Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung kemzyme v dry đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim trắng vây vàng trachinotus blochii (lacepède, 1801) nuôi tại quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 88 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu thu
được trong báo cáo này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tơi xin cam đoan các thơng tin được trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc./.
Huế, tháng 7 năm 2016
Học viên

Nguyễn Ngọc Dung


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình cao học cũng như luận văn tốt nghiệp này, tôi đã
nhận được sự động viên, giúp đỡ từ giáo viên hướng dẫn, quý thầy cơ giáo, cơ sở thực
tập, gia đình và bạn bè. Nhân dịp này, cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Giáo viên hướng dẫn TS. Ngơ Hữu Tồn - người đã dành nhiều thời gian để
định hướng, truyền đạt kiến thức chuyên môn cũng như những kinh nghiệm quý báu
cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến quý Thầy giáo, Cô giáo đã giảng dạy lớp Cao học
Nuôi trồng Thủy sản Khóa 20, Khoa Thủy sản, Khoa Chăn ni; Ban Giám hiệu nhà
trường cùng Phòng Đào tạo sau Đại học - Đại học Nông Lâm Huế đã tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo UBND và phòng Kinh tế
thị xã Ba Đồn cùng các đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập và hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình và bạn bè những


người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận
văn này./.
Huế, tháng 7 năm 2016
Học viên

Nguyễn Ngọc Dung


iii

TÓM TẮT
Nghiên cứu thức ăn bổ sung Kemzyme v dry với liều lượng thích hợp đưa vào
quy trình ni thương phẩm cá Chim trắng vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède,
1801) nuôi trong ao đất trên cả nước nói chung và tại tỉnh Quảng Bình nói riêng để
nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Thời gian nghiên cứu từ ngày 01/8/2015
đến 30/12/2015 tại Trang trại thủy sản ông Nguyễn Văn Đồng, phường Quảng Phúc,
thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hồn tồn gồm 3
nghiệm thức: CT1 (không bỗ sung Kemzyme v dry), CT2 (bỗ sung liều lượng 0,5g/kg
TĂ), CT3 (bỗ sung liều lượng 1,0g/kg TĂ), CT4 (bỗ sung liều lượng 1,5g/kg TĂ).
Nội dung đã tiến hành nghiên cứu, theo dõi các chỉ tiêu và đưa ra kết quả như
sau: về các yếu tố mơi trường trong thời gian thí nghiệm như: nhiệt độ từ 16-280C, pH
từ 7,1-8,7, DO từ 3,9-5,0 mg/l, độ mặn từ 20 - 22‰, NH3 từ 0 - 0,21 mg/l. Nhưng sự
biến động không lớn, vẫn nằm trong khoảng giới hạn sinh lý của cá chim trắng vây
vàng nên không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
Về khối lượng, chiều dài trung bình cá được cho ăn CT4 đạt cao nhất
216,97g/con và 24,74cm/con; kế đến là CT3 đạt 216,84g/con và 24,66cm/con; tiếp đến
là CT2 đạt 196,47g/con và 22,59cm/con và cuối cùng CT1 thấp nhất đạt 182,88 g/con
và 21,21cm/con. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của cá tại CT3 đạt cao
nhất 2,067g/con/ngày và 0,176cm/con/ngày; kế đến là CT4 đạt 2,064g/con/ngày và
0,176cm/con/ngày; tiếp đến CT2 đạt 1,778g/con/ngày và 0,148cm/con/ngày và cuối

cùng CT1 thấp nhất đạt 1,623 g/con/ngày và 0,132cm/con/ngày. Tốc độ tăng trưởng
đặc trưng về khối lượng và chiều dài của cá tại CT4 đạt cao nhất 2,988%/ngày và
1,063%/ngày; kế đến là CT3 đạt 2,2,988%/ngày và 1,060%/ngày; tiếp đến CT2 đạt
2,890%/ngày và 0,972%/ngày và cuối cùng CT1 thấp nhất đạt 2,817%/ngày và
0,908%/ngày. Có sự sai khác về mặt thống kê giữa khối lượng, chiều dài; tốc độ tăng
trưởng; tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng và chiều dài của cá ở CT1 với
CT2, CT3 và CT4(p<0,05); tuy nhiên, CT3 và CT4 khơng có sự sai khác có ý nghĩa về
mặt thống kê (p>0,05). Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm đạt khá cao; cao nhất ở CT3 và
CT4 đạt 92,5%, tiếp đến CT2 đạt 86,67% và cuối cùng ở CT1 cho tỷ lệ sông thấp nhất
đạt 80,0%.
Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của cá tại CT1 cao nhất đạt 1,79; tiếp theo là
CT2 đạt 1,63; kế đến là CT3 đạt 1,54 và cuối cùng là CT4 có hệ số chuyển đổi thức ăn
thấp nhất đạt 1,53. Hiệu quả sử dụng thức ăn (PCE) của cá ở CT1 cho FCE thấp nhất
đạt 0,559; tiếp theo CT2 cho FCE đạt 0,613; kế đến là CT3 cho FCE đạt 0,649 và cuối
cùng CT4 cho FCE cao nhất đạt 0,654. Hiệu quả sử dụng protein (PER) của cá chim


iv

trắng vây vàng ở CT1 cho PER thấp nhất đạt 1,328; tiếp theo CT2 cho PER đạt 1,461;
kế đến là CT3 cho PER đạt 1,546 và cuối cùng CT4 cho PER cao nhất đạt 1,556.
Lợi nhuận thu được ở các cơng thức thí nghiệm khác nhau có sự chênh lệch rõ
rệt, trong đó CT3 cho lợi nhuận cao nhất 1.183.358đồng, kế đến là CT4 cho lợi nhuận
1.178.119đồng, tiếp theo là CT2 cho lợi nhuận 829.164 đồng và cuối cùng CT1 mang
lại lợi nhuận thấp nhất 480.226 đồng.


v

MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...............................................................................................x
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích của đề tài......................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiển ......................................................................................................2
4. Tính mới ......................................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................3
1.1. Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của cá chim trắng vây vàng ..............................3
1.1.1. Vị trí phân loại .......................................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm hình thái ngồi .......................................................................................3
1.1.3. Phân bố ..................................................................................................................4
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng ............................................................................................5
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................................6
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu cá chim trắng vây vàng ...................................8
1.2.1. Tình hình ni cá chim trắng vây vàng trên Thế giới: ..........................................8


vi

1.2.2. Tình hình ni cá chim trắng vây vàng ở Việt Nam: ..........................................11

1.3. Tình hình ni cá chim trắng vây vàng tại tỉnh Quảng Bình .................................14
1.4. Tình hình nghiên cứu và sử dụng thức ăn bổ sung cho cá .....................................15
1.5. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm sinh học trong ni trồng thủy sản .......16
1.5.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm sinh học trên thế giới.....................16
1.5.2. Tình hình sử dụng chế phẩm sinh học trong nước ..............................................18
1.6. Vai trò, tác dụng và cơ chế tác động của chế phẩm Enzyme sử dụng trong nuôi
trồng thủy sản: ...............................................................................................................18
1.7. Tình hình nghiên cứu về kemzyme v dry: ..............................................................21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI 23DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.............................................................................................................................................................................. 23
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................23
2.1.2. Thời gian, phạm vi nghiên cứu ............................................................................23
2.2. Mục tiêu nghiên cứu: ..............................................................................................23
2.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi .......................................................23
2.3.1. Sự biến động các yếu tố môi trường nước trong thí nghiệm ...............................23
2.3.2. Tốc độ tăng trưởng của cá Chim trắng vây vàng khi bổ sung Kemzyme v dry ở
các mức khác nhau ........................................................................................................24
2.3.3. Tỷ lệ sống của cá Chim trắng vây vàng khi bổ sung Kemzyme v dry ở các mức
khác nhau .......................................................................................................................24
2.3.4. Hiệu quả chuyển đổi thức ăn của cá trong thí nghiệm ........................................24
2.3.5. Hiệu quả kinh tế của các cơng thức trong thí nghiệm .........................................24
2.3.6. Phân tích thành phần hóa học của thịt cá Chim trắng vây vàng ..........................24
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................25
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................25
2.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................27


vii


2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................31
3.1. Sự biến động về các yếu tố môi trường ao nuôi trong quá trình theo dõi thí
nghiệm ...........................................................................................................................31
3.1.1. Nhiệt độ ...............................................................................................................32
3.1.2. Chỉ số pH .............................................................................................................33
3.1.3. Hàm lượng oxy hòa tan (DO) ..............................................................................34
3.1.4. Hàm lượng NH3 ...................................................................................................35
3.1.5. Độ mặn ................................................................................................................36
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn bổ sung Kemzyme v Dry đến tốc độ
sinh trưởng và phát triển cá chim trắng vây vàng .........................................................37
3.2.1. Tăng trưởng về chiều dài .....................................................................................37
3.2.2. Tăng trưởng về khối lượng ..................................................................................43
3.3. Tỷ lệ sống ...............................................................................................................49
3.4. Hiệu quả chuyển hóa thức ăn .................................................................................51
3.4.1. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) .........................................................................51
3.4.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCE) .........................................................................52
3.4.3. Hiệu quả protein (PER) .......................................................................................53
3.5. Phân tích hiệu quả kinh tế: .....................................................................................54
3.6. Thành phần hóa học của cá thí nghiệm ..................................................................56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................58
1. Kết luận......................................................................................................................58
2. Kiến nghị ...................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................61
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ...65
PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU BẰNG
PHẦN MÊM SPSS 16.0 ................................................................................................67


viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ANOVA

Phân tích phương sai

Ash

Hàm lượng khống

CF

Xơ thơ

CN

Cơng nghiệp

CT

Cơng thức

CTV

Cộng tác viên

CP

Protein thơ


DM

Hàm lượng vật chất khô

EE

Lipid thô

FCE

Hiệu quả sử dụng thức ăn

FCR

Hệ số tiêu tốn thức ăn

MIN

Giá trị nhỏ nhất

MAX

Giá trị lớn nhất

MD

Mật độ

NT


Nghiệm thức

PER

Hiệu quả sử dụng protein

ROI

Tỷ lệ hoàn vốn

SGR

Tốc độ tăng trưởng đặc trương



Thức ăn

TB

Trung bình

TCVN

Tiêu chuẩn việt nam

VCK

Vật chất khơ


DO

Hàm lượng Oxy hòa tan



Ban đầu


ix

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Quan hệ giữa hệ số bắt mồi của cá chim trắng vây vàng và sự thay đổi nhiệt
độ nước (nguồn:Lâm Cẩm Tôn (1995)............................................................................6
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn trong thí nghiệm ....................26
Bảng 3.1. Biến động một số yếu tố môi trường trong q trình thí nghiệm .................31
Bảng 3.2. Chiều dài trung bình của tơm ở các nghiệm thức (cm/con) ..........................37
Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá thí nghiệm qua các đợt theo dõi
(cm/con/ngày) ................................................................................................................40
Bảng 3.4. Khối lượng của cá thí nghiệm qua các đợt theo dõi (g/con) .........................44
Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá qua các đợt theo dõi (g/con/ngày) ...46
Bảng 3.6. Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm qua các đợt theo dõi .......................................50
Bảng 3.7. Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá thí nghiệm.................................................51
Bảng 3.8. Ước tính hiệu quả kinh tế của các cơng thức thí nghiệm (tính trên 12 m2) ..55
Bảng 3.9. Thành phần hóa học của thịt cá ở các nghiệm thức ......................................57


x


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Cá chim trắng vây vàng Trachinotus blochii (Lacepède, 1801) .....................3
Hình 1.2. Bản đồ phân bố của cá chim trắng vây vàng trên thế giới ..............................5
Hình 1.3. Sơ đồ ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
(Nguyễn hữu Phúc, 2003) ..............................................................................................17
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..................................................................................25
Hình 2.2. Cá chim trắng vây vàng giống trước khi thả nuôi .........................................25


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, với cách tiếp cận hiện đại, việc ứng dụng công nghệ sinh học để
nâng cao chất lượng, hiệu quả sản phẩm, chất lượng môi trường trong nuôi trồng thủy
sản là hướng đi chủ đạo, mang tính khoa học và có ý nghĩa rất lớn đến việc phát triển
bền vững. Công nghệ enzyme được xem như là phương án thích hợp, tham gia vào
việc giải quyết, nâng cao hiệu quả thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt
động nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên, hiện nay việc ứng dụng enzyme vào trong ni trồng thủy sản cịn hạn
chế trên các đối tượng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các đối tượng nuôi cá biển. Cá biển
là một nghề nuôi mới hiện nay đang được chú trọng để đưa vào sản xuất giống cũng như
ni thương phẩm cả nước nói chung và tỉnh Quảng bình nói riêng. Trong đó đối tượng cá
Chim trắng vây vàng là đối tượng nuôi mới tại Việt Nam đang được khuyến khích trở
thành đối tượng ni chính vì có giá trị kinh tế cao, kích thước cơ thể lớn, tốc độ sinh
trưởng nhanh, lại có dáng hình đẹp, thịt thơm ngon, ít xương và nhu cầu thị trường trong
và ngồi nước rất lớn. Chính vì vậy, trong thời gian vừa qua, nuôi cá Chim trắng vây vàng
đã được nuôi thử nghiệm ở nhiều địa phương như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Vũng Tàu,

Nha Trang, Nghệ An nhưng chưa đạt hiệu quả cao và không bền vững bởi vì q trình
ni thương phẩm gặp rất nhiều khó khăn về thức ăn, mật độ nuôi, dịch bệnh, thời tiết,…
Trong đó, việc xác định các loại thức ăn bổ sung thích hợp đưa vào khẩu phần thức ăn để
làm tăng khả năng tiêu hóa, hấp thụ và cải thiện môi trường sống cho cá Chim trắng vây
vàng giai đoạn nuôi thương phẩm là rất cần thiết.
Kemzyme v dry là nguồn men tiêu hóa ổn định dạng bột khơ thường dùng trong
thức ăn chăn nuôi. Là sản phẩm cung cấp cả 2 men nội sinh và ngoại sinh, chứa một
hỗn hợp đa enzyme bao gồm Alpha Amylases, Protease, Xylanase và Cellulase, được
sản xuất bởi hảng Kemin Industries, USA, giúp tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn
thủy sản (đặc biệt là tơm, cá) và tăng cường khả năng tiêu hóa nguyên liệu có nguồn
gốc từ thực vật, đồng thời giảm ảnh hưởng của các yếu tố kháng dưỡng trong thức ăn.
Xuất phát từ các lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài: Ảnh hưởng của thức ăn bổ
sung Kemzyme v dry đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá Chim trắng vây vàng
Trachinotus blochii (Lacepède, 1801) nuôi tại Quảng Bình.


2

2. Mục đích của đề tài
Giới thiệu thức ăn bổ sung Kemzyme v dry với liều lượng thích hợp đưa vào
quy trình ni thương phẩm cá Chim trắng vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède,
1801) nuôi trong ao đất trên cả nước nói chung và tại tỉnh Quảng Bình nói riêng để
nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Là cơ sở lý luận cho việc sử dụng thức ăn bổ sung Kemzyme v dry vào khẩu
phần thức ăn nhằm mang lại hiệu quả cao về sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá Chim
trắng vây vàng nuôi ao đất ven biển tỉnh Quảng Bình.
3.2. Ý nghĩa thực tiển
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả cho người ni.

- Đóng góp cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý, các ban ngành chuyên
môn xây dựng quy trình ni cá Chim trắng vây vàng có bổ sung Kemzyme v dry với
liều lượng thích hợp.
4. Tính mới
Hiện nay, nghề ni cá biển là một nghề đang phát triển tại Việt Nam, việc bổ
sung enzyme vào trong khẩu phần thức ăn của cá còn rất hạn chế. Kemzyme v dry là
sản phẩm rất mới hiện đang được nghiên cứu trên các đối tượng nuôi thủy sản. Chính
vì vậy, việc bổ sung Kemzyme v dry vào khẩu phần thức ăn của các đối tượng thủy
sản nói chung và cá Chim trắng vây vàng nói riêng nhằm tìm ra loại thức ăn bổ sung
phù hợp; giúp cá tiêu hóa tốt nhằm nâng cao năng suất, sản lượng; đồng thời để đa
dạng hóa đối tượng ni và có thể thay thế cho con tơm ni trong những vùng ni
có hiệu quả khơng cao tại tỉnh Quảng Bình góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho
các hộ dân, tạo cho người ni có nghề ổn định để phát triển sản xuất.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của cá chim trắng vây vàng
1.1.1. Vị trí phân loại
Ngành động vật có dây sống: Chordata
Ngành phụ động vật có xương sống: Vertebrata
Lớp cá xương: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ cá chim trắng: Cazangidae
Giống: Trachinotus
Loài: Trachinotus blochii (Lacepède, 1801)
Tên tiếng Việt: cá chim trắng vây vàng, cá chim vây vàng, cá sịng mũi hếch
Tên tiếng Anh: Snub-nose pom pano.


Hình 1.1. Cá chim trắng vây vàng Trachinotus blochii (Lacepède, 1801)
1.1.2. Đặc điểm hình thái ngồi
Cá chim trắng vây vàng có hình hơi trịn, cao và mặt bên dẹp chính giữa lưng
hình vịng cung. Vây lưng I, V - VI. I.19 - 20. Vây ngực 19, vây bụng 15, vây đuôi 17.
Trên đường bên vẩy sắp xếp khoảng 135 - 136 cái, chiều dài so với chiều cao 1,6 - 1,7
lần, so với chiều dài đầu 3,5 - 4 lần, cuống đuôi ngắn và dẹp, đầu nhỏ chiều cao đầu
lớn hơn chiều dài. Xương ở chính giữa bề lưng của đầu rõ ràng, chiều dài của đầu so


4

với môi dài 5,1 - 6,2 lần, so với đường kính mắt 3,9 - 4,3 lần, mơi tù phía trước hình
cắt cụt đường kính mắt dài hơn mơi 1,2 - 1,6 lần. Mắt vị trí về phía trước nhỏ, màng
mỡ mắt không phát triển, lỗ mũi mỗi bên 2 cái gần nhau, lỗ mũi trước nhỏ hình trịn, lỗ
mũi sau to hình bầu dục. Miệng nhỏ xiên, xương hàm trên lồi ra, đoạn sau của xương
hàm trên lồi ra, hàm trên và hàm dưới có răng nhỏ hình lơng, răng phía sau dần thối
hố, lưỡi khơng có răng rìa phía trước xương nắp mang hình cung tương đối to, rìa sau
cong. Xương nắp mang phía sau trơn, màng nắp mang tách rời, tia mang 8 - 9 cây tia
mang ngắn, sắp xếp thưa đoạn cuối của tia mang phía trên và dưới có một số thối hố,
bộ phận đầu khơng có vảy, cơ thể có nhiều vảy trịn nhỏ dính vào dưới da. Vây lưng
thứ 2 và vây hậu môn có vẩy, phía trước đường bên hình cung cong trịn tương đối lớn,
trên đường bên vảy khơng có gờ, vây lưng thứ 1 hướng về phía trước gai bằng và 5-6
gai ngắn. Giai đoạn cá giống giữa các gai có màng liền nhau, cá trưởng thành màng
thoái hoá thành những gai tách rời nhau, vây lưng thứ 2 có 1 gai và 19 - 20 tia vây,
phần trước của vây kéo dài hình như lưỡi liềm. Tia vây dài nhất gấp chiều dài của đầu
1,2 - 1,3 lần, vây hậu mơn có 1 gai và 17 - 18 tia vây, phía trước có 2 gai ngắn, vây
hậu mơn và vây lưng thứ 2 hình dạng như nhau, trong đó tia vây dài nhất gấp 1,1 - 1,2
chiều dài của đầu. Vây ngực tương đối ngắn, ngắn hơn chiều dài của đầu, vây đi
hình trăng lưỡi liềm. Ruột uốn cong 3 lần (chiều dài ruột/chiều dài của cá là 0,8).
Xương sống 10 - 14, lưng màu tro bạc, bụng màu ánh bạc, mình khơng có vân đen,

vây lưng màu ánh bạc vàng, rìa vây màu tro đen, vây hậu mơn màu ánh bạc vàng, vây
đuôi màu vàng tro [13], [20], [27].
1.1.3. Phân bố
Cá Chim trắng vây vàng phân bố ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, thuộc
vùng biển Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, từ bờ biển đỏ, đông Nam châu Phi đến đảo
Marshall và Samoa, miền Bắc tới miền Nam Nhật Bản, phía Nam Australia và rất phổ
biến ở biển Đài Loan (Pin Lan và ctv, 1999) [39]. Giai đoạn nhỏ, chúng sống tập trung
thành nhóm ở các dải cát ven bờ hoặc các vịnh đáy bùn gần cửa sông. Khi trưởng
thành, cá chim vây vàng thường sống đơn độc và di chuyển tới các rạn đá hoặc san hô
(Hardy và ctv, 2003) [29].
Cá chim trắng vây vàng thuộc lồi cá rộng muối, chúng có thể sống ở mơi
trường nước có độ mặn từ 20/00 đến 450/00; Tuy nhiên, ở dưới mức độ mặn 200/00, cá
sinh trưởng nhanh, trong điều kiện độ mặn cao, tốc độ sinh trưởng của cá chậm hơn
(Allen và ctv, 1970) [19]. Ở giai đoạn trưởng thành, cá chim trắng vây vàng thường
bắt gặp ở vùng nước có độ mặn trong khoảng 30 đến 370/00. Nhưng ở giai đoạn nhỏ,
chúng xuất hiện ở những vùng có khoảng dao động độ mặn rộng hơn, từ 9 đến 500/00
(Gilbert và ctv, 1986) [27].


5

Theo Watanabe (1994) cá chim trắng vây vàng là loài phân bố ở vùng nước ấm,
thông thường chúng được bắt gặp ở vùng nước có nhiệt độ dao động từ 25 đến 320C,
một số ít lồi cá chim tìm thấy ở vùng nước có nhiệt độ dưới 170C. Theo Cheng
(1990), ở mức nhiệt độ từ 16 đến 360C cá vẫn phát triển bình thường, nhưng sinh
trưởng tốt nhất trong khoảng 220C đến 280C. Khả năng chịu đựng nhiệt độ tương đối
kém, thông thường nhiệt độ thấp dưới 16 0C cá chim trắng vây vàng ngừng bắt mồi,
nhiệt độ thấp nhất mà cá chịu đựng là 140C nếu hai ngày nhiệt độ dưới 140C cá sẽ chết.
Nhu cầu hàm lượng oxy hịa tan lớn hơn 2,5 mg/l [24],[41].


Hình 1.2. Bản đồ phân bố của cá chim trắng vây vàng trên thế giới
(những điểm màu có màu đỏ và vàng) (Nguồn: www.fishbase.com )
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá chim trắng vây vàng là lồi cá dữ ăn thịt, đầu tù, miệng ở phía trước bành ra
2 bên. Giai đoạn cá hương cá có răng nhỏ, đến khi cá trưởng thành răng bị thoái hóa.
Cuống mang ngắn và thưa, đặc điểm này khiến cá có thể dùng đầu tìm kiếm thức ăn ở
trong cát. Nguồn dinh dưỡng và thức ăn khác nhau ở từng giai đoạn phát triển của cá
và loại thức ăn sẵn có ở nơi mà chúng phân bố. Ở giai đoạn cá bột và cá hương, cá
chim trắng vây vàng phân bố ở vùng nước cạn ven bờ, nên thức ăn tự nhiên là các loài
động vật phù du và động vật đáy, bao gồm giun nhiều tơ, nhuyễn thể nhỏ, ấu trùng
giáp xác. Đến giai đoạn trưởng thành, cá di chuyển dần ra vùng nước sâu, xa bờ, sinh
sống ở các vùng rạn đá, san hô, thức ăn của chúng chủ yếu là các loài động vật đáy
như nhuyễn thể, giun và lồi động vật khơng xương sống khác (Bianchi, 1985) [22].
Các loại nhuyễn thể, giáp xác và cá nhỏ là thức ăn được lựa chọn đối với cá chim
trưởng thành (Iverson, 1969).


6

Trong điều kiện nuôi, cho cá ăn thức ăn là cá tạp xay nhỏ, tôm tép xay nhỏ,
cá trưởng thành ăn tôm cá băm nhỏ pha thức ăn công nghiệp [33]. Theo Lâm Cẩm
Tôn (1995), cá chim trắng vây vàng có hệ số bắt mồi thay đổi theo nhiệt độ nước
như bảng 1.1 [39].
Bảng 1.1. Quan hệ giữa hệ số bắt mồi của cá chim trắng vây vàngvà sự thay đổi nhiệt
độ nước (nguồn:Lâm Cẩm Tôn (1995) [39])
Nhiệt độ
nước (t0C)

Hệ số bắt
mồi (%)


Dao
động

15- 8

18-20

21-23

22-25

TB

17,0

18,6

21,2

23,6

25,8

27,0

28,0

4 - 11


9,4 - 16

8,8 - 15

8,2 - 17

7,0

13,9

12,6

13,7

Dao
động
TB

1,2-1,9 1,5-4,2 2,3-5
1,2

3,0

3,4

23,6-26,4 26,2-28,1 27,2-28,2

1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Cá chim trắng vây vàng là lồi có thân hình tương đối to, tốc độ tăng trưởng
nhanh, Cá trưởng thành ngoài tự nhiên có thể đạt tới chiều dài 110 cm, trung bình khoảng

40 cm và khối lượng 5,5kg [23], [39]. Cá sinh trưởng trong điều kiện ni bình thường
một năm có thể đạt quy cách cá thương phẩm cỡ 0,5 - 0,7kg. Từ năm thứ hai trở đi mỗi
năm trọng lượng tuyệt đối tăng là 1 kg. Theo Trương Bang Kiệt (2001): Thử nghiệm
ương nuôi cá giống, thời kỳ đầu cá sinh trưởng chậm cá dài 2,6 cm với khối lượng 0,52 g.
Qua 192 ngày nuôi cá dài 9,9 cm đạt khối lượng 20,53 g. Trong điều kiện nhân tạo cá 1
ngày tuổi có chiều dài 0,2 cm, sau 30 - 35 ngày ương đạt chiều dài 3,4 cm [5].
Trứng sau khi thụ tinh sẽ nở ra ấu trùng trong khoảng thời gian 20 - 27 giờ tùy
theo điều kiện mơi trường, thích hợp nhất ở độ mặn 31 - 33‰, nhiệt độ 22 - 300C, pH
từ 8,1 - 8,3 [13]. Tuy nhiên, thời gian phát triển phơi có thể kéo dài đến 30 - 36 giờ ở
độ mặn 30‰ và nhiệt độ 24 - 260C. Ấu trùng mới nở có kích thước từ 2,79 - 3,11 mm;
sau 3 ngày tuổi, cá đạt kích thước từ 3,02 - 3,31 mm. Ấu trùng lúc này chưa hình thành
sắc tố, mắt, ống tiêu hóa, vây đi trong suốt [39]. Sau 25 - 30 ngày cá hương có kích
thước 1,5 - 2,0 cm. Sau 60 ngày có thể đạt kích thước giống 4 - 5 cm. Trong điều kiện
ni, cá có thể đạt tốc độ tăng trưởng 8%/ngày ở nhiệt độ 28 - 300C và độ mặn 33 35‰. Sau 1 - 3 năm tuổi, cá đạt kích thước 0,7 - 2,3 kg, cá 3 - 4 năm tuổi có thể đạt
kích thước từ 2,2 - 3,6 kg [25], [27].


7

1.1.6. Đặc điểm sinh sản
Giống với các loài cá phân bố ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới khác, cá
chim trắng vây vàng sinh sản bắt đầu mùa vụ sinh sản vào đầu mùa hè và duy trì tới
cuối mùa thu. Trong tự nhiên, ở các vùng biển phía Đơng và Nam nước Mỹ, mùa vụ
sinh sản từ tháng 2 đến tháng 9 [25]. Ở các vùng nhiệt đới mùa vụ sinh sản có thể diễn
ra quanh năm [21]. Ở Trung Quốc, mùa vụ sinh sản của cá chim trắng vây vàng diễn ra
từ tháng 4 đến tháng 9, trong khi tại Đài Loan có thể kéo dài đến tháng 10 [34]. Ấu
trùng có thể thu được ở gần bờ hoặc ngoài khơi xa, thường ở những vùng cách bờ hơn
24 km [3], [26]. Quá trình sinh sản của cá chim trắng vây vàng không tuân theo chu kỳ
trăng hàng tháng như nhiều loài cá khác. Tuổi và kích thước thành thục lần đầu của cá
chim trắng vây vàng ngoài tự nhiên tương đối lớn, cá thành thục ở tuổi 7+ - 8+. Tuy

nhiên, cá có thể thành thục ở tuổi 3+ trong điều kiện nuôi khi đạt khối lượng 1,8 - 2,5
kg [20 Cá chim trắng vây vàng sinh sản ở độ mặn cao (33-35 ‰), sức sinh sản tuyệt
đối từ 40 đến 60 vạn trứng/cá thể. Trứng sau khi phóng thích ra mơi trường ngồi,
được thụ tinh và nổi theo dòng nước và nở thành ấu trùng (Ngô Vĩnh Hạnh, 2008) [6].
Cá chim trắng vây vàng đẻ không theo tuần trăng. Trong điều kiện nuôi nhốt, cá không
sinh sản tự nhiên mà phải sử dụng hormon sinh dục để kích thích sinh sản (Nur và ctv,
2008) [38].
Theo Ngô Vĩnh Hạnh (2008) [6] cá chim trắng vây vàng được ni vỗ trong
điều kiện: ơxy hồ tan dao động từ 5-7 mg/l, pH từ 7,6 - 8,4, độ mặn từ 27 - 30 ‰,
nhiệt độ nước 27-330C. Thức ăn là tôm, mực, cá tạp và bổ sung vitamine E với lượng
100 – 150 mg/kg thức ăn, cho ăn 2 lần/ngày, với khẩu phần ăn từ 8 đến 10% khối
lượng quần thể cá. Kết quả cho thấy cá thành thục đạt tỷ lệ trung bình 84,7%. Cá chim
vây vàng có thể ni tái phát dục được trong điều kiện nhân tạo, nếu chúng được chăm
sóc và quản lý tốt. Điều này khác với kết luận của Lê Tổ Phúc (2005) khi cho rằng cá
chim vây vàng chỉ sinh sản 1 lần trong năm [13].
So với nhiều loài cá biển khác như cá mú, cá chẽm, cá măng, cá Chim Florida,
sức sinh sản của cá chim trắng vây vàng thấp hơn. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối
của cá chim trắng vây vàng thường dao động từ 0,4 - 0,6 triệu trứng/cá cái và 888 131 trứng/g cá cái. Khi kích thích sinh sản bằng hormone, số lượng trứng đẻ lần đầu
có thể chiếm 60 - 70% lượng trứng trong buồng trứng. Trứng của cá chim trắng vây
vàng là loại trứng nổi, sau khi được thụ tinh, trứng sẽ nổi trong mơi trường nước nhờ
giọt dầu. Đường kính trứng sau khi trương nước khoảng 0,80 - 0,85 mm. Những trứng
khơng được thụ tinh sẽ chìm xuống đáy và chết. Trong sinh sản nhân tạo, sức sinh sản
tương đối có thể dao động từ 880 - 131 trứng/g cá cái [21].


8

1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu cá chim trắng vây vàng
1.2.1. Tình hình ni cá chim trắng vây vàng trên Thế giới:
Cá chim trắng vây vàng là một trong những đối tượng nuôi quan trọng ở các nước

như Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia (Situ và ctv, 2004). Thời gian gần đây,
chúng là đối tượng được lựa chọn nuôi thương phẩm tại Indonesia (Nur và ctv, 2008)
[38]. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Đài
Loan, với giá bán cá phi lê dao động từ 25 – 35 USD/kg (Situ và ctv, 2004) [40].
Năm 1989, Trung Quốc cho sinh sản nhân tạo thành công cá chim trắng vây
vàng trên quy mô nhỏ, năm 1993 cho sinh sản thành công trên quy mô lớn và hiện nay
đã đưa đối tượng vào sản xuất đại trà. Cá chim trắng vây vàng là đối tượng ni mới
có giá trị kinh tế cao và có triển vọng phát triển rất tốt [15].
Năm 1993, Trung tâm chuyển giao công nghệ thuộc Trường Đại học Trung
Sơn đã kết hợp với Trại Nghiên cứu giống Thủy sản Quảng Đông - Trung Quốc cho
sinh sản nhân tạo thành công cá chim trắng vây vàng ở quy mô nhỏ, ương nuôi cá
bột trong các bể xi măng. Năm 1998, trung tâm này đã kết hợp với Công ty trách
nhiệm hữu hạn giống thủy sản Thắng Lợi - Hải Nam - Trung Quốc cho cá chim
trắng vây vàng sản xuất giống nhân tạo thành công trên quy mô lớn, ương nuôi cá
bột trong các ao đất [15].
Năm 2011, Tại Viện Nghiên cứu Hải sản Trung ương Ấn Độ đã cho sinh sản cá
chim trắng vây vàng được ni ở điều kiện phịng thí nghiệm. Với thời gian chiếu sáng
trong ngày có kiểm soát (2000 lux, 14 L: 10 D), sau khoảng 2 tháng, cá bố mẹ thành
thục được kích thích sinh sản bằng hormone HCG với liều 350 IU/kg trọng lượng cơ
thể. Thời gian để đẻ trứng dao động 30-36 h. Tổng số trứng đẻ ra dao động 0,08-0,184
triệu. Tỷ lệ thụ tinh từ 75 - 95% [28].
Trong những năm gần đây, bên cạnh cá chim trắng vây vàng, nhiều loài khác
trong giống cá chim được các tác giả quan tâm nghiên cứu sản xuất giống. Ho và ctv
(2005), cho biết cá bố mẹ của loài Trachinotus ovatus cỡ 2,8 - 7,6 kg, được tiêm bằng
hormone HCG 1000 - 1600 IU kết hợp với 30 - 50 μg sGnRH-A/kg, cá đã đẻ sau 10 16 giờ kể từ khi tiêm, lượng trứng thu được từ 1,6 - 36,0 triệu/120 - 180 cá bố mẹ, tỷ lệ
thụ tinh từ 55 - 77%, ở điều kiện nhiệt độ nước 24 - 25 0C, độ mặn 32‰ sau 32 - 33
giờ kể từ khi thụ tinh trứng nở ra ấu trùng [30]. Main và ctv (2003), kích thích sinh sản
nhân tạo lồi Trachinotus carolinus (khối lượng từ 1,2 - 1,7 kg) bằng hormone HCG
cá cái (1.000 IU/kg) và cá đực (500 IU/kg) cho thấy, cá đẻ trứng sau 40 - 48 giờ kể từ
khi tiêm, số lượng trứng đạt 5,3 triệu/30 cá bố mẹ, tỷ lệ thụ tinh từ 19,3 - 48,2%, ở

nhiệt độ 260C, độ mặn 36‰, sau 24 giờ kể từ khi thụ tinh trứng nở ra ấu trùng [31].


9

Nhu cầu về lipid của cá có sự thay đổi lớn tùy theo giai đoạn phát triển với xu
hướng chung là cao hơn ở giai đoạn lớn và thành thục sinh dục. Ngồi ra, nhu cầu lipid
có tương quan với thành phần protein và các thành phần khác có trong thức ăn. Khẩu
phần thức ăn chứa 8 hay 12% lipid với cùng mức protein 42% gia tăng tốc độ sinh
trưởng của cá chim Florida giai đoạn giống. Tương tự, khẩu phần thức ăn chứa 8%
lipid cho tốc độ sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn tốt hơn tương ứng với sự
gia tăng hàm lượng protein từ 30, 35, 40 lên 45% [31]. Trong khi đó, khẩu phần thức
ăn chứa hàm lượng protein và lipid quá cao (53% và 13%) làm giảm tốc độ sinh
trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá [29].
Nghiên cứu về ảnh hưởng của hàm lượng protein và lipid trên cá chim
Trachinotus ovatus giai đoạn giống. Wang và ctv (2012), nhận thấy tốc độ sinh trưởng
của cá tỷ lệ thuận với sự gia tăng của hàm lượng protein trong thức ăn (33, 37, 41, 45
và 49%) ở cùng một hàm lượng lipid (6,5 hoặc 12,5%) nhưng lại thấp hơn ở hàm
lượng lipid cao hơn. Hàm lượng protein trong thức ăn từ 45 và 49% cho tốc độ sinh
trưởng cao hơn và hệ số FCR thấp hơn so với hàm lượng protein 33, 37 và 41%. Hiệu
quả sử dụng thức ăn cũng cao hơn khi gia tăng hàm lượng protein từ 33 đến 41%.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hàm lượng protein và lipid thích hợp ở cá chim trắng vây
vàng lần lượt là 45 - 49% và lipid 6,5% [41].
Michael và ctv (2002) đã nuôi cá chim trắng vây vàng giai đoạn giống bằng thức ăn
viên nổi chứa 47% protein thô và 15% chất béo thô từ cá cỡ 5 g tới cá cỡ 25 g. Khi cá đạt
cỡ 25 g, chúng được chuyển sang thức ăn có hàm lượng protein thơ chiếm 43% và 12%
chất béo thô. Cá sau 144 ngày nuôi từ 5 g đạt khối lượng 207,5 g, hệ số chuyển đổi thức ăn
1,92:1; tỷ lệ sống đạt 65,8%. Năng suất trung bình đạt 34 kg/m3 [28].
Pin Lan và ctv (2007), đã tiến hành thử nghiệm so sánh ảnh hưởng của 2 loại
thức ăn có nguồn protein khác nhau đến tình trạng sức khỏe và tốc độ sinh trưởng của

cá chim trắng vây vàng ni trên biển, ở phía nam của đảo Hải Nam,Trung Quốc với
mật độ 96con/m3, trong các lồng 100m3. Kết quả thí nghiệm đã chứng minh rằng
khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức
ăn (FCR) ở cá chim trắng vây vàng khi nuôi bằng loại thức ăn có chứa 45% protein từ
bột cá và loại thức ăn có tỷ lệ protein tương đương nhưng chỉ có 16% từ bột cá, phần
protein cịn lại được bổ sung từ bột đậu nành. Sau 3 tháng nuôi, cá đạt kích thước hơn
600 g/con, tỷ lệ sống 99% và hệ số FCR= 2,51-2,59 [39].
Theo Nur. Muflich Juniyanto, Syamsul Akbat and Zakimin (2008), thức ăn cho
các giai đoạn được sử dụng như sau: Giai đoạn nuôi vỗ cá bố mẹ được cho ăn cá tạp,
hỗn hợp thức ăn viên, vitamin E và vitamin tổng hợp. Khẩu phần cho ăn 3 - 5 % khối
lượng thân. Ấu trùng được cho ăn thức ăn tươi sống (luân trùng, nauplius -Artemia) và
thức ăn tổng hợp. Luân trùng được cho cá ăn vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 14, mật độ


10

từ 5 - 15 con/mL, cho ăn ngày 3 lần (sáng, trưa, chiều). Từ ngày thứ 10 thức ăn viên
được bổ sung vào cùng với luân trùng, cỡ hạt 200 - 300 µm. Nauplius - Artemia được
đưa vào ngày thứ 14 với mật độ 0,25 con/ml. Đến ngày thứ 15 dừng cho cá ăn luân
trùng và lượng thức ăn viên được tăng dần (1 - 2h/lần). Ngày 18 lượng Artemia cũng
phải được tăng lên 0,5 con/ml và dừng cho ăn ở ngày 22. Cá giống sử dụng thức ăn
viên kích cỡ hạt phụ thuộc vào cỡ miệng của cá. Tổng lượng thức ăn viên được sử
dụng trong 1 ngày là 1 kg/4,2 vạn cá, đặc biệt là ngày thứ 30 [33].
Kalidas và ctv ( 2012), tiến hành thí nghiệm đánh giá khả năng chịu đựng của
cá chim trắng vây vàng đối với các độ mặn khác nhau để nghiên cứu ảnh hưởng của độ
mặn khác nhau đến tỷ lệ sống và phát triển của cá. Cở cá thả L=4,38 ± 0,44 cm, W=
1,6 ± 0,09 g. Độ mặn đối chứng được duy trì ở 34 ± 1 ppt. Cá chim trắng vây vàng
nuôi ở độ mặn 34 ± 1ppt đã được thay đổi đột ngột đến độ mặn thấp hơn (25, 15, 10, 5,
4, 3 và 1 ppt). Kết quả cho thấy ngưỡng độ mặn tối thiểu cần thiết cho sự sống của cá
chim trắng vây vàng là 4 ppt và sau 7-8 h có tỷ lệ chết 100% tại nghiệm thức có độ

mặn 1 ppt. Trong một thí nghiệm khác, cá được ương trong các độ mặn 25, 15 và 5 ppt
trong thời gian 56 ngày và sự tăng trưởng và tỷ lệ sống được theo dõi. Khơng có sự
khác biệt thống kê về các chỉ tiêu về tỷ lệ sống và tăng trưởng về trọng lượng giữa độ
mặn 5ppt với độ mặn 25 và 15 ppt. Như vậy, độ mặn từ 20 đến 25‰ là phù hợp nhất
cho cá chim trắng vây vàng giai đoạn cá giống [34],
Năm 2012, tại huyện Đông Godavari, Andhra Pradesh, Ấn Độ nuôi 3.400 con
giống cá chim trắng vây vàng trong ao có diện tích 0,4 ha (chiều dài trung bình 30,59
± 0,24 mm; trọng lượng trung bình 2,00 ± 0,04 g) độ mặn của 8 ± 1,2 ppt, trong q
trình ni độ mặn tăng dần đến 24 ± 1,8 ppt. Cá được cho ăn bằng thức ăn viên nổi ép
đùn có chứa 50 - 30% protein thô và 6 - 10% chất béo thô. Sau 240 ngày nuôi, đã thu
hoạch được 1.305 kg. Tỷ lệ sống là 91,32% (chiều dài của cá thu hoạch đạt 296,88 ±
6,27 mm và trọng lượng cơ thể đạt 464,65 ± 10,25 g). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và
tương đối thu được là 1,93 g/ngày và 2,27%/ngày tương ứng với hệ số thức ăn FCR là
1: 1,83 [32].
Yubo Wu và ctv (2012), đã tiến hành thử nghiệm cho ăn 5 tuần để đánh giá ảnh
hưởng của tia gamma xử lý chiếu xạ trên đậu nành hay đậu tương như một thức ăn
thay thế cá trong khẩu phần ăn cho cá chim Trachinotus ovatus. Một chế độ ăn có
chứa 32% bột cá và 75% của bột cá đã được thay thế bằng bột đậu nành được chiếu xạ
tia gamma (R0) hoặc là chiếu xạ với tia gamma với liều 5 (R5), 10(R10), 15 (R15), 30
(R30) hoặc 60 (R60) kGy. Tất cả các chế độ ăn đã được xây dựng ở mức 46% protein
thô và 6,5% lipid thô. Sự tăng trưởng về khối lượng cao hơn ở cá ăn khẩu phần R5,
R10, R15 và R30 so với cá cho ăn chế độ ăn uống R0. Lượng thức ăn cao trong cá
nuôi với chế độ R15, R30 và R60 hơn trong cá nuôi với chế độ R0, R5 và R10. Khơng
có sự khác biệt đáng kể trong tỷ lệ chuyển đổi thức ăn, lưu giữ nitơ hiệu quả, yếu tố


11

điều kiện, thành phần cơ thể, kết quả đầu ra chất thải nitơ và phốt pho giữa cá cho ăn
chế độ ăn với bột đậu nành hoặc bột đậu tương được chiếu xạ như nguồn thay thế bột

cá. Nghiên cứu này cho thấy rằng chiếu xạ gamma với liều 5-15 kGy có thể nâng cao
đáng kể chất lượng của bột đậu tương hoặc đậu nành bao gồm như là một cá bữa ăn
thay thế trong khẩu phần ăn cho cá chim [42].
1.2.2. Tình hình ni cá chim trắng vây vàng ở Việt Nam:
Cá chim trắng vây vàng bắt đầu được nghiên cứu tại Việt Nam từ năm 2003,
thông qua một số chương trình thử nghiệm nhập đàn cá hậu bị từ Đài Loan của Viện
Nghiên cứu thủy sản I (Viện I). Đến năm 2005, Viện I cũng đã thực hiện đề tài “Nghiên
cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi thương phẩm và tạo đàn cá hậu bị của 5 lồi cá
biển kinh tế” trong đó có nghiên cứu, thử nghiệm nuôi cá chim trắng vây vàng. Kết quả
của đề tài cho thấy sau 6 tháng nuôi, cho ăn bằng thức ăn Proconco và cá tạp, cá chim
vây vàng sinh trưởng từ 22 g lên 450 g. Sau khi đạt 120 g, cá cho ăn thức ăn tổng hợp
Proconco có xu thế sinh trưởng chậm hơn so với cá ăn cá tạp (Lê Xân, 2007) [18].
Để chủ động trong việc sản xuất con giống, năm 2006 Trường Cao đẳng Thủy
sản Bắc Ninh đã thực hiện thành công dự án “Nhập công nghệ sản xuất giống cá chim
trắng vây vàng”. Cá bố mẹ đã thành thục có khối lượng từ 2 - 6 kg/con được nhập từ
Trung Quốc (nước chuyển giao công nghệ) về nuôi vỗ bằng thức ăn là cá tạp. Qua 2
lần nhập cá bố mẹ cho thấy tỷ lệ sống của cá rất thấp sau 1 tháng nuôi (đợt 1: chết
39/40 con, đợt 2: chết 30/40 con) do thời gian vận chuyển lâu và thay đổi môi trường
nuôi. Những cá bố mẹ còn lại khi thành thục được kích thích sinh sản bằng hormone
HCG 1000 IU và 20 μg LRHa/kg cá. Ấu trùng được ương trong bể xi măng với mật độ
từ 10 - 15 con/L, cho ăn bằng luân trùng và ấu trùng copepoda nuôi từ ao, khi cá đạt cỡ
cá hương thì đưa ra ao ương thành cá giống lớn hơn. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của
cá bố mẹ từ 2,5 - 25%, tỷ lệ thành thục trên 63,5%, tỷ lệ đẻ trên 73,3%, tỷ lệ thụ tinh
15,3 - 80%, tỷ lệ nở 28 - 56%, tỷ lệ sống của cá hương 31 - 35% và cá giống là 50 62,5%; khi kết thúc dự án đã thu được 104.486 con cá giống cỡ 4 - 6 cm [6].
Tuy nhiên, công nghệ nhập cũng có những hạn chế như: tỷ lệ sống cá bố mẹ
thấp, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở không ổn định, nguồn giống tạo ra khó thích ứng với
điều kiện ni ở các tỉnh phía Nam nước ta,… Năm 2011, Lại Văn Hùng và Ngô
Văn Mạnh [8] đã cho sinh sản nhân tạo thành công cá chim trắng vây vàng
Trachinotus blochii (Lacepède, 1801) tại Khánh Hòa. Điều này đã mở ra những
triển vọng mới cho nghề nuôi cá Chim trắng vây vàng thương phẩm ở các tỉnh Nam

Trung Bộ cũng như cả nước do nguồn cá giống này thích ứng rất tốt với điều kiện
nuôi thương phẩm ở nước ta.
Lại Văn Hùng, Trần Thị Lệ Trang (2011), đã thực hiện thí nghiệm đánh giá ảnh
hưởng của hàm lượng lipid lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá chim trắng vây vàng giai


12

đoạn giống. Trong nghiên cứu này, cá được cho ăn 03 mức lipid (10, 12 và 14%) được
thử nghiệm trong 30 ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá được cho ăn khẩu phần
chứa hàm lượng lipid 12% cho tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài cao hơn so
với hàm lượng 10% (0,95 so với 0,42%/ngày). Tuy nhiên, khơng có sự khác biệt thống
kê về các chỉ tiêu giữa mức lipid 14% so với 10 và 12% (p>0,05). Tương tự, cá được
cho ăn chứa hàm lượng lipid 12% cho khối lượng cuối (10,67g/con) cao hơn và hệ số
FCR (1,16) thấp hơn so với hàm lượng 10% (8,7g/con, 1,38). Tuy nhiên, khơng có sự
khác biệt thống kê về các chỉ tiêu giữa mức lipid 14% so với 10 và 12% (p>0,05). Từ
kết quả thí nghiệm, có thể thấy hàm lượng lipid 12% trong thức ăn là tốt nhất cho sinh
trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn của cá chim trắng vây vàng giai đoạn giống [9].
Lại Văn Hùng, Huỳnh Thư Thư (2011), đã thực hiện thí nghiệm đánh giá ảnh
hưởng của hàm lượng protein lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá chim trắng vây vàng
giai đoạn giống. Trong nghiên cứu này, cá được cho ăn 05 mức protein (40,43, 46, 49,
52%) được thử nghiệm trong 30 ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng potein
trong thức ăn có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn của
cá giai đoạn giống. Cá được cho ăn khẩu phần chứa hàm lượng protein 46, 49 và 52%
cho tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài, khối lượng, khối lượng cuối và hệ số
chuyển đổi thức ăn thấp hơn so với hàm lượng protein 40, 43%. Nhìn chung, khơng có
sự khác biệt thống kê về tốc độ sinh trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn giữa cá được
cho ăn ở mức protein 46, 49 và 52% hay 40 và 43% (p>0,05). Hàm lượng protein
trong thức ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá (94-98%) (p<0,05) . Từ kết quả
thí nghiệm, có thể thấy hàm lượng protein 46% trong thức ăn là tốt nhất cho sinh

trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn của cá chim trắng vây vàng giai đoạn giống [10].
Theo Huỳnh Thư Thư (2011), Hàm lượng vitamin D3 bổ sung vào thức ăn có
ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ sinh trưởng của cá chim trắng vây vàng giai đoạn giống.
Cá được cho ăn thức ăn có bổ sung hàm lượng vitamin D3 130 mg/kg thức ăn cho khối
lượng cuối, tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài và khối lượng (11,18g ,
0,89%/ngày, 11,29%/ngày) cao hơn so với 2 nghiệm thức còn lại (100 và 115 mg/kg
thức ăn) (p < 0,05). Tuy nhiên, khơng có sự khác biệt thống kê về tốc độ sinh trưởng
và khối lượng cuối đạt được giữa 2 nghiệm thức 110 và 115 mg vitamin D3/kg thức ăn
(p > 0,05). Đồng thời, việc bổ sung vitamin vào thức ăn không ảnh hưởng đến hệ số
FCR cũng như tỷ lệ sống của cá (p > 0,05) [10].
Năm 2008, Trường Cao đẳng Thuỷ sản đã thực hiện đề tài nghiên cứu quy trình
cơng nghệ nuôi thâm canh cá chim trắng vây vàng trong ao bằng thức ăn công nghiệp tại
Quảng Ninh. Cá được nuôi trong ao với hai mật độ 1,5 và 2,5 con/m2, bằng thức ăn cơng
nghiệp có hàm lượng protein chiếm 43%, lipit chiếm 10%. Cá giống có khối lượng
trung bình 21,1±1,7 g và chiều dài 9,8±2,1 cm. Ao ni có độ mặn trung bình 18‰, pH
7,6, hàm lượng ơxy hồ tan 4,7 mg/l, nhiệt độ nước 28,30C. Sau 12 tháng, cá nuôi ở mật


13

độ 1,5 con/m2 chiều dài đạt 32,63±0,12 cm, khối lượng đạt 621,23±2,55 g và ở mật độ
2,5 con/m2, cá có chiều dài trung bình đạt 29,24±0,142 cm, khối lượng đạt 593,37±2,6
g. Kết quả ban đầu cho thấy khơng có sự khác biệt về sinh trưởng và tỷ lệ sống giữa hai
mật độ nuôi (p>0,05). Cá chim trắng vây vàng phàm ăn, sống thành bầy đàn trong ao,
sinh trưởng nhanh, ít bị bệnh và tỷ lệ sống cao (Thái Thanh Bình, 2009) [1].
Năm 2009, Trường Cao đẳng Thủy sản tiến hành ni cá chim trắng vây vàng
thương phẩm trong lồng có kích thước 3 x 3 x 2 m, cỡ cá giống thả 8 - 10 cm (18,21g)
mật độ cá thả 25con/m3. Thức ăn cho cá là thức ăn công nghiệp do công ty thức ăn
chăn nuôi Kinh Bắc sản xuất với hàm lượng đạm là 45%, lipit 15%. Sau 12 tháng ni
cá chim đạt trung bình 500 - 600g. Tỷ lệ sống trung bình đạt 79,3%. Hệ số thức ăn là

2,1. Kết quả nuôi thử nghiệm cá chim trắng vây vàng của Trường có tỷ lệ sống và tăng
trưởng cao hơn so với kết quả của Lê Xân (2007) [18].
Thái Thanh Bình (2010), nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tốc độ
tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim trắng vây vàng nuôi trong ao bằng thức ăn công
nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá chim trắng vây vàng là lồi có thể ni trong
ao đầm nước lợ và sử dụng được thức ăn công nghiệp. Sau 12 tháng thí nghiệm ni
cá với 03 mật độ: 1,5 con/m2 (MD1) , 2,5 con/m2 (MD2), 3,5 con/m2 (MD3) cho thấy
cá chim trắng vây vàng nuôi ở mật độ 1,5 con/m2 có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống
cao nhất. Tốc độ tăng trưởng của cá đạt 616,98±2,56 g/con (1,870 gam/ngày/con) và tỷ
lệ sống đạt 91,9±1,13%. Cá chim trắng vây vàng ni ở mật độ 3,5 con/m2 có tốc độ
tăng trưởng và tỷ lệ sống thấp nhất. Tốc độ tăng trưởng của cá đạt 483,97±26,03 g/con
(1,463 gam/ngày/con) và tỷ lệ sống đạt 69,54±2,82%. Khơng có sai khác có ý nghĩa
thống kê về tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống giữa mật độ nuôi 2,5 con/m2 và 1,5 con/m2
(p>0,05), nhưng có sai khác có ý nghĩa giữa MD1, MD2 và MD3 (p<0,05) [1].
Theo Nguyễn Văn Quyền (2010), cá chim trắng vây vàng được nuôi trong ao
đất tại cơ sở 2 - Trường Cao đẳng thủy sản - Quảng Yên - Quảng Ninh với mật độ
03con/m2, sử dụng 03 loại thức ăn cơng nghiệp có hàm lượng protein 35%, 40% và
45%, hàm lượng lipid cố định 10%. Cá chim trắng vây vàng nuôi trong ao sau 220
ngày, nuôi ở nghiệm thức 1 (35% hàm lượng protein) có khối lượng đạt 413,28 ± 1,34
g/con, ở nghiệm thức 2 (40% hàm lượng protein) cá có khối lượng 477,28 ± 3,63
g/con và ở nghiệm thức 3 (45% hàm lượng protein) cá có khối lượng 527,28 ± 1,21
g/con, khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở 03 nghiệm thức (p<0,05). Năng suất cá
ni ở nghiệm thức thức ăn có hàm lượng 45% protein cho năng suất cao nhất 12,68
tấn/ha, tiếp đến là nghiệm thức 40% đạt 11,10 tấn/ha và cuối cùng nghiệm thức có
hàm lượng 45% protein cho năng suất 7,89 tấn/ha. Trong đó nghiệm thức 40% protein
cho hiệu quả kinh tế cao nhất, có thể thu lãi 69-107 triệu đồng/ha/vụ [16].


14


Lại Văn Hùng và ctv (2013), đã tiến hành thử nghiệm 5 mức protein khác nhau
(40, 43, 46, 49 và 52%) nhằm đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức
ăn lên tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn ở cá chim trắng vây vàng giai
đoạn giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng protein trong thức ăn có ảnh
hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của cá chim
trắng vây vàng giai đoạn giống. Trong đó, cá được cho ăn thức ăn có hàm lượng
protein 46, 49 và 52% cho tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài, khối lượng, khối
lượng cuối cao hơn và hệ số chuyển đổi thức ăn thấp hơn so với hàm lượng protein 40
và 43% (p< 0,05). Nhìn chung, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tốc độ
sinh trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn giữa cá được cho ăn ở mức protein 46, 49 và
52% hay 40 và 43% (p> 0,05). Hàm lượng protein trong thức ăn không ảnh hưởng đến
tỷ lệ sống của cá (94 –98%) (p > 0,05). Từ nghiên cứu này có thể nhận thấy rằng, hàm
lượng protein 46% trong thức ăn là tốt nhất cho sinh trưởng và hệ số thức ăn của cá
chim trắng vây vàng, đồng thời, giúp tiết kiệm chi phí thức ăn cũng như hạn chế nguy
cơ ơ nhiễm mơi trường bể ni [8].
1.3. Tình hình ni cá chim trắng vây vàng tại tỉnh Quảng Bình
Năm 2014, cá chim trắng vây vàng được được tiến hành ni lần đầu tiên tại
tỉnh Quảng Bình bởi Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư. Trung tâm tiến hành xây
dựng mơ hình “ni cá chim trắng vây vàng thương phẩm” đã thả 6.000 con giống
/6.000 m2 tại 02 xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch và phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn
để ni thử nghiệm đối tượng mới có giá trị kinh tế cao nhằm thay thế con tôm cho
những vùng ni khó khăn vì lý do mơi trường nuôi lâu năm bị ô nhiễm và dịch bệnh.
Giống cá chim trắng vây vàng - vây dài được mua ở cơ sở sản xuất tại Nha Trang,
giống có kích cỡ 4 - 5cm, khối lượng khi thả từ 8-10g, mật độ thả 01con/m2. Sau 6
tháng nuôi cá đạt trọng lượng 300-400g/con, tỷ lệ sống đạt trên 85%. Sản lượng thu
hoạch đạt khoảng 2.000 kg, có giá bán 140.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí thu được
lợi nhuận gần 120 triệu đồng/6.000m2.
Năm 2015, để tiếp tục nhân rộng và phát triển nuôi cá chim trắng vây vàng
thương phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Sở Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn
Quảng Bình đã phê duyệt kinh phí và giao cho Trung tâm Khuyến Nông - Khuyến ngư

tỉnh thực hiện 2 mơ hình ni thương phẩm tại xã Võ Ninh huyệnQuảng Ninh và
phường Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn trong thời gian 6 tháng; cá chim trắng vây vàng vây ngắn được mua ở Nha Trang, kích cỡ giống thả 8-10cm, với mật độ 1 con/m2; cho
ăn bằng thức ăn công nghiệp có protein từ 40-42% của cơng ty CP; kết quả sau 4 tháng
nuôi cá Chim trắng vây vàng tăng trưởng, phát triển khá tốt chiều dài trung bình đạt
18-20cm, khối lượng đạt 140-150g/con.


15

1.4. Tình hình nghiên cứu và sử dụng thức ăn bổ sung cho cá
Có hai nhóm thức ăn bổ sung, đó là thức ăn bổ sung dinh dưỡng và thức ăn bổ
sung phi dinh dưỡng:
Thức ăn bổ sung dinh dưỡng bao gồm thức ăn bổ sung vitamin, vi khoáng,
acid amin tổng hợp… Thông thường, thức ăn bổ sung loại này được sản xuất dưới
dạng premix.
Premix là một hỗn hợp chứa hoạt chất và chất mang. Hoạt chất có thể là acid
amin, vitamin, ngun tố vi lượng, cịn chất mang thì tùy loại hoạt chất mà có thể
khác nhau. Ví dụ: đối với hoạt chất là vitamin, acid amin… thì hoạt chất là trấu hay
cám mì nghiền mịn; đối với hoạt chất là vi khống thì chất mang là bột đá. Để cho
các hoạt chất trộn đều vào chất mang thì khối lượng riêng và kích thước của hoạt
chất – chất mang phải tương đương nhau, thời gian bảo quản tương đồng và không
phá hoại nhau.
Thức ăn bổ sung phi dinh dưỡng bao gồm chất chống oxy hóa, chất tạo mầu,
tạo mùi, chất hấp phụ mycotoxin, enzyme, chất dẫn dụ, chất kết dính…
Chất chống oxy hóa: trong cơng nghiệp thức ăn thủy sản, người ta thường sử
dụng các chất chống oxy hóa là Ethoxyquin (1,2 dihydro-6ethoxy-2,2,4 trimethyl
quinolone) với liều 150ppm, BHT (Butylated hydroxyl toluene) với liều 200ppm [3].
Theo tạp chí Aquaculture Nutrition, Volume 15, số 2, trang 144–151, tháng
4/2009) một nghiên cứu về ảnh hưởng của ethoxyquin đến miễn dịch của cá rô phi
(Oreochromis niloticus) đã cho thấy, khi cho cá rơ phi ăn thức ăn có chứa 150mg/kg

ethoxyquin (giới hạn cận trên cho phép của Luật an toàn thực phẩm chăn ni ở Mỹ) thì
nồng độ ethoxyquin trong máu đạt 0,16 mg/l. Nồng độ này gây ức chế hoạt động thực bào
của các tế bào bạch cầu (invitro) và các hoạt động kháng khuẩn của máu (in vivo) [42].
Chất chống nấm: có các loại như potassium sorbate, polypropylene glycol,
aluminiumsilicat, Mycofix-plus… ngăn ngừa sự phát triển của một số nấm mốc sản
sinh mycotoxin.
Sắc chất: cá không thể sinh tổng hợp được các sắc tố nên phải được cung cấp từ
thức ăn. Sắc tố có nhiều trong thức ăn tự nhiên như rong, tảo, rau cỏ xanh, các sắc tố
tổng hợp thường chiết rút từ nguồn thực vật trên.
Hai loại sắc tố sử dụng trong thức ăn cá hồi (làm đỏ da, cơ và vây) là
asthaxanthin và cathaxanthin. Asthaxanthin cũng dùng để tạo màu cho tôm hùm. Các
sắc tố trên cũng dùng cho cá cảnh.


×