Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học tại thành phố quảng ngãi theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 130 trang )

LÊ VĂN NGHĨA

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÊ VĂN NGHĨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TẠI
THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI THEO HƢỚNG TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ GIÁO DỤC

KHÓA 33

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÊ VĂN NGHĨA

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TẠI
THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI THEO HƢỚNG TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số

: 814.01.14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN XUÂN BÁCH

Đà Nẵng - Năm 2018





iv

DANH MỤC CÁC CH

VI T TẮT

BCH

: Ban chỉ huy

BCH

: Ban chấp hành


CBGVNV

: Cán bộ giáo viên nhân viên

CBQL

: Cán bộ quản lý

ĐHSP

: Đại học Sƣ phạm

GD&ĐT

: Giáo dục và Đào tạo

GV

: Giáo viên

GVCN

: Giáo viên chủ nhiệm

HCM

: Hồ Chí Minh

HĐGDNGLL


: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

HĐTN

: Hoạt động trải nghiệm

HS

: Học sinh

KHGD

: Khoa học Giáo dục

NXB

: Nhà xuất bản

PH

: Phụ huynh

QLGD

:Quản lý giáo dục

TH

: Tiểu học


THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TPQN

: Thành phố Quảng Ngãi

TTGD

: Trung tâm Giáo dục

UBND

: Ủy ban Nhân dân

VNAH

: Việt Nam Anh hùng

XHCN

: Xã hội Chủ nghĩa

XHH


: Xã hội hóa


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
TÓM TẮT .....................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CH VI T TẮT ......................................................................... iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 4
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ................................................................... 4
4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 4
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................ 5
8. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 5
9. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THEO HƢỚNG TỔ
CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ........................................................... 6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 6
1.1.1. Các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới ............................................... 6
1.1.2. Các nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc ................................................. 9
1.2. Các khái niệm chính của đề tài .......................................................................... 10
1.2.1. Quản lí ........................................................................................................ 10

1.2.2. Quản lý giáo dục ........................................................................................ 10
1.2.3. Quản lý nhà trƣờng .................................................................................... 11
1.2.4. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ........................................................ 11
1.2.5. Hoạt động trải nghiệm ............................................................................... 12
1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ........................................... 14
1.3. Lý luận hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng tiểu học theo hƣớng
tổ chức các hoạt động trải nghiệm ............................................................................ 14
1.3.1. Mục tiêu của HĐGDNGLL cho HSTH theo hƣớng tổ chức HĐTN ......... 14


vi
1.3.2. Nội dung, kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng tiểu
học ................................................................................................................................ 16
1.3.3. Các phƣơng pháp và hình thức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp ở
trƣờng tiểu học .............................................................................................................. 17
1.3.4. Phƣơng tiện, điều kiện của hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trƣờng tiểu
học ................................................................................................................................ 18
1.3.5. Các lực lƣợng tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trƣờng tiểu học .... 18
1.3.6. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trƣờng tiểu học 19
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng tiểu học .................... 19
1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng tiểu học . 19
1.4.2. Quản lý nội dung chƣơng trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ............... 19
1.4.3. Quản lý phƣơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ........................................................................................................................... 19
1.4.4. Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ....... 20
1.4.5. Quản lý các lực lƣợng tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ..... 20
1.4.6. Quản lý, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 21
1.4.7. Ngƣời Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học và công tác quản lý hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm ................................ 23
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................................... 26

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ
QUẢNG NGÃI ............................................................................................................ 27
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo của thành phố
Quảng Ngãi .................................................................................................................. 27
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên và dân cƣ ................................................................ 27
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội ....................................................................... 29
2.1.3. Tình hình giáo dục và đào tạo của thành phố Quảng Ngãi ........................ 29
2.1.4. Tình hình phát triển giáo dục tiểu học thành phố Quảng Ngãi .................. 31
2.2. Khái quát quá trình khảo sát ............................................................................. 33
2.2.1. Mục tiêu khảo sát ....................................................................................... 33
2.2.2. Nội dung khảo sát ...................................................................................... 33
2.2.3. Đối tƣợng và địa bàn khảo sát ................................................................... 33
2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát ................................................................................ 34
2.2.5. Tiến trình và thời gian khảo sát ................................................................. 34
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trƣờng tiểu học thành
phố Quảng Ngãi ........................................................................................................... 35


vii
2.3.1. Khái qt tình hình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp ở các trƣờng
tiểu học thành phố Quảng Ngãi .................................................................................... 35
2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên trong hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp .................................................................................................... 36
2.3.3. Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .......................... 40
2.3.4. Nhận xét chung về thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo
hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm ........................................................................... 47
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ
chức hoạt động trải nghiệm ở các trƣờng tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi,
tỉnh Quảng Ngãi .......................................................................................................... 47

2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về quản lý hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp ................................................................................... 47
2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ....... 49
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ... 50
2.4.4. Thực trạng quản lý công tác phối hợp các lực lƣợng tham gia hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp ............................................................................................ 52
2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ........................................................................................................................... 54
2.4.6. Đánh giá chung về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ................ 55
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
THEO HƢỚNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ............................... 58
3.1. Các nguyên tắc chỉ đạo việc xác định các biện pháp ......................................... 58
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ............................................................ 58
3.1.2. Phù hợp với thực tiễn quản lý nhà trƣờng ................................................. 58
3.1.3. Phù hợp với đặc điểm tâm lí và phát huy tính chủ động tích cực, sáng
tạo, linh hoạt của cán bộ, giáo viên và học sinh ........................................................... 59
3.1.4. Đảm bảo sự phối hợp thống nhất giữa các lực lƣợng giáo dục ................. 59
3.1.5. Đảm bảo tính hệ thống, phổ quát và đồng bộ các biện pháp ..................... 59
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trƣờng
tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm .. 60
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học
sinh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ theo hƣớng tổ chức hoạt
động trải nghiệm ........................................................................................................... 60
3.2.2. Chỉ đạo xây dựng chƣơng trình, kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm ....................................................... 62


viii
3.2.3. Tăng cƣờng quản lý học sinh trong việc tham gia các hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm ....................................... 65
3.2.4. Bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên tiểu học về tổ chức hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm ....................................... 66
3.2.5. Tăng cƣờng công tác phối hợp các lực lƣợng trong tổ chức các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm ............... 69
3.2.6. Xây dựng các điều kiện hỗ trợ của tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp theo hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm ....................................................... 71
3.2.7. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo
hƣớng tổ chức hoạt động trải nghiệm ........................................................................... 72
3.2.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................ 77
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp ................................. 77
K T LUẬN VÀ KHUY N NGHỊ ............................................................................ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1a.

So sánh môn học và HĐTN trong chƣơng trình

13


Bảng 1.1b.

So sánh mơn học và HĐTN trong chƣơng trình

13

Bảng 2.1.

Diện tích, dân số các phƣờng và xã của thành phố
Quảng Ngãi

28

Bảng 2.2.

Qui mô phát triển trƣờng học, lớp học, HSTH TPQN
giai đoạn
2013 đến 2018

31

Bảng 2.3.

Tổng số lớp và HSTH của TPQN năm học 2017 - 2018

31

Bảng 2.4.


Nhận thức của CBQL về vai trò, tác dụng của
HĐGDNGLL theo hƣớng tổ chức HĐTN

37

Bảng 2.5.

Nhận thức của GV về mức độ vai trò tác dụng của
HĐGDNGLL theo hƣớng tổ chức HĐTN

38

Bảng 2.6a.

Hiệu quả và sự thu hút của các HĐGDNGLL theo
hƣớng tổ chức HĐTN

40

Bảng 2.6b.

Hiệu quả và sự thu hút của các HĐGDNGLL theo
hƣớng tổ chức HĐTN

41

Bảng 2.7a.

Hiệu quả GD của HĐGDNGLL


42

Bảng 2.7b.

Hiệu quả GD của HĐGDNGLL

43

Bảng 2.8.

Lý do HS tham gia HĐGDNGLL theo hƣớng tổ chức
HĐTN

45

Bảng 2.9.

Các biện pháp XHH GD trong HĐGDNGLL theo
hƣớng tổ chức HĐTN

46

Bảng 2.10.

Nhận thức của CBQL và GV về QL HĐGDNGLL

48

Bảng 2.11.


Mức độ cần thiết của các loại kế hoạch hóa
HĐGDNGLL theo hƣớng tổ chức HĐTN

50

Bảng 2.12.

Tổ chức chỉ đạo HĐGDNGLL

51

Bảng 2.13.

Mức độ tham gia và vai trò của tập thể, cá nhân trong
HĐGDNGLL theo hƣớng tổ chức HĐTN

52

Bảng 2.14.

Kết quả thứ bậc các nguyên nhân HS không tham gia và
không tập trung tham gia vào các HĐGDNGLL

53

Bảng 2.15.

Kết quả khảo sát việc thực trạng QL các điều kiện cơ sở
vật chất phục vụ HĐGDNGLL


54

Bảng 3.1.

Tiêu chí đánh giá HĐNGLL theo hƣớng tổ chức HĐTN

75


x

Bảng 3.2.

Mức độ cấp thiết của các biện pháp HĐGDNGLL theo
hƣớng tổ chức HĐTN

78

Bảng 3.3.

Tính khả thi của các biện pháp HĐGDNGLL theo
hƣớng tổ chức HĐTN

79


xi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Số hiệu

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1.

Lý do HS tham gia HĐGDNGLL theo hƣớng tổ chức
GĐTN

46

Biểu đồ 2.2.

Nhận thức của CDQL và GV về QL HĐGDNGLL

48

Biểu đồ 2.3.

Mức độ cần thiết của các loại kế hoạch hóa
HĐGDNGLL theo hƣớng tổ chức HĐTN

50

Biểu đồ 2.4.

Tổ chức chỉ đại HĐGDNGLL


51

Biểu đồ 3.1.

Biểu đồ: Mức độ cấp thiết của các biện pháp
HĐGDNGLL theo hƣớng tổ chức HĐTN

78

Biểu đồ 3.2.

Tính khả thi của các biện pháp HĐGDNGLL theo
hƣớng tổ chức HĐTN

80


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục Đảng và Nhà nƣớc ta đã
khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, giáo dục đem lại sự phát triển ổn định, bền
vững cho đất nƣớc, cho dân tộc và cho mỗi con ngƣời. Nghị quyết số 29-NQ/TW đã xác
định “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt
lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tƣ tƣởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, cơ
chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
của Nhà nƣớc đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia
của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân ngƣời học; đổi mới ở tất cả các bậc học,

ngành học”. Mục tiêu tổng quát là tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lƣợng, hiệu
quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và
nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện và phát
huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc,
yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Chúng ta đã biết, quá trình sƣ phạm tổng thể gồm quá trình dạy học và quá trình
GD. Hai quá trình này bổ sung kiến thức cho nhau, bổ trợ nhau nhằm giúp HS phát
triển toàn diện về nhân cách. Q trình dạy học khơng những giúp ngƣời học lĩnh hội
kiến thức khoa học một cách hệ thống mà cịn nhằm hình thành nhân cách tồn diện
thơng qua các mơn học cụ thể trong chƣơng trình, đồng thời tạo cơ sở cho tồn bộ q
trình GD đạt hiệu quả. Quá trình GD đƣợc tổ chức giúp ngƣời học nắm đƣợc nội dung:
hệ thống trí thức, thái độ, kĩ năng, hành vi ứng xử và thói quen hành vi thể hiện trong
cuộc sống cộng đồng, xã hội, tâm lí, thể chất, cách ứng xử đúng đắn thông qua các mối
quan hệ cùng nhau trong tập thể, trong nhóm, trong các HĐ học tập, vui chơi, văn
nghệ, thể dục thể thao, HĐ xã hội.
Nhân cách HS đƣợc hình thành qua hai con đƣờng cơ bản: Con đƣờng dạy học
trên lớp và con đƣờng HĐGDNGLL. HĐGDNGLL là một HĐ quan trọng, góp
phần nâng cao chất lƣợng GD tồn diện, thực hiện mục tiêu GD của nhà trƣờng. Chính
từ những HĐ nhƣ: lao động, sinh hoạt tập thể, HĐ xã hội đã góp phần rất lớn trong
việc hình thành nhân cách của HS. Giúp các em biết tự GD, tự rèn luyện, tự hồn thiện
mình. Có thể nói việc tổ chức các HĐGDNGLL là xây dựng cho các em các mối quan
hệ phong phú, đa dạng, một cách có mục đích, có kế hoạch có nội dung và phƣơng
pháp nhất định, gắn GD với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống. Biến


2
các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu cầu của bản thân HS. Chính trong
q trình sống, học tập, lao động, giao lƣu, vui chơi giải trí… con ngƣời đã tự hình
thành và phát triển nhân cách của mình. Vì thế, HĐGDNGLL có liên quan đến việc
mở rộng kiến thức, tƣ tƣởng, tình cảm, năng lực nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần

của HS. Do vậy, cần thiết phải kết hợp việc học tập trên lớp với việc rèn luyện kĩ năng
thực hành theo hƣớng tổ chức các HĐTN sẽ giúp HS hiểu sâu hơn và nắm bản chất
của sự vật hiện tƣợng, tạo niềm tin và óc sáng tạo cho HS, giải quyết mối quan hệ giữa
học và chơi - chơi và học nhằm đáp ứng nhu cầu tâm lý lứa tuổi HSTH.
HĐGDNGLL đƣợc quy định cụ thể tại Điều lệ trƣờng TH ban hành kèm theo
Văn bản số 03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014 của Bộ GD-ĐT, tại Điều 29 đã chỉ
rõ: “HĐGD bao gồm HĐGD trên lớp và HĐNGLL nhằm rèn luyện đạo đức, phát
triển năng lực, bồi dƣỡng năng khiếu, giúp đỡ HS yếu kém phù hợp đặc điểm tâm lý,
sinh lý lứa tuổi HSTH. HĐGD trên lớp đƣợc tiến hành thông qua việc dạy học các
môn học bắt buộc và tự chọn. HĐGDNGLL bao gồm HĐ ngoại khoá, HĐ vui chơi,
thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lƣu văn hoá; HĐ bảo vệ mơi trƣờng; lao
động cơng ích và các HĐ xã hội khác”.
Những năm gần đây, trong nhiều văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đã rất quan
tâm đến HĐNGLL. Tuy nhiên, một thực tế là khi thực hiện còn nhiều vƣớng mắc.
Điều kiện cơ sở vật chất của các trƣờng TH còn quá nghèo nàn, trang thiết bị phục vụ
cho các HĐNGLL cịn thiếu thốn. Một số ít trƣờng, Ban giám hiệu chƣa thực sự quan
tâm tới HĐ này. Đội ngũ Tổng phụ trách Đội ít có thời gian đầu tƣ chuyên sâu; đội
ngũ GV, nhân viên chƣa nhiệt huyết trong việc tổ chức các HĐGDNGLL cho HS. Các
nội dung, hình thức HĐ của các trƣờng cịn nghèo nàn, tẻ nhạt, đơn điệu và đơi khi
mang tính hình thức đối phó, chƣa đi sâu vào ý nghĩa thực chất, chƣa mang lại hiệu
quả nhƣ kỳ vọng, mong muốn của chính các em HS, của PHHS và ngƣời làm cơng tác
QLGD. Xã hội quan tâm chƣa nhiều đến vấn đề GD kỹ năng sống cho HS trong nhà
trƣờng hiện nay. Bởi có một thực tế rằng, bên cạnh kiến thức khả năng thao tác công
việc hay kĩ năng sống của ngƣời đó góp phần vào thành cơng của mỗi ngƣời. Nhƣng
các kỹ năng này chƣa thể hình thành nếu chỉ từ các tiết học kiến thức tại lớp mà phải
thông qua các HĐ đƣợc nhà trƣờng tổ chức, định hƣớng cho HS. Thông qua các
HĐGDNGLL, GV giúp HS tổ chức các HĐ nhằm hình thành kĩ năng sống cho các em.
Đặc biệt, HĐGDNGLL cho HS tại các trƣờng TH theo hƣớng tổ chức HĐTN chƣa
đƣợc thực hiện và nếu có thực hiện cũng rất hạn chế. Đa số các trƣờng TH đều tổ chức
HĐNGLL cho HS theo kiểu cũ, hình thức rập khuôn từ năm học này sang năm học

khác, chƣa tốt lên sự sáng tạo trong cơng tác này.


3
Chính vì vậy, nếu nhà trƣờng, mơi trƣờng các em tiếp xúc nhiều nhất không tổ
chức HĐGDNGLL theo hƣớng tổ chức HĐTN thì một lần nữa các em lại thiếu sân
chơi, tuổi thơ của các em lại một lần nữa “bị đánh mất”. Lúc ấy, khơng cịn “Mỗi ngày
đến trƣờng là một ngày vui”. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi
trƣờng TH là tổ chức tốt các HĐGDNGLL theo hƣớng tổ chức HĐTN nhằm tạo sân
chơi cho các em và qua đó các em đƣợc học tập dƣới một hình thức khác hiệu quả
hơn. HĐGDNGLL theo hƣớng tổ chức HĐTN tạo cơ hội cho HS đƣợc thực hành, trải
nghiệm các kiến thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống, giúp HS mở rộng, nâng
cao kiến thức; hƣớng hứng thú vào các hoạt động bổ ích, làm giảm thiểu tình trạng yếu
kém về đạo đức của HS; giúp cho các nhà GD phát hiện năng khiếu của HS; HĐTN
tạo sự gắn bó đồn kết trong tập thể và cịn là con đƣờng quan trọng để hình thành,
phát triển nhân cách cho HS.
Hiện nay, trẻ em trên địa bàn TPQN thiếu “sân chơi” một cách trầm trọng. Các
em thiếu môi trƣờng lành mạnh để vui chơi, thiếu không gian với đủ cơ sở vật chất để
các em thể hiện mình. Các em chỉ biết ngày 2 buổi đến trƣờng, các ngày nghỉ thì tham
gia các lớp học thêm hoặc ở nhà với gia đình hay say mê các trò chơi điện tử, trò chơi
trên internet, … Đồng thời, theo Chương trình giáo dục phổ thơng Việt Nam thực hiện
từ năm học 2019-2020, đã nêu lên 07 định hƣớng sau: Phát triển năng lực ngƣời học;
Điều chỉnh cân đối “dạy chữ”, “dạy ngƣời” và định hƣớng nghề nghiệp; Nội dung
GD đƣợc xây dựng theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Chƣơng
trình, sách giáo khoa đƣợc cấu trúc nhƣ một chỉnh thể, linh hoạt và thống nhất trong đa
dạng; Đẩy mạnh đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức GD nhằm phát triển năng
lực cho HS; Đổi mới đánh giá kết quả GD theo hƣớng đánh giá năng lực; Xây dựng
một chƣơng trình, biên soạn một số bộ sách giáo khoa và các tài liệu hỗ trợ dạy học.
Khi xây dựng chƣơng trình, Bộ GD&ĐT cũng đƣa vào 3 tiết HĐTN/tuần cho các lớp
ở bậc tiểu học.

Chính vì vậy, nếu nhà trƣờng, mơi trƣờng các em tiếp xúc nhiều nhất không tổ
chức HĐGDNGLL theo hƣớng tổ chức HĐTN thì một lần nữa các em lại thiếu sân
chơi, tuổi thơ của các em lại một lần nữa “bị đánh mất”. Lúc ấy, khơng cịn “Mỗi ngày
đến trƣờng là một ngày vui”. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi
trƣờng TH là tổ chức tốt các HĐGDNGLL theo hƣớng tổ chức HĐTN nhằm tạo sân
chơi cho các em và qua đó các em đƣợc học tập dƣới một hình thức khác hiệu quả
hơn. HĐGDNGLL theo hƣớng tổ chức HĐTN tạo cơ hội cho HS đƣợc thực hành, trải
nghiệm các kiến thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống, giúp HS mở rộng, nâng
cao kiến thức; hƣớng hứng thú vào các hoạt động bổ ích, làm giảm thiểu tình trạng yếu


4
kém về đạo đức của HS; giúp cho các nhà GD phát hiện năng khiếu của HS; HĐTN
tạo sự gắn bó đồn kết trong tập thể và cịn là con đƣờng quan trọng để hình thành,
phát triển nhân cách cho HS.
Thực tế hiện nay, ở TPQN, công tác QL các HĐGDNGLL cho HSTH tổ chức theo
hƣớng HĐTN đã đƣợc một số trƣờng thực hiện nhƣng chƣa đồng đều, chƣa có định
hƣớng, tổ chức chƣa khoa học, còn nhiều bất cập, chƣa mang lại hiệu quả nhƣ mong đợi.
Vì tất cả những lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ở các trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi theo hướng tổ chức hoạt động
trải nghiệm”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng việc tổ
chức, quản lý các HĐGDNGLL tại các trƣờng TH trên địa bàn TPQN, đề tài đề xuất
biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở các trƣờng TH tại TPQN theo hƣớng tổ chức
HĐTN nhằm nâng cao chất lƣợng GD trong nhà trƣờng TH.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:

Biện pháp QL HĐGDNGLL ở các trƣờng TH theo hƣớng tổ chức HĐTN.
4. Giả thuyết khoa học
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý HĐGDNGLL và vận dụng lý
luận về HĐTN, có thể đề xuất đƣợc các biện pháp QL hợp lý, khả thi để
QLHĐGDNGLL theo hƣớng tổ chức HĐTN, góp phần nâng cao chất lƣợng
HĐGDNGLL, qua đó nâng cao chất lƣợng GD nhà trƣờng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý HĐGDNGLL lớp ở các trƣờng
TH theo hƣớng tổ chức HĐTN.
5.2. Khảo sát thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở các trƣờng TH tại TPQN
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở các trƣờng TH tại TPQN theo
hƣớng tổ chức HĐTN.


5
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng QLHĐGDNGLL của 30 trƣờng tiểu học công lập TPQN
trong thời gian 2014 - 2018.
- Đề xuất các biện pháp QL của Hiệu trƣởng trƣờng TH.
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phân loại và hệ
thống hóa lý thuyết trong xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động GDNGLL ở các trƣờng TH tại
TPQN.
- Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp các CBQL, GV, HS. Dùng phiếu
hỏi để trƣng cầu ý kiến của CBQL Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và các trƣờng TH.
- Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội thảo, đàm thoại để huy động trí tuệ của
đội ngũ chuyên gia giỏi, có trình độ và kinh nghiệm trong QLGD để xem xét, rút ra kết

luận cho vấn đề nghiên cứu.
7.3. Phương pháp tốn học: Sử dụng các cơng cụ toán học để thống kê số
lƣợng, chất lƣợng đội ngũ CBQL và xử lý các số liệu thống kê nhằm đƣa ra các kết
luận, phục vụ công tác nghiên cứu.
8. Đóng góp của luận văn
- Luận văn đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở các trƣờng TH tại
TPQN theo hƣớng tổ chức HĐTN.
- Luận văn giúp cho cơ quan QLGD có kế hoạch quản lý HĐGDNGLL ở các
trƣờng TH tại TPQN theo hƣớng tổ chức HĐTN.
9. Cấu trúc luận văn
+ Mở đầu
+ Nội dung
- Chương 1: Cơ sở lý luận về QL HĐGDNGLL ở các trƣờng tiểu học
- Chương 2: Thực trạng QL HĐGDNGLL ở các trƣờng TH tại TPQN
- Chương 3: Biện pháp QL HĐGDNGLL ở các trƣờng TH tại TPQN theo hƣớng
tổ chức HĐTN
+ Kết luận và khuyến nghị
+ Tài liệu tham khảo và Phụ lục


6
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THEO HƢỚNG TỔ CHỨC CÁC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới
J.A.Cơ-men-xki - Ơng tổ của nền sƣ phạm cận đại trong thời gian làm cố vấn GD
tại Hung-ga-ri đã rất coi trọng HĐGDNGLL. Ông cho HS tham gia biểu diễn sân khấu

để giúp các em ghi nhớ sâu sắc những nội dung cần thiết. Ông thấy rằng những chàng
trai thƣờng ngày so ro, rụt rè nay ra trƣớc công chúng với vẻ tự tin, xử sự điềm tĩnh.
Những con ngƣời mới mấy tuần lễ trƣớc còn đọc câu ngắc ngứ, bây giờ đã có thể nói
một đoạn độc thoại dài mà khơng phạm lỗi hoặc giải thích những khái niệm một cách
hùng hồn đầy tính thuyết phục. Cơ-men-xki ở thời đó đã áp dụng phƣơng pháp dạy
học mới, đặc biệt là việc mở rộng các hình thức học tập ngoài lớp, nhằm khơi dậy và
phát huy những khả năng tiềm ẩn, nhằm rèn luyện cá tính cho HS, đã chứng minh cho
quan điểm GD mới đầy tính thuyết phục. [9]
Nhà sƣ phạm ngƣời Nga T.V.Smiêc-nô-va cũng tổng kết lại rằng: “Ngoại khóa
để thu hút HS, làm cho họ hứng thú và đi đến kết luận rằng công tác ngoại khóa cần
đƣợc suy nghĩ kỹ và tiến hành ở tất cả các lớp trong hệ thống GD mà khơng đƣợc
mang tính chất thất thƣờng”.
Từ thực tiễn trải nghiệm, nhà sƣ phạm A.T.Cơp-chi-ê-va kết luận: “Cơng việc
ngoại khóa nếu đƣợc tiến hành có hệ thống khơng những nâng cao trình độ chung về
sự tiến bộ của HS mà cịn cả về trình độ ngơn ngữ, kiến thức của các em”.
Cai-Rôp - Nhà GD học ngƣời Nga đã viết: “Khi đặt kế hoạch công tác giảng dạy
chung cho cả năm học mới, ngƣời hiệu trƣởng phải xét kết quả HĐNGLL năm học
trƣớc và nhằm mục đích nâng cao thành tích của HS, củng cố kỉ luật và nâng cao chất
lƣợng giảng dạy của nhà trƣờng, mà quyết định nhiệm vụ HĐNGLL cho năm học sắp
tới. Trong kế hoạch công tác của nhà trƣờng có dành một mục riêng cho HĐNGLL.
Mục đích đó gồm mấy yếu tố sau: Xây dựng điều kiện và cơ sở vật chất cho HĐNGLL
năm tới, các HĐNGLL của nhà trƣờng và của lớp, phân phối lực lƣợng và định kì cho
kế hoạch. Về kế hoạch phải tỉ mỉ, cụ thể về cách tổ chức các HĐ quần chúng đặc biệt,
hoặc các ngày nghỉ… thì ngƣời phụ trách tổ chức và ngƣời chỉ đạo sẽ quyết định riêng
và bổ sung cho kế hoạch toàn năm. Những ngƣời phụ trách tổ chức và ngƣời chỉ đạo ấy
chính là những ngƣời đƣợc uỷ nhiệm thi hành những điều khoản bổ sung kia”.[8]
- Vương quốc Anh: Gần 7 triệu HS hàng năm đƣợc tham gia vào các HĐ ngoại
khóa và HĐNGLL, có nghĩa là hàng tuần có hàng nghìn em đƣợc đi tham quan hay



7
tham gia vào các câu lạc bộ học tập. Theo các nhà GD Anh, các HĐ này giúp HS gắn
kiến thức với cuộc sống. Chính phủ Anh cho rằng, cần xem các HĐ này là một phần
quan trọng của công tác GD thế hệ trẻ. Để nâng cao chất lƣợng và tăng cƣờng số
lƣợng các HĐ này, chính phủ Anh đã đƣa ra các qui định về trách nhiệm của GV và
nhà trƣờng, tăng cƣờng các nguồn lực và các điều kiện cho việc tổ chức các HĐ ngoại
khóa và các HĐNGLL khác. Bà Ruth Ke-ly, Bộ trƣởng Bộ GD Anh nhận xét: Các
HĐNGLL, nhất là các HĐ ngoại khóa đã làm giàu chƣơng trình học, tạo dựng niềm tin
và củng cố kĩ năng cho HS. Qui định mới của Bộ GD Anh năm 2005 về tổ chức và QL
các HĐNGLL nêu rõ: Cần cam kết rằng tất cả mọi trẻ em phải có cơ hội tham gia một
cách có chất lƣợng các HĐNGLL, học tập các kinh nghiệm sống; Khuyến khích các
trƣờng học liên kết với nhau trong việc tổ chức các HĐ này; Khuyến khích CMHS
tham gia; Đƣa ra các hỗ trợ và các lời khuyên; Cung cấp thông tin và các hƣớng dẫn
thực hành; Đặt mục tiêu ƣu tiên cho việc tổ chức các HĐNGLL. [31]
HĐTN ở Anh đƣợc tổ chức nhằm cung cấp hàng loạt tình huống, bối cảnh đa
dạng, phong phú cho HS và đòi hỏi phát triển, ứng dụng nhiều tri thức, kĩ năng trong
chƣơng trình, cho phép HS sáng tạo và tƣ duy; giải quyết vấn đề làm theo nhiều cách
thức khác nhau nhằm đạt kết quả tốt hơn; cung cấp cho HS các cơ hội ST, đổi mới,
dám nghĩ, dám làm. [7]
- Nhật Bản: Trong hệ thống GD bậc TH tại Nhật Bản, HĐGDNGLL đƣợc xem là
môn học “HĐ đặc biệt”, chiếm khoảng 10% thời gian HĐ của nhà trƣờng. Hs lớp 1, 2,
3: mỗi tuần học 1 tiếng; HS lớp 4, 5 mỗi tuần học 2 tiếng. Những HĐ này bao gồm
những HĐ có tính tồn trƣờng nhƣ hội thể thao, ngày văn hóa, HĐ dã ngoại và chúc
mừng. Và các HĐ của HS nhƣ hội nghị lớp, hội nghị hội đồng HS và HĐ các câu lạc
bộ. Nhiều HĐ đƣợc gọi là “HĐ đặc biệt” trong GD Nhật Bản rất gần với cái đƣợc gọi
là HĐ ngoại khóa trong GD Hoa Kì nhƣng ở Nhật Bản, những HĐ này kết hợp chặt
chẽ hơn với việc bố trí chƣơng trình chính thức, gần nhƣ tất cả HS đều tham gia, và
chú trọng hơn việc bồi dƣỡng nhân cách HS. Mục tiêu chung là sử dụng những quá
trình này để xúc tiến việc tìm hiểu quan niệm giá trị văn hóa, bồi dƣỡng cho cá nhân
thái độ và thói quen nỗ lực đóng góp một cách có trách nhiệm vào sự hợp tác của tập

thể. Quan hệ giữa gia đình, nhà trƣờng và Hội liên hợp PH là môi trƣờng quan trọng
để PH tham gia vào đời sống nhà trƣờng của con cái họ. Trong GD tại Nhật Bản, vai
trò của Hội liên hợp PH là rất quan trọng. HĐ của Hội liên hợp PH và GV cung cấp
cho nhà trƣờng một diễn đàn hữu ích. Nhà trƣờng khơng chỉ là nơi bồi dƣỡng chuẩn
mực hành vi thông thƣờng của trẻ mà cịn chịu trách nhiệm hƣớng dẫn, bồi dƣỡng
những thói quen mà ngƣời lớn rất kì vọng ở trẻ em nhƣ: đúng giờ, gọn gàng, tôn trọng
quyền uy. Và các bậc PH rất ủng hộ chức năng này của nhà trƣờng. Thơng qua nhiều
HĐ, nhà trƣờng cũng tích cực giới thiệu đến PHHS vai trò quan trọng của họ trong
việc GD các em, nhà trƣờng thƣờng xuyên quy định phạm vi HĐ của trẻ ở đƣờng phố


8
gần đó hay cấm trẻ đi chơi vào buổi tối. Trong kì nghỉ hè, thơng tin nghiệp vụ của Hội
liên hợp PH và GV thƣờng bao gồm các hƣớng dẫn cho PH nhƣ lúc nào đi ngủ, lúc
nào thức dậy, thời gian nào dành cho việc học tập và học tập bao lâu là phù hợp với trẻ
em [9]. HĐTNST nhằm ni dƣỡng cho trẻ năng lực ứng phó với sự thay đổi của xã
hội, hình thành một cơ sở vững mạnh để khuyến khích trẻ sáng tạo. [7]
- Pháp: Tại Pháp, khi 6 tuổi, HS sẽ vào bậc học đầu tiên. Chính ở năm đầu tiên
học này là các em sẽ học những năng khiếu cơ bản về đọc và viết. Cũng giống nhƣ đa
phần các hệ thống GD khác, các HS học TH chỉ có một thầy cơ đứng lớp, hay chỉ là
hai. GV này sẽ dạy toàn bộ chƣơng trình cấp lớp cho các em nhƣ Pháp Văn, Toán,
Khoa học và Khoa học nhân bản…Ở lứa tuổi này, nhà trƣờng nhà trƣờng giới thiệu
cho trẻ em nhiều HĐ nhằm phát triển khả năng nhận biết thế giới xung quanh, khả
năng tƣ duy và các kĩ năng liên quan đến năng lực học tập độc lập của trẻ. [25]
- Hoa Kỳ: Sứ mạng của GD TH tại Hoa Kỳ: Nhà trƣờng khuyến khích HS tìm
hiểu và phát hiện thế giới xung quanh; tham gia tích cực vào các HĐ để khai thác mọi
tiềm năng của chính mình; Nhà trƣờng cam kết tạo dựng một môi trƣờng lành mạnh có
thể phát huy thế mạnh của HS, phát triển những kỹ năng, cung cấp những khái niệm
cần thiết cho HS trở nên sáng tạo trong việc giải quyết những vấn đề hàng ngày trong
một thế giới đầy thách thức và đổi thay hàng giờ; Nhà trƣờng có trách nhiệm ni

dƣỡng lòng tự trọng của mỗi HS, GD các em những giá trị đạo đức nhƣ chân thành,
nhân hậu, có trách nhiệm, tôn trọng mọi ngƣời, và hƣớng tới những giá trị tốt đẹp.
Chính sứ mạng GD này đã chi phối toàn bộ HĐGD trong nhà trƣờng. Nhà trƣờng
hƣớng đến một nền GD tồn diện thật sự. Nhà trƣờng khơng chỉ là nơi dạy chữ mà hơn
cả đó thật sự là môi trƣờng để các em phát huy hết mọi tiềm năng của chính mình để
phát triển nó thành khả năng của bản thân. Giờ học tại nhà trƣờng đa dạng khơng chỉ
vì các em đƣợc học xen kẽ các mơn học khác nhau nhƣ Toán, tiếng Anh, Vẽ, Hát
nhạc... mà các em cịn đƣợc thay đổi vị trí, đến thƣ viện đọc sách vào một số giờ nhất
định hoặc ra sân tập thể thao, đá bóng, chơi các trị chơi ngồi giờ... Ngày nghỉ, GV ít
cho HS bài về nhà, thay vào đó, nhà trƣờng khuyến khích các em tham gia HĐ xã hội
để thêm hiểu biết và kĩ năng giao tiếp xã hội. Hoạt động này có thể là “Ngày phòng
cháy chữa cháy” do TP tổ chức. Trong ngày này, mọi ngƣời đến xem các nhân viên
cứu hỏa hƣớng dẫn cách phòng cháy chữa cháy, thực hiện trên các thiết bị mô phỏng
hoặc trong các công cụ dùng trong thực tế. HS có thể xem, cầm nắm các dụng cụ, quan
sát cách thức chữa cháy và biết cách phản ứng nếu phát hiện ra hỏa hoạn. Bài tập của
các em là phải đƣa ra ý kiến cảm nhận cá nhân về các HĐ mà các em tham gia... [25]
- Singapore: Tại Singapore, Hội đồng nghệ thuật quốc gia này có chƣơng trình GD
nghệ thuật, cung cấp, tài trợ cho nhà trƣờng PT tồn bộ chƣơng trình của các nhóm nghệ
thuật, những kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật, … [25]
- Netherlands: Cịn ở Netherlands thì thiết lập trang mạng nhằm trợ giúp những


9
HS có những sáng tạo làm quen với nghề nghiệp. HS gửi hồ sơ sáng tạo (dự án) của
mình vào trang mạng này, thu thập thêm những hiểu biết từ đây; mỗi HS nhận đƣợc
khoản tiền nhỏ để thực hiện dự án của mình. [25]
- Đức: Từ cấp TH ở Đức đã nhấn mạnh đến vị trí của các kĩ năng cá biệt, trong
đó có phát triển kĩ năng sáng tạo cho trẻ; phát triển khả năng học độc lập; tƣ duy phê
phán và học từ kinh nghiệm của chính mình. [25]
- Hàn Quốc: Mục tiêu HĐTN ở Hàn Quốc hƣớng đến con ngƣời đƣợc GD, có

sức khỏe, độc lập và sáng tạo. Cấp TH và cấp THCS nhấn mạnh cảm xúc và ý tƣởng
sáng tạo, còn ở cấp THPT phát triển cơng dân tồn cầu có suy nghĩ sáng tạo. [7]
Nhƣ vậy, các cơng trình nghiên cứu này đã làm nổi rõ tầm quan trọng của các
HĐNGLL và chỉ ra một số biện pháp cần thiết cho ngƣời hiệu trƣởng phải làm gì để tổ
chức và Quản lý tốt các HĐ này nhằm nâng cao chất lƣợng GD.
1.1.2. Các nghiên cứu của các tác giả trong nước
Ở nƣớc ta, tác giả Phạm Lăng trong bài viết “HĐGDNGLL ở trƣờng THPT Chu
Văn An Hà Nội”, tạp chí GD 12 - 1984 [17] đã xác định nhiều hình thức HĐGDNGLL
và nhấn mạnh: nếu tổ chức HĐ này một cách khoa học sẽ không làm giảm đi chất
lƣợng các môn học.
Tác giả Nguyễn Văn Thiềm trong bài “Mấy biện pháp GD HS ngoài giờ lên lớp
theo địa bàn dân cƣ” cho rằng chất lƣợng GD HS ở nhà trƣờng giảm sút có nguyên
nhân từ việc tổ chức các HĐGDNGLL bị buông lỏng. [31]
Các tác giả Hà Thế Ngữ trong cuốn “GD học một số vấn đề về lý luận và thực
tiễn” [23] cũng nhấn mạnh vai trị và tác dụng của hình thức HĐ ngoại khóa, coi đây là
một trong những hình thức dạy học có khả năng tạo hứng thú cho HS, giúp các em mở
rộng, nâng cao, khắc sâu kiến thức đƣợc tốt hơn.
Nhìn chung các tác giả trên thế giới và trong nƣớc đều đề cao vai trò và tác dụng
của HĐGDNGLL trong quá trình GD HS, xem HĐGDNGLL là một trong những hình
thức tổ chức dạy học quan trọng, khơng thể thiếu trong q trình dạy học và GD HS.
Tuy nhiên bên cạnh việc khẳng định tính cần thiết của việc tổ chức HĐGDNGLL,
những cơng trình nghiên cứu này chƣa chỉ ra một cách cụ thể việc cần tổ chức và QL
HĐGDNGLL ra sao? Làm thế nào để HĐGDNGLL trong nhà trƣờng THPT nói chung
và trƣờng TH nói riêng thực sự là một HĐ thƣờng xuyên có kết quả tốt? Các cơng
trình nghiên cứu chƣa chỉ ra cách thức cho nhà QL khi tổ chức hƣớng dẫn thực hiện
các tổ nhóm chun mơn đƣa HĐGDNGLL vào trong kế hoạch năm học… Điều này
khiến cho khơng ít trƣờng phổ thơng nói chung và trƣờng TH nói riêng vẫn cảm thấy
HĐGDNGLL cịn là việc làm có tính hình thức, ép buộc…
Vì thế việc xây dựng cơ sở lí luận cho QL HĐGDNGLL bậc TH là cần thiết giúp
nhà QL có cơ sở điều hành công tác chuyên môn của nhà trƣờng nói chung,



10
HĐGDNGLL nói riêng đạt kết quả tốt hơn.
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Quản lí
Theo “Đại từ điển Tiếng Việt”: QL là tổ chức, điều khiển HĐ của một số đơn vị,
một cơ quan, ví dụ nhƣ: QL lao động. QL là trơng coi, giữ gìn và theo dõi việc gì đó.
[36]. Theo “Từ điển GD học”: QL là HĐ hay tác động có định hƣớng có chủ đích của
chủ thể QL (ngƣời QL) đến khách thể QL (ngƣời bị QL) trong một tổ chức nhằm làm
cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục đích của tổ chức. Các hình thức chức năng QL
bao gồm chủ yếu: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. GD là một hệ thống tổ
chức HĐ phức tạp, do đó rất cần đƣợc Quản lý chặt chẽ.[16]
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: QL là giữ gìn và phát triển một vấn đề nào đó theo
định hƣớng nhất định. [3]
Theo tác giả Lê Quang Sơn: QL là quá trình thực hiện các công việc xây dựng kế
hoạch hành động (bao gồm cả xác định mục tiêu cụ thể, chế định kế hoạch, quy định
tiêu chuẩn đánh giá và thể chế hóa), sắp xếp tổ chức (bố trí tổ chức, phối hợp nhân sự,
phân công công việc, điều phối nguồn lực tài chính và kĩ thuật …), chỉ đạo, điều hành,
kiểm sốt và đánh giá kết quả, sửa chữa sai sót (nếu có) để bảo đảm hồn thành mục
tiêu của tổ chức đã đề ra. [29]
Từ những điểm chung của các định nghĩa, có thể hiểu: QL là sự tác động có tổ
chức, có hƣớng đích của chủ thể QL lên đối tƣợng QL và khách thể QL nhằm sử dụng
có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt đƣợc mục tiêu đề ra
trong điều kiện biến động của môi trƣờng.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Theo nghĩa rộng: QLGD là thực hiện việc QL trong lĩnh vực GD. Ngày nay, lĩnh
vực GD mở rộng hơn nhiều so với trƣớc, do chỗ mở rộng GD từ thế hệ trẻ sang ngƣời
lớn và toàn xã hội. Tuy nhiên, GD thế hệ trẻ vẫn là bộ phận nòng cốt của lĩnh vực GD
cho toàn xã hội. [3]

Theo nghĩa hẹp: QLGD chủ yếu là QLGD thế hệ trẻ, GD nhà trƣờng, GD trong
hệ thống GD quốc dân. QLGD gồm hai mặt lớn là Quản lý nhà nƣớc về GD và Quản
lý nhà trƣờng và các cơ sở GD khác. QLGD là việc thực hiện và giám sát những chính
sách GD, đào tạo trên cấp độ quốc gia, vùng, địa phƣơng và cơ sở. [3]
QL nhà nƣớc về GD là thực hiện cơng quyền để QL các HĐGD trong phạm vi
tồn xã hội. [11]
Vậy, QLGD còn là một ngành, một bộ mơn khoa học có tính liên ngành nhằm
vận dụng những khoa học QL sao cho phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của các hệ
thống GD.


11
1.2.3. Quản lý nhà trường
QL nhà trƣờng là thực hiện HĐ QLGD trong tổ chức nhà trƣờng. HĐ QL nhà
trƣờng do chủ thể QL nhà trƣờng hiện bao gồm các HĐ QL bên trong nhà trƣờng nhƣ:
QL GV, QL HS, QL quá trình dạy học, GD, QL cơ sở vật chất, trang thiết bị trƣờng
học, QL tài chính trong nhà trƣờng, QL lớp học, QL quan hệ giữa nhà trƣờng và cộng
đồng xã hội. HĐQL nhà trƣờng chịu sự tác động của những chủ thể QL bên trên nhà
trƣờng (các cơ quan QLGD cấp trên) nhằm hƣớng dẫn và tạo điều kiện cho HĐ của
nhà trƣờng và bên ngoài nhà trƣờng, các thực thể bên ngoài nhà trƣờng, cộng đồng
nhằm xây dựng những định hƣớng về sự phát triển của nhà trƣờng và hỗ trợ, tạo điều
kiện cho nhà trƣờng phát triển. [3]
1.2.4. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
a. Hoạt động
Theo “Đại từ điển Tiếng Việt”: HĐ là làm những việc khác nhau với những mục
đích nhất định trong đời sống xã hội. HĐ là vận động, không chịu ngồi im. HĐ là vận
động, vận hành để thực hiện chức năng hoặc gây tác động nào đó. HĐ là hình thức
biểu hiện quan trọng nhất của mối quan hệ tích cực, chủ động của con ngƣời đối với
thực tiễn xung quanh. Cịn đối với từng khía cạnh của thực tiễn, HĐ là quá trình diễn
ra một loạt hành động có liên quan chặt chẽ với nhau tác động vào đối tƣợng nhằm đạt

đƣợc mục đích nhất định trong đời sống xã hội. HĐ của con ngƣời luôn luôn xuất phát
từ những động cơ nhất định do có sự thơi thúc của nhu cầu, hứng thú, tình cảm, trách
nhiệm... Ngồi các yếu tố mục đích và động cơ nêu trên, HĐ cịn có đặc trƣng là phải
biết sử dụng các phƣơng tiện nhất định mới thực hiện đƣợc nhƣ: công cụ và cách sử
dụng công cụ, phƣơng tiện ngôn ngữ và các tri thức chứa đựng trong ngôn ngữ, cách
thức làm việc bằng trí óc và chân tay, nghĩa là HĐ địi hỏi phải có các kĩ năng và kĩ
xảo sử dụng các phƣơng tiện. Để có thể tham gia vào các HĐ sản xuất vật chất và tinh
thần, mỗi cá nhân con ngƣời cần phải có một năng lực HĐ nhất định. Năng lực cần có
ấy phụ thuộc vào tố chất bẩm sinh của từng ngƣời, nhƣng chủ yếu phụ thuộc vào các
điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn từng ngày, từng giờ tác động vào một cách tự nhiên, tự
phát, vô ý thức, nhƣng chủ yếu là bằng cách có ý thức, có chọn lọc, có hệ thống, có
phƣơng pháp.
b. Hoạt động giáo dục
HĐGD (theo nghĩa hẹp): HĐGD là HĐ của nhà giáo nhằm hình thành nhân sinh
quan, phẩm chất đạo đức, đồng thời bồi dƣỡng thị hiếu thẫm mĩ và phát triển thể chất
của HS thông qua hệ thống các biện pháp tác động sƣ phạm tới tƣ tƣởng, tình cảm, lối
sống của HS cùng kết hợp với các biện pháp GD của gia đình và xã hội để phát huy
những mặt tốt, khắc phục những mặt hạn chế, tiêu cực, trong suy nghĩ, hành động của
các em. [17]


12
c. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HĐGDNGLL là một HĐGD cơ bản đƣợc thực hiện một cách có mục đích, có kế
hoạch, có tổ chức, nhằm góp phần thực thi quá trình ĐT nhân cách HS, đáp ứng những
yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội. HĐGDNGLL do nhà trƣờng QL, tiến hành ngoài
giờ học trên lớp theo chƣơng trình, kế hoạch dạy học. Nó đƣợc tiến hành xen kẽ hoặc
nối tiếp chƣơng trình dạy học trong phạm vi nhà trƣờng hoặc trong phạm vi đời sống xã
hội do nhà trƣờng chỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép
kín q trình GD, làm cho q trình đó có thể đƣợc thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc. [17]

Việc tổ chức các HĐGDNGLL tại trƣờng TH chịu sự QL, chỉ đạo của các cấp
QL cao hơn nhƣ Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT...
1.2.5. Hoạt động trải nghiệm
Trong chƣơng trình GDPT hiện hành của Việt Nam, kế hoạch GD bao gồm các
môn học và HĐGD (theo nghĩa hẹp). Khái niệm HĐGD (theo nghĩa hẹp) dùng để chỉ
các HĐGD đƣợc tổ chức ngoài giờ dạy học các môn học và đƣợc sử dụng cùng với
khái niệm HĐ dạy học các môn học. Nhƣ vậy, HĐGD (theo nghĩa rộng) bao gồm HĐ
dạy học và HĐGD (theo nghĩa hẹp). Các HĐGD (theo nghĩa hẹp) gồm: HĐ tập thể
(sinh hoạt lớp, sinh hoạt trƣờng, sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền phong HCM, sinh hoạt
Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM); HĐGD đƣợc tổ chức theo các chủ đề GD; HĐGD
hƣớng nghiệp (cấp THCS và cấp THPT) và HĐGD nghề PT (cấp THPT).
Chủ trương của chương trình mới sau 2018: Chƣơng trình mới tiếp cận theo
hƣớng hình thành và phát triển năng lực cho ngƣời học; không chạy theo khối lƣợng
tri thức mà chú ý khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình
cảm, động cơ… vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Tiếp cận
theo hƣớng năng lực đòi hỏi HS làm,vận dụng đƣợc gì hơn là HS biết những gì. Tránh
đƣợc tình trạng biết rất nhiều nhƣng làm,vận dụng không đƣợc bao nhiêu, biết những
điều rất cao siêu, nhƣng không làm đƣợc những việc rất thiết thực đơn giản trong cuộc
sống thƣờng nhật… Nội dung, cấu trúc của chƣơng trình GD đổi mới, xuất phát từ
những yêu cầu hình thành các năng lực mà lựa chọn các nội dung dạy học; ƣu tiên
những kiến thức cơ bản, hiện đại nhƣng gắn bó, thiết thực với những địi hỏi của cuộc
sống hàng ngày, tránh hàn lâm, kinh viện. Ƣu tiên thực hành, vận dụng, tránh lý thuyết
suông; tăng cƣờng hứng thú, hạn chế quá tải. Trong chƣơng trình GDPT mới, kế hoạch
GD bao gồm các môn học, chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và HĐTN;
HĐGD (theo nghĩa rộng) bao gồm HĐ dạy học và HĐTN. [7]


×