Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

KINH NGHIEM QUAN LY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.42 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM THÀNH TẬP THỂ SƯ PHẠM TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN ĐỨC THÁI ----------------------------------------------------I.. Đặt vấn đề. Trong quản lý giáo dục nói chung, quản lý nhà trường nói riêng, muốn đổi. mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, vấn đề đặt ra là phải tìm cho bằng được khâu đột phá, nó giống như “ cái nút” bấm mở nguồn, chỉ cần tác động đến sẽ làm cho toàn bộ guồng máy của nhà trường chuyển động. Đó chính là các yếu tố nội lực, mà nội lực cơ bản nhất trong một nhà trường là tập thể sư phạm. Theo lý luận nghiên cứu quá trình giáo dục, nhân cách con người chỉ phát triển toàn diện, hài hòa khi con người được giáo dục trong tập thể và bằng tập thể.Tập thể sư phạm chính là môi trường có đầy đủ điều kiện thuận lợi để mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên phát triển toàn diện, hài hòa nhân cách của mình. Sự nghiệp đổi mới đất nước, đổi mới quản lý giáo dục đòi hỏi tập thể sư phạm trong một nhà trường có thái độ lao động mới, tích cực, tự giác trong công việc, trên cơ sở nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Trong một nhà trường, sự phát triển nhân cách toàn diện của mọi thành viên sẽ làm cho tập thể đạt trình độ cao hơn, đó chính là tập thể sư phạm tích cực. Được tham gia làm công tác quản lý giáo dục tại nhà trường Tiểu học Thi trấn Cát Hải, huyện Cát Hải ( nay là Tiểu học Đoàn Đức Thái, huyện Cát Hải) tư năm 1993. Sau 9 năm làm Phó Hiệu trưởng, giúp việc cho một Hiệu trưởng có nhiều kinh nghiệm trong quản lý giáo dục và dạy học, tôi được đề bạt làm hiệu trưởng nhà trường tư năm 2002. Sau gần 20 năm làm quản lý giáo dục tại nhà trường, tôi đã hiểu được rằng: Có được tập thể sư phạm tích cực là niềm hạnh phúc lớn lao và cũng là thành công lớn trong công tác quản lý. Muốn có được tập thể sư phạm tích cực, người hiệu trưởng cần nhận thức một cách sâu sắc vai trò của tập thể sư phạm tích cực, mối quan hệ giữa tổ chức với tưng thành viên, hiệu trưởng phải trở thành con chim đầu đàn trong tập thể sư phạm để có thái độ đúng mực và dày công hơn trong công tác quản lý, xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> đơn vi mình phụ trách, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sống ,làm việc trong tập thể sư phạm trường Tiểu học Đoàn Đức Thái gần 20 năm, trải qua nhiều thăng trầm, đến nay tôi mới có thể đúc rút được một vài kinh nghiệm quản lý giáo dục trong nhà trường Tiểu học để chia sẻ cùng các đồng nghiệp. Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề cập đến việc xây dựng một tập thể sư phạm thành tập thể sư phạm tích cực tại trường Tiểu học Đoàn Đức Thái, Thi trấn Cát Hải, huyện Cát Hải. II. Thực trạng tập thể sư phạm và công tác xây dựng tập thể sư phạm tích cực. Có thể nói rằng hiện nay ở các nhà trường phổ thông trên huyện Cát Hải nói chung và các trường khu Đôn Lương huyện Cát Hải nói riêng, bên cạnh những Hiệu trưởng xây dựng thành công tập thể sư phạm xuất sắc, tiên tiến, luôn dẫn đầu cụm khối thi đua, vẫn còn những đơn vi mà ở đó Hiệu trưởng nhà trường chưa khêu gợi được yếu tố “ tích cực” trong tập thể sư phạm. Những năm đầu tiên trên cương vi Hiệu trưởng nhà trường Tiểu học tôi còn nhiều lúng túng, chỉ cốt sao chăm lo đến việc nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý theo nguyên tắc đã học được trong lý luận quản lý giáo dục. Những năm học đó, trường do tôi làm hiệu trưởng cũng chỉ đạt được kết quả bình thường như một số trường bạn nhưng tư trong tâm khảm của người quản lý, xen lẫn những ý nghĩ bằng lòng với những gì tập thể sư phạm của mình đạt được tôi vẫn còn nhiều trăn trở rằng tại sao không thể tốt hơn? Để tâm đến việc trả lời cho câu hỏi đó, tôi mới nhận ra là trong nhà trường mình đang quản lý vẫn còn những cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa thực sự yêu thích công việc, ý thức trách nhiệm với công việc chưa cao, thiếu tinh thần tự giác làm việc, họ chưa có khát vọng cống hiến hết sức mình, cá nhân chưa phát huy hết năng lực sở trường do nhiều lý do khác nhau. Tư thực tế trên, tôi ý thức được rằng: việc xây dựng tập thể sư phạm ở trường tiểu học Đoàn Đức Thái thành tập thể sư phạm tích cực là yêu cầu cấp thiết trong công tác quản lý của Hiệu trưởng nhà trường.Chỉ có được tập thể sư.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> phạm tích cực thì mới xóa đi được những băn khoăn “ xấu hổ” mỗi khi được ghi nhận thành tích sau một năm học qua đi. Phát huy được tính tích cực trong tập thể sư phạm chính là tạo được thế mạnh của yếu tố nội lực cơ bản trong nhà trường của mình. Biết chớp lấy thời cơ thì tập thể sẽ mạnh lên gấp bội, dễ dàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đi đến mục tiêu phát triển của nhà trường. Những công việc mà tôi cùng tập thể Ban giám hiệu nhà trường Tiểu học Đoàn Đức Thái đã thực hiện trong những năm học gần đây là xây dựng được một tập thể sư phạm tích cực. III. Một số biện pháp xây dựng tập thể sư phạm tích cực. 1. Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng tập thể sư phạm tích cực. Muốn làm được một cách có hiệu quả một việc gì đó thì phải hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của công việc đó, tìm ra cách thực hiện và bắt tay vào công việc một cách say mê, có trách nhiệm cao. Vì lẽ đó, việc nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng tập thể sư phạm tích cực là nhiệm vụ trọng tâm, thể hiện rõ chức năng quản lý của người Hiệu trưởng. Hiệu trưởng nhà trường nêu vấn đề trước tập thể lãnh đạo chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu nhà trường để bắt đầu bằng việc tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường quán triệt sâu sắc các chỉ thi, nghi quyết, các bộ luật… bằng nhiều hình thức như hội thảo chuyên đề, sinh hoạt chính tri của chi bộ Đảng mỗi tháng, thảo luận trong hội nghi công chức đầu năm học, thời gian nghỉ giữa học kỳ I … để cán bộ giáo viên, nhân viên nhận thức sâu sắc về vai trò, vi trí của mình trong tập thể sư phạm. Thông qua mỗi cuộc sinh hoạt tập thể tại đơn vi, Hiệu trưởng nhà trường phải có những việc làm nhằm mở rộng tầm nhìn về sứ mệnh phát triển của cá nhân và nhà trường trước tình hình kinh tế, xã hội hiện nay. Mỗi cá nhân cần có niềm tin vào tập thể và phấn đấu cống hiến vì sự phát triển của tập thể, thấy được trọng trách của người giáo viên ngày càng thay đổi..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Là người lãnh đạo ở vi trí cao nhất của nhà trường, hiệu trưởng phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng, thái độ của mỗi cán bộ , giáo viên và nhân viên để có sự điều chỉnh kip thời thông qua việc “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Tăng cường khối đoàn kết nội bộ, tạo sự thống nhất khi đề ra chủ trương về công tác xây dựng tập thể sư phạm tích cực. Trong tập thể nhà trường có tổ chức Chi bộ Đảng, hiệu trưởng nhà trường đồng thời là Bí thư chi bộ phải cùng với tập thể Ban chi ủy quam tâm thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, chú ý nhiệm vụ phát triển đảng viên, giúp đỡ động viên cán bộ giáo viên , nhân viên phấn đấu gia nhập tổ chức Đảng. Tư một chi bộ chỉ vẻn vẹn có 4 đảng viên ( năm 1993), đến nay chi bộ đã có 21 đảng viên ( 67,7 % so với cả tập thể sư phạm nhà trường 31 người ), chi bộ luôn đạt danh hiêu “ chi bộ trong sạch vững mạnh” được Đảng ủy Thi trấn Cát Hải khen. 2. Xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực, dư luận lành mạnh. Cũng như một gia đình, không khí chan hòa giữa ông bà, bố mẹ và các con, cháu mà luôn vui vẻ, đầm ấm hạnh phúc thì làm việc gì cũng dễ dàng, thành công. Khi đã thành công thì bầu không khí hạnh phúc lại được nhân lên gấp bội. Một tập thể nhà trường mấy chục con người cũng vậy, muốn có hiệu quả trong công tác của mỗi thành viên hay cả tập thể thì trước hết, các chủ trương biện pháp của nhà trường phải đáp ứng được lợi ích của cán bộ, giáo viên và nhân viên, gắn quyền lợi riêng của cá nhân với nghĩa vụ và phải luôn coi trọng lợi ích của tập thể, tạo điều kiện để cán bộ giáo viên, nhân viên được bàn bạc dân chủ về chủ trương , đường lối các công việc của nhà trường. Nắm rõ những cơ sở lý lẽ và thực tế kể trên, trước khi triển khai thực hiện một việc gì, bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường cũng phải tìm được tiếng nói chung của tập thể bắt đầu tư tập thể Ban Chi ủy chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường và cuối cùng là xây dựng được Nghi quyết của tập thể sư phạm. Trong cuộc họp Hội đồng sư phạm, mọi thành viên phải được bàn bạc, thảo luận kỹ lưỡng rồi nhất tâm tán thành chủ trương biện pháp tổ chức thực hiện. Khi tiến hành thực hiện nhiệm vụ , mỗi cán bộ giáo viên đều thấy có bóng dáng của mình trong công việc..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Những việc đó ta đã được bàn thảo rồi thì phải có ý thức và cố gắng hơn nữa để cùng mọi người trong tập thể sư phạm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đặt ra. Để củng cố vững chắc bầu không khí tâm lý vững chắc, Hiệu trưởng cần lựa chọn, sắp xếp bố trí đội ngũ tổ trưởng chuyên môn có chất lượng cao về mọi mặt. Đó là những “ cánh tay dài “ của người quản lý vươn tới mỗi “đối tượng” quản lý. Phân công hợp lý, duy trì đúng và nghiêm minh trật tự kỷ luật, các quy ước, quy chế đặt ra. Khi có xung đột xảy ra thì nhanh chóng giải quyết với thái độ linh hoạt, mềm dẻo, khách quan. Khi xử lý tình huống thì trước hết phải tìm hiểu và phân tích trách nhiệm của tổ trưởng, tổ phó ở đó trước, tuyệt đối không được quy chụp ngay cho giáo viên, nhân viên dưới quyền. Sau khi xung đột được giải quyết xong, hiệu trưởng mới gặp gỡ và giải quyết mối quan hệ cuối cùng là quan hệ giữa hiệu trưởng với cán bộ tổ chuyên môn, tổ công đoàn ở nơi có xung đột vưa xảy ra. Giải quyết theo thứ tự như vậy thì thỏa đáng tâm lý của tất cả mọi người trong tập thể sư phạm. Khi đã thỏa đáng rồi thì mặt tích cực trong mỗi con người lại được khơi dậy mạnh hơn, làm việc hiệu quả hơn. Hiệu trưởng phải xây dựng cho cán bộ, giáo viên và nhân viên có ý thức phê bình và tự phên bình trên tinh thần hữu ái, đoàn kết. Hiệu trưởng phải là người biết tự phê bình và phê bình. Hiệu trưởng nhà trường phải là người gương mẫu trong lối sống, công tác và phải luôn hòa đồng với mọi người trong Hội đồng sư phạm, không phân biệt đối xử. Trong quan hệ với đồng nghiệp, Hiệu trưởng phải có sự tôn trọng bình đẳng, trách nhiệm và hài hòa. Bầu không khí, mối quan hệ lành mạnh thân thiện trong tập thể sư phạm sẽ tạo ra được dư luận lành mạnh. Khi đã có được dư luận xã hội lành mạnh thì bầu không khí tích cực lại được củng cố vững chắc hơn. Đó là một mối quan hệ hữu cơ rất cần thiết trong tập thể sư phạm tích cực. 3. Xây dựng ý thức, thái độ tích cực, trách nhiệm cao đối với bản thân và công việc tập thể sư phạm. Mục đích của người lao động là lao động để nuôi sống bản thân mình và cùng mọi người trong gia đình chăm lo lẫn nhau về vật chất và tinh thần. Thực tế hai mươi năm làm quản lý, tôi đã thấy được rằng mọi xích mích, bất hòa dẫn đến.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> mất đoàn kết nội bộ, đơn tư khiếu kiện v.v... đều bắt nguồn tư nguyên nhân khi lợi ích bi xâm phạm, bi đối xử không công bằng, đặc biệt là lợi ích vật chất. Hiệu trưởng là Thủ trưởng trong cơ quan phải thực hiện đầy đủ, công bằng chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên và nhân viên ; các quy đinh về thi đua khen thưởng, kỷ luật và tôn vinh Nhà giáo. Hiệu trưởng phải đối xử bình đẳng với mọi thành viên của tập thể sư phạm trong việc đánh giá đúng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Khi có những ý kiến trái chiều với sự đánh giá của đồng nghiệp và cá nhân người được đánh giá, hiệu trưởng phải trên quan điểm người lãnh đạo mà phân tích, chỉ ra cho giáo viên được đánh giá thấy được những điều chưa hoàn chỉnh của mình và thống nhất ý kiến đánh giá của Hiệu trưởng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng đúng, nếu thực sự những đánh giá của mình mà chưa thật đúng thì hãy khiêm tốn, vui vẻ tiếp thu và nghiêm túc rút lại những nhận xét, đánh giá của Hiệu trưởng với cá nhân đó. Cùng với tập thể lãnh đạo nhà trường đề bạt những cán bộ giáo viên, nhân viên có phẩm chất và năng lực tốt vào danh sách quy hoạch cán bộ nguồn, hết sức tôn trọng và khuyến khích sự sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường giáo viên giỏi, lực lượng nòng cốt của tập thể. Hiệu trưởng nhà trường thường là Chủ tich Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường. Theo kế hoạch phải tổ chức tốt các phong trào thi đua khen thưởng đảm bảo có tác dụng kích thích, động viên cán bộ công nhân viên chức trong cơ quan làm việc. Cụ thể như nâng cao nhận thức về vai trò tác dụng của phong trào thi đua và công tác khen thưởng đối với việc xây dựng tập thể sư phạm, xây dựng các tiêu chí đánh giá thi đua cụ thể, rõ ràng cho tưng danh hiệu, tưng phong trào. Tổ chức theo dõi, chấm điểm thi đua là công việc đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên và mất nhiều công sức, Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch theo dõi, kiểm tra công tác thi đua, xây dựng các biểu mẫu khoa học,rõ ràng, chuẩn xác. Khâu cuối cùng của công việc tổ chức , theo dõi công tác thi đua là tổng kết, đánh giá phong trào thi đua để công tác thi đua khen thưởng có tác dụng kích thích tính tích cực hoạt động của mọi thành viên và chủ động điều chỉnh uốn nắn.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> kip thời những lệch lạc của các thành viên trong tập thể sư phạm. Khuyến khích động viên các nhân tố tích cực bằng cả tinh thần lẫn vật chất, song cũng tạo cơ hội cho những thàn viên chậm tiến cố gắng theo kip đồng nghiệp. Việc khen thưởng, kỷ luật phải thực hiện công bằng, nghiêm minh. 4. Xây dựng hệ thống chuẩn mực và giá trị cốt lõi của tập thể sư phạm. Hàng năm, khi triển khai nhiệm vụ năm học, Hiệu trưởng phải thật sự chú ý khâu giáo dục cán bộ viên chức của mình không ngưng trau dồi phẩm chất tư tưởng chính tri. Quán triệt sâu sắc nội dung Quyết đinh 16/QĐ–BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “ Quy đinh đạo đức nghề dạy học”, tăng cường giáo dục ý thức nghề nghiệp của người cán bộ giáo viên và nhân viên nhất là ý thức gương mẫu, thường xuyên giáo dục lý tưởng nghề nghiệp, cụ thể là lòng yêu nghề, mến trẻ, say mê cống hiến sẽ tạo nên sức mạnh giúp người giáo viên vượt qua những khó khăn về vật chất và tinh thần để hoàn thành thiên chức nhà giáo; Việc đầu tiên của công việc này là Hiệu trưởng để tâm khảo sát việc thực hiện quy chế, nội quy cơ quan, quy tắc ứng xử, các tiêu chí trường học thân thiện, học sinh tích cực... để nhìn nhận một cách khách quan sự tồn tại của những hạn chế và những mặt trái, mặt tiêu cực cần thay đổi. Tiếp theo là xác đinh các giá tri cốt lõi làm cơ sở cho thành công. Các giá tri cốt lõi phải là những giá tri không phai nhòa theo thời gian và là linh hồn của tập thể sư phạm. Phối hợp chặt chẽ với Hội Cựu giáo chức đia phương, Công đoàn các cấp để thường xuyên bồi dưỡng, giáo dục những truyền thống quý báu của nhà giáo.Chẳng hạnh như tại trường Tiểu học Đoàn Đức Thái, hiệu trưởng đã xác đinh giá tri cốt lõi là tấm gương lao động miệt mài tâm huyết của nhà giáo Hồ Anh Tuấn, cố nhà giáo, (nhà báo Hoa Phong ) Tô Quang Yết là những nhà giáo mà không chỉ các thế hệ giáo viên tiểu học Đoàn Đức Thái nể phục và học tập noi gương. Hiệu trưởng của tập thể sư phạm tích cực còn phải là người có tầm nhìn xa vì sự phát triển ngày mai của nhà trường. Xây dựng tầm nhìn – một bức tranh lí tưởng trong tương lai mà Tập thể sư phạm sẽ hướng tới. Cụ thể là trong suốt mấy năm gần đây, hiệu trưởng nhà trường tập trung trí tuệ, tranh thủ sự quan tâm của các cấp các ngành để xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường để tương xứng với.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> chất lượng thực tế mà trường đang có. Tất cả những yếu tố ấy sẽ dệt lên bức tranh môi trường giáo dục Tiểu học của thi trấn Cát Hải trong tương lai gần. Ngay bây giờ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường Tiểu học Đoàn Đức Thái phải hiểu rõ khẩu hiệu tầm nhìn của nhà trường là “ Trường Tiểu học Đoàn Đức Thái, niềm tự hào của các thế hệ giáo viên và học sinh Đảo Cát anh hùng”. Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lý việc thực hiện chuẩn mực và giá tri cốt lõi của Tập thể sư phạm, đồng thời thiết lập các chuẩn mực mới, những giá tri cốt lõi mới mang tính thời đại; duy trì những chuẩn mực, giá tri là truyền thống tốt đẹp của Tập thể sư phạm. 5.Xây dựng Tập thể sư phạm thành tổ chức luôn học hỏi Thế giới khách quan không ngưng thay đổi mỗi ngày, mỗi ngày tri thức nhân loại lại tiến thêm một nấc thang mới, nếu mỗi cá nhân không có ý thức tự hoàn thiện bản thân mình thì không thể thích nghi với cuộc sống thực tại được . Nếu mỗi con người nói chung và mỗi cán bộ giáo viên nói riêng chỉ bằng lòng với những gì mình đang có thì ngày mai thôi ta đã lạc hậu mất rồi. chính vì lẽ đó mà Hiệu trưởng nhà trường phải luôn có tác động để mỗi thành viên trong Tập thể sư phạm của mình hiểu rằng: việc học ngày nay không chỉ dưng lại ở mứcđộ tìm kiếm việc làm mà là xây dựng tập thể thành tổ chức học tập suốt đời theo bốn trụ cột : “Học để biết- Học để làm – Học để tự khẳng đinh – Học để cùng chung sống.” Mỗi cán bộ giáo viên, nhân viền phải hiểu thêm rằng “ Không có trường sư phạm nào đào tạo một giáo viên để làm việc suốt đời”. muốn làm việc được suốt đời đồng thời tự khẳng đinh được mình thì phải học, phải luôn trau dồi kiến thức tư tài liệu, sách vở và ngay tại môi trường mình đang sống. Xuất phát tư nhận thức đó, những năm tư 1998 đến 2001, 30 cán bộ giáo viên nhà trường hăng hái lần lượt đăng ký ghi tên học Cao đẳng sư phạm tại chức và đã học thành công. Sau 3 năm, tập thể cán bộ giáo viên nhà trường Tiểu học Đoàn Đức Thái đã có 100% giáo viên có trình độ chuyên môn vượt chuẩn. Hiệu trưởng nhà trường cần giúp cho mọi người trong tập thể phải biết làm chủ bản thân. Xác đinh rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn, nghĩa vụ của tưng thành viên trong nhà trường để qua đó xác đinh mức độ, phạm vi đóng góp của.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> tưng thành viên, đồng thời tiến hành bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho họ một cách chủ động thông qua việc phân công chuyên môn đầu năm học. Hiệu trưởng phải khuyến khích mọi người trong tập thể sư phạm ý thức hướng đến những cơ hội lớn hơn trong cuộc sống; tự đinh hướng đổi mới và sáng tạo trong dạy học và giáo dục cũng như tự bồi dưỡng, chủ động tham gia quá trình học tập và có niềm đam mê học tập suốt đời. Biết làm việc độc lập và vượt qua các thử thách, trở ngại bằng cách áp dụng những phương pháp, kỹ năng hiệu quả. Thực tế ở Tiểu học Đoàn Đức Thái, sau khi hoàn tất bồi dưỡng trình độ chuyên môn tư Trung cấp sư phạm lên Cao đẳng sư phạm, 5 thầy cô giáo tư Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đến tổ trưởng chuyên môn và cả giáo viên đã học lớp Cử nhân quản lý giáo dục do trường Đại học Sư phạm Hà Nội I mở tại huyện. Tiếp ngay sau đó 11 cán bộ giáo viên đã khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành chương trì đào tạo tư Cao đẳng sư phạm tiểu học lên Đại học sư phạm tiểu học. Tạo điều kiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ là việc hiệu trưởng phải làm, song chưa đủ, bên cạnh việc cán bộ giáo viên, nhân viên được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn là việc tạo điều kiện để cá bộ giáo viên, nhân viên được bồi dưỡng chính tri, ngoại ngữ và tin học. Việc này Hiệu trưởng trường Tiểu học Đoàn Đức Thái đã làm được. Tư chỗ chi bộ chỉ có 4 đảng viên ( năm 1993), đến nay chi bộ luôn vững vàng với đảng số 21 đảng viên ( 67,7 % ). Bằng mọi cách, cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đã bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ và tin học. Đến nay 98 % cán bộ giáo viên, nhân viên đã có chứng chỉ A tiếng Anh và 72% CBGVNV của trường đã có chứng chỉ A, 2 giáo viên (8,2 %) chứng chỉ B, 2 giáo viên (8,2 %) chứng chỉ C về tin học. Hiệu trưởng nhà trường cần điều chỉnh nhận thức của cán bộ giáo viên và nhân viên về nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học không chỉ là công việc của các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp mà còn của đông đảo cán bộ giáo viên và nhân viên trong trường học, vì đây là cách tốt nhất để nâng cao chất lượng giáo dục và bồi dưỡng đội ngũ. Hiệu trưởng cần trang bi cho cán bộ giáo viên, nhân viên của trường mình phương pháp nghiên cứu khoa học, gợi ý những đề tài mà họ có thể nghiên cứu..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Bên cạnh việc động viên cán bộ giáo viên, nhân viên đăng ký các danh hiệu thi đua trong các năm học, (kèm theo đó là yêu cầu phải có đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng) hiệu trưởng nhà trưởng phải xây dựng cư chế bắt buộc cán bộ giáo viên, nhân viên đăng ký và viết sáng kiến kinh nghiệm để đạt được mục tiêu kép: vưa nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường, vưa nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Trong khi lãnh đạo nhà trường thực hiện nhiệm vụ năm học, hiệu trưởng phải bám sát công tác thi đua để thường xuyên tổ chức các hoạt động mang tính tập thể như giao lưu, thi giáo viên dạy giỏi, viết chữ đẹp, thi thiết kế giáo án điện tử...Luôn xác đinh sức mạnh tinh thần đồng đội, đánh giá cao những thành công cũng như sự cống hiến của toàn bộ các thành viên trong tập thể sư phạm nhưng không được triệt tiêu tính sáng tạo cá nhân. Hiệu trưởng cần khéo léo trong cách bày tỏ hay khen ngợi cá nhân, như một tấm gương để mọi người noi theo. 6. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức tập thể sư phạm tích cực. Muốn cho tập thể sư phạm thực sự là tập thể sư phạm tích cực, hiệu trưởng nhà trường cần có đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức hợp lý. Trong điều kiện thực tế của trường, khi đã đủ về số lượng, đảm bảo đủ tỷ lệ giáo viên lớp Hiệu trưởng phải tính toán sắp xếp bộ máy nhà trường sao cho cân đối lực lượng giữa các tổ chuyên môn, thực hiện luân chuyển vi trí công tác của giáo viên trong nhà trường để tạo điều kiện cho công tác bồi dưỡng giáo viên hàng năm. Trước khi sắp xếp phân công chuyên môn, hiệu trưởng phải phân loại số giáo viên hiện có theo trình độ chuyên môn, ý thức của mỗi cán bộ giáo viên để khi phân công chuyên môn, tổ chuyên môn, bộ phận công tác nào cũng có những đảng viên tích cực làm nòng cốt lãnh đạo. Đứng đầu các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Chi đoàn thanh niên phải là những cán bộ đảng viên mẫu mực luôn có khát vọng cống hiến và mong được khẳng đinh trước tập thể. 7. Đảm bảo điều kiện hoạt động cho tập thể sư phạm. Hiệu trưởng nhà trường đồng thời là chủ tài khoản, vào đầu mỗi năm học, trên cơ sở nguồn kinh phí được giao tự chủ, phân bổ kinh phí cho các bộ phận.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> công tác để các tổ chuyên môn, các bộ phận công tác chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động. Đặc biệt là phải chú trọng khâu tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bi, phương tiện và đồ dùng dạy học. Như người chủ gia đình, hiệu trưởng phải thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách, đảm bảo quyền lợi vật chất và tinh thần cho cán bộ giáo viên, nhân viên như nâng bậc lương, chế độ nghỉ hè, bồi dưỡng làm ngoài giờ v.v. Khi có những nhân tố tích cực cần động viên thì phải tạo điều kiện để các cá nhân đó phấn đấu trong các hội thi, các kỳ giao lưu, đề nghi cấp có thẩm quyền khen thưởng. Cuối năm có thể đề xuất bình chọn để nâng lương sớm trước thời hạn cho những cán bộ giáo viên, nhân viên theo số lượng, tỷ lệ quy đinh của Sở Nội vụ. Hiệu trưởng nhà trường cũng đồng thời là Chủ tich hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường phải xây dựng quỹ khen thưởng để có điều kiện thúc đẩy phong trào thi đua và động viên các thành viên trong tập thể sư phạm mỗi khi kết thúc một đợt thi đua, mỗi học kỳ hay cả năm học. Thực hiện khen thưởng phải đúng đối tượng, chính xác làm cho cán bộ giáo viên, nhân viên phấn khởi, tích cực làm việc tốt hơn, tự nguyện gắn bó lâu dài với tập thể. Quan tâm thăm hỏi, động viên kip thời khi cán bộ, giáo viên, nhân viên ốm đau, bệnh tật để cùng chia sẻ khó khăn, phát huy sức mạnh trong tưng gia đình nhằm tăng thêm sức mạnh của mỗi cá nhân. 8. Phối hợp các tổ chức và lực lượng để xây dựng tập thể sư phạm tích cực. Hiệu trưởng cần làm tốt công tác kế hoạch hóa, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra công tác tuyên truyền để tham mưu cho lãnh đạo tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và đia phương. Xây dựng cơ chế liên kết giữa nhà trường - Gia đình - xã hội. Liên kết với Hội đồng Giáo dục đia phương, hội Cựu chiến binh, hội Cựu giáo chức, hội phụ nữ, hội khuyến học, Đoàn thanh niên ... của đia phương để giải quyết các bài toán về chất lượng giáo dục học sinh...,vấn đề chấp hành chính sách, chủ trương ở đia phương của giáo viên, vấn đề thực hiện quy đinh của nhà nước các cấp về dạy thêm, học thêm; để liên kết các hoạt động mang tính giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Tạo lập uy tín, niềm tin với phụ huynh, lãnh đạo đia phương, cộng đồng thông qua việc khẳng đinh uy tín, chất lượng của nhà trường; xây dựng được tập thể sư phạm thực hiện tốt cuộc vận động “Kỷ cương -Tình thương -Trách nhiệmSáng tạo” .Có kế hoạch sử dụng các nguồn vốn tư xã hội hóa giáo dục vào việc tu bổ cơ sở vật chất, chăm lo cho học sinh, khen thưởng cán bộ giáo viên nhân viên đúng mục đích, có hiệu quả. Thực hiện dân chủ hóa, 3 công khai cũng như tôn trọng những góp ý của các lực lượng xã hội thông qua Ban Đại diện cha mẹ học sinh. Các hoạt động chung giữa các đoàn thể xã hội trong nhà trường với các đoàn thể, tổ chức Hội của đia phương là cơ hội để mỗi thành viên trong tập thể sư phạm khẳng đinh vai trò tích cực của mình. Khi được quần chúng nhân dân nói chung, các gia đình học sinh nói riêng thưa nhận vai trò của cá nhân cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường thì yếu tố tích cực trong mỗi thành viên được củng cố và nhân lên sức mạnh. Có càng nhiều yếu tố tích cực thì tập thể sư phạm tích cực càng được khẳng đinh chắc chắn hơn. 9. Hiệu trưởng phải tự hoàn thiện bản thân mình. Trong tập thể sư phạm, hiệu trưởng có thể không phải là người nhiều tuổi nhất nhưng phải là người có uy tín nhất, phải thực sự là con chim đầu đàn, là đầu tàu mạnh mẽ để kéo con tàu đi đến đích cuối cùng. Vì lẽ đó, hiệu trưởng phải thường xuyên tiến hành giáo dục và tự giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, thể hiện ở việc nắm vững chủ nghĩa Mác – Lênin, cơ sở phương pháp luận của quản lý giáo dục. Hiệu trưởng phải xây dựng cho mình phương pháp luận tư duy và thực hành quản lý phù hợp với phương pháp luận của khoa học quản lý, nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý. Thường xuyên mở rộng thông tin và tích cực giao lưu với các nhà quản lý đồng thời chú ý nâng cao năng lực giao tiếp. Rèn luyện cho bằng được và thực hiện thói quen đấu tranh phê bình và tự phê bình, đấu tranh chống suy thoái nhân cách của mình để sống tốt hơn, làm việc tốt hơn và lãnh đạo tập thể tốt hơn..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> IV. Kết luận. Có thể nói, một tập thể sư phạm tích cực là mảnh đất tốt cho những tài năng trong tập thể đâm chồi, nảy lộc, là điều kiện tốt nhất để học sinh hướng tới một sự giáo dục toàn diện. Xây dựng tập thể sư phạm tích cực là tạo ra một đòn bẩy mạnh nhất làm cho nhà trường phát triển. Qua thời gian gần hai mươi năm làm quản lý ở một ngôi trường Tiểu học có bề dạy lich sử và truyền thống tốt đẹp, tôi đã cùng anh chi em ở đây xây dựng được một tập thể sư phạm tích cực, góp phần hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ các năm học. Đến đây, tôi có thể mạnh dạn nêu ra những tổng kết của mình góp phần bổ sung vào kho kinh nghiệm quản lý giáo dục của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện nhà. Trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của tưng trường, nếu ở đó Hiệu trưởng nhà trường linh hoạt vận dụng các nhóm biện pháp mà tôi đã mạnh dạn nêu ở trên thì chắc chắn việc xây dựng một tập thể sư phạm tích cực sẽ trở thành hiện thực, góp phần đổi mới toàn diện sự nghiệp giáo dục của huyện Đảo anh hùng. Rất mong được sự góp ý, chia sẻ của các nhà quản lý giáo dục và các đồng nghiệp. Đào Văn Oai.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×