Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Hãy đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính thông qua tình huống cụ thể.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.74 KB, 11 trang )

Đề 3. Hãy đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện khởi
kiện vụ án hành chính thơng qua tình huống cụ thể.
Bài làm
Như chúng ta đã biết, với sự phát triển không ngừng của xã hội, thì trình độ kiến
thức pháp luật của người dân ngày càng nâng cao. Nhằm đáp ứng điều kiện trong
tình hình mới hoạt động cải cách bộ máy, thể chế, con người của các cơ quan nhà
nước ngày càng được cải thiện. Tuy vậy, hoạt động quản lý nhà nước nói chung và
hành chính nhà nước nói riêng trong thời gian gần đây đã bộc lộ rất nhiều bất cập
hạn chế. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến hoạt động khiếu nại, khiếu kiện diễn ra
thường xuyên và mức độ phức tạp. Từ thực tế đó, Luật Tố tụng hành chính 2015 đã
ra đời thay thế cho Luật Tố tụng hành chính 2010, nhằm điều chỉnh những quy định
thực tế đã khơng cịn phù hợp, mở ra một cơ hội cho việc cải cách nền tư pháp.
Trong đó, để hoạt động tố tụng hành chính diễn ra nghiêm túc, cơng bằng thì điều
kiện khởi kiện vụ án hành chính là quy định tối quan trọng, bởi lẽ nó giúp cho vụ
việc đi đúng hướng, đảm bảo lợi ích của các bên.
Để khởi kiện một vụ án hành chính thì phải đảm bảo một số yếu tố nhất định,
nếu một trong các yếu tố này khơng đủ điều kiện thì sẽ khơng hình thành nên được
một vụ án hành chính. Các yếu tố được xem xét để đánh giá điều kiện khởi kiện
một vụ án hành chính là: đối tượng bị khởi kiện, chủ thể khởi kiện, phương thức,
thời hiệu khởi kiện và thẩm quyền xét xử của Tòa án.

1. Chủ thể khởi kiện
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 với quy định tại điều 115 đã chỉ ra rất rõ
những chủ thể có quyền khởi kiện một vụ án hành chính đó là:
“ 1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện…… quyết định, hành vi đó.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện ………………………..quyết định đó.
3. Cá nhân có quyền khởi kiện………………………………… khơng được giải.”
Với những chủ thể đã được liệt kê ra ở điều này, thì Luật Tố tụng hành chính đã
quy định khá chi tiết và đầy đủ về những đối tượng chịu ảnh hưởng của quyết định
hành chính, phù hợp với nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp và phù hợp với nguyên tắc về quyền quyết định và tự định đoạt của người


khởi kiện. Tuy vậy, không phải bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng có quyền khởi
1


kiện về một vụ án mà mình cần xem xét mối quan hệ và ảnh hưởng của các đối
tượng bị khởi kiện với chủ thể khởi kiện trong từng trường hợp cụ thể.
Để xác định chủ thể khởi kiện, Luật Tố tụng hành chính 2015 đã quy định tại
khoản 8 Điều 3 và Điều 54. Theo đó, việc xác định cá nhân, tổ chức có quyền khởi
kiện vụ án hành chính được thực hiện theo nguyên tắc xem xét cá nhân, tổ chức có
quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành
vi hành chính bị kiện hay khơng. Như vậy, cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ
án hành chính là những cá nhân, tổ chức có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh
hưởng, là đối tượng của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định giải
quyết khiếu nại đối với quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh, danh sách bầu cử Đại
biểu quốc hội, Đại biểu HĐND các cấp, quyết định kỉ luật buộc thôi việc.
Tuy nhiên, việc pháp luật chỉ quy định một cách chung chung không nêu nổi bật
về đặc điểm của chủ thể có quyền khởi kiện, mối quan hệ mức độ ảnh hưởng của
quyết định hành chính dễ dẫn đến gây hiểu lầm về quyền khởi kiện của cá nhân, cơ
quan, tổ chức.
Cũng như chủ thể của vụ án dân sự, quyền khởi kiện của các chủ thể chỉ có khả
năng thực hiện khi đây là chủ thể có năng lực hành vi tố tụng hành chính. Năng lực
hành vi tố tụng hành chính là khả năng bằng chính hành vi của mình cá nhân thực
hiện quyền và các nghĩa vụ hành chính được pháp luật hành chính thừa nhận. Như
vậy, việc khởi kiện vụ án hành chính chỉ có thể được thực hiện bởi người có quyền
khởi kiện vụ án hành chính hoặc người đại diện của người có quyền khởi kiện vụ
án hành chính với điều kiện người đó đảm bảo năng lực hành vi tố tụng hành chính.
Người đại diện của người có quyền khởi kiện vụ án hành chính bao gồm: người
đại diện theo ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo
pháp luật của người có quyền khởi kiện vụ án hành chính bao gồm: cha mẹ, người
đỡ đầu, người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên, người khơng có năng

lực hành vi dân sự, người đứng đầu của người khởi kiện là cơ quan, đơn vị, tổ
chức. Tại Điều 60 xác định người đại diện của người khởi kiện bao gồm: Cha mẹ
đối với con chưa thành niên; Người giám hộ đối với người được giám hộ; Người
đứng đầu đơn vị, cơ quan, tổ chức do được bổ nhiệm hoặc theo quy định của pháp
luật; Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình; Tổ trưởng tổ hợp tác đối với hợp tác xã;
Những người khác theo quy định của pháp luật.
2


Ngoài ra, cá nhân thực hiện hành vi khởi kiện vụ án hành chính phải bảo đảm
năng lực hành vi tố tụng hành chính theo quy định tại Điều 54 Luật Tố tụng hành
chính 2015 về độ tuổi, năng lực hành vi.
Có thể thấy, Luật Tố tụng hành chính khơng phân biệt giữa chủ thể có quyền
khởi kiện với chủ thể thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính mà chỉ quy định
chung là “người khởi kiện.” Theo nhiều chuyên gia, đây là cách định nghĩa không
rõ ràng, bởi vậy khi xem xét điều kiện khởi kiện với tư cách là chủ thể khởi kiện,
người có yêu cầu khởi kiện luôn phải rất vất vả đối chiếu và linh hoạt vận dụng các
quy định liên quan đến chủ thể có quyền khởi kiện theo quy định của luật.
Ví dụ: Một quyết định hành chính của chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện X có ảnh
hưởng đến A ( A chỉ mới 15 tuổi). Mặc dù quyết định này là ảnh hưởng đến A, tuy
nhiên do A chưa đủ năng lực hành vi để tham gia vào tố tụng hành chính nên A bắt
buộc phải thơng qua người đại diện của mình là cha hoặc mẹ. Cha mẹ của A nếu là
người có đủ năng lực hành vi theo quy định của luật thì sẽ là người khởi kiện,
nhưng nếu cha mẹ của A là một người mất năng lực hành vi dân sự thì việc xác
định và thực hiện quyền đại diện thay A trở thành người khởi kiện sẽ rất khó khăn.

2. Đối tượng khởi kiện
Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính đã được Luật Tố tụng hành chính 2015 ghi
nhận tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 điều 3:
“1. Quyết định hành chính là ……….tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc

thơi việc đối với cơng chức thuộc quyền quản lý của mình.”
Như vậy một điều dễ nhận thấy ở những quyết định này đó là những quyết định
hành chính, hành vi hành chính mang tính cá biệt hướng vào một chủ thể nhất định,
áp dụng một lần. Tuy nhiên để xác định hành vi hành chính, quyết định hành chính
bị khởi kiện do những quyết định, hành vi này làm ảnh hưởng, phát sinh, hạn chế
chấm dứt quyền, nghĩa vụ hợp pháp của cơ quan cá nhân, tổ chức thì lại vẫn cịn
nhiều vấn đề gây tranh cãi, dễ dẫn đến hiểu lầm về đối tượng cụ thể. Việc xác định
ảnh hưởng của đối tượng bị khởi kiện với người bị khởi kiện rất mơ hồ và khó xác
định. Ngồi ra, đã có nhiều vụ án người khởi kiện bị trả đơn khởi kiện vì xác định
hành vi hành chính là hành vi của cá nhân công chức thực hiện chứ không xác định
đó là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước.
3


Ví dụ: việc xác định một đối tượng khởi kiện có đảm bảo điều kiện là đối tượng
khởi kiện của cơ quan thi hành án hay không gây ra rất nhiều khó khăn cho các chủ
thể ngay cả chủ thể là Tòa án. Chẳng hạn để xác định đối với các Quyết định thi
hành án hoặc liên quan đến việc thi hành án của Cơ quan thi hành án có phải là
quyết định hành chính khơng và các quyết định đó có thuộc đối tượng khởi kiện vụ
án hành chính khơng? Có quan điểm cho rằng đối với các quyết định về thi hành án
hoặc liên quan đến việc thi hành án của Cơ quan thi hành án, người đứng đầu các
Cơ quan thi hành án và của các Chấp hành viên tại các cơ quan thi hành án đều
không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính vì: Cơ quan thi hành án khơng
phải là cơ quan hành chính nhà nước; Các cơ quan thi hành án và người có thẩm
quyền trong cơ quan thi hành án được điều chỉnh và xử lý theo Luật thi hành án,
nếu trường hợp phát sinh tranh chấp (cá nhân với cơ quan hay người đứng đầu cơ
quan thi hành án) sẽ được giải quyết bằng vụ án dân sự. Nhưng có quan điểm thứ
hai lại cho rằng: Đối với các quyết định về thi hành án hoặc liên quan đến việc thi
hành án của Cơ quan thi hành án, người đứng đầu các Cơ quan thi hành án và của
các Chấp hành viên tại các cơ quan thi hành án đều là đối tượng khởi kiện vụ án

hành chính vì: Hiện nay mặc dù Luật thi hành án dân sự và Nghị định số 62/2016
của Chính phủ khơng quy định cụ thể Cơ quan thi hành án dân sự là Cơ quan hành
chính nhà nước. Tuy nhiên căn cứ theo đặc điểm của Cơ quan hành chính nhà nước
thì… Tất cả các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ (trực thuộc trên - dưới, quan hệ
ngang cấp) có trung tâm chỉ đạo là Chính phủ, căn cứ vào hệ thống cơ quan hành
chính nhà nước thì ở trung ương có Bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan khác
trực thuộc Chính phủ; ở địa phương: UBND các cấp, Chủ tịch UBND,… Tổng cục
thi hành án dân sự là Cơ quan trực thuộc và chịu sự quản lý của Bộ tư pháp mà Bộ
tư pháp nằm trong hệ thống bộ, cơ quan thuộc chính phủ. Như vậy đương nhiên Cơ
quan thi hành án dân sự được thành lập, tổ chức, quản lý tập trung thống nhất từ
trung ương đến địa phương (theo hệ thống từ trên xuống) đều là Cơ quan nhà nước.
Từ những quan điểm khác nhau đó dẫn đến q trình thụ lý vụ án khi có Tịa án thụ
lý coi đây là vụ án hành chính, có tịa lại coi đó là vụ án dân sự.

3. Điều kiện về thẩm quyền xét xử của Tòa án
Điều kiện quan trọng để yêu cầu khởi kiện vụ án hành chính được tịa án chấp
nhận đó là điều kiện về thẩm quyền của tịa án, tịa có hay khơng quyền xét xử về
vụ án đó. Trong đó có hai nội dung chính là những vụ việc nào tịa được quyền thụ
4


lý xét xử và tịa án nào có quyền xét xử. Về nội dung vụ việc tòa án được quyền xét
xử, Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015 đã quy định như sau:
“ Điều 30. Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành
vi sau đây:
a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước ….
4. Khiếu kiện danh sách cử tri.”
Việc quy định chi tiết các trường hợp khơng thuộc thẩm quyền của Tịa án nhìn
chung giúp cho tòa án và người khởi kiện dễ dàng nhận ra được cách thức để giải

quyết tranh chấp từ đó có những giải pháp thích hợp để bảo vệ quyền lợi của mình.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia pháp lý đánh giá quy định này cũng còn những bất cập.
Thẩm quyền của Toà án trong giải quyết các khiếu kiện hành chính bị loại trừ đối
với các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc bí mật nhà nước trong các
lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và
các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ
chức. Quy định này khiến cho thẩm quyền của Tồ án có thể bị giới hạn bởi quyết
định của các cơ quan hành pháp, lệ thuộc vào cách thức mà Chính phủ xác định đâu
là vấn đề thuộc danh mục bí mật nhà nước, vào sự diễn giải thế nào là quyết định
hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức...
Cách liệt kê các vụ việc mà chưa xét đến mối quan hệ trực thuộc làm phát sinh
các quyết định hành chính, hành vi hành chính cũng gây khó khăn cho tòa án trong
xác định vụ kiện giải quyết theo vụ án hành chính hay vụ án dân sự, nhất là những
vụ án liên quan đến kỉ luật công chức bằng hình thức buộc thơi việc.
Thẩm quyền xét xử vụ án của Tịa án cấp nào cũng là điều kiện khơng thể thiếu
khi giải quyết vụ án hành chính. Từ thực tiễn công tác xét xử và nội dung của Luật
Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Luật tố tụng hành chính 2015 đã có sự thay đổi so
với trước đây. Theo quy định tại các Điều 30; 31 và 32 của Luật thì Tịa án cấp
huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện: Khiếu kiện quyết định
hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở
xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tịa án hoặc của người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi
hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
5


Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tịa án đối với
cơng chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó; Khiếu kiện danh
sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính

với Tịa án.
Điểm mới ở đây là Tịa án cấp huyện khơng giải quyết vụ án hành chính mà
người khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban
nhân dân cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện mà chỉ giải quyết khiếu kiện đối
với quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan chun mơn; quyết
định buộc thôi việc của thủ trưởng cơ quan, tổ chức. Việc hạn chế thẩm quyền giải
quyết của Tòa án cấp huyện nhằm khắc phục tình trạng ngại, nể nang trong giải
quyết vụ án hành chính mà một bên là Ủy ban nhân dân, Chủ tịch UBND cấp
huyện nhất là những vụ cần hủy quyết định hành chính và để bảo đảm tính hiệu
quả, khả thi trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính.
Thẩm quyền của Tịa án cấp tỉnh theo quy định tại Điều 32 của Luật tố tụng
hành chính 2015 nhìn chung kế thừa gần như tồn bộ so với Luật tố tụng hành
chính năm 2010. Theo đó Tịa án cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử hành chính sơ
thẩm đối với phần lớn các khiếu kiện khơng thuộc thẩm quyền xét xử hành chính
sơ thẩm của Tịa án cấp huyện; đối với những khiếu kiện có người bị kiện ở Trung
ương thì Tịa án có thẩm quyền là Tịa án có cùng phạm vi địa giới hành chính với
người khởi kiện.
Việc quy định tịa án có cùng phạm vi hành chính với người khởi kiện là quy
định mang tính tích cực được nhiều người ủng hộ bởi nó tạo điều kiện cho người
khởi kiện thuận lợi hơn trong việc đảm bảo quyền lợi ích của mình được thuận tiện,
tránh trường hợp vì khó khăn trong di chuyển, điều kiện khách quan mà ngại khởi
kiện.
Ví dụ: Vụ án “ Tranh chấp liên quan đến Quyết định kỷ luật buộc thơi việc”, vụ
án do Tịa án nhân dân thành phố Lào Cai thụ lý giải quyết xét xử sơ thẩm vào
tháng 6/2018. Đối tượng bị tranh chấp khiếu kiện là Quyết định số 212/QĐ-SYT
ngày 21/3/2017 của SYT (sau đây gọi tắt QĐ 212) trong đó QĐ 212 có nội dung
thi hành kỷ luật “Buộc thôi việc” đối với bà N.T.N với lý do bà N vi phạm về kỷ
luật lao động ( do nghỉ làm việc khơng có lý do kéo dài). Không đồng ý với nội
dung QĐ 212, nên bà N.T.N đã có đơn khởi kiện ( lần đầu) đến Tòa án tỉnh Lào
6



Cai, yêu cầu Tòa án tỉnh giải quyết hủy QĐ 212 và yêu cầu SYT giải quyết chế độ
cho nghỉ việc theo nguyện vọng. Trong vụ án này đối tượng bị bà N khởi kiện
chính là Quyết định kỷ luật buộc thơi việc (QĐHC) mà người có thẩm quyền ban
hành QĐHC bị kiện cũng thuộc trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp
tỉnh (khoản 6 Điều 32 Luật TTHC). Do vậy, nếu thơng thường cũng có thể áp dụng
các quy định của quan hệ pháp luật tố tụng hành chính để giải quyết theo trình tự
thủ tục vụ án hành chính và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh theo
luật định. Nhưng khi nghiên cứu Đơn khởi kiện của đương sự thấy rằng mặc dù
trong nội dung đơn khởi kiện thể hiện: Người khởi kiện (bà N) có u cầu hủy
Quyết định hành chính với lý do cho rằng QĐHC (Quyết định kỷ luật buộc thôi
việc) được ban hành không đúng theo quy định pháp luật; Xâm hại đến quyền lợi
ích hợp pháp của đương sự. Nhưng kiểm tra các tài liệu do đương sự gửi kèm theo
đơn khởi kiện nhận thấy mặc dù đối tượng bị đương sự khiếu kiện là Quyết định kỷ
luật buộc thôi việc, xong bản chất của nội dung quan hệ tranh chấp khiếu kiện lại
phát sinh trong trường hợp do Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt Hợp
đồng lao động thuộc trường hợp Người lao động bị vi phạm kỷ luật về lao động.
Nên trường hợp này xác định là “ Tranh chấp liên quan đến việc chấm dứt Hợp
đồng lao động” và thuộc trường hợp vụ án Lao động theo trình tự tố tụng dân
sự, thuộc thẩm quyền Tòa án cấp huyện giải quyết ( Điều 35 Bộ luật TTDS) thì mới
phù hợp các quy định của pháp luật. Vì vậy Viện KSND tỉnh Lào Cai đã phối hợp
với Tịa án tỉnh ra Thơng báo trả lại đơn khởi kiện cho đương sự, đồng thời hướng
dẫn đương sự làm đơn khởi kiện vụ án lao động đến Tòa án Thành phố Lào
Cai để thụ lý giải quyết theo thẩm quyền. Việc xác định một vụ án là án hành chính
hay án dân sự gây ra khó khăn cho Tòa án và ảnh hưởng quyền lợi của đương sự.

4. Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính
Thời hiệu cũng là một yếu tố quyết định đến việc một vụ án hành chính có được
chấp nhận hay từ chối. Thời hiệu khởi kiện trong từng trường hợp cụ thể được quy

định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Đối với
quyết định hành chính, thời hiệu khởi kiện là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc
biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bằng hình
thức buộc thơi việc, 5 ngày với danh sách cử tri. Trường hợp vì sự kiện bất khả
kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện
được trong thời hạn 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành
7


chính thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác khơng
tính vào thời hiệu khởi kiện.
Nhìn từ góc độ thực tiễn giải quyết vụ án hành chính, quy định thời hiệu khởi
kiện 01 năm là quá ngắn, đôi khi chưa bảo đảm để người khởi kiện lựa chọn thực
hiện quyền khởi kiện của mình. Mặt khác, trong nhiều trường hợp việc nhận định
như thế nào là “biết được” quyết định hành chính là rất khó khăn. Bởi lẽ, chỉ cần
nghe người khác nói, người khác thơng tin có một quyết định hành chính như thế
này, như thế kia cũng được coi là đã biết về quyết định hành chính đó rồi. Nhưng
để quyết định khởi kiện hay khơng khởi kiện thì người khởi kiện phải biết rõ về
quyết định đó như thế nào, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình đến
đâu. Thực tế, để xác định được quyết định hành chính có xâm hại đến quyền, lợi
ích hợp pháp của mình hay khơng cần phải xem xét đến hình thức, trình tự, thủ tục,
thẩm quyền ban hành và nội dung của quyết định hành chính, từ đó mới có thể
quyết định khởi kiện hay khơng khởi kiện.
Luật Tố tụng hành chính cũng chưa quy định về cách thứ xử lý với những quyết
định hành chính trái quy định nhưng hết thời hiệu khởi kiện. Như vậy thì đối với
những quyết định hành chính rõ ràng trái pháp luật nhưng khơng cịn thời hiệu khởi
kiện theo quy định tại Điều 116 Luật tố tụng hành chính thì xử lý như thế nào? Nếu
thụ lý, giải quyết (xét xử) thì vi phạm quy định tại Điều 116 Luật TTHC; ngược lại
nếu căn cứ điểm g khoản 1 Điều 116 để đình chỉ giải quyết thì quyết định hành
chính có vi phạm (trái pháp luật) vẫn tồn tại vì cơ quan ban hành quyết định đó

khơng tự hủy bỏ.
Ví dụ: Vào ngày 13/5/2020 ơng S nhận được Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày
3/5/2019 của UBND huyện Thanh Trì về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ở cho ơng với diện tích 100m2, sau đó ơng tiến hành xây tường bao diện tích đất
100m2 đó. Ơng H là hàng xóm của ơng S cho rằng ông S đã xây tường bao lên cả
phần diện tích đất của ơng H. Ngày 10/09/2019, ơng S đã đưa cho ông H xem giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND huyện Thanh Trì cấp cho ơng. Như vậy
tại thời điểm 10/09/2019 là thời điểm ông H biết được Quyết định số 22/QĐUBND ngày 3/5/2019 của UBND huyện Thanh Trì; thời hiệu khởi kiện của ơng H,
bắt đầu tính từ ngày 10/09/2019.

8


5. Hình thức khởi kiện và nội dung khởi kiện
Cũng như các điều kiện khởi kiện một vụ án dân sự, khi người khởi kiện muốn
tham gia khởi kiện một vụ án hành chính họ phải tuân thủ một số quy định bắt buộc
về điều kiện hình thức và nội dung theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm
2015.
Theo Điều 117 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, thủ tục khởi kiện vụ án hành
chính được quy định như sau: “Khi khởi kiện vụ án hành chính thì cơ quan, tổ
chức, cá nhân phải làm đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 118 của Luật này.
- Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ thì có thể tự mình hoặc
nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi
kiện trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của cá nhân; ở phần cuối đơn cá nhân phải
ký tên hoặc điểm chỉ.
- Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ
đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi
họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người

đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.
- Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này là người
khơng biết chữ, khơng nhìn được, khơng thể tự mình làm đơn khởi kiện, khơng thể
tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và
phải có người có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ làm chứng, ký xác
nhận vào đơn khởi kiện.
- Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ
chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục
tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ,
tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn,
người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan,
tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu
theo quy định của Luật doanh nghiệp.”
Về nội dung đơn khởi kiện, người khởi kiện phải đáp ứng đúng các nội dung như
theo quy định tại Điều 118 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đó là:
9


“1. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;…..
g) Cam đoan về việc khơng đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại.
2. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích
hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà
người khởi kiện khơng thể nộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi
kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp
pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi
kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình
giải quyết vụ án.”
Nhìn chung quy định này góp phần giúp các cơ quan tòa án xác định rõ đối

tượng, chủ thể khởi kiện, một số yếu tố quan trọng cơ bản trong quá trình giải
quyết vụ án. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ của người khởi kiện, quy định này lại đang
gây ra một số khó khăn đối với những chủ thể khởi kiện là người có trình độ dân trí
và nhận thức thấp. Ngồi ra, u cầu phải cung cấp tài liệu, chứng cứ để chứng
minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm hại kèm theo đơn khởi
kiện cũng là rào cản để họ thực hiện quyền khởi kiện của mình. Bởi trong nhiều
trường hợp thì chứng cứ, tài liệu nằm ở bên ban hành ra quyết định, hành vi là đối
tượng bị khởi kiện, họ sẽ gây khó khăn cho người khởi kiện trong việc thu thập
chứng cứ, tài liệu của vụ án.
Ví dụ: Trong trường hợp A khởi kiện Ủy ban nhân dân huyện X vì cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà hàng xóm chồng lấn lên phần diện tích đất
nhà mình. Tuy nhiên khi viết đơn khởi kiện lên tòa án, tòa án yêu cầu A phải nộp
kèm các chứng cứ, giấy tờ chứng minh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đó
là xâm phạm lên diện tích đất nhà A. Khi A bị trả lại đơn yêu cầu bổ sung thu thập
chứng cứ thì nhà hàng xóm kiên quyết khơng chịu cung cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất để A làm bằng chứng, chứng cứ khởi kiện. Lên Ủy ban nhân dân huyện
và các cơ quan quản lý đất đai họ cũng gây khó dễ nhằm mục đích khơng cung cấp
cho A để khơng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Việc bị tòa án trả lại
đơn và các cơ quan nhà nước, cũng như người hàng xóm khơng cung cấp chứng cứ

10


có nguy cơ dẫn đến hết thời hiệu khởi kiện với quyết định của UBND huyện X, ảnh
hưởng rất nghiêm trọng đến quyền lợi của A.

Hết!

Danh mục tài liệu tham khảo
1) Bài viết của Nguyễn Thị Lan Anh về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính trên

trang 123.doc
/>2) Bài viết “ Bàn về một số quy định Luật tố tụng hành chính năm 2015” của tác
giả Minh Hải trên trang điện tử Kiemsat.vn
/>3) Bài viết “Khởi kiện vụ án hành chính theo Luật tố tụng hành chính 2015” đăng
trên website của công ty Luật TNHH LawKey
/>
Mục lục

11



×