Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Đề cương nghiên cứu khoa học quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 32 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ NHIỆM VỤ ĐẶT RA..........................................................................1
CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP................2
1.1 Quản lý môi trường đô thị.........................................................................................2
1.1.1 Khái niệm............................................................................................................2
1.1.2 Phân loại..............................................................................................................2
1.2 Quản lý môi trường khu công nghiệp........................................................................2
1.2.1 Khái niệm............................................................................................................2
1.2.2 Phân loại..............................................................................................................2
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CÁC
VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP.........................................4
2.1 Hiện trạng môi trường đô thị.....................................................................................4
2.1.1 Môi trường không khí.........................................................................................4
2.1.2 Mơi trường nước.................................................................................................5
2.1.3 Mơi trường đất....................................................................................................6
2.1.4 Chất thải rắn........................................................................................................6
2.1.5 Vấn đề xã hội......................................................................................................7
2.2 Nguyên nhân các vấn đề môi trường đôi thị..............................................................8
2.3 Biện pháp khắc phục môi trường đô thị.....................................................................9
2.4 Quản lý môi trường khu công nghiệp.......................................................................9
2.4.1 Môi trường khơng khí.........................................................................................9
2.4.2 Mơi trường nước...............................................................................................10
2.4.3 Chất thải rắn......................................................................................................10
CHƯƠNG 3: VAI TRỊ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠNG TÁC QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG
ĐƠ THỊ VÀ KHU CƠNG NGHIỆP.................................................................................12
3.1 Vai trị của các cơng cụ trong quản lý môi trường đô thị.........................................12
3.2 Nhiệm vụ của công tác quản lý môi trường đô thị...................................................12
3.3 Vai trị trách nhiệm của ban quản lý khu cơng nghiệp.............................................13
3.4 Các thủ tục hành chính về bảo vệ mơi trường liên quan tới doanh nghiệp (Cơ sở
pháp lý của thủ tục, trình tự thực hiện với cơ quan quản lý đối với doanh nghiệp, thành
phần hồ sơ của thủ tục)..................................................................................................14


3.4.1 Thục tục xin phê duyệt báo cáo ĐTM...............................................................15


3.4.2 Thụ tục xin Phê duyệt/đề án bảo vệ môi trường................................................18
3.4.3 Thủ tục xin giấy phép xả thải............................................................................21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ DỰ KIẾN.................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................27

DANH MỤC HÌNH
Hình ảnh 1 2: Khu kinh tế Dung Quốc, Quảng Ngãi - một hình thức KCN đơ thị.............3
Hình ảnh 1.1: Khu cơng nghiệp Hịa Khánh.......................................................................3
Hình ảnh 1 3: KCN và Đơ Thị Tân Un, khu đơ thị Hịa Lợi Bến Cát.............................3
Hình ảnh 1.4: Ơ nhiễm khơng khí tại TP. Hồ Chí Minh......................................................5
Hình ảnh 1.5: Chất thải rắn ảnh hưởng đến mơi trường nước.............................................7
Hình ảnh 1.6: Chất thải rắn KCN được đóng gói..............................................................11
Hình ảnh 1.7: Quy trình làm thủ tục ĐTM.......................................................................16
Hình ảnh 1.8: Nhà máy được phép xả thải nước thải ra môi trường.................................22


ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ NHIỆM VỤ ĐẶT RA
Hiện nay, trong các đơ thị cịn xảy ra thực trạng nhiều diện tích mặt nước, cây xanh bị
sang lấp, chuyển đổi; nhiều dự án quy hoạch diện tích dành cho cơng trình cơng cộng bị
sử dụng sai mục đích. Mơi trường đất tại các khu đơ thị có nguy cơ bị ơ nhiễm do chịu tác
động từ nước thải sinh hoạt, các chất thải của hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt
và các bãi chôn lấp rác thải, đặc biệt là các đơ thị lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải
Phịng, Đà Nẵng.
Ơ nhiễm bụi vẫn tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao. Riêng khí O 3, NO2 đã có dấu hiệu ơ nhiễm
trong một số năm gần đây. Ghi nhận cục bộ tại một số thời điểm, ô nhiễm NO 2 xuất hiện
tại khu vực giao thông trong một số đô thị lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hạ Long và
có xu hướng tăng.

Mức độ gia tăng chất thải, nước thải tại đô thị ngày càng lớn. Trong khi đó tỷ lệ được xử
lý đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, hợp vệ sinh mơi trường cịn thấp. Lượng nước thải sinh hoạt
đô thị được xử lý chỉ đạt 11%, có 42% đơ thị trên tổng số 787 đơ thị có cơng trình xử lý
nước thải tập trung.
Điều này tác động lớn đến chất lượng của các nguồn tiếp nhận. Hiện ô nhiễm môi trường
nước tại các sông hồ, kênh rạch nội thành, nội thị vẫn diễn biến phức tạp, vấn đề úng ngập
tại các đơ thị có xu hướng mở rộng và gia tăng; Suy giảm mực nước dưới đất tại các đô
thị khu vực đồng bằng và xâm nhập mặn tại các đô thị ven biển đang trở nên phổ biến…
Nhiệm vụ đặt ra cho công tác quản lý mơi trường đơ nói chung và mơi trường đơ thị - khu
cơng nghiệp nói riêng như sau:
Xây dựng, ban hành và phổ biến các văn bản pháp luật, các quy định và hướng dẫn
bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn môi trường;
Quản lý sự tuân thủ pháp luật theo quy định bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn môi
trường đối với tất cả các hoạt động kinh tế và xã hội của tất cả các tổ chức, cơ sở sản xuất,
tập thể và các cá nhân xã hội;
Quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, trước hết là tài nguyên đất, tài
nguyên nước, tài nguyên sinh vật;
Quản lý các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường và thúc đẩy thực hiện biện pháp
giảm thiểu chất thải ( nguồn thải từ sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, từ sản xuất
nông nghiệp…)



CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CƠNG NGHIỆP
1.1 Quản lý mơi trường đơ thị
1.1.1 Khái niệm
Đơ thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mực độ cao và chủ yếu hoạt động trong
lĩnh vực phi nơng nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, chun
nghành, có vai trị thúc đẩy sự phát triển Kinh Tế - Xã Hội của một quốc gia hoặc một
vùng lãnh thổ, một địa phương bao gồm ngoại thành của một thành phố, một thị xã.

1.1.2Phân loại
Loại đặt biệt: TP. Trực thuộc Trung Ương, có các quận nội thành, huyện ngoại
thành và các thành phố trực thuộc (HN vs HCM)
Loại I, II: TP trực thuộc Trung Ương, có các quận nội thành, huyện nội thành và có
thể có các đơ thị trực thuộc, TP trực thuộc tỉnh, có các phường nội thành, xã ngoại thành.
Loại III: TP hoặc thị xã thuộc tỉnh, có các phường nội thành, nội thị, xã ngoại
thành, ngoại thị.
-

Loại IV: Thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngọai thị.

Loại V: Thị trấn thuộc huyện có các thành phố xây dựng tập trung và có thể các
điểm khu dân cư nông thôn.
1.2 Quản lý môi trường khu công nghiệp
1.2.1 Khái niệm
Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới, địa giới khơng có dân
cư sinh sống,do chính phủ quyết định thành lập. Trong khu cơng nghiệp có thể có doanh
nghiệp chế xuất. Khu cơng nghiệp bao gồm các khu chế xuất và khu công nghệ cao.
1.2.2 Phân loại
- Phân loại theo đặc điểm quản lý: Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ kỹ
thuật cao .
- Phân loại theo loại hình cơng nghiệp: Khu cơng nghiệp khai thác và chế biến dầu khí,
khu cơng nghiệp thực phẩm,,…
Tuy nhiên hiện nay KCN phần lớn là đa nghành phù hợp theo cơ cấu phát triển kinh tế và
công nghiệp của khu vực.
Phân loại theo mức độ độc hại: Đây chính là phân loại hay được nhắc đến bởi nó
quyết định tới việc bố trí của KCN so với khu dân cư cũng như các biện pháp để đảm bảo
điều kiện về môi trường. Mức độ vệ sinh của KCN phụ thuộc chủ yếu dựa vào loại hình
cơng nghiệp bố trí trong KCN.



-

Phân loại theo quy mơ:
+ KCN có quy mơ nhỏ: Thường diện tích đến 100ha;
+ KCN có quy mơ trung bình: 100-300ha;
+ KCN có quy mơ lớn 300ha.

*Một số loại hình KCN

Hình ảnh 1.1: Khu cơng nghiệp Hịa Khánh

Hình ảnh 1 2: Khu kinh tế Dung Quốc, Quảng Ngãi một hình thức KCN đơ thị

Hình ảnh 1 3: KCN và Đơ Thị Tân
Un, khu đơ thị Hịa Lợi Bến Cát


CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC
PHỤC CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
2.1 Hiện trạng môi trường đô thị
2.1.1 Môi trường không khí
Theo Báo cáo hiện trạng mơi trường quốc gia năm 2016, chuyên đề "Môi trường đô thị"
do Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố cho thấy áp lực ô nhiễm môi trường không
khí tại các đô thị chủ yếu do các phương tiện giao thông; hoạt động của các xí nghiệp nội
đơ, sinh hoạt của cư dân, xử lý rác thải và các nguồn ô nhiễm từ ngoại thành chuyển vào.
Trong đó, khí thải từ các phương tiện giao thơng cơ giới đường bộ đóng góp nhiều nhất
trong tổng lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường đô thị, bao gồm rất nhiều các loại khí
thải như: lưu huỳnh đi-ơ-xít (SO2), ni-tơ đi-ơ-xít (NO2), các-bon mo-no-xít (CO), bụi…

các loại phương tiện giao thơng. Có đến 70% lượng bụi, 85% tổng lượng khí thải các-bon
đi-ơ-xít (CO2) và 95% lượng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi mà mắt thường khơng quan
sát được gây ƠNKK tại Hà Nội là do hoạt động của hơn bốn triệu phương tiện giao thơng
thải ra.
Ðáng lo ngại nhất trong ƠNKK tại các đơ thị ở Việt Nam hiện nay là ÔNKK do bụi gồm
bụi thơ TSP (là tổng các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn, hoặc bằng 100 µm)
và bụi PM10 (là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn, hoặc bằng
10 µm); bụi PM2,5 (là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn, hoặc
bằng 2,5 µm). Theo số liệu quan trắc giai đoạn từ năm 2012 đến 2016 cho thấy, mức độ ô
nhiễm bụi tại các đơ thị vẫn ở ngưỡng cao, chưa có dấu hiệu giảm.
Cụ thể, đối với bụi TSP, nồng độ đã vượt ngưỡng cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng khơng khí chung quanh (QCVN 05: 2013/BTNMT) từ hai đến ba lần và
thường tập trung cao ở các trục đường giao thông của các đô thị lớn. Tại các đơ thị vẫn
cịn nhiều nhà máy sản xuất cơng nghiệp, cho nên các khu vực này nồng độ TSP vượt quá
giới hạn của QCVN 05: 2013/BTNMT từ 1,5 đến hai lần. Tại khu vực nội thành, nội thị
của các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, số ngày trong năm có nồng độ bụi
PM10, PM2,5 vượt ngưỡng cho phép của QCVN 05: 2013/BTNMT chiếm tỷ lệ hơn 20%
tổng số ngày trong năm. Ðối với các đô thị khu vực miền bắc, số ngày có nồng độ bụi cao
thường tập trung vào các tháng mùa đông.
Bên cạnh hoạt động giao thơng, sản xuất cơng nghiệp, thì hoạt động xây dựng trong đơ thị
cũng là nguồn gây ƠNKK khá lớn. Mặc dù đã có quy định về che chắn bụi tại các công
trường xây dựng và phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu, phế thải xây dựng, rửa xe
trước khi ra khỏi công trường nhưng việc thực hiện các quy định này chưa nghiêm. Bên
cạnh đó, các thiết bị xây dựng (máy xúc, máy ủi…), các phương tiện vận chuyển vật liệu
xây dựng cịn thải ra mơi trường khơng khí các khí thải như: SO2, NO2, CO… Ngồi ra,
tại nhiều khu vực chôn lấp, nhất là các bãi lộ thiên đã và đang diễn ra các hoạt động đốt
rác tùy tiện, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường khơng khí vào những thời điểm


nhất định. Các chất thải tại các bãi rác (giấy, gỗ, cao-su, ni-lon, nhựa, vải) khi đốt đã thải

ra môi trường các chất khí chủ yếu như: SO2, NO2, đi-ơ-xin, Furan, tro bụi...

Hình ảnh 1.4: Ơ nhiễm khơng khí tại TP. Hồ Chí Minh

2.1.2 Mơi trường nước
Báo cáo mơi trường đô thị 2016 cho thấy, do một lượng lớn nước thải sinh hoạt đô thị,
nước thải từ mốt số cơ sở sản xuất trong nội đô… chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt
yêu cầu thải trực tiếp ra các con sông, kênh, mương chảy qua nội đô. Đặc biệt, mức độ ô
nhiễm đã trở nên nghiên trọng tại hai đô thị lớn nhất của cả nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh.
Theo số liệu của Tổng cục Môi trường năm 2016 giai đoạn 2012 – 2016 cũng cho thấy, tại
tất cả các đô thị, hàm lượng BOD5 trong nước đều vượt ngưỡng rất cao so với QCVN 08MT:2015 (B1). Thậm chí tại một số nơi như hồ Tam Bạc (Hải Phịng), Hồ Thành (Bắc
Ninh) đều có hàm lượng vượt rất), Hồ Thành (Bắc Ninh) đều có hàm lượng vượt tới hơn
2 lần quy chuẩn cho phép. Tại nhiều đô thị, hồ đã trở thành nơi chứa nước thải, nước
khơng có sự lưu thơng. Phần lớn các hồ nội thành, nội thị ở các cấp loại đô thị đều bị ô
nhiễm chất hữu cơ và chất dinh dưỡng ở mức độ khác nhau. Ô nhiễm nước hồ xảy ra
không chỉ ở các thành phố lớn (loại đặc biệt, loại I) mà tại các đô thị nhỏ hơn (cấp II, cấp
III). Đây cũng là vấn đề nổi cộm tại nhiều địa phương.
Tình trạng vứt rác bừa bãi, xả nước thải sản xuất chưa qua xử ly xuống lịng sơng, kênh
mương khá phổ biến. Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm lịng sơng, kênh mương xảy ra
khắp nơi khiến diện tích mặt nước thu hẹp, cản trở dịng chảy. Điển hình như tại TP. Hồ
Chí Minh, kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước vừa được Sở TN&MT công bố cho
thấy, nguồn nước tại hệ thống kênh rạch ở TP. Hồ Chí Minh đang trong tình trạng ơ nhiễm
nặng nề. Các thành phần như BOD5 (nhu cầu oxy sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa học),


chỉ tiêu vi sinh (coliform), hàm lượng chất lơ lửng (SS), kim loại nặng... đều vượt tiêu
chuẩn từ vài chục đến cả ngàn lần cho phép.
Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm lịng sơng, kênh mương xảy ra khắp nơi khiến diện tích
mặt nước thu hẹp, cản trở dịng chảy. Tại 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM,

mức độ ô nhiễm hữu cơ và chất dinh dưỡng là vấn đề đã xảy ra nhiều năm và chưa có
nhiều cải thiện, điển hình là một số sông, kênh như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét (Hà
Nội) và kênh Tân Hóa – Lị Gốm, kênh Ba Bị, kênh Tham Lương (TP. HCM). Nhiều
tuyến kênh, đoạn sơng sau cải tạo mức độ ô nhiễm đã giảm, song thời gian gần đây, mức
độ ơ nhiễm có xu hướng tăng trở lại. Tình trạng ơ nhiễm sơng, kênh mương nội thành đã
trở thành vấn đề cần quan tâm giải quyết ở hầu hết các đô thị.
2.1.3 Môi trường đất
Theo báo cáo việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng
đất kỳ cuối 2016 – 2020 cấp quốc gia của Bộ TN&MT, trong giai đoạn từ năm 2000 đến
2010, diện tích đất đơ thị Việt Nam đã tăng 700.000 ha, bình quân tăng 2,8%/năm. Dự
kiến đến năm 2020, đất đơ thị tồn quốc sẽ đạt khoảng 1.941,74 nghìn ha. Trong đó, Hà
Nội và TP HCM là hai địa phương có tốc độ tăng đất đơ thị lớn nhất trong tồn quốc với
khoảng 3,8 đến 4 %/năm.
Mặc dù đất đô thị tăng nhanh, nhưng tỷ trọng đất dành cho các vấn đề xã hội chưa đáp
ứng yêu cầu thực sự của đời sống xã hội. Ở nhiều đô thị, quỹ đất dành cho xây dựng cơ sở
hạ tầng chỉ đạt 29,78%; thậm chí chỉ 10 đến 15%. Đặc biệt, tỷ lệ đất dành cho giao thông
tại các đô thị lớn chỉ chiếm 10%; trong khi yêu cầu phạt đạt tỷ lệ cần thiết ít nhất là 20
đến 25%.
Bên cạnh đó, diện tích đất đơ thị dành cho cấp thốt nước đơ thị hiện chưa có quỹ đất để
mở rộng theo nhu cầu phát triển. Các hệ thống hiện nay thường dùng chung với các cơ sở
hạ tầng khác trên đường phố chính. Yêu cầu với loại đất cho hạ tầng cấp nước chiếm 1%,
thoát nước vệ sinh mơi trường đơ thị trung bình từ 6-7%...
Theo Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam, nghịch lý là tốc độ phát triển đất đô
thị ngày càng nhanh, song đất dành cho cuộc sống của người dân lại còn thiếu và yếu.
Thực tế, ở nhiều đơ thị nước ta, diện tích mặt nước, cây xanh bị san lấp; nhiều dự án quy
hoạch diện tích dành cho cơng trình cơng cộng bị sử dụng sai mục đích; các khu vui chơi
cơng cộng bị thu hẹp tối đa để giảm bớt đầu tư cơ sở hạ tầng; tình trạng đất bỏ hoang, suy
giảm do nhiều dự án quy hoạch theo vẫn diễn ra phổ biến…Vì vậy, diện tích đất đơ thị
“đáng sống” chưa thực sự tương xướng với sự phát triển.
*Đe dọa sức khỏe người dân

Báo cáo của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho thấy, chất lượng môi trường đất tại
các khu đô thị Việt Nam hiện nay đang có xu hướng ơ nhiễm do chịu tác động từ các chất
thải của hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt, các bãi chôn lấp rác thải. Nhiều đô
thị mọc lên, nằm ngay trên những vùng đất có chứa các chất độc hóa học tồn lưu, các chỉ
số cao hơn mức cho phép nhiều lần. Sức khỏe con người phải đối mặt với nhiều nguy cơ
bệnh tật cao, phát sinh từ nguồn đất.


Đất bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp
với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất. Mặt khác, sự xâm
nhập của ô nhiễm đất vào tầng nước ngầm cũng trở thành mối nguy hiểm tiềm tang đe
dọa sức khỏe người dân.
2.1.4 Chất thải rắn
Đi kèm với sự phát triền kinh tê là các vân đê ơ nhiêm mơi trường, trong đó có vân đê ơ
nhiêm do chất thải rắn. Chất thải rắn (CTR) gia tăng nhanh chóng về lượng, thành phần
ngày càng phức tạp và vân chưa được phân loại tại nguồn, gây khó khăn cho cơng tác xử
lý. Mơ hình thí điếm áp dụng phân loại CTR tại nguồn cịn nhiều bất cập như sau khi
người dân phân loại, CTR lại bị đô chung vào cùng một xe vận chuyên; Các đô thị chưa
quy hoạch các điếm tập trung CTR và thiêu các trạm trung chuyên CTR; Việc tô chức
quản lý CTR cịn chơng chéo, thiêu thơng nhát cả ở cáp Trung ương và địa phương. Trước
thực trạng đó, tác giả đã đê xuất một sô giải pháp nham tháo gỡ những tình trạng này.
Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đơ thị phát sinh trên tồn quốc tăng trung bình lo - 16%
mỗi năm, trong đó CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60 - 70% tổng lượng CTR đô thị.
Từ kết quả dự báo ở bảng trên thì lượng CTR sinh hoạt đô thị năm 2015 tăng gấp 1,6 lần,
năm 2020 tăng 2,37 lần, năm 2025 gấp 3,2 lần so vói năm 2010. CTR gia tăng có nguyên
nhân do dân số đô thị tăng (từ 25,5 triệu năm 2009 lên 52 triệu năm 2025) và do bình
qn CTR/đầu ngi tăng (0,95kg/ngưòi/ngày năm 2009 lên l,6kg/ngưòi/ngày năm 2025).
Đây sẽ là áp lục lớn đối với công tác quản lý CTR đô thị trong thịi gian tói.
Hình ảnh 1.5: Chất thải rắn ảnh
hưởng đến môi trường nước


2.1.5 Vấn đề xã hội
Di cư tự do từ nông thôn ra thành thị cùng với sự thay đổi lối sống và tiêu dung của người
dân đô thị cũng tạo ra sức ép lớn đối với hạ tầng cơ sở hiện có của đơ thị (hệ thống cấp
thoát nước và dịch vụ thu gom và xử lý CTR, hạ tầng cơ sở phục vụ giao thông chưa đáp
ứng được nhu cầu,..). Đơ thị hóa làm tang dịng người di cư chính thức và khơng chính
thức từ nông thôn ra thành thị, làm tang sức ép về nhà ở, vệ sinh môi trường đô thị và
nhiều vấn đề xã hội khác.


* Sự cố môi trường nổi cộm trong năm 2016 và một số bài học kinh nghiệm
Trong thời gian qua, ở một số nơi, đã xảy ra các vụ việc, sự cố về mơi trường. Một số vụ
có phạm vi tác động ở quy mô lớn và gây thiệt hại nghiêm trọng cho mơi trường. Điển
hình như sự cố ơ nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung do nước thải của Công ty
Formosa Hà Tĩnh. Sự cố này đã gây ra những thiệt hại về kinh tế, xã hội và môi trường.
Đến nay, sau 01 năm kể từ khi xảy ra sự cố, Chính phủ và các địa phương vẫn đang tiếp
tục thực hiện giám sát chất lượng môi trường biển, hoạt động xả thải và việc thực hiện các
biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm của Công ty Formosa, thực hiện giám sát định kỳ
đối với các hải sản được khai thác tại 4 tỉnh nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và sức
khỏe cho nhân dân, hướng dẫn cho người dân trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản
nước mặn, nước lợ bình thường đối với tất cả các phương thức nuôi; khai thác hải sản trên
các
vùng
biển…
Bên cạnh sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung, trong năm 2016, ở một số nơi trên
cả nước đã xảy ra các vụ việc, sự cố về môi trường mà nguyên nhân phần lớn do công tác
bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa tuân thủ quy định.
Qua hàng loạt sự cố môi trường đã xảy ra trong thời gian qua, vấn đề kiểm sốt các nguồn
gây ơ nhiễm nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự số môi trường hay tăng cường năng lực
phịng ngừa, ứng phó đối với các sự cố môi trường là vấn đề cần được ưu tiên triển khai

đúng mức và kịp thời. Bắt đầu từ việc giám sát, đánh giá đúng tác động tới môi trường
của các dự án ngay từ khi xây dựng, phê duyệt các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án có
nguy cơ tác động xấu tới mơi trường, cho đến việc đầu tư, tăng cường năng lực cho hệ
thống giám sát, cảnh báo ơ nhiễm và ứng phó với các sự cố môi trường đáp ứng yêu cầu
thực tế.
2.2 Nguyên nhân các vấn đề môi trường đôi thị
Dân số tăng nhanh: Dân số Việt Nam tính đến 2017 trên 94 triệu người, trong đó dân
thành thị chiếm 34,7% tổng dân số cả nước, nông thôn chiếm 65,3% trong tổng số dân.
Sự gia tăng dân số đô thị làm cho môi trường khu vực đơ thị có nguy cơ bị suy giảm
nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự gia
tăng dân cư. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí tăng lên, các tệ nạn xã hội và vấn đề xã hội
trong đô thị ngày càng khó khan.
Quan hệ bảo vệ mơi trường đơ thị chưa lồng ghép yếu tố Bảo vệ môi trường: Rất nhiều
vấn đề đã tồn tại và bức xúc về môi trường đô thị và công nghiệp hiện nay đều có nguyên
nhân bắt nguồn từ các giải pháp quy hoạch khơng phù hợp về mặt mơi trường. Tình ơ
nhiễm nước, khơng khí, chất thải rắn và tình trạng ngập trần trọng khi mưa lớn ở nhiều đô
thị nước ta hiện nay đều có ngun nhân trực tiếp từ cơng tác thiết kế quy hoạch, công tác
quản lý xây dựng, quản lý đô thị yếu kém của nước ta.
Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội không theo kịp với tốc độ phát triển dân số và đơ thị hóa:
Ở rất nhiều đô thị nước ta tốc độ phát triển phương tiện gia thông chậm hơn rất nhiều so
với tốc độ đơ thị hóa và tốc độ gia tăng phương tiện giao thơng, vì thế mà ở đây các chỉ
tiêu về hạ tầng giao thông rất thấp. Theo số liệu thống kê, đất nước xây dựng kết cấu hạ


tầng kỹ thuật của nhiều đô thị ở nước ta mới chỉ đạt khoảng 10-15% đất đô thị, trong khi
yêu cầu tối thiểu cần từ 30-35%. Tình trạng thiếu nhà ở dân cư đơ thị thì diễn ra trầm
trọng ở hầu hết các đơ thị. Tình trạng nhà chật chội, nhà tạm chiếm tỉ lệ cao nhất là TP. Hà
Nội và TP. HCM.
Ý thức bảo vệ môi trường của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức thấp: Ở các nước tiên
tiến vấ đề giữ vệ môi trường nơi công cộng, bảo vệ môi trường sạch đẹp được quan tâm

hàng đầu. Ở nước ta chuyện vứt ra, xả nước bẩn làm ô nhiễm môi trường xảy ra thường
xuyên, ném động, thực vật ra đường, xuống sơng, hồ,… thì khá phổ biến. Có thể gọi là
hiện tượng này là nếp sống thiếu năn minh, khơng văn hóa.
Yếu kém về năng lực quản lý: Cơ chế phân bố, phối hợp giữ các cơ quan, các nghành và
địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa có quy định rỏ rang. Theo luật BVMT
năm 2014, doanh nghiệp vi phạm sẻ phải đối diện với nhiều hình thức xử lý nghiêm trọng
như phạp tiền nặng, đóng cửa,… Thế nhưng,hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành thì
Luật BVMT và các luật có liên quan đến lĩnh vực BVMT còn thiếu rỏ rang, cụ thể, những
yếu kém về năng lực quản lý , sự thiếu hụt về năng lượng quản lý, sự thiếu hụt cán bộ
chuyên môn vẫn tạo khẽ hở để nhiều doanh nghiệp tiếp tục vi phạm môi trường.
2.3 Biện pháp khắc phục môi trường đơ thị
- Hồn thiện thể chế, chính sách, và tăng cường hiệu lực tổ chức giám sát và cưỡng chế
- Tăng cường bộ máy quản lý, xóa bỏ chồng chéo trong phân cơng
- Đẩy mạnh xã hội hóa và huy động cộng đồng tham gia quản lý chất thải rắn
- Quy hoạch và lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn
- Tăng cường và đa dạng hóa nguồn nhân lực đầu tư tài chính
- Nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích hoạt động phân loại chất thải
2.4 Quản lý môi trường khu công nghiệp
2.4.1 Môi trường không khí
Theo số liệu báo cáo và khỏa sát thực tế thì hiện nay nhiều cơ sở sản xuất trong các KCN
đã lắp đặt hệ thống xử lý ơ nhiễm khí trước khi thải ra môi trường , mặt khác do diện tích
xây dựng nhà xưởng tương đối rộng , nằm trong KCN , phần nhiều tách biệt với khu sống
cư dân cư nên tình trạn khiếu nại về gây ơ nhiễm mơi trường do khí thải các KCN chưa
bức xúc như đối với chất thải rắn và nước.
Các khí thải ô nhiễm phát sinh chủ yếu do các nhà máy, xí nghiệp, từ hai nguồn chính là:
tạo nhiên liệu cho năng lượng hoạt động sản xuất ( nguồn điểm) và sự rị rỉ chất ơ nhiễm
trong q trình sản xuất (nguồn diện). Tuy nhiên hiện nay, các cơ sở sản xuất chủ yếu
mới chỉ khống chế được các khí thải từ nguồn điểm. Ơnhiễm khơng khí do nguồn diện và
tác tộng gián tiếp từ khí thải,hầu như khơng được kiểm sốt, lan truyền ra ngồi sản xuất,
có thẩ gây tác hại đến sức khỏe con người sống gần khu vực bị ảnh hưởng.



Chất lượng môi trường tại các KCN, đặt biệt là các KCN cũ, tập trung các nhà máy có
cơng nghệ máy móc lạc hậu, chưa có đầu từ hệ thống xử lý khí thải, đã và đang suy giảm.
Ơ nhiễm khơng khí tại các nhà máy chủ yếu là do bụi, một số KCN có biểu hiện ơ nhiễm
CO, SO2 và tiếng ồn. Các KCN mới với các cơ sở có đầu tư cơng nghệ hiện đại và hệ
thống xử lý khí thải trước khi thải ra mơi trường nân thường ít gặp vấn đề ơ nhiễm khí
thải.
Tình trạng ơ nhiễm ở các nhà máy, xí nghiệp, KCN phức hợp diễn ra khá phổ biến, đặc
biệt và mùa khô và đối vói các KCN đang trong q trình xây dựng, Hàm lượng bụi lơ
lững trong khơng khí xung quanh của KCN qua các năm đều vượt QCVN.
Tại các KCN, bên cạnh những ô nhiễm thông thường như bụi; SO2, NO2, CO cịn cần
quan tâm đến một số khí ơ nhiễm đặc thù do loại hình sản xuất sinh ra như: hơi Axit, hơi
Kiềm, NH3, H2S, VOC,… nhìn chung các khí này vẫn còn trong ngưỡng cho phép. Mặc
dù cũng cần phải lưu ý đến việc kiểm sốt các hơi khí độc trong sản xuất.
2.4.2 Mơi trường nước
Ơ nhiễm mơi trường nước do nước thải từ KCN trong những năm gần đây là rất lớn, tốc
độ gia tăng này cao hơn rất nhiều so với tổng nước thải từ các lĩnh vực khác. Tính đến
tháng 6/2012, có khoảng 62% các KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung
nhưng theo đánh giá chung của Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về mơi trường PC49,
các cơng trình này dù đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả không cao, dẫn đến tình trạng
75% nước thải KCN thải ra ngồi với lượng ơ nhiễm cao. Điển hình là Khu vực kinh tế
trọng điểm phía Nam gồm Tp. Hồ Chí Minh (TPHCM), Đồng Nai và Bình Dương được
xem là khu vực tập trung nhiều KCN và dự án FDI lớn nhất cả nước, mặc dù tỷ lệ xây
dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung ở khu vực này khá cao, nhưng tình trạng vi phạm
các qui định về môi trường vẫn thường xuyên xảy ra. Bởi vậy không có gì lạ khi nhiều
kênh rạch ở TPHCM hiện nay như Tham Lương, Ba Bò, Thầy Cai, An Hạ… đang được
coi là những dòng kênh chết với màu đen ngòm và mùi hơi nồng nặc vì dịng chảy chở
theo lượng nước thải khổng lồ và rác thải đủ loại từ các hoạt động sản xuất công nghiệp
cũng như sinh hoạt

Kết quả quan trắc lượng nước cả 3 lưu vực sống Đồng Nai, Nhuệ -Đáy và Cầu đều cho
thấy bên cạnh nguyên nhân do tiếp nhận nước thải từ các đô thị trong trong lưu vực,
những khu vực chịu tác động của nước thải KCN có chất lượng nước sơng bị suy giảm
mạnh, nhiều tiêu chí như: BOD5, COD, NH4 +, tổng N, tông P đều cao hơn QCVN nhiều
lần.
2.4.3 Chất thải rắn
Chất thải rắn công nghiệp phát sinh chủ yếu từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng
nghề, kinh doanh, dịch vụ.... Thành phần chất thải rắn công nghiệp gồm: các phế thải


nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, phế thải trong q trình sản xuất cơng nghiệp, các bao bì
vật liệu tổng hợp đóng gói sản phẩm...
Hiện nay, hoạt động sản xuất công nghiệp của thành phố tập trung đa ngành nghề với
nhiều loại hình như: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử, điện lạnh, chế biến thực
phẩm, may mặc, chế biến nhựa, da giầy. Chất thải rắn công nghiệp bao gồm: Chất thải rắn
công nghiệp nguy hại và chất thải rắn thông thường.Số liệu thống kê cho thấy, tổng khối
lượng chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn thành phố phát sinh khoảng 750 tấn/ngày,
trong đó, lượng chất thải rắn thông thường là 646 tấn/ngày và lượng chất thải nguy hại
khoảng 104 tấn/ngày.
Thành phần chính của chất thải nguy hại cơng nghiệp bao gồm: Giẻ lau dính dầu mỡ, dầu
mỡ thải, bóng đèn huỳnh quang, vỏ bao bì chứa chất thải nguy hại... Chất thải nguy hại
cơng nghiệp phát sinh chủ yếu tại các KCN. Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm ngoài KCN
cũng là nguồn phát sinh chất thải nguy hại không nhỏ. Lượng chất thải nguy hại công
nghiệp chiếm khoảng 15- 20% lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường. Mức độ
phát sinh chất thải nguy hại công nghiệp trong các KCN tùy thuộc vào loại hình sản xuất
chủ yếu.
Theo số liệu thống kê năm 2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường, tỷ lệ thu gom chất thải
rắn thông thường (không chứa thành phần nguy hại) từ 85 - 90%, tương đương 549 – 581
tấn/ngày. Trong đó đã tiến hành xử lý khoảng 382- 405 tấn/ngày.
Đối với những chất thải nguy hại, có 97% các cơ sở đã ký hợp đồng vận chuyển, thu gom,

xử lý với các đơn vị có chức năng hành nghề quản lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên, đến
nay, lượng chất thải nguy hại được thu gom mới đạt khoảng 62-73 tấn/ngày, chiếm 60- 70
% tỷ lệ phát sinh và được xử lý tại khu xử lý chất thải Nam Sơn và các cơ sở xử lý khác.
Lượng chất thải nguy hại còn lại vẫn được lưu giữ tại các cơ sở phát sinh theo đúng quy
định, do lượng không đủ lớn để đơn vị đã ký hợp đồng xử lý vận chuyển đi. Phần lớn, các
cơ sở đều thực hiện báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ theo quy định.

Hình ảnh 1.6: Chất thải rắn KCN được đóng



CHƯƠNG 3: VAI TRỊ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠNG TÁC QUẢN LÝ MƠI
TRƯỜNG ĐƠ THỊ VÀ KHU CƠNG NGHIỆP
3.1 Vai trị của các công cụ trong quản lý môi trường đô thị
- Công cụ pháp luật: + Luật BVMT 2014
+ Các quy định và chỉ tiêu môi trường
+ Các loại giải pháp về mơi trường
+ Kiểm sốt mơi trường
+ Thanh tra mơi trường
-

Cơng cụ kinh tế: + Thuế
+ Phí, lệ phí mơi trường

+ Trợ cấp mơi trường
+ Ký quỹ, hồn trả
+ Co-ta ô nhiễm, thị trường mua bán bản quyền xả thải
- Công cụ kỹ thuật: + Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
3.2 Nhiệm vụ của công tác quản lý môi trường đô thị
Nhiệm vụ chủ yếu của quản lý môi trường gồm:

– Xây dựng ban hành và phổ biến các văn bản pháp luật, các quy định và hướng dẫn về
bảo vệ môi trường.
– Quản lý sự tuân thủ pháp luật, quy định bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn môi trường đối
với tất cả các hoạt động kinh tế xã hội của tất cả các tổ chức, cơ sở sản xuất, tập thể và
các cá nhân trong xã hội.
– Quản lý sự sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, trước hết là tài nguyên đất, tài
nguyên nước, tài nguyên sinh vật.
– Quản lý nguồn thải gây ô nhiễm môi trường và thúc đẩy thực hiện các biện pháp giảm
thiểu chất thải (nguồn thải từ sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, từ sản xuất nông
nghiệp và các nghành nghề khác, nguồn thải từ giao thông vận tải trên bộ, trên thuỷ và
trên không, nguồn thải từ sinh hoạt và dịch vụ đô thị…)
– Quản lý về chất lượng mơi trường sống (trước hết là mơi trường khơng khí, môi
trường nước, chất thải rắn…)


– Thực hiện các chính sách ngăn ngừa ơ nhiễm công nghiệp và đô thị, trước hết là lồng
ghép quy hoạch bảo vệ môi trường với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, thực hiện thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường v.v…


Kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường, sự cố mơi trường.

– Thanh tra môi trường, xử lý các vi phạm môi trường, các tranh chấp môi trường….
– Tiến hành quan trắc và phân tích mơi trường, theo dõi sự diễn biến môi trường, định
kỳ lập báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường.
– Tham gia quản lý hạ tầng kỹ thuật đảm bảo môi trường ở đô thị (hệ thống cấp nước,
thoát nước, xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn, hệ thống giao thông vận tải, thông tin,
năng lượng, hệ thống cây xanh, mặt nước… trong đô thị.
– Nâng cao nhận thức cộng đồng, tuyên truyền kiến thức và trách nhiệm về bảo vệ môi
trường cho mọi người dân, xây dựng nếp sống thân thiện với môi trường và tài nguyên

thiên nhiên, tổ chức các phong trào quần chúng tự nguyện tham gia công tác bảo vệ môi
trường.
3.3 Vai trị trách nhiệm của ban quản lý khu cơng nghiệp
Trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, ban quản lý cần có trách nhiệm về vấn đề mơi
trưởng để đảm bảo cho môi trường không bị ô nhiễm, trách nhiệm cụ thể như sau:
- Bố trí bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường để tổ chức thực hiện công tác bảo vệ
môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Người giữ vị trí
phụ trách bộ phận chun trách về bảo vệ mơi trường phải đáp ứng điều kiện sau:
a) Có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành về quản lý môi trường; khoa
học, công nghệ, kỹ thuật môi trường; hóa học, sinh học;
b) Có tối thiểu ba (03) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực môi trường.
- Xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp giữa Ban
quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân
dân huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt.
- Hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghiệp thuộc thẩm quyền
quản lý thực hiện các quy định bảo vệ môi trường; phát hiện và kịp thời báo cáo với cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
về bảo vệ mơi trường; huy động lực lượng ứng phó, khắc phục khi xảy ra sự cố môi
trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp.


- Định kỳ báo cáo công tác bảo vệ môi trường của khu kinh tế, khu công nghiệp gửi Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.
- Công khai thông tin về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp; tuyên truyền,
phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cho chủ đầu tư xây dựng
và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu
kinh tế, khu công nghiệp.
- Phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các tranh chấp về môi trường giữa các cơ sở

sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghiệp hoặc với các tổ chức, cá
nhân ngồi phạm vi khu kinh tế, khu cơng nghiệp.
- Phối hợp kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các hoạt
động của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghiệp.
- Thực hiện các nội dung quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp khác
theo chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc được ủy quyền.
3.4 Các thủ tục hành chính về bảo vệ mơi trường liên quan tới doanh nghiệp (Cơ sở
pháp lý của thủ tục, trình tự thực hiện với cơ quan quản lý đối với doanh nghiệp,
thành phần hồ sơ của thủ tục)
*Các thủ tục hành chính về mơi trường liên quan tới doanh nghiệp:
BVMT là trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng. Để giám sát và rang buộc trách
nhiệm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện nghĩa vụ BVMT. Một số thủ tục hành
chính về tài ngun và mơi trường liên quan đến doanh nghiệp:
-

Xin phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường hoặc xin xác nhận Cam kết
bảo vệ môi trường khi lập dự án đầu tư;

-

Phê duyệt/xác nhận đề án bảo vệ môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động sản
xuất, kinh doanh (nhà máy, nhà xưởng, nhà hàng, khách sạn, siêu thị,…) đi vào
hoạt động sản xuất mà chưa có quyết định phê duyệt bào cáo Đánh giá tác động
môi trường và giấy xác nhận Cam kết bảo vệ môi trường;

-

Xin giấy phép xả nước thải đối các cơ sở đang hoạt động sản xuất, kinh doanh có
xả nước thải vào mơi trường


-

Xin giấy phép khai thác nước ngầm (giếng khoan), nước mặt (sông, suối, hồ,…)
đối với trường hợp khai thác để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh;


-

Xin giấy phép thực hiện các cơng trình, biện pháp BVMT phục vụ giai đoạn vận
hành dự án;

-

Đăng ký chủ nguồn thải chất nguy hại đối với các cơ sở

-

Lập báo cáo giám sát môi trường tối thiểu 02 lần/năm, nộp cho cơ quan quản lý
trước ngày 15/01 và 15/07 hàng năm.

3.4.1 Thục tục xin phê duyệt báo cáo ĐTM
Cơ sở pháp lý để thực hiện việc đánh giá tác động môi trường
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/ QH13 ban hành ngày 23 -6- 2014, có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/1/2015.
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015, Nghị định của Chính phủ quy
định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến
lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM,kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT , ban hành ngày 29/05/2015, của bộ Tài Nguyên Môi
Trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế

hoạch bảo vệ môi trường.
Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định cụ thể tại Phụ lục
II Nghị định số 18/ 2015/ NĐ – CP ngày 14/02/2015, cụ thể bao gồm các đối tượng như
sau : Nhóm các dự án về xây dựng, nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, dự án về
giao thơng, dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ, dự án liên quan đến thủy lợi, khai
thác rừng, trồng trọt, dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khống sản, dự án về dầu khí,
dự án về xử lý, tái chế chất thải, dự án về cơ khí, luyện kim, dự án chế biến gỗ, sản xuất
thủy tinh, gốm sứ, … và các dự án khác.
Trong quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành
tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ( Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện
dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bới dự án.
Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động mơi trường ĐMT
Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐMT được thực hiện theo các bước
sau :
- Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn;
- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT - XH;


- Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu khơng khí, mẫu nước, mẫu đất trong và
xung quanh khu vực dự án;
- Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án;
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án;
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng
ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án
bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh;
- Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài
nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án;
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án;
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý mơi trường q trình

hoạt động và dự phịng sự cố mơi trường ;
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn
từ hoạt động của dự án ;
- Tham vấn ý kiến của UBND và UBMTTQ phường ( xã) nơi thực hiện dự án
- Xây dựng chương trình giám sát mơi trường
- Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐMT


Hình ảnh 1.7: Quy trình làm thủ tục ĐTM

Thẩm quyền thẩm định và thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường
Thẩm quyền thẩm định và thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định số 18/ 2015/ NĐ – CP ngày 14/02/2015, cụ
thể :

Về thẩm quyền :
- Bộ tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường các dự án quy định tại phụ lục III nghị định này, thường là dự án có quy mơ
lớn hoặc dự án nằm trên địa bàn 2 tỉnh trờ lên hoặc không xác định được trách nhiệm
quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn của mình, trừ các dự án thuộc thẩm quyền
của Bộ TNMT, các bộ và cơ quan ngang Bộ.
Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng
thẩm định do người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường thành lập với ít nhất 7 thành viên.
Về thời hạn :
Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc, kể

từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp dự án phức tạp về tác động môi trường,
thời hạn thẩm định tối đa là sáu mươi (60) ngày làm việc.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM không thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với những dự án phức tạp về tác động môi trường,
thời hạn thẩm định là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc.
Hồ sơ
Các hồ sơ cần thiết để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐMT bao gồm :
Giấy đăng ký kinh doanh / giấy phép đầu tư
Báo cáo đầu tư / giải trình kinh tế kỹ thuật / Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất / Hợp đồng thuê đất
Sơ đồ vị trí dự án
Bản vẽ mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải – Bản vẽ các hệ thống xử lý mơi
trường ( nếu có)
Trong một số trường hợp cụ thể, hồ sơ có thể tăng hoặc giảm một số loại
Trên đây là một số thông tin cơ bản về “ Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động mơi
trường ĐMT”, hy vọng có thể giúp cho quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thủ tục này khi
bắt tay vào thiết lập, xây dựng dự án
3.4.2 Thụ tục xin Phê duyệt/đề án bảo vệ môi trường
Các bộ luật quy định về Đề án bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường 2014, số 55/2014/QH13
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá
tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ
môi trường.
- Thông tư số 26/2015/TT- BTNMT ngày 28/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và xác nhận việc thực hiện đề án, lập và đăng ký đề
án bảo vệ môi trường chi tiết (Điều 3 – 9).
- Thông tư số 22/2014/TT- BTNMT ngày 05/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Quy định và hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29/04/2014 của
Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015
của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Đối tượng thực hiện lập đề án bảo vệ môi trường
- Với các dự án kinh doanh, sản xuất có quy mơ đã quy định trong nghị định 18/2015/NĐCP và luật bảo vệ môi trường 2014.
- Đã hoạt động hoặc đã thi công xây dựng.
Cụ thể: Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi tắt là cơ sở) đã đi vào hoạt động
trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mơ, tính chất tương đương với đối tượng phải lập
báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị


định số 18/2015/NĐ-CP nhưng khơng có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thơng tư
26/2015/NĐ-CP ban hành ngày 28/05/2015.
Có 2 loại hồ sơ đề án bảo vệ môi trường chi tiết:
 Đề án bảo vệ môi trường chi tiết cấp Bộ
 Đề án bảo vệ môi trường chi tiết cấp Sở
Các hồ sơ cần thiết để lập đề án bảo vệ môi trường
- Giấy phép kinh doanh.
- Giấy phép đầu tư.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất.
- Sơ đồ vị trí dự án
- Bản vẽ các hệ thống xử lý mơi trường (nếu có).
- Các hồ sơ mơi trường hiện có: Sổ chủ nguồn đăng ký chất thải nguy hại, hợp đồng thu
gom chất thải nguy hại.
- Một (01) văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ
lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bảy (07) bản đề án chi tiết theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư
26/2015/TT-BTNMT.

- Một (01) đĩa CD ghi nội dung của đề án bảo vệ mơi trường chi tiết.
Quy trình để lập Đề án bảo vệ môi trường
- Khảo sát, thu thập số liệu hiện trạng hoạt động và hiện trạng môi trường xung quanh của
công ty.


- Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của công ty.
- Xác định các nguồn gây ơ nhiễm như: nước thải, khí thải tại nguồn, khí thải xung quanh,
chất thải rắn, tiếng ồn và các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
- Thu mẫu nước thải, mẫu không khí tại nguồn thải và khí xung quanh khn viên dự án,
sau đó phân tích tại phịng thí nghiệm.
- Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi
trường.
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ơ nhiễm và dự phịng sự cố mơi trường cho các hạng
mục cịn tồn tại.
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn
từ hoạt động của dự án.
- Xây dựng chương trình giám sát môi trường.
- Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
- Thành lập đoàn kiểm tra thực tế về việc bảo vệ môi trường tại công ty.
- Thẩm định và Quyết định phê duyệt.
Cơ quan thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường
Theo điều 6 chương II Lập, thẩm định và phê duyệt đề án bảo vệ mơi trường chi tiết của
thơng tư 26/2015/TT-BTNMT thì cơ quan thẩm định, phê duyệt được quy định như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường
chi tiết của cơ sở có quy mơ, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh
giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số
18/2015/NĐ-CP; trừ các cơ sở thuộc bí mật an ninh, quốc phòng.



- Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở khác
thuộc bí mật an ninh, quốc phịng và cơ sở thuộc quyền quyết định, phê duyệt của mình;
trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1 Điều này.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở thuộc
quyền quyết định, phê duyệt của mình; trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2 và 4
Điều này.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh) tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết của cơ sở trên địa bàn của mình;
trừ trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều này.

3.4.3 Thủ tục xin giấy phép xả thải
Đối tượng cần xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
- Các cơ sở ở việt nam có hoạt động liên quan đến việc xả nước thải vào nguồn nước với
lưu lượng 10m3/ngày đêm.
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt cho cho báo cáo xả thải đối với những cơ sở xả
nước thải vào nguồn nước với lưu lượng 5.000m3/ngày đêm trở lên.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương phê duyệt cho cho báo cáo xả thải đối với
những cơ sở xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nhỏ hơn 5.000m3/ngày đêm.
- Thời hạn của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước không quá 10 năm, nếu xin gia
hạn thêm thì thời gian gia hạn khơng q 5 năm. Tại thời điểm xin gia hạn, giấy phép xả
thải vào nguồn tiếp nhận cũ phải cịn hiệu lực ít nhất 3 tháng.
Các căn cứ pháp luật quy định việc xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2013.
- Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành
một số điều của luật Tài nguyên nước.
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ Quy định việc
cấp phép thăm dị, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.



×