Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Luận văn thạc sĩ hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo tại các chi nhánh ngân hàng TMCP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN TỐNG TRÚC PHƯƠNG

HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI GẠO TẠI CÁC CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
- KHU VỰC TÂY NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN TỐNG TRÚC PHƯƠNG

HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI GẠO TẠI CÁC CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM
- KHU VỰC TÂY NAM BỘ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. THÂN THỊ THU THỦY

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
thương mại gạo tại các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam - Khu vực Tây Nam Bộ” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Thân Thị Thu Thủy. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa được cơng bố trên các cơng trình nghiên cứu khác.
Nếu có bất kỳ gian lận nào tơi xin chịu trách nhiệm về đề tài của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2019

Người thực hiện

Nguyễn Tống Trúc Phương


i

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN


1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ................................................................1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................................2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................2
1.5 Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................3
1.6 Kết cấu của luận văn ........................................................................................3

2.1 Giới thiệu các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam - Khu vực Tây Nam Bộ ....................................................................................4
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .........................................................................4
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................................6
2.2 Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo tại các chi
nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Khu vực Tây
Nam Bộ .......................................................................................................................8
2.2.1 Tình hình sản xuất lúa tại Khu vực Tây Nam Bộ và xuất khẩu gạo của Việt Nam
........ ..................................................................................................................8


ii

2.2.2 Biểu hiện rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo tại các chi
nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Khu vực Tây Nam
Bộ

........ ................................................................................................................10

3.1 Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng ....................................................................14
3.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng .................................................................................14

3.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng ...................................................................................14
3.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ...............................................................15
3.1.4 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ...............................................................16
3.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ........................................................17
3.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây về rủi ro tín dụng tại ngân hàng
thương mại ...............................................................................................................19
3.3 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................22
3.3.1 Mơ hình nghiên cứu binary logistic .................................................................22
3.3.2 Các kiểm định mơ hình binary logistic ............................................................25
3.3.3 Các kiểm định khác ..........................................................................................26

4.1 Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo tại
các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Khu
vực Tây Nam Bộ ......................................................................................................28
4.1.1 Thực trạng cho vay các doanh nghiệp thương mại gạo....................................28
4.1.2 Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo ........29


iii

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
thương mại gạo tại các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương
Việt Nam - Khu vực Tây Nam Bộ ..........................................................................32
4.3 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay
các doanh nghiệp thương mại gạo tại các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại thương Việt Nam - Khu vực Tây Nam Bộ........................................34
4.3.1 Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu ........................................34
4.3.2 Kết quả hồi quy mơ hình binary logistic ..........................................................40
4.3.3 Các kiểm định mơ hình binary logistic ............................................................41
4.3.4 Các kiểm định khác ..........................................................................................42

4.4 Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương
mại gạo tại các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam - khu vực Tây Nam Bộ ...................................................................................43

5.1 Kết luận ...........................................................................................................47
5.2 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
thương mại gạo tại các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương
Việt Nam - Khu vực Tây Nam Bộ ..........................................................................48
5.2.1 Tăng cường cho vay các doanh nghiệp thương mại gạo có quy mô lớn ..........48
5.2.2 Ưu tiên cho vay các doanh nghiệp thương mại gạo có hiệu quả hoạt động kinh
doanh tốt .. ................................................................................................................48
5.2.3 Hạn chế cho vay các doanh nghiệp thương mại gạo có tỷ số địn bẩy tài chính
cao ........ ................................................................................................................49
5.2.4 Duy trì cho vay các doanh nghiệp thương mại gạo có tỷ số vịng quay tài sản
cao ........ ................................................................................................................50


iv

5.2.5 Giảm cho vay các doanh nghiệp thương mại gạo có tỷ số nợ trên tổng tài sản
cao ........ ................................................................................................................50
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo......................................51
5.3.1 Hạn chế của đề tài.............................................................................................51
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................51

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC

Báo cáo tài chính

CN

Chi nhánh

CS

Cộng sự

DN

Doanh nghiệp

KH

Khách hàng

KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp


KV

Khu vực

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

RRTD

Rủi ro tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TM

Thương mại

Vietcombank


Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn tại các chi nhánh Vietcombank – KV Tây Nam
Bộ giai đoạn 2016-2018 ..............................................................................................6
Bảng 2.2: Dư nợ và nợ xấu tại các chi nhánh Vietcombank – KV Tây Nam Bộ giai
đoạn 2016-2018 ...........................................................................................................6
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh Vietcombank – KV Tây
Nam Bộ giai đoạn 2016-2018 .....................................................................................7
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 –
2018 .............................................................................................................................8
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam
Bộ giai đoạn 2016 – 2018 .........................................................................................11
Bảng 2.6: Nợ xấu cho vay DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam
Bộ giai đoạn 2016 – 2018 .........................................................................................12
Bảng 3.1 Tổng kết các nghiên cứu trước ..................................................................21
Bảng 3.2: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ................................................25
Bảng 4.1: Dư nợ ngành TM gạo phân theo nhóm nợ tại các chi nhánh Vietcombank
- KV Tây Nam Bộ giai đoạn 2016 – 2018 ................................................................29
Bảng 4.2: Nợ xấu cho vay DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam
Bộ giai đoạn 2016 – 2018 .........................................................................................30
Bảng 4.3: Nợ xấu ngành TM gạo theo loại hình khách hàng tại các chi nhánh
Vietcombank - KV Tây Nam Bộ giai đoạn 2016 – 2018..........................................31
Bảng 4.4 Nợ xấu ngành TM gạo theo kiểm toán BCTC tại các chi nhánh Vietcombank
- KV Tây Nam Bộ giai đoạn 2016 – 2018 ................................................................32
Bảng 4.5: Quy mô DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ
giai đoạn 2016 – 2018 ...............................................................................................33

Bảng 4.6: Thời gian gia nhập ngành của các DN TM gạo tại các chi nhánh
Vietcombank - KV Tây Nam Bộ giai đoạn 2016 – 2018..........................................33
Bảng 4.7: Các tỷ số tài chính của các DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank KV Tây Nam Bộ giai đoạn 2016 – 2018 ..................................................................34


vii

Bảng 4.8: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ................................35
Bảng 4.9: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo loại rủi ro tín dụng .....................................36
Bảng 4.10: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo quy mô DN TM gạo ................................37
Bảng 4.11: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo thời gian gia nhập ngành của các DN TM
gạo .............................................................................................................................37
Bảng 4.12: ROE của DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ
giai đoạn 2016 – 2018 ...............................................................................................38
Bảng 4.13: Đòn bẩy tài chính của DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV
Tây Nam Bộ giai đoạn 2016 – 2018 .........................................................................39
Bảng 4.14: Vòng quay tổng tài sản của DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank KV Tây Nam Bộ giai đoạn 2016 – 2018 ..................................................................39
Bảng 4.15: Nợ phải trả trên tổng tài sản của DN TM gạo tại các chi nhánh
Vietcombank - KV Tây Nam Bộ giai đoạn 2016 – 2018..........................................40
Bảng 4.16: Mô tả đặc điểm dữ liệu ...........................................................................40
Bảng 4.17: Kết quả hồi quy mơ hình binary logistic ................................................40
Bảng 4.18: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu ............................41
Bảng 4.19: Kiểm định mức độ giải thích của mơ hình nghiên cứu ..........................41
Bảng 4.20: Kiểm định ý nghĩa các hệ số của mơ hình nghiên cứu ...........................41
Bảng 4.21: Kiểm định độ chính xác của mơ hình nghiên cứu ..................................42


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 ......9
Biểu đồ 2.2: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018 ............9
Biểu đồ 4.1: Dư nợ cho vay các DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV
Tây Nam Bộ giai đoạn 2016 – 2018 .........................................................................28
Biểu đồ 4.2: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu cho vay DN TM gạo tại các chi nhánh
Vietcombank - KV Tây Nam Bộ giai đoạn 2016 – 2018..........................................30


ix

TĨM TẮT
Tên đề tài: Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo tại
các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Khu vực Tây
Nam Bộ.
Tóm tắt: Theo xu hướng khó khăn chung của ngành gạo về giá cả và thị trường xuất
khẩu, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại gạo tất yếu cũng gặp
nhiều khó khăn. Do đó để hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương
mại gạo tại các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Khu vực Tây Nam Bộ, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để nhận
diện các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương
mại gạo. Kết quả mơ hình nghiên cứu đã tìm ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
là quy mơ hoạt động của doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu,
địn bẩy tài chính, vịng quay tài sản và hệ số nợ phải trả trên tổng tài sản. Từ đó đưa
ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương mại
gạo tại các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Khu
vực Tây Nam Bộ.
Từ khóa: Ngân hàng, rủi ro tín dụng, khách hàng doanh nghiệp, doanh nghiệp thương
mại gạo.


x


ABSTRACT
Thesis’s topic: Minimize credit risk of Vietcombank - Southwest Region: Lending
to rice businesses.
Summary: Rice-selling companies have to overcome challenges due to the
contemporary conditions of the rice exporting market. To reduce the credit risk of
Vietcombank – Southwest region, this thesis utilized quantitative research methods
to identify the determinants that affect the credit risks incurred by the bank through
fund lending to rice businesses. The research’s result indicates that there are five
determinants of credit risk, those are the size of business, profitability ratio, financial
leverage ratio, asset turnover ratio and total debt over total asset. Finally, this thesis
suggested solutions to decrease the credit risks that the bank has to bear.
Keywords: Bank, credit risk, business loans, rice businesses.


1

GIỚI THIỆU
1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, các ngân hàng đều đặt ra mục tiêu
tăng trưởng lợi nhuận - phát triển thị phần, trong đó lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên cùng với sự tăng trưởng tín dụng, thì rủi ro tín
dụng là một trong những mối quan tâm của các ngân hàng, khi rủi ro xảy ra đồng
nghĩa với việc xảy ra thất thoát, tổn thất, ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín của ngân
hàng.
Với lợi thế vùng Đồng bằng sông Cửu Long là gạo và thủy sản nên dư nợ ngành
thương mại gạo và thủy sản của các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ cũng
chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ cho vay các ngành hàng tại các chi nhánh
Vietcombank - KV Tây Nam Bộ. Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2018 ngành thương
mại gạo gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ, kéo theo hàng loạt khó khăn

cho các DN kinh doanh ngành hàng này, tất yếu sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
vay. Cộng thêm tình hình cạnh tranh giữa các TCTD cũng hết sức gay gắt, dễ dẫn tới
tình trạng nới lỏng các quy định, điều kiện tín dụng để giành và giữ khách hàng. Vì
vậy, nguy cơ gia tăng nợ xấu của ngân hàng trong thời gian tới là rất cao, xét cả góc
độ khách quan và chủ quan.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng như Louis H.Amato và Christie H. Amato (2004), Bonfim, D (2009), Alex R.
Kira và Zhongzhi He (2012), Norlida Abdul Manab và cộng sự (2015), tại Việt Nam
cũng có một số nghiên cứu về RRTD như Trần Trọng Phong và cộng sự (2015), Lê
Khương Ninh và cộng sự (2017). Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về rủi ro tín dụng
trong cho vay các DN thương mại gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam
Bộ. Bên cạnh đó, thị trường ngành thương mại gạo đang biến động theo xu hướng
không thuận lợi dẫn đến các DN ngành gạo của khu vực cũng bộc lộ nhiều khó khăn
trong kinh doanh. Do đó để hạn chế các rủi ro phát sinh có thể xảy ra trong q trình
cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại gạo, việc
chọn đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo tại


2

các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Khu vực Tây
Nam Bộ” là hết sức cần thiết.
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: hạn chế RRTD trong cho vay DN TM gạo tại các chi nhánh
Vietcombank - KV Tây Nam Bộ.
- Mục tiêu cụ thể:
 Phân tích thực trạng RRTD trong cho vay DN TM gạo tại các chi nhánh
Vietcombank - KV Tây Nam Bộ.
 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD và mức độ ảnh hưởng của các yếu

tố này đến RRTD trong cho vay DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV
Tây Nam Bộ .
 Đề xuất giải pháp hạn chế RRTD trong cho vay DN TM gạo tại các chi nhánh
Vietcombank - KV Tây Nam Bộ.
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng RRTD trong cho vay DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank KV Tây Nam Bộ như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến RRTD trong cho vay DN TM gạo tại các chi
nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ?
- Giải pháp nào giúp hạn chế RRTD trong cho vay DN TM gạo tại các chi nhánh
Vietcombank - KV Tây Nam Bộ?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: RRTD trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo.
- Phạm vi nghiên cứu

 Phạm vi không gian: 15 chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ.
 Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2016 – 2018.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng mơ hình hồi qui binary logistic để xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến RRTD trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo tại các chi nhánh
Vietcombank - KV Tây Nam Bộ. Sau khi hồi quy mơ hình, tiến hành các kiểm định


3

để đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi qui binary logistic và các hệ số hồi quy là có
ý nghĩa thơng qua các chỉ tiêu như Kiểm định Omnibus, -2 log likelihood, Chi – bình
phương, Nagelkerke R2.
1.5 Ý nghĩa của đề tài
- Đối với công việc của tác giả: Là một cán bộ tín dụng đang cơng tác tại phòng
kiểm tra nội bộ Vietcombank - KV Tây Nam Bộ, kết quả nghiên cứu giúp cho tác giả

nhận biết được các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
thương mại gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ. Từ đó có những
biện pháp nhằm hạn chế xảy ra RRTD đối với các chi nhánh Vietcombank - KV Tây
Nam Bộ.
- Đối với 15 chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – KV Tây
Nam Bộ: Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng
trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo, từ đó đưa ra biện pháp hữu hiệu nhằm
hạn chế, ngăn ngừa, giảm thiểu RRTD tại 15 chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam
Bộ.
1.6 Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn bao gồm 05 chương:
- Chương 1: Giới thiệu
- Chương 2: Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo tại các
chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Khu vực Tây
Nam Bộ.
- Chương 3: Cơ sở lý luận, tổng quan các nghiên cứu trước đây và phương pháp
nghiên cứu về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.
- Chương 4: Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương mại
gạo tại các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Khu
vực Tây Nam Bộ.
- Chương 5: Kết luận và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp thương mại gạo tại các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam - Khu vực Tây Nam Bộ.


4

RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI GẠO TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - KHU VỰC TÂY NAM BỘ

2.1 Giới thiệu các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam - Khu vực Tây Nam Bộ
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Khu vực Tây Nam Bộ là 01 trong 07 khu vực thuộc mạng lưới Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Đến 31/12/2018, KV Tây Nam Bộ có 15 chi
nhánh tại các tỉnh/thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (trừ tỉnh Hậu
Giang) với 49 phòng giao dịch.
Chi tiết 15 chi nhánh Vietcombank thuộc KV Tây Nam Bộ gồm:
 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang, thành
lập ngày 01/07/1987 - là chi nhánh Vietcombank đầu tiên được thành lập tại Đồng
bằng sông Cửu Long, địa chỉ tại số 89, đường 3 tháng 2, phường Vĩnh Bảo, thành
phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ, thành lập
ngày 01/10/1989, địa chỉ tại số 03-05-07 Đại lộ Hịa Bình, phường Tân An, Quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh An Giang, thành lập
ngày 01/10/1991, địa chỉ tại số 30-32 Hai Bà Trưng, phường Mỹ Long, thành phố
Long Xuyên, tỉnh An Giang.
 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau, thành lập
ngày 22/11/1993, địa chỉ tại số 07 đường An Dương Vương, phường 7, thành phố Cà
Mau, tỉnh Cà Mau.
 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre, thành lập
ngày 03/11/2015, địa chỉ tại số 55B3, đại lộ Đồng Khởi, phường Phú Khương, thành
phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Sóc Trăng, thành lập
ngày 01/12/2006, địa chỉ tại số 3 Trần Hưng Đạo, khóm 6, phường 3,thành phố Sóc
Trăng, tỉnh Sóc Trăng.


5


 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Đô, thành lập
ngày 25/12/2006, địa chỉ tại Lô 30A7A, Khu cơng nghiệp Trà Nóc 1, Phường Trà
Nóc, Quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Châu Đốc, thành lập
ngày 28/11/2006, thành địa chỉ tại số 20 Lê Lợi, Phường Châu Phú B, thành phố Châu
Đốc, tỉnh An Giang.
 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đồng Tháp, thành
lập ngày 08/12/2006, địa chỉ tại số 89, đường Lý Thường Kiệt, phường 2, thành phố
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An, thành lập
ngày 28/11/2006, địa chỉ tại số 2A, Phạm Văn Ngũ, khu phố 5, thị trấn Bến Lức,
huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang, thành
lập ngày 14/10/2008, địa chỉ tại số 152 Đinh Bộ Lĩnh, phường 2, thành phố Mỹ Tho,
tỉnh Tiền Giang.
 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Trà Vinh, thành lập
ngày 25/09/2009, địa chỉ tại số 05 Lê Thánh Tôn, phường 2, thành phố Trà Vinh, tỉnh
Trà Vinh.
 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long, thành
lập ngày 01/04/2010, địa chỉ tại số 5C, Hưng Đạo Vương, Phường 1, Thành phố Vĩnh
Long, tỉnh Vĩnh Long.
 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bạc Liêu, thành lập
ngày 05/08/2011, địa chỉ tại số 14-15 lô B đường Bà Triệu, phường 3, thành phố Bạc
Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Quốc, thành lập
ngày 15/11/2016, địa chỉ tại số 1A, đường Hùng Vương, khu phố 1, thị trấn Dương
Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.



6

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
- Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn cuối kỳ của các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ giai
đoạn 2006 - 2018 đều có sự tăng trưởng.
Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn tại các chi nhánh Vietcombank – KV Tây
Nam Bộ giai đoạn 2016-2018
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Huy động vốn

Năm 2017 so
Năm 2018 so
với 2016
với 2017
+/%
+/%
25.262 35.354 39.477 10.092,72
40 4.122,57
12
Năm
2016

Năm
2017

Năm
2018


(Nguồn: Báo cáo của các CN Vietcombank - KV Tây Nam Bộ giai đoạn 2016-2018)
Bảng 2.1 cho thấy huy động vốn cuối năm 2018 đạt 39.477 tỷ đồng, tăng 56%
so với năm 2016 và chỉ tăng 12% so với năm 2017 cho thấy huy động vốn có dấu
hiệu tăng trưởng chậm lại. Thực tế, lãi suất huy động các tại chi nhánh Vietcombank
- KV Tây Nam Bộ so với các NHTM khác đều thấp, vì vậy cơng tác huy động vốn
cũng gặp nhiều khó khăn do yếu tố cạnh tranh giữa các TCTD.
- Hoạt động cho vay
Dư nợ tín dụng tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ trong giai
đoạn 2006 - 2018 đều tăng, đến năm 2018 tăng cao nhất đạt 51,2 ngàn tỷ đồng, tăng
22% so với năm 2017. Trong khi đó tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm từ năm 2016 là
3,9% đến năm 2018 còn 3% thể hiện qua bảng 2.2:
Bảng 2.2: Dư nợ và nợ xấu tại các chi nhánh Vietcombank – KV Tây Nam Bộ
giai đoạn 2016-2018
Đvt: Tỷ đồng
Năm 2017 so
với 2016
+/%
51.208 5.377,93
15

Năm
2016

Năm
2017

36.478

41.856


Nợ xấu

1.431

1.443

1.541

11,93

Tỷ lệ nợ xấu

3,9%

3,4%

3,0%

-0,5%

Chỉ tiêu
Tổng dư nợ

Năm
2018

1

Năm 2018 so
với 2017

+/%
9.352,10
22
97,47

7

-0,4%

(Nguồn: Báo cáo của các CN Vietcombank - KV Tây Nam Bộ giai đoạn 2016-2018)


7

- Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh Vietcombank – KV Tây Nam
Bộ năm 2018 tăng vượt bậc so với các năm 2016, 2017.
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh Vietcombank
– KV Tây Nam Bộ giai đoạn 2016-2018
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm
2016

Năm
2017

Năm
2018


Năm 2017 so Năm 2018 so với
với 2016
2017
+/%
+/%
252,80 12,44 (243,59) (10,66)

Tổng thu nhập hoạt 2.031 2.284 2.041
động kinh doanh
+ Trong đó: Thu nhập 1.212 1.614 1.219 402,44 33,21 (395,23) (24,48)
từ lãi thuần
91,76 (12,89)
Tổng chi phí hoạt động (619) (712) (620) (92,90) 15,01
Lợi nhuận hoạt động
116
255
801 139,78 121,01
545,33 213,60
kinh doanh sau thuế
(Nguồn: Báo cáo của các CN Vietcombank - KV Tây Nam Bộ giai đoạn 2016-2018)
Bảng 2.3 cho thấy tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của các chi nhánh
Vietcombank – KV Tây Nam Bộ năm 2018 đạt 2.041 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm
2016, tuy nhiên so với năm 2017 giảm 243 tỷ đồng, tương đương 11%. Trong đó
nguồn thu từ hoạt động tín dụng năm 2018 đạt 1.219 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60%
tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh 2018, tỷ trọng này trong giai đoạn 2016 –
2018 bình quân hơn 63% cho thấy thu nhập từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ
yếu của các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ. Lợi nhuận hoạt động kinh
doanh năm 2018 của các chi nhánh Vietcombank – KV Tây Nam Bộ lãi 801 tỷ đồng,
tăng 545 tỷ đồng tương đương 214% so với năm 2017, đây là năm đạt lợi nhuận cao

nhất trong giai đoạn năm 2016 – 2018.
Qua so sánh các số liệu cho thấy năm 2018 mặc dù các chi nhánh Vietcombank
– KV Tây Nam Bộ tăng trưởng chậm cả về huy động vốn và dư nợ tín dụng, nhưng
năm 2018 là năm các chi nhánh KV Tây Nam Bộ đã bứt phá về lợi nhuận.


8

2.2 Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo tại các chi
nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Khu vực Tây
Nam Bộ
2.2.1 Tình hình sản xuất lúa tại Khu vực Tây Nam Bộ và xuất khẩu gạo của Việt
Nam
- Tình hình sản xuất lúa tại Khu vực Tây Nam Bộ
Miền Tây Nam Bộ hay cịn gọi là vùng Đồng bằng sơng Cửu Long là vùng trọng
điểm về sản xuất gạo và thủy sản, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội.
Khu vực này bao gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương. Hàng năm Đồng
bằng sơng Cửu Long đóng góp 20% GDP, 90% sản lượng gạo xuất khẩu và 52% sản
lượng thủy sản xuất khẩu.
Diện tích gieo cấy lúa Đồng bằng sơng Cửu Long giai đoạn 2016 – 2018 có xu
hướng giảm dần, năm 2018 đạt 4.107 nghìn ha, giảm so với năm 2016 (4.241 nghìn
ha) và 2017 (4.184 nghìn ha) chủ yếu do nhiều địa phương chuyển đổi một phần diện
tích trồng lúa sang sử dụng cho mục đích khác như xây dựng các cơng trình thủy lợi,
cơ sở hạ tầng chuyển sang cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản, hoặc do khó khăn
trong khâu tưới tiêu, thiếu lao động, hay do bị ngập úng, sạt lở,.. nên không sản xuất.
Mặc dù diện tích gieo cấy lúa giảm nhưng sản lượng lúa Đồng bằng sông Cửu Long
giai đoạn 2016 – 2018 tăng, năm 2018 đạt 24.438 nghìn tấn, tăng 783 nghìn tấn so
với năm 2017 và chiếm 55% sản lượng lúa cả nước (44,1 triệu tấn), thể hiện qua bảng
2.4:
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất lúa tại Đồng bằng sơng Cửu Long giai đoạn 2016

– 2018
Đvt: Diện tích: ngàn ha. Năng suất: tạ/ha. Sản lượng: ngàn tấn
Tiêu chí
Diện tích
Năng suất
Sản lượng

Năm 2018
so với
2017
4.241,10 4.184,00 4.107,00
(57,10)
(77,00)
56,20
56,40
59,50
0,20
3,10
23.831,00 23.655,00 24.438,00
(176,00)
783,00
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2016 – 2018)

Năm 2016

Năm
2017

Năm
2018


Năm 2017
so với 2016


9

- Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam
Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2018 cao hơn giá gạo xuất khẩu năm 2016 và
2017, tuy nhiên đến cuối năm 2018 giá gạo xuất khẩu bình qn có xu hướng giảm
về mức gần bằng giá gạo xuất khẩu năm 2016, 2017, thể hiện rõ qua biểu đồ 2.1:
Đvt: USD/ kg
001
001
000
000
000
000
Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
Năm 2016

Nam 2017

Năm 2018

Biểu đồ 2.1: Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2016 - 2018)
Về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018 có sự thay đổi
rõ rệt được thể hiện qua biểu đồ 2.2:
45%
40%
35%
30%
25%
20%
15%
10%
5%
0%

Tỷ trọng xuất khẩu 2016

Tỷ trọng xuất khẩu 2017

Tỷ trọng xuất khẩu 2018

Biểu đồ 2.2: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2016 – 2018)

Biểu đồ trên cho thấy năm 2016 và 2017 Trung Quốc luôn là thị trường tiêu thụ
nhiều nhất với tỷ trọng xuất khẩu lần lượt là 36% - 39% thì đến năm 2018 tỷ trọng


10

xuất khẩu giảm chỉ còn chiếm 22% tổng lượng gạo xuất khẩu trong năm 2018, giảm
42% về sản lượng gạo xuất khẩu và giảm 33% về kim ngạch gạo xuất khẩu so với
năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm mạnh lượng nhập khẩu nếp vào
nước này do giá xuất khẩu cao, tăng thuế suất nhập khẩu lên 50% đối với mặt hàng
gạo nếp và do khách hàng Trung Quốc ép giá.
Qua diễn biến về tình hình sản xuất lúa tại Đồng bằng Sông Cửu Long, về giá
cả xuất khẩu cũng như về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn
2016 – 2018 cho thấy tình hình xuất khẩu đang gặp khó khăn về thị trường đầu ra.
Và khó khăn của ngành gạo tất yếu sẽ dẫn đến khó khăn trong kinh doanh của các
DN thương mại gạo.
2.2.2 Biểu hiện rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp thương mại gạo tại
các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Khu
vực Tây Nam Bộ
- Dư nợ cho vay doanh nghiệp thương mại gạo
Do đặc thù của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nên dư nợ cho vay của các chi
nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ cũng tập trung vào những ngành là thế mạnh
như gạo, thuỷ sản,..


11

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây
Nam Bộ giai đoạn 2016 – 2018
Đvt: Tỷ đồng


Thương mại gạo

Năm
2016
9.403

Năm
2017
7.940

Tỷ trọng dư nợ ngành
hàng/ tổng dư nợ
Năm
Năm
Năm
Năm
2018
2016
2017
2018
7.061 25,55% 18,97% 13,79%

Chế biến thủy, hải sản

7.436

7.810

6.714 20,21% 18,66% 13,11%


Thương mại xăng dầu, gas

2.137

1.306

1.818

5,81%

3,12%

3,55%

Thương mại hàng tiêu dùng
Sản xuất và chế biến thức ăn
chăn nuôi
Thương mại nguyên vật liệu
phục vụ sản xuất công
nghiệp, xây dựng
Ngành khác

1.108

1.214

1.448

3,01%


2,90%

2,83%

1.920

1.494

1.389

5,22%

3,57%

2,71%

827

879

1.079

2,25%

2,10%

2,11%

8.242


8.471

Dư nợ ngành hàng
Ngành hàng

9.584 22,40% 20,24% 18,72%

36.797 41.856 51.208
Tổng dư nợ
(Nguồn: Báo cáo của các CN Vietcombank - KV Tây Nam Bộ giai đoạn 2016-2018)
Số liệu bảng 2.5 đã phản ảnh khá rõ đặc thù kinh tế tại khu vực Đồng bằng Sông
Cửu Long trong giai đoạn 2016 – 2018, ngành thương mại gạo luôn là ngành chiếm
tỷ trọng dư nợ lớn tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ. Thương mại
gạo có thể được hiểu là hoạt động diễn ra chủ yếu từ khâu xay xát, tách màu, đánh
bóng đến tiêu thụ nội địa và xuất khẩu qua các nước khác, trong đó xuất khẩu là chính.
So với năm 2016 – 2017, năm 2018 tỷ trọng dư nợ ngành thương mại gạo đã giảm,
chỉ còn chiếm 14% trong tổng dư nợ, cho thấy các chi nhánh Vietcombank - KV Tây
Nam Bộ đã nhận định được tình hình thị trường gạo sẽ khó khăn trong thời gian sắp
tới, nên đã giảm dần dư nợ đối với các doanh nghiệp thương mại gạo, mở rộng danh
mục đầu tư sang các ngành khác ít có rủi ro hơn.
- Nợ xấu cho vay doanh nghiệp thương mại gạo
Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp thương mại gạo giai đoạn 2016 –
2018 tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam Bộ biến động theo xu hướng
tăng, trong khi nợ xấu của hệ thống Vietcombank giai đoạn 2016 – 2018 biến động


12

theo chiều hướng giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do các DN TM gạo gặp khó khăn

trong khâu đàm phán hợp đồng xuất khẩu với giá tốt, kim ngạch xuất khẩu giảm
mạnh, thuế xuất khẩu tăng, nhất là đối với mặt hàng nếp.
Bảng 2.6: Nợ xấu cho vay DN TM gạo tại các chi nhánh Vietcombank - KV
Tây Nam Bộ giai đoạn 2016 – 2018
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm
2016

Năm
2017

Năm
2018

Năm 2017 so
với 2016
+/%
(30) -2%

Năm 2018
so với 2017
+/%
74 6%

Nợ xấu ngành TM
1.255
1.225
1.299

gạo
Tỷ lệ nợ xấu ngành
13%
15%
18%
2%
3%
TM gạo
1.431
1.443
1.540
12
1%
97 7%
Tổng nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu ngành
88%
85%
84%
-3%
-1%
TM gạo/ tổng nợ xấu
(Nguồn: Báo cáo của các CN Vietcombank - KV Tây Nam Bộ giai đoạn 2016-2018)
Từ số liệu trên cho thấy trong giai đoạn 2016 – 2018, tỷ lệ nợ xấu của ngành
TM gạo có xu hướng tăng, cụ thể năm 2016: 13%, năm 2017: 15% và năm 2018:
18%, tỷ trọng nợ xấu ngành TM gạo/ tổng nợ xấu tại các chi nhánh Vietcombank KV Tây Nam Bộ lần lượt là 88%, 85%, 84%, điều này có nghĩa là trong tổng nợ xấu
KV Tây Nam Bộ thì nợ xấu ngành hàng TM gạo là chủ yếu, mặc dù tỷ lệ này có giảm
nhưng cho thấy tình hình nợ xấu của ngành TM gạo ở mức cao nên cần phải hạn chế
rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp TM gạo trong thời gian tới.
Qua số liệu về tình hình hoạt động cho vay tại các chi nhánh Vietcombank - KV

Tây Nam Bộ cho thấy dư nợ cho vay tại các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam
Bộ cũng khá phù hợp với đặc trưng kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long với dư
nợ ngành thương mại gạo ln là ngành có dư nợ lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay
các ngành. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu ngành TM gạo chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng
nợ xấu Vietcombank - KV Tây Nam Bộ. Hiện nay ngành hàng này lại gặp nhiều khó
khăn, rủi ro tiềm ẩn, khả năng nợ xấu ở các chi nhánh Vietcombank - KV Tây Nam
Bộ sẽ tăng cao, do đó việc nghiên cứu để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD


×