A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, khi nhắc đến việc học lịch sử, không chỉ là nhiều học sinh mà người
lớn cũng tỏ ra không hứng thú. Ở các nhà trường phổ thông, phải nhìn nhận một
thực tế là ít được học sinh coi trọng. Các em chỉ tập trung học những môn phục vụ
cho việc thi cử, lập nghiệp sau này. Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho
môn lịch sử bị học sinh và nhiều phụ huynh xem nhẹ. Cũng có một lí do khách
quan từ chính môn lịch sử đem lại, đó là học sinh học về những cái đã xảy ra cách
hiện nay hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn năm. Khi nhắc đến các sự kiện lịch sử
thì không phải là nó diễn ra ngay trước mắt chúng ta, mà chỉ được tái hiện lại trong
trí óc của người học. So với các bộ môn khác, khả năng ghi nhớ của học sinh, năng
lực tiếp thu bài ở bộ môn lịch sử còn đang ở mức hạn chế.
Mỗi một sự kiện lịch sử khi diễn ra đều ở trong một bối cảnh nhất định. Và khi
nó đã diễn ra thì nó cũng tác động đến các lĩnh vực khác, đồng thời cũng để lại
những kết quả, ý nghĩa sau này. Cho nên, khi giảng dạy lịch sử, cũng cần chú ý đến
mối quan hệ, liên quan giữa lịch sử với các môn khác. Tuy nhiên, hiện nay nhiều
giáo viên vẫn chưa biết lồng ghép, kết hợp kiến thức các bộ môn hoặc không chịu
khó tìm hiểu vấn đề này. Nhiều giáo viên chưa biết biến những sự kiện lịch sử
thành những hình ảnh sinh động, chân thực, khắc sâu vào trí óc người học. Xuất
phát một phần đó là họ chưa có sự liên hệ với những kiến thức bộ môn khác, lại
cũng không có sự liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Lịch sử vốn nó là một chuỗi
những sự kiện khô khan, không biết nói, nếu giáo viên không có sự vận dụng khéo
léo, tổng hợp các lĩnh vực liên quan thì rõ ràng sẽ dẫn đến một tiết học buồn tẻ,
không có sức hút. Mỗi một sự kiện, một hiện tượng lịch sử xảy ra, nó đều có một
không gian nhất định, nói cách khác, đó là vị trí địa lí mà nó diễn ra. Và khi mà văn
học chữ viết đã phát triển, thì nhiều sự kiện, hiện tượng lịch sử đã trở thành cảm
hứng, là nguồn gốc hình thành nên những tác phẩm văn học, thậm chí đó là những
tác phẩm bất hủ. Nhưng mục tiêu của môn lịch sử là giúp học sinh tìm hiểu về cội
nguồn loài người, tổ tiên, ông cha, học tập và rút được những kinh nghiệm cho
cuộc sống hiện tại. Sau khi học xong, học sinh có ghi nhớ được các sự kiện, nhớ
được địa danh, nhân vật thì nó cũng chỉ đạt được một phần mục tiêu của môn học,
mà quan trọng là sau mỗi tiết học, các em rút ra được những gì, vận dụng được
những gì cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Các em phải có một sự suy nghĩ, một
ý thức về trách nhiệm của bản thân đối với cha ông, biết ơn đối với thế hệ đi trước.
Nói như vậy để chúng tôi muốn khẳng định một vấn đề là trong xu thế tích cực
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, với việc tăng cường vai trò chủ động, sáng
tạo và phát huy tính tích cực của học sinh thì việc sử dụng các kiến thức có liên
quan đến bài dạy ở các bộ môn khác (kiến thức liên môn) là một yêu cầu không thể
bỏ qua đối với mỗi giáo viên. Đồng thời, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang
1
chủ trương đổi mới đồng bộ hình thức dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá kết quả giáo dục; tăng cường việc gắn liền dạy học trong nhà trường với
thực tiễn cuộc sống và góp phần hình thành năng lục giải quyết vấn đề cho học
sinh. Xuất phát từ đó, trong năm học 2014 - 2015 chúng tôi đã bước đầu tìm hiểu,
nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học liên môn trong bộ môn lịch sử với
sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng kiến thức liên môn giúp học sinh lớp 7 trường
PTDTBT THCS Na Mèo nắm vững cuộc kháng chiến chống Tống (1076 1077)”. Qua đây, chúng tôi muốn học sinh nắm bắt được những kiến thức khác
ngoài bộ môn lịch sử, qua đó trả lời tốt các vấn đề được giáo viên đặt ra, biết rút ra
những bài học, hình thành những kĩ năng cho cuộc sống thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, tôi tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề sau:
- Nêu lên một cách khái quát về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sử dụng
kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử.
- Thực trạng việc sử dụng kiến thức liên môn trong việc giảng dạy các bộ môn
nói chung và môn lịch sử nói riêng ở đơn vị công tác
- Vận dụng kiến thức liên môn thực hiện giảng dạy trong một tiết học. Qua đó
giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản của môn lịch sử và các môn Ngữ
văn, Địa lí, Giáo dục công dân, giáo dục kĩ năng sống. Đồng thời để khẳng định tác
dụng và kết quả tích cực của việc sử dụng phương pháp liên môn.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc sử dụng kiến thức liên môn để giúp
học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản về diễn biến cuộc kháng chiến chống
Tống (1076 - 1077) và có thêm những kiến thức về các bộ môn xã hội và giáo dục
kĩ năng sống ở lớp 7 trường PTDTBT THCS Na Mèo - Quan Sơn.
4. Thời gian nghiên cứu và giới hạn của đề tài
- Thời gian: Đề tài được thực hiện trong năm học 2014 - 2015 ở trường
PTDTBT THCS Na Mèo - Quan Sơn.
- Giới hạn: Đề tài mà chúng tôi mang tính chất thực nghiệm là chủ yếu nên chỉ
giới hạn trong phạm vi nhỏ hẹp, đó là bài 11: “Cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược Tống (1075 - 1077)” phần II: “Giai đoạn thứ hai (1076 - 1077)” trong chương
trình lịch sử lớp 7 cùng với giáo viên dạy môn lịch sử và ở hai lớp 7A và 7B.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài này, tôi đã áp dụng các phương pháp sau:
- Nghiên cứu lý thuyết: phân tích, tổng hợp các tài liệu lí luận, các sách báo,
thông tin internet về vị trí vai trò của việc vận dụng kiến thức liên môn, sách giáo
khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng môn lịch sử lớp 7, áp dụng vào một bbài
dạy cụ thể.
2
- Nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực tế về việc dạy và học lịch sử nói chung
và việc sử dụng kiến thức liên môn giảng dạy trong dạy học lịch sử nói riêng . Điều
tra tình hình học tập, tâm lý của học sinh.
- Thực nghiệm sư phạm: Thực hiện áp dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy
trong một tiết học cụ thể, qua đó kiểm chứng về tính hiệu quả của việc sử dụng
kiến thức liên môn vào giảng dạy lịch sử.
- Phương pháp toán học thống kê: So sánh kết quả học tập của học sinh thông
qua các bài kiểm tra giữa trước và sau khi áp dụng đề tài để đánh giá hiệu quả của
việc vận dụng kiến thức liên môn trong bài dạy.
3
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Lịch sử giảng dạy ở các nhà trường nhằm cung cấp cho học sinh những kiến
thức cơ bản, thiết yếu về lịch sử dân tộc và thế giới. Hình thành cho học sinh một
thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc, bồi dưỡng
năng lực tư duy, hành động đúng đắn và có thái độ đúng đắn trong cuộc sống. Học
sinh học lịch sử là học về những sự kiện, hiện tượng đã diễn ra từ xa xưa. Đồng
thời, kiến thức lịch sử lại không thể tách rời với các lĩnh vực khác trong quá trình
nó xảy ra. Khi học lịch sử, học sinh từ những kiến thức trong sách vở, từ lời giảng
của giáo viên để hình thành nên những biểu tượng, khái niệm lịch sử. Tuy vậy, nếu
như thế thì chưa hẳn học sinh đã nắm vững bản chất của sự kiện mà đòi hỏi các em
cũng phải tư duy, suy nghĩ đến những mối quan hệ giữa sự kiện trước với sự kiện
sau, giữa sự kiện lịch sử đã xảy ra với các khía cạnh liên quan.
Trong cuộc sống, lịch sử có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với các bộ môn
khác. Mỗi một tác phẩm văn học ra đời nó đều gắn liền với một giai đoạn lịch sử
nhất định. Và nó cũng phản ánh về tình hình xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa...
thời kì đó. Cho nên một tác phẩm văn học nhiều khi cũng chính là sự phản ánh lịch
sử thời kì nó ra đời. Đồng thời nếu muốn tìm hiểu về một tác phẩm văn học xem nó
phản ánh cái gì thì cũng cần biết được bối cảnh ra đời của nó. Đối với bộ môn địa lí
thì lịch sử cũng có mối quan hệ chặt chẽ. Bởi vì một sự kiện hay một hiện tượng
lịch sử khi nó diễn ra cũng có một bối cảnh, trong một không gian nhất định. Vì
vậy, qua việc học tập nghiên cứu về sự kiện lịch sử thì chúng ta cũng đã biết thêm
được những kiến thức địa lí có liên quan. Lịch sử còn có ý nghĩa cực kì quan trọng
trong việc giáo dục tư tưởng, thái độ tình cảm cho học sinh. Thông qua đó, các em
biết thể hiện thái độ căm ghét những thế lực, cá nhân xấu, bày tỏ sự ủng hộ đối với
những sự việc chính nghĩa, củng cố lòng yêu nước, tự hào dân tộc, biết trân trọng
những gì đang có và phấn đấu học tập.
Rõ ràng là hiện nay, việc sử dụng kiến thức liên môn để phục vụ cho một giờ
dạy lịch sử là rất quan trọng. Nó là một nguyên tắc mà bắt buộc giáo viên nào cũng
phải tuân thủ khi thực hiện việc giảng dạy cho học sinh. Vấn đề khai thác, sử dụng
hợp lí kiến thức liên môn chính là đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học bộ
môn. Nếu giáo viên biết khai thác và sử dụng hợp lí, thì sẽ đem lại kết quả tích cực
cho bộ môn lịch sử nói riêng và nhiều bộ môn khác trong nhà trường phổ thông nói
chung.
4
2. Thực trạng vấn đề dạy và học liên môn ở trường PTDTBT THCS Na
Mèo:
2.1. Về phía giáo viên
- Ở trường PTDTBT THCS Na Mèo hiện nay, số giáo viên trẻ, đạt trình độ
chuẩn, trên chuẩn chiếm tỉ lệ cao. Đối với những giáo viên này, họ có đủ trình độ
chuyên môn, không chỉ trong bộ môn mình phụ trách mà còn ở các môn thuộc tổ
chuyên môn. Bởi vì do nhiều lí do, có những lúc giáo viên phải tham gia giảng dạy
một số tiết không phải chuyên ngành của mình nhưng thuộc tổ chuyên môn. Ví dụ
như giáo viên Ngữ văn dạy Lịch sử, Giáo dục công dân; giáo viên Lịch sử dạy Địa
lí, Giáo dục công dân. Điều này ngẫu nhiên lại là một điều tích cực đối với giáo
viên. Trong quá trình dạy thay như vậy, nhiều giáo viên sẽ vận dụng được những
kiến thức chuyên môn của mình vào bài dạy thay đó, đồng thời cũng sẽ lĩnh hội
những kiến thức đã dạy thay để phục vụ cho môn mình phụ trách.
Theo xu thế chung của ngành giáo dục cũng như hoạt động chuyên môn của
Nhà trường, nhiều giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có
việc sử dụng kiến thức liên môn trong bài giảng. Đa số giáo viên đều quan tâm và
tìm hiểu về vấn đề này. Đặc biệt là đối với các giáo viên thuộc tổ chuyên môn xã
hội, là tổ chuyên môn sử dụng kiến thức liên môn trong bài giảng nhiều. Qua thực
tế đi dự giờ thăm lớp các giáo viên trong tổ, chúng tôi thấy nhiều giáo viên đã kết
hợp các phương pháp vào giảng dạy như giải thích, phân tích, trao đổi, đàm thoại.
Tuy nhiên, mức độ quan tâm đến đổi mới phương pháp dạy học, đến việc vận
dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy cũng chỉ ở một mức độ nhất định, chưa
mang tính chủ động hoàn toàn của giáo viên. Giáo viên quan tâm đến thì nhiều,
nhưng mức độ sử dụng kiến thức liên môn để dạy học bộ môn và môn lịch sử nói
riêng thì lại chưa có kết quả cao. Nhiều giáo viên cũng chưa nhận thức đúng đắn
được việc sử dụng kiến thức liên môn là như thế nào? Họ chỉ mới dừng lại ở việc
nhắc qua kiến thức bộ môn khác cho học sinh, hoặc yêu cầu học sinh về tìm hiểu.
Đối với một số giáo viên hay sử dụng kiến thức liên môn thì cũng chưa thật khoa
học và đầy đủ. Chỉ mới cung cấp và hướng dẫn học sinh ở một số lĩnh vực nhất
định chứ chưa phối hợp nhuần nhuyễn và đầy đủ các kiến thức đó, đồng thời cũng
chưa phát huy và huy động được học sinh khai thức các kiến thức đó một cách có
hiệu quả.
2.2. Về phía học sinh
Nhiều học sinh cũng đã tích cực trong việc phát biểu ý kiến, xây dựng bài, hỏi
giáo viên các thắc mắc của mình. Các em cũng bước đầu tìm hiểu về các kiến thức
liên môn liên quan đến bài học theo yêu cầu của giáo viên.
Tuy vậy, cơ bản là các em vẫn chủ yếu học những kiến thức lịch sử mà giáo
viên cung cấp. Đa phần các em chưa có sự tích cực tìm hiểu, mở rộng các kiến thức
về văn học, địa lí có liên quan. Khả năng đánh giá, nhận định, bày tỏ ý kiến của các
em về một nhân vật, sự kiện lịch sử còn hạn chế. Trong nhiều tiết dạy, khi giáo
5
viên hỏi học sinh những kiến thức liên quan thì hầu hết các em không trả lời được.
Các em chủ yếu học theo những kênh chữ trong sách giáo khoa và những kiến thức
mà giáo viên cho ghi ở trên lớp. So với mặt bằng chung thì học sinh lớp 7 nói riêng
và học sinh ở trường PTDTBT THCS Na Mèo nói chung là thấp hơn so với nhiều
địa phương. Năng lực tiếp thu, tư duy, vận dụng ... của các em vẫn còn hạn chế.
Các em ít được tiếp xúc với các phương tiện truyền thông, khả năng nắm bắt, cập
nhật thông tin còn bị gò bó bởi điều kiện kinh tế khó khăn.
Một vấn đề nữa là trước đây, việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng
dạy môn Lịch sử nói riêng và các bộ môn khác nói chung ở trường PTDTBT THCS
Na Mèo ít được quan tâm đúng mức, cho nên khi áp dụng việc dạy học liên môn
cho các em gặp không ít khó khăn, các em không tránh khỏi bỡ ngỡ, không ghi nhớ
được các kiến thức liên môn hoặc không thấy được mối quan hệ giữa chúng.
3. Vận dụng kiến thức liên môn vào một tiết học thể:
Trên cơ sở đã phân tích ở trên, dưới đây chúng tôi đưa ra một ví dụ về việc
tích hợp và sử dụng kiến thức liên môn vào một tiết học lịch sử lớp 7.
Bài 11: “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)” phần II:
“Giai đoạn thứ hai (1076 - 1077)”
3.1. Mục tiêu cụ thể:
* Về kiến thức:
- Môn Lịch sử: Giúp các em nắm được:
+ Diễn biến sơ lược cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn hai và thắng lợi
to lớn của nhân dân Đại Việt.
+ Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Như Nguyệt.
+ Cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt.
- Môn Ngữ văn: Giúp các em:
+ Xác định được hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý
Thường Kiệt.
+ Củng cố lại kiến thức về thể thơ, nội dung bài thơ, đây được coi là bản tuyên
ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.
- Môn Địa lí: Giúp các em:
+ Xác định được vị trí địa lí của khúc sông Như Nguyệt thuộc tỉnh Bắc Ninh
hiện nay.
+ Xác định được vị trí của sông Đông Kênh (Quảng Ninh), tỉnh Bắc Ninh, Bắc
Giang, Thăng Long (Hà Nội)
- Môn GDCD: Giúp học sinh:
+ Xác định truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại
xâm, nhân đạo là một truyền thông lâu đời và quý báu của dân tộc ta.
* Về kỹ năng:
- Giúp các em rèn luyện kĩ năng trình bày diễn biến, phân tích kênh hình trên
lược đồ.
6
- Rèn luyện kĩ năng tường thuật, trình bày một sự kiện, hiện tượng, liên hệ
thực tế.
- Vận dụng những bài học từ cha ông vào thực tiễn cuộc sống gắn với cuộc
sống giao lưu, tiếp xúc thực tế trong cuộc sống bản thân.
* Về thái độ:
- Giáo dục lòng căm thù bọn giặc ngoại xâm, yêu chuộng cuộc sống hòa bình.
- Củng cố thêm lòng tự hào về truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất
chống giặc ngoại xâm.
- Biết ơn, ghi nhớ công lao của ông cha, các thế hệ đi trước đã xả thân vì nền
độc lập của Tổ quốc, đặc biệt là Lý Thường Kiệt.
- Phấn đấu vươn lên trong học tập, có tinh thần nhân đạo trong quan hệ với
mọi người.
3.2. Các phương tiện, đồ dùng dạy học, tài liệu được sử dụng:
+ Lược đồ trận tuyến Như Nguyệt.
+ Sách Ngữ văn lớp 7 (tác phẩm “Nam quốc sơn hà”).
+ Tư liệu lịch sử về trận chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt khai thác qua
sách báo, internet.
+ Tư liệu Địa lý về khúc sông Như Nguyệt (một đoạn của sông Cầu - Bắc
Ninh) khai thác qua sách báo, internet.
3.3. Giáo án thực nghiệm:
Bài 11. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
(1075 – 1077)
Tiết 16: GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 – 1077)
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được diễn biến sơ lược cuộc kháng chiến chống Tống ở
giai đoạn hai và thắng lợi to lớn của nhân dân Đại Việt, nguyên nhân thắng lợi và ý
nghĩa lịch sử trận chiến Như Nguyệt.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến.
- Vận dụng các kiến thức bộ môn liêm quan.
3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào về truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa
của nhân dân ta.
B. Phương tiện dạy học:
Lược đồ trận tuyến Như Nguyệt, SGK, tư liệu tham khảo
C. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nhà Lý tiến công sang đất Tống để tự vệ đã thu được kết quả gì?
7
3. Bài mới:
GV giới thiệu: Sau khi đánh vào các căn cứ của quân Tống ở dọc biên giới, rút
quân về nước Lý Thường Kiệt biết rằng những âm mưu của nhà Tống không phải
đã được dập tắt. Do đó ông đã tích cực chuẩn bị cho kháng chiến …
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1.Kháng chiến bùng nổ
- GV: Sau khi đánh bại quân Tống ở Ung
Châu, Lý Thường Kiệt biết quân Tống sẽ
phục thù do đó nhanh chóng rút quân về
nước.
Câu hỏi: Sau khi về nước Lý Thường Kiệt
đã chuẩn bị những gì để đối phó với nhà - Nhà Lý chuẩn bị kháng chiến:
Tống?
+ Chuẩn bị bố phòng.
- GV: Sử dụng lược đồ xác định cho học + Cho quân mai phục vị trí quan
sinh cách bố phòng của ta: Đoán biết giặc trọng.
sẽ đi theo 2 đường, Lý Thường Kiệt đã bố + Xây dựng phòng tuyến Như
trí:
Nguyệt kiên cố.
- Một đạo quân chặn ở Đông Kênh (Quảng
Ninh) chặn thuỷ quân giặc.
- Quân bộ giặc đi qua sông Như Nguyệt →
xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt.
Tích hợp kiến thức về Địa lí:
Câu hỏi: Vì sao Lý Thường Kiệt chọn sông
Như Nguyệt làm phòng tuyến chống giặc?
- Đoạn sông có vị trí quan trọng, án ngữ
mọi con đường từ phương Bắc tiến vào
Thăng Long.
GV phân tích địa thế của khúc sông Như
Nguyệt
Xác định khúc sông Như Nguyệt trên lược
đồ.
Câu hỏi: Phòng tuyến Như Nguyệt được
xây dựng như thế nào?
+ Dài 100km đắp đất cao, vững chắc, bên
ngoài có lớp giậu tre dày đặc, Lý Thường
Kiệt chỉ huy cuộc kháng chiến ở đây.
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về kế hoạch
chuẩn bị đối phó của Lý Thường Kiệt?
- Lợi hại, tính toán cẩn thận
Câu hỏi: Sau khi thất bại ở Ung Châu, nhà
8
Tống đã làm gì?
GV dùng lược đồ trình bày diễn biến.
GV tường thuật:
+ Cuối 1076: Quân Tống do Quách Quỳ,
Triệu Tiết chỉ huy tiến vào nước ta.
Một đạo quân thủy theo đường biển vào để
tiếp ứng.
- Tháng 1 năm 1077, quân Tống vượt qua
ải Nam Quan vào Lạng Sơn tiến đánh nước
ta. Sau những trận đánh nhỏ, quân Tống
tiến đến bờ Bắc sông Như Nguyệt.
- Quân thuỷ bị chặn đánh ác liệt ở Quảng
Ninh nên không đến hỗ trợ được.
- GV yêu cầu HS trình bày lại diễn biến ban
đầu.
Diễn biến:
+ Cuối 1076: quân Tống tấn công
vào nước ta: 10 vạn bộ + 1 vạn ngựa
+ 20 vạn dân phu.
+ Đầu 1077, ta đánh nhiều trận nhỏ
cản địch, quân Tống đóng ở bờ Bắc
sông Cầu chờ quân thuỷ.
2. Cuộc chiến đấu trên phòng
tuyến Như Nguyệt.
- Quách Quỳ cho quân vượt sông
đánh vào phòng tuyến bị ta phản
công quyết liệt -> phòng ngự
Tích hợp kiến thức về Ngữ văn:
GV giới thiệu: Để động viên quân sĩ, làm
tăng thêm sức mạnh chiến đấu, Lý Thường
Kiệt bí mật cho người vào đền thờ Trương
Hống, Trương Hát ngâm vang bài thơ
“Sông núi nước Nam”
GV yêu cầu một HS đọc lại bài thơ phần
dịch nghĩa. Sau đó giới thiệu, phân tích
thêm.
Quân giặc sợ hãi chán nản, Quách Quỳ ra
lệnh “Ai bàn đánh sẽ chém”.
Cuối xuân 1077, đang đêm Lý Thường Kiệt - Cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt
cho quân lặng lẽ đánh úp vào doanh trại cho quân đánh bất ngờ vào đồn giặc.
giặc, quân giặc thua to.
+ Giặc mười phần chết năm, sáu
phần.
Tích hợp kiến thức về giáo dục công dân:
truyền thống nhân nghĩa, yêu chuộng
hòa bình của ông cha.
Tuy nhiên, Lý Thường Kiệt lại chủ động + Giặc chấp nhận “giảng hoà” rút về
giảng hoà, Quách Quỳ rút quân về nước.
nước.
Câu hỏi: Tại sao đang ở thế thắng mà Lý
Thường Kiệt lại “giảng hoà”?
9
Đảm bảo mối quan hệ bang giao hoà hiếu,
không muốn có thêm thương đau, máu đổ
cho binh lính và nhân dân hai nước.
Tích hợp kiến thức về giáo dục công dân:
truyền thống đoàn kết của dân tộc.
Câu hỏi: Trận chiến trên sông Như Nguyệt * Nguyên nhân thắng lợi:
thắng lợi là do những nguyên nhân nào ?
+ Tinh thần đoàn kết chiến đấu của
nhân dân ta.
+Tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt
Câu hỏi: Chiến thắng ở phòng tuyến Như * Ý nghĩa:
Nguyệt có ý nghĩa gì?
+ Là trận đánh tuyệt vời trong lịch
sử chống ngoại xâm.
+ Nền độc lập, tự chủ được củng cố.
+ Nhà Tống từ bỏ âm mưu xâm lược
Tích hợp kiến thức về giáo dục công dân, Đại Việt.
giáo dục kĩ năng sống:
GV kết luận thêm: Như vậy qua cách kết
thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt trong
tiết học hôm nay, các em cần nhớ, trong
quan hệ và cuộc sống hàng ngày, chúng ta
phải luôn luôn có thái độ hòa nhã, thân
thiện, không được gây xích mích, thù oán
làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ.
Đồng thời chúng ta phải luôn luôn có tinh
thần yêu nước, biết ơn đến các thế hệ cha
ông đã chiến đấu cho độc lập của tổ quốc,
đáp lại bằng việc ra sức phấn đấu học tập.
4. Củng cố
? Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt thể hiện như thế nào?
+ Tấn công trước để tự vệ.
+ Lập tuyến phòng thủ bên sông Như Nguyệt.
+ Chủ động giảng hòa kết thúc chiến tranh.
- Gọi 1 học sinh lên bảng trình bày diễn biến trận chiến trên phòng tuyến Như
Nguyệt.
? Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống lần 2.
5. Dặn dò:
- Học bài, tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến
- Chuẩn bị tiết sau ôn tập
10
4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Để kiểm tra kết quả của việc áp dụng sáng kiến, sau khi tiết học kết thúc,
chúng tôi tiến hành kiểm tra khả năng ghi nhớ của học sinh bằng một số câu hỏi
trắc nghiệm và tự luận ngắn đối với học sinh. Các câu hỏi này được đưa ra cho học
sinh hai lớp làm: lớp 7B (lớp thực nghiệm) và lớp 7A (không áp dụng sáng kiến).
Các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Lực lượng quân Tống xâm lược nước ta gồm?
A. 20 vạn quân, 20 vạn dân phu
B. 10 vạn quân và 10 vạn dân phu.
C. 10 vạn quân và 20 vạn dân phu
Câu 2: Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến chống quân Tống ở đâu?
A. Thăng Long
B. Đông Kênh
C. Như Nguyệt
D. Lạng Sơn
Câu 3: Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được đọc trong hoàn cảnh?
A. Quân Tống tiến vào biên giới nước ta.
B. Quân Tống đang vượt sông tấn công.
C. Quân Tống đã thất bại hoàn toàn.
Câu 4: Kế sách chủ động giảng hòa của Lý Thường Kiệt thể hiện truyền thống
gì của dân tộc ta?
A. Tôn sư trọng đạo.
B. Uống nước nhớ nguồn.
C. Hiếu học.
D. Nhân nghĩa
Câu 5: Một trong những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến là?
A. Quân ta đông gấp bội
B. Quân Tống quá yếu.
C. Nhân dân ta đoàn kết một lòng.
Câu hỏi tự luận: Tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn hai
(1076 - 1077)
Kết quả:
Ở mức độ tương đương về chất lượng của học sinh hai lớp, kết quả bài kiểm
tra của học sinh như sau:
Lớp
Giỏi
Sĩ số
SL
Khá
%
SL
TB
%
SL
Yếu
%
SL
%
7A
7B
11
Như vậy, từ kết quả trên cho thấy ở lớp tiến hành áp dụng sáng kiến (lớp 7B)
số học sinh khá, giỏi đã tăng lên, đồng thời số học sinh trung bình, yếu đã giảm
xuống. Nhiều học sinh trước đây không biết trình bày tóm tắt diễn biến bây giờ đã
biết trình bày một cách chính xác. Về thái độ học tập, qua theo dõi chúng tôi thấy
các em tỏ vẻ hào hứng, nhiệt tình, không còn thờ ơ, làm việc riêng như trước. Khi
được hỏi nếu giáo viên sử dụng các kiến thức bộ môn khác như văn học, địa lí
trong khi dạy thì em cảm thấy như thế nào? Đa số học sinh cho rằng như vậy sẽ dễ
hiểu và thích thú hơn. Còn ở lớp 7A (lớp không áp dụng sáng kiến) thì ngược lại,
học sinh học tập thờ ơ, không hứng thú, trả lời câu hỏi không đúng hoặc lung tung,
ít khi chính xác. Từ kết quả trên cho thấy việc sử dụng kiến thức liên môn trong
giảng dạy lịch sử đã đem lại những kết quả thay đổi tích cực. Nó đã làm cho bài
học lịch sử trên lớp trở nên sống động, cụ thể và chân thực hơn, làm tăng hứng thú
học tập môn lịch sử của học sinh.
12
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Như vậy, việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học nói chung và dạy
học lịch sử nói riêng là một việc làm quan trọng, hết sức cần thiết trong xu thế đổi
mới giáo dục hiện nay. Nó góp phần quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, tình
cảm và phát triển toàn diện cho học sinh. Sử dụng kiến thức liên môn có hiệu quả
sẽ giúp học sinh nắm kiến thức vững vàng và phát triển kĩ năng học tập. Để thực
hiện được điều đó, đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn phải nắm chắc kiến
thức liên môn, chịu khó nghiên cứu, tìm tòi, bổ sung kiến thức của nhiều bộ môn
liên quan để tổng hợp, truyền thụ đến cho học sinh. Đồng thời cũng phải nghiên
cứu vận dụng những biện pháp, cách thức truyền thụ làm sao để cho học sinh hứng
thú học tập, biết cách vận dụng.
Đối với học sinh, việc được học tập theo phương pháp tích hợp kiến thức các
môn học làm thay đổi về nhận thức, thái độ và kết quả môn lịch sử của các em. Các
sự kiện, hiện tượng lịch sử được các em ghi nhớ và hiểu không còn khô khan, cứng
nhắc mà các em đã hiểu vấn đề rộng hơn, sâu hơn, phong phú hơn. Vốn kiến thức
bộ môn khác của học sinh cũng được củng cố, bổ sung. Đồng thời, các em cũng sẽ
phát triển năng lực suy nghĩ, tư duy, sáng tạo, tổng hợp, vận dụng kiến thức trong
học tập, ứng dụng vào thực tiễn. Và thực tế với điều đó thì các em sẽ hứng thú học
tập bộ môn lịch sử hơn.
2. Một số kiến nghị
- Đối với nhà trường, cần bổ sung thêm các tư liệu, tài liệu tham khảo để học
sinh có điều kiện tìm hiểu thêm các kiến thức bên ngoài sách giáo khoa.
- Các cấp quản lí, xuất bản và cung cấp thiết bị dạy học: Cần hỗ trợ để các nhà
trường được trang bị thêm các phương tiên dạy học cần thiết, có phòng học bộ
môn, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh trong quá trình học tập. Cung cấp
thêm các tài liệu hướng dẫn cho giáo viên biết vận dụng kiến thức liên môn trong
giảng dạy lịch sử nói riêng và các bộ môn nói chung.
- Tổ chức thường xuyên, có hiệu quả các đợt tập huấn, sinh hoạt chuyên môn
liên trường, cấp huyện để giáo viên được học tập, nâng cao nghiệp vụ sư phạm về
việc sử dụng kiến thức liên môn.
- Các giáo viên cần phải nghiên cứu và nắm vững kiến thức bộ môn nói riêng
và kiến thức các bộ môn. Đồng thời phải biết sử dụng kiến thức liên môn phù hợp
với bài học và đối tượng học sinh, có lòng nhiệt tình với nghề nghiệp và học sinh.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của chúng tôi trong việc vận dụng kiến thức liên
môn trong giảng dạy lịch sử ở một bài học cụ thể. Đó mới chỉ là một ví dụ nhỏ để
minh chứng cho tính thiết thực, cấp thiết của việc sử dụng kiến thức liên môn ở
13
trường phổ thông. Rất mong được sự xem xét, đánh giá, góp ý chân thành của các
cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Quan Sơn, ngày tháng 12 năm 2014
ĐƠN VỊ
Chúng tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Nguyễn Thị Thiêm
14