Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Biện pháp quản lý giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh các trường trung học cơ sở quận hải châu thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ HỒI TÂM

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ HỒI TÂM

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số
:
60-14-01-14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN HIẾU


Đà Nẵng - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoài Tâm


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BTC

Ban tổ chức

BGH

Ban giám hiệu

BGK


Ban giám khảo

CBQL

Cán bộ quản lý

CSVC

Cơ sở vật chất

GD

Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GV

Giáo viên

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm


HĐDH

Hoạt động dạy học

HKI

Học kì I

HKII

Học kì II

HS

Học sinh

IPCC

Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu

KT - XH

Kinh tế xã hội

MT

Mơi trƣờng

ƠNMT


Ơ nhiễm môi trƣờng

PHHS

Phụ huynh học sinh

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

QL

Quản lý


QLGD

Quản lý giáo dục

SGK

Sách giáo khoa

SARS

Vi rút ( SARS )

TBDH


Thiết bị dạy học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNKQ

Trắc nghiệm khách quan

TTCM

Tổ trƣởng chuyên môn

UBND

Ủy ban nhân dân

VN

Việt Nam


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................4
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................4
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................5
7. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................5
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................5
9. Cấu trúc của luận văn..........................................................................................6

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ...... 7
1.1. TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .......................................7

1.1.1. Tình hình của biến đổi khí hậu tồn cầu.......................................... 7
1.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam đối với tự nhiên và các
hoạt động của con ngƣời .......................................................................... 10
1.1.3. Tác động của biến đổi khí hậu tại thành phố Đà Nẵng ................. 10
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ......................................................................13

1.2.1. Quản lý........................................................................................... 13
1.2.2. Quản lý giáo dục ............................................................................ 14
1.2.3. Quản lý nhà trƣờng ........................................................................ 15
1.2.4. Biến đổi khí hậu ............................................................................. 15
1.2.5. Giáo dục biến đổi khí hậu .............................................................. 16
1.2.6. Quản lý giáo dục biến đổi khí hậu trong nhà trƣờng ..................... 17
1.3. LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH TRUNG
HỌC CƠ SỞ ..............................................................................................................17

1.3.1. Mục tiêu giáo dục biến đổi khí hậu ............................................... 17



1.3.2. Nội dung giáo dục biến đổi khí hậu ................................................................18
1.3.3. Phƣơng pháp giáo dục biến đổi khí hậu ..........................................................19

1.3.4. Hình thức tổ chức giáo dục biến đổi khí hậu................................. 19
1.3.5. Học sinh THCS .............................................................................. 21
1.3.6. Đội ngũ giáo viên và các lực lƣợng tham gia giáo dục biến đổi khí
hậu cho học sinh ...................................................................................... 21
1.3.7. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh
.................................................................................................................. 22
1.3.8. Điều kiện hỗ trợ cho giáo dục biến đổi khí hậu ............................ 22
1.4. QUẢN LÝ GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
CƠ SỞ .......................................................................................................................23

1.4.1. Quản lý mục tiêu giáo dục biến đổi khí hậu .................................. 23
1.4.2. Quản lý việc xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục biến đổi khí
hậu ............................................................................................................ 24
1.4.3. Quản lý phƣơng pháp giáo dục biến đổi khí hậu ........................... 26
1.4.4. Quản lý hình thức tổ chức hoạt động giáo dục biến đổi khí hậu ... 27
1.4.5. Quản lý hoạt động giáo dục của giáo viên .................................... 28
1.4.6. Quản lý hoạt động giáo dục của học sinh ...................................... 28
1.4.7. Quản lý sự phối hợp các lực lƣợng tham gia giáo dục biến đổi khí
hậu ............................................................................................................ 32
1.4.8. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục biến đổi khí hậu ...... 33
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 35
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN
HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ....................................................... 36
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIÁO
DỤC QUẬN HẢI CHÂU ĐÀ NẴNG ......................................................................36



2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 36
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội .............................................................. 37
2.1.3. Giáo dục cấp trung học cơ sở quận Hải Châu ............................... 39
2.2. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ..............................................44

2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................... 44
2.2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................... 44
2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................... 44
2.2.4. Kế hoạch tổ chức khảo sát ............................................................. 45
2.3. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH TRUNG
HỌC CƠ SỞ QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................................46

2.3.1. Thực trạng về nhận thức giáo dục BĐKH ..................................... 46
2.3.2. Thực trạng về thực hiện mục tiêu dạy học, kiến thức, kỹ năng, thái
độ của việc giáo dục ứng phó với BĐKH................................................ 46
2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục BĐKH thông qua dạy học
môn Địa Lý .............................................................................................. 48
2.3.4. Thực trạng về đội ngũ giáo viên dạy môn Địa Lý ở các trƣờng
THCS quận Hải Châu .............................................................................. 50
2.3.5. Thực trạng về giáo dục BĐKH thông qua môn Địa Lý ở các trƣờng
THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng ............................................. 51
2.3.6. Thực trạng về tình hình học tập của học sinh ................................ 52
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........53

2.4.1. Thực trạng quản lý giáo dục biến đổi khí hậu trong mơn Địa Lý ... 53
2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh đối với giáo dục
BĐKH ...................................................................................................... 61

2.4.4. Thực trạng về quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục biến đổi
khí hậu...................................................................................................... 66


2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ giáo dục BĐKH ............. 69
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG .........................................................................................73

2.5.1. Ƣu điểm ......................................................................................... 73
2.5.2. Nhƣợc điểm ................................................................................... 74
2.5.3. Thời cơ ........................................................................................... 76
2.5.4. Thách thức ..................................................................................... 77
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................79

CHƢƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN
HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ....................................................... 81
3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP.................................................81

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .................................................. 81
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính tuân thủ pháp luật ................................. 81
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tồn diện ........................... 82
3.1.4. Ngun tắc đảm bảo tính hiệu quả ................................................ 82
3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC
SINH CÁC TRƢỜNG THCS QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG......83

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về
vai trò, ý nghĩa của giáo dục biến đổi khí hậu ......................................... 83
3.2.2. Xây dựng chƣơng trình tích hợp và lồng ghép nội dung giáo dục
biến đổi khí hậu vào trong các môn học .................................................. 85
3.2.3. Tăng cƣờng tổ chức giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh thơng

qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp................................................ 87
3.2.4. Tăng cƣờng bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên
trong cơng tác giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh ........................... 97
3.2.5. Tăng cƣờng phối hợp các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng đối
với giáo dục biến đổi khí hậu ................................................................ 101


3.2.6. Tổ chức các điều kiện hỗ trợ cho giáo dục biến đổi khí hậu ....... 102
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP .....................................................104
3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN
PHÁP ĐỀ XUẤT ....................................................................................................105

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3................................................................................ 107
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 108
1. KẾT LUẬN .........................................................................................................108
2. KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................109

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT ....................................................................... 109
2.2. Đối với UBND quận Hải Châu ....................................................... 109
2.3. Đối với Phòng GD&ĐT quận Hải Châu ........................................ 109
2.4. Đối với Hiệu trƣởng các trƣờng THCS .......................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 111
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỂ TÀI (Bản sao)
PHỤ LỤC .......................................................................................................... i


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1

2.2

Tên bảng

Trang

Hệ thống giáo dục trên địa bàn quận Hải Châu

40

Thống kê số liệu HS, GV, CBQL các trƣờng THCS

41

quận Hải Châu
2.3

Thống kê trình độ chuyên môn - nghiệp vụ của giáo viên

43

THCS quận Hải Châu
2.4

Tổng hợp giáo viên dạy môn Địa Lý ở quận Hải Châu

50

2.5


Tổng hợp về khảo sát năng lực chuyên môn của giáo

51

viên dạy môn Địa Lý ở các trƣờng THCS quận Hải
Châu
2.6

Tổng hợp kết quả học tập môn Địa Lý ở các trƣờng

53

THCS quận Hải Châu
2.7

Tổng hợp về đánh giá việc tích hợp giáo dục ứng phó

55

với BĐKH trong mơn Địa lí
2.8a

Quản lý hình thức tổ chức dạy học tích hợp

56

2.8b

Quản lý hình thức tổ chức dạy học tích hợp


57

2.9

Quản lý sử dụng phƣơng pháp dạy học tích hợp

59

2.10a

Tổng hợp việc quản lý sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn

60

2.10b

Tổng hợp việc quản lý sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn

61

2.11

Tổng hợp về tình hình học tập của học sinh đối với giáo

62

dục BĐKH
2.12a

Tổng hợp về xây dựng động cơ, thái độ học tập của học


63

sinh đối với giáo dục BĐKH
2.12b

Tổng hợp về xây dựng động cơ, thái độ học tập của học
sinh đối với giáo dục BĐKH

64


2.13

Tổng hợp về thực trạng quản lý việc sử dụng thiết bị dạy

72

học giáo dục BĐKH
3.1

Khai thác các nội dung giáo dục BĐKH từ các môn học

86

trong một lớp của cấp/bậc học cụ thể
3.2

Khai thác các nội dung giáo dục BĐKH từ từng bài học


87

của một môn học theo sách giáo khoa hiện hành
3.3

Khai thác các nội dung giáo dục BĐKH từ các hoạt động

88

ngoại khóa cho từng mơn của cấp/bậc học cụ thể
3.4a

Chủ đề: Tìm hiểu về BĐKH

88

3.4b

Chủ đề: Tìm hiểu về BĐKH

89

3.5a

Chủ đề: Hiểm họa mọi nơi và hành động của chúng ta

89

3.5b


Chủ đề: Hiểm họa mọi nơi và hành động của chúng ta

90

3.6a

Chủ đề: Biến đổi khí hậu hành động của chúng ta

91

3.6b

Chủ đề: Biến đổi khí hậu hành động của chúng ta

92

3.7a

Chủ đề: Môi trƣờng và BĐKH ở Việt Nam

92

3.7b

Chủ đề: Môi trƣờng và BĐKH ở Việt Nam

93

3.7c


Chủ đề: Môi trƣờng và BĐKH ở Việt Nam

94

3.8

Chủ đề: Làm cho thế giới sạch hơn

95

3.9a

Chủ đề: Học sinh với vấn đề ô nhiễm môi trƣờng và

96

BĐKH
3.9b

Chủ đề: Học sinh với vấn đề ô nhiễm môi trƣờng và

97

BĐKH
3.10a

Kết quả trƣng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi

105


của các biện pháp giáo dục BĐKH
3.10b

Kết quả trƣng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi
của các biện pháp giáo dục BĐKH

106


DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
hình
1.1
2.2

Tên hình
Gia tăng nhiệt độ Trái Đất thời kì từ năm 1850 đến
năm 2100
Băng tan thu hẹp nơi cƣ trú, sinh sống của gấu trắng
ở Bắc cực

Trang
7
9


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội loài ngƣời đã xuất hiện ngày
càng nhiều vấn đề tồn cầu với tính chất nguy hiểm ngày một nghiêm trọng.
Có những vấn đề đã có từ rất lâu và cũng có những vấn đề mới xuất hiện
trong vài thập kỷ gần đây. Trong đó vấn đề đang trở nên nhức nhối và đáng
báo động nhất hiện nay là vấn đề biến đổi khí hậu tồn cầu.
Sự biến đổi khí hậu tồn cầu đang có xu hƣớng ảnh hƣởng tiêu cực đến
đời sống xã hội loài ngƣời trên Trái Đất nhƣ: Hiệu ứng nhà kính làm cho
nhiệt độ của Trái Đất tăng lên, hạn hán, lở đất....thƣờng xuyên xảy ra mà
nguyên nhân sâu xa do hoạt động vô ý thức cuả con ngƣời. Ở nƣớc ta q
trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đang diễn ra mạnh mẽ, địi hỏi phải có
một lực lƣợng lao động có trí tuệ cao, có kĩ năng thực hành, có phẩm chất đạo
đức để thích ứng với những thay đổi của đất nƣớc trong khu vực và trên thế
giới. Chính vì vậy chúng ta phải phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, hiệu quả
hơn trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo để đào tạo ra những con ngƣời có năng
lực và phẩm chất - thích ứng với tình hình mới của đất nƣớc và trên thế giới.
Trƣớc đây vài năm, biến đổi khí hậu cịn là chủ đề gây tranh cải về hiện
thực sẽ xảy ra của nó nhƣng đến thời điểm này vấn đề biến đổi khí hậu là vấn
đề toàn cầu đáng báo động nhất hiện nay.
Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa
XI đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu của Chính phủ
về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và
bảo vệ môi trƣờng nhằm giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu; khai thác,
sử dụng các nguồn tài nguyên quốc gia hợp lý, hiệu quả và bền vững; nâng
cao chất lƣợng môi trƣờng sống và bảo đảm cân bằng sinh thái, hƣớng tới
mục tiêu phát triển bền vững đất nƣớc mà Nghị quyết số 24-NQ/TW đã đề ra.


2

Chƣơng trình đƣợc thực hiện từ nay đến năm 2020, làm căn cứ để Bộ, ngành,

địa phƣơng xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám
sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW. Tiếp tục thực hiện các
kế hoạch, chƣơng trình, đề án, dự án đã đƣợc phê duyệt có nội dung phù hợp
với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu trong Nghị quyết số 24-NQ/TW và
xây dựng, triển khai thực hiện một số kế hoạch chƣơng trình, đề án, dự án mở
mới đến năm 2020.
Nhận thức rõ những ảnh hƣởng lớn do biến đổi khí hậu ( BĐKH ) gây ra,
Thủ tƣớng Chính phủ nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê
duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (Quyết định số
158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008) [21]. Để thực hiện chƣơng trình mục tiêu
quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê
duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành Giáo dục giai đoạn
2010 - 2015 và phê duyệt Dự án "Đƣa các nội dung ứng phó với BĐKH vào
chƣơng trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2010 - 2015"; từ đó, việc tích hợp
nội dung này vào các môn học đã đƣợc triển khai đồng bộ [22].
Các mơn học có thể đƣa nội dung để giáo dục về BĐKH nhƣ: mơn
Sinh học, Hóa học, Vật lý, Mĩ thuật, Cơng nghệ, Địa lí… Trong đó mơn Địa
lý là mơn học có nhiều nội dung để giáo dục về BĐKH. Với mục tiêu của
chƣơng trình nhằm cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần
thiết về các thành phần cấu tạo của Trái Đất, các hiện tƣợng, sự vật địa lí và
tác động qua lại giữa chúng; một số quy luật phát triển của môi trƣờng tự
nhiên trên Trái Đất; dân cƣ và các hoạt động của con ngƣời trên Trái Đất; mối
quan hệ giữa dân cƣ, hoạt động sản xuất và môi trƣờng; sự cần thiết phải khai
thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng nhằm phát triển bền
vững; đặc điểm tự nhiên, dân cƣ, kinh tế - xã hội của một số khu vực khác
nhau và của một số quốc gia trên thế giới; những vấn đề đặt ra đối với cả


3


nƣớc nói chung và các vùng, các địa phƣơng nơi học sinh đang sinh sống nói
riêng...; vận dụng tri thức địa lí để giải thích các hiện tƣợng, sự vật địa lí và
bƣớc đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với khả
năng của học sinh.
Quản lý giáo dục biến đổi khí hậu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
bồi dƣỡng cho học sinh tình u thiên nhiên, q hƣơng, đất nƣớc thơng qua
việc ứng xử thích hợp với tự nhiên và tơn trọng các thành quả kinh tế, văn hoá
của dân tộc cũng nhƣ của nhân loại. Quản lý tốt sẽ giúp nâng cao chất lƣợng
dạy và học, các biện pháp sẽ tác động trực tiếp đến ngƣời dạy và ngƣời học để
họ kịp thời điều chỉnh phƣơng pháp dạy và học, thực hiện đầy đủ, khoa học
nghiêm túc quá trình kiểm tra, đánh giá trên cơ sở công bằng, khách quan đầy
đủ và vững chắc các yêu cầu do mục tiêu giáo dục đề ra.
Trong thực tiễn giảng dạy hiện nay, việc quản lý hoạt động giáo dục biến
đổi khí hậu cịn nhiều bất cập hầu hết đƣợc thể hiện ở mức độ liên hệ. Đây là
vấn đề hết sức khó khăn cho GV. Vì lúc này, GV phải biết tìm kiếm và lựa
chọn thơng tin về BĐKH một cách hợp lí để làm sao khi lồng ghép không gây
quá tải cho bài học, khơng biến bài học địa lí thành bài giáo dục về BĐKH.
Việc dạy và học còn mang nặng tính hình thức, chất lƣợng giáo dục cịn thấp,
khả năng thực hành của học sinh cịn kém, khơng đáp ứng đƣợc yêu cầu. Việc
đầu tƣ đồ dùng, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn nhiều hạn chế.
Thực tiễn này đang là mối quan tâm, lo lắng của các nhà quản lý giáo
dục, quản lý nhƣ thế nào? Cần có những biện pháp gì để khắc phục những tồn
tại trên. Đây là vấn đề đặt ra và cần giải quyết một cách cấp bách trong thực
tiễn dạy và học hiện nay ở các trƣờng phổ thơng. Vì vậy việc quản lý hoạt
động giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh THCS cần phải đƣợc chú trọng
cả về lý luận và thực tiễn, cần phải có những biện pháp quản lý đúng, đồng bộ
và hợp lý.


4


Xuất phát từ các lý do nêu trên, Tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý
giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh các trường THCS quận Hải Châu
thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu với mong muốn góp phần nâng cao chất
lƣợng giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học ở các trƣờng THCS tại thành
phố Đà Nẵng nói chung và tại quận Hải Châu nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý
giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh các trƣờng THCS quận Hải Châu
thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh các trƣờng THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh các trƣờng
THCS quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng.
4. Giả thuyết khoa học
Giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh các trƣờng THCS đóng một vai
trị hết sức quan trọng, giúp học sinh lĩnh hội những kiến thức cơ bản, nhằm
hình thành cho các em thái độ và hành vi ứng phó với sự biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên hiện nay, việc tổ chức và quản lý hoạt động này ở các trƣờng THCS
quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng còn nhiều hạn chế. Nếu xác lập và thực hiện
đồng bộ các biện pháp quản lý một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn của
nhà trƣờng thì chất lƣợng và hiệu quả giáo dục biến đổi khí hậu ở các trƣờng THCS
Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng có thể đƣợc nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục biến đổi khí hậu cho
học sinh ở trƣờng THCS



5

5.2.Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý giáo dục biến đổi khí
hậu cho học sinh ở các trƣờng THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục biến đổi khí hậu cho học
sinh ở các trƣờng THCS trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, phân loại tài liệu nhằm
xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi; phƣơng pháp tổng kết
kinh nghiệm; phƣơng pháp phỏng vấn nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng quản
lý giáo dục biến đổi khí hậu ở các trƣờng THCS quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phƣơng pháp toán thống kê để xử lý các kết quả điều tra, khảo sát.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại các trƣờng THCS trên địa bàn quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng: THCS Trƣng Vƣơng, THCS Kim Đồng, THCS
Tây Sơn, THCS Lý Thƣờng Kiệt, THCS Trần Hƣng Đạo, THCS Sào Nam,
THCS Nguyễn Huệ, THCS Lê Thánh Tôn, THCS Lê Hồng Phong.
Khảo sát về quản lý giáo dục biến đổi khí hậu trong mơn Địa Lý cho học
sinh THCS quận Hải Châu trong giai đoạn 2010 – 2014.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý giáo dục biến đổi khí
hậu ở trƣờng THCS, đƣa ra một cái nhìn khái quát về thực trạng công tác
quản lý hoạt động này, làm rõ hơn vai trò quản lý đối với giáo dục biến đổi
khí hậu trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng.



6

8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh
các trƣờng THCS trong địa bàn quận Hải Châu, góp phần nâng cao chất lƣợng
giáo dục toàn diện ở trƣờng THCS.
9. Cấu trúc của luận văn
Luận văn đƣợc cấu trúc gồm 3 phần
- Phần thứ nhất: Mở đầu
- Phần thứ hai: Nội dung nghiên cứu, gồm 3 chƣơng
+ Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của quản lý giáo dục biến đổi khí hậu cho
học sinh ở trƣờng THCS
+ Chƣơng 2: Thực trạng quản lý giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh
ở các trƣờng THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
+ Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý giáo dục biến đổi khí hậu cho học
sinh ở các trƣờng THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị
+ Danh mục tài liệu tham khảo.
+ Phụ lục.


7

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH CÁC
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ
1.1.1. Tình hình của biến đổi khí hậu tồn cầu

BĐKH tồn cầu thể hiện rất rõ nét: nhiệt độ tăng, khí hậu Trái Đất ấm
lên; sự dâng cao của mực nƣớc biển; sự thay đổi thành phần và chất lƣợng khí
quyển; sự xuất hiện của những thiên tai bất thƣờng, trái quy luật, có cƣờng độ
của quy mơ lớn.
Nhiệt độ tăng, khí hậu Trái Đất nóng lên
Nhiệt độ khơng khí của Trái Đất đang có xu hƣớng tăng khiến cho Trái
Đất nóng lên, cao hơn nhiệt độ trung bình hiện nay (150C). Từ năm 1850 đến
nay, nhiệt độ trung bình đã tăng 0,740C; Diễn biến của nhiệt độ trung bình
Trái Đất thời kỳ 1850 – 2100 đƣợc thể hiện trong hình dƣới đây:

Hình 1.1. Gia tăng nhiệt độ Trái Đất thời kì từ năm 1850 đến năm 2100


8

Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng lên rõ rệt trong thời kỳ 1920 –
1940, sau đó giảm dần trong khoảng giữa những năm 1960 và lại tiếp tục
tăng từ sau năm 1975. Đây là thời kỳ nhiệt độ Trái Đất cao nhất trong vòng
600 năm trở lại đây và thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ
vừa qua.
Bƣớc sang thế kỷ XXI, nhiệt độ Trái Đất tiếp tục tăng. Năm 2002 (độ
lệch chuẩn so với nhiệt độ trung bình là +0,48 0C. Năm 2003 nhiệt độ trung
bình của Trái Đất tăng 0,460C so với trung bình của thời kỳ 1971 – 2000,
trong đó độ lệch chuẩn của nhiệt độ ở bán cầu Bắc là +0,59C, ở bán cầu Nam
là +0,320C.
Các dự báo của các nhà khoa học cho thấy đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ
trung bình của Trái Đất có thể sẽ tăng lên từ 2,0 – 4,50C so với cuối thế kỷ
XX. Trái Đất sẽ nóng lên khá rõ rệt [7, tr. 11].
Mực nước biển dâng cao
Các bức ảnh vệ tinh cho thấy diện tích phủ băng ở Bắc Băng Dƣơng đã

thu hẹp khoảng 2,7% cho mỗi thập kỷ. Diện tích phủ băng trên các đảo lớn ở
Bắc Cực (Greenland) hoặc trên các đỉnh núi cao ở khắp nơi trên Trái Đất
cũng giảm đi rất rõ rệt.
Các đo đạc và tính toán cho thấy cùng với sự tăng lên của nhiệt độ là sự
tăng lên của mực nƣớc biển trên các đại dƣơng thế giới. Tính chung, trong thế kỷ
XX mực nƣớc biển trung bình dâng cao 10 – 25cm với tốc độ tăng trung bình 1
– 2mm/năm. Thời kỳ 1993 – 2003 mức nƣớc biển đã dâng cao khoảng
2,8mm/năm, trong đó tăng khoảng 1,6mm/năm do giãn nở nhiệt độ và khoảng
1,2mm/năm do băng tan. Đáng chú ý là trong thời gian gần đây, thời kỳ 1993 –
2003, mực nƣớc biển dâng nhanh đáng kể so với khoảng thời kỳ trƣớc đó từ
1961 – 1992 [7, tr. 12].


9

Hình 2.2. Băng tan thu hẹp nơi cư trú, sinh sống của gấu trắng ở Bắc cực
Sự thay đổi thành phần và chất lượng của khí quyển
Tác động của những hoạt động do con ngƣời gây ra cùng với những tác
động của tự nhiên nhƣ núi lửa, cháy rừng, hạn hán, bão, lũ lụt đã làm cho
thành phần của khí quyển thay đổi rất nhiều. Sự gia tăng của các chất KNK
trong khí quyển, tuy chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, nồng độ rất thấp nhƣng tác hại
của chúng lại rất lớn. Chất lƣợng của khí quyển vì thế giảm sút rất nhanh. Các
chất KNK chẳng những trực tiếp gây nên hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất
nóng lên mà cịn là các chất khí độc hại có ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời
sống của sinh vật nói chung, của con ngƣời nói riêng; ảnh hƣởng tới các q
trình tự nhiên và mọi mặt hoạt động của con ngƣời một cách trực tiếp và gián
tiếp [7, tr .12].
Sự xuất hiện và có chiều hướng gia tăng của các thiên tai
Sự BĐKH toàn cầu đã khiến cho các thiên tai nhƣ bão lớn (siêu bão), lốc
xoáy, lũ lụt, lũ quét, hạn hán... xảy ra thƣờng xuyên hơn, đột ngột và bất

thƣờng hơn, trái với các quy luật thông thƣờng, cƣờng độ cũng lớn hơn, quy
mô cũng rộng lớn hơn. Các thiên tai này đã gây nên những thiệt hại vô cùng
nặng nề cho nhân loại do khó dự báo trƣớc, khó phịng tránh và lƣờng trƣớc
hết các hậu quả do chúng gây ra [7, tr. 12].


10

1.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam đối với tự nhiên và
các hoạt động của con ngƣời
Sự nóng lên của Trái Đất
- Nhiệt độ tăng có ảnh hƣởng trực tiếp đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm
suy giảm đa dạng sinh học, làm ảnh hƣởng tới năng suất, chất lƣợng sản phẩm
vật nuôi, cây trồng.
- Sự thay đổi và chuyển dịch của các đới khí hậu, đới thảm thực vật tự
nhiên dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật.
- Nhiệt độ tăng dần dẫn đến sự thay đổi các yếu tố thời tiết khác, phá
hoại mùa màng, có ảnh hƣởng trực tiếp tới các ngành năng lƣợng, xây dựng,
giao thông vận tải, công nghiệp, du lịch...
- Tuy nhiên, con ngƣời cũng có thể tận dụng những hệ quả sự nóng lên
của Trái Đất [2, tr. 10].
Tác động của nước biển dâng
- Làm tăng diện tích ngập lụt có ảnh hƣởng trực tiếp tới sản xuất nông
nghiệp, các đô thị, các cơng trình xây dựng giao thơng vận tải cũng nhƣ nơi
cƣ trú của con ngƣời; đặc biệt ở các vùng đồng bằng ven biển.
- Làm tăng độ nhiễm mặn của nguồn nƣớc, làm thay đổi các hệ sinh thái
tự nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp.
Làm tăng cường các thiên tai
- Bão, mƣa lớn, lũ lụt, hạn hán xảy ra bất thƣờng và có sức tàn phá lớn.
- Xuất hiện các đợt nóng, lạnh quá mức, bất thƣờng gây tổn hại đến sức

khỏe con ngƣời, gia súc và mùa màng.
- Tình trạng hoang mạc hóa có xu hƣớng gia tăng [2, tr . 11].
1.1.3. Tác động của biến đổi khí hậu tại thành phố Đà Nẵng
Theo kế hoạch của ứng phó với BĐKH và nƣớc biển dâng tại thành phố
Đà Nẵng đến năm 2020, BĐKH đã có những biểu hện rõ rệt tại tại thành phố


11

Đà Nẵng nhƣ sau:
Nhiệt độ khơng khí trung bình có sự gia tăng đáng kể và biến trình nhiệt
độ trƣợt 5 năm từ 1976 - 2006 tại Đà Nẵng.
Từ năm 1996 - 2006, mức biến đổi tốc độ gió cao hơn so với giai đoạn từ
năm 1976 - 1996.
Hàng năm, có một đến hai cơn bão hay áp thấp nhiệt đới có gió từ cấp 6
trở lên ảnh hƣởng đến Đà Nẵng. Đƣờng đi của các cơn bão trong những năm
gần đây rất khó dự đốn.
Trung bình mỗi năm, Đà Nẵng có 3 trận lũ xảy ra trên các đoạn sông ở
khu vực Tây Nam của thành phố.
Thành phố Đà Nẵng chịu ảnh hƣởng của nhật triều không đều. Vào mùa
mƣa, các trận mƣa trùng với biên độ của triều cƣờng có thể gây ra sự chênh
lệch từ 0.4 - 1.0m giữa đỉnh triều với với mực nƣớc sông cao nhất.
BĐKH với những biểu hiện và diễn biến phức tạp trong thời gian dài gây
ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng và đời sống của ngƣời dân thành phố,
cụ thể:
Trong khu vực nội thành, nhiều đƣờng phố bị ngập úng khi có mƣa to
hay bão lụt, gây ra nhiều trở ngại cho giao thông trong khu vực nội thành.
Một số cơn bão, mƣa lớn ở Đà Nẵng trong nhiều năm qua đã làm hơn
200 ngƣời chết, hàng trăm ngƣời bị thƣơng, gây thiệt hại rất nhiều về nuôi
trồng thủy sản, hoa màu, đƣờng xá, ghe tàu, nhà cửa.

Các hộ nghèo trong thành phố chủ yếu là nông dân, ngƣ dân và ngƣời dân
sống ở các quận, huyện ven biển, thƣờng xuyên chiụ tác động của thiên tai.
Trong những năm qua, gió mạnh kết hợp với triều cƣờng đã làm xói lở
bờ biển, ăn sâu vào đất liền đến 500m, làm sạt lở các đƣờng giao thông và ảnh
hƣởng đến việc canh tác, đất sinh hoạt của ngƣời dân ở nhiều quận nhƣ Liên
Chiểu [15, tr. 9-10].


12

Hiện nay có nhiều cơng trình nghiên cứu về giáo dục BĐKH và quản lý
giáo dục BĐKH, cụ thể nhƣ: "Tài liệu hướng dẫn dạy học về ứng phó với biến
đổi khí hậu" Bộ giáo dục và đào tạo. Trung tâm sống và học tập vì mơi trƣờng
và cộng đồng ( Live&Learn ) Tổ chức Plan tại Việt Nam và cơ quan phát
triển quốc tế Australia ( AusAID ); "Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển
dâng cho Việt Nam" Bộ giáo dục và đào tạo, Hà Nội, 2009; "Làm thế nào để
ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu ở đơ thị ? Sổ tay dùng cho cộng
đồng", Ulrike Schinkel, Lê Diệu Ánh, Frank Schwartze, 2011, Đại học công
nghệ Brandenburg cottbus; "Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng",Viện khoa học khí tƣợng
thủy văn và mơi trƣờng, Hà Nội, 2011; "Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với biến đổi khí hậu" ( Triển khai thực hiện Nghị quyết số 60/2007/NQCPngày 02/12/2007 của Chính phủ, Bộ tài nguyên môi trƣờng, Hà Nội, 2008;
"Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cấp THPT" do Nguyễn Thị Minh
Phƣơng ( chủ biên ), Hà Nội, 2012; "Tài liệu giáo dục ứng phó với biến đổi
khí hậu trong môn Địa Lý cấp THCS" do Nguyễn Trọng Đức, Trần Ngọc
Diệp, Đỗ Anh Dũng, Nguyễn Lan Phƣơng, Hà Nội, 2012; "Giáo dục ứng phó
với biến đổi khí hậu cấp THCS", do Nguyễn Trọng Hiệu, Đặng Duy Lợi,
Nguyễn Văn Khải, Trần Đức Tuấn, Hà Nội, 2012; Quyết định phê duyệt kế
hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành giáo dục giai đoạn
2011 - 2015/ số 4620/QFF-BGDĐT, Hà Nội ngày 12/10/2010; Quyết định phê

duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu của Thủ
tƣớng Chính phủ số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008; Quyết định về việc
phê duyêt dự án đƣa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chƣơng
trình giáo dục và đào tạo giai đoạn 2010-2015 (2010), Hà Nội; Chỉ thị số
35/2005/CT-TTG ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về
việc tổ chức thực hiện nghị định thƣ Kyoto thuộc công ƣớc khung của Liên hợp


×