Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá hiện trạng và tác động của chương trình 135 lê hoạt động sản xuất lâm nghiệp và sinh kế của người dân địa phương ở huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.81 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM HUẾ

PHAN ĐÌNH HỒNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 LÊN
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP VÀ SINH KẾ NGƯỜI DÂN
ĐỊA PHƯƠNG Ở HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học

HUẾ- 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM HUẾ

PHAN ĐÌNH HỒNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 LÊN
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP VÀ SINH KẾ NGƯỜI DÂN
ĐỊA PHƯƠNG Ở HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 862.02.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN NAM THẮNG


HUẾ- 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn “Đánh giá hiện trạng và tác động của Chương trình 135 lên hoạt
động sản xuất lâm nghiệp và sinh kế của người dân địa phương ở huyện Ba Tơ,
tỉnh Quảng Ngãi” được thực hiện từ tháng 7/2017 đến tháng 3/2018. Luận văn sử
dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin này đã được chỉ rõ
nguồn gốc, đa số thông tin thu thập từ điều tra thực tế ở địa phương.
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào tại Việt Nam.

Huế, ngày ... tháng…năm 2018
Tác giả luận văn

Phan Đình Hồng


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo Sau Đại học, cùng quý thầy, cô giáo trong trường Đại học Nơng
Lâm Huế - Đại học Huế đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện về thời gian, tinh
thần cho tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Trần Nam Thắng đã trực tiếp hướng

dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho
tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn cán bộ, lãnh đạo xã Ba Vinh, xã Ba Chùa, xã Ba
Tiêu, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tơ, Ủy ban nhân dân
huyện Ba Tơ… đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ khi điều tra thực địa giúp tơi hồn
thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã ln sát cánh, động viên, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.

Huế, ngày ... tháng…năm 2018
Tác giả luận văn

Phan Đình Hồng


iii

TÓM TẮT

Đề tài “Đánh giá hiện trạng và tác động của Chương trình 135 lên hoạt
động sản xuất lâm nghiệp và sinh kế của người dân địa phương ở huyện Ba Tơ,
tỉnh Quảng Ngãi” được thực hiện trong thời gian 4 tháng tại 3 xã Ba Vinh, Ba
Chùa, và Ba Tiêu, thuộc huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi nhằm xem xét đánh giá
hiện trạng, thực trạng và hiệu quả của chương trình 135 lên hợp phần hỗ trợ sản
xuất lâm nghiệp và sinh kế của người dân địa phương, đặc biệt là nhóm đồng bào
dân tộc thiểu số. Trên cơ sở các kết quả đó, tìm ra và xây dựng, hoàn thiện hệ thống
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình cũng như định
hướng việc thiết kế, triển khai các chương trình khác trong thời gian tới, và cũng
góp phần vào hồn thiện hệ thống chính sách của nhà nước và của tỉnh đối với hoạt
động sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển sinh kế cho người dân địa phương.

Đề tài sử dụng phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu thứ cấp có liên quan từ
các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp, chính quyền địa phương các cấp:
tỉnh, huyện, xã, các thong tin từ các ban quản lý rừng, chi cục kiểm lâm, hạt kiểm
lâm. Nghiên cứu cũng tiến hành phỏng vấn nhóm người cung cấp thơng tin chính
như cán bộ ngành lâm nghiệp, đại diện chính quyền địa phương, đại diện nhóm các
hộ được tham gia vào chương trình nhằm có các thơng tin và cái nhìn tổng quan về
hoạt động của chương trình. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn hộ, thảo
luận nhóm và tham vấn các bên liên quan trong việc thu thập dữ liệu sơ cấp về hoạt
động phát triển sản xuất lâm nghiệp, phát triển sinh kế của hộ gia đình và tham
khảo ý kiến của các bên liên quan trong đánh giá hiện trạng, phân tích các vấn đề
thuận lợi, khó khăn và những vướng mắc mà cả người dân địa phương và chính
quyền các cấp đang gặp phải khi triển khai thực hiện chương trình này. Ý kiến
đóng góp của các bên liên quan cũng được thu nhận và thảo luận để đưa vào hệ
thống các giải pháp được đề xuất.
Các chương trình trồng rừng và phát triển sinh kế đã có những tác động tích
cực cả vệ mặt mơi trường: tăng cường tốc độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc,
chuyển đổi canh tác nương rẫy hoặc các khu vực không phù hợp với sản xuất nông
nghiệp sang trồng rừng và phát triển bền vững. Giảm xói mịn rửa trơi và tạo ra sự
bền vững về môi trường sinh thái.


iv

Bên cạnh đó, các hợp phần của chương trình cũng đã có những tác động rất
tích cực đến hoạt động sản xuất lâm nghiệp của người dân địa phương mà cụ thể là:
Đất trống, rừng nghèo kiệt, rừng kinh doanh kém hiệu quả đã được trồng rừng, tăng
độ che phủ của đất; Hạn chế rửa trôi bề mặt, giảm độ xói mịn đáng kể; Dịng chảy
được bảo vệ, thực vật vùng đệm của dòng chảy được bảo vệ tốt, tăng tính đa dạng
sinh học; Q trình kinh doanh rừng, hộ nông dân đã bắt đầu tuân thủ theo các
hướng dẫn kỹ thuật, quy định trong hoạt động sản xuất; Đất trồng rừng của hộ gia

đình được cấp sổ đỏ, có ranh giới rõ ràng được nhận biết ngoài thực địa, khơng có
tranh chấp, do vậy đất đai được quản lý chặt chẽ.
Thu nhập của người dân địa phương được nâng lên đáng kể, đặc biệt là với
nhóm đồng bào dân tộc thiểu số ở các khu vực vùng sâu vùng xa, vùng núi có nhiều
khó khăn. Người dân địa phương đã có nhiều lựa chọn và các nguồn thu nhập hơn
so với trước đây và các hoạt động sinh kế đã đa dạng hơn. Họ đã bắt đầu chủ động
trong việc tiếp cận và triển khai các mơ hình phát triển sinh kế, dần từng bước từ tự
làm đến tự chủ và phát triển để làm giàu.
Ngoài ra, các hỗ trợ của chương trình này cũng có những tác động tích cực
về mặt xã hội như: Tạo cơng ăn việc làm; Tác động tích cực của mơ hình đến vấn
đề bình đẳng giới; Nâng cao nhận thức về vai trị của người dân tham gia Chương
trình 135; Nâng cao vai trị trách nhiệm của chính quyền địa phương tham gia
Chương trình 135; và chương trình 135 đã có những tác động lan tỏa nhất định
trong khu vực nghiên cứu.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu nêu trên, đề tài cũng đưa ra một số các giải pháp
nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của chương trình như: (1) giải pháp về mặt chính
sách, thể chế; (2) giải pháp về mặt tổ chức; (3) giải pháp về đào tạo, tập huấn nâng
cao nhận thức; và (4) Một số giải pháp tổng hợp. Việc thực hiện các giải pháp này,
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của chương trình 135 mà cụ thể là đối với hợp phần
phát triển rừng trồng và các mơ hình sinh kế ở Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ......................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: .......................................................................................... 1
2. Mục đích đề tài: ....................................................................................................... 2
3. Ý nghĩakhoa học và thực tiễn ................................................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học: ................................................................................................. 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn: ................................................................................................. 3
4. Những điểm mới của đề tài: ..................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................... 4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:.............................................. 4
1.2. TỔNG LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: .............................................. 5
1.2.1. Những chính sách định hướng hỗ trợ phát triển sản xuất .................................... 5
1.2.2. Các nghiên cứu về quản lý lâm nghiệp dựa vào cộng đồng: ............................... 6
CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 9
2.1. MỤC TIÊU ........................................................................................................... 9
2.2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:............................................................ 9
2.2.1. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................... 9
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................... 9
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: .............................................................................. 10
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội vùng nghiên cứu ......................... 10
2.3.2. Đánh giá hiện trạng của các chương trình 135 .................................................. 10
2.3.3. Đánh giá hiệu quả Hợp phần Hỗ trợ phát triển sản xuất.................................... 10
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật và chính sách .............................................. 11
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ...................................................................... 11
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 11
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 12


vi


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 13
3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU ................. 13
3.1.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên. ........................................................................... 13
3.1.2. Các nguồn tài nguyên ....................................................................................... 17
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên .............................. 19
3.1.4. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................. 21
3.1.5. Thực trạng sử dụng đất của huyện .................................................................... 28
3.1.6. Thực trạng về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông, lâm, thuỷ sản ................... 31
3.1.7. Tình hình thu nhập và đời sống nhân dân ......................................................... 31
3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH 135 ......................... 32
3.2.1. Hiện trạng triển khai, tổ chức thực hiện chương trình ....................................... 32
3.2.2. Tiến trình triển khai.......................................................................................... 35
3.2.3. Sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện ..... 37
3.2.4. Thuận lợi và khó khăn trong q trình thực hiện .............................................. 39
3.2.5. Những hạn chế và thách thức ........................................................................... 40
3.3. TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH LÊN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÂM
NGHIỆP VÀ SINH KẾ ............................................................................................. 41
3.3.1. Tác động đến hoạt động sản xuất Lâm Nghiệp ................................................. 41
3.3.2. Tác động đến sinh kế người dân địa phương .................................................... 42
3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MƠI TRƯỜNG CỦA CHƯƠNG
TRÌNH ...................................................................................................................... 42
3.4.1. Hiệu quả về mặt kinh tế.................................................................................... 42
3.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội..................................................................................... 44
3.4.3. Hiệu quả về mặt môi trường sinh thái............................................................... 47
3.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ CHÍNH SÁCH ................... 47
3.5.1. Giải pháp về mặt chính sách, thể chế................................................................ 47
3.5.2. Giải pháp về mặt tổ chức.................................................................................. 48
3.5.3. Giải pháp về đào tạo, tập huấn ......................................................................... 49
3.5.4. Một số giải pháp tổng hợp khác ....................................................................... 49

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 50
4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 50
4.2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 54
PHẦN PHỤ LỤC ...................................................................................................... 57


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QLRBV

: Quản lý rừng

PRA

: Điều tra nông thôn có sự tham gia

TNR

: Tài nguyên rừng

UBND

: Ủy ban nhân dân



viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Diện tích đất các xã trên địa bàn huyện Ba Tơ ................................. 28
Bảng 3.2: Phân bổ diện tích các loại đất huyện Ba Tơ của UBND Quảng Ngãi 29
Bảng 3.3: Số lượng cán bộ hộ gia đình đại diện tham gia trong quá trình nghiên
cứu ................................................................................................................... 32
Bảng 3.4: Kết quả thực hện chương trình 135 trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh
Quảng Ngãi từ năm 2012 – 2017 ...................................................................... 34
Bảng 3.5: Đánh giá của người dân địa phương về tác động của chương trình 135
đến thu nhập của hộ gia đình ............................................................................ 43
Bảng 3.6: Tình hình trang bị tư liệu sinh hoạt của 3 xã trước và sau khi tham gia
chương trình 135 .............................................................................................. 44
Bảng 3.7: Nhận thức của người dân về vai trò của chương trình 135 ................ 45


ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

Hình 3.1. Bản đồ 3 xã thuộc khu vực nghiên cứu của huyện Ba Tơ .................. 13


1

ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Tính cấp thiết của đề tài:
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước. Rừng không những là cơ
sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng:
rừng tham gia vào q trình điều hồ khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các
nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ mầu mở của đất,
hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mịn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc
liệt của thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt, nước ngầm và làm giảm mức ơ nhiễm
khơng khí và nước.
Sau chiến tranh, quá trình quản lý rừng ở nước ta chưa được chú trọng, độ
che phủ rừng ở nước ta đã giảm sút đến mức báo động, diện tích rừng và đất rừng
nước ta bị suy giảm nhanh cả về số lượng và chất lượng, làm giảm đa dạng sinh
học, có một số lồi động thực vật ngày mất dần đi. Một số nguyên nhân chủ yếu
của việc mất rừng trong giai đoạn này: Khai thác chưa có quy hoạch, nạn phá rừng,
sự gia tăng dân số quá nhanh, tập quán du canh du cư, đốt nương làm rẫy và do hai
cuộc chiến tranh.
Rừng là nguồn tài nguyên có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế xã
hội và môi trường sinh thái, đặc biệt đối với vùng trung du miền núi nơi người dân
sống chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng. Do đó vấn đề quản lý, bảovệ và
phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong những nhiệm vụtrọng tâm
trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Một trong những địihỏi để
thực hiện thành cơng nhiệm vụ này là phải có hình thức quản lý, cơ chế thích hợp
thuhút sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư vào công tác quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng.
Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có tổng diện
tích tự nhiên 515.000 ha, trong đó diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp 296.000 ha
chiếm 57,48 % diện tích tự nhiên (theo kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng
theo Chỉ thị 38 của Chính phủ). Diện tích có rừng tồn tỉnh 261.618 ha, trong đó
diện tích rừng tự nhiên 110.446 ha, rừng trồng 151.172 ha (Quyết định số
1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/7/2013).



2

Đứng trước tình hình trên ở Quảng Ngãi đang tìm các mơ hình, dự án hỗ trợ
giống cây lâm nghiệp phát triển rừng và quản lý rừng tự nhiên cũng như rừng trồng
một cách hiệu quả. Do đó, để quản lý tài nguyên rừng một cách hiệu quả và bền
vững, khơng thể bỏ qua việc phát huy vai trị của cộng đồng người dân sống gần
rừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Phát huy vai trò tham gia của các cộng
đồng trong việc quản lý và phát triển nguồn tài nguyên này vừa mang ý nghĩa phát
huy truyền thống dân tộc vừa có thể tạo ra một cách quản lý rừng có hiệu quả và
bền vững hơn.
Xuất phát từ yêu cầu phát triển rừng nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc,
một số địa phương cũng như ở tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2006 có thực hiện Chương
trình 135. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào Đánh giá hiện
trạng, tác động và hiệu quả của các chương trình 135 lên hoạt động sản xuất lâm
nghiệp và sinh kế người dân địa phương.
Có hàng loạt câu hỏi đang đặt ra, như: vị trí, vai trò của cộng đồng trong việc
tham gia phát triển rừng ở Việt Nam như thế nào? Có nên khuyến khích phát triển
các cây gỗ lớn ở Quảng Ngãi hay không? Những vấn đề nảy sinh trong quá trình
thực hiện Hợp phần Hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135 là gì? Những giải
pháp kỹ thuật xây dựng hỗ trợ cây giống lâm nghiệp đã hợp lý chưa? Khuôn khổ
pháp lý nhằm khuyến khích cộng đồng tham vào dự án cần được xác lập như thế
nào?.v.v…
Xuất phát từ yêu cầu trên, tôi tiến hành triển khai nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá Hiện trạng và tác động của chương trình 135 lên hoạt động sản xuất lâm
nghiệp và sinh kế người dân địa phương ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi”
nhằm góp phần đánh giá rõ hiện trạng, tiềm năng, xu thế và những vấn đề nảy sinh
trong quá trình sản xuất lâm nghiệp ở QuảngNgãi, tìm ra những khó khăn, vướng
mắc từ đó đề xuất các giải pháp kỹ thuật và chính sách cho định hướng phát triển
lâm nghiệp ở Quảng Ngãi.


2. Mục đích đề tài:
Đề tài nhằm đánh giá hiện trạng và tác động của chương trình 135 và lên hoạt
động sản xuất lâm nghiệp và sinh kế người dân địa phương ở tỉnh Quảng Ngãi thực
hiện tại ba xã là: Ba Vinh, Ba Chùa, và Ba Tiêu đại diện cho ba vùng sinh thái của
huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu góp phần xây dựng các cơ sở lý luận,


3

các giải pháp kỹ thuật và chính sách cho định hướng phát triển lâm nghiệp tại tỉnh
Quảng Ngãi.

3. Ý nghĩakhoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học:
Đánh giá hiện trạng và tác động của chương trình 135 lên hoạt động sản xuất
lâm nghiệp và sinh kế người dân địa phương ở tỉnh Quảng Ngãi góp phần làm sáng
tỏ các giải pháp kỹ thuật, chính sách cũng như các cơ sở khoa học để khẳng định sự
phù hợp của mô hình với điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ngãi.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội và mơi trường của chương trình
135 lên hoạt động sản xuất lâm nghiệp và sinh kế người dân địa phương ở tỉnh
Quảng Ngãi thực hiện tại xã Ba Vinh, Ba Chùa và xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ, tỉnh
Quảng Ngãi;
- Đề xuất một số chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác
hỗ trợ phát triển sản xuất lên hoạt động sản xuất lâm nghiệp và sinh kế người dân
địa phương tại tỉnh Quảng Ngãi.
- Hoàn thiện và điều chỉnh hoạt động của chương trình, từ đó có những
thiết kế sát với thực tế hơn cho các chương trình phát triển sinh kế cho người

dân địa phương.

4. Những điểm mới của đề tài:
- Thông qua việc Đánh giá hiện trạng, tác động và hiệu quả của chương trình
135 lên hoạt động sản xuất lâm nghiệp và sinh kế người dân địa phương ở tỉnh
Quảng Ngãi để làm cơ sở đưa ra một số giải pháp chọn lựa các dự án hỗ trợ thích
hợp để hỗ trợ cho người dân tại tỉnh Quảng Ngãi.
- Tìm hiểu và phát triển các nhóm giải pháp hỗ trợ phù hợp cho từng nhóm
người (nhóm, người kinh, người dân tộc) và với hiện trạng kinh tế hộ khác nhau
(giàu, trung bình, nghèo) với các chiến lược sinh kế khác nhau.
- Tìm hiểu sự tham gia của người dân địa phương vào các chương trình mục
tiêu quốc gia. Đánh giá các tác động về kinh tế, xã hội, môi trường của các chương
trình từ đó định hướng cho những điều chỉnh, bổ sung phù hợp trong thời gian tới.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Hoạt động sản xuất lâm nghiệp và sinh kế của người dân địa phương hay dựa
vào cộng đồng được hiểu là sự tham gia của người dân địa phương, nhóm hộ hay
từng hộ gia đình trong việc phát triển, quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng và đất rừng.
Cộng đồng quản lý rừng trực tiếp của cộng đồng cũng như quản lý rừng của các tổ
chức khác.
Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp và sinh kế của người dân địa phương dựa
trên các nguyên tắc cơ bản sau:
- Có sự tham gia của người dân: Các hoạt động độc lập tiếp nối quy trình
lập kế hoạch chỉ có thể được thực hiện thành cơng nếu người dân liên quan được
tham gia đầy đủ vào các quy trình ra quyết định và hiểu rõ kết quả cuối cùng của

quá trình lập kế hoạch. Nếu người dân không quan tâm đến công tác quản lý rừng
và không thể hiện được vai trị chủ động của mình trong quá trình ra quyết định,
việc thực hiện trên thực tế sẽ cho ra kết quả nửa vời, hoặc có khả năng bị hiểu
nhầm và thậm chí thất bại trong khi thực hiện.
- Đơn giản: Để mọi người đều hiểu rõ vấn đề đang được quan tâm cần được
phát triển và có thể thực hiện nó.
- Hiệu quả về chi phí: Đảm bảo thực hiện được các hoạt động sản xuất lâm
nghiệp được hỗ trợ từ dự án và nguồn lực sẵn có của địa phương.
- Tính tương ứng và khả năng phối kết hợp: Đảm bảo quy trình lập kế
hoạch sản xuất lâm nghiệp cung cấp các thông tin cần thiết cho cộng đồng tham gia
dự án.Tăng cường quản lý bền vững các nguồn vốn hỗ trợ đồng thời giảm thiểu các
tác động tiêu cực có thể xảy ra trong tương lai. Phản ánh nhu cầu của người dân địa
phương trong đánh giá và sử dụng các nguồn vốn, nguồn lực từ các chương trình.
Hoạt động sản xuất lâm nghiệp và sinh kế của người dân địa phương chỉ có
thể trở nên bền vững nếu các quy trình phù hợp với khn khổ chính sách pháp ly
hiện hành.
Sự phối hợp, hỗ trợ của các chương trình một cách tổng hợp. Sự phối hợp,
hỗ trợ của các bên liên quan sẽ là cơ sở của sự thành công trong việc thực hiện các
chương trình.


5

- Sinh kế: Theo từ điển thì sinh kế (Livelihood) là một cách để sống và nó
khơng đồng nghĩa với từ thu nhập, nó chủ yếu chú ý tới cách thức mà con người
kiếm sống. Theo định nghĩa của Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID) năm 1999:
“Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất, xã
hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống”. Vào năm 1992, Chamber and
Conway đã cho rằng: Một sinh kế bao gồm khả năng (capacity), tài sản (assets) các nguồn dự trữ, các nguồn tài nguyên, quyền được bảo vệ và tiếp cận và các hoạt
động cần có cho một cách thức kiếm sống.

Có nhiều cách định nghĩa và tiếp cận khác nhau về sinh kế, tuy nhiên, có sự
nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động
sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình. Về căn bản, các hoạt động sinh kế là do mỗi
cá nhân hay nông hộ tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ, đồng thời
chịu sự tác động của các thể chế, chính sách và những quan hệ xã hội mà cá nhân
hoặc hộ gia đình đã thiết lập trong cộng đồng.
Theo DFID ta có thể miêu tả sinh kế như là sự kết hợp các hoạt động được
thực hiện dựa trên việc sử dụng các nguồn lực để duy trì cuộc sống. Các nguồn lực
có thể bao gồm các khả năng và kỹ năng cá nhân (nguồn lực con người), đất đai,
tiền tích luỹ và các thiết bị (nguồn lực tự nhiên, tài chính, và vật chất) và các nhóm
trợ giúp chính thức hay các hệ thống trợ giúp khơng chính thức tạo điều kiện cho
các hoạt động được diễn ra (nguồn lực xã hội).
Sinh kế bền vững đang là một mối quan tâm hàng đầu hiện nay của con
người, đặc biệt những người có cuộc sống phụ thuộc phần lớn vào nguồn tài
nguyên rừng và đất rừng. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng
cao đời sống của con người nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng mơi
trường tự nhiên. Trên thực tế đã có nhiều chương trình, tổ chức dự án hỗ trợ cho
cộng đồng để hướng đến mục tiêu phát triển ổn định và bền vững. Các hoạt động
sinh kế đó có bền vững, phát triển lâu dài và ổn định hiện trạng sử dụng tài
nguyên rừng.

1.2. TỔNG LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1.2.1. Những chính sách định hướng hỗ trợ phát triển sản xuất
Theo Luật Đất đai mới được thong qua năm 2013, đất đai thuộc sở hữu toàn
dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý cộng đồng dân cư thôn,


6

hộ gia đình được Nhà nước giao đất hoặc cơng nhận quyền sử dụng đất nông

nghiệp, lâm nghiệp,… với tư cách là người sử dụng đất.
Luật BV&PTR mới năm 2004 có một mục riêng quy định về giao rừng
cho cộng đồng dân cư thôn; quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được
giao rừng.
Luật Lâm nghiệp 2018, sắp có hiệu lực tới đây cịn quy định rõ hơn nữa về
định nghĩa, quyền, vai trò và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư.Và là một trong các
nhóm đối tượng được giao, nhận, tham gia quản lý bảo vệ, phát triển, sử dụng và
kinh doanh tài nguyên rừng.
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ
về thi hành Luật đất đai (Nghị định 181) quy định cộng đồng dân cư thơn được
giao đất rừng phịng hộ với các quyền chung như hộ gia đình và cá nhân được
giao đất lâm nghiệp nhưng cộng đồng dân cư thôn không được chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; khơng được thế chấp,
bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử đụng đất.
Luật Dân sự năm 2005 thừa nhận khái niệm sở hữu chung của cộng đồng.
Theo đó, cộng đồng dân cư thơn có quyền sở hữu đối với tài sản được hình thành
theo tập quán, tài sản do các thành viên trong cộng đồng đóng góp và cùng quản lý,
sử dụng theo thoả thuận vì lợi ích của cộng đồng.
Các luật này và các nghị định liên quan đã tạo một môi trường thuận lợi cho
việc quản lý rừng thơng qua cả giao rừng, khốn bảo vệ rừng. Việc giao rừng cho
hộ gia đình, cá nhân, và cho cộng đồng đã được đạt được thơng qua một chương
trình giao đất giao rừng (GĐGR) tồn quốc hay "xã hội hóa" lâm nghiệp và đã hình
thành cơ sở cho việc thử nghiệm phát triển lâm nghiệp.

1.2.2. Các nghiên cứu về quản lý lâm nghiệp dựa vào cộng đồng:
-Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) năm 1998
đã cho biên dịch tài liệu về Lâm nghiệp cộng đồng và Sổ tay cẩm nang của Lâm
nghiệp cộng đồng do tổ chức nông lương liên hiệp quốc (FAO-UNDP) xuất bản về
các vấn đề cơ bản có liên quan đến Lâm nghiệp cộng đồng, như :“Khái niệm,
phương pháp, công cụ phục vụ luận chứng, kiểm tra, đánh giá có sự tham gia của

người dân trong LNCĐ”;“Thẩm định nhanh quyền hưởng dụng đất và cây rừng
của cộng đồng” [15]…rất hữu ích cho việc nghiên cứu phát triển LNCĐ ở Việt


7

Nam trong giai đoạn tiền phát triển. Theo các tài liệu này thì Lâm nghiệp cộng
đồng là mọi hoạt động lâm nghiệp được những cá nhân trong cộng đồng thực hiện
nhằm tăng các lợi ích mà họ cho là có giá trị.
- Chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam - Thụy Điển đã cho xuất bản
các tài liệu rất hữu ích cho quản lý rừng cộng đồng như: “ Điều tra đánh giá nơng
thơn có sự tham gia của nông dân[4], xây dựng kế hoạch ở thôn bản”, “ Phát triển
Quỹ thơn bản”[16]
- Có rất nhiều hình thức hưởng dụng. Nhiều nông dân canh tác trong các hệ
thống hưởng dụng bản địa. Những hệ thống này đã phát triển để đáp ứng nhu cầu
cụ thể của các dân tộc trong các môi trường khác nhau và sử dụng các kỹ thuật nhất
định. Các hình thức hưởng dụng này rất đa dạng và khó có thể khái quát được.
- Dự án Chương trình thí điểm Lâm nghiệp cộng đồng năm 2008 đã xuất bản 2
tài liệu: Tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật quản lý rừng cộng đồng và tài liệu Hướng dẫn tập
huấn tiểu giáo viên (ToT) về lâm nghiệp cộng đồng. Các tài liệu này đã giúp cho các
dự án khác có liên quan đến Hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng xây dựng được các nội
dung hướng dẫn và tập huấn cho cộng đồng[8].
Vào năm 2004, lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam có bước nhảy vọt từ ý
tưởng đến luật pháp. Lần đầu tiên các cộng đồng được pháp luật công nhận là
những người quản lý rừng. Ba năm sau, chính phủ bắt đầu Chương trình Thí điểm
Quản lý Rừng Cộng đồng tại 64 thôn bản ở 10 tỉnh. Hiện tại, khi nền tảng pháp lý
đã được hình thành, những bài học kinh nghiệm hữu ích sẽ được rút ra từ chương
trình thí điểm vì mục tiêu đảm bảo lợi ích quốc gia, chương trình Quản lý Lâm
nghiệp Cộng đồng của Việt Nam đã có cơ sở để mở rộng ra phạm vi toàn quốc
(nguồn RECOFTC, 2015).

Lâm nghiệp cộng đồng truyền thống có lịch sử lâu đời ở Việt Nam, nhưng
sự hỗ trợ của nhà nước chỉ xuất hiện sau thời kỳ Đổi mới – thời kỳ cải cách kinh tế
và đất đai bắt đầu từ năm 1986. Trong các chương trình cải cách này, một phần tư
diện tích rừng tồn quốc được chuyển đổi quản lý từ quốc doanh sang các hộ gia
đình và cá nhân. Trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, chính phủ đã tiến
hành giao rừng cho các cộng đồng dân cư thơn bản để thử nghiệm mơ hình Quản lý
Rừng Cộng đồng dưới sự hỗ trợ của các nhà tài trợ và trong khn khổ các chương
trình, dự án cấp quốc gia.


8

Tuy nhiên, quản lý rừng cấp thôn bản chỉ thực sự được công nhận về mặt
pháp lý sau khi Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng được ban hành năm 2004 và tăng
cường vai trò, quyền lợi trong luật Lâm nghiệp 2018. Dựa trên bộ luật này và những
bài học kinh nghiệm từ các dự án thí điểm, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn
thành lập Chương trình Thí điểm Quản lý Lâm nghiệp Cộng đồng vào năm 2006.
Mục đích là để xây dựng một quy trình thực hiện lâm nghiệp cộng đồng dễ triển
khai, bao gồm cả việc xây dựng các tài liệu hướng dẫn cấp quốc gia về những thành
tố chính như lập kế hoạch sử dụng đất mang tính lồng ghép, chia sẻ lợi ích và quản lý
rừng, quản lý tài chính.
Vào giữa năm 2009, qua kinh nghiệm thực hiện thí điểm tại 10 tỉnh và 64
thơn bản, chính phủ ban hành Sổ tay hướng dẫn Quản lý Lâm nghiệp Cộng đồng.
Trong q trình thí điểm, Chính phủ đã giao 17.000 ha rừng cho các cộng đồng và
tập huấn cho hơn 150 cán bộ lâm nghiệp và 665 chủ hộ gia đình. Tất cả 64 thơn
bản đã phê duyệt kế hoạch quản lý và đã tiếp nhận nguồn vốn tài trợ; và xấp xỉ
một nửa số bản đã chuẩn bị kế hoạch khai thác và đã bắt đầu tiến hành khai thác
gỗ bền vững.
Trong khi việc ban hành những văn bản hướng dẫn quản lý và kỹ thuật ít
nhiều được xem là một thành cơng, một số điểm hạn chế cũng đã được chỉ ra,

bao gồm:
- Khơng đủ thời gian để thực nghiệm hồn chỉnh mơ hình
- Các văn bản hướng dẫn kỹ thuật, các quy trình và quy tắc quá phức tạp
- Tập trung vào sản xuất gỗ mà bỏ qua vai trò quan trọng của lâm sản ngoài
gỗ và các dịch vụ sinh thái rừng.
- Cơ chế hưởng lợi đang phức tạp và có quá nhiều thủ tục, trong khi người
dân địa phương không thể chủ động thực hiện được hoạt động này. Chưa có cơ
quan chịu trách nhiệm chính để thực hiện hoạt động này cho người dân địa phương.


9

CHƯƠNG 2.
MỤC TIÊU, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. MỤC TIÊU
+ Mục tiêu chung:
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng và tác động của chương trình 135 lên
hoạt động sản xuất lâm nghiệp và sinh kế người dân địa phương ở huyện Ba Tơ,
tỉnh Quảng Ngãi, từ đó góp phần xây dựng và hoàn thiện các cơ sở lý luận, xây
dựng các giải pháp kỹ thuật và gợi ý về mặt chính sách cho định hướng phát
triểnlâm nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi.
+ Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng của chương trình 135 ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
- Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, mơi trường; những thuận
lợi, khó khăn trong q trình thực hiện các chương trình lên hoạt động sản xuất lâm
nghiệp và sinh kế người dân địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật và chính sách nhằm nâng cao hiệu quả
trong việc hỗ trợ người dân nhằm định hướng phát triển các nguồn lực có thể đem
lại từ sản xuất lâm nghiệp, khuyến khích cộng đồng tham gia vào việc quản lý, sử
dụng rừng bền vững.


2.2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
2.2.1. Phạm vi nghiên cứu:
Huyện Ba Tơ là một huyện nghèo của tỉnh Quảng Ngãi và là một huyện nằm
trong 61 huyện nghèo cả nước.
Nghiên cứu được thực hiện tại: 03 xã của huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi: xã
Ba Vinh thuộc khu đông của huyện Ba Tơ, xã Ba Chùa nằm kề trung tâm Thị Trấn
Ba Tơ, xã Ba Tiêu thuộc khu tây của huyện Ba Tơ. Việc lựa chọn 3 xã thuộc ba
tiểu vùng sinh thái, địa hình khác nhau mang tính chất đại diện cho toàn huyện.

2.2.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Hợp phần Hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135.
- Chính quyền địa phương, các bên liên quan trong quá trình thực hiện và
triển khai chương trình 135.


10

- Người dân địa phương tại 3 xã nghiên cứu. Nghiên cứu xem xét và đánh
giá ảnh hưởng, tác động từ trước lúc chưa có dự án và khi đã tham gia dự án tác
động như thế nào đến việc quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, kinh doanh rừng
đến sinh kế của người dân địa phương.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
- Đặc điểm tự nhiên
- Đặc điểm kinh tế xã hội
- Các đặc điểm đặc thù khác

2.3.2. Đánh giá hiện trạng của các chương trình 135

- Hiện trạng của chương trình 135 ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
- Đánh giá tiến trình tổ chức thực hiện Hợp phần Hỗ trợ phát triển sản xuất
Chương trình 135 ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

2.3.3. Đánh giá hiệu quả Hợp phần Hỗ trợ phát triển sản xuất
Hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135 có tác động rất lớn
đến hoạt động sinh kế của người dân địa phương tại huyện Ba Tơ
- Về kinh tế:
+ Lợi ích của người dân khi tham gia vào dự án.
+ Sự thay đổi về thu nhập trước và sau khi tham gia dự án.
- Về xã hội:
+ Tác động của dự án đến vấn đề đảm bảo an ninh xã hội.
+ Tác động của dự án đến vấn đề ý thức bảo vệ môi trường và phát triển lâm
nghiệp bền vững của người dân
+ Sự thay đổi về nhận thức của người dân trước và sau khi tham gia dự án.
+ Tác động đến vấn đề nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.
+ Tác động của dự án về việc tạo công ăn việc làm phát triển sản xuất nâng
cao Đời sống vật chất, tinh thần của người dân khi tham gia vào dự án.


11

- Về mơi trường:
+ Tác động của chương trình 135 đến vấn đề nâng cao độ che phủ.
+ Tác động của dự án đến vấn đề bảo vệ đất (tăng độ phì đất,chống xói mịn,
rửa trơi).
+ Tác động của dự án đến vấn đề bảo vệ nguồn nước, bảo vệ dòng chảy.
+ Tác động của dự án đến vấn đề đa dạng sinh học.
Người dân địa phương đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số đã dần biết
chuyển đổi tập tục canh tác sản xuất lâm nghiệp; dần thay đổi thói quen, tập quán

canh tác lâu đời. Một số hộ biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản
xuất lâm nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao độ che phủ của rừng trên
địa bàn huyện Ba Tơ cũng như địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tiến đến xây dựng nơng
thơn ngày càng phát triển.
-

Những khó khăn, thuận lợi và thách thức trong quá trình triển khai, thực hiện

các dự án.
-

Tìm hiểu nguyện vọng của người dân địa phương trong quản lý tài nguyên

nói chung và tài nguyên rừng nói riêng.

2.3.4. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật và chính sách
2.3.4.1 các giải pháp về mặt kỹ thuật
2.3.4.2 Các giả pháp về tổ chức
2.3.4.3 Các giải pháp về mặt thể chế và chính sách
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các tài liệu có liên quan đến hoạt động sản xuất lâm nghiệp và
sinh kế người dân địa phương; Các văn bản luật pháp của Việt Nam về chính sách
hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa và nhân rộng mơ hình giảm nghèo bền vững.
- Thu thập các tài liệu liên quan đến hỗ trợ phát triển sản xuất Chương
trình 135.
- Thu thập các số liệu về tình hình cơ bản tại UBNDhuyện Ba Tơ và ba
xãtrong khu vực nghiên cứu có tham gia chương trình trên địa bàn tỉnh.



12

2.4.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Đánh giá hiện trạng của các chương trình 135
+ Tổng quan tài liệu thứ cấp, nghiên cứu các báo cáo của chương trình, các
hoạt động chính, hình thức thực hiện, tổ chức, triển khai hoạt động.
+ Nghiên cứu tiến trình triển khai các hoạt động của chương trình 135.
+ Điều tra thực địa với sự tham gia của cán bộ thôn, và người dân trong thôn.
+ Phỏng vấn đối tượng tham gia: Cá nhân, hộ gia đình trong cộng đồng, cán
bộ chính quyền địa phương thơn, xã, huyện.
+ Phỏng vấn đối tượng hỗ trợ: Các chuyên gia, các cán bộ đến từ các đơn vị
của tỉnh, huyện đã hỗ trợ thực hiện chương trình.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, mơi trường của chương trình 135
+ Phỏng vấn hộ gia đình tham gia: thu thập các thơng tin về cơ cấu thu nhập,
đời sống kinh tế cộng đồng, hoạt động tham gia chương trình.
+ Phỏng vấn người dân sống trong địa phương: Về nguồn nước sinh hoạt,
nước tưới tiêu, tham quan, du lịch…

2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích theo hình
thức thống kê mơ tả, sử dụng Excel để hỗ trợ cho việc xử lý các số liệu thu được.
Ngồi ra, nhằm đánh gía tác động, cũng như lựa chọn, tìm hiểu các nhân tố tác
động. Nghiên cứu sử dụng thêm các công cụ thống kê của phầm mềm SPSS.


13

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên.
3.1.1.1. Vị trí:

Hình 3.1. Bản đồ 3 xã thuộc khu vực nghiên cứu của huyện Ba Tơ
Huyện Ba Tơ cách trung tâm tỉnh lỵ 60km về phía tây nam.
- Có giới cận như sau:
+ Phía Bắc: giáp các huyện Sơn Hà, Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi.
+ Phía Nam: giáp với huyện An Lão tỉnh Bình Định.
+ Phía Đơng: giáp huyện Đức Phổ và huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
+ Phía Tây: giáp tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum.
Huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi có tọa độ địa lý vào khoảng


14

+ 14O31’55” đến 14O’ 54’3” vĩ độ Bắc.
+ 108O 28’30”đến 108O 58’43” kinh độ Đơng.
- Tổng diện tích đất tự nhiên (ha):
+ Đất Nông nghiệp (ha):

17.158,94

+ Đất Lâm nghiệp (ha):

79.021,43

+ Đất phi Nông nghiệp (ha):

4.077,96


+ Đất chưa sử dụng (ha):

13.411,19

113.669,52 trong đó:

3.1.1.2. Khí hậu, thời tiết.
Về khí hậu: Mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng dun hải Nam
Trung bộ và bị chi phối bởi điều kiện địa hình phía Đơng dãy Trường Sơn với
những đặc trưng chủ yếu: Nóng ẩm, nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều, lượng mưa
khá lớn.
- Nhiệt độ trung bình trong năm là 250C, tháng lạnh nhất trong năm trung bình
nhiệt độ 18 0C.
- Ba Tơ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hai mùa mưa nắng rõ rệt, có
2 mùa gió chính là gió mùa đơng và gió mùa hè. Từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau
hướng gió chính là bắc đến đông bắc, tuy nhiên trong thời kỳ này hướng gió tây và
tây nam cũng xuất hiện với tần suất khá cao; từ tháng 4 đến tháng 9 là tây nam.
Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 01 năm sau.
- Nhìn chung khí hậu Ba Tơ tương đối thuận lợi cho phát triển nông, lâm
nghiệp. Tuy nhiên, do lượng mưa lớn, tập trung vào một vài tháng trong năm, cùng
với địa hình phức tạp và có độ dốc lớn nên hàng năm diện tích bị xói mịn do dịng
chảy của các con sơng lớn, khó khắc phục được. Đây cũng là một trong những khó
khăn trong việc phát triển lâm nghiệp.
+ Nhiệt độ trung bình năm 25,70C.
+ Lượng mưa trung bình năm: 2.338mm.
+ Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm
sau. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 9,10 và 11 (chiếm 75% lượng
mưa cả năm).
+ Độ ẩm tương đối trung bình năm: 85,3%.



×