Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu Luận Báo Cáo Kiến Tập Cty Gỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.95 KB, 28 trang )

BÁO CÁO KIẾN TẬP
CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ MINH DƯƠNG

Sinh viên thực hiện: TRẦN ANH THY
Lớp : D20QLCN02
Mã số SV: 2025106010018
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Minh Đăng

Bình Dương, ngày

tháng

năm 2020

1


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên của trường Đại
học Thủ Dầu Một; khoa kinh tế - Quản lí CN đã tạo điều kiện thuận lợi cho sinh
viên. Việc học tập tại ĐH khơng chỉ có những kiến thức lý thuyết mà có những tiết
thực tế rất hữu ích. Vì thế những ngày đầu học tập và nghiên cứu tại trường ĐH em
được đi kiến tập và tham quan tại Công ty cổ phần gỗ Minh Dương. Và em cũng
xin cảm ơn đến giảng viên ……………………………… đã đồng hành cùng sinh
viên trong thời gian kiến tập.
Để hoàn thành bài báo cáo kiến tập này, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban quản
lí của Cơng ty cổ phần gỗ Minh Dương. Ban quản lí đã giới thiệu về cơ cấu tổ chức
và phương thức hoạt động của công ty qua những thôn tin, bảng biểu, sơ đồ ngắn
gọn, đầy đủ. Công ty đã giúp cho đoàn kiến tập của sinh viên của trường ĐH Thủ
Dầu Một đến tham quan tại các phân xưởng để dễ hình dung về phương thức quản
lí, sản xuất.


Lời cảm ơn xin gửi đến giảng viên hướng dẫn sinh viên khi thực hiện viết
báo cáo kiến tập. Trong quá trình thực hiện viết và trình bày báo cáo, em cũng gặp
nhiều khó khăn và sai sót. Em cảm ơn q thầy cơ đã tận tình giúp đỡ, chỉnh sửa
để tơi hồn thành bài báo cáo đúng quy định.
Em xin chân thành cảm ơn.

2


NGUỒN TRA CỨU TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Những thông tin về công ty cổ phần gỗ Minh Dương tra cưu từ trang
web của chính cơng ty trên mạng.
2, Những sơ đồ tổ chức các phịng ban, tổ sản xuất trích dẫn từ bài báo cáo
của công ty cổ phần gỗ Minh Dương trong ngày đi kiến tập.
3, Những hình ảnh về sản phẩm gỗ lấy từ trang sản phẩm của công ty.
4, Những yêu cầu của trường đại học quy định đối với việc kiến tập và thực
tập của sinh viên trích tham khảo của trường Đại học kinh tế quốc dân.
5, Những yêu cầu về kỹ năng của sinh viên trong đợt kiến tập, thực tập
tham khảo từ trường Học viện báo chí và tuyên truyền.

3


MỤC LỤC
Lời cảm ơn.............................................................................. trang 2
Nguồn tra cứu tài liệu...............................................................trang 3
Mục lục ...................................................................................trang 4
Phần mở đầu.............................................................................trang 5
I/ Một số khái quát về Công ty cổ phần
Gỗ Minh Dương.......................................................................trang 6

II/ Lĩnh vực hoạt động của công ty........................................trang 10
III/ Sơ đồ tổ chức hoạt động công ty cổ phần
Gỗ Minh Dương.....................................................................trang 12
IV/ Cơ hội việc làm của sinh viên tại công ty........................trang 17
V/ Yêu cầu của doanh nghiệp đối với sinh viên....................trang 17
VI/ Quá trình tuyển dụng và sử dụng lao động tại DN..........trang 21
VII/ Bài học kinh nghiệm.......................................................trang 23
Phần kết..................................................................................trang 25

4


PHẦN MỞ ĐẦU
Mỗi chuyền đi là một trải nghiệm thú vị trong cuộc sống. Mỗi chuyến đi ta
lại góp nhặt được nhiều điều cho bản thân. Do đó ơng bà ta vẫn thường nói “Đi
một ngày đàng học một sàng khơn” nên chúng ta càng đi nhiều càng có thêm bài
học cho bản thân.
Vào ngày ……… tôi cùng với lớp đi tham quan thực tế tại Công ty cổ phần
gỗ Minh Dương. Việc tham quan để tơi được tìm hiểu về khái qt về tổ chức quản
lí, cơng nghệ sản xuất và những thành công,…. Tôi được nghe giới thiệu tổng quát
về công ty và tận mắt được chứng kiến những cơng việc thực tế để bản thân học
hỏi.
Ngồi những thơng tin tơi được nghe và tìm hiểu, bài báo cáo của tôi sẽ là
kết quả của chuyến đi. Tôi cũng tìm hiểu về những điều liên quan về cơng ty cổ
phần gỗ Minh Dương. Bài báo cáo là quá trình đầu tư và chắt lọc để viết về hiểu
biết của chính mình.

5



NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO
I/ MỘT SỐ KHÁI QUÁT VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN GỖ MINH DƯƠNG
1.

Vài thơng tin về đơn vị kiến tập.

Vị trí của cơng ty cổ phần gỗ Minh Dương hiện tại tọa lạc tại số 3B/2, 1B số
228H/3A khu phố An Phú, Thuận An, Bình Dương. Mảnh đất này là nơi thuận lợi
cho sự phát triển của cơng ty trong q trình hình thành và phát triển. Sự thuận lợi
về địa lí, nguồn lao động, khả năng phát tiển cơng việc,… Vì địa bàn ở Thuận An
là nơi có nguồn lao động tại địa phương nhiều.
Được thành lập vào ngày: 12/12/2002 do Ông Dương Minh Chính - Chủ tịch
Hội đồng thành viên và ơng Dương Minh Định - Tổng Giám Đốc với 100% vốn
Việt Nam. Đăng ký kinh doanh ở nhiều lĩnh vực, nhưng ngay từ khi thành lập
Minh Dương đã chú trọng vào lĩnh vực chế biến đồ gỗ xuất khẩu.
Đến ngày 11/12/2007 Cty TNHH Minh Dương đã được sở kế hoạch & Đầu tư
tỉnh Bình Dương cho phép chuyển đổi hình thức thành Công Ty Cổ Phần Gỗ Minh
Dương do ông Dương Minh Chính làm Chủ tịch hộ

2. Lịch sử hình thành
Năm 2002, hai anh em Dương Minh Chính và Dương Minh Định bắt tay vào
thành lập công ty Minh Dương, khởi điểm từ ý nguyện cuối cùng của cha mình là
phải chủ động lập một cơ sở nhỏ, để các anh em, con cháu, bà con cùng quê, khi

6


thất nghiệp có cơng ăn việc làm. Ý nguyện đó mang tính xã hội nhiều hơn là
thương mại hay cơng nghiệp.
Với đồng vốn khơng nhiều và trong gia đình có Mr. Định hiểu về nghề chế

biến gỗ, nên quyết định thành lập Cty TNHH Minh Dương. Thành viên của công ty
lúc đó là tất cả anh em trong gia đình và những bạn bè nịng cốt. Cơng ty tự mua
đất, nguyên vật liệu, thuê công nhân để xây dựng xưởng. Minh Dương ra đời tháng
12/2002 và chính thức bắt đầu sản xuất vào tháng 4/2003 chỉ với một xưởng sản
xuất nhỏ, 18m x 95m với khỏang 50 đến 70 công nhân. Bây giờ là xưởng 1 với
70 công nhân. Bây giờ là xưởng 1.
Là một công ty mới, nhỏ, chưa có kinh nghiệm bán hàng nội địa và chưa có
thị trường xuất khẩu, Minh Dương nỗ lực tìm khách hàng và tạo niềm tin với các
nhà cung cấp chưa hiểu mình, 5 tháng đầu khởi nghiệp là giai đọan khó khăn của
Minh Dương.
Cơ hội đến khi Minh Dương gặp Mr. Choi, một thương nhân Hàn Quốc, có thị
trường mà khơng có người sản xuất. Nhu cầu gặp nhau, hai bên phối hợp thật tốt,
và lượng hàng xuất khẩu tăng lên đáng kể. Minh Dương nới rộng xưởng 1 trên đất
dự trữ, để làm thành xưởng 2. Sau 1 năm đã có 200 cơng nhân, tập trung tồn lực
cho thị trường xuất khẩu
Khoảng thời gian 5 năm sau đó, khi nhiều đơn hàng và cơ hội khác đến, Minh
Dương tiếp tục phát triển mạnh hơn, mua thêm đất xung quanh và xây dựng tiếp 4
xưởng sản xất khác, nâng tổng diện tích Minh Dương lên 4.7 hecta như ngày nay.
Ngày 11/12/2007, Minh Dương chính thức đổi tên thành Cơng ty Cổ Phần Gỗ
Minh Dương, vốn điều lệ 65,5 tỷ đồng.

7


Nhận thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành gỗ Việt Nam và quyết
tâm tận dụng đòn bẩy từ nguồn doanh thu sẵn có, Minh Dương mạnh dạn đầu tư
mở rộng thêm 3 nhà máy sản xuất gỗ khác: Tam Bình, Thành Dương, và Chu Lai

Hình ảnh minh họa cho Phân xưởng Thành Dương; Minh Dương – Chu Lai


8


Hình ảnh minh họa về sơ đồ khu vực các phân xưởng gỗ Minh Dương
3. Môi trường kinh doanh
Minh Dương luôn quan tâm đến việc hệ sinh thái rừng đang bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Vì vậy, chúng tơi ln cộng tác chặt chẽ với các nhà cung cấp để
đóng góp vào sự cân bằng sinh thái.
Bên cạnh đó, Minh Dương tin rằng việc ủng hộ hoạt động mua bán gỗ trên
tinh thần trách nhiệm thương nghiệp là cách duy nhất để bảo vệ tài ngun rừng.
Chính sách của chúng tơi là các loại gỗ được sử dụng để sản xuất trong nhà máy
chúng tôi phải được đến từ những nguồn tin cậy.

9


Đội ngũ QC được xây dựng với hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt,
chuyên nghiệp từng khâu từ đầu vào đến khi xuất sản phẩm.
Để đảm bảo các sản phẩm đạt các tiêu chí chất lượng do Minh Dương đề ra
và cả các tiêu chí của khách hàng, mỗi sản phẩm khi hoàn thành đều được kiểm tra
ráp thử trước khi xuất hàng.
Bằng cách cam kết tiêu chuẩn chất lượng với sự chuyên nghiệp cao nhất,
mục đích của Minh Dương là xây dựng 1 nền móng vững chắc để quan hệ thương
mại phát triển.
Nhưng giá trị thành công được là công ty phải kết hợp với công tác bảo vệ
mơi trường. Những sản phẩm làm từ gỗ có nhiều chất thải và bụi sẽ dễ gây ảnh
hưởng đến cuộc sống của mọi người xung quanh. Do đó cơng ty phải có hệ thống
xử lí chất thải đảm bảo.

10



II/ LINH VỰC HOẠT ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ MINH DƯƠNG
1, Cái nhìn khái quát về lĩnh vực kinh doanh
Công ty chuyên về sản xuất, chế biến, gia công đồ gỗ nội thất gia dụng xuất
khẩu làm từ nguyên liệu gỗ cao su, và các loại gỗ nhập khẩu theo yêu cầu của
khách hàng. Với đội ngũ Cán bộ quản lý, điều hành sản xuất là những người được
đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm lâu năm trong ngành sản xuất đồ gỗ, đã từng
làm việc trong các công ty hàng đầu về lĩnh vực này ở Việt Nam. Vì thế sản phẩm
của Cơng ty ngay từ bước đầu có mặt ở thị trường đã đáp ứng được yêu cầu của
khách hàng cả về kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Chính thức hoạt động
vào tháng 03/2005, tổng số Cơng nhân của cả Cơng ty tính đến nay lên khoảng trên
2.300 công nhân và Doanh thu ước tính trên 2.000.000 USD/tháng. Đội ngũ cơng
nhân là lao động trẻ, độ tuổi từ 18 đến 25 năng động, sáng tạo trong công việc, là
yếu tố đem lại sự phát triển và góp phần vào sự thành cơng của công ty. Công ty
luôn chú trọng đến điều kiện và môi trường làm việc, đảm bảo sức khỏe, y tế cho
người lao động. Thực hiện theo đúng chế độ, quy định pháp luật, ln có ý thức
bảo vệ mơi trường chung. Công ty đã được Bộ Thương Mại Việt Nam xếp vào 1
trong 50 Doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu của Việt Nam, và được tặng bằng
khen về danh hiệu:Doanh nghiệp đạt thành tích cao trong xuất khẩu đồ gỗ. Công ty
vinh dự nhận chứng chỉ ISO 9001:2008 vào tháng 5/2011.
Bên cạnh đó, Minh Dương tin rằng việc ủng hộ hoạt động mua bán gỗ trên
tinh thần trách nhiệm thương nghiệp là cách duy nhất để bảo vệ tài ngun rừng.
Chính sách của chúng tơi là các loại gỗ được sử dụng để sản xuất trong nhà máy
chúng tôi phải được đến từ những nguồn tin cậy. Các sản phẩm đều lấy chất liệu
chính là gỗ nên nguồn nguyên liệu đáng tin cậy là gỗ đạt chất lượng.
11


2, Các mặt hàng sản phẩm của công ty cổ phần gỗ Minh Dương


12


III/ Sơ đồ tổ chức hoạt động của công ty cổ phần gỗ Minh Dương.
1/ Sơ đồ về tổ chức chung.

13


Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty cổ phần gỗ Minh Dương gồm có Hội
đồng quản trị đến tổng giám đốc, phó tổng giám đốc. Để hỗ trợ cho cong tác quan
lí của tổng giám đốc, cơng ty cịn có giám đốc tài chính. Phịng này bao gồm các
ban là kế toán, kiểm soát nội bộ, quản trị giá thành. Về phần phó tổng giám đốc,
phịng quản lí các ban như
-

Giám đốc phát triển kinh doanh quản lí ban thị trường Mĩ; thị trường Âu – Á; thị

-

trường khác.
Giám đốc hành chính – nhân sự gồm các ban Hành chính –nhân sự và an tồn.
Giám đốc sản xuất có những ban về phân xưởng sản xuất; ban bao bì và ban nhãn

-

mác Minh Dương.
Giám đốc kỹ thuật có 2 ban kỹ thuật và KCS.
BP cải tiến và ứng dụng cơng nghệ thơng tin.

Ngồi ra phó tổng giám đống còn quản lý ban kế hoạch và vật tư, kho bãi. Đặc biệt
quản lí 3 nhà máy sản xuất ở Tam Bình; Chu Lai; Dung Quất.
2, Cách tổ chức quản lí của cơng ty cụ thể
QUẢN ĐỐC
PHĨ QUẢN ĐỐC

BAN QUẢN ĐỐC

THỐNG KÊ XƯỞNG
TỔ TRƯỞNG

NHĨM TRƯỞNG

THỐNG KÊ TỔ
CƠNG NHÂN

14


Công ty giới thiệu về một khâu tổ chức quản lí cụ thể có Ban quản đốc. Trong
đó ban quản đốc có quản đốc, phó quản đốc, thống kê xưởng. Cơ cấu tổ chức này
thực hiện công việc từ tổ trưởng đến nhóm trưởng quản lí cơng nhân. Sau đó, ban
quản đốc sẽ kiểm tra thông tin từ thống kê tổ.
3. Quy trình sản xuất chung
NGUN LIỆU

TỔ PHƠI

TỔ
ĐỊNH HÌNH


TỔ NHÁM

TỔ FILLER

TỔ BAO BÌ

TỔ SƠN

TỔ LẮP RÁP

15


1, Quy trình sản xuất theo từng cơng đoạn.
Quy trình sản xuất bắt đầu từ khâu chọn nguyên liệu. Đó là nguồn gỗ được
cơng ty tính tốn đảm bảo và chất lượng. Khi có nguyên liệu, nhiệm vụ của tổ phơi
lên ý tưởng cho tổ định hình các tạo sản phẩm. Sau định hình, sản phẩm được đưa
sang cho tổ nhám đánh nhẵn rồi chuyển sang tổ filler cho tổ lắp ráp và tổ sơn làm
hoàn thiện sản phẩm. Thành phẩm cuối cùng được tổ bao bì hồn chỉnh cơng đoạn
sản xuất.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gỗ đạt độ ẩm < 10% ở kho A sẽ được bào,cắt và phân loại theo các tiêu
chuẩn cụ thể, lưu trữ đúng vị trí qui định ở kho B.
- Khi có KHSX, gỗ kho B được cấp vào xưởng để thực hiện các công đoạn:
finger, ghép thanh, ghép tấm, rong, lộng, cắt theo đúng qui cách, số lượng và
chuyển giao bộ phận tạo hình.
Tạo dáng và Chà nhám
- Các thanh gỗ sẽ được phay cạnh, phay mộng, khoan lỗ… theo đúng bản vẽ
chi tiết. Và được chà nhám tất cả các cạnh và mặt với những cấp độ nhám khác

nhau theo từng yêu cầu cụ thể.
- Kiểm tra chất lượng và xử lý kỹ các khuyết tật (nếu có) trước khi chuyển giao
bộ phận nhuộm màu.
Nhuộm màu và Lắp ráp
- Tùy theo từng yêu cầu cụ thể, các chi tiết sẽ được nhộm màu theo các cách:
stain (dùng súng phun), lau màu (dùng vải) hoặc nhúng màu.
- Chi tiết sau khi nhuộm màu sẽ được ráp thành cụm chi tiết hoặc sản phẩm
hoàn chỉnh .
- Kiểm tra chất lượng trước khi chuyển giao bộ phận sơn hoàn thiện.

16


Sơn hồn thiện & Đóng gói
- Tồn bộ bề mặt các chi tiết sẽ được phủ 1 lớp lót và được chà nhám nhẹ với
giấy nhám mịn.
- Kiểm tra kỹ chất lượng bề mặt và sự đồng màu trước khi phủ lên toàn bộ bề
mặt sản phẩm 1 lớp Top coat.
Kiểm và giao hàng
- Sản phẩm sau khi Top coat khoảng 5 giờ sẽ được QC kiểm tra 100% và tiến
hành đóng gói.
- Bộ phận Final của phịng QC sẽ kiểm tra xác suất các sản phẩm đã đóng gói,
lập báo cáo trước khi khách hàng xác nhận chất lượng.
- Sản phẩm được xếp lên cont theo đúng sơ đồ và được xuất đi khắp nơi trên
thế giới.
2, Nhiệm vụ của từng tổ trong sản xuất.
2.1 Tổ Nhám
-

Bao gồm các loại máy: Nhám thùng, nhám băng nằm, nhám băng

đứng, nhám trục nằm, nhám trục đứng, máy nhám cạnh, máy bầu hơi,
máy nhám chổi & khâu xử lý khuyết tật…

-

Nhiệm vụ: Xử lý những khuyết tật gỗ, làm láng mịn bề mặt tới mức
độ mà thông số kỹ thuật qui định

2.2 Tổ Filler
-

Khơng có máy móc hỗ trợ. Cơng nhân sử dụng hóa chất + Vải, Mút để
thực hiện cơng việc

-

Nhiệm vụ: Tạo màu nền cho gỗ, tẩy gỗ…
17


2.3 Tổ ráp
-

Bao gồm các loại máy: Cảo, các công cụ dụng cụ như súng bắn vis,
súng bắn đinh…

-

Nhiệm vụ: Lắp ráp các chi tiết rời với nhau thành cụm chi tiết, hoặc
sản phẩm hoàn chỉnh


2.4 Tổ sơn
-

Bao gồm các loại máy: Tĩnh điện, công cụ dụng cụ hỗ trợ như súng
sơn, máy hơi…

-

Nhiệm vụ: Chia làm các giai đoạn: Sơn lót, Xả, Sơn bóng.Nhiệm vụ là
tạo màu cho sản phẩm, làm láng bề mặt sau khi sơn lót (khâu xả)

2.5 Tổ bao bì
-

Cơng nhân thực hiện thao tác dưới sự trợ giúp của băng chuyền, đầu
kéo băng keo...

-

Nhiệm vụ: Đóng gói thành phẩm, lên Container xuất hàng

Nghiên cứu tạo mẫu.
Các sản phẩm của Minh Dương hầu hết thiết kế theo OEM, chúng tơi có
khả năng phát triển và sản xuất mọi thiết kế hoặc yêu cầu đặc biệt theo tiêu chuẩn
của khách hàng.
Với 20 nhân viên R&D, Minh Dương có 1 đội ngũ nghiên cứu có kinh
nghiệm, đảm bảo báo giá nhanh chóng, làm mẫu đạt chất lượng theo yêu cầu của
khách hàng.


18


Khu vực nghiên cứu phát triển mẫu là nơi giúp Minh Dương có thể tìm
hiểu chính xác và hiệu quả hơn về sản phẩm của mỗi khách hàng trước khi đưa vào
sản xuất thực tế. Chúng tơi ln tìm cách nâng cao khả năng chuyên môn của đội
ngũ nghiên cứu mẫu để đem chất lượng và sự an toàn tốt nhất vào từng sản phẩm.
IV, CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TẠI CÔNG TY.
Sinh viên học khoa kinh tế có những cơ hội tham gia vào các vị trí, công việc
tại công ty. Tùy theo chuyên ngành đào tạo của khoa kinh tế, cơng ty có những cơ
hội việc làm cụ thể. Cơng ty có trang web với những thông tin tuyển dụng đi kèm
với những điều kiện về nhiệm vụ, trách nhiệm, chuyên môn và mức lương cụ thể.
Từ đó, sinh viên có thể tìm hiểu các ngành nghề tuyển dụng sau:
Quản đốc phân xưởng
Giám đốc phân xưởng sofa
Trưởng phịng kinh doanh ngành gỗ
Trưởng phịng quản lí chất lượng
Nhân viên: thiết kế kỹ thuật; kinh doanh; Marketing; Digital Marketing; tư
vấn bán hàng; phát triển kinh doanh; tư vấn showroom, thủ kho; thủ kho kiêm kế
toán,…
Chuyên viên kế toán quản trị; trưởng bộ phận máy móc.
V, YÊU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI SINH VIÊN

19


Mỗi một vị trí việc làm đều là cơ hội của nhiều người. Nhưng cơng ty tuyển
dụng cũng có những yêu cầu cụ thể với đối tượng. Đối với sinh viên, một số yêu
cầu đặt ra cho sinh viên như sau:
Về kiến thức: những kiến thức được học trong sách vở, tài liệu và bài giảng

của giảng viên là nền tảng kiến cơ bản về cơng tác quản lí và kinh doanh. Đây là
yêu cầu cơ bản đảm bảo cho điều kiện hồn thành chương trình việc học tại trường
đại học. Và quan trọng nhất, kiến thức từ thực tế quan sát trong những đợt kiến tập
và thực tập tại các doanh nghiệp, công ty. Những kiến thức thực tiễn sinh viên phải
tích lũy để trở thành kinh nghiệm cho cách xử lí tình huống khi đi làm. Sinh viên
phải chú trọng kiến thức chuyên môn của ngành được đào tạo đảm bảo chất lượng
cho sản phẩm của mình làm ra.
Về kỹ năng: sinh viên được đăng ký những nhóm kỹ năng tại trường Đại học.
mỗi sinh viên ít nhất phải có chứng chỉ của 2 kỹ năng được đào tạo. Ngồi ra, sinh
viên phải tự hình thành các kỹ năng khác trong cuộc sống. sinh viên khoa kinh tế
cần có kỹ năng giáo tiếp, xử lí tình huống trong kinh doanh, hợp tác, lãnh đạo; đàm
phán; đảm nhận nhiều vị trí linh hoạt,…
Nhà tuyển dụng coi trọng các kỹ năng “mềm”, bởi vì các nghiên cứu cho
thấy chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả. Kỹ năng mềm chỉ một tập hợp
những phẩm chất, thói quen, quan điểm và sức hút xã hội của một cá nhân, giúp
con người đó trở thành một nhân viên tốt và có khả năng thích nghi với đồng
nghiệp và cơng ty.
Các doanh nghiệp đề cao vai trò của kỹ năng mềm vì các nghiên cứu và
kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng, kỹ năng mềm cũng quan trọng khơng kém gì
các kỹ năng cứng về chuyên môn. Trong bối cảnh nền kinh tế dịch vụ và vai trò
20


ngày càng lớn của việc làm việc theo nhóm, các cơng ty lớn càng coi trọng những
người có khả năng xây dựng các mối quan hệ, biết thích nghi và sáng tạo trong giải
quyết vấn đề.
Dưới đây là 10 kỹ năng mềm mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất ở
các ứng viên:
1. Tinh thần làm việc cao:
Bạn có phải là người có động lực và dồn tâm sức để hồn thành cơng việc,

cho dù đó là việc khó? Liệu bạn có tận tâm và ln muốn làm việc một cách tốt
nhất?
2. Thái độ tích cực:
Bạn có phải là một người ln lạc quan và tích cực? Bạn có thể tạo ra một
nguồn năng lượng và ý chí dồi dào? Tham khảo khoá học Làm sao để tự tin và có
thái độ tích cực.
3. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả:
Bạn có phải là một người nói năng mạch lạc, khúc chiết và biết lắng nghe
người khác? Bạn có thể diễn tả tình huống và những nhu cầu của bạn theo cách tạo
ra được cầu nối với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác?
4. Khả năng quản lý thời gian:
Bạn có biết làm thế nào để sắp xếp các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên và
cùng lúc xử lý nhiều cơng việc khác nhau? Bạn có sử dụng thời gian làm việc một
cách khôn ngoan không?
21


5. Kỹ năng giải quyết vấn đề:
Bạn có phải là người tháo vát và có khả năng giải quyết những vấn đề phát
sinh bất ngờ? Bạn có dám đứng ra nhận trách nhiệm hay thích đẩy trách nhiệm cho
người khác?
6. Có tinh thần đồng đội:
Những nhà tuyển dụng muốn tìm những nhân viên có khả năng làm việc
hiệu quả, năng suất khi làm việc theo nhóm. Bạn có thể làm việc tốt khi ở trong
đội/nhóm khơng? Bạn có phải là người dễ hợp tác và sẵn sàng nắm vai trò lãnh đạo
nếu được trao? Thông qua những công việc làm thêm hay hoạt động ngoại khóa
bạn có thể tìm kiếm kinh nghiệm làm việc nhóm.
7. Tự tin:
Bạn có thực sự tin tưởng là mình sẽ làm được việc? Bạn có tạo được cho
những người xung quanh sự tin tưởng? Bạn có sự dũng cảm để đưa ra những câu

hỏi cần thiết và thoải mái trình bày các ý tưởng mà bạn có?
8. Khả năng chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình:
Bạn có biết cách xử lý những lời phê bình, chỉ trích? Bạn có phải là một
người có thể được đào tạo và cởi mở với sự học hỏi và phát triển, với tư cách một
cá nhân cũng như một người chuyên nghiệp?
9. Linh hoạt, có khả năng thích nghi:
Bạn có thể thích nghi với những tình huống mới và thách thức mới? Bạn có
chấp nhận sự thay đổi và cởi mở với những ý tưởng mới.
22


10. Làm việc tốt dưới áp lực
Bạn có chịu được những áp lực đi kèm với các thời hạn và các tình huống
khủng hoảng? Bạn có thể làm việc tốt nhất trong tình trạng áp lực khơng? Theo lời
khun của các chuyên gia, khi tìm việc, bạn nên tập trung vào những kỹ năng có
khả năng thu hút sự chú ý nhiều nhất đối với nhà tuyển dụng. Bạn cần học cách để
thể hiện những kỹ năng này qua lý lịch xin việc, phỏng vấn, hoặc trong bất kỳ tình
huống tiếp xúc nào với nhà tuyển dụng.
Sự nghiệp của mỗi người là một q trình dài trong đó cơng việc đầu tiên
chỉ là viên gạch khởi đầu. Ở từng công việc, bạn sẽ học được các kỹ năng mới
cũng như nâng cao các kỹ năng cũ. Quá trình này giúp bạn nhận ra được phong
cách làm việc của bản thân. Chuyến hành trình này sẽ xây dựng cho cho bạn các kỹ
năng sống và kinh nghiệm ngày càng vững vàng hơn. Từng bước, từng bước bạn sẽ
nhận ra con đường sự nghiệp của mình.
(nguồn từ Học viện báo chí và tuyên truyền – trang sinh viên khởi nghiệp
ngày 13/05/2020)
Về thái độ: nghiêm túc trong công việc; tinh thần trách nhiệm hồn thành
nhiệm vụ; hịa đồng thân thiện trong cơng ty. Sinh viên phải có ý chí quyết tâm và
tận tâm, nhiệt tình, hăng hái, đam mê với cơng việc. Trong mọi việc, sinh viên có
tinh thần cầu tiến, sáng tạo và tích cực tìm ra hướng giải quyết với các giải pháp

phù hợp.
VI, QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI
DOANH NGHIỆP.
1, Những điều kiện thực tập của trường Đại học
23


Điều kiện để sinh viên đăng ký thực tập gồm:
+ Tích lũy được ít nhất 75% số tín chỉ của chương trình đào tạo.
+ Thỏa mãn các điều kiện tiên quyết của học phần “Chuyên đề thực tập”.
+ Đang trong thời gian tối đa hồn thành chương trình đào tạo theo quy định.
+ Khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị
kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
+ Hồn thành đầy đủ nghĩa vụ học phí theo quy định của Trường.
Cách thức đăng ký thực tập: Sinh viên phải đăng ký đơn vị thực tập và theo
đợt, khoảng thời gian do trường quy định.
Cơ sở thực tập, thời gian và các giai đoạn thực tập
Mỗi sinh viên phải có cơ sở thực tập cụ thể phù hợp với ngành và chương
trình đào tạo.
Thời gian và các giai đoạn thực tập:
Thời gian thực tập là 16 tuần, trong đó có 01 tuần chuẩn bị (đăng ký thực tập,
phân công hướng dẫn, báo cáo chuyên đề mới...) và 15 tuần thực tập chính. 15 tuần
thực tập chính được chia thành 02 giai đoạn: (1) Thực tập tổng hợp (khơng ít hơn 4
tuần) và (2) Thực tập chun đề (khơng ít hơn 8 tuần); hai giai đoạn có thể liên tục
hoặc tách rời nhau;


Thực tập tổng hợp: sinh viên phải đến, thực tập theo phân công, hướng dẫn
của cơ sở thực tập; kết thúc thực tập tổng hợp, sinh viên phải có nhận xét
của cơ sở thực tập (theo mẫu 3), viết “Báo cáo thực tập tổng hợp” và thu

thập, tổng hợp tài liệu, dự kiến tên đề tài “Chuyên đề thực tập tốt nghiệp”.
24




Thực tập chuyên đề: theo hướng dẫn của giảng viên, sinh viên hoàn thành đề
cương chi tiết đề tài lựa chọn và viết “Chuyên đề thực tập tốt nghiệp”.
Quá trình thực tập sinh viên cần thực hiện đầy đủ Kế hoạch và Nhật ký thực
tập (theo mẫu 4), nghiêm túc chấp hành quy định của cơ sở thực tập, hướng
dẫn của giảng viên, đáp ứng đúng tiến độ và yêu cầu của kế hoạch thực tập.
2, Yêu cầu thực tập của các doanh nghiệp
Những yêu cầu chung của doanh nghiệp đối với sinh viên thực tập như sau:

-

Đảm bảo thời gian thực tập theo qui định.
Nhà trường phải có hợp đồng, giấy giới thiệu cho sinh viên liên hệ tại doanh

-

nghiệp.
Đảm bảo điều kiện của sinh viên khi đi thực tập tại đại học.
Đảm bảo nội quy, quy định của doanh nghiệp.
Tuân thủ theo kế hoạch, hoạt động tại doanh nghiệp.
Những yêu cầu cụ thể đối với sinh viên đi thực tập:
Tác phong: nghiêm túc, chỉnh tề, đồng phục.
Thái độ: lễ phép, giáo tiếp ứng xử lịch sự, hòa đồng.
Biết lắng nghe, ghi chép, quan sát mọi công việc tại doanh nghiệp.
Biết góp phần vào quy trình phát triển kinh tế tạo ra doanh thu của doanh


-

nghiệp.
Năng động, tích cực, chủ động, nhiệt tình trong cơng việc và hoạt động của

-

daonh nghiệp.
Đạo đức tốt.
Quy định về khen thưởng và kỷ luật cũng được áp dụng cho sinh viên thực

-

tập.
VII, BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Sau chuyến đi thực tế, những trải nghiệm rất có ý nghĩa với mỗi sinh viên.
Những bài học kinh nghiệm được ghi nhận sau chuyến đi thực tế tại công ty cổ
phần gỗ Minh Dương.
Em mới là sinh viên năm nhất mà được đi thực tế tại một công ty nên rất hào
hứng. Rời giảng đường đại học, em được cùng giảng viên và nhóm sinh viên trải
25


×