Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHAN VĂN LI BĂN

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH TRÀ VINH
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số

: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN BẢO HOÀNG THANH

Đà Nẵng, Năm 2013


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Phan Văn Li Băn



.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 3
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 4
6. Bộ cục đề tài ........................................................................................ 4
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.............................................................. 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ........................... 6
1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................... 6
1.2. NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..... 8
1.2.1. Khái niệm quản lý.......................................................................... 8
1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục, quản lý trường học .......................... 11
1.2.3. Khái niệm đội ngũ CBQL trường THPT ..................................... 14
1.2.4. Khái niệm phát triển đội ngũ CBQL ............................................ 15
1.3. VỊ TRÍ CỦA GIÁO DỤC THPT TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC
QUỐC DÂN .......................................................................................... 16
1.3.1. Vị trí của giáo dục THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân ........ 16
1.3.2. Mục tiêu của giáo dục THPT ....................................................... 17
1.3.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học .............................. 17
1.3.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng
trường trung học ............................................................................ 18
1.4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBQL
TRƯỜNG THPT ................................................................................... 21
1.4.1. Yêu cầu cơ bản đối với người CBQL trường THPT .................... 21
1.4.2. Yêu cầu đối với việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT ...... 25



.

1.4.3. Công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT........................ 26
Kết luận chương 1 ................................................................................. 29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG TỈNH TRÀ
VINH .............................................................................................................. 31
2.1. KHÁI QT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KT - XH TỈNH TRÀ VINH .... 31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư ....................................................... 31
2.1.2. Đặc điểm KT - XH ...................................................................... 32
2.2. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC PHỔ THƠNG TỈNH TRÀ VINH ........... 34
2.2.1. Tình hình giáo dục phổ thơng tỉnh Trà Vinh ................................ 34
2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục THPT tỉnh Trà Vinh ...................... 37
2.3. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CBQL TRƯỜNG THPT TỈNH
TRÀ VINH ............................................................................................ 41
2.3.1. Về số lượng, cơ cấu, độ tuổi. ....................................................... 41
2.3.2. Về trình độ ................................................................................... 44
2.3.3. Về thâm niên quản lý ................................................................... 48
2.3.4. Về phẩm chất, năng lực và mức độ hoàn thành nhiệm vụ quản
lý ................................................................................................... 49
2.3.5. Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT
tỉnh Trà Vinh ................................................................................. 58
2.4. THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBQL TRƯỜNG
THPT TỈNH TRÀ VINH ....................................................................... 60
2.4.1. Đánh giá nhận thức về tầm quan trọng và mức độ thực hiện
việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Trà Vinh ............ 60
2.4.2. Công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Trà
Vinh............................................................................................... 63

2.5. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
CBQL TRƯỜNG THPT TỈNH TRÀ VINH .......................................... 66


.

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN
LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH TRÀ VINH ............. 73
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI
NGŨ CBQL TRƯỜNG THPT .............................................................. 73
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tồn diện .............................................. 73
3.1.2. Ngun tắc đảm bảo sự phát triển ................................................ 73
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính lịch sử cụ thể, thiết thực và khả thi....... 74
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ. ............................................... 74
3.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBQL TRƯỜNG THPT
TỈNH TRÀ VINH ................................................................................. 74
3.2.1. Lập quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL và thực hiện quy
hoạch ............................................................................................. 74
3.2.2. Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL ....................................... 77
3.2.3. Đổi mới cơ chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều
động CBQL ................................................................................... 82
3.2.4. Tạo môi trường và động lực cho CBQL phát triển ....................... 87
3.2.5. Xây dựng đội ngũ CBQL đồng bộ về cơ cấu, trình độ, giới tính. . 89
3.2.6. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá CBQL............... 92
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP ............................................ 95
3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ................. 96
Kết luận chương 3 ................................................................................. 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 99
1. Kết luận ............................................................................................. 99
2. Kiến nghị ......................................................................................... 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 102
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao).
PHỤC LỤC


.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CB

Cán bộ

CBQL

Cán bộ quản lý

CBQLGD

CBQLGD

CNH

Công nghiệp hoá

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDTX


Giáo dục thường xuyên

GV

Giáo viên

HĐH

Hiện đại hố

HNDN

Hướng nghiệp dạy nghề

HS

Học sinh

HT

Hiệu trưởng

KT

Kinh tế

NV

Nhân viên


PHT

Phó Hiệu trưởng

PTDTNT

Phổ thông Dân tộc nội trú

QL

Quản lý

QLCB

Quản lý cán bộ

QLGD

Quản lý giáo dục

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

XH


Xã hội


.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Số lượng và cơ cấu đội ngũ CBQL, GV, NV các bậc học phổ

35

bảng
2.1

thơng
2.2

Trình độ đào tạo chuẩn của đội ngũ CBQL, GV, NV các bậc

37

học phổ thông.
2.3

Quy mô phát triển trường, lớp, HS tại các trường THPT công


38

lập tỉnh Trà Vinh
2.4

Chất lượng đội ngũ CBQL, GV, NV các trường THPT công

40

lập tỉnh Trà Vinh
2.5

Khái quát thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Trà

42

Vinh.
2.6

Số lượng và cơ cấu đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Trà

43

Vinh
2.7

Độ tuổi của CBQL trường THPT tỉnh Trà Vinh

44


2.8

Trình độ chun mơn, chính trị, QLGD của đội ngũ CBQL

46

trường THPT
2.9

Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT

47

qua các giai đoạn
2.10

Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ CBQL trường THPT

48

tỉnh Trà Vinh
2.11

Thâm niên QL của đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Trà

49

Vinh
2.12


Các tiêu chí đánh giá về phẩm chất của đội ngũ CBQL trường
THPT

50


.

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Các tiêu chí đánh giá về năng lực của đội ngũ CBQL trường

51

bảng
2.13

THPT
2.14

Tự đánh giá thực trạng về phẩm chất đội ngũ CBQL giáo dục

52

trường THPT

2.15

Tổng hợp ý kiến của 3 nhóm khách thể điều tra về phẩm chất

53

đội ngũ CBQL giáo dục trường THPT
2.16

Tự đánh giá thực trạng về năng lực đội ngũ CBQL giáo dục

54

trường THPT
2.17

Tổng hợp ý kiến của 3 nhóm khách thể điều tra về năng lực

55

đội ngũ CBQL giáo dục trường THPT
2.18

Tự đánh giá thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ QL

56

của đội ngũ CBQL trường THPT
2.19


Tổng hợp ý kiến đánh giá của ba nhóm khách thể điều tra, về

57

mức độ thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBQL trường THPT
2.20

Tổng hợp ý kiến về công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường

61

THPT
2.21

Tổng hợp ý kiến của CBQL trường THPT, CBQL và chuyên

61

viên Sở GD&ĐT trong việc sử dụng các biện pháp xây dựng
phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL trường THPT
2.22

Tổng hợp ý kiến CBQL và chiên viên Sở GD&ĐT về lập kế

62

hoạch xây dựng phát triển đội ngũ CBQL trường THPT
3.1

Khảo nghiệm về tính khả thi và tính cần thiết của các biện

pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT

97


.1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, tồn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới đã tác động mạnh
mẽ đến tình hình kinh tế - xã hội của tất cả các nước, thế giới đang có nhiều
biến đổi nhanh và phức tạp, cuộc cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ
thông tin và truyền thông, KT tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, đã tạo
động lực cho sự phát triển giáo dục của các nước trên thế giới.
Đảng và nhà nước ta đã khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách
hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu đầu tư cho sự phát triển, giáo dục vừa là
mục tiêu vừa là động lực để phát triển KT - XH. Chính vì vậy, mục tiêu của
chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 đã xác định: “ Nền giáo dục
nước ta được đổi mới căn bản và tồn diện theo hướng chuẩn hố, hiện đại
hoá, XH hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được
nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực
sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu
năng lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước và xây dựng nền KT tri thức; đảm bảo công bằng XH
trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình
thành XH học”.
Điều 16 Luật giáo dục đã nêu vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý
giáo dục "CBQLGD giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều
hành các hoạt động giáo dục. CBQLGD phải không ngừng học tập, rèn luyện,
nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn, năng lực QL và trách

nhiệm cá nhân. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội
ngũ CBQLGD nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của CBQLGD, bảo đảm
phát triển sự nghiệp giáo dục".


.2

Để thực hiện mục tiêu đó một trong những giải pháp phát triển giáo dục
và đào tạo là đổi mới công tác quản lý giáo dục, nâng cao năng lực cho
CBQLGD.
Giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh Trà Vinh trong những năm gần
đây đã có những bước phát triển cả về quy mô và chất lượng, đội ngũ cán bộ
quản lý các trường THPT tỉnh Trà Vinh đã đáp ứng được những yêu cầu cơ
bản về công tác QLGD, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở địa phương,
góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thúc đẩy sự
phát triển KT - XH ở địa phương. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập của nước
ta, thời kỳ cơng nghiệp hố hiện đại hố, hội nhập quốc tế, thời kỳ phát triển
về cơng nghệ thơng tin, KT tri thức thì giáo dục tỉnh Trà Vinh nói chung và
giáo dục THPT nói riêng vẫn cịn những hạn chế, bất cập.
Có nhiều ngun nhân gây nên những hạn chế, bất cập nêu trên, một
trong những nguyên nhân chủ yếu và quan trọng là công tác QLGD nói chung
và QL cấp THPT nói riêng cịn bộc lộ đội ngũ CBQL chưa đồng bộ, còn hạn
chế trong việc tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại như ứng dụng công
nghệ thông tin vào QL trường học.
Công tác quy hoạch CBQLGD, CBQL trường THPT đã được xây
dựng, trên cơ sở đó có bước chủ động hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng
và bổ nhiệm CBQLGD nhưng vẫn cịn bộc lộ những thiếu sót như: Quy hoạch
cịn thụ động, chưa có tính kế thừa và phát triển, chưa có hiệu quả thiết thực,
chất lượng thấp, chưa xác định rõ mục tiêu, yêu cầu về xây dựng quy hoạch
CBQL.

Để khắc phục những tồn tại hạn chế nêu trên, cần thiết phải có những
biện pháp cụ thể để phát triển đội ngũ CBQL trường THPT của tỉnh Trà Vinh,
tạo ra đội ngũ CBQL trường THPT phát triển đồng bộ, có chất lượng góp


.3

phần nâng cao hiệu quả công tác QLGD, nâng cao chất lượng giáo dục THPT
nói riêng và chất lượng giáo dục của tỉnh Trà Vinh nói chung.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó, chúng tơi nghiên cứu đề tài
“Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Trà Vinh”, với hy
vọng góp phần giải quyết những bất cập, hạn chế trong CBQL, nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả giáo dục THPT tỉnh Trà Vinh trong giai đoạn hiện
nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQLGD và thực
trạng phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Trà Vinh, trên cơ sở đó xây
dựng các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Trà Vinh.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Công tác phát triển ngũ CBQL trường THPT tỉnh Trà Vinh.
* Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Trà Vinh.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT được nghiên
cứu trong đề tài này là đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THPT
tỉnh Trà Vinh trong 5 năm gần đây và đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ
trong những năm tiếp theo.
Phạm vi nghiên cứu thuộc các trường THPT công lập tỉnh Trà Vinh.
4. Giả thuyết khoa học

Công tác QL trường THPT tỉnh Trà Vinh hiện nay còn nhiều hạn chế
và bất cập. Một trong những nguyên nhân dẫn tới bất cập và yếu kém là do
công tác QLGD nhà trường. Nếu vận dụng được các biện pháp phát triển đội


.4

ngũ CBQL trường THPT đã đề xuất thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục THPT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng
các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
* Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích và tổng hợp tài liệu, phân loại và hệ thống hoá lý thuyết xây
dựng cơ sở lý luận của đề tài.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động QL của hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng của các trường THPT tỉnh Trà Vinh.
- Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp các lãnh đạo CBQL. Dùng
phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến của CBQL Sở GD&ĐT, CBQL và giáo viên các
trường THPT, trò chuyện với CBQL của trường THPT và của Sở GD&ĐT
nhằm thu thập thông tin.
- Phương pháp chuyên gia: Tổ chức đàm thoại để huy động trí tuệ của
đội ngũ chun gia giỏi, có trình độ và kinh nghiệm trong QLGD, để xem xét
rút ra kết luận tốt nhất cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm trong QLGD THPT.
* Nhóm phương pháp hỗ trợ
Dùng phương pháp toán thống kê để xử lý, tổng hợp số liệu thu được,
trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học, nhận xét mang tính khái quát.
6. Bộ cục đề tài

Luận văn gồm 3 phần:
Mở đầu.
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường THPT.
Chương 2: Thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Trà Vinh.


.5

Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Trà
Vinh.
Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện được việc nghiên cứu đề tài biện pháp phát triển đội ngũ
CBQL trường THPT tỉnh Trà Vinh, chúng tôi nghiên cứu các văn bản của
Trung ương, địa phương về công tác cán bộ; Thu thập dữ liệu từ các báo cáo
tổng kết, thống kê về đội ngũ nhà giáo, CBQLGD và học sinh tỉnh Trà Vinh;
Tham khảo quyển sách viết về công tác quản lý; đồng thời tham khảo một số
luận văn thạc sĩ QLGD như: "Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường
THCS huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang" của Nguyễn Trọng Thân, "Biện pháp
phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện
nay" của Lê Thị Kim Loan … nhưng các đề tài mới đi sâu vào một nội dung
là quy hoạch đội ngũ. Tại tỉnh Trà Vinh chưa có đề tài nghiên cứu khoa học
nào đề cập đến vấn đề phát triển đội ngũ CBQL trường THPT một cách toàn
diện.


.6


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hoạt động QL bắt nguồn từ sự phân công và hợp tác lao động. Chính
sự phân cơng và hợp tác lao động để có hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao
hơn trong công việc địi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều hành, kiểm tra
và điều chỉnh; và trong hoạt động QL ln ln có vai trị của người đứng đầu
- của nhà QL. Hoạt động của nhóm người QL là phối hợp một cách nhịp
nhàng những nỗ lực của các thành viên nhằm đạt được mục tiêu cao nhất mà
tổ chức đề ra.
Các tư tưởng QL sơ khai xuất phát từ các tư tưởng triết học cổ Hy Lạp
và cổ Trung Hoa. Sự đóng góp của các nhà triết học cổ Hy Lạp về QL tuy cịn
ít ỏi nhưng đáng ghi nhận, điển hình là tư tưởng của Xơ-crát (469-399 Tr.N),
Platơn (427-347 Tr.CN), Arixtốt (384-322 Tr.CN). Thời Trung Hoa cổ đại đã
cơng nhận các chức năng QL, đó là các chức năng: Kế hoạch hoá, tổ chức, tác
động, kiểm tra. Đặc biệt, các nhà tư tưởng và chính trị lớn là Khổng Tử (551478 Tr.CN), Mạnh Tử (372-289 Tr.CN), Thương Ưởng (390-338 Tr.CN) đã
nêu lên tư tưởng QL “Đức trị, Lễ trị” lấy chữ Tín làm đầu. Những tư tưởng
QL trên vẫn có ảnh hưởng khá sâu sắc đến các nước phương Đông ngày nay.
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là giai đoạn mang tư tưởng
QL Chủ nghĩa Tư bản. Do yêu cầu phát triển sản xuất đại công nghiệp, dưới
tác động của cuộc cách mạng kỹ thuật, nhu cầu QL không ngừng tăng ở cả
phạm vi vi mô và vĩ mô. Khoa học QL từng bước tách ra khỏi triết học và trở
thành bộ môn khoa học độc lập, có sự tham gia đóng góp của nhiều trường
phái: Thuyết QL khoa học; Thuyết hành chính; Trường phái tác phong


.7


(trường phái quan hệ giữa con người với con người trong QL); Thuyết tổ chức
trong QL; Thuyết hành vi.
Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin tuy không để lại những
tác phẩm chuyên nghiên cứu về QL, nhưng qua các tác phẩm về KT và chính
trị - XH của các ơng, chúng ta cũng có thể rút ra những tư tưởng về QL.
Trong Bộ Tư bản, Chủ nghĩa Mác đã coi vai trò của nhà QL giống như vai trị
của nhạc trưởng trong dàn nhạc. Ơng viết: “…Một người độc tấu vĩ cầm tự
mình điều khiển lấy mình, cịn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [4,
tr.480].
Ở Việt Nam, khoa học QL tuy còn non trẻ, song nó đã có những thành
tựu đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả QL XH trong những điều kiện cụ
thể, tương ứng với tình hình phát triển KT - XH của đất nước. Đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, đề ra được những giải pháp QL
trong lĩnh vực QL và phát triển giáo dục - đào tạo Việt Nam. Có thể kế đến
một số tác giả và cơng trình nghiên cứu như: tác giả Nguyễn Ngọc Quang với
nghiên cứu “Những khái niệm cơ bản về lý luận QLGD” đã đề cập đến những
khái niệm cơ bản của QL, QLGD, các đối tượng của khoa học QLGD; tác giả
Đặng Bá Lãm, tác giả Phạm Thành Nghị “Chính sách và kế hoạch phát triển
trong QLGD” đã phân tích khá sâu sắc về lý thuyết và mơ hình chính sách,
các phương pháp lập kế hoạch giáo dục; tác giả Vũ Ngọc Hải, tác giả Trần
Khánh Đức: “Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI”;
tác giả Đặng Quốc Bảo “Những vấn đề cơ bản về QLGD” đã trình bày những
quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển giáo dục và hệ thống giáo dục, làm
rõ tư tưởng QL.
Trong lĩnh vực GD&ĐT, mảng đề tài về QLGD nói chung, phát triển
đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng được đặc biệt quan tâm. Đã có một số luận
văn thạc sĩ QLGD nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đội


.8


ngũ CBQL tại các trường trung học. Các luận văn này chủ yếu đi sâu vào
nghiên cứu thực trạng về số lượng, cơ cấu và xây dựng đội ngũ CBQL trường
trung học cơ sở trên một địa bàn cấp huyện hoặc đã đề cập đến đối tượng
CBQL trường trung học phổ thông của cả tỉnh nhưng mới đi sâu vào một nội
dung là quy hoạch đội ngũ. Ở tỉnh Trà Vinh chưa có đề tài nghiên cứu khoa
học nào đề cập đến vấn đề phát triển đội ngũ CBQL trường THPT một cách
tồn diện. Vì vậy, việc nghiên cứu biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường
THPT tỉnh Trà Vinh là rất cần thiết
1.2. NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Khái niệm quản lý
Theo Bách khoa tồn thư mở Wikipedi, quản lý (management) là q
trình điều khiển và dẫn hướng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thường là
tổ chức KT, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân
lực, tài chính, vật tư, trí thực và giá trị vơ hình).
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Bản chất hoạt động QL gồm hai
q trình tích hợp vào nhau: q trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì
hệ ở trạng thái ổn định; quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ
đưa vào thế “phát triển”…Trong “quản” phải có “lý”, trong “lý” phải có
“quản” để động thái của hệ ở thế cân bằng động: hệ vận động phù hợp, thích
ứng và có hệ quả trong mối tương tác giữa các nhân tố bên trong (nội lực) với
các nhân tố bên ngoài (ngoại lực)” [2, tr.28].
Theo tác giả Trần Quốc Thành: “QL là hoạt động có ý thức của chủ thể
QL để chỉ huy, điều chỉnh, hướng dẫn các quá trình XH, hành vi và hoạt động
của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà QL, phù hợp với
quy luật khách quan” [21, tr.1].


.9


Từ những khái niệm QL nêu trên, ta có thể rút ra được những dấu hiệu
chung chủ yếu về bản chất của hoạt động QL là:
Hoạt động QL được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm XH, là
sự tác động có hướng đích, có sự phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm thực
hiện mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất, phù hợp với quy luật khách quan.
Hoạt động QL gồm hai thành phần chủ yếu là: Chủ thể QL (ai QL): Chỉ
có thể là con người hoặc một tổ chức do con người cụ thể lập nên. Đối tượng
QL (QL ai, QL cái gì, QL cơng việc gì): Đó có thể là người, tổ chức, vật chất
hay sự việc.
Chủ thể QL và đối tượng QL có tác động qua lại. Chủ thể QL làm nảy
sinh các tác động QL, cịn đối tượng QL thì sản sinh ra các giá trị vật chất và
tinh thần có giá trị sử dụng, trực tiếp đáp ứng nhu cầu của con người, thoả
mãn mục đích của chủ thể QL.
Trong hoạt động QL, chủ thể QL phải có những tác động phù hợp và
sắp xếp các tác động đó một cách hợp lý làm cho đối tượng QL thay đổi trạng
thái (Từ lộn xộn thành trật tự theo ý chí và mục tiêu của nhà QL).
* Chức năng QL
Một tổ chức đều cần phải có sự QL và có người QL để tổ chức hoạt
động và đạt được mục đích của mình. Vậy hoạt động QL là gì?
QL là một hoạt động đặc biệt, có tính sáng tạo, có tính nghệ thuật. Hoạt
động QL phát triển khơng ngừng từ thấp đến cao, gắn liền với q trình phát
triển, đó là sự phân cơng chun mơn hố lao động QL. Sự phân cơng,
chun mơn hố lao động QL là cơ sở hình thành các chức năng QL.
Chức năng QL là một thể thống nhất những hoạt động tất yếu của chủ
thể QL nảy sinh từ phân cơng, chun mơn hố trong hoạt động QL nhằm
thực hiện mục tiêu.


10
.


Chức năng QL là một dạng hoạt động QL, thông qua đó chủ thể QL tác
động đến khách thể QL nhằm thực hiện một mục tiêu xác định.
QL phải thực hiện nhiều chức năng khác nhau, trong các chức năng có
tính độc lập tương đối nhưng chúng được liên kết hữu cơ trong một hệ thống
nhất quán. Chức năng QL có chức năng cơ bản, chức năng cụ thể với nhiều
cách tiếp cận khác nhau. Nhưng về cơ bản các tác giả đều thống nhất 4 chức
năng cơ bản : Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.
Chức năng kế hoạch hoá: Bản chất của khái niệm kế hoạch hố là q
trình xác định mục tiêu, mục đích của tổ chức và các con đường, biện pháp,
cách thức, điều kiện cơ sở vật chất để đạt được mục tiêu, mục đích đó.
Trong tất cả các chức năng QL, chức năng kế hoạch hoá là chức năng
đầu tiên, chức năng cơ bản để hoàn thành các chức năng khác. Đây được coi
là chức năng chỉ lối, dẫn đường cho các chức năng chỉ đạo, kiểm tra.
Trong QLGD, QL nhà trường, xác định chức năng kế hoạch hố có ý
nghĩa sống còn đối với sự tồn tại, vận hành và phát triển của nhà trường.
Chức năng tổ chức: Theo hai tác giả; Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị
Mỹ Lộc: “Tổ chức là q trình sắp xếp, phân bổ cơng việc, quyền hành và các
nguồn lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể đạt được các mục tiêu
của tổ chức một cách hiệu quả” [6, tr.15].
Như vậy, thực chất của tổ chức là thiết lập mối quan hệ, liên hệ giữa
con người với con người, giữa các bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạt
động nhịp nhàng như một cơ thể thống nhất. Tổ chức tốt sẽ khơi nguồn cho
các tiềm năng, cho những động lực khác, tổ chức không tốt sẽ làm triệt tiêu
động lực và làm giảm sút hiệu quả QL. Trong QLGD, QL nhà trường, điều
quan trọng nhất của công tác tổ chức là phải xác định rõ cho được vai trị, vị
trí của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận, đảm bảo mối liên hệ liên kết giữa các cá
nhân, các thành viên, các bộ phận tạo nên sự thống nhất và đồng bộ.



11
.

Chức năng chỉ đạo: Là quá trình tác động ảnh hưởng của chủ thể QL
đến hành vi và thái độ của con người (khách thể QL) nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là một chức năng quan trọng trong hoạt
động QL. QL mà khơng có kiểm tra thì coi như khơng có QL.
Tóm lại: Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra là các chức năng cơ
bản được hình thành trong sự phân cơng và chun mơn hố hoạt động QL.
1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục, quản lý trường học
* Khái niệm QLGD
Cũng như khái niệm QL, khái niệm QLGD tuy vẫn còn nhiều quan
điểm chưa hồn tồn thống nhất, song đã có nhiều quan điểm cơ bản đồng
nhất với nhau.
Theo tác giả Trần Kiểm, “khái niệm QLGD”, có nhiều cấp độ, ít nhất
có hai cấp độ chủ yếu: Cấp độ vĩ mơ và cấp độ vi mô.
Ở cấp vĩ mô “ QLGD được hiểu là những hoạt động tự giác (có ý thức,
có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể QL đến tất
cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà
trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo
dục, đào tạo thế hệ trẻ mà XH đặt ra cho ngành giáo dục”.
Ở cấp vi mô, tác giả cho rằng: “ QLGD được hiểu là hệ thống những
tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy
luật) của chủ thể QL đến GV, nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ HS và các
lực lượng XH trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và
hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” [13, tr.37].
Theo GS.VS Phạm Minh Hạc: “QL nhà trường, QLGD nói chung là
thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa
nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục,



12
.

mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục và thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến
mục tiêu dự kiến” [11].
QLGD theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực
lượng XH nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển
của XH. Ngày nay giáo dục với sứ mệnh phát triển tồn diện, cơng tác giáo
dục khơng chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà là giáo dục thường xuyên, giáo dục
cho mọi người, tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên QLGD
được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống các trường
trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Cũng như các hoạt động KT - XH, QLGD có hai chức năng tổng quát.
Chức năng ổn định duy trì quá trình đào tạo đáp ứng yêu cầu hiện hành của
nền KT - XH. Chức năng đổi mới phát triển quá trình đào tạo đón đầu khoa
học - kỹ thuật.
Từ chức năng tổng quát trên, QLGD cũng phải gắn bó với bốn chức
năng cụ thể như:
Kế hoạch hoá: Đưa mọi hoạt động giáo dục vào kế hoạch hoá với mục
tiêu, biện pháp rõ ràng, bước đi cụ thể, chuẩn bị các điều kiện cung ứng cho
việc thực hiện các mục tiêu.
Tổ chức: Hình thành và phát triển tổ chức tương xứng với sứ mệnh, với
nhiệm vụ chính trị, với mục tiêu dài hạn ngắn và trung hạn.
Chỉ huy, điều hành: Chức năng này thường mang tính tác nghiệp.
Trong điều hành cần tập trung, thống nhất điều khiển.
Kiểm tra: Công việc này gắn bó với sự đánh giá tổng kết kinh nghiệm
giáo dục, điều chỉnh mục tiêu.
* Khái niệm trường học
Khái niệm trường học: Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở của

hệ thống giáo dục quốc dân, trực tiếp đào tạo, giáo dục nhân cách bằng tổ


13
.

chức hướng dẫn, truyền thụ những tri thức, đạo đức mà nhân loại đã sàng lọc,
chiết xuất được cho thế hệ trẻ. Vì vậy, trong bất kỳ XH nào hoạt động trung
tâm trong các nhà trường là hoạt động giáo dục và QLGD.
Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo: “Trường học là một thiết chế XH, trong
đó diễn ra q trình đào tạo, giáo dục với sự tương tác của hai nhân tố thầy trò. Trường học là một bộ phận của công đồng và trong guồng máy của hệ
thống giáo dục quốc dân, nó là đơn vị cơ sở” [1, tr.63].
* Khái niệm quản lý trường học
Trong phạm vi nhà trường, hoạt động QL bao gồm QL hoạt động giáo
dục, các đối tượng giáo dục như: QL hoạt động dạy học, hoạt động lao động,
hoạt động ngoại khoá, hoạt động XH; QL GV, QL HS, QL tài chính, tài sản
…Ta cần phân biệt rõ QLGD với QL nhà trường. QLGD là QL một hoạt
động, còn QL nhà trường là QL một thiết chế của hệ thống giáo dục. Như ta
đã biết, QLGD bao gồm hai cấp độ: QL cấp vĩ mô và QL cấp vi mô. QL cấp
vĩ mô là QL hệ thống giáo dục quốc dân từ trung ương đến địa phương và QL
cấp vi mô là QL hoạt động giáo dục trong nhà trường. Như vậy, QLGD trong
nhà trường chính là nội dung quan trọng trong QLGD.
Theo GS.VS Phạm Minh Hạc: “QL nhà trường là thực hiện đường lối
giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường
vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào
tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng HS” [13, tr.22].
QL nhà trường thực chất là những tác động của chủ thể QL vào quá
trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể GV và HS, với sự hỗ trợ của các lực
lượng XH) nhằm hình thành và phát triển tồn diện nhân cách HS theo mục
tiêu đào tạo của nhà trường.



14
.

1.2.3. Khái niệm đội ngũ CBQL trường THPT
* Khái niệm đội ngũ
Theo Từ điển tiếng Việt: "Đội ngũ là tập hợp một số đông người cùng
chức năng nghề nghiệp thành một lực lượng" [15]. Khái niệm đội ngũ dùng
cho các tổ chức trong XH một cách khá rộng rãi như: đội ngũ trí thức, đội ngũ
GV, đội ngũ thanh niên tình nguyện... Ở một nghĩa chung nhất, ta thường
hiểu: đội ngũ là tập hợp một số đông người thành một lực lượng để thực hiện
một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hoặc khác nghề nhưng có
chung mục đích xác định, họ làm việc theo kế hoạch và gắn bó với nhau về
lợi ích vật chất và tinh thần cụ thể.
* Khái niệm CBQL
Theo từ điển tiếng Việt, CBQL là “người làm cơng tác có chức vụ
trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người không có chức vụ” [20,
tr.105].
CBQL có thể là cấp trưởng hoặc cấp phó của một tổ chức được cơ quan
cấp trên bổ nhiệm bằng quyết định hành chính nhà nước. Cấp phó giúp việc
cho cấp trưởng, chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về công việc được phân công. CBQL được phân ra nhiều cấp, bậc
khác nhau: CBQL cấp Trung ương; CBQL cấp địa phương; CBQL cấp cơ sở.
CBQL là chủ thể QL, là người có chức vụ trong tổ chức, được cấp trên
ra quyết định bổ nhiệm, là người chỉ huy, giữ vai trò lãnh đạo, dẫn dắt, tác
động, ra lệnh, kiểm tra đối tượng QL nhằm thực hiện các mục tiêu của đơn vị.
Người QL vừa là người lãnh đạo, QL của cơ quan, đơn vị, vừa chịu sự chỉ
đạo, QL của cấp trên.
* Đội ngũ CBQL trường THPT

Đội ngũ CBQL trường THPT gồm: Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng.


15
.

Trong luật giáo dục, tại điều 54 quy định: “1. Hiệu trưởng là người chịu
trách nhiệm QL các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền bổ nhiệm, công nhận; 2. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ QL trường học” [16].
Theo điều lệ trường trung học: “1. Trường trung học có một hiệu
trưởng và từ 1 đến 3 phó hiệu trưởng theo nhiệm kỳ 5 năm. Thời gian đảm
nhiệm những chức vụ này là không quá hai nhiệm kỳ ở một trường trung học;
2. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phải là GV đạt trình độ chuẩn quy định, đã
dạy ít nhất 5 năm ở cấp trung học hoặc ở cấp học cao hơn. Có phẩm chất
chính trị và đạo đức tốt; có trình độ chun mơn vững vàng; có năng lực QL
được bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ QLGD, có sức khoẻ, được tập thể GV,
NV tín nhiệm” [3].
Đội ngũ CBQL trường học có vị trí quyết định sự thành bại của quá
trình giáo dục, đào tạo.
1.2.4. Khái niệm phát triển đội ngũ CBQL
* Khái niệm phát triển
Phát triển là thuật ngữ được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như
phát triển KT - XH, phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ… Phát triển
là “biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao,
đơn giản đến phức tạp” [18].
Theo quan điểm duy vật biện chứng: phát triển là một quá trình biến
đổi từ thấp lên cao, từ đơn giãn đến phức tạp. Đó là q trình tích luỹ dần về
lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình nảy sinh cái mới trên cơ sở cái
cũ, do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện

tượng.
Theo tác giả Đặng Bá Lãm: “Phát triển là một quá trình vận động từ
thấp lên cao, từ đơn giãn đến phức tạp, theo đó, cái cũ biến mất và cái mới ra


16
.

đời… Phát triển là một quá trình nội tại: bước chuyển từ thấp lên cao. Bước
chuyển từ thấp lên cao xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dạng tiềm
tàng những khuynh hướng dẫn đến cái cao. Còn cái cao là cái thấp đã phát
triển” [14].
Như vậy, sự vật, hiện tượng, con người, XH biến đổi để tăng tiến về số
lượng, chất lượng dưới tác động của bên trong hoặc bên ngoài đều được coi là
phát triển. Phát triển được hiểu là sự tăng trưởng, là sự chuyển biến theo chiều
hướng tích cực, tiến lên.
* Khái niệm phát triển đội ngũ CBQL
Phát triển đội ngũ là việc tạo ra các giá trị mới cho đội ngũ để đội ngũ
đó được thay đổi, hồn thiện theo chiều hướng tích cực. Phát triển đội ngũ
CBQL tức là nhằm hoàn thiện kết quả lao động tổng thể của người QL trong
cương vị công tác hiện tại của họ và chuẩn bị cho họ đảm nhận những trách
nhiệm cao hơn, nặng nề hơn và phức tạp hơn.
Phát triển đội ngũ CBQL giáo dục là một bộ phận của hệ thống phát
triển nguồn nhân lực giáo dục. Phát triển đội ngũ CBQL giáo dục là một khái
niệm tổng hợp, nó bao gồm cả phát triển nghề nghiệp, cả đào tạo, bồi dưỡng,
cả tăng tiến về số lượng và chất lượng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ này.
Theo giới hạn của đề tài, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là quá
trình phát triển nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng nhằm tạo ra những thay đổi
về số lượng và chất lượng của đội ngũ Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng các
Trường THPT.

1.3. VỊ TRÍ CỦA GIÁO DỤC THPT TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC
QUỐC DÂN
1.3.1. Vị trí của giáo dục THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân
Điều 4 Luật Giáo dục năm 2005 đã qui định: "Hệ thống giáo dục quốc
dân:


17
.

1. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và GDTX.
2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao
gồm:
A) Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;
B) Giáo dục phổ thơng có tiểu học, THCS, THPT;
C) Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;
D) Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại
học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ Thạc sĩ, trình độ
Tiến sĩ.”
Điều 26 Điều lệ trường trung học: Giáo dục THPT được thực hiện
trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. HS vào học lớp mười phải
có bằng tốt nghiệp THCS, có tuổi là mười lăm tuổi.
1.3.2. Mục tiêu của giáo dục THPT
Điều 27, Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định:
“Mục tiêu của giáo dục phổ thơng là giúp HS phát triển tồn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực
cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt
Nam XH chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho
HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”

"Giáo dục THPT nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả
của giáo dục THCS, hồn thiện học vấn phổ thơng và có những hiểu biết
thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá
nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp,
học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
1.3.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học
Điều 3 Điều lệ trường trung học qui định:


×