Chương 3:
Định tuyến IP
Định tuyến trên Internet được thực hiện dựa trên các bảng định
tuyến (Routing table) được lưu tại các trạm (Host) hay trên các
thi
ết bị định tuyến (Router).
Thông tin trong các bảng định tuyến được cập nhật tự động hoặc
do người d
ùng cập nhật.
Các phạm trù dùng trong định tuyến là:
- Tính có th
ể được (Reachability) dùng cho các giao thức
EGP như BGP.
- Véc tơ kkoảng cách (Vector-Distance) giữa nguồn và đích
dùng cho RIP
- Tr
ạng thái kết nối (Link state) như thông tin về kết nối
dùng cho OSPF
Không có giao th
ức định tuyến nào là toàn diện, tuỳ vào đặc
tính, kích thước của mạng để chọn ph
ù hợp. Mạng nhỏ đồng nhất
nên dùng RIP, đối với các mạng lớn có cấu tạo thích hợp th
ì OSPF
t
ối ưu hơn.
U* Nguyên tắc định tuyến :
Trong hoạt động định tuyến, người ta chia làm hai loại là
định tuyến trực tiếp và định tuyến gián tiếp.
Định tuyến trực tiếp là định tuyến giữa hai máy tính nối với
nhau vào một mạng vật lý. Định tuyến gián tiếp là định tuyến giữa
hai máy tính ở các mạng vật lý khác nhau nên chúng phải thực
hiện thông qua các Gateway.
Để kiểm tra xem máy đích có nằm tr
ên cùng một mạng vật lý
với máy nguồn không thì người gửi phải tách lấy địa chỉ mạng của
máy đích trong phần tiêu đề của gói dữ liệu v
à so sánh với phần
địa chỉ mạng trong phần địa chỉ IP của nó. Nếu tr
ùng thì gói tin sẽ
được truyền trực tiếp nếu không cần phải xác định một Gateway để
truyền các gói tin này thông qua nó để ra mạng ngoài thích hợp.
Hoạt động định tuyến bao gồm hai hoạt động cơ bản sau:
- Quản trị cơ sở dữ liệu định tuyến: Bảng định tuyến (bảng
thông tin chọn đường) là nơi lưu thông tin về các đích có
thể tới được và cách thức để tới được đích đó. Khi phần
mềm định tuyến IP tại một trạm hay một cổng truyền nhận
được y
êu cầu truyền một gói dữ liệu, trước hết nó phải tìm
trong b
ảng định tuyến, để quyết định xem sẽ phải gửi
Datagram đến đâu. Tuy nhi
ên, không phải bảng định tuyến
của mỗi trạm hay cổng đều chứa tất cả các thông tin về các
tuyến đường có thể tới được. Một bảng định tuyến bao
gồm các cặp (N,G). Trong đó:
+ N là địa chỉ của IP mạng đích
+ G là địa chỉ cổng tiếp theo dọc theo trên đường truyền
đến mạng N
Bảng 2.1 minh hoạ bảng định tuyến của một cổng truyền.
Đến Host trên
m
ạng
Bộ định
tuyến
Cổng vật lý
10.0.0.0 Direct 2
11.0.0.0 Direct 1
12.0.0.0 11.0.0.2 1
13.0.0.0 Direct 3
13.0.0.0 13.0.0.2 3
15.0.0.0 10.0.02 5
Như vậy, mỗi cổng truyền không biết được đường
truyền đầy đủ để đi đến đích. Trong bảng định tuyến còn
có nh
ững thông tin về các cổng có thể tới đích nhưng
không nằm trên cùng một mạng vật lý. Phần thông tin này
được che khuất đi và được gọi là mặc định (default). Khi
không tìm thấy các thông tin về địa chỉ đích cần tìm, các
gói d
ữ liệu được gửi tới cổng truyền mặc định.
- Thuật toán định tuyến: Được mô tả như sau:
+ Giảm trường TTL của gói tin
+ Nếu TTL=0 thì
Huỷ gói dữ liệu
Gửi thông điệp ICMP báo lỗi cho thiết bị gửi.
+ Nếu địa chỉ đích là một trong các địa chỉ IP của các kết
nối trên mạng thì xử lý gói dữ liệu IP tại chỗ.
+ Xác định địa chỉ mạng đích bằng cách nhân (AND)
mặt nạ mạng (Network Mask) với địa chỉ IP đích.
+ Nếu địa chỉ đích không tìm thấy trong bảng định tuyến
thì tìm tiếp trong tuyến đường mặc định, sau khi tìm
trong tuy
ến đường mặc định mà không tìm thấy các
thông tin về địa chỉ đích thì huỷ bỏ gói dữ liệu này và
g
ửi thông điệp ICMP báo lỗi “mạng đích không đến
được” cho thiết bị gửi.
+ Nếu địa chỉ mạng đích bằng địa chỉ mạng của hệ
thống, nghĩa là thiết bị đích đến được kết nối trong
cùng mạng với hệ thống, thì tìm địa chỉ mức liên kết
tương ứng với bảng tương ứng địa chỉ IP
-MAC, nhúng
gói IP trong gói d
ữ liệu mức liên kết và chuyển tiếp gói
tin trong mạng.
+ Trong trường hợp địa chỉ mạng đích không bằng địa
chỉ mạng của hệ thống thì chuyển tiếp gói tin đến
thiết bị định tuyến cùng mạng.