Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu hiện trạng phân bố và chọn lọc gia đình ưu tú loài bời lời đỏ (machilus odoratissima nees) tại vườn giống tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.69 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN KHOA

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ CHỌN LỌC GIA ĐÌNH,
XUẤT XỨ ƯU TÚ LỒI BỜI LỜI ĐỎ
(Machilus odoratissima Nees)
TẠI VƯỜN GIỐNG TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học

HUẾ - 2020


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN KHOA

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ CHỌN LỌC GIA ĐÌNH,
XUẤT XỨ ƯU TÚ LỒI BỜI LỜI ĐỎ
(Machilus odoratissima Nees)
TẠI VƯỜN GIỐNG TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học
Mãsố: 8620201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS ĐẶNG THÁI DƯƠNG

HUẾ - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực, cónguồn gốc rõràng. Những kết luận khoa học của luận
văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trì
nh nào khác.
Huế, ngày 10 tháng 05 năm 2020
Tác giả

Trần Khoa


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành khóa học và đề tài nghiên cứu tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ quýbáu của quýthầy, côtrong Ban giám hiệu Nhà trường, Khoa lâm nghiệp, phòng
Đào tạo sau đại học trường Đại học Nơng lâm Huế, xin gửi tới qthầy, cơlịng biết ơn
chân thành vàtình cảm qmến nhất.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS. TS. Đặng Thái Dương,
người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian quýbáu và
nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt qtrì
nh hồn thiện luận văn này.

Tôi xin cảm ơn Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn tỉnh Kon Tum, Chi cục
Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Rẫy đã giúp tôi thực
hiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự quan tâm của gia đình, những người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã góp ý giúp đỡ tơi trong suốt qtrì
nh học tập vàthực hiện đề tài.
Huế, ngày 10 tháng 05 năm 2020
Tác giả

Trần Khoa


iii

TÓM TẮT
1.TÊN ĐỀ TÀI: “Nghiên cứu hiện trạng phân bố vàchọn lọc gia đình ưu tú lồi Bời
Lời đỏ (Machilus odoratisima Nees) tại vườn giống tỉnh Kon Tum.”
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng vàlựa chọn được các gia đình ưu tú lồi Bời Lời đỏ để tiếp
tục khai thác vàphát triển.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng phân bố vàgiátrị sử dụng của loài Bời Lời đỏ tại tỉnh
Kon Tum;
- Đánh giá và chọn được nhóm gia đình ưu tú lồi Bời Lời đỏ cho tỉnh Kon Tum.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đánh giá được vùng phân bố vàgiátrị sử dụng của loài Bời Lời đỏ.
- Chọn được các gia đình ưu tú lồi Bời Lời đỏ, đề xuất các gia đình phù hợp với
điều kiện lập địa tỉnh Kon Tum.

- Tài liệu tham khảo cần thiết, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giátrị sử dụng
của loài Bời Lời đỏ.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Chọn các gia đình ưu tú nhằm nhân giống vàcung cấp nguồn giống tốt cho tỉnh
Kon Tum.
- Nghiên cứu đánh giá được hiện trạng phân bố giúp cho việc chọn địa điểm gây
trồng, công tác điều tra, thu hoạch giống vàcác sản phẩm khác của loài được thuận lợi
vàsử dụng các giátrị cây Bời Lời đỏ một cách tối ưu nhất.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỦ YẾU
4.1. Về điều kiện tự nhiên - kinh tế xãhội của tỉnh Kon Tum
Đối với điều kiện tự nhiên, đặc điểm đất đai, khí hậu, thuỷ văn ở tỉnh Kon Tum
phùhợp với đặc điểm sinh thái của cây bời lời đỏ. Tại tỉnh Kon Tum cótiềm năng rất
lớn để phát triển lồi bời lời đỏ, ngoài sự phùhợp về điều kiện tự nhiên thìcác giátrị và
cơng dụng của lồi cây này rất lớn.
4.2. Về phân bố, sinh thái của Bời lời đỏ tại tỉnh Kon Tum


iv
- Phân bố: Diện tích trồng Bời lời đỏ của tỉnh Kon Tum là 25.854 ha, trong đó
huyện Tu Mơ Rơng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng diện tí
ch cây là5.826 ha. Diện tí
ch
trồng thấp nhất tại thành phố Kon Tum 133 ha.
- Sinh thái: Tại tỉnh Kon Tum loài cây bời lời đỏ phân bố khárộng, xuất hiện ở
nơi nhưng có địa hình núi trung bình, núi cao, địa hì
nh này chiếm phần lớn lãnh thổ của
tỉnh với khoảng 597.400 ha (61,65% diện tí
ch tự nhiên) phân bố ở phí
a Bắc - Tây Bắc
sang phía Đơng và kéo dài xuống vùng trung tâm tỉnh, tạo thành hì

nh cánh cung ôm lấy
đồi núi thấp và máng trũng (thuộc các huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi, Kon Plông,…). Độ
cao tuyệt đối trung bình từ 1.200 - 1.600 m, cao nhất là đỉnh Ngọc Linh 2.598 m. Đây
là vùng đầu nguồn nên mức độ chia cắt địa hình khámạnh tạo nên nhiều khe rãnh, với
độ dốc trung bình từ 26 - 280, thậm chí có nơi trên 400. Đặc điểm của vùng này là độ
che phủ của lớp thảm thực vật còn khálớn, đặc biệt là độ che phủ của rừng. Ngoài ra
Bời lời đỏ phân bố ở địa hình đồi núi thấp, thung lũng và máng trũng nơi có độ cao tuyệt
đối biến động từ 300-600m, nhiệt độ trung bì
nh năm dao động trong khoảng 24,3 - 25,5
0
C, lượng mưa biến động từ 1.522 mm cho đến 2.128 mm, độ ẩm khơng khí dao động
từ 74,8 – 85,8 %.
4.3. Về giátrị sử dụng các sản phẩm từ Bời lời đỏ
Bời lời đỏ cómột số giátrị như sau:
- Giátrị về vỏ: Vỏ cây bời lời đỏ dùng để làm hương thắp trong các ngày lễ, tết,
ngồi ra cịn được dùng làm chất phụ gia bêtông trong công nghiệp xây dựng. Đây là
sản phẩm chủ yếu vàcógiátrị cao của cây bời lời đỏ.
- Giátrị về cành: được sử dụng làm nguyên liệu làm nhang (hương), cành cókí
ch
thước nhỏ thường được dùng làm củi nguyên liệu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của
các hộ dân, cành có kích thước lớn thường được dùng làm các trụ đỡ cho cây tiêu hay
dùng làm hàng rào hay giáthể cho các cây hoa màu nương tựa.
- Giátrị về gỗ: Sau khai thác người dân thường dùng gỗ để xây dựng các cơng
trì
nh phụ như lều, trại... một số bán cho các cơ sở chế biến gỗ nhỏ lẻ để chế tạo bàn ghế,
tủ, ván dăm, bột giấy,…. Trên địa bàn những cơ sở chế biến gỗ Bời lời đều hoạt động ở
mức doanh nghiệp hộ gia đình.
- Giátrị về lácây: được sử dụng làm nguyên liệu làm nhang (hương), ngồi ra
cịn được sử dụng làm thức ăn cho gia súc (dê, bò,…).
4.4. Về kết quả chọn các nhóm gia đình trội theo từng chỉ tiêu riêng biệt

Kết quả của luận văn đã đánh giá và lựa chọn các nhóm gia đình trội theo từng
chỉ tiêu riêng biệt về:
- Theo chỉ tiêu tỷ lệ số cây hiện cịn chọn được 38 gia đình.


v
- Theo chỉ tiêu sinh trưởng đường kính gốc chọn được 11 gia đình.
- Theo chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao vút ngọn chọn được 17 gia đình.
- Theo chỉ tiêu sinh trưởng đường kính tán cây chọn được 16 gia đình.
- Theo chỉ tiêu sinh khối thân cành cây tươi chọn được 9 gia đình.
- Theo chỉ tiêu sinh khối vỏ tươi chọn được 7 gia đình.
- Theo chỉ tiêu sinh khối vỏ khơ chọn được 7 gia đình.
- Theo chỉ tiêu tăng trưởng bình quân/năm đề tài đã xác định Bời lời đỏ ở vườn
giống giai đoạn 30 tháng tuổi là có tốc tộ tăng trưởng trung bình vì có lương tăng trưởng
đường kính gốc biến động từ 1-3 cm/năm và tăng trưởng chiều cao đạt từ 1-2m/năm.
Các chỉ tiêu tăng trưởng về sinh khối cây, sinh khối vỏ cũng được xếp vào loại trung
bình. Đề tài khơng tiến hành phân nhóm về lượng tăng trưởng của các chỉ tiêu sinh
trưởng và sinh khối vì số nhóm và số gia đình trong từng nhóm.
- Về khả năng cải tạo đất đề tài đã chọn được 45 gia đình.

4.5. Về tổng hợp chọn lọc nhóm các gia đình ưu tú tất cả các chỉ tiêu đều vượt trội
tại vườn giống Bời lời đỏ tai tỉnh Kon Tum giai đoạn 30 tháng tuổi
Đề tài đã chọn được 7 gia đình: M.odora.KOT 27, M.odora.KOT 28,
M.odora.TTH13, M.odora.GL 44, M.odora.GL 50, M.odora.KOT 31, M.odora.KOT 24.
Các gia đình này có sinh trưởng về đường kính gốc dao động từ 5,79 – 5,89 cm, sinh
trưởng về chiều cao dao động từ 3,14 – 3,23 m, sinh trưởng đường kí
nh tán biến động
từ 1,53 – 1,55 m, sinh khối cây tươi 4,53 – 4,65 kg, sinh khối vỏ tươi 0,887 – 0,947 kg,
sinh khối vỏ khô0,278 – 0,288 kg vàkhả năng thích ứng cao nhất tỷ lệ cây hiện còn cao
nhất vàlớn hơn 81,33%. Như vậy, đề tài đã chọn được 7 gia đình ưu tú về tất cả các chỉ

tiêu: tỷ lệ cây hiện còn, sinh trưởng chiều cao; sinh trưởng đường kính gốc; sinh trưởng
đường kính tán; sinh khối cây tươi; sinh khối vỏ tươi; sinh khối vỏ khô; lượng tăng
trưởng; khả năng cải tạo đất.
5. KIẾN NGHỊ
5.1. Về nghiên cứu:
+ Tiếp tục nghiên cứu quy trì
nh kỹ thuật nhân giống bằng hom nhằm bảo tồn và
phát triển nguồn gen của nhóm gia đình ưu tú đã chọn lọc trong đề tài này.
+ Tiếp tục nghiên cứu vàhồn thiện quy trì
nh trồng rừng thâm canh Bời lời đỏ
nhằm nâng cao năng suất vàgiátrị của rừng vàcác sản phẩm từ rừng, cây bời lời đỏ.
+ Tiếp tục nghiên cứu vàhồn thiện các quy trì
nh chế biến các sản phẩm từ cây
bời lời đỏ (vỏ, lá, gỗ…) nhằm nâng cao giátrị sản phẩm trong nước vàxuất khẩu.
5.2.Về thực tiễn


vi
+ Địa phương tiếp tục quy hoạch vàphát triển trồng rừng lồi cây cógiátrị kinh
tế, sinh thái cao này góp phần nâng cao thu nhập của người dân và đảm bảo an sinh xã
hội.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .....................................................................................................................vii

DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ..................................................................................... xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 2
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .............................................................. 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 4
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI ...................................................... 5
2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC ........................................................ 7
CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU............................................................................................................................... 11
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 11
3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 11
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 11
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 11
3.4.1. Điều tra vàbố tríthínghiệm................................................................................ 11
3.4.2. Thu thập số liệu: .................................................................................................. 13
3.4.3. Xử lýsố liệu: ....................................................................................................... 14
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 17


viii
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH KON TUM ........................ 17
4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG LOÀI CÂY BỜI LỜI ĐỎ Ở TỈNH KON TUM ...... 26
4.2.1. Hiện trạng phân bố, sinh thái loài cây bời lời đỏ tại tỉnh Kon Tum ................... 26

4.2.2. Hiện trạng sử dụng vàchế biến sản phẩm bời lời đỏ .......................................... 30
4.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG, SINH TRƯỞNG, SINH KHỐI VÀ TĂNG
TRƯỞNG LOÀI CÂY BỜI LỜI ĐỎ Ở VƯỜN GIỐNG TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN
30 THÁNG TUỔI ......................................................................................................... 33
4.3.1. Đánh giá khả năng thích ứng của cây bời lời đỏ ở vườn giống tỉnh Kon Tum giai
đoạn 30 tháng tuổi ......................................................................................................... 34
4.3.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của của các gia đình Bời lời đỏ của vườn giốngKon
Tum giai đoạn 30 tháng tuổi ......................................................................................... 35
4.3.3 Đánh giá khả năng sinh khối của của các gia đình Bời lời đỏ của vườn giốngKon
Tum ............................................................................................................................... 49
3.2.4. Khả năng cải tạo đất của các gia đình bời lời đỏ tại vườn giống Kon Tum giai
đoạn 30 tháng tuổi ......................................................................................................... 63
3.4. ĐÁNH GIÁ LƯƠNG TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH BỜI LỜI ĐỎ TẠI
VƯỜN GIỐNG KON TUM. ......................................................................................... 64
3.4.1 Lượng tăng trưởng đường kí
nh gốc bì
nh quân (∆D) của các gia đình Bời lời đỏ. .... 64
3.4.2 Lượng tăng trưởng chiều cao bình quân (∆H) của các gia đình Bời lời đỏ. ......... 65
3.4.3 Lượng tăng trưởng đường kí
nh tán bì
nh qn (∆Đt) của các gia đình Bời lời đỏ. .... 66
3.4.4 Lượng tăng trưởng sinh khối tươi cây bình quân (∆Pc) của các gia đình Bời lời đỏ.
....................................................................................................................................... 67
3.4.5 Lượng tăng trưởng sinh khối vỏ tươi bình quân (∆Pvt) của các gia đình Bời lời
đỏ. .................................................................................................................................. 68
3.4.6 Lượng tăng trưởng sinh khối vỏ khơbình qn (∆Pvk) của các gia đình Bời lời
đỏ. .................................................................................................................................. 69
4.4. LỰA CHỌN GIA ĐÌNH ƯU TÚ TRONG VƯỜN GIỐNG BỜI LỜI ĐỎ Ở VƯỜN
GIỐNG TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 30 THÁNG TUỔI ....................................... 70
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 76

5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 76
5.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 79


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng rừng trồng bời lời đỏ tại tỉnh Kon Tum ..................................... 27
Bảng 4.2. Tỉ lệ sống của các gia đình Bời lời đỏ giai đoạn 30 tháng tuổi ở vườn giốngKon
Tum ................................................................................................................................ 34
Bảng 4.3. Sinh trưởng đường kí
nh gốc của của các gia đình Bời lời đỏ giai đoạn 30
tháng tuổi ở vườn giống ở vườn giống Kon Tum ......................................................... 36
Bảng 4.4. Kết quả phân nhóm các gia đình Bời lời đỏ giai đoạn 30 tháng tuổi ở vườn
giống Kon Tumtheo đường kính gốc bằng Duncan ...................................................... 37
Bảng 4.5. Sinh trưởng chiều cao của các gia đình Bời lời đỏ giai đoạn 30 tháng tuổi ở
vườn giốngKon Tum ..................................................................................................... 41
Bảng 4.6. Kết quả phân nhóm các gia đình Bời lời đỏ giai đoạn 30 tháng tuổi ở vườn
giống Kon Tumtheo chiều cao vút ngọn bằng Duncan ................................................. 42
Bảng 4.7. Sinh trưởng đường kí
nh tán của của các gia đình Bời lời đỏ giai đoạn 30
tháng tuổi ở vườn giốngKon Tum ................................................................................. 46
Bảng 4.8. Kết quả phân nhóm các gia đình Bời lời đỏ giai đoạn 30 tháng tuổi ở vườn
giốngKon Tum theo đường kính tán bằng Duncan ....................................................... 48
Bảng 4.9. Sinh khối cây tươi của các gia đình Bời lời đỏ giai đoạn 30 tháng tuổi ở vườn
giống Kon Tum .............................................................................................................. 50
Bảng 4.10 Kết quả phân nhóm sinh khối câytươi các gia đình Bời lời đỏở vườn giống
Kon Tum giai đoạn 30 tháng tuổi .................................................................................. 51
Bảng 4.11 Sinh khối vỏ tươi của các gia đình Bời lời đỏ giai đoạn 30 tháng tuổi ở vườn

giống Kon Tum .............................................................................................................. 55
Bảng 4.12 Kết quả phân nhóm sinh khối vỏ tươi các gia đình Bời lời đỏở vườn giống
Kon Tum giai đoạn 30 tháng tuổi .................................................................................. 56
Bảng 4.13 Sinh khối vỏ khơcủa các gia đình Bời lời đỏ giai đoạn 30 tháng tuổi ở vườn
giống Kon Tum .............................................................................................................. 59
Bảng 4.14 Kết quả phân nhóm sinh khối khơvỏ các gia đình Bời lời đỏở vườn giống
Kon Tum giai đoạn 30 tháng tuổi .................................................................................. 60
Bảng 4.15 Một số chỉ tiêu hóa tính đất của các gia đình và xuất xứ bời lời đỏ ở vườn
giống Kon Tum giai đoạn 30 tháng tuổi ........................................................................ 63
Bảng 4.16 Lượng tăng trưởng đường kính gốc bì
nh quân của các gia đình Bời lời đỏ tại
vườn giống Kon Tum .................................................................................................... 64


x
Bảng 4.17 Lượng tăng trưởng chiều cao bì
nh quân của các gia đình Bời lời đỏ tại vườn
giống Kon Tum ............................................................................................................. 65
Bảng 4.18 Lượng tăng trưởng đường kí
nh tán bì
nh quân của các gia đình Bời lời đỏ tại
vườn giống Kon Tum .................................................................................................... 66
Bảng 4.19 . Lượng tăng trưởng sinh khối tươi cây bình quân của các gia đình Bời lời đỏ
tại vườn giống Kon Tum ............................................................................................... 67
Bảng 4.20 . Lượng tăng trưởng sinh khối vỏ tươi bình quân của các gia đình Bời lời đỏ
tại vườn giống Kon Tum ............................................................................................... 68
Bảng 4.21 Lượng tăng trưởng sinh khối vỏ khơbì
nh quân của các gia đình Bời lời đỏ
tại vườn giống Kon Tum ............................................................................................... 69
Bảng 4.22 Một số chỉ tiêu hóa tính đất của các gia đình và xuất xứ bời lời đỏ ở vườn

giống Tây Nguyên giai đoạn 30 tháng tuổi ................................................................... 71
Bảng 4.23 Bảng tổng hợp chọn gia đình ưu tú ở vườn giống Tây Nguyên ................. 74


xi

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.Nhiệt độ bình qn hàng năm.................................................................... 29
Biểu đồ 4.2.Biểu đồ lượng mưa bình quân hàng năm .................................................. 29
Biểu đồ:4.3. Biểu độ ẩm khơng khí bình quân hàng năm............................................. 30
Biểu đồ 4.4.Biểu đồ số giờ nắng bình quân hàng năm ................................................. 30
Biểu đồ 4.5. Biểu đồ so sánh sinh trưởng bì
nh qn Do các nhóm ............................. 39
Biểu đồ 4.6. Biểu đồ so sánh sinh trưởng bì
nh qn Hvn các nhóm ............................ 44
Biểu đồ 4.7. Biểu đồ so sánh sinh trưởng bình qn Đt các nhóm ............................... 49
Biểu đồ 4.8. Biểu đồ so sánh sinh khối cây tươi các nhóm .......................................... 53
Biểu đồ 4.9. Biểu đồ so sánh sinh khối vỏ tươi các nhóm ............................................ 58
Biểu đồ 4.10 Biểu đồ so sánh sinh khối khôvỏ các nhóm ........................................... 62



1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Bời lời đỏ có tên khoa học làMachilus odoratissima Nees, cịn cótên khác
làKháo nhậm, Kháo thơm, Rè vàng, Bời lời đẹc..., là một loài thực vật thuộc chi
Machilus thuộc họ Long não Lauraceae. Là cây ưa sáng mọc nhanh, phân bố khá rộng
ở Việt Nam, thường gặp trong rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, tập trung ở một số tỉnh

miền Trung và Tây Ngun (Phạm Hồng Hộ, 1991).
Bời lời đỏ làlồi cây cógiátrị kinh tế cao, gần đây đã được trồng ở một số tỉnh
Tây Nguyên đã cho thấy hiệu quả từ các mơhình mang lại rất tốt. Ngồi vỏ, thân làsản
phẩm thu hoạch chính thìcác sản phẩm khác như quả, cành, lá cũng được tận thu triệt
để. Vỏ dùng sắc nước uống chữa tiêu chảy, lỵ, dùng để làm nguyên liệu sản xuất keo
dán, đặc biệt dùng để làm hương đốt được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
Vỏ Bời lời chứa tinh dầu thơm, được chiết xuất tinh dầu trong y học, làm hương thơm,
nguyên liệu làm keo dán công nghiệp, sơn, hương đốt. Quả Bời lời đỏ chứa dầu béo
đông đặc ở nhiệt độ thường, thành phần chủ yếu làLaurin vàOlein cóthể dùng làm sáp
vàchế biến xàphịng. LáBời lời đỏ dùng làm thức ăn cho gia súc. Gỗ Bời lời đỏ cómàu
nâu vàng, cứng khơng mối mọt, cóthể sử dụng đóng đồ gia dụng, làm nguyên liệu giấy
hoặc làm gỗ củi. Làmột loài cây trồng đem lại nguồn thu nhập tương đối ổn định cho
người dân đặc biệt là đồng bào vùng cao. Một số tỉnh chọn là loài cây xố đói giảm
nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Hơn thế nữa, Bời lời cịn cónhiều giátrị trong
trồng rừng kinh tế, phịng hộ, trong cơng tác phục hồi rừng vàtrồng nông lâm kết hợp
để phát triển sinh kế. Đặc biệt, lồi cây này cũng có ý nghĩa rất lớn trong hấp thụ khí
CO2 và làm trong lành môi trường (Bảo Huy, 2009; Bộ Khoa học Công nghệ vàMôi
trường, 1996, 1997; Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, 1994).
Mặc dùcây Bời lời đỏ làlồi cây cógiátrị rất lớn về kinh tế, sinh thái, môi trường
vàxãhội, nhưng hiện nay trong sản xuất vàkinh doanh cây bời lời đỏ còn một số tồn
tại như: Giống sản xuất chưa được nghiên cứu vàtuyển chọn, nhập nguồn từ nhiều nơi,
không rõnguồn gốc khiến cho năng suất vàchất lượng các mơhì
nh trồng rừng kém hiệu
quả vàkhơng bền vững. Chưa có các dịng giống thực sự phùhợp với điều kiện lập địa
khu vực tỉnh Kon Tum.
Chí
nh vìvậy việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng phân bố vàchọn
lọc gia đình ưu tú lồi Bời Lời đỏ (Machilus odoratisima Nees) tại vườn giống tỉnh
Kon Tum” làhết sức cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI



2

1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng vàlựa chọn được các gia đình ưu tú lồi Bời Lời đỏ để tiếp
tục khai thác vàphát triển.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng phân bố vàgiátrị sử dụng của loài Bời Lời đỏ tại tỉnh
Kon Tum;
- Đánh giá và chọn được nhóm gia đình ưu túlồi Bời Lời đỏ cho tỉnh Kon Tum.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn đã nghiên cứu cóhệ thống, khoa học để đánh giá được vùng phân bố
vàgiátrị sử dụng của loài Bời Lời đỏ.Chọn được các gia đình ưu tú lồi Bời Lời đỏ, đề
xuất các gia đình phù hợp với điều kiện lập địa tỉnh Kon Tum. Kết quả của luận văn là
tài liệu tham khảo cần thiết, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giátrị sử dụng của loài
Bời Lời đỏ.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Chọn các gia đình ưu tú nhằm nhân giống vàcung cấp nguồn giống tốt cho tỉnh
Kon Tum.
- Nghiên cứu đánh giá được hiện trạng phân bố giúp cho việc chọn địa điểm gây
trồng, công tác điều tra, thu hoạch giống vàcác sản phẩm khác của loài được thuận lợi
vàsử dụng các giátrị cây Bời Lời đỏ một cách tối ưu nhất.


3

CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Để nâng cao được năng suất, chất lượng rừng trồng nói chung vàrừng cây Bời
lời đỏ nói riêng thìchúng ta phải nghiên cứu vàgiải quyết đồng bộ từ khâu chọn giống
tốt là bước quan trọng nhất tiếp đến làchọn vùng lập địa phù hợp để gây trồng vùng
sinh thái phù hợp. Song song với những công tác trên cần nghiên cứu các biện pháp
nhân giống phù hợp để cung cấp giống chất lượng đảm bảo phẩm chất gieo ươm và
phẩm chất di truyền tốt (Lê Đình Khả vàcác cộng sự, 2003; Lê Đình Khả, 1970, 1996).
Trước đây những nghiên cứu về loài cây Bời lời đỏ một số tác giả đã nghiên cứu,
viết tài liệu về cây Bời lời đỏ nhưng tập trung vào việc mơtả, phát hiện và giám định tên
lồi, nêu giátrị cơng dụng của nó để sử dụng trong các giáo trì
nh phân loại thực vật, cây
rừng trong danh mục tài nguyên thực vật… Cụ thể:
Nhàxuất bản giáo dục HàNội (1985) đã phát hành sách: “Tên cây rừng Việt
Nam” của tác giả LêMộng Chân vàcộng sự.
Năm 1967, trong sách “Những cây thuốc vàvị thuốc Việt Nam” của tác giả Đỗ
Tất Lợi cómơtả hình thái vànêu tác dụng của lồi cây này một cách tương đối tỉ mỉ và
đầy đủ hơn về giátrị sử dụng: “…tất cả bộ phận của cây, nhiều nhất làvỏ thân cóchứa
một chất nhầy (keo) vàmột ít tinh dầu nên người ta dùng vào công nghệ keo dán trong
kỹ nghệ làm giấy, phụ gia bê tông, làm hương nén. Vỏ giã nát đắp lên những nơi sưng,
bỏng, vết thương…, vỏ còn dùng sắc nước uống chữa bệnh đường ruột, lỵ… Nước ngâm
vỏ Bời lời dùng làm cho tóc mượt. Dầu Bời lời dùng làm sáp chế xàphịng. Gỗ Bời lời
dùng làm giấy, đóng đồ gia dụng, làm nhàtạm…”.
Nhàxuất bản Nông nghiệp HàNội (1971) đã phát hành sách: “Cây gỗ rừng miền
Bắc Việt Nam” tập I của Viện điều tra quy hoạch rừng.
Cả hai tài liệu nói trên mặc dù đã nêu lên về mặt phân loại học, mơtả đặc điểm
sinh học của các lồi Bời lời nhưng chưa đề cập đến những giátrị, công dụng, kỹ thuật
gây trồng đối với loài Bời lời đỏ.
Trong tài liệu về “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hồng Hộ đã nói lên được những
đặc điểm hình thái vàmột số cơng dụng của Bời lời đỏ.
Trong tài liệu “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” tập II – Nhàxuất bản khoa học
vàkỹ thuật HàNội, (1971) của tác giả LêKhả Kế, ngoài việc mơtả cây cịn cho biết

thêm một số cơng dụng của Bời lời đỏ: “…vỏ cótác dụng làm dịu đau, chữa bệnh… quả
chứa 45% chất béo dạng sáp gồm hầu hết làLaurin vàOlein dùng làm nến và điều chế
xàphòng. Gỗ dùng làm giấy, lálàm thức ăn cho trâu bò…”


4

Trong tài liệu dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngồi gỗ tại Việt Nam – Phần
2; đã trình bày cụ thể về đặc điểm hình thái, giátrị sử dụng, đặc điểm sinh thái, sinh học
phân bố, công dụng của cây Bời lời đỏ. Đặc biệt làtrong khâu tuyển chọn giống tạo cây
con, kỹ thuật trồng rừng, công tác chăm sóc và bảo vệ sau khi trồng cũng như kỹ thuật
khai thác vàbảo quản vỏ sau khai thác.
Trong sách “Danh mục thực vật Tây nguyên” của Viện khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam, xuất bản năm 1984, cũng đã đề cập đến loài Bời lời đỏ nhưng cũng mới chỉ
dừng lại ở mức độ mơtả vàgiới thiệu.
Trong tạp chíLâm nghiệp tháng 7 năm 1994 có bài viết về “Trồng Bời lời nhớt”
của Nguyễn BáChất. Ở bài viết này, tác giả cũng đã đề cập đến một số vấn đề kỹ thuật
trồng Bời lời nhưng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát vàmang tí
nh chất định tí
nh.
Năm 2005, Trung tâm khuyến nông Quốc gia đã xuất bản sách “Kỹ thuật canh
tác nông lâm kết hợp ở Việt Nam” do các tác giả Nguyễn Ngọc bì
nh vàPhạm Đức Tuấn
biên soạn, trong đó đã nêu nên các đặc điểm hì
nh thái, phân bố, đánh giá hiệu quả kinh
tế của một số mơhình NLKH cósử dụng cây Bời lời đỏ: Bời lời xen trong vườn càphê,
trồng cây Đậu đỗ, Ngô, Sắn xen trong vườn Bời lời. Các kết quả này chỉ làcác số liệu
điều tra phỏng vấn vàtổng kết lại kinh nghiệm của người dân mà chưa đưa ra những mơ

nh dự tí

nh, dự báo về hiệu quả của các hệ thống NLKH trên.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Bời lời đỏ làlồi cógiátrị kinh tế, sinh thái, mơi trường vàxãhội cao, nguồn gen
đang bị thoái hoádần, năng suất vàchất lượng rừng trồng chưa cao vì nguồn giống cung
cấp khơng rõ ràng, chưa được kiểm sốt và chưa có rừng, vườn giống cung cấp hạt giống
quy chuẩn cho thị trường. Thực tế đã trồng một số huyện ở khu vực nghiên cứu nhưng
năng suất chưa cao. Đã có một số cơng trì
nh nghiên cứu nhưng cịn manh mún chưa có
hệ thống và chưa bao trùm được khu vực. Với cơ sở thực tiễn này đề tài đặt ra làhết sức
cần thiết (LêTrần Bình, Hồ Hữu Nhị, LêThị Muội, 1997).
Bời lời đỏ cóphân bố tự nhiên vàlàmột trong số ít lồi cây lâm nghiệp cógiá
trị kinh tế cao ở khu vực miền Trung vàTây nguyên. Cây 3 năm tuổi cóthể khai thác
lấy vỏ, cây 8-10 năm tuổi sản lượng vỏ đạt 15 - 20kg/cây với 20.000đ/kg, + giá cây
gỗ 70.000đ/cây, vì vậy mỗi cây cótổng doanh thu 370.000 – 470.000 đồng/cây. Nếu
trồng rừng mật độ hiện còn 1.500-2.000 cây/ha tổng doanh thu cóthể tới 0,5-0,6 tỷ
đồng/ha (So với keo lai, làcây lâm nghiệp trồng phổ biến hiện nay, doanh thu chỉ 80
triệu đồng/ha/5 năm). Chu kỳ khai thác ngắn sau 3-4 năm là có thể khai thác vỏ để
bán tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân. Vìvậy Bời lời đỏ thực sự là
lồi cây xố đói giảm nghèo cho người dân địa phương (Báo Gia Lai, 05/5/2014).


5

Hiện nay nguồn gen loài cây này chưa cạn kiệt hoàn toàn nhưng do mức độ
khai thác vàphát triển chưa hợp lý thiếu cơ sở khoa học nên nguồn gen ngày một
thối hố, chất lượng, sản lượng thấp. Nếu khơng tiến hành nghiên cứu khai thác và
phát triển nguồn gen quý này kịp thời thìsẽ mất đi một nguồn gen quý hoặc không
phát huy hết tiềm năng về kinh tế vàsinh thái của nó (Lê Đình Khả, Nguyễn Việt
Cường, 2001).
Bời lời đỏ làmột loài thực vật thuộc họ Nguyệt quế (Lauraceae). Làloài bản địa

của nước ta, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,
Quảng Trị (LêKhả Kế, 1971).
Bời lời đỏ được đánh giá là lồi cây đa mục đích. Vỏ bời lời chứa tinh dầu thơm,
được chiết xuất tinh dầu trong y học, làm hương thơm, nguyên liệu làm keo dán công
nghiệp, sơn, keo trộn với vơi để xây nhà có độ bền rất tốt. Ngồi ra nó cịn được dùng
làm nhang đốt trong tín ngưỡng, tơn giáo của người dân. Gỗ Bời lời đỏ cómàu nâu vàng,
cứng khơng mối mọt, cóthể sử dụng đóng đồ dùng, làm nguyên liệu giấy hoặc làm gỗ
củi, đặc biệt đóng thùng để đựng nước mắm trong chế biển thủy hải sản thìkhơng có
loại gỗ nào thay thế được. Lácóthể làm thức ăn cho gia súc. Đã có nhiều nghiên cứu
vàchiết xuất nhiều chất cógiátrị vàứng dụng trong y học từ các bộ phận của cây Bời
lời đỏ (Bộ Khoa học vàCơng nghệ, 2014).
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
Theo (Pederson et al, 1993), Khảo nghiệm chọn lọc nguồn gen tốt cóthể được
tiến hành ngay sau giai đoạn loại trừ loài nghĩa là giai đoạn loại trừ lồi cóthể được đánh
giásau 1/10 - 1/5 ln kỳ thìkhảo nghiệm xuất xứ cũng có thể bắt đầu ngay sau đó. Khảo
nghiệm nhiều xuất xứ: Đây là khảo nghiệm nhằm xác định quy môvàkiểu biến dị giữa
các xuất xứ của những lồi cótriển vọng, nhằm chọn ra một số í
t xuất xứ cótriển vọng
nhất, cũng như chỉ ra khu vực không thể lấy hạt vàkhu vực không thể nhập hạt để gây
trồng (L.Graudal, 1993) (Lê Đình Khả vàcác cộng sự, 2003; Lê Đình Khả, 1970, 1996,
1997).
Các chương trình cải thiện giống phải được xây dựng cho từng loài cây cụ thể
trong từng điều kiện sinh thái cụ thể vàphải áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh
cần thiết. Như vậy cóthể nói ba yếu tố chính để tạo nên năng suất rừng làgiống được
cải thiện, các biện pháp kỹ thuật thâm canh và điều kiện sinh thái phùhợp.
Cuối cùng cần phải nói thêm rằng bất cứ một nền sản xuất nơng lâm nghiệp nào
thìgiống cũng phải đi trước một bước. Riêng đối với cây rừng thìthời gian đi trước trồng
rừng í
t nhất phải 5 - 10 năm (Aubriot D., HeuzéV., Tran G., 2015).
Theo Davidson (1996), Khai thác vàsử dụng nguồn gen tốt ảnh hưởng đến sinh

trưởng, tăng trưởng thể tích gỗ của các lồi ngay từ giai đoạn vườn ươm: Năm 1 ở vườn


6

ươm tỷ lệ tham gia của việc cải thiện giống chiếm 15%; năm 2 ở rừng trồng tỷ lệ 20%
và năm 3 tỷ lệ tham gia đến 50%. Vì vậy chọn lọc giống/dịng lồi có thể thực hiện trong
vịng 2-3 năm đầu đã đảm bảo độ tin cậy cho phép. Vì vậy khảo nghiệm hậu thế vàxuất
xứ lồi bời lời đỏ sau 2 năm trồng (tuổi cây là 2,5 năm vì có 6 tháng ở vườn ươm) là có
thể đánh giá được (Davidson, 1996) (Lê Đình Khả, 2001; Lê Đình Khả, HàHuy Thịnh,
2010; Lê Đình Khả, Nguyễn Hồng Nghĩa, Phí Quang Điện, 1990; Cục Nghiên cứu
Công nghệ sinh học Jnana Sahyadri, Đại học Kuvempu, Ấn Độ, 2013; Dassanayake, M.
D., gen. ed. 1995).
Theo Molotcov (1987) thìchọn nguồn gen tốt cómục tiêu làmột nét đặc trưng
của chọn giống lâm nghiệp hiện đại trong những thập niên tới. Loài Bời lời đỏ trồng trên
vùng đất đồi núi với muc tiêu kinh doanh chính là cung cấp vỏ từ thân cây và kinh doanh
gỗ, củi kết hợp phịng hộ bảo vệ mơi trường vì vậy chỉ tiêu cần quan tâm trong cải thiện
nguồn gen là khả năng tạo vỏ của cây và sức sinh trưởng của lồi (A.R.Rabena, 2007;
Ethnobotanical Leaflets 12: 227-230, 2008).
Các cơng trình nghiên cứu trước đây về xây dựng vườn giống và khảo nghiệm
hậu thế, xuất xứ về một số loài cây lâm nghiệp khác đã được áp dụng khá thành công
và mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao như: Bạch đàn, keo , phi lao, thông, mỡ, dầu
rái, sao đen vv…Tuy vậy cho đến nay chưa có cơng trình nào đã xây dựng vườn giống
và khảo nghiệm hậu thế, xuất xứ lồi cây Bời lời đỏ. Vì vậy đề tài này đã giải quyết
được vấn đề đó nhằm chọn ra giống cây trội có năng suất cao phục vụ cho trồng rừng
thâm canh trong khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Đồng thời tạo ra được
các vườn giống, rừng thâm canh từ nguồn giống của những cây trội ưu tú chọn lọc làm
vật liệu giống phục vụ lâu dài cho phát triển nguồn gen quý và trồng rừng đại trà.
Theo Pirags (1985) Giai đoạn chọn cây trội (tức cây giống) để xây dựng vườn giống
bằng cây ghép vàbằng cây hạt. Kết quả của giai đoạn này thường nâng sản lượng của rừng

trồng trong đời sau lên 10 - 15% so với rừng trồng từ cây hạt không được chọn lọc.
Một trong những khảo nghiệm xuất xứ lâu năm nhất làdãy khảo nghiệm của
IUFRO về (Picea abies) tiến hành trong một loạt nước Bắc Âu bắt đầu từ năm 1938.
Các kết quả khảo nghiệm tại Donjelt ở Thuỵ Điển trong 41 năm (Stahl, 1986) đã cho
thấy rằng tổng thể tích của xuất xứ tốt nhất đã vượt trị số trung bì
nh của tất cả các xuất
xứ là46%, trong lúc giống được cải thiện chỉ vượt xuất xứ địa phương khơng được cải
thiện 39%.
Theo Willan (1988) thìviệc chọn xuất xứ trong các lồi cóbiến dị lớn cóthể cho
tăng thu 15 - 30%, trong các lồi cóbiến dị ở mức trung bình là5 - 15%, Vìvậy, điều
quan trọng khi bắt đầu khảo nghiệm xuất xứ làphải nghiên cứu kỹ khả năng biến dị và
đặc điểm phân bố của lồi. Những lồi có phạm vi phân bố hẹp thìrất í
t có khả năng
chọn được những xuất xứ cógiátrị.


7

TheoEldridge (1977) Sau khi đã chọn được xuất xứ thí
ch hợp nhất cho mỗi vùng
thì bước đi thích hợp nhất làchọn lọc cây trội vàgây tạo giống mới. Việc chọn lọc cây
trội chủ yếu được tiến hành trong các rừng đồng tuổi nhằm chọn ra những cáthể đáp
ứng yêu cầu cao nhất về sản lượng vàchất lượng theo mục tiêu kinh tế. Đối với nhiều
lồi cây thìviệc chọn lọc cây trội làkhâu quan trọng nhất vàquyết định nhất trong quá
trì
nh cải thiện giống cây trồng. Cây trội lànền tảng của một chương trình chọn giống.
Theo Dubinin (1971) Nếu trong nơng nghiệp người ta í
t khi sử dụng trực tiếp
cây lai đời thứ nhất (F1) màphải qua một quátrì
nh chọn lọc để đào thải những cáthể

mang gen lặn bất lợi hoặc dùng ưu thế lai đời F1 bằng cách lợi dụng dịng bất thụ đực
để lai giống, thìtrong lâm nghiệp lại phải dùng trực tiếp ưu thế lai của đời F1 thông qua
nhân giống sinh dưỡng bằng hom hoặc nuôi cấy mơphân sinh, tiến hành khảo nghiệm
dịng vơ tính để chọn ra những dịng cây lai tốt nhất, sau đó lại dùng nhân giống hom
hoặc nuôi cấy mô phân sinh để phát triển giống vào sản xuất.
Do những khó khăn trên mà hướng chọn giống trong lâm nghiệp chủ yếu làsử
dụng những biến dị hoặc những thể đột biến tự nhiên, được chọn lọc tự nhiên giữ lại, và
đã thích ứng với hồn cảnh của từng vùng. Chí
nh vìvậy màtrong những năm gần đây,
việc khảo nghiệm xuất xứ, một phương pháp vận dụng dãy cùng nguồn trong biến dị di
truyền, sử dụng các kết quả của sự phát sinh biến dị vàchọn lọc tự nhiên trong nhiều thế
hệ, kết hợp với việc chọn lọc cây trội lai giống vànhân giống sinh dưỡng, đã được áp
dụng rộng rãi.
Qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy Bời lời đỏ là loài cây sinh trưởng nhanh,
mức độ phân hố ở rừng trồng cịn cao. Cây ở giai đoạn rừng trồng 2 năm tuổi (tương
ứng 1/2-1/3 luân kỳ kinh doanh vì cây bời lời 3- 6 năm là khai thác lấy vỏ) đã có sự phân
hoá rõ rệt. Như vậy thời gian khảo nghiệm hậu thế và xuất xứ loài cây bời lời đỏ có thể
thực hiện đánh giá ở giai đoạn này đã đảm bảo độ chính xác cho phép.
2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Với nhiều tên gọi khác nhau: Mònhớt, Sàn thụ, Bời lời, Bời lời nhớt, Nhớt mèo.
Hiện được trồng rải rác ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, một
số ít ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, HàGiang, Thừa Thiên Huế đặc biệt làloài cây bản địa
phát triển mạnh ở Quảng Trị vàTây Nguyên.
Nhàxuất bản giáo dục HàNội 1967 đã phát hành sách: “Tên cây rừng Việt Nam
của tác giả LêMộng Chân vàcộng sự (LêMộng Chân vàcộng sự, 1967). Nhàxuất bản
Nông nghiệp HàNội (1971) đã phát hành sách: “Cây gỗ rừng miền Bắc Việt nam” tập I
của Viện điều tra quy hoạch rừng. Cả hai tài liệu nói trên mặc dù đã nêu lên về mặt phân
loại học, mơtả đặc điểm sinh học của các lồi Bời lời nhưng chưa đề cập đến những giá
trị, công dụng, kỹ thuật gây trồng đối với loài Bời lời đỏ. Trong tài liệu “Cây cỏ thường
thấy ở Việt Nam” tập 2 – Nhàxuất bản khoa học vàkỹ thuật HàNội, 1971 của tác giả Lê



8

Khả Kế, ngồi việc mơtả cây cịn cho biết thêm một số cơng dụng của Bời lời đỏ: “…vỏ
có tác dụng làm dịu đau, chữa bệnh…quả chứa 45% chất béo dạng sáp gồm hầu hết là
Laurin vàOlein dùng làm nến và điều chế xàphòng. Gỗ dùng làm giấy, lálàm thức ăn cho
trâu bò…” (LêKhả Kế, 1971).
Năm 1967, trong sách “Những cây thuốc vàvị thuốc Việt Nam” của tác giả Đỗ
Tất Lợi cómơtả hình thái vànêu tác dụng của lồi cây này một cách tương đối tỉ mỉ và
đầy đủ hơn về giátrị sử dụng (Đỗ Tất Lợi, 1967).
Trong sách “Danh mục thực vật Tây nguyên” của Viện khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam, xuất bản năm 1984, cũng đã đề cập đến loài Bời lời đỏ nhưng cũng mới chỉ
dừng lại ở mức độ môtả vàgiới thiệu (1984).
Trong tài liệu “Cây cỏ Việt Nam” tập 1 - Nhàxuất bản trẻ, 1999 của Phạm Hồng
Hộ đã mơ tả đặc điểm hì
nh thái cây cịn cho biết thêm một số cơng dụng của cây Bời lời
đỏ: “…trái ăn được, vỏ đắp trị sưng vú, cứng cơ…” (Phạm Hoàng Hộ, 1999).
Trong tài liệu “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” tập 2 - Nhàxuất bản Khoa học và
kỹ thuật HàNội, 1971 của tác giả LêKhả Kế, ngồi việc mơtả cây cịn cho biết thêm một
số cơng dụng của Bời lời đỏ: “…vỏ cótác dụng làm dịu đau, chữa bệnh… quả chứa 45%
chất béo dạng sáp gồm hầu hết làLaurin vàOlein dùng làm nến và điều chế xàphòng. Gỗ
dùng làm giấy, lálàm thức ăn cho trâu bò…” (LêKhả Kế, 1971).
Năm 1967, trong sách “Những cây thuốc vàvị thuốc Việt Nam” của tác giả Đỗ
Tất Lợi cómơtả hình thái vànêu tác dụng các bộ phận của cây Bời lời một cách tương
đối tỉ mỉ và đầy đủ hơn về giátrị sử dụng: “…tất cả các bộ phận của cây, nhiều nhất là
vỏ thân cóchứa một chất nhầy (keo) vàmột í
t tinh dầu nên người ta dùng vào công nghệ
keo dán trong kỹ nghệ làm giấy, phụ gia bê tông, làm hương nén. Vỏ giã nát đắp lên
những nơi sưng, bỏng, vết thương… vỏ còn dùng sắc nước uống chữa bệnh đường ruột,

lỵ… Nước ngâm vỏ Bời lời dùng bơi đầu làm cho mượt tóc. Dầu Bời lời dùng làm sáp
chế xàphòng. Gỗ Bời lời dùng làm giấy, đóng đồ gia dụng, làm nhàtạm…” (Đỗ Tất Lợi,
1967).
Trong tài liệu dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ Việt Nam “Bời lời đỏ”
Nhàxuất bản lao động, 2007 của đồng tác giả Trần Ngọc Hải vàNguyễn Việt Khoa đã
trì
nh bày cụ thể về đặc điểm hình thái, giátrị sử dụng, đặc điểm sinh thái phân bố của
cây Bời lời đỏ. Đặc biệt làtrong khâu tuyển chọn giống tạo cây con, kỹ thuật trồng rừng,
cơng tác chăm sóc và bảo vệ sau khi trồng cũng như kỹ thuật khai thác vàbảo quản vỏ
sau khai thác (Trần Ngọc Hải - Nguyễn Việt Khoa, 2007).
Trong tài liệu “Quy trình kỹ thuật trồng Bời lời đỏ” của Bộ Nông nghiệp vàPhát
triển nơng thơn ban hành ngày 29/12/2006. Quy trình này quy định nguyên tắc, nội dung
vàyêu cầu kỹ thuật trồng Bời lời đỏ để lấy vỏ từ khâu xác định điều kiện gây trồng,


9

giống, tạo cây con, trồng, chăm sóc đến bảo vệ, nuôi dưỡng, khai thác và sơ chế với chu
kỳ kinh doanh từ 8-10 năm.
+ Điều kiện gây trồng: Những nơi có lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.5002.500 mm, nhiệt độ bình quân năm từ 20-23oC, độ cao so với mực nước biển dưới 700
m, độ dốc dưới 25o, các loại đất Feralit nâu đỏ, nâu vàng có tầng đất dày trên 50 cm,
thành phần cơ giới trung bình, giàu mùn, độ pH = 4,5-6,0.
+ Mật độ trồng: Trồng toàn diện: mật độ 2.000 đến 2.500 cây/ha (cự ly 2 x 2,5 m, 2
x 2 m). Trồng xen cây nông nghiệp: mật độ 1.660 cây/ha (2 x 3 m) hoặc 2.000 cây/ha
(2 x 2,5 m). Trồng che bóng cho càphê: mật độ 660 cây/ha (3 x 5 m) hoặc 833 cây/ha
(3 x 4 m). Trồng phân tán: tùy theo điều kiện cụ thể để xác định mật độ trồng, nhưng cự
ly tối thiểu cây cách cây 3 m.
+ Kỹ thuật khai thác: Thông thường Bời lời đỏ đạt 8 tuổi cóthể bắt đầu khai thác
để lấy sản phẩm, nhưng để đạt năng suất cao nên khai thác Bời lời ở tuổi 15-20. Phương
thức khai thác chủ yếu làchặt trắng để trồng lại rừng mới hoặc kinh doanh chồi. Nên

khai thác vào đầu mùa khô để tiện việc sơ chế sản phẩm. Sau khi cây đã chặt hạ tiến
hành róc hết cành nhánh, cắt ngắn đoạn thân, sau đó bóc vỏ ngay để dễ thực hiện. Nếu
để tái sinh chồi cần chúýchặt sát gốc cách mặt đất từ 10-15 cm vàgọt vát gốc cho thốt
nước, nếu có điều kiện thìqt vôi trên mặt gốc chặt.
+ Sơ chế sản phẩm: Vỏ sau khi bóc rải đều trên sân hoặc trên nong nia, phơi dưới
nắng hoặc nơi thống gió trong 4-5 ngày cho khơtự nhiên, sau đó đóng vào bao để tiêu
thụ. Gỗ sau khi bóc vỏ được cắt khúc, phân loại theo các quy cách khác nhau vàtiêu thụ
theo đơn đặt hàng. Lávàcành sau khi chặt xuống được chất thành đống ủ từ 7 đến 10
ngày, rũ bỏ cành, lấy lá cho vào máy để nghiền hoặc băm thủ công, sau đó rải đều trên
nền nhàvài ngày cho khơtự nhiên, đóng vào bao để tiêu thụ.
Năm 1997, trong luận văn Thạc sĩ với đề tài “Bước đầu nghiên cứu một số đặc
điểm sinh học của loài Bời lời đỏ (Litsea glutinosa C.B.Roxb) làm cơ sở cho công tác
trồng rừng tại tỉnh Gia Lai” của tác giả LêThị Lý, Trường đại học Tây Nguyên đã xác
định được một số đặc điểm sinh học: môtả thân, cành, lá, rễ, hoa, mùa vàchu kỳ ra hoa,
khả năng nẩy mầm, kỹ thuật gieo ươm, dự tí
nh sản lượng vỏ trên mơhì
nh trồng thuần lồi
vàtrồng xen trong cà phê… (LêThị Lý, 1997).
Đặng Thái Dương, Đặng Thái Hoàng (2017), Đặc điểm sinh trưởng của Bời Lời
đỏ (Machilus odorastissima Ness) ở tình Đắk Lắk vàKon Tum; Đặc điểm sinh trưởng
của Bời Lời đỏ (Machilus odorastissima Ness) ở tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị vàThừa
Thiên Huế đã đánh giá được đặc điểm sinh trưởng ở các vùng sinh thái cóBời lời đỏ
phân bố tập trung (Đặng Thái Dương, Đặng Thái Hồng, 2017).
Kỹ thuật trồng Bời lời đỏ cómột số tồn tại chính như sau:


10

+ Mật độ trồng rừng thuần loài: người dân trồng mật độ dao động từ 2.000 cây/ha
đến 3.000 cây/ha. Mật độ trồng nông lâm kết hợp 1.000 cây/ha là tương đối phùhợp với

thực tiễn.
+ Nguồn giống cung cấp cho dự án: Chủ yếu được thu hái từ các khu rừng trồng
cósẵn tại địa phương, chưa qua chọn lọc. Tuy nhiên, rừng này không đủ cung cấp nguồn
giống cho dự án cũng như hoạt động trồng rừng Bời lời đỏ tự phát của các hộ gia đình,
tổ chức ngồi vùng dự án. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vàchất lượng
rừng trồng Bời lời đỏ sau này. Đặc biệt, Bời lời đỏ cung cấp vỏ, nên việc tuyển chọn
giống có sản lượng vỏ cao và cây sinh trưởng tốt làvơ cùng cần thiết (Lê Đình Khả,
Nguyễn Hồng Nghĩa, Phí Quang Điện, 1990).
Trong báo cáo khoa học của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam về đề tài “Xác
định một số cây trồng chính phục vụ trồng rừng sản xuất vùng bắc Tây Nguyên”, tác giả
đã đề xuất trồng Bời lời đỏ trên các dạng lập địa chính là đất đỏ nâu dưới trảng cây bụi,
bằng phẳng, tương đối ẩm và đất đỏ nâu dưới trảng cây bụi, cao ngun bằng phẳng,
khơ nóng. Phương thức trồng: Trồng theo phương thức hỗn giao, nông lâm kết hợp. Tỷ
lệ hỗn giao 60% Bời lời và 40% cây ăn quả hoặc càphêvới phương pháp hỗn giao theo
hàng hoặc theo đám. Cự ly hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 3 m (Trần Văn Con,
2001).


11

CHƯƠNG 3.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Tên tiếng việt: Bời Lời đỏ
- Tên khác: Kháo nhậm, Kháo thơm, Rè vàng, Bời lời đẹc,...
- Tên khoa học: Machilus odoratissima Nees
Giới: Plantae
Ngành: Tracheophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Laurales

Họ: Lauraceae
Chi: Machilus
Loài: Machilus odoratissima Nees
3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Không gian: Nghiên cứu quy mô, giátrị sử dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum và
chọn lọc các gia đình ưu tú loài Bời lời đỏ tại vườn giống tỉnh Kon Tum.
Thời gian: Từ tháng 9/2019 đến tháng 3/2020.
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xãhội tỉnh Kon Tum
2. Đánh giá hiện trạng phân bố vàgiátrị của loài cây Bời lời đỏ ở tỉnh Kon Tum
3. Đánh giá tỷ lệ cây hiện còn, sinh trưởng, sinh khối, tăng trưởng loài bời lời đỏ
tại vườn giống tỉnh Kon Tum giai đoạn 30 tháng tuổi
4. Lựa chọn gia đình ưu tú tại vườn giống bời lời đỏ tỉnh Kon Tum giai đoạn 30
tháng tuổi
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Điều tra vàbố tríthínghiệm
- Về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum
Kế thừa các tài liệu từ sách, báo, cơng trình nghiên cứu khoa học đã xuất bản,
niên giám thống kê của tỉnh, thông tin từ internet... liên quan đến điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội của tỉnh Kon Tum trên nguyên tắc có chọn lọc.


×