Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT võ trường toản, quận 12 thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM VŨ HẢI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Ở TRƢỜNG THPT VÕ TRƢỜNG TOẢN, QUẬN 12
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM VŨ HẢI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Ở TRƢỜNG THPT VÕ TRƢỜNG TOẢN, QUẬN 12
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ THU HẰNG


HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin được bày tỏ lịng biết ơn
của mình tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và Khoa Quản lý giáo dục
Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN cùng toàn thể các thầy cô giáo đã trực
tiếp giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự cộng tác giúp đỡ của tập thể các Thầy, Cô
giáo đồng nghiệp ở trường THPT Võ Trường Toản.
Đặc biệt tơi xin trân trọng và bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến Tiến sĩ
Đỗ Thị Thu Hằng – Người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong suốt
thời gian tơi nghiên cứu đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài,
song những thiếu sót trong luận văn là khơng thể tránh khỏi, kính mong sự
đóng góp ý kiến và chỉ dẫn của quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2015
Tác giả

Phạm Vũ Hải

i


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CBQL

:


Cán bộ quản lý



:

Cao đẳng

CMHS

:

Cha mẹ học sinh

CSVC

:

Cơ sở vật chất

ĐH

:

Đại học

GD

:


Giáo dục

GD&ĐT

:

Giáo dục và Đào tạo

GVCN

:

Giáo viên chủ nhiệm

GV

:

Giáo viên

HĐGDNGLL

:

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

HS

:


Học sinh

KH

:

Kế hoạch

NV

:

Nhân viên

PHHS

:

Phụ huynh học sinh

PT

:

Phổ thông

QL

:


Quản lý

QLCB

:

Quản lý cán bộ

QLGD

:

Quản lý giáo dục

Q12

:

Quận 12

SL

:

Số lượng

TDTT

:


Thể dục thể thao

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

TCCN

:

Trung cấp chuyên nghiệp

TLTN

:

Trợ lý thanh niên

TP

:


Thành phố

TP.HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

XH

:

Xã hội

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ......................................................................... ii
MỤC LỤC ...........................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ .............................................................................................viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGỒI
GIỜ LÊN LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG ........................................... 6
1.1. Tổng quan những nghiên cứu về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ...................................6
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ....................................................................................................6
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước .......................................................................................................8
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài .........................................................................................13

1.2.1. Khái niệm quản lý ...................................................................................................................13
1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục và quản lý nhà trường.................................................................13
1.2.3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .....................................................................................16
1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ........................................................................18
1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT ....................................19
1.3.1. Mục tiêu của HĐGDNGLL .....................................................................................................19
1.3.2. Vị trí vai trị của HĐGDNGLL trong giai đoạn hiện nay........................................................19
1.3.3. Nội dung HĐGDNGLL ...........................................................................................................22
1.3.4. Hình thức tổ chức HĐGDNGLL .............................................................................................27
1.3.5. Quy trình tổ chức HĐGDNGLL .............................................................................................27
1.4. Lý luận về quản lý HĐGDNGLL ............................................................................................29
1.4.1. Quản lý xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL ..............................................................................29
1.4.2. Quản lý đội ngũ thực hiện kế hoạch ........................................................................................30
1.4.3. Quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng thực hiện HĐGDNGLL........................................31
1.4.4. Quản lý các điều kiện phục vụ HĐGDNGLL .........................................................................31
1.4.5. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả HĐGDNGLL ............................................................32
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến HĐGDNGLL và QL HĐGDNGLL .........................................33
1.5.1. Yếu tố khách quan ...................................................................................................................33
1.5.2. Yếu tố chủ quan.......................................................................................................................36
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .................................................................................................................39

iii


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP Ở TRƢỜNG THPT VÕ TRƢỜNG TOẢN – QUẬN 12 – TP.HỒ CHÍ
MINH .................................................................................................................................. 40
2.1. Khái qt tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục Quận 12, TP.Hồ Chí Minh ..............................40
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế, xã hội Quận 12 ........................................................40
2.1.2. Thành tựu giáo dục của Quận 12, TP.Hồ Chí Minh ................................................................42

2.2. Khái quát về trường THPT Võ Trường Toản ..........................................................................42
2.2.1. Giới thiệu trường THPT Võ Trường Toản, Quận 12, TP.HCM..............................................42
2.2.2. Cơ cấu tổ chức, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của nhà trường.........................................44
2.2.3. Kết quả giáo dục của nhà trường .............................................................................................45
2.3. Thực trạng HĐGDNGLL ở trường THPT Võ Trường Toản, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh ..........
.................................................................................................................................................46
2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV và HS về HĐGDNGLL ...............................................................47
2.3.2. Thực trạng nội dung chương trình HĐGDNGLL ở trường THPT Võ Trường Toản, quận 12,
thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................................................53
2.3.3. Thực trạng về các hình thức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp đã được thực hiện ở trường
THPT Võ Trường Toản, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh ..............................................................57
2.3.4. Thực trạng kết quả thực hiện các HĐGDNGLL ở trường THPT Võ Trường Toản, quận 12,
TP.Hồ Chí Minh................................................................................................................................61
2.4. Thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT Võ Trường Toản, quận 12, TP. Hồ Chí
Minh .................................................................................................................................................62
2.4.1. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch, chương trình HĐGDNGLL ........................................62
2.4.2. Thực trạng tổ chức triển khai HĐGDNGLL ...........................................................................64
2.4.3. Thực trạng quản lý bồi dưỡng đội ngũ GV về năng lực, nghiệp vụ HĐGDNGLL .................66
2.4.4. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ HĐGDNGLL ......................................................68
2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGDNGLL ..............................................................70
2.5. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân .......................................................................................72
2.5.1. Những điểm mạnh ...................................................................................................................73
2.5.2. Những điểm yếu ......................................................................................................................73
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................................................74
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .................................................................................................................76

CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN
LỚP Ở TRƢỜNG THPT VÕ TRƢỜNG TOẢN – QUẬN 12 – TP.HỒ CHÍ MINH .. 77
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ...........................................................................................77
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ............................................................................................77

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ...........................................................................................77
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ..........................................................................................78
3.2. Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL cho học sinh trường THPT Võ Trường Toản, Quận 12,
TP.Hồ Chí Minh................................................................................................................................78
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho các đối tượng về tầm quan trọng của HĐGDNGLL ........................78

iv


3.2.2. Xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL phù hợp với kế hoạch tổng thể .........................................82
3.2.3. Tổ chức triển khai và chỉ đạo các mục tiêu của kế hoạch HĐGDNGLL ................................85
3.2.4. Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất thực hiện HĐGDNGLL .....................................87
3.2.5. Phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình tổ chức HĐGDNGLL ....................89
3.2.6. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả chương trình HĐGDNGLL ............................................91
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ................................................93
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................................................93
3.3.2. Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm ................................................................................93
3.3.3. Nội dung khảo nghiệm ............................................................................................................93
3.3.4. Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý
HĐGDNGLL ....................................................................................................................................96
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .................................................................................................................98

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................... 99
1. KẾT LUẬN .................................................................................................................................99
2. KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................................................101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 103
PHỤ LỤC 1....................................................................................................................... 106
PHỤ LỤC 2....................................................................................................................... 114
PHỤ LỤC 3....................................................................................................................... 117

PHỤ LỤC 4....................................................................................................................... 119

v


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 2.1.

Kết quả rèn luyện HS của nhà trường 3 năm học gần đây ....

43

Bảng 2.2.

Kết quả học tập HS của nhà trường 3 năm học gần đây .......

43

Bảng 2.3.

Nhận thức của CBQL, GV và HS về vai trò của tổ chức
HĐGDNGLL ở nhà trường ..................................................

Bảng 2.4.

Nhận thức của CBQL về tác dụng và yêu cầu của
HĐGDNGLL .........................................................................

Bảng 2.5.


45

46

Nhận thức của CBQL và GVvề tác dụng và yêu cầu của
HĐGDNGLL .........................................................................

47

Bảng 2.6.

Nhận thức của học sinh về vị trí, vai trị của HĐGDNGLL .

48

Bảng 2.7.

Những khó khăn khi học sinh tham gia HĐGDNGLL ........

50

Bảng 2.8.

Thực trạng hiểu biết về nội dung HĐGDNGLL của CBQL,
BTCĐ, GVCN, GVBM ........................................................

Bảng 2.9.

Kết quả thực hiện nội dung chương trình HĐGDNGLL của
trường THPT Võ Trường Toản ............................................


Bảng 2.10.

54

Mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia vào các
HĐGDNGLL ........................................................................

Bảng 2.12.

53

Thực trạng số lượng học sinh tham gia vào các hình thức tổ
chức HĐGDNGLL ...............................................................

Bảng 2.11.

52

56

Kết quả đánh giá của CBQL về chất lượng và kết quả các
hình thức HĐGDNGLL .......................................................

57

Bảng 2.13.

Đánh giá kết quả thực hiện các HĐGDNGLL .....................


58

Bảng 2.14.

Đánh giá của CBQL, GVCN về thực trạng việc xây dựng
chương trình, kế hoạch HĐGDNGLL ..................................

Bảng 2.15.

Đánh giá của CBQL, GVCN về thực trạng tổ chức triển
khai chương trình, kế hoạch HĐGDNGLL ..........................

Bảng 2.16.

60

62

Đánh giá của CBQL, GVCN về thực trạng QL công tác bồi
dưỡng nghiệp vụ thực hiện HĐGDNGLL ...........................

vi

63


Bảng 2.17.

Đánh giá của CBQL, GVCN về thực trạng quản lý CSVC
phục vụ HĐGDNGLL ..........................................................


Bảng 2.18.

66

Đánh giá của CBQL, GVCN về thực trạng quản lý công tác
kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện HĐGDNGLL ..............

68

Bảng 3.1.

Mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL

90

Bảng 3.2.

Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL ....

92

Bảng 3.3.

Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của
các biện pháp quản lý HĐGDNGLL ....................................

vii

93



DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ TRONG LUẬN VĂN
Biểu đồ 2.1. Kết quả rèn luyện HS của nhà trường 3 năm học gần đây ...

43

Biểu đồ 2.2. Kết quả học tập HS của nhà trường 3 năm học gần đây ......

44

Biểu đồ 2.3. Đánh giá kết quả thực hiện các HĐGDNGLL ......................

59

Biểu đồ 2.4. Đánh giá của CBQL, GVCN về thực trạng QL công tác
bồi dưỡng nghiệp vụ thực hiện HĐGDNGLL ......................

64

Biểu đồ 2.5. Đánh giá của CBQL, GVCN về thực trạng quản lý CSVC
phục vụ HĐGDNGLL ..........................................................

66

Biểu đồ 2.6. Đánh giá của CBQL, GVCN về thực trạng quản lý công
tác kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện HĐGDNGLL .........

69


Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của
các biện pháp QL HĐGDNGLL ...........................................

viii

94


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế, phát triển nguồn lực,
trong đó con người có vai trị quan trọng hàng đầu.Con người vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của mọi sự phát triển,vì vậy muốn phát triển xã hội thì phải
phát triển GD&ĐT để phát triển con người. Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam tại điều 35 đã khẳng định rõ vai trò của giáo dục“Giáo
dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Trong giai đoạn hiện nay, sự hội nhập
và giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới là cơ hội để ngành giáo
dục nước ta tiếp thu, chuyển giao và cập nhật những công nghệ hiện đại về giáo
dục và đào tạo. Nhiệm vụ của ngành giáo dục là phải đào tạo ra những con
người có phẩm chất đạo đức, có năng lực, chủ động và sáng tạo, dám nghĩ dám
làm, thích ứng với đời sống xã hội đang từng ngày từng giờ thay đổi, đáp ứng
yêu cầu cao của sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục trong chiến lược phát triển giáo
dục Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 ban hành theo quyết định số 711/QĐTTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủcó nêu rõ:
Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và tồn diện
theo hướng chuẩn hố, hiện đại hố, xã hội hố, dân chủ hóa và hội nhập quốc
tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo
đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ
và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri

thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho
mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là một bộ phận của
quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thơng. Đó là những hoạt động được tổ
chức ngồi giờ học các mơn văn hóa ở trên lớp. HĐGDNGLL là sự tiếp nối

1


hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên
sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm,
niềm tin ở học sinh. HĐGDNGLL là con đường phát triển toàn diện nhân
cách của thế hệ trẻ.
HĐGDNGLL tạo điều kiện cho học sinh phát huy vai trò chủ thể, tính tích
cực, chủ động của các em trong q trình học tập, rèn luyện tồn diện. Nó vừa
củng cố kiến thức đã học, vừa mở rộng kiến thức mới và phát triển những kỹ
năng cơ bản của học sinh theo mục tiêu giáo dục ở bậc THPT.
Đa số học sinh các trường THPT ở quận 12 thuộc gia đình làm nơng, bn
bán nhỏ, điều kiện rất khó khăn. Vì cuộc sống mưu sinh nên rất nhiều phụ
huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình. Mặt khác, quận 12
cịn nhiều tệ nạn xã hội sẽ lơi kéo các em vào con đường bỏ học, hư hỏng. Do
vậy, việc tổ chức tốt HĐGDNGLL là một trong những biện pháp bảo đảm
một sân chơi lành mạnh cho các em, duy trì phong trào thi đua học tập, hạn
chế tình trạng bỏ học.
Năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho triển khai chương trình
HĐGDNGLL vào nhà trường trung học phổ thông. Năm đầu tiên chỉ áp dụng
cho học sinh khối 10 và tới năm 2008 áp dụng được cả ba khối 10, 11, và 12.
Tuy có ý nghĩa và vai trò quan trọng như vậy nhưng trên thực tế sau chín
năm thực hiện HĐGDNGLL nhà trường vẫn chưa gặt hái được thành công và
hiệu quả mong muốn. Trong q trình thực hiện, nhiều hoạt động cịn gặp khó

khăn như điều kiện tự nhiên, xã hội, con người (giáo viên, học sinh), cơ sở vật
chất, kinh phí, nội dung, hình thức tổ chức, ... Từ những khó khăn khách quan
lẫn chủ quan dẫn đến một số hoạt động diễn ra một cách hình thức, đối phó,
nội dung cịn đơn điệu, chưa thu hút học sinh dẫn đến chất lượng
HĐGDNGLL chưa đạt được hiệu quả.
Hơn nữa, trong tình hình hiện nay, xã hội quan tâm nhiều đến giáo dục và
thường đánh giá chất lượng giáo dục qua tỉ lệ thi tốt nghiệp và đại học. Từ đó
áp lực thi cử ngày càng đè nặng lên tâm lý học sinh, giáo viên và đội ngũ

2


CBQL. Vì những lý do đó mà nhà trường đều tập trung toàn lực cho hoạt
động dạy và học trên lớp. HĐGDNGLL cũng chưa được CBQL thực sự quan
tâm. Phần triển khai, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá chưa đúng
mức và còn lỏng lẻo.
Từ những lý do đó tơi chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ở trường THPT Võ Trường Toản, quận 12, thành phố Hồ Chí
Minh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” để nghiên cứu.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Biện pháp quản lý nào là cần thiết để nâng cao hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp cho học sinh ở Trường THPT Võ Trường Toản, Quận 12, thành phố Hồ
Chí Minh giúp học sinh rèn luyện nhân cách, kỹ năng, phát triển toàn diện cho
học sinh?
3. Giả thuyết khoa học
- HĐGDNGLL ở trường THPT Võ Trường Toản, quận 12 TP. Hồ Chí Minh
đã được quan tâm nhưng vẫn cịn có một số hạn chế nhất định. Nên việc tổ
chức HĐGDNGLL cịn gị bó, mang tính hình thức, nội dung, hình thức tổ
chức cịn nghèo nàn, đơn điệu, không lôi cuốn, hấp dẫn học sinh tham gia.
- HĐGDNGLL là hoạt động nối tiếp của hoạt động dạy học trên lớp. Nếu

đánh giá thực trạng đúng, xây dựng được các biện pháp quản lý
HĐGDNGLL một cách khoa học, hợp lý sẽ tạo mơi trường tích cực cho
việc rèn luyện, phát triển năng lực và hoàn thiện nhân cách của học sinh,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện ở các trường THPT.
4. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý và quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp trong trường phổ thơng cũng như phân tích, đánh giá thực
tiễn quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT Võ Trường Toản, Quận 12, thành
phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDNGLL cho học
sinh của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục hiện nay.

3


5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
HĐGDNGLL ở trường THPT Võ Trường Toản, quận 12,thành phố
Hồ Chí Minh.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT Võ Trường Toản, quận
12,thành phố Hồ Chí Minh.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý HĐGDNGLL tại trường THPT Võ
Trường Toản, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ năm học
2013 – 2014 đến năm học 2014 - 2015 trên cả 3 khối lớp 10, 11, 12 để đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu những HĐGDNGLL trong phạm vi khuôn
khổ của nhà trường.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: dùng cho học sinh, giáo viên và
cán bộ quản lý giáo dục cấp trung học phổ thông.
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý của đội ngũ quản
lý trong nhà trường; hoạt động giáo dục và sự tiến bộ của học sinh về đạo
đức để rút ra những kết luận về nội dung nghiên cứu.
Phương pháp thống kê số liệu, phân tích thực trạng: Nghiên cứu các báo
cáo tổng kết của nhà trường về kết quả HĐGDNGLL nhằm đúc rút những
kinh nghiệm về quản lý HĐGDNGLL tại Trường THPT Võ Trường Toản.

4


7.3. Phương pháp xử lý thơng tin
Ngồi các phương pháp trên tác giả còn sử dụng các phương pháp xử
lý số liệu thống kê để bổ trợ việc xử lý kết quả.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được cấu trúc thành 3 chương
Chương 1:Cơ sở lý luận về quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT
Chương 2: Thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT Võ Trường

Toản, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3:Biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT Võ Trường Toản,

quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.


5


CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝHOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGỒIGIỜ
LÊN LỚPỞ TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
1.1. Tổng quan những nghiên cứu về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngồi
Trong q trình nghiên cứu lịch sử phát triển giáo dục thế giới, hoạt động
dạy – học được nghiên cứu một cách có hệ thống từ thời nguyên thủy cho
đến nay chúng ta nhận thấy có rất nhiều nhà giáo dục đã đưa ra các phương
pháp giáo dục mà đến ngày hôm nay chúng ta thấy vẫn còn giá trị và các
phương pháp này có liên quan đến các HĐGDNGLL như:
Trong thời kỳ văn hóa phục hưng đã xuất hiện hàng loạt các nhà giáo dục
phục hưng – đó chính là những nhà giáo dục đã lý giải các vấn đề giáo dục
một cách mới mẻ theo khuynh hướng khoa học, không ràng buộc lễ giáo
phong kiến và triết lý nhà thờ, tư tưởng của họ đã đặt tiền đề cho thời kỳ
giáo dục mới: giáo dục cận đại. Tiêu biểu cho các nhà giáo dục phục hưng là
Thomas More (1478 – 1535), ông đề cao: “phương pháp quan sát, thí
nghiệm, thực hành trong dạy học và giáo dục, theo ông lao động là nghĩa vụ
của mọi người, song mỗi ngày chỉ làm việc 6 giờ, thời gian cịn lại để học
văn hóa và sinh hoạt xã hội, giáo dục nhằm phát triển nhiều mặt ở trẻ em:
về thể chất, đạo đức, trí tuệ và kỹ năng lao động” [31, trang 80]. Đây chính
là tiếng nói tiến bộ của lồi người về lĩnh vực giáo dục trong thời kỳ văn hóa
phục hưng, đứng trên quan điểm của chủ nghĩa nhân văn mà Thomas More
đề xuất lý luận và có ý định thực thi một chế độ giáo dục mới tiến bộ để
thay cho trật tự đương thời của phong kiến về giáo dục.
Thế kỷ XIX, có ơng Pétxtalơdi (1746 – 1827) là một trong những nhà
giáo dục thời kỳ Tư bản chủ nghĩa, ý đồ kết hợp giáo dục với lao động sản
xuất là một trong những luận điểm quan trọng nhất trong lý luận giáo dục và

thực tiễn giáo dục của ông, theo ơng trong trường học cần có đất đai để trồng

6


trọt, chăn nuôi và trẻ em được học một nghề thủ cơng. Ơng đánh giá rất cao
vai trị của lao động trong việc hình thành nhân cách trẻ em, ơng muốn rằng
qua lao động để: “… sưởi ấm trái tim và phát triển khối óc của trẻ em”, học
sinh được đi tham quan các trại, xưởng thủ công mỹ nghệ để học tập [31,
trang 121]. Điều này cho chúng ta thấy việc giáo dục trong nhà trường
không đủ, ta cần phải mở rộng giáo dục ngoài trường, ngoài giờ lên lớp để
học sinh vừa lĩnh hội được tri thức trên lớp, vừa có thời gian thực hành để
củng cố kiến thức.
Vào những năm 90 của thế kỷ XIX, người có ảnh hưởng lớn đến triết học
thực dụng ở Âu – Mỹ, và không chỉ là triết gia lý thuyết mà còn là triết gia
thực hiện trên mọi lĩnh vực giáo dục là John Dewey (1859 – 1952), ông là
giáo sư trường Đại học Côlômbia (New York), ông đề ra khẩu hiệu “Giáo
dục bằng việc làm” là phương thức của thực hiện nhà trường tiến bộ, điều đó
có nghĩa là thay cho việc tiếp thu những tri thức của nhân loại bằng việc nắm
vững những thói quen thực tiễn với các hình thức đa dạng của cuộc sống và
được tiến hành ở mọi nơi như ở vườn trường, xưởng trường, dưới nhà bếp,
ngồi cơng xưởng và được trang bị bằng những công cụ lao động với các
phương tiện hiện đại [31, trang 140]. Qua đó ơng khẳng định rằng học phải
đi đôi với hành để rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
Đến thế kỷ XX, A.S Makarenco (1888 – 1939) – vừa là nhà văn, vừa là nhà
giáo dục Xô Viết lỗi lạc đã nói về tầm quan trọng của cơng tác giáo dục học
sinh ngồi giờ lên lớp: “Tơi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương
pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giáo dục, lại càng khơng
thể để cho q trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học, mà đáng ra phải là
trên mỗi mét vuông của đất nước chúng ta, …Nghĩa là trong bất kỳ hồn cảnh

nào cũng khơng được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành
trong lớp. Cơng tác giáo dục chỉ đạo tồn bộ cuộc sống của trẻ” [31, trang
63].

7


Vào năm 1952, Trung Quốc học tập mơ hình giáo dục Liên Xô – từ chế
độ đến phương pháp, từ nội dung đến hình thức cải tạo giáo dục. Trung
Quốc đã áp dụng biện pháp cải cách giáo dục quan trọng như: đưa giờ lao
động vào giáo trình chính khóa, giáo viên và học sinh tham gia lao động sản
xuất, nhà trường mở công xưởng, nông trường; công xưởng, hợp tác xã nông
nghiệp, mở nhà trường vừa học vừa làm. Thực hiện chế độ giáo dục vừa học
vừa lao động công nghiệp, với biện pháp này nhằm kết hợp biện pháp giáo
dục trên lớp và giáo dục ngoài giờ lên lớp để rèn luyện và đào tạo con người
“vừa hồng vừa chuyên” [31, trang 74].
Trong tác phẩm Tư bản, Mác khẳng định: “Học tập kết hợp với lao động
sản xuất là phương pháp tổng quát của sản xuất xã hội và là phương pháp
duy nhất để hình thành con người toàn diện. Lao động tạo ra nhân cách con
người. Nhà trường phải giáo dục, đào tạo ra những con người lao động
chân chính và có nhân cách tốt. Mục tiêu tổng quát của giáo dục là phải
phát triển con người toàn diện; đối với xã hội, phát triển con người toàn
diện để phát triển kinh tế xã hội, đối với từng người – để có năng lực nghề
nghiệp, để sống và đóng góp cho gia đình, cho cộng đồng…”[32, trang 38].
Cho đến những năm 60, 70 đất nước Liên Xô đang trên con đường xây
dựng CNXH, việc giáo dục con người phát triển toàn diện được Đảng và
Nhà nước quan tâm. Các nghiên cứu về lý luận giáo dục nói chung và
HĐGDNGLL nói riêng được đẩy mạnh, hiện nay các nước trên thế giới rất
quan tâm đến các chương trình ngoại khóa, các HĐGDNGLL để qua đó rèn
luyện, đào tạo được những con người đầy đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng

được nhu cầu lao động của thị trường Quốc tế.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Qua quá trình nghiên cứu lịch sử giáo dục Việt Nam, về HĐGDNGLL đã
được rất nhiều nhà giáo dục nghiên cứu, nhưng trước năm 80 của thế kỷ XX,
HĐGDNGLL chưa được chú ý nhiều, mãi đến những năm sau 80 hoạt động

8


này mới được chú ý nhiều và có nhiều nghiên cứu hơn để đưa vào chương
trình giảng dạy trong nhà trường.
Trong hai cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất (1950) và lần thứ hai
(1956), HĐGDNGLL có đề cập đến nhưng chưa định hình tên gọi như ngày
hơm nay, tuy nhiên nó đã được nhiều người nhắc đến và áp dụng trong q
trình giáo dục. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở những
người làm công tác giáo dục phải ln chú ý giáo dục tồn diện cho học
sinh, phải kết hợp chặt chẽ “học đi đôi với hành”, và trong thư gửi học sinh
nhân dịp khai trường tháng 9/1945 Bác viết: “… các em cũng nên, ngoài giờ
học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen
với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng
thủ đất nước”, trong thư gửi Hội nghị các cán bộ phụ trách nhi đồng tồn
quốc Bác có viết: “…trong lúc học, cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc
vui cũng cần làm cho chúng học. Ở trong nhà, trong trường, trong xã hội
chúng đều vui, đều học”[19, trang 101].
Trong Điều lệ nhà trường phổ thông ban hành tháng 6/1976, tại điều 7
chương 1 có nêu: “Việc giảng dạy và giáo dục được tiến hành thông qua các
hoạt động giảng dạy trên lớp, lao động sản xuất và hoạt động tập thể. Các
mặt hoạt động đó phải cùng tiến hành, bổ sung cho nhau theo một kế hoạch
thống nhất, trong đó phải coi trọng hình thức giảng dạy trên lớp”. Và tại
khoản 3 điều 7 viết về hoạt động tập thể: “Hoạt động tập thể của học sinh do

nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niên lao động Hồ Chí Minh và Đội
thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức, bao gồm các hoạt động văn hóa,
chính trị, xã hội của Đoàn và Đội và các hoạt động ngoại khóa về khoa học,
kỹ thuật, văn nghệ, thể dục thể thao của nhà trường và của địa phương”.
Qua đó chúng ta nhận thấy nhờ có hoạt động tập thể góp phần giáo dục ý
thức chính trị, khả năng cơng tác độc lập của học sinh, góp phần củng cố,
mở rộng kiến thức, phát triển năng khiếu, giúp hình thành và phát triển toàn
diện nhân cách thế hệ trẻ.

9


Trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba (1979), điều lệ trường phổ thông
tháng 4/1979, điều 10 chương 2 có viết: “Cơng tác giáo dục ở trường phổ
thơng tiến hành thống nhất theo đúng nội dung và trình tự qui định trong
chương trình, kế hoạch đào tạo và sách giáo khoa do Bộ giáo dục ban hành
và được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục: học tập văn hóa, lao
động sản xuất, thực nghiệm khoa học và các hoạt động xã hội”.Cũng tại
khoản 3 điều 10 xác định: “Các hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức cho
học sinh tham gia với mức độ thích hợp, là nhằm củng cố những tri thức đã
học được, bồi dưỡng tình cảm đối với nhân dân lao động, xây dựng thái độ
tích cực tham gia cơng tác xã hội, góp phần xây dựng địa phương và rèn
luyện học sinh về ý thức và năng lực làm chủ tập thể, hình thành nhân sinh
quan cách mạng. Ngồi các hoạt động trên đây, cần tổ chứcthêm những
hoạt động ngoại khóa khác như thể dục thể thao, văn nghệ để công tác giáo
dục thêm phong phú”.
Và từ đó, HĐGDNGLL dần dần được coi trọng và ngày càng chú ý nhiều
hơn trong việc giáo dục học sinh.Tên gọi HĐGDNGLL được nêu rất rõ
trong điều lệ trường trung học ban hành vào ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo, thay thế cho điều lệ trường trung học tháng 4/1979,

tại điều 24 điều lệ này có nói: “HĐGDNGLL do nhà trường phối hợp với
các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm hoạt động ngoại
khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao nhằm phát triển
năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; các
hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hóa; các hoạt động
giáo dục mơi trường; các hoạt động lao động cơng ích; các hoạt động xã
hội; các hoạt động từ thiện phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh”.
HĐGDNGLL ngày càng được coi trọng hơn, trong thông tư số
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 thay thế Quyết định số
07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường

10


trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học, tại điều 26 có
nói: “Các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt
động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công
dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về
khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an tồn giao thơng, phịng
chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng
nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng
khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hố, giáo
dục mơi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp
với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.”
Tầm quan trọng của HĐGDNGLL ngày càng được đề cao hơn từ khi Bộ
Giáo dục và Đào tạo chính thức đưa mơn “Giáo dục ngồi giờ lên lớp” vào

chương trình lớp 10 từ năm học 2006 – 2007, cho đến hôm nay đã áp dụng
đầy đủ cho cả 3 khối lớp: 10, 11 và lớp 12. Hàng năm tài liệu hướng dẫn và
công tác bồi dưỡng cho cán bộ chỉ đạo HĐGDNGLL luôn luôn được chú
trọng, gần đây trong tài liệu số 3166/GDĐT-TrH, Hướng dẫn thực hiện hoạt
động Giáo dục hướng nghiệp, hoạt động giáo dục Nghề phổ thông và
HĐGDNGLL năm học 2014 – 2015 như sau:“HĐGDNGLL là hoạt động
trong kế hoạch giáo dục của nhà trường. Cần thành lập Ban chuyên môn do
hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng làm trưởng ban phụ trách tổ chức chỉ đạo
HĐGDNGLL chung của trường. Ban chuyên mơn có chế độ sinh hoạt định
kỳ như các tổ nhóm chun mơn khác. Tồn thể hội đồng giáo viên, các tổ
chức đồn thể và học sinh có trách nhiệm tham gia HĐGDNGLL theo kế
hoạch của trường. Giáo viên chủ nhiệm lớp trực tiếp phụ trách
HĐGDNGLL của lớp. Đối với giáo viên được phân cơng thực hiện
HĐGDNGLL được tính giờ dạy như các môn học khác: 02 tiết/tháng”.

11


Đã có nhiều luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục nghiên cứu
đề tài HĐGDNGLL ở các trường THPT như:
1. Luận văn “Các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý HĐGDNGLL của
hiệu trưởng một số trường THPT phía Nam”, tác giả Nguyễn Thị Hồng
Trâm, năm 2003.
2. Luận văn “Các biện pháp quản lý thực hiện chương trình HĐGDNGLL ở
trường THPT Đại Từ - Thái Nguyên”, tác giả Phan Vĩnh Thái, năm 2008.
3. Luận văn “Thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp
ở trường THCS Tỉnh Tuyên Quang”, tác giả Hà Mỹ Hạnh, năm 2010.
4. Luận văn “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT Quận Ba Đình, thành phố Hà
Nội”, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Công, năm 2011.

5. Luận văn “Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường
THPT Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội”, tác giả Nguyễn Thành Tân,
năm 2012.
Ngày nay với xu hướng đổi mới giáo dục, với xu thế tồn cầu hóa và sự
phát triển như vũ bão của cách mạng công nghệ. Hệ thống giáo dục của
chúng ta được cải cách theo hướng đào tạo học sinh phổ thông thành người
“năng động, sáng tạo, có sức khỏe và hiểu biết xã hội”, tăng cường các hoạt
động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giao lưu với các
trường tiên tiến và hiện đại, …
Vấn đề HĐGDNGLL luôn được các nhà nghiên cứu trong nước đề cập ở
nhiều cấp độ khác nhau như cơng trình nghiên cứu về HĐGDNGLL của tác
giả Nguyễn Thị Hoàng Trâm, Hà Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Mỹ Công, Nguyễn
Thành Tân, … nghiên cứu về phương pháp tổ chức và cơ sở lý luận nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT.
Những cơng trình nghiên cứu và luận văn thạc sĩ đã đề cập đến
HĐGDNGLL và quản lý HĐGDNGLL ở nhà trường, khẳng định ý nghĩa và
tầm quan trọng của HĐGDNGLL đồng thời các tác giả cũng đã đề xuất được

12


một số biện pháp cần thiết, khả thi nâng cao hiệu quả quản lý HĐGDNGLL
ở một số trường. Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở một phạm vi, một trường,
một số khía cạnh nào đó, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về quản lý
HĐGDNGLL đáp ứng yêu cầu đổi mới ở trường THPT Võ Trường Toản,
Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người. Dưới
góc độ khoa học giáo dục, theo tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ

Lộc:“Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể
quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một
tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”.
[15, trang 1]
Theo một số tác giả khác định nghĩa về quản lý:
 Theo F.W Taylor (1856 – 1915): “Quản lý là biết chính xác điều muốn
người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hồn thành cơng việc một
cách tốt nhất và rẻ nhất” [17, trang 12].
 Theo H.Koontz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối
hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ
chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một mơi trường mà trong đó
con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền
bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”[17, trang 12].
 Theo Henry Fayol (1845 – 1925): “Quản lý là dự đoán, lập kế hoạch,
tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra”[35, trang 103].
1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
1.2.2.1. Khái niệm quản lý giáo dục
Theo nghĩa tổng quan, quản lý giáo dục (QLGD) là hoạt động điều
hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế
hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội.

13


Theo tác giả Trần Kiểm:“Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có
kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác
nhau nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ,
trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng
như các quy luật của quản lý giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực
trẻ em”. [20, trang 37]

Theo Nguyễn Ngọc Quang đưa ra định nghĩa quản lý giáo dục như sau:
“Quản lý giáo dục (và nói riêng, quản lý trường học) là hệ thống những
tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui của chủ thể quản lý (hệ giáo
dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của
Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa
thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về
chất” [29, trang 35].
Như vậy có thể hiểu: Quản lý giáo dục là tác động có tổ chức, có
hướng đích của chủ thể quản lý giáo dục lên khách thể và đối tượng nhằm
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, những cơ hội của tổ chức để đạt được
mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường, làm cho tổ chức
vận hành có hiệu quả.
Ngày nay, với quan điểm học tập thường xuyên, học tập suốt đời, giáo
dục không chỉ dành cho thế hệ trẻ mà giáo dục còn cho tất cả mọi người,
nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc
dân, các trường, các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân
nhằm thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài.
1.2.2.2. Khái niệm quản lý nhà trường
Trong hệ thống giáo dục, nhà trường chiếm giữ một phần quan trọng,
chủ yếu. Đa phần các hoạt động giáo dục (GD) đều được thực hiện trong
nhà trường, thông qua hệ thống nhà trường (phổ thông, TCCN, CĐ, ĐH và

14


sau ĐH). Nhà trường là “tế bào chủ chốt” của hệ thống giáo dục từ trung
ương đến cơ sở. Theo đó quan niệm QLGD ln đi kèm với quan niệm
quản lý nhà trường (QLNT). Các nội dung QLGD luôn gắn liền với QLNT.

Quản lý nhà trường có thể được coi như là sự cụ thể hóa cơng tác QLGD.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Quản lý nhà trường là hệ thống
những tác động có hướng đích của hiệu trưởng đến con người (giáo viên,
cán bộ nhân viên và học sinh), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài
chính, thông tin, …) hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy
luật tâm lý, quy luật xã hội, quy luật kinh tế, …) nhằm đạt mục tiêu giáo
dục”. [20, trang 39]
Ngày nay nhà trường trong nền kinh tế công nghiệp không chỉ là thiết
kế sư phạm đơn thuần. Cơng việc diễn ra trong nhà trường có mục tiêu
cao nhất là hình thành “nhân cách – sức lao động”, phục vụ phát triển
cộng đồng làm tăng nguồn vốn con người, vốn tổ chức và cả vốn xã hội.
Theo Nguyễn Ngọc Quang,quản lý nhà trường là “Tập hợp những tác
động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp,…)
của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ khác,
nhằm tận dụng các nguồn lực dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội
đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có hướng vào việc đẩy mạnh
mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ
trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà
trường tiến lên trạng thái mới”. [29, trang 10]
Bản chất quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy học và giáo dục,
làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần
dần đạt được mục tiêu giáo dục.
Quản lý nhà trường là một hoạt động thực hiện trên cơ sở những quy
luật chung của QL, đồng thời có những nét riêng mang tính đặc thù của
giáo dục.

15



×