng bao giờ trao
quyền cho một lực lượng khác. Lúc này cần phải có người chỉ huy, người đứng đầu
có uy tín, bản lĩnh, có phương pháp đúng và có khả năng sử dụng được các lực
9


lượng của hệ thống chính trị. Thơng thường nên cử người đứng đầu cơ quan lãnh
đạo đảng các cấp, có thể là những đồng chí thường trực, thường vụ đảng uỷ.
Tiếp theo, phải lựa chọn phương thức giải quyết những lực lượng và phương
tiện cần thiết như: Trước hết cần xác định rõ phương thức giải quyết đó là tuyên
truyền, thuyết phục hay đàn áp, hoặc kết hợp cả hai phương thức trên. Nếu xác định
đúng biện pháp tuyên truyền thuyết phục là chính thì lực lượng tham gia giải quyết
cơ bản là Mặt trận và các đoàn thể quần chúng. Không nhất thiết phải huy động lực
lượng công an và quân đội, hoặc chỉ sử dụng một phần nhỏ để hổ trợ cùng các lực
lượng khác, để làm công tác bảo vệ. Nếu như dùng biện pháp đàn áp là chính thì
cơng an, qn đội là lực lượng chủ cơng. Nếu kết hợp cả hai phương pháp thì tùy
theo điều kiện cụ thể mà tổ chức phối hợp với các lực lượng. Điều quan trọng là phải
có sự phân công và phối hợp giữa các lực lượng sao cho phát huy mọi thế mạnh của
từng lực lượng để tạo nên sức mạnh tổng hợp.
Bên cạnh đó, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện công

nghệ hiện đại như: Máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim ...
Để giải tán đám đông quần chúng, tuỳ những điều kiện cụ thể mà áp
dụng các giải pháp khác nhau:
Nếu những u sách của quần chúng là chính đáng thì có thể chấp nhận
những yêu sách ấy và giải quyết kịp thời những vấn đề có thể giải quyết được.
Những vấn đề chưa thể giải quyết ngay cần cam kết với quần chúng sẽ sớm đưa ra
xem xét. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, nếu làm như vậy, đám đông quần chúng sẽ
tự giải tán.
Đưa cán bộ vào đám đông vận động, lơi kéo những quần chúng tích cực,
những người bị động, hùa theo; tách họ khỏi lực lượng cầm đầu quá khích; yêu cầu
họ trở về nơi làm việc hoặc nơi cư trú; đồng thời, nhận diện, răn đe, cơ lập những
người q khích cầm đầu.

10


Trong trường hợp nguy cấp, cần thiết có thể dùng đến sức mạnh của lực
lượng công an, quân đội, buộc mọi người phải giải tán.
Đối sách đối với những người cầm đầu đám đơng quần chúng có thể áp
dụng các giải pháp sau:
Có thể thương lượng với người đứng đầu nếu như người đó đại diện cho u
sách chính đáng của đám đông quần chúng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, có thể trong
lúc đối đầu giữa hai bên họ có thể có hành vi tráo trở, khơng thực hiện lời cam kết
hoặc xuyên tạc những nội dung thương lượng để kích động quần chúng, nâng cao
vị thế của mình; Do vậy, cần có sự đề phịng cần thiết.
Nếu những người đứng đầu là những phần tử xấu, lợi dụng hồn cảnh để
xun tạc sự thật, kích động quần chúng, gây nên bất ổn định, rối loạn xã hội thì có
thể vạch trần thủ đoạn của họ để cho quần chúng nhận thức rõ đúng sai. Song, nếu
như khơng có đủ chứng cứ để vạch tội họ thì có thể điều đó sẽ gây nên tác dụng
ngược chiều, quần chúng sẽ phản đối và càng làm tăng thêm vai trò của người đứng

đầu.
Trong truờng hợp cần thiết có thể bắt giữ người cầm đầu; tuy nhiên, nếu như
việc bắt giữ được thực hiện không đúng lúc, không đúng pháp luật thì có thể kích
thích thêm sự chống đối của quần chúng. Việc bắt giữ người đứng đầu phải hợp
pháp, phải giải thích, tuyên truyền cho quần chúng thấy được việc làm đó là cần
thiết và đúng đắn. Nếu như trong quá trình xử lý lại sa vào tình trạng hữu huynh, do
dự, thiếu kiên quyết bắt giữ người đứng đầu trong những trường hợp cần thiết thì
tình hình có thể sẽ trở nên phức tạp hơn.
1.2.3. Khắc phục những hậu quả sau khi điểm nóng được dập tắt
Khi giải tán được đám đông và xử lý những người đứng đầu thì điểm nóng
về cơ bản đã được dập tắt. Cơng việc tiếp theo là phải áp dụng những giải pháp để
đưa xã hội trở lại hoạt động ổn định, bình thường.

11


Trước hết, phải đưa hoạt động ở những nơi xảy ra điểm nóng trở lại với nhịp
điệu bình thường trước đó. Nếu như đó là các nhà máy, xí nghiệp thì phải đưa nơi
đó trở lại sản xuất bình thường, cơng nhân trở lại làm việc. Nếu đó là trường học thì
các lớp học phải được mở lại, học sinh đi học, thầy giáo lên lớp giảng bài … Trên
cơ sở khôi phục các hoạt động cơ bản ấy mới có điều kiện ổn định các mặt khác.
Bên cạnh đó, Khắc phục những thiệt hại về người và của nếu có xảy ra. Các
cơng trình phục vụ cho sản xuất, đời sống; nếu bị hư hại phải được sửa chữa;
những người bị thương phải được cứu chữa, người bị chết phải được mai táng …
Giải quyết tốt những công việc này mới tạo điều kiện ổn định xã hội.
Đồng thời, với quá trình thanh tra, xử lý là quá trình thanh lọc cán bộ phạm
sai lầm, lựa chọn cán bộ thay thế, củng cố các tổ chức chính trị - xã hội như Đảng,
chính quyền, các đồn thể nhân dân.
Cuối cùng, khắc phục những thiệt hại về vật chất có thể nhìn thấy được đã là
những cơng việc khó khăn, phức tạp, nhưng khắc phục những tổn thương về tư

tưởng, tình cảm con người sau điểm nóng lại là vấn đề dai dẳng và phức tạp hơn
nhiều.
1.2.4. Rút kinh nghiệm, dự báo tình hình và áp dụng những giải pháp để
điểm nóng khơng tái phát
Qua giải quyết điểm nóng cần tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm trên
những mặt sau:
Khi tiến hành rút kinh nghiệm cần phải đánh giá lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
qua điểm nóng bộc lộ rõ năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ. Cũng cần đánh
giá lại hệ thống, tổ chức quyền lực (bộc lộ những mặt mạnh, mặt yếu qua điểm
nóng). Đánh giá lại phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, những thiếu sót bất cập trong
chủ trương và chính sách, pháp luật của nhà nước. Cần khách quan đánh giá lại cơ
sở chính trị - xã hội của Đảng trong quần chúng:
Một, Ai là lực lượng thực sự chống quan liêu tham nhũng ?
12


Hai, Ai là lực lượng bị kích động, lơi kéo chống chính quyền ?
Ba, khi tổng kết rút kinh nghiệm cần dự báo tình hình và áp dụng các giải
pháp để điểm nóng khơng tái phát. Trên cơ sở đánh giá các vấn đề một cách khách
quan và cụ thể có thể dự báo tình hình xem điểm nóng có thể tái phát trở lại hay
không ? Mức độ tái phát ra sao ? Xu hướng tái phát như thế nào ? Tái phát theo
chiều hướng giảm dần hay ngày càng nghiêm trọng hơn ? Cần phải áp dụng những
giải pháp gì để điểm nóng khơng tái phát ?
Bốn, để điểm nóng khơng tái phát cần áp dụng tổng hợp các giải pháp về
kinh tế, chính trị, xã hội, nhưng cơ bản nhất vẫn là phát triển kinh tế và tạo dựng cơ
sở chính trị trong nhân dân. Cần áp dụng các giải pháp an dân cả về vật chất và tinh
thần.
1.3. Tính tất yếu cần phải xử lý điểm nóng
Thứ nhất, cần phải áp dụng các giải pháp làm cho điểm nóng “nguội” dần và
hạn chế sự lan toả sang nơi khác. Biện pháp này còn gọi là “hạ nhiệt độ”, “rút ngịi

nổ”, ví như phải dập tắt một đám cháy sao cho nó khơng bùng phát lớn hơn, không
lan toả sang nơi khác, mà nguội dần đi. Các giải pháp hành động trong trường hợp
này phải nhanh chóng, chính xác, phải hạn chế một cách tối đa những thiệt hại có
thể xảy ra.
Thứ hai, tạo lập sự ổn định chính trị - xã hội làm tiền đề cho sự phát triển
kinh tế - xã hội. Sự ổn định có thể ở hai trạng thái:
Ổn định bề ngồi, nhất thời nhưng bên trong lại chứa đựng nguy cơ bùng
phát bất ổn định lớn hơn.
Ổn định tạo tiền đề cho sự phát triển và đảm bảo cho sự ổn định bền vững
lâu dài.
Trạng thái thứ hai mới thực sự là u cầu xử lý điểm nóng chính trị - xã hội.
Ổn định chính trị là nhằm mục tiêu phát triển kinh tế và chỉ trên cơ sở phát triển
kinh tế mới có thể đảm bảo cho sự định hướng lâu dài về chính trị - xã hội.
13


Thứ ba, cần tạo ra những tiền đề, nhân tố để điểm nóng khơng tái phát. Để
đạt u cầu này thì những giải pháp xử lý điểm nóng khơng phải chỉ mang tính chất
cấp thiết, nhất thời, “chữa cháy”, mà có ý nghĩa chiến lược, cơ bản và lâu dài.
Thường phải có những giải pháp chữa trị căn nguyên sinh ra điểm nóng và kết hợp
với tổng thể các giải pháp khác để cho đời sống xã hội phát triển vững mạnh cả về
kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội …
Thứ tư, cần củng cố sự bền vững của cơ sở chính trị và tăng cường hiệu lực
của hệ thống chính trị. Xử lý điểm nóng chính trị - xã hội không chỉ với mục tiêu
thiết lập sự ổn định chính trị, mà cơ bản hơn là củng cố sự bền vững của cơ sở
chính trị. Sự bền vững ấy chính là chính sách an dân, chiếm được lịng dân và sự
đồng tình ủng hộ của nhân dân với nhà nước, huy động được sự tham gia của nhân
dân vào công việc nhà nước. Và cũng trên cơ sở đó củng cố và tăng cường hiệu lực
của hệ thống chính trị, sao cho sau khi xử lý điểm nóng, cơ sở chính trị và hệ thống
chính trị mạnh hơn trước.

Phần thứ hai
DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH VÀ XỬ LÝ ĐIỂM NĨNG TẠI BÌNH THUẬN
TRONG THÁNG 6.2018
2.1. Diễn biến tình hình và xử lý điểm nóng chính trị - xã hội việc người
dân tham gia biểu tình, gây bạo loạn phản đối Quốc hội thông qua các dự thảo
Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, Luật An ninh mạng trong tháng
6/2018
2.1.1. Ngày 07/6/2018
Lúc 09 giờ 20, tại khu vực đường Thống nhất - thị trấn Phan Rí Cửa - huyện
Tuy Phong, có khoảng 20 đối tượng cầm 20 băngrol có nội dung “Phản đối Chính
phủ cho th đất 99 năm; Phản đối Chính phủ cho Trung Quốc thuê đất lập đặc
khu kinh tế” và 20 tờ giấy A3 có nội dung “Đơn giản là tơi u Việt Nam” tuần
hành dọc tuyến đường thống nhất. Khi gặp lực lượng chức năng thì các đối tượng
14


này bỏ chạy.
2.1.2. Ngày 10/6/2018
a) Địa bàn huyện Tuy Phong
+ Lúc 08 giờ 30, có khoảng 30 người dân trú tại khu phố Minh Tân – Thị
trấn Phan Rí Cửa – huyện Tuy Phong kéo đến trụ sở UBND Thị trấn la hét, phản
đối Dự thảo luật đặc khu kinh tế. Đến 9h giờ 20, số lượng dân lên đến 50 người
tuần hành trên tuyến đường Thống nhất, sau đó kéo ra quốc lộ 1A (tại khu vực Ngã
ba Cầu Nam) thu hút hơn 1000 người dân đang tham gia giao thông hai bên đường
theo dõi. Lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền,
vận động người dân tham gia giải tán nhưng không hiệu quả; đám đông càng lúc
càng manh động hơn. Đến 10 giờ 00, một số phụ nữ nằm ra đường chặn xe gây ách
tắc giao thông nghiêm trọng đoạn qua thị trấn Phan Rí Cửa. Đến 12 giờ 15 số đối
tượng quá khích lên đến 150 người tiếp tục ra Cầu Nam chặn xe; khi lực lượng
chức năng sữ dụng Cảnh sát cơ động triển khai các biện pháp xử lý tình hình (đối

đầu), đã tạo làn sóng phẫn nộ của người dân khu vực này; số đối tượng quá khích
sữ dụng đá và gạch chuẩn bị sẵn trước đển tấn công lực lượng chức năng, làm 04
cảnh sát cơ động tỉnh bị thương.
+ Đến 13 giờ, số đối tượng quá khích lên tới hơn 200 người và có khoảng
1000 người dân hiếu kỳ tiếp tục kéo qua cầu Nam (thuộc địa bàn Thơn Bình Long,
xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình) ném đá và phá hỏng 01 xe mô tô và 01 xe ô tô
bán tải của Công an huyện Bắc Bình. Đến 16 giờ 15, khoảng 50 – 60 đối tượng quá
khích tại khu vực Cầu Nam kéo qua khu vực cầu Sơng Lũy thuộc xóm 1, thơn Phú
Thủy, xã Hòa Phú để tiếp tục chặn phương tiện tham gia giao thông qua khu vực
này, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng buộc các cơ quan và lực lượng chức năng
chỉ đạo rút lực lượng Cảnh sát cơ động và tiến hành phân luồng giao thông sang
các hướng khác nhằm hạn chế lưu lượng xe lưu thông qua thị trấn Phan Rí Cửa.
Đến 23 giờ, số đối tượng trên tự giải tán.
15


b) Địa bàn Thành phố Phan Thiết.
Lúc 17 giờ 00, tại khu vực vòng xoay phường Đức Nghĩa, Thành phố Phan
Thiết có khoảng 200 người dân tụ tập có biểu hiện xuống đường tuần hành, biểu
tình phản đối Dự luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; sau đó đã được lực
lượng chức năng tiến hành vận động giải tán. Đến 18 giờ 00, xuất hiện một nhóm
khoảng 100 người tổ chức tuần hành dọc đường Nguyễn Huệ - cầu Lê Hồng Phong
– đường Hải Thượng Lãn Ông đến trước cổng UBND Tỉnh, thu hút hơn 400 người
dân hiếu kỳ tham gia; trong đó, có một số đối tượng quá khích chủ yếu là thanh
thiếu niên, phụ nữ la hét, đập phá hàng rào, nhà ở của lực lượng bảo vệ và vọng gác
của UBND Tỉnh.
Đến 19 giờ, có hơn 200 đối tượng q khích hết sức manh động, xô ngã
cổng và rào chắn để kéo vào UBND Tỉnh; dùng gậy gộc, gạch đá đập phá, ném
bom xăng vào nhà làm việc của khối cơ quan. Sau đó khoảng 200 người tiếp tục
kéo qua tấn công trụ sở Sở Kế hoạch – Đầu tư, Trung tâm Hội nghị tỉnh để đập phá

nhà làm việc, đốt cháy 03 xe ô tô, 20 xe máy, đập phá 01 xe ô tô; ném đá vào cổng
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh. Lúc này số dân hiếu kỳ lên tới khoảng 2000
người.
Để hỗ trợ xử lý và giải quyết tình hình các tổ chức chính trị xã hội phối hợp
cử lực lượng bám sát nhân dân để tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân giải tán;
lực lượng chức năng điều động 04 xe cứu hỏa và 01 xe bồn tưới nước của Cơng ty
Cơng trình đơ thị tham gia giải tán đám đông; huy động lực lượng cảnh sát cơ động
của tỉnh và các huyện lân cận để giải quyết vụ việc nhưng không đạt hiệu quả. Đến
23 giờ, nhận được sự hổ trợ của lực lượng Cảnh sát cơ động K20 trực thuộc Bộ
Công an, các lực lượng chức năng của Tỉnh đã phối hợp tiến hành triển khai các
biện pháp cô lập, bắt các đối tượng quá khích, vận động nhân dân giải tán và ổn
định tình hình.
2.1.3. Ngày 11/6/2018
16


a) Địa bàn huyện Tuy Phong
Lúc 9 giờ 30 tại khu vực Cầu Nam xuất hiện một số phụ nữ tập trung mang
theo 02 tờ giấy A3 có nội dung “Đồng bào ta ơi phải vì đất nước, Tiến lên Việt
Nam 99 năm”; lực lượng chức năng đã tổ chức tuyên truyền, vận động giải tán
nhưng không hiệu quả. Đến 10 giờ 30, có khoảng 70 đối tượng q khích kéo đến
cầu Nam chặn xe; khi lực lượng cảnh sát cơ động K20 thuộc Bộ Công an triển khai
lực lượng xử lý thì lực lượng q khích dùng gạch đá, bom xăng tấn cơng. Đến gần
14 giờ, số q khích tăng lên khoảng gần 800 người tấn công hết sức manh động,
ép lực lượng Cảnh sát cơ động dồn vào trụ sở Đội cảnh sát phịng cháy, chữa cháy
Cơng an Tỉnh tại thơn Bình Long, xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình; đồng thời
đập phá cổng, tràn vào bên trong đốt xe , khống chế lực lượng Cảnh sát cơ động và
Công an địa phương (khoảng 300 cán bộ, chiến sỹ) . Đến 16 giờ 00, các đối tượng
quá khích buộc lực lượng cảnh sát trên cởi bỏ toàn bộ công cụ hỗ trợ, áo giáp và
tiếp tục chiếm giữ trụ sở Đội Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy. Đến 23 giờ 00, các

đối tượng trên và người dân hiếu kỳ tự giải tán
b) Địa bàn Phan Thiết
Lúc 19 giờ 00, một số người dân hiếu kỳ tiếp tục tụ tập trước trụ sở UBND
Tỉnh; lực lượng chức năng phối hợp tuyên truyền vận động, yêu cầu giải tán và
phân luồng giao thông nhưng số người hiếu kỳ tiếp tục tăng lên khoảng 2000
người; trong đó có khoảng 200 đối tượng (từ 13-25 tuổi) có hành động gây rối, xơ
đẩy rào chắn an ninh ở các trục đường trước cổng UBND Tỉnh; xông vào trụ sở
UBND Tỉnh ném gạch đá vào bên trong; lực lượng chức năng tiến hành các biện
pháp đẩy, đuổi số đối tượng q khích ra ngồi trụ sở UBND Tỉnh và tiến hành cô
lập, bắt giữ đối tượng quá khích. Đến 00 giờ 30, lực lượng chức năng đã kiểm sốt
được tình hình và tiến hành giải tán đám đơng.
2.1.4. Từ ngày 12/6 đến ngày 17/6/2018
Tình hình cơ bản tạm yên ổn. Tuy nhiên tại các địa phương lại nổi lên các
17


vụ việc:
- Ngày 12/6/2018, lực lượng chức năng thị xã Lagi phát hiện và xử lý 05
đối tượng trú tại phường Tân An, có hành động trương khẩu hiệu “Phản đối Luật
An ninh mạng” tuần hành dọc tuyến đường Thống Nhất, phường Tân Thiện
- Ngày 15/6/2018, Công an thị trấn Phan Rí Cửa mời đối tượng Nguyễn
Văn Kha (18 tuổi, trú tại Khu phố Hải Tận 3, Phan Rí Cửa, Tuy Phong là đối tượng
liên quan đến vụ gây rối) làm việc. Đến ngày 16/6/2018, người thân trong gia đình
đối tượng này đến gặp đồng chí Phó Trưởng Cơng an thị trấn Phan Rí Cửa phản đối
vì cho rằng con mình bị đánh đập trong lúc điều tra. Lực lượng chức năng giải
thích, vận động các đối tượng trên ra về.
2.2. Kết quả xử lý
2.2.1. Kết quả xử lý và thiệt hại gây ra
a) Kết quả: Quá trình xử lý và bắt giữ 218 đối tượng; hiện nay, các cơ quan
chức năng đã phân loại, sàng lọc và tạm giữ 30 đối tượng với các hành vi xúi giục,

đưa tiền, cung cấp vật chất tổ chức bạo loạn…). Trong đó đã có quyết định tạm
giam 08 đối tượng; 22 đối tượng tạm gia để khởi tố. Cụ thể:
- Địa bàn thành phố Phan Thiết: bắt 204 đối tượng (ngày 10/6/2018, bắt 102
đối tượng; ngày 11/6/2018, bắt 99 đối tượng; tuần tra ngày 12/6/2018 bắt 03 đối
tượng); thả 182 đối tượng, tạm giữ 22 đối tượng để khởi tố bị can
- Địa bàn huyện Tuy Phong: bắt 14 đối tượng, trong đó có 01 đối tượng cốt
cán và 13 đối tượng tự ra đầu thú tại các cơ quan chức năng. Ngày 15/6/2018, cơ
quan chức năng tiến hành khởi tố 02 vụ án/08 đối tượng với các tội danh gây rối
trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản
b) Thiệt hại:
Trên địa bàn các huyện Tuy Phong, Bắc Bình và thành phố Phan Thiết đã
xảy ra các vụ biểu tình gây rối với sự tham gia lên tới gần 3000 người, trong đó
khoảng gần 700 đối tượng q khích, số cịn lại do hiếu kỳ, cổ vũ đã chặn xe trên
18


Quốc lộ 1A, đốt xe, đập phá trụ sở UBND Tỉnh, Sở Kế hoạch - Đầu tư và Đội Cảnh
sát Phịng cháy chữa cháy Phan Rí; dùng gạch đá, bom xăng tấn công lực lượng
cảnh sát cơ động. Hậu quả đã làm cho 91 cán bộ, chiến sĩ bị thương; 37 ô tô và 24
mô tô bị đốt cháy, nhiều tài sản bị đập phá, hư hỏng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường ổn định và an ninh trật tự tại địa phương.
2.3. Nhận định tình hình và đánh giá kết quả triển khai
2.3.1. Nhận định tình hình và phương thức hoạt động
- Lợi dụng tình hình người dân bày tỏ chính kiến về việc Chính phủ trình
Quốc hội thơng qua dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, Luật An
ninh mạng; các thế lực thù địch và phản động đã sử dụng triệt để các trang mạng xã
hội để đẩy mạnh việc xuyên tạc, tuyên truyền, phản đối, lôi kéo lực lượng, tụ tập
một bộ phận người dân tham gia biểu tình bạo loạn gây ách tắc giao thông; đập
phá, cướp tài sản cơ quan nhà nước, chống người thi hành công vụ với các mục tiêu
cao nhất là làm mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn Tỉnh.

Chúng sử dụng tiền để mua chuộc một số đối tượng nghiện hút, phạm pháp hình sự,
thiếu hiểu biết và sử dụng các yếu tố “Trung Quốc” để kích động, xuyên tạc các
chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; sử dụng các phương tiện bay siêu
nhẹ để ghi hình phát tán hình ảnh của các vụ bạo động, biểu tình trên các trang
mạng xã hội. Vụ việc đã gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến cuộc sống bình yên của
người dân, tác động xấu đến đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, môi
trường đầu tư của tỉnh.
Việc lôi kéo người dân tham gia biểu tình, gây rối an ninh trật tự tại địa
phương trong thời gian qua được các đối tượng phản động, chống đối tổ chức kỹ
lưỡng, có kế hoạch chặt chẽ, có phân công nhiệm vụ, lực lượng rõ ràng, cấu kết
chặt chẽ của lực lượng phản động trong và ngoài nước; đối tượng tham gia mới và
đa dạng hơn trước: người có tiền án, tiền sự, người nghiện ma túy, học sinh và một
bộ phận người dân thiếu thông tin…Mục tiêu cao nhất là làm mất an ninh chính trị,
19


trật tự an tồn xã hội tại tỉnh Bình Thuận, thơng qua đó gây tiếng vang về mặt chính
trị.
2.3.2. Đánh giá chung
a) Ưu điểm:
Q trình triển khai cơng tác chống biểu tình, bạo loạn ln nhận được sự
quan tâm lãnh chỉ đạo sát sao của các cơ quan chức năng từ Tỉnh đến Trung ương;
có sự chủ động phối hợp giữa các lực lượng vũ trang với các Sở, ban, ngành và các
tổ chức Đồn thể, chính trị - xã hội. Công tác chỉ huy, điều hành chỉ đạo từ Trung
ương đến Tỉnh và địa phương được đảm bảo triển khai cụ thể, đầy đủ; kịp thời tổng
hợp tình hình và diễn biến các vụ việc để phục vụ cho công tác chỉ đạo và đề ra các
phương án xử lý kịp thời.
Trong quá trình tham gia xử lý và dập tắt các điểm nóng bạo động, đã huy
động được nhiều lực lượng, phương tiện, triển khai nhiều biện pháp để giải tán biểu
tình, thiết lập lại tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, không để kéo dài và lây lan

sang các địa phương khác.
Lực lượng chức năng đã thể hiện tinh thần quả cảm trước sự tấn công ác liệt
bằng gạch đá, bom xăng…của các đối tượng q khích nhưng vẫn kiên trì chịu
đựng, chấp hành nghiêm mệnh lệnh, khơng gây thương tích cho nhân dân.
Sau khi sự việc xảy ra, công tác điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ để xử lý
các đối tượng vi phạm pháp luật được tiến hành tích cực; nhiều đối tượng đã được
làm rõ, trong đó có các đối tượng thuộc diện cầm đầu, đối tượng cung cấp tiền,
gạch đá, xăng chế tạo bom cho đám đông…
b) Tồn tại hạn chế:
Cơng tác vận động quần chúng cịn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chính
trị cơ sở cịn nhiều yếu kém, khơng nắm được dân; trình độ nhận thức của người
dân đối với các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước cịn thấp; người dân
mang tính hiếu kỳ đã tạo điều kiện cho các đối tượng phản động lợi dụng, kích
20


động. Ngồi ra, do các đối tượng q khích, kích động, phá hoại là những đối
tượng đặc thù, có tiền án, tiền sự và vướng vào các tệ nạn xã hội nên hiệu quả tuyên
truyền, vận động chưa cao; các cơ quan truyền thơng, báo chí chậm đưa tin, bài
phản bác các luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch trên không
gian mạng.
Sự phối hợp của các ngành, các cấp với các lực lượng vũ trang trong việc
giải quyết tình hình chưa tốt, cịn biểu hiện sự chủ quan; cơng tác nắm bắt thơng tin
sớm tình hình và phát hiện hoạt động của các đối tượng, nhất là các đối tượng cầm
đầu, xúi giục kích động cũng như quy mô chưa tốt nên dẫn đến bị động, khơng theo
kịp diễn biến tình hình để xử lý.
Mặc dù thời gian qua tại tỉnh đã thường xuyên tổ chức các phương án
phịng, chống biểu tình gây rối an ninh trật tự, cứu hộ…nhưng do khi xảy ra trên
thực tế, tình hình diễn biến quá nhanh nên các lực lượng chức năng cịn lúng túng,
khơng áp dụng được các phương pháp đã được tập huấn và không theo kịp diễn

biến nhanh chóng của tình hình.
2.3.3. Ngun nhân của những tồn tại hạn chế
Công tác nắm bắt và dự báo tình hình chưa sát; khi tình huống xảy ra cịn xử
lý chậm và lúng túng. Diễn biến của các vụ việc xảy ra quá nhanh dẫn đến không kịp
thời trong nhận định, đánh giá tình hình và phân cơng các lực lượng tham gia. Các đối
tượng tham gia gây rối quá manh động, kích động đập phá quyết liệt.
Việc bố trí lực lượng chức năng, lực lượng nịng cốt tại chổ cịn mỏng; thiếu
các trang bị, phương tiện, cơng cụ hỗ trợ xử lý nên chưa kịp thời và chưa có biện
pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, chưa áp chế được số đơng đối tượng bị
kích động, hung hãn tấn cơng. Bên cạnh đó, do chủ trương ban đầu theo chỉ đạo từ
tuyến trên là không sử dụng biện pháp mạnh, chỉ vận động giải thích nên các đối
tượng, đám đơng q khích càng lấn tới dẫn đến vượt tầm kiểm sốt.
Cơng tác vận động vận chúng cịn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chính trị
21


tại cơ sở còn yếu, vai trò của đội ngũ cốt cán chính trị tại cơ sở chưa được phát huy,
cơng tác tổng hợp báo cáo tình hình cịn chậm; trình độ nhận thức của người dân
cịn thấp, hiếu kỳ tạo điều kiện cho các đối tượng phản động lợi dụng núp bóng;
cơng tác tham mưu cho lãnh đạo chính quyền địa phương (cấp cơ sở) chỉ đạo xử lý
tình huống cịn chưa theo kịp diễn biến tình hình.
Q trình chỉ đạo biện pháp xử lý đấu tranh, quản lý các thơng tin xấu, độc,
kích động trên các trang mạng cịn lúng túng, chưa có giải pháp đấu tranh phản bác,
xử lý ngăn chặn hiệu quả; trong khi đó các đối tượng phản động, q khích trong
và ngồi nước đã triệt để sử dụng hình thức này để kích động chống phá công khai
trên các trang mạng xã hội, nhất là các đối tượng trẻ tuổi, thanh niên dễ bị lơi kéo
kích động.
2.4. Bài học kinh nghiệm
Từ những bất cập, hạn chế nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh
nghiệm trong quá trình tuyên truyền, định hướng dư luận khi xảy ra vụ việc “điểm

nóng” như sau:
Thứ nhất, cần phát huy cao độ chủ động, bám sát cơ sở, nắm thực tiễn, địa
bàn để nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội; kịp thời phát hiện những vấn đề nảy sinh,
có báo cáo, định hướng thơng tin đúng tầm, đúng hướng.
Hệ thống tuyên giáo các cấp tích cực phối hợp với Mặt trận Tổ quốc các
cấp thành lập các tổ công tác thường xuyên xuống địa bàn, nhất là các địa bàn trọng
điểm, đến từng hộ gia đình để tuyên truyền, vận động. Tăng cường đối thoại với
người dân. Đồng thời, tìm hiểu hồn cảnh các gia đình, chia sẻ, giúp đỡ họ để tạo
dựng niềm tin, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ. Đặc biệt, phải chú trọng tới các chức
sắc, chức việc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng để tranh thủ sự ủng hộ và
phối hợp vận động, thuyết phục các tín đồ, đồng bào dân tộc thiểu số và cộng đồng
dân cư tại địa phương.
Phát huy vai trò của đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở và công tác tuyên
22


truyền miệng. Tăng cường các buổi thông tin chuyên đề, trao đổi, thảo luận của các
tổ chức hội, đoàn thể quần chúng.
Thứ hai, khi có vụ việc xảy ra, cần thông tin khách quan, đúng sự thật về sự
việc. Không mô tả chi tiết, không tường thuật, hạn chế thống kê chi tiết thiệt hại để
tránh bị kẻ xấu lợi dụng, xun tạc, phơ trương thanh thế.
Nhanh chóng thành lập Trung tâm thơng tin trong tình huống khẩn cấp,
thống nhất đầu mối để kịp thời cung cấp thơng tin chính thống cho các cơ quan
chức năng, cơ quan báo chí, lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên để định
hướng dư luận, tuyên truyền.
Đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng và thông tin liên lạc trong hoạt động thông
tin truyền thông, nhất là hệ thống phát thanh - truyền hình các cấp, các trung tâm
văn hóa huyện, thị xã, thành phố, các phương tiện thông tin lưu động.
Thứ ba, tăng cường tác chiến trên không gian mạng. Bên cạnh lực lượng tác
chiến chuyên nghiệp, các cấp ủy đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể yêu cầu cán

bộ, đảng viên, cơng chức, viên chức, đồn viên, hội viên sử dụng mạng xã hội để
trực tiếp đấu tranh một cách chủ động, tun truyền nội dung chính thống, thơng tin
tích cực, tạo sự lan tỏa sâu rộng. Nên coi đây là một trong những nhiệm vụ của mỗi
cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên.
Thứ tư, chủ động xây dựng kế hoạch chuẩn bị nhiều kịch bản ứng phó với
các vụ việc như tụ tập đông người dẫn đến các hành vi biểu tình mang tính bạo
động, vi phạm pháp luật nghiêm trọng… Khi vụ việc xảy ra, cần linh hoạt các hình
thức tuyên truyền, định hướng dư luận (như sử dụng tin nhắn với các nội dung
ngắn gọn, súc tích, kêu gọi nhân dân khơng nghe theo các luận điệu xun tạc,
khơng tham gia biểu tình…).
Thứ năm, sau khi vụ việc đã được xử lý, cần phối hợp với các cơ quan chức
năng nhanh chóng đưa đời sống cộng đồng trở lại bình thường, giải quyết kịp thời
những vướng mắc có liên quan, tạo tiền đề cho sự phát triển mới.
23


Phần thứ ba
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
THỰC HIỆN TỐT VIỆC PHÒNG CHỐNG VÀ XỬ LÝ ĐIỂM NĨNG
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Phương hướng chung
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác dân vận trong
tình hình mới, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân với Đảng; tăng cường khối
đại đoàn kết toàn dân tộc; tăng cường đối thoại với nhân dân; đẩy mạnh tuyên
truyền cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân hiểu
rõ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, khơng tham gia biểu tình gây
rối an ninh trật tự.
Hai là, cần tiếp tục theo dõi, nắm chắc tình hình trên địa bàn, dự báo tình
huống để tham mưu, đề xuất chỉ đạo xử lý kịp thời; rà soát tham mưu bổ sung, xây
dựng phương án xử lý tình huống, nhất là các phương án cũ thể để bảo vệ các mục

tiêu trọng điểm ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở với phương châm 4 tại chổ.
Ba là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đồn thể chính trị tiếp tục
theo dõi tình hình dư luận trong nhân dân để kịp thời có phương án đấu tranh, phản
bác các thơng tin xuyên tạc, bịa đặt, vạch trần âm mưu, thủ đoạn chống phá của các
tổ chức, cá nhân phản động, chống đối cực đoan; tuyên truyền, vận động nhằm ổn
định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ngay từ khi có biểu hiện bất ổn xảy ra,
đặc biệt là trên các trang mạng xã hội hiện nay.
Bốn là, các Sở, ban, ngành của tỉnh; người đứng đầu cấp ủy, chính quyền
địa phương cần tăng cường tiếp xúc đối thoại với nhân dân, rà soát và giải quyết
sớm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài gây bức xúc để tạo sự đồng
thuận trong nhân dân. Tiếp tục theo dõi, nắm chắc tình hình liên quan đến các hoạt
động tôn giáo, trong đồng bào dân tộc thiểu số để kịp thời tham mưu đề xuất các
24


giải pháp xử lý cho phù hợp, nhất là giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu kiện,
khiếu nại tồn đọng liên quan đến dân tộc tôn giáo.
3.2 Một số giải pháp
3.2.1. Giải pháp phịng chống phát sinh điểm nóng chính trị - xã hội
Để đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững, chúng ta cần có một mơi
trường chính trị - xã hội tốt. Điều đó địi hỏi mỗi cấp uỷ đảng và chính quyền đặc
biết là cấp cơ sở phải lãnh đạo, điều hành xử lý tốt các vấn đề có thể gây mất ổn
định chính trị- xã hội ngay tại địa phương do mình phụ trách, nhất là điểm nóng
chính trị- xã hội.
Trong việc xử lý điểm nóng, cơng tác dân vận cần được coi là việc làm có
hiệu quả cao. Dân vận là hoạt động cơ bản của các chủ thể nắm giữ và thực thi
quyền lực chính trị. Theo Hồ Chí Minh: "Dân vận là vận động tất cả lực lượng của
mỗi một người dân, khơng để sót một người dân nào, góp thành lực lượng tồn
dân, để thực hành những cơng việc nên làm, những cơng việc mà Chính phủ và
Đồn thể đã giao cho". Cơng tác dân vận có vai trị quan trọng, từ việc phịng

ngừa, ngăn chặn khơng để điểm nóng phát sinh đến việc tham gia có hiệu quả vào
việc xử lý điểm nóng và ổn định tình hình sau khi điểm nóng được xử lý. Chính vỉ
vậy, với đặc thù chun mơn cơng tác trong hệ thống Đồn Thanh niên, bản thân
xin đề xuất một số giải pháp như sau:
Một là,tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền và Mặt
trận Tổ quốc, các đồn thể nhân dân ở cơ sở cũng như các tầng lớp nhân dân về
vai trị, nhiệm vụ cơng tác dân vận của Đảng, của chính quyền đối với việc phịng
ngừa và ngăn chặn điểm nóng chính trị - xã hội
Nhận thức đó trước hết phải chuyển biến từ trong cấp uỷ Đảng và chính
quyền các cấp. Phải làm cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp thấy rõ công tác dân
vận là một trong những công tác cơ bản của Đảng ta. Công tác dân vận không chỉ
đi trước, mà phải đi cùng và đi sau mỗi một sự kiện, đồng thời công tác dân vận
25


×