Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De kiem tra hoa 12 chuong 6LH 0976324285

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.27 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ KIỂM TRA VIẾT HÓA 12 - MÃ ĐỀ 132 Học sinh điền đáp án đúng vào bảng trả lời trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9. Câu 10 Đ. Án Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ. Án Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đ. Án (Cho H = 1; C = 12; O = 16; Na= =23; Ba = 137; S = 32; Al = 27; Fe = 56; Cl = 35,5; Ca = 40; Mg = 24; Sr =88; K =39; Cs = 133; Li =7) Câu 1: Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36. lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hòa dung dịch X là: A. 150ml B. 60ml C. 75ml D. 30ml Câu 2: Kim loại bị phá hủy trong môi trường kiềm là A. Al B. Mg C. Cu D. Fe Câu 3: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là A. Quặng manhetit B. Quặng pirit C. Quặng đôlômit D. Quặng boxit Câu 4: Điều chế kim loại Na bằng phương pháp A. Dùng H2 khử Na2O ở nhiệt độ cao. B. Điện phân NaCl nóng chảy. C. Dùng kim loại K khử ion Na+ trong dung dịch NaCl. D. Điện phân dung dịch NaCl. Câu 5: Điều chế kim loại Mg bằng cách điện phân MgCl 2 nóng chảy, phản ứng nào xảy ra ở catot (cực -) ? A. Mg2+ + 2e  Mg B. 2Cl-  Cl2 + 2e C. Mg  Mg2+ + 2e D. Cl2 + 2e  2ClCâu 6: Cho 5,5 gam hỗn hợp gồm hai kim loại Al và Fe vào dung dịch HCl (dư), thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp lần lượt là: A. 3,5 gam và 2,0 gam. B. 2,5 gam và 3,0 gam. C. 2,7 gam và 2,8 gam. D. 2,8 gam và 2,7 gam. Câu 7: Trong phản ứng: Al + 4HNO3  Al(NO3)3 + NO + 2H2O. Tổng hệ số nguyên tối giản của phản ứng trên là: A. 7 B. 6 C. 8 D. 9 Câu 8: Kim loại không phản ứng với axit H2SO4 đặc, nguội là A. Ca B. Al C. Cu D. Mg Câu 9: Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là A. Mg, Fe, Al. B. Al, Mg, Fe. C. Fe, Mg, Al. D. Fe, Al, Mg. Câu 10: Hợp chất nào của nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (theo tỉ lệ 1:1) có sản phẩm là NaAlO2? A. Al(NO3)3 B. Al(OH)3 C. Al2(SO4)3 D. AlCl3 Câu 11: Số electron lớp ngoài cùng của các kim loại thuộc nhóm IA là A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 12: Cho 1,84g cacbonat của hai kim loại hóa trị II tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 0,672 lít CO2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là: A. 2,25g B. 2,17g C. 3,2g D. 2,71g.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 13: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion A. Cu2+, Fe3+ B. Na+, K+ C. Ca2+, Mg2+ D. Al3+, Fe3+ Câu 14: Để nhận biết các dung dịch muối: Al(NO 3)3, (NH4)2SO4, NaNO3, NH4NO3, Na2SO4. đựng riêng biệt trong 5 lọ mất nhãn, ta dùng thuốc thử là: A. Ba(OH)2 B. BaCl2 C. dung dịch amoniac D. HCl Câu 15: Muối vừa tác dụng với dung dịch HCl có khí thoát ra, vừa tác dụng với dung dịch NaOH cho kết tủa là: A. Ca(HCO3)2 B. (NH4)2CO3 C. Na2CO3 D. NaHCO3 Câu 16: Câu nào sau đây mô tả đúng sự biến đổi tính chất của các kim loại kiềm theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần? A. Bán kính nguyên tử giảm dần B. Năng lượng ion hóa của nguyên tử giảm dần C. Khối lượng riêng của đơn chất giảm dần D. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần Câu 17: Cho 6,85gam kim loại X thuộc nhóm IIA vào nước, thu được 1,12 lít H 2 (đktc). Kim loại X là A. Ca B. Mg C. Sr D. Ba Câu 18: Khi cho từ từ khí CO2 lội qua dung dịch Ca(OH)2, có hiện tượng tạo kết tủa trắng sau đó kết tủa trắng tan một phần. Dung dịch thu được chứa A. CaCO3, Ca(OH)2. B. Ca(HCO3)2, Ca(OH)2. C. Ca(HCO3)2. D. Ca(HCO3)2, CaCO3. Câu 19: Dung dịch quỳ tím chuyển sang màu xanh là A. HCl B. H2S C. Na2CO3 D. Na2SO4 Câu 20: Trong những chất sau, chất nào không có tính lưỡng tính? A. ZnSO4 B. Al(OH)3 C. Al2O3 D. NaHCO3 Câu 21: Chất vừa tác dụng với dung dịch HCl và NaOH là A. Mg(OH)2 B. AlCl3 C. Fe(OH)3 D. Al(OH)3 Câu 22: Để làm mềm nước cứng tạm thời, ta có thể dùng dung dịch A. Ca(OH)2 B. KNO3 C. NaCl D. HCl Câu 23: Chỉ có trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng hóa học ? A. 2Al(r) + 3Cu(r)  2Al3+ (dd) + 3Cu2+ (dd) B. 2Al(r) + 3Cu2+ (dd)  2Al3+ (dd) + 3Cu(r) C. 2Al3+ (dd) + 3Cu(r)  2Al(r) + 3Cu2+ (dd) D. 2Al3+ (dd) + 3Cu2+ (dd)  2Al(r) + 3Cu(r) Câu 24: Nguyên tử của các kim loại trong nhóm IA khác nhau về: A. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. B. Số oxi hóa của nguyên tử trong hợp chất C. Kiểu mạng tinh thể của đơn chất D. Cấu hình electron nguyên tử Câu 25: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. hiện tượng xảy ra là: A. Có kết tủa keo trắng và có khí bay lên B. Không có kết tủa, có khí bay lên. C. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. D. Chỉ có kết tủa keo trắng. Câu 26: Để phân biệt 3 chất bột: Mg, Al, Al 2O3 đựng trong 3 lọ riêng biệt bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là: A. Dd HCl B. Dd CuSO4 C. Dd NaOH D. Dd H2SO4 Câu 27: Cho 4,6 gam kim loại kiềm M tác dụng với lượng nước (dư) sinh ra 2,24 lit H 2 (đktc). Kim loại M là.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> A. Na B. K C. Cs D. Li Câu 28: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là: A. Giấy quỳ tím B. BaCO3 C. Zn D. Al Câu 29: Cặp hợp chất của nhôm trong dãy nào sau đây tác dụng được với cả dung dịch axit. và dung dịch kiềm? A. Al2(SO4)3 và Al2O3 B. Al(NO3)3 và Al(OH)3 C. AlCl3 và Al2(SO4)3 D. Al(OH)3 và Al2O3 Câu 30: Thể tích khí clo (đktc) cần dùng để phản ứng hoàn toàn 5,4g Al là: A. 3,36 lít B. 4,48 lít C. 2,24 lít D. 6,72 lít -----------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×