Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Sử dụng kiến thức liên môn khoa học xã hội để nâng cao hiệu quả dạy học môn địa lí lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.05 KB, 46 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Sử dụng kiến thức liên môn khoa học xã hội để nâng cao
hiệu quả dạy học mơn Địa lí lớp 10”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Trong phạm vi sáng kiến này tơi tập trung nghiên cứu việc tích hợp kiến
thức liên môn khoa học xã hội vào việc giảng dạy chương trình mơn Địa lí lớp
10. Tuy nhiên sáng kiến có thể áp dụng cho các khối lớp và một số bộ mơn có
liên quan như Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục cơng dân…nếu phù hợp.
TĨM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hồn cảnh nảy sinh sáng kiến
Trong thực tế dạy học các mơn học nói chung, mơn Địa lí nói riêng việc
khai thác mối quan hệ giữa các môn học cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Điều đó dẫn đến chất lượng giáo dục phổ thông, mà cụ thể là năng lực vận
dụng kiến thức vào thực tế cũng như năng lực giải quyết vấn đề bị hạn chế.
Bộ mơn Địa lí cung cấp cho học sinh những kiến thức mang tính thực
tiễn nên địi hỏi học sinh khơng chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến
thức đã học vào cuộc sống. Người giáo viên trong dạy học đa số chỉ làm nhiệm
vụ nói lại nội dung sách giáo khoa, ít vận dụng kiến thức của các môn học
khác vào bài giảng của mình. Học sinh ghi chép một cách máy móc những gì
giáo viên ghi trên bảng và chỉ học thuộc lịng những gì đã được ghi trong vở,
khơng biết kết hợp với sách giáo khoa và lại càng khơng biết tìm mối liên hệ
với các mơn học Văn - Sử - GDCD, để nắm kiến thức môn Địa lí một cách sâu
sắc.
Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI
về giáo dục và đào tạo là “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”,
chuyển từ giáo dục nhằm trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng
lực người học. Trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra
và đánh giá; tăng cường dạy học theo hướng “tích hợp liên mơn” là một trong
những vấn đề cần được ưu tiên. Môn Địa lí là một mơn khoa học xã hội có mối
1



quan hệ rất chặt chẽ với các môn khoa học khác, đặc biệt là các môn khoa học
xã hội. Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông, tôi nhận thấy việc vận dụng
kiến thức liên môn giữa môn Địa lí với kiến thức các mơn khoa học xã hội làm
cho hiệu quả của mơn học Địa lí được nâng cao. Dạy học liên mơn là phương
pháp quan trọng góp phần bổ sung làm phong phú thêm nội dung bài học, giúp
cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú, giúp các em yêu môn học
hơn, không cảm thấy mơn Địa lí là một mơn học khơ khan, khó học.
Với những lý do đó tơi đã tìm hiểu, nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra chuyên
đề: “Sử dụng kiến thức liên môn khoa học xã hội để nâng cao hiệu quả dạy
học mơn Địa lí lớp 10”.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
2.1. Điều kiện áp dụng sáng kiến
* Giáo viên
- Tự tìm hiểu, tự trang bị cho mình cơ sở lí luận của dạy học liên mơn; nghiên
cứu nội dung chương trình mơn Địa lí 10, để xác định được các nội dung cần
dạy học liên môn.
- Tăng cường trao đổi chuyên môn ở trong tổ nhóm và các bộ mơn có liên quan
để xác định mục tiêu dạy học liên môn, phương tiện dạy học, cách tổ chức các
hoạt động dạy học.
- Tổ chức dạy học tích hợp liên mơn và rút ra kinh nghiệm.
* Học sinh
- Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá
và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn.
- Vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống
và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập
phù hợp với khả năng và điều kiện.
2.2. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu
- Năm học 2018 – 2019
2.3. Đối tượng áp dụng sáng kiến

- Học sinh lớp 10A và 10C
2


3. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến
Trong sáng kiến này, tôi đưa ra một số giải pháp trong việc sử dụng kiến
thức liên môn khoa học xã hội khi giảng dạy mơn Địa lí từ đó nâng cao hiệu
quả dạy học. Giải pháp tôi đưa ra không chỉ áp dụng trong dạy học mà còn
trong kiểm tra đánh giá để hạn chế suy nghĩ trong đầu học sinh rằng kiểm tra
cốt chỉ là lấy điểm.
Sáng kiến được áp dụng trong nhiều tiết học của mơn Địa lí nói riêng và
các mơn khoa học xã hội nói chung. Những vấn đề cơ bản trình bày trong sáng
kiến đặt nền móng cho việc sử dụng kiến thức liên mơn khoa học xã hội trong
dạy học mơn Địa lí ở cả 3 khối lớp trong các năm học tiếp theo và các môn
khoa học xã hội khác.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Qua việc sử dụng kiến thức liên mơn vào trong q trình giảng dạy mơn
Địa lí 10, năm học 2018 - 2019, tơi thấy rằng giáo viên chủ động, linh hoạt
trong các tiết dạy; học sinh nắm chắc kiến thức và nhớ lâu hơn. Mỗi giờ học
trở nên “mượt mà”, sinh động và thú vị hơn rất nhiều. Đồng thời, cũng đem lại
hiệu ứng tích cực trong cơng tác dạy và học mơn Địa lí, tại nơi tơi đang cơng
tác.
Sáng kiến áp dụng để giảng dạy chương trình Địa lí 10. Phần lý luận là cơ
sở để giáo viên áp dụng kiến thức liên môn ở nhiều cấp học khác nhau. Đồng
thời, đây cũng là một gợi mở cho giáo viên cách tiếp cận và khai thác các môn
khoa học xã hội một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên việc sử dụng kiến thức của các mơn học khác vào q trình
dạy học địi hỏi giáo viên phải sử dụng một cách linh hoạt hợp lý trong giờ dạy
tránh việc lạm dụng sẽ mang lại kết quả không mong muốn đối với học sinh và
làm “lu mờ” kiến thức trọng tâm của bài.

5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng sáng kiến
- Nhà trường cần tăng cường đưa chủ đề dạy học liên môn vào các dịp hội
giảng.
3


- Đưa hoạt động trên trường học kết nối vào hoạt động bắt buộc với các tổ bộ
môn và giáo viên hằng năm.
- Giáo viên cần chủ động trong việc tiếp cận chủ đề dạy học tích hợp liên
mơn.
- Tích cực cho học sinh tham gia các cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để
giải quyết các vấn đề trong thực tiễn mà Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động.
- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được giao lưu với các đơn vị trên địa
bàn thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề.

4


MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1 Hồn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1.

Việc khai thác mối quan hệ giữa các môn học chưa được quan tâm đúng
mức
“Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển tồn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực
cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm của công dân”.
(Điều 27 – Luật giáo dục)
Để thực hiện mục tiêu đó thì học sinh phải được tiếp cận với các môn

học khác nhau trong nhà trường. Tuy nội dung các mơn học và nhiệm vụ của
chúng có thể khác nhau song chúng vẫn có những mối quan hệ nhất định. Bên
cạnh đó, trong thực tế dạy học các mơn học nói chung, mơn Địa lí nói riêng
việc khai thác mối quan hệ giữa các môn học cũng chưa được quan tâm đúng
mức. Điều đó, dẫn đến chất lượng giáo dục phổ thông, mà cụ thể là năng lực
vận dụng kiến thức vào thực tế cũng như năng lực giải quyết vấn đề bị hạn chế.

1.2.

Dạy học liên môn là cách thức hay nhưng hiện nay giáo viên và học sinh
cịn gặp khó khăn
Bộ mơn Địa lí cung cấp cho học sinh những kiến thức mang tính thực
tiễn nên địi hỏi học sinh khơng chỉ nhớ mà cịn phải hiểu và vận dụng kiến
thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập
mơn Địa lí ln địi hỏi phát triển tư duy, sự liên hệ vận dụng để giải quyết
vấn đề. Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học Địa lí chỉ cần học thuộc lịng
sách giáo khoa là đạt, khơng cần phải tư duy, động não, không phải thực
5


hành… Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn
học.
Người giáo viên trong dạy học đa số chỉ làm nhiệm vụ nói lại nội dung
sách giáo khoa, ít vận dụng kiến thức của các mơn học khác vào bài giảng của
mình. Cho nên, bài giảng khơng thể gây hứng thú cho học sinh học tập, gây
nhàm chán trong tâm lý dạy - học của cả giáo viên lẫn học sinh. Đa số học sinh
coi bộ môn Địa lí là “mơn phụ”, dễ học chỉ cần học thuộc là được. Vì vậy, học
sinh ít chú ý nghe giảng. Chính bởi thế , xảy ra tình trạng học sinh ghi chép
một cách máy móc những gì giáo viên ghi trên bảng và chỉ học thuộc lịng
những gì đã được ghi trong vở, không biết kết hợp với sách giáo khoa và lại

càng khơng biết tìm mối liên hệ với các môn học Văn - Sử - GDCD, để nắm
kiến thức mơn Địa lí một cách sâu sắc.
1.3.

Dạy học liên môn là một trong những phương pháp dạy học quan trọng
Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI
về giáo dục và đào tạo là “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”,
chuyển từ giáo dục nhằm trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng
lực người học. Trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra
và đánh giá; tăng cường dạy học theo hướng “tích hợp liên mơn” là một trong
những vấn đề cần được ưu tiên. Dạy học liên môn được coi là một phương
pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Môn Địa lí là một mơn khoa học
xã hội có mối quan hệ rất chặt chẽ với các môn khoa học khác, đặc biệt là các
môn khoa học xã hội. Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông, tôi nhận thấy
việc vận dụng kiến thức liên mơn giữa mơn Địa lí với kiến thức các môn khoa
học xã hội làm cho hiệu quả của mơn học Địa lí được nâng cao. Dạy học liên
mơn là phương pháp quan trọng góp phần bổ sung làm phong phú thêm nội
dung bài học, giúp cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú, giúp các
em yêu môn học hơn, không cảm thấy mơn Địa lí là một mơn học khơ khan,
khó học. Đối với riêng lớp 10 các em hiểu rõ hơn về một số kiến thức mang
tính chất đại cương, hàn lâm như về: địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế xã hội . Qua
6


đây, đặt ra một vấn đề quan trọng trong phương pháp dạy học của giáo viên là
phải có kiến thức liên mơn sâu rộng, tổ chức cho học sinh có khả năng sử dụng
kiến thức của các mơn học có liên quan vào học tập để tránh sự trùng lặp, mất
thời gian, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng, sinh động mà vững chắc,
tạo động cơ, hứng thú học tập cho học sinh.

Với những lý do đó tơi đã tìm hiểu, nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra chuyên
đề: “Sử dụng kiến thức liên môn khoa học xã hội để nâng cao hiệu quả dạy
học mơn Địa lí lớp 10”.
2. Cơ sở lí luận
2.1.

Đáp ứng yêu cầu về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục phổ thơng sau
năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Dạy học tích hợp liên mơn là một trong những định hướng chính của đổi
mới chương trình giáo dục phổ thơng nước ta sau năm 2015, nhằm hướng tới
mục tiêu là chuyển nền giáo dục nước ta từ chủ yếu cung cấp kiến thức và kỹ
năng sang nền giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
Giáo dục toàn diện dựa trên việc đóng góp của nhiều mơn học cũng như
bằng việc thực hiện đầy đủ mục tiêu và nhiệm vụ của từng môn học. Mặt khác,
các tri thức khoa học của loài người phát triển như vũ bão, trong khi quỹ thời
gian học sinh học tập trong nhà trường để tiếp thu những tri thức đó là có hạn.
Do vậy, không thể đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà trường, cho dù những
tri thức này là rất cần thiết. Chẳng hạn, ngày nay cần thiết phải trang bị nhiều
kĩ năng sống cho học sinh (về an toàn giao thơng, giáo dục bảo vệ mơi trường,
an tồn lao động, sử dụng năng lượng tiết kiệm, định hướng nghề nghiệp,...)
trong khi những tri thức này không thể tạo thành môn học mới để đưa vào nhà
trường vì lí do phải đảm bảo học tập phải phù hợp với sự phát triển của học
sinh. Tơi thấy rằng chương trình sách giáo khoa nhiều tri thức đã được tích hợp
để thực hiện các nhiệm vụ trên, song không thể đầy đủ và phù hợp với tất cả
đối tượng học sinh. Vì vậy, trong quá trình dạy học người giáo viên phải
nghiên cứu, tìm tịi để tích hợp các nội dung này một cách cụ thể cho từng môn
học và phù hợp với từng đối tượng học sinh.
7



2.2.

Quan niệm về dạy học tích hợp liên mơn
Trước hết chúng ta cần hiểu rõ dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ
yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng
cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực
tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội,
đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều mơn
học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn để
phát triển năng lực học sinh.
Dạy học liên môn là hình thức tìm tịi những nội dung giao thoa giữa các
môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các mơn học, tức là
con đường tích hợp những nội dung từ một số mơn học có liên hệ với nhau. Từ
những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp
trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí
thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái tồn
thể, cũng như q trình dẫn đến trạng thái này.
Dạy học theo quan điểm liên mơn có ba mức độ: mức độ thứ nhất (mức
độ thấp): lồng ghép và liên hệ giữa các kiến thức. Mức độ thứ hai: vận dụng
kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Mức độ thứ ba (mức độ
cao): hòa trộn các mơn học (xun mơn).

2.3.

Vai trị và ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn khoa học xã hội
trong dạy học Địa lí lớp 10
Trong chương trình Địa lí lớp 10, học sinh được tiếp cận hai nội dung cơ
bản: Phần thứ nhất: Địa lí tự nhiên, phần thứ hai: Địa lí KT - XH. Học sinh
được tiếp cận một số vấn đề mang tính đại cương như: Những chuyển động
của Trái Đất và hệ quả của chúng hay như mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

thơng qua các quyển của lớp vỏ địa lí và một số quy luật thường thấy của lớp
vỏ địa lí; mặt khác những vấn đề khác về dân cư, về nền kinh tế, các ngành
kinh tế…, sẽ được giáo viên truyền tải trong tồn bộ chương trình học tập. Để
học sinh nắm và hiểu sâu sắc bản chất vấn đề thực sự khơng phải là một điều
dễ dàng. Vì vậy muốn học sinh dễ hiểu thì phải có sự liên hệ. Một trong số đó
8


là kiến thức của các môn khoa học khác. Như đã nói ở trên, mơn Địa lí là mơn
khoa học xã hội cho nên nó có mối quan hệ mật thiết với các môn khoa học xã
hội khác như Ngữ văn, Lịch sử, GDCD.
Kiến thức văn học để tạo hứng thú học tập cũng như tạo ra sự tìm tịi
khám phá tri thức của mơn Địa lí, cho học sinh qua thơ văn, ca dao, tục ngữ.
Sử dụng kiến thức lịch sử để tạo ra sự liên hoàn, tái hiện các hoàn cảnh lịch sử
của một giai đoạn, một đất nước để học sinh dễ dàng giải thích một phạm trù,
quy luật nào đó. Sử dụng kiến thức GDCD để vận dụng những chính sách pháp
luật của Nhà nước phù hợp với từng vùng miền, với hoàn cảnh xã hội nhất
định, không gian nhất định.
Sử dụng kiến thức liên môn được coi là một nguồn kiến thức quan trọng
không thể thiếu trong dạy học Địa lí và được sử dụng như tài liệu tham khảo.
Mặt khác, sử dụng kiến thức liên mơn cịn là biện pháp đổi mới phương pháp
dạy học nói chung và dạy học mơn Địa lí nói riêng. Nếu sử dụng tốt kiến thức
liên môn và gây hứng thú học tập cho học sinh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
dạy học mơn Địa lí 10.
Sử dụng kiến thức liên mơn đảm bảo được tính tồn vẹn của kiến thức
trên cơ sở sử dụng kiến thức các mơn học khác và ngược lại. Kiến thức liên
mơn cịn giúp học sinh tránh được những lỗ hổng kiến thức khi học tách rời
các mơn học. Nhờ đó, các em hiểu được sâu sắc kiến thức và gây được hứng
thú học tập cho học sinh, thúc đẩy quá trình nhận thức của học sinh đạt kết quả
cao. Nếu hiểu được kiến thức thì các em sẽ biết liên hệ kiến thức đã học vào

cuộc sống. Như vậy, kiến thức liên môn là một nội dung rất quan trọng trong
dạy học mơn Địa lí cũng như các mơn học khác.
3. Thực trạng của vấn đề dạy – học Địa lí ở trường THPT
3.1. Trong chương trình học

Nội dung sách giáo khoa hiện nay được viết theo hướng mở với nhiều câu
hỏi liên hệ và đào sâu kiến thức của mỗi phần nội dung bài học. Bên cạnh đó,
các bộ cơng cụ hỗ trợ như sách giáo viên và chuẩn kiến thức kĩ năng ban hành
kèm theo phần lớn mang tính định hướng nên với nhiều nội dung giáo viên
9


phải tự tìm hiểu và lựa chọn kiến thức nhằm làm rõ nội dung bài học. Mặt
khác, có khơng ít kiến thức thuộc các bộ mơn khác nhau có thể được sử dụng
rất hữu ích, linh họat và hiệu quả vào tiết học mơn Địa lí. Vì vậy, việc sử dụng
kiến thức liên môn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và góp phần làm cho mơn
học gần với cuộc sống và nhận thức của học sinh hơn là rất cần thiết.
3.2.

Đối với người dạy
Trong thực tiễn giảng dạy nhằm phục vụ cho việc truyền tải nội dung bài

học, các kiến thức liên môn cũng được thường xuyên vận dụng. Mặt khác, mức
độ và khả năng vận dụng còn manh mún, chưa có hệ thống và thiếu linh hoạt
do phụ thuộc vào khả năng của từng đối tượng học sinh, nội dung bài học. Vì
vậy, việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho dạy học liên môn trong môn Địa lí là cần
thiết.
3.3.

Đối với người học

Do thiếu định hướng nên có quan niệm tách biệt rạch rịi giữa các mơn

học, dẫn đến việc học sinh chưa chủ động sử dụng kiến thức của các mơn khác
dù có liên quan vào việc học tập và trong quá trình kiểm tra đánh giá. Mặt
khác, khả năng ứng dụng các phương tiện truyền thông trong học tập chưa
được thường xuyên và chủ động dù rất nhiều học sinh có điện thoại thơng
minh có thể tiến hành truy cập Internet để cập nhật và kiểm tra kiến thức nhanh
chóng. Nếu được tổ chức bài bản khả năng tự học và tư duy độc lập của các
em sẽ có nhiều thay đổi.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
4.1. Một số yêu cầu khi sử dụng kiến thức liên mơn trong dạy học Địa lí
- Sử dụng kiến thức liên môn phải đáp ứng được mục tiêu môn học.
- Sử dụng kiến thức liên môn phải giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức cơ
bản của bài học.
- Sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập cho học sinh phải góp
phần phát triển năng lực cho học sinh.
- Sử dụng kiến thức liên mơn phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh.
10


- Sử dụng kiến thức liên môn phải linh hoạt, sáng tạo, tùy thuộc vào yêu cầu
kiến thức của bài.
Muốn vậy, địi hỏi người giáo viên khơng chỉ có những kiến thức vững
chắc về bộ mơn Địa lí mà cịn phải nắm những nội dung, chương trình các bộ
mơn được giảng dạy ở trường phổ thơng (có kiến thức cơ bản về mơn được
tích hợp). Cho nên, trong q trình giảng dạy giáo viên cần tích hợp linh hoạt,
nhẹ nhàng, đúng địa chỉ, không làm nặng nề hoặc rối tiết học, tránh biến mơn
Địa lí thành các mơn khoa học xã hội khác.
4.2. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
Trong dạy học mơn Địa lí tùy vào bài cụ thể mà giáo viên có thể sử dụng

kiến thức của các môn Ngữ văn, Lịch sử, GDCD vào dạy học nhưng phải làm
sao đáp ứng được yêu cầu, mục đích đề ra.
Việc sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với các phương tiện kĩ thuật để
gây hứng thú học tập mơn Địa lí cho học sinh đồng thời cũng là để củng cố,
kiểm tra đánh giá mức độ kiến thức của học sinh và khả năng vận dụng của các
em đến đâu. Như vậy, kiến thức liên mơn vừa có chức năng minh họa vừa có
chức năng nguồn tri thức nên trong dạy học giáo viên cần phát huy tốt các
chức năng này. Nhưng vấn đề đặt ra là khi nào sử dụng kiến thức liên môn? Sử
dụng vào mục đích gì? Sử dụng như thế nào cho hợp lí ? Theo ý kiến của tơi,
giáo viên có thể sử dụng kiến thức liên môn khoa học xã hội trong dạy học
chương trình Địa lí 10 theo một số cách sau để giờ dạy thật sự trở nên thú vị và
đạt hiệu quả cao.
4.2.1. Sử dụng kiến thức khoa học xã hội trong tiến trình dạy học
4.2.1.1. Sử dụng kiến thức khoa học xã hội để dẫn dắt bài mới tạo hứng thú
cho học sinh khi học mơn Địa lí
Việc dẫn dắt vào bài mới, phần tiếp của bài hay còn gọi là “lời mở đầu” ,
chuyển ý là phương thức dẫn dắt học sinh một cách có ý thức, có mục đích đi
vào tri thức mới, là khâu mở đường, bắt đầu của dạy học trên lớp.
Thông thường người dạy chỉ cần dành 2-3 phút để dẫn vào bài mới, phần
mới bằng nhiều cách. Đây là khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm bài dạy
11


nhưng lại ở vào vị trí mở đầu, có tác dụng rất to lớn vì trước khi vào tiết học
các em mỗi người đang tư duy về những vấn đề khác nhau. Phần này có tác
dụng tập trung các em tư duy vào bài học, ngoài ra sẽ giúp bài học liền mạnh,
mềm mại hơn không truyền thụ cứng nhắc.
Nhưng thực tế việc dạy học hiện nay cho thấy nhiều giáo viên lên lớp
trong q trình giảng dạy cịn coi nhẹ vấn đề này. Thao tác vào bài, chuyển ý
thường hạn chế, thường chỉ giới thiệu tên bài học, mục học hoặc có người chỉ

nói một vài câu qua loa, sơ sài. Kiểu dẫn dắt này quá đơn điệu không thể thu
hút được sự chú ý của học sinh trong khi đó mơn Địa lí cũng được coi là một
trong những mơn khó học, khơ khan. Điều này ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc
hình thành tri thức cho học sinh ngay từ đầu bài học, các em khơng có cái nhìn
tổng quát về vấn đề mình sắp được học, thụ động trong việc tiếp nhận tri thức
từng phần trong bài.
Mục đích của việc dẫn dắt vào bài mới, phần mới là thúc đẩy tính tích cực
ở học sinh, gợi ý cho học sinh, kích thích hứng thú, tạo được khơng khí sơi nổi
cho tiết học ngay từ đầu, của từng phần khiến các em tò mò muốn khám phá tri
thức . Đồng thời, học sinh chủ động trong việc lĩnh hội tri thức trong suốt q
trình dạy học, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học. Trong giải pháp này tôi vận
dụng các môn liên quan Văn, Sử, GDCD vào một số bài cụ thể của chương
trình Địa lí 10.
Ví dụ 1
Khi dạy về bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ
nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất. Nếu như giáo viên chỉ giới thiệu bài
một cách đơn thuần thì sẽ làm giảm đi sự sôi nổi hấp dẫn của giờ học. Thay
vào đó chúng ta có thể làm như sau:
Trong bài thơ: “Thề non nước” của nhà thơ Tản Đà có câu:
“Non cao đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.
Nước non hội ngộ cịn ln,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi”
12


( Trích: “Thề non nước” – Tản Đà, SGK Ngữ Văn 11)
Em hãy cho biết câu thơ: “Nước đi ra bề lại mưa về nguồn” về nghĩa
đen câu thơ ấy mơ tả hiện tượng gì của tự nhiên? Giáo viên cho học sinh trả lời
câu hỏi và dẫn dắt vào bài mới: Câu thơ nói diễn giải rất gãy gọn về hoạt động

của nước trên Trái Đất. Vậy, “Nước đi ra bể” rồi “quay về nguồn” bằng
những con đường nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hơm nay, bài 15: Thủy
quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sơng. Một số sơng lớn trên
Trái Đất.
Ví dụ 2
Dạy bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất. Đây
là bài được nhận định là một trong những bài khó trong chương trình lớp10.
Đối với mục 3 của bài học, nội dung đề cập đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn
theo mùa và theo vĩ độ. Để học sinh vào tiếp nhận nội dung kiến thức một cách
hứng thú tôi đã đọc cho các em câu ca dao nói về hiện tượng thường thấy này.
“Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười, chưa cười đã tối”
Vào tháng năm, đêm ngắn hơn ngày, tháng mười ngày ngắn hơn đêm.
Vậy tại sao lại có hiện tượng trên? Phần tiếp theo chúng ta cùng đi tìm hiểu
nguyên nhân và những biểu hiện của hiện tượng này.
Ví dụ 3
Đối với bài 16: Sóng. Thủy triều. Dịng biển: đối với đối tượng học sinh
trường tư thục sẽ khó gây được hứng thú nếu như giáo viên khơng có bước
“khởi động” tốt. Bởi vì, trong bài sách giáo khoa chủ yếu đưa ra những vấn đề
đơn thuần là khái niệm, ngun nhân, biểu hiện của: Sóng, dịng biển, thủy
triều với nội dung kiến thức trừu tượng. Nhưng nếu như ngay từ đầu chúng ta
biết cách thu hút học sinh thì các em sẽ bắt đầu bài học một cách vui vẻ và
hứng thú hơn nhiều. Đối với bài này, sau phần kiểm tra bài cũ tôi đưa ra câu
hỏi:
Vận dụng kiến thức lịch sử, em hãy trình bày những hiểu biết của em về trận
chiến sông Bạch Đằng?
13


Sau đó giáo viên đúc kết lại:

Cuối năm 938 vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy đạo quân
thủy kéo vào nước ta , còn vua Nam Hán đóng qn ở Hải Mơn tiếp ứng cho
Hoằng Tháo. Ngô Quyền cho các cọc gỗ nhọn đầu bịt sắt đóng xuống
lịng sơng Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu , gần cửa biển , thành một trận
địa cọc ngầm, có qn mai phục hai bên bờ. Ngơ Quyền cho thuyền nhỏ ra
nhử giặc, Lưu Hoằng Tháo thúc quân đuổi theo. Nước triều rút , Ngơ Quyền
dốc tồn bộ lực lượng đánh quật trở lại , Lưu Hoằng Tháo tử trận. Vua Nam
Hán nghe tin bại trận vội thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc hịan
tịan thắng lợi.
(Trích: SGK Lịch sử lớp 6)
Với chiến công hiến hách ấy, đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của
dân tộc ta, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước. Sự thắng lợi vang dội ấy,
phải kể đến mưu lược của Ngô Quyền đã lợi dụng hiện tượng tự nhiên thường
thấy – hiện tượng thủy triều, để nhử giặc, đánh giặc một cách chủ động và tất
thắng. Thủy triều là một trong những chuyển động của biển. Vậy, nguyên nhân
và biểu hiện của hiện tượng này là gì? Và cịn có những chuyển động nào khác
của biển. Bài học hơm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu.
4.2.1.2. Sử dụng kiến thức khoa học xã hội để minh họa, giảng giải nội dung
bài mới
Biện pháp này có thể nói là quan trọng vì đây là khâu chiếm nhiều thời
gian nhất trong tiến trình bài học. Nó góp phần khơng nhỏ trong việc đem lại
hiệu quả cho tiết học. Khi giáo viên dạy bài mới, đến phần nội dung kiến thức
cơ bản, ngoài phần nội dung của sách giáo khoa trình bày, giáo viên nên vận
dụng mơn học khác để làm rõ nội dung của bài học, làm cho bài học sâu sắc
nhưng lại gần gũi và dễ nhớ hơn. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy một giờ
học khi vận dụng kiến thức liên môn không những tạo sự chú ý của học sinh
trong tiết dạy mà còn phát huy tính sáng tạo của học sinh, đồng thời giờ học đó
cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.
14



Văn học có ý nghĩa rất quan trọng bởi văn học là một chất liệu rất đặc
biệt, là ngôn ngữ nghệ thuật đã được chọn lọc gọt giũa tinh tế, tác phẩm văn
học có khả năng tái hiện một cách cụ thể sinh động hiện thực khách quan.
Chính vì thế văn học là một phương thức dễ đi vào lòng người. Sử dụng văn
học có tác dụng gây hứng thú cho học sinh, tạo được sự hấp dẫn ở học sinh,
thay đổi những thứ “khơ khan” của mơn Địa lí, đồng thời tạo được những biểu
tượng, khái niệm sinh động.
Ví dụ 1
Khi giảng bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số. Một trong những mục
tiêu của tiết học này trình bày và giải thích được xu hướng biến đổi quy mô
dân số trên thế giới và hậu quả của nó. Liên hệ nội dung này giáo vên có thể
hỏi học sinh: Trong chương trình ngữ văn lớp 8 các em đã được tìm hiểu một
tác phẩm văn học cũng nói chủ đề dân số. mang tính thời sự với phương pháp
so sánh, lập luận kết hợp với thuyết minh, tác giả đã thực sự thuyết phục người
đọc.
GV đưa ra một minh chứng rằng trong văn học cũng đã có tác phẩm văn
chương đề cập đến vấn đề này. Có thể kể đến tác phẩm“Bài tốn dân số” của
Thái An. Với nội dung mang tính thời sự và bằng phương pháp so sánh, lập
luận kết hợp với thuyết minh, tác giả đã thực sự thuyết phục người đọc. Từ câu
chuyện nhà thông thái kén rể đến 64 ô bàn cờ với một lượng thóc "nhiều đến
mức có thể phù khắp bề mặt Trái Đất", bạn đọc dễ dàng hình dung về sự gia
tăng dân số chóng mặt với tốc độ sinh sản như hiện nay.
Các nước được kể trong văn bản thuộc hai nhóm:
- Châu Phi: Nê-pan, Ru-an-đa, Tan-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca.
- Châu Á: Ấn Độ và Việt Nam.
Có thể rút ra nhận xét: Những nước kém phát triển ở hai lục địa nêu
trên là những nước dân số tăng nhanh. Sự bùng nổ dân số sẽ đi kèm với sự
15



nghèo nàn lac hậu, kinh tế chậm phát triển, văn hố, giáo dục khơng được
nâng cao... Ngược lại, kinh tế, văn hố, giáo dục càng yếu kém thì lại càng
khơng thể khống chế được sự gia tăng dân số. Nói cách khác, hai vấn đề này
quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động đến nhau một cách sâu sắc.
(Trích: SGK Ngữ Văn lớp 8)
Vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong văn bản này là: Con người đang
ngày càng tăng lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con
người sẽ tự làm hại chính mình.
Sau phần này giáo viên có thể mở rộng thêm. Nhận định của Thái An
đúng với quy luật về sự phát triển dân số. Liên hệ với sự phát triển dân số ở
Việt Nam và đưa ra những hệ quả tác động của sự gia tăng dân số nhanh đối
với sự phát triển KT- XH và mơi trường.
Ví dụ 2
Hay, khi giảng về phần 2, bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và
hồn chỉnh của lớp vỏ Địa lí. Giáo viên sử dụng câu chuyện ngụ ngôn về các
bộ phận trong cơ thể qua văn bản: “Chân, tay, tai, mắt, miệng” – Ngữ văn lớp
6. Nội dung của câu chuyện: Cô Mắt, Cậu Chân, Cậu Tay, bác Tai, lão Miệng
sống với nhau vui vẻ hòa thuận. Rồi một ngày cơ Mắt phát hiện ra cả nhóm
phải làm việc vất vả cịn lão Miệng khơng phải làm gì mà chỉ việc ăn nên đã
cúng cậu Chân, cơ Mắt, Cậu Tay, bác Tai đến nhà lão Miệng bày tỏ thái độ và
đi đến quyết định không làm việc để kiếm thức ăn cho lão Miệng nữa. Đến
ngày hôm sau cả nhóm mệt mỏi rã rời khơng chịu nổi. Bác Tai nhận ra sai lầm
trước đến chăm lo cho lão Miệng. Tất cả thấy khoan khoái, dễ chịu. Từ đó
khơng ai tỵ ai nữa và họ sống hịa thuận với nhau.
Câu chuyện là minh họa về biểu hiện mối quan hệ quy định lẫn nhau của
các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí. Nếu như một thành phần thay đổi
sẽ làm thay đổi các thành phần còn lại và tồn bộ lãnh thổ.
Ví dụ 3
16



Bên cạnh mơn Ngữ văn giáo viên có thể sử dụng kiến thức mơn GDCD
trong q trình minh họa, mở rộng kiến thức. Ví dụ trong bài 41: “Mơi trường
và tài nguyên thiên nhiên” phần nội dung bài học bao gồm các kiến thức về
tình hình tài ngun mơi trường và tài nguyên thiên nhiên. Một trong những
môn khoa học xã hội đề cập và mở rộng vấn đề này ở Việt Nam và liên hệ với
bản thân. Theo đó:
- Nước ta có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng thuận lợi cho việc phát
triển đất nước.
- Mục tiêu chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường: Sử dụng hợp lí tài
ngun, bảo vệ mơi trường, góp phần phát triển KT- XH bền vững, nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân.
- Trách nhiệm của công dân:
+ Chấp hành chính sách pháp luật về bảo vệ tài nguyên à mơi trường.
+ Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài ngun, mơi trường ở địa
phương và nơi mình sinh sống.
+ Vận động mọi người cuàng thực hiện, đồng thời đấu tranh chống những
hành vi vi phạm pháp luật về tài ngun và bảo vệ mơi trường.
(Trích: SGK GDCD - Lớp 11)
Như vậy sau khi mở rộng kiến thức thì học sinh sẽ nhìn nhận thực tiễn
về tình hình môi trường và tài nguyên hiện nay ở nước ta như thế nào và dễ
dàng đưa ra những ví dụ liên hệ thực tiễn bản thân.
Ví dụ 4
Khơng thể khơng sử dụng kiến thức môn Lịch sử khi chúng ta dạy đơn
vị kiến thức phần 2, bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái
Đất, trong chương trình. Sự ra đời của Dương lịch, Âm lịch và Âm – dương
lịch (số ngày không giống nhau của các tháng trong năm và năm nhuận).
- Lịch là cách thức phân chia thời gian trên Trái Đất. Để tính tốn thời gian con
người cổ đại đã dựa vào thiên văn để làm lịch.

- Âm lịch: là loại lịch cổ căn cứ vào vận động của Mặt Trăng quanh Trái Đất
để tính năm, tháng. Tháng có 29 hoặc 30, năm có 354 – 365 ngày.
17


- Dương lịch: căn cứ chủ yếu vào sự vận động Trái Đất quanh Mặt Trời.
Dương lịch được người Ai Cập sử dụng từ thời cổ đại. Trái Đất vận động
quanh Mặt Trời một vòng mất 365 ngày. (Theo Hán – Việt, Mặt Trời là Thái
Dương, Mặt Trăng là Thái Âm. Do vậy, lịch theo Mặt Trời gọi là Dương lịch,
lịch theo Mặt Trăng gọi là Âm lịch).
- Âm – dương lịch: là loại lịch xay dựng trên cơ sở phối hợp cả 2 vận động của
Mặt trăng quanh Trái Đất và Trái Đất quanh Mặt Trời. Một năm Âm – dương
lịch cũng có 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày theo chu kì vận động của Mặt Trăng
quanh Trái Đất là 29,5 ngày. Cho nên, mỗi năm âm dương lịch chỉ có 355
ngày, so với năm dương lịch ngắn hơn 10 ngày, 3 năm ngắn hơn 1 tháng.
- Người Hy Lạp có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời, người
Rơ ma tính một năm là 365 ngày ¼, định ra một tháng lần lượt có 30 và 31
ngày, riêng tháng hai có 28 ngày, rất gần với hiểu biết ngày nay.
(Trích: SGK Lịch sử - Lớp 10)
Những nội dung kiến thức này, cho ta biết nguồn gốc ra đời của các loại
lịch và cách người ta căn cứ quy định các loại lịch như hiện nay. Từ đó học
sinh nắm kiến thức dễ dàng hơn khơng nặng nề tính chất truyền tải. Có thể
khẳng định nếu như giáo viên biết tích tích hợp khéo léo thì phần nội dung này
sẽ kích thích được tư duy của học sinh. Bởi vì, nó khơng chỉ u cầu học sinh
phải nhớ lại kiến thức lịch sử mà đồng thời cũng bổ sung kiến thức cần thiết
cho học sinh khi tiếp nhận vấn đề.
4.2.1.3. Sử dụng kiến thức khoa học xã hội để củng cố bài học giúp học sinh
khắc sâu kiến thức
Để thực hiện một tiết dạy hoàn hảo khơng phải dễ, nó địi hỏi ở giáo
viên một sự chu đáo, biết phân phối thời gian hợp lý, biết xác định kiến thức

trọng tâm của bài học. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để củng cố được bài học
mà vẫn đảm bảo được yêu cầu của một tiết lên lớp?
Củng cố bài giảng là một khâu quan trọng của bài giảng, là một yếu tố
dẫn đến sự thành công của bài giảng. Củng cố bài giảng giúp học sinh nhớ lại
18


và khắc sâu kiến thức hơn. Ngoài việc xác định kiến thức trọng tâm, học sinh
cịn có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình. Từ đó, các em có thể điều
chỉnh lại phương pháp học sao cho phù hợp.
Củng cố bài giảng còn tạo điều kiện tương tác giữa giáo viên và học
sinh. Điều đó tạo hứng thú học tập cho học sinh, nuôi dưỡng bầu không khí lớp
học, tạo điều kiện để học sinh phát biểu ý kiến.
Tuy nhiên trên thực tế, nhiều giáo viên đã bỏ qua cơng việc này, vì tiết
học chủ yếu là truyền thụ đầy đủ các kiến thức cơ bản, trọng tâm cho học sinh.
Ngồi ra cịn đa số các bài học rất nhiều nội dung, giáo viên không đủ
thời gian để củng cố bài học. Cũng có một số trường hợp do bài có nội dung
ngắn gọn, giáo viên khơng có tư liệu để minh hoạ, dẫn chứng, cịn nhiều thời
gian, giáo viên cứ hỏi đi hỏi lại những câu hỏi trong sách giáo khoa làm cho
tiết học trở nên nhàm chán. Học sinh chỉ cần nhìn vào vở ghi hoặc trên bảng là
có thể trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Vì vậy, liên mơn trong phần củng cố bài học là một trong những biện
pháp gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh ghi nhớ kiến thức sau mỗi tiết
học và hơn nữa nó cịn góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Để làm được điều
này giáo viên phải thật khéo léo nếu không sẽ gây ra áp lực “thi cử” cho học
sinh. Trước khi đưa ra câu hỏi hoặc bài tập thì giáo viên nên có bước hệ thống
lại những kiến thức trọng tâm nhất trong tiết dạy của mình và chỉ nên ra những
bài tập có sử dụng kiến thức liên mơn nhưng phải nhằm mục đích chính là giúp
học sinh nắm được kiến thức cơ bản ngay trên lớp.
Ví dụ:

Bài 12 – Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính.
Sau gần 45 phút ngồi học, học sinh cũng khơng mấy mặn mà với kiểu:
“ Sau tiết học này các em cần nắm được những vấn đề sau” hay “ kiến
thức cơ bản của tiết học hôm nay bao gồm…”. Và nếu như vậy, việc yêu cầu
tất cả học sinh làm bài tập để củng cố kiến thức không phải dễ dàng. Nên đối
với một bài có tính chất mở như bài này thì phần củng cố và luyện tập, giáo
viên có thể kết thúc bài học bằng việc giải thích một hiện tượng trong bài
thơng qua các câu thơ sau trong bài: “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận.
19


“ Mặt Trời xuống biển như hịn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
(Trích: SGK Ngữ Văn- Lớp 9)
Câu thơ diễn tả khí thế khỏe khoắn, phấn chấn của những người lao
động: khẩn trương làm việc bất kể ngày đêm. Đoàn thuyền lại ra khơi, tuần tự,
nhịp nhàng như cái nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Câu thơ đã diễn tả
điều đó, cho ta hiểu đây là công việc, là hoạt động hàng ngày, thường xuyên,
trở thành một nếp sống quen thuộc của những người ngư dân vùng biển. Người
dân đã biết vận dụng hiện tượng gió đất, gió biển và qua sự hoạt động của nó
để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống: Vào ban ngày, là sự hoạt động của gió
biển, gió sẽ từ ngồi khơi thổi về đất liền, cho nên người ngư dân sẽ trở về.
Vào ban đêm, là sự hoạt động của gió đất, gió sẽ từ đất liền thổi ra biển, cho
nên lúc này ngư dân căng buồm ra khơi đánh cá.
Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức văn học nối cột A
với cột B sao cho đúng và giải thích. (GV nên chuẩn bị trước ra giấy Ao)
Cột A
1. Gió phơn

2. Gió đất, gió biển.
3. Gió mùa hạ

4. Gió mùa đơng.

Cột B
a. “Lạy trời cho cả gió Nồm.
Cho thuyền chúa Nguyễn trẩy buồm ra khơi”.
b. “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây.
Bên nắng đốt bên mưa quay”.
c. “ Mặt Trời xuống biển như hịn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
d. “Gió bấc hiu hiu sếu kêu thì rét”

Đáp án: 1-b, 2- c, 3- a, 4-d.
Với bài tập này sẽ có học sinh trả lời đúng, nhưng có thể giải thích sai,
tùy thuộc vào khả năng vận dụng kiến thức liên môn của các em nhưng điều
20


chúng ta quan tâm ở đây là học sinh đã hứng thú với tiết giảng đến những phút
cuối của giờ học. Đối với mơn Địa lí theo tơi nghĩ đó là một thành công.
4.2.2. Sử dụng kiến thức khoa học xã hội trong kiểm tra, đánh giá
Từ thực tế cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy, trong đó có phương
pháp đổi mới cách kiểm tra đánh giá để nâng cao hiệu quả dạy - học mơn Địa
lí, kích thích sự say mê học tập của học sinh. Việc sử dụng kiến thức liên mơn
trong kiểm tra, đánh giá có thể được coi là một trong những biện pháp để đổi
mới kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực của học sinh: năng lực tư duy

phê phán; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo…
Thông thường, giáo viên vẫn dùng hình thức bài kiểm tra viết hoặc kiểm
tra miệng để đánh giá kết quả học tập, năng lực học tập của học sinh. Đây là
một việc làm hết sức cần thiết đối với cả người dạy và người học. Nó giúp
người dạy đánh giá việc dạy học của mình, giúp người học đánh giá được quá
trình học tập của mình.
Việc kiểm tra có sử dụng kiến thức liên mơn có tác dụng rất lớn đối với
việc hình thành các năng lực cho học sinh như đã nêu ở trên, hơn nữa tập dượt
cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được cho quá trình học tập
tiếp theo, vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thách
thức, bất ngờ, chưa từng gặp. Điều này có ích cho cuộc sống của các em sau
này.
Trong phạm vi đề tài này tôi xin đưa ra ví dụ việc vận dụng kiến thức liên
mơn Ngữ văn vào trong bài kiểm tra miệng và kiểm tra viết 15 phút chương
trình Địa lí 10.
Câu hỏi: Khi dạy xong bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới
phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nơng
nghiệp. Có thể ra câu hỏi kiểm tra miệng như sau:
Đề 1. Cho câu ca dao:
“ Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
21


Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng”.
Từ câu ca dao trên, em hãy cho biết đặc điểm cơ bản của sản xuất nông
nghiệp? Xuất phát từ đâu mà có đặc điểm đó.
Đáp án: - Đặc điểm: Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
- Nguyên nhân: Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi.

Cá đối tượng này chỉ có thể tồn tại và phát triển nhờ vào các yếu tố cơ bản của
tự nhiên là: nhiệt độ, nước, ánh sáng, khơng khí và dinh dưỡng.
Hay, khi dạy xong bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính. Giáo
viên có thể ra đề kiểm tra 15 như sau:
Đề 2. Cho các câu thơ sau:
“Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ
Em xuống núi nắng về rực rỡ
Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư”.
(Trích: “Trường Sơn Đơng, Trường Sơn Tây” – Phạm Tiến Duật)
1. Câu thơ trong bài nói về hiện tượng gì? Giải thích tại sao lại có hiện tượng
đó?
2. Từ hiện tượng trên, trả lời cho những câu sau đây:
a. Gió Lào ở Việt Nam có đặc điểm gì?
A. là loại gió khơ và nóng.
B. gió thổi quanh năm nhưng mạnh nhất là tháng 7.
C. gió có hướng Tây hoặc Tây Nam.
D. gió có nguồn gốc là gió Mậu dịch.
b. Nêu tác động của gió Lào đối với sản xuất và đời sống?
Đáp án:

u
1

Đáp án
- Hiện tượng ở những câu thơ trên là hiện tượng gió phơn.
22

Điể
m

2,0


2

5.

- Khi gió mát và ẩm thổi tới dãy núi, gió bị đẩy lên cao và
giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khơng khí ẩm (trung bình
cứ lên cao 100m giảm 0,60C), hơi nước ngưng tụ gây mưa ở
sườn núi đón gió (sườn Tây).
- Khi khơng khí vượt sang bên kia (sườn Đông), hơi nước đã
giảm nhiều, nhiệt độ tăng theo tiêu chuẩn khơng khí khơ đi
xuống núi (trung bình xuống 100m tăng 10C), nên sườn
khuất gió có gió khơ và nóng.

1,5

a) Đáp án: A và C.
b) Ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
- Dễ gây cháy (nhà, rừng…).
- Ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi).
- Ảnh hưởng đến các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ.

2,5

1,5

2,5


Kết quả đạt được
Qua thời gian vừa nghiên cứu cơ sở lý luận vừa áp dụng vào một số nội

dung dạy liên mơn trong chương trình Địa lí 10, mà cụ thể là các môn khoa
học xã hội ở trường, tơi nhận thấy các nội dung kiến thức có tiềm năng dạy học
liên môn mà thực hiện dạy học liên mơn một cách hợp lý thì sẽ nâng cao hiệu
quả dạy – học rõ rệt. Cụ thể:
5.1. Về phía giáo viên năng lực dạy học vận dụng kiến thức liên mơn được
nâng cao
- Giáo viên được tự tìm hiểu, tự trang bị cho mình cơ sở lí luận của dạy học
liên môn.
- Giáo viên các môn “liên quan” được tăng cường trao đổi thảo luận về các
kiến thức liên quan, về việc lựa chọn phương pháp, lựa chọn cách thức tổ chức
các hoạt động dạy học… Mỗi giáo viên được chủ động về kiến thức, tự tin khi
tổ chức các hoạt động dạy học và lựa chọn được phương pháp tối ưu.

23


- Giáo viên biết “tích hợp” vừa đủ kiến thức các môn “liên quan”, tránh trùng
lặp, nặng nề; cũng không xem nhẹ, bỏ qua; nhưng cũng không biến giờ học
môn Địa lí thành các mơn Ngữ văn, Lịch sử, GDCD hay ngược lại.
5.2. Về phía học sinh có sự chuyển biến tích cực về kết quả học tập
5.2.1 Kết quả về mặt định tính
- Tơi thấy ở các tiết dạy có sử dụng kiến thức liên mơn các em học sinh tích
cực, chủ động, hứng thú trong việc tìm ra các tri thức mới với những biểu hiện
như: các em sơi nổi, tích cực trao đổi, chủ động bày tỏ quan điểm.
- Các kiến thức mới hình thành trong bài học được thực hiện theo đúng quy
trình logic của sự nhận thức. Từ đó, các em hiểu bản chất vấn đề, dễ nhớ và
nhớ lâu.

- Các kiến mới hình thành đều được gắn với những tình huống cụ thể làm
tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
- Được phát huy kiến thức ở nhiều môn học nên tạo động lực cho học sinh học
toàn diện các môn, tránh xu hướng học lệch ở các em.
- Các em được phát triển các năng lực quan sát, năng lực sử dụng ngơn ngữ,
năng lực phán đốn, năng lực thu nhận thông tin, năng lực giao tiếp, năng lực
tư duy sáng tạo…
5.2.2. Kết quả về mặt định lượng
Cụ thể: Qua việc thực hiện dạy học có sử dụng kiến thức liên môn và sau
tiết dạy (ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng) tôi nhận thấy kết quả bài kiểm
tra 15 phút học kì I (đã trình bày trong phần 4.2.2) giữa các lớp có sự khác
nhau và đã thống kê kết quả của các lớp như sau:

24


+ Nhóm 1: Lớp thực nghiệm (lớp 10A) và lớp đối chứng (lớp 10B) (đây
là hai lớp chọn của trường, học sinh tại hai lớp này có khả năng tiếp thu và ý
thức học tập tương đương nhau).
số

Giỏi
SL %

Khá
SL %

Lớp thực nghiệm (10A)

49


20

41

21

43

8

16

0

0

Lớp đối chứng (10B)

48

13

27

15

31

18


37

2

5

Lớp



Trung bình
SL
%

Yếu
SL %

+Nhóm 2: Lớp thực nghiệm (lớp 10C) và lớp đối chứng (lớp 10D) (đây là
hai lớp thường của trường, học sinh tại hai lớp này có khả năng tiếp thu và ý
thức học tập tương đương nhau).

số

Giỏi
SL %

Khá
SL %


Lớp thực nghiệm (10C)

43

15

35

20

47

7

16

1

2

Lớp đối chứng (10D)

47

5

11

15


32

20

43

7

14

Lớp



Trung bình
SL
%

Yếu
SL %

Nhìn vào hai bảng trên cho thấy chất lượng tiết dạy có áp dụng phương
pháp dạy học liên môn cao hơn hẳn so với tiết dạy chỉ dạy theo kiến thức cơ
bản trong sách giáo khoa. Rõ ràng, khi đối chiếu kết quả bài làm của học sinh
của hai lớp với đề bài như nhau, tôi thấy chất lượng của lớp 10A cao hơn chất
lượng của lớp 10B. Cụ thể khi chấm bài các lớp 10A tôi thấy bài làm của các
em không những nắm vững kiến thức cơ bản của mơn học mà các em cịn làm
rất tốt phần câu hỏi liên hệ, nhiều em có cách làm rất sáng tạo chứng tỏ các em
biết vận dụng các môn học khác để giải quyết vấn đề đặt ra. Tỷ lệ học sinh đạt
điểm khá, giỏi tương đối cao, khơng có HS bị điểm yếu. Tương tự khi đối

chiếu kết quả bài làm giữa hai lớp 10C và 10D, tỷ lệ học sinh đạt điểm khá,
giỏi ở lớp 10C cao hơn lớp 10D.
25


×